Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 32

(ĐC sưu tầm trên NET)


Võ Duy Ninh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Võ Duy Ninh (18041859), là vị võ quan cao cấp của nhà Nguyễn đầu tiên đã tuẫn tiết trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của người Pháp tại Gia Định, Việt Nam.

Tiểu sử

Võ Duy Ninh, tên tự là Trọng Chí, biệt hiệu Trúc Nghiêm Võ Chí Hiên, sinh năm 1804 tại làng Đại An, xã Hành Phong (nay là xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành), tỉnh Quảng Ngãi. Theo gia phả gia đình ông thì ông là con thứ (tức con giữa) của một gia đình ba anh em trai.
Năm Minh Mạng thứ 15 (1834), ông đỗ Cử nhân khoa Giáp Ngọ, tại trường thi Thừa Thiên. Cũng theo gia phả, ông là người văn hay, chữ tốt, có giọng đọc hay nên nhiều lần làm lễ tế đàn ở Nam Giao, vua Tự Đức đều triệu ông đến đọc văn tế. Sau khi đỗ Cử nhân, ông được làm Hành tẩu Bộ lại, đến năm Tự Đức thứ nhất (1847) được làm Bố chánh sứ tỉnh Phú Yên. Năm 1848 ông được cử làm Chánh Chủ khảo trường thi Hương, Thanh Hóa. Năm Tự Đức thứ 5 (1852), ông được triều đình điều về làm Tham Tri Bộ Lại. Năm Bính Thìn (1856) ông được bổ nhiệm làm quan Duyệt quyển khoa thi Hội.
Tháng 7 năm Mậu Ngọ (1858), năm Tự Đức thứ 11, thực dân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng. Trong lúc quân triều đình, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, thực hiện cuộc chống trả tương đối có hiệu quả, cầm chân quân Pháp tại Đà Nẵng, thì mẫu thân Võ Duy Ninh mất. Theo quy định của triều đình, ông được về cư tang (chịu tang) mẹ 3 tháng.
Tháng 11 năm 1858, triều đình cử ông vào Nam Kỳ giữ chức Hộ đốc thành Gia Định. Sau đó một năm, đầu năm 1859, ông được thăng làm Tổng đốc Định - Biên, cai quản hai tỉnh Gia Định và Biên Hòa. Tuy nhiên, khi ông vừa đến Gia Định nhậm chức Tổng đốc mới vẻn vẹn được hai ngày thì quân Pháp nổ súng tấn công Cần Giờ - Gia Định. Cuộc chiến đấu chống giặc Pháp từ Cần Giờ đến thành Gia Định diễn ra trong gần một tháng trời với ưu thế về vũ khí nghiêng hẳn về phía quân Pháp.
Nhận thức được tiềm lực của quân Pháp, một mặt Võ Duy Ninh tìm cách gọi quân cứu viện từ các tỉnh đến cứu thành, một mặt chấn chỉnh đội ngũ và tinh thần binh lính. Khi quân Pháp ồ ạt tiến vào cửa thành, bắn phá các pháo đài dọc sông và tiến thẳng vào thành Gia Định, Võ Duy Ninh đốc thúc quân đội kháng cự dũng mãnh, song không giữ nổi thành trước binh lực mạnh áp đảo của địch. Kể từ khi Pháp nổ súng đánh thành Gia Định, chỉ sau vài ngày, quân Pháp đã vào được thành. Tổng đốc Võ Duy Ninh cũng trúng đạn trọng thương bất tỉnh.
Ông được quân sĩ cõng về làng Phước Lý thuộc huyện Phước Lộc. Sau khi tỉnh dậy, biết được quân Pháp đã chiếm được thành Gia Định, ông đã rút gươm tự sát vào ngày 17 tháng 2 năm 1859.
Tin thành Gia Định thất thủ về đến triều đình, chiếu theo luật, vua Tự Đức cho tước bỏ phẩm hàm của Tổng đốc Võ Duy Ninh. Nhờ quan Khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi đi Nam Kỳ, rõ được sự tình liền làm ba tờ sớ tấu xin vua cho tìm hài cốt của Võ Duy Ninh mang về. Lần thứ ba vua Tự Đức mới chuẩn tấu sau khi đã phạt Nguyễn Bá Nghi 3 tháng lương bổng. Mãi đến năm Bảo Đại thứ 6, Võ Duy Ninh mới được phục hồi phẩm hàm và được vua ban di sắc ý nói hoàn cảnh của ông chỉ là do vua không thấu hết.
Về gia đình, Võ Duy Ninh có hai người vợ và bốn người con gồm hai trai, hai gái. Bà chánh thất Đào Thị Thạnh là con gái của Thượng thư Bộ lại Đào Nguyên Phổ, quê ở Bà Chiểu, Gia Định. Sau khi Tự Đức chấp nhận cho gia đình cải táng hài cốt ông về quê nhà, bà cùng người con trai là Võ Duy Lập (mới 16 tuổi) lặn lội vào Bà Chiểu mất một năm trời mới tìm được hài cốt ông. Phải mất thêm ba tháng ròng rã nữa mới đưa được hài cốt của ông về an táng tại xã Chánh Lộ (thành phố Quảng Ngãi ngày nay). Năm Bảo Đại thứ 6, Võ Duy Ninh được triều đình phục hồi phẩm hàm và ban di sắc phong. Năm 1987, họ tộc Võ cải táng hài cốt Võ Duy Ninh về thôn Xuân An, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi).
Sử gia Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn Bá Thế, tác giả cuốn Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, đã viết về danh sĩ Võ Duy Ninh: "Ông là vị tướng lãnh cao cấp hy sinh đầu tiên trong Nam thời giặc Pháp cướp nước ta".
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 10:11, ngày 21 tháng 10 năm 2013.
 

Võ Duy Dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tượng Võ Duy Dương trong Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp
Võ Duy Dương (chữ Hán: 武維楊; 1827-1866), còn gọi là Thiên Hộ Dương (千戶楊, do giữ chức Thiên hộ), là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp (1862-1866) ở Đồng Tháp Mười, Việt Nam.

Tiểu sử

Nơi quê nhà

Theo tư liệu của gia đình họ Võ ở Nhơn Tân (An Nhơn, Bình Định) và của Ban Nghiên cứu lịch sử tỉnh Bình Định, Võ Duy Dương sinh năm 1827 tại thôn Cù Lâm Nam nay là thôn Nam Tượng I, xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Nam Tượng I là một thôn nhỏ nằm dưới chân núi Thơm, cách sông Côn 4 km về phía Nam, cách làng Kiên Mỹ 12 km.
Tổ tiên của Võ Duy Dương là Võ Hữu Man từ miền Bắc vào thôn Nam Tượng lập nghiệp, đến đời Võ Duy Dương là đời thứ 6. Theo lời kể của cụ Võ Quế, 85 tuổi (1989), cháu nội Võ Duy Dương, thì ông Dương là con thứ ba trong gia đình, và thuở nhỏ ông Dương là người sáng trí, khỏe mạnh, giỏi võ nghệ. Khi cha qua đời, gia đình sa sút, ông Dương phải đi chăn trâu để sinh sống. May nhờ vị quan sở tại cảm thông hoàn cảnh nghèo khó và mến tài nên nhận làm con nuôi.
Trong một kỳ thi võ, ông cử được một lúc 5 trái linh, mỗi trái 60 cân (hai tay xách 2 trái, hai nách kẹp 2 trái, răng cắn 1 trái, nên từ đó mọi người đều gọi ông là Ngũ Linh Dương. Ông có người anh thứ tên là Võ Duy Tân, sau này tham gia phong trào Cần Vương kháng PhápBình Định do Mai Xuân Thưởng chỉ huy. Sau khi Mai Xuân Thưởng chết, ông Tân lại theo Võ Trứ, bị Pháp bắt và xử án chém cùng với nhiều nghĩa quân khác tại Gò Chàm (Bình Định) ngày 13 tháng 9 năm Đinh Dậu (tức ngày 9 tháng 10 năm 1898), thọ 73 tuổi.

Vào Nam kháng Pháp

Năm 1853, theo đề nghị của các quan, trong đó Nguyễn Tri Phương, vua Tự Đức ban hành chính sách đồn điền. Năm 1857, hưởng ứng chính sách vừa kể, Võ Duy Dương vượt biển vào Nam Kỳ tìm đến đất Ba Giồng, ven Đồng Tháp Mười (nay thuộc địa bàn các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè, thuộc tỉnh Tiền Giang), để chiêu dân lập ấp, kết bạn với Nguyễn Hữu Huân và trở thành một hào phú ở địa phương.
Tháng 2 năm 1859, Pháp đánh chiếm Gia Định rồi đánh chiếm thành Mỹ Tho (tháng 4 năm 1861), Võ Duy Dương cùng Thủ Khoa Huân kéo lực lượng về Gia Định đánh trả. Vì vậy, ông được phong chức Chánh quản đạo. Thành Gia Định vỡ, ông vượt biển về Kinh đô Huế, bái yết vua Tự Đức hiến kế đánh đuổi Pháp. Sau đó, ông được điều về Quảng Nam dẹp cuộc nổi dậy của người Thạch Bích (mọi Vách Đá) và được phong hàm Chánh bát phẩm Thiên hộ vào năm 1860.
Tháng 5 năm 1861, ông được sung vào phái bộ của Khâm phái quân vụ Đỗ Thúc Tĩnh vào Nam Kỳ với nhiệm vụ chiêu mộ nghĩa dõng chống ngoại xâm. Trong một thời gian ngắn, ông mộ được gần một ngàn người, trong số đó, có cả lính đánh thuê thuộc quân đội Pháp và một người Pháp là Liguet  và ông được phong chức Quản cơ.
Ông đóng quân ở Bình Cách, liên kết với Trương ĐịnhGò Công, Trần Xuân Hoà (Phủ Cậu) ở Thuộc Nhiêu và Đỗ Thúc Tĩnh ở Mỹ Quí. Tự giác giương cao khẩu hiệu "Cần Vương" chống Pháp, nghĩa quân lấy Đồng Tháp Mười là vùng rừng đầm lầy, hiểm trở vào bậc nhất ở Nam Bộ thời bấy giờ làm căn cứ. Từ đây, nghĩa quân dùng chiến thuật du kích đánh Pháp trên cả một vùng rộng lớn từ Hà Tiên, Rạch Giá đến Đồng Tháp, gây cho đối phương nhiều tổn thất.
Giữa lúc lực lượng nghĩa quân đang quyết chiến, thì triều đình HuếHòa ước Nhâm Tuất (1862). Ngay sau đấy, triều đình Huế buộc các tổ chức nghĩa quân phải hạ khí giới. Không tuân lệnh, ông bị triều đình tước binh quyền và sai người lùng bắt (Phan Thanh Giản nhận lệnh triều đình, sai quản cơ Trần Văn Thành truy đuổi).
Sau, Thủ Khoa Huân, Trương Định lần lượt hy sinh. Tuy nhiên, Võ Duy Dương cùng với các nghĩa sĩ khác như Nguyễn Tấn Kiều (tức Đốc Binh Kiều), Trần Kỳ Phong, Thống Bình, Lãnh Binh Dương, Thương Chấn, Thống Đa, Quản Văn, Quản Là,...vẫn không hề nản chí.
Ngày 14 tháng 4 năm 1866, Pháp huy động một lực lượng gồm ngót ngàn quân thủy bộ cùng nhiều tàu chiến, đại bác chia làm ba mũi đồng loạt tiến công từ ba hướng Cần Lố, Cái Nứa và Bắc Chiêng, quyết đánh chiếm sở chỉ huy của nghĩa quân. Nhiều trận đụng độ ác liệt đã xảy ra, làm đối phương bị tiêu hao không ít, nhưng trước sức công phá của vũ khí mạnh, nghĩa quân phải rút đi, sau khi Đồn Trung bị đánh hạ . Theo Hồ sơ cá nhân của Trần Bá Lộc mang số SL. 311 trong Văn khố Quốc gia, thì ông Lộc có tham gia trận này, và sau đó được thực dân Pháp tặng thưởng Danh dự Bội tinh bạc cũng vào tháng 4 năm đó
Sau khi rút khỏi Đồng Tháp Mười, Võ Duy Dương đem quân phối hợp với con của Trương Định là Trương Quyền và thủ lãnh người KhmerAcha Xoa, tiếp tục đánh Pháp nhiều trận trước khi suy yếu dần.

Mất trên đường đi ra Huế

Tháng 10 năm 1866, Võ Duy Dương dùng thuyền theo đường biển ra Bình Thuận để cầu viện sự giúp đỡ của triều đình và liên lạc với nghĩa sĩ miền Trung nhằm gây dựng lại lực lượng.
Dựa vào những phân tích của Gustave Janneau về hai bản tấu kín của ông Dương dâng vua Tự Đức  thì rất có thể triều đình cho vời ông ra Huế để trình bày kỹ càng hơn việc: "đề nghị nhà vua cho phép dùng mưu kế thu hồi lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ", "nếu nhà vua cho lệnh, ông có thể tiêu diệt hết binh lính Pháp ở nơi kênh rạch nhỏ hẹp, nơi mà các đại bác mất tác dụng"...
Cũng không loại trừ khả năng triều đình đang tìm cách bó tay Võ Duy Dương, để làm vừa lòng Pháp, không cho họ lấy cớ vì ông "phá quấy" mà lấn chiếm đất thêm, vì bấy giờ chủ súy Pháp vẫn cho là các quan lại ở ba tỉnh miền Tây vẫn chứa giấu Thiên Hộ Dương
Nhưng không may, khi đến cửa biển Cần Giờ, ông và các thuộc hạ đều bị cướp biển sát hại, nên câu hỏi vì sao ông ra Huế vẫn chưa có lời đáp.

Giải thích thêm nguyên nhân mất

Tuy vẫn còn vài ý kiến khác, nhưng theo những nỗ lực tìm kiếm xác minh gần đây, nhiều nhà nghiên cứu sử đã đồng thuận rằng Võ Duy Dương đã bị cướp biển giết ở mũi Thị Khiết (Thần Mẫu) thuộc vùng biển Cần Giờ, khoảng tháng 10 năm 1866, lúc ông mới 39 tuổi.
Bởi căn cứ vào các nguồn:
  • Trong báo cáo của Nguyễn Đức Hạnh gửi cho Chánh sở mật thám Pháp:
Người này tên là Dương đã bỏ trốn sau khi Tháp Mười bị chiếm. Ông ta lên chiếc ghe bầu để đi Bình Thuận. Trước khi đến xứ này, ông đã bị tên Lý Sen, cầm đầu một đám cướp biển tấn công. Lý Sen đi trên một chiếc thuyền mành mà người ta gọi là "Thiền du", đã cho liệng xuống biển tất cả những người An Nam đi trên chiếc ghe cửa này. Lý Sen lục lọi trong một chiếc rương lớn lấy tất cả áo quần, các cấp bằng và mũ miện của Thiên Hộ Nguyên soái tên Võ Duy Dương.
Nguyễn Đức Hạnh còn cho biết thêm sau đó tên Sen bị bắt vì Hai Sĩ tố cáo y đã cướp bóc nhiều ghe biển, và tên Sen đã cắn lưỡi chết trong ngục.
  • Tác giả Schreiner trong quyển Đại Nam Quốc sử cũng đã tái xác nhận nguồn tin này:
Người ta nghe tin ông Võ Duy Dương mới chết chìm tại phía mũi Đinh (Padaran), là nơi ông đánh với ba chiếc ghe tàu ô của đảng ăn cướp, quân ấy hạ hết người trên hai ghe.
  • Trong dân gian ở xã Mỹ Thọ (Cao Lãnh, Đồng Tháp) còn lưu truyền nguồn tin là sau khi thất thủ ở Đồng Tháp Mười, Võ Duy Dương rút qua An Giang, Rạch Giá và bị cướp biển chặn đánh và chết ở cửa biển Rạch Giá (địa điểm chết khác với 2 tài liệu trên).
Ngoài ra, còn có hai tư liệu sau, cũng cho rằng ông Dương mất ngoài biển cả, nhưng nguyên do là vì bão tố làm cho đắm thuyền:
  • Trong Đại Nam thực lục chính biên :
Thiên Hộ Dương ủy người về dâng sớ kín. Vua sai Vũ Trọng Bình hỏi kín, cốt phải hỏi đến chỗ cùng bàn cho ổn thỏa. Rồi được quan Thuận Khánh báo rằng Võ Duy Dương đi thuyền về tỉnh Bình Thuận đầu thú gặp gió nên bị đắm ở phận biển Thần Mẫu, sai đi tìm xác, chi đồ vật đem chôn, cấp cho mẹ hắn mỗi tháng 5 quan tiền, 1 phương gạo.
Thoát thân về với ghe bầu,
Khỏi nơi Cần Hải tiền xu đoán thoàn.
Giấc nồng đêm dậy nhảy khan,
Hồn chôn bụng cá ưng oan chẳng cần.

Giai thoại

Ở làng Bình Cách, nay là xã Tân Bình Thạnh (Chợ Gạo, Tiền Giang) đến nay còn lưu truyền câu chuyện Ông Năm Linh và bà Bảy Vàng như sau:
Ông Năm Linh (từ tên gọi Ngũ Linh Dương mà ra), người miền Trung, võ nghệ cao cường, tánh tình cương trực hay làm việc nghĩa, giao du rộng...
Ông vào Nam lập nghiệp. Lúc Tây xâm lược Nam Kỳ, ông đứng ra chiêu mộ nghĩa dõng, quyên góp lúa gạo mua súng đạn đánh Tây, được nhiều người hưởng ứng.
Bá hộ Học (Trần Văn Học) là điền chủ giàu có nhất nhì trong vùng, chẳng những ủng hộ lúa gạo mà có bán ruộng lấy tiền bạc, mua súng ủng hộ nghĩa quân. Để khích lệ người anh hùng có chí lớn, bá hộ Học đem "đưa" cô con gái duy nhất là Bảy Vàng cho ông Năm Linh.
Từ khi về với ông Năm, dù là "gái đưa" chứ không phải vợ chính thức cưới hỏi, nhưng bà Bảy Vàng chẳng những một lòng chung thủy thờ chồng mà còn giúp chồng nhiều việc trong công cuộc quốc sự.
Khi ông Năm Linh cùng nghĩa quân rút vào Đồng Tháp Mười, bà cũng theo chồng để lo việc tiếp tế lương thực nuôi quân. Đến khi đại đồn Tháp Mười thất thủ, ông Năm Linh theo ghe bầu về Huế cầu viện, bà Bảy Vàng ở lại nuôi con chờ chồng. Khi nghe tin ông bị chết ngoài biển, bà buồn rầu mà mất.

Tưởng nhớ

Để tưởng nhớ Võ Duy Dương, tại Gò Tháp (xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp), người dân đã lập đền thờ ông và đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Tại nơi ông sinh ra (xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn), năm 1997, dòng họ đã góp tiền xây dựng đền thờ và hàng năm tổ chức tế lễ. Gần đây, sáng ngày 15 tháng 12 năm 2007 Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trao tặng cho đền thờ Võ Duy Dương tại xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn một tượng đồng phác họa chân dung ông, trong chương trình "Mỗi người một giọt đồng đúc tượng danh nhân".
Tại đền thờ ông và Đốc Binh Kiều ở Gò Tháp có câu đối:
Sử sách sáng chói danh Thiên Hộ,
Bia miệng lưu truyền tiếng Đốc binh.
Ở đây cũng còn lưu truyền câu ca dao:
Chiều chiều mây giục gió vần
Cảm thương Thiên Hộ xả thân cứu đời!
Ngày 14 tháng 11 âm lịch hằng năm, là ngày giỗ chung hai ông.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 16:15, ngày 30 tháng 9 năm 2014.

Phát hiện tài liệu quý về anh hùng Võ Duy Dương

Mặc dù đã có nhiều công trình biên soạn khẳng định quê hương anh hùng chống Pháp ở Đồng Tháp Mười - Võ Duy Dương (Thiên Hộ Dương) tại Bình Định. Thế nhưng, hiện nay có vài tác giả “nhận” Võ Duy Dương là người con của Quảng Ngãi. Vừa qua, tộc Võ xã Nhơn Tân phát hiện tờ cam kết viết năm Thành Thái thứ 12. Đây là chứng cứ khoa học, một lần nữa khẳng định quê hương Võ Duy Dương là thôn Cù Lâm Nam, tổng Nhơn Nghĩa, huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Quyển “Định Tường Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân tiểu truyện”, là tác phẩm chép tay bằng chữ Hán không đề tên tác giả, do Trần Văn Thông (gọi vợ thứ Võ Duy Dương là Trần Thị Vàng bằng cô ruột) chép lại năm 1942, công bố trên Văn hóa Nguyệt san Sài Gòn số 50 - 52, năm 1960, là nguồn tài liệu sớm nhất khẳng định quê hương Võ Duy Dương ở Bình Định. Năm 1992, Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Tháp xuất bản công trình biên khảo “Võ Duy Dương với cuộc kháng chiến Đồng Tháp Mười” do Nguyễn Hữu Hiếu chủ biên. Công trình nghiên cứu, đối chiếu tư liệu, khảo sát thu thập tư liệu điền giã khá công phu và khoa học, được Hội đồng nghiệm thu gồm nhiều GS, TS đánh giá cao. Tập thể tác giả này đã xác nhận quê hương Võ Duy Dương là thôn Cù Lâm Nam, tổng Nhơn Nghĩa, huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định (nay thuộc xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định).
Thế nhưng, năm 2005, Nhà xuất bản Thanh Niên in cuốn “Anh hùng Võ Duy Dương chống Pháp ở Đồng Tháp Mười (người con của Quảng Ngãi trên đất Tháp Mười)” do nhà nghiên cứu Thượng Hồng chủ biên. Tập sách vừa ra đời bị các nhà nghiên cứu lịch sử quê hương Quảng Ngãi phản đối gay gắt vì không có cơ sở khoa học. Tạp chí Thế Giới Mới, số 818
Xuân Kỷ Sửu - 2009, tác giả Nguyễn Thế Kỷ lại có bài “Địa linh tam giác hợp/ Nhân kiệt nhị tộc giao”, có viết: “nghe đồn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là con ông Võ Duy Dương”, và cũng nhận “Võ Duy Dương quê hương tổ quán Quảng Ngãi”...!?
Theo phổ hệ tộc Võ xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định: Tổ 6 đời của Võ Duy Dương là Võ Hữu Mang, từ Bắc vào định cư thôn Cù Lâm Nam, tổng Nhơn Nghĩa, huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định. Các thế hệ tiếp theo là Võ Văn Thạnh, Võ Văn Tình, Võ Hữu Sự, Võ Hữu Đức.
Ông Võ Hữu Đức sinh hạ 7 người con, còn sống 5 người gồm 3 trai, 2 gái: Võ Hữu Biểu, Võ Duy Tân (1825 - 1898), Võ Duy Dương (1827 - 1866), Võ Thị Viết và Võ Thị Bảy. Năm Tự Đức thứ 8 (1855), Võ Duy Dương cưới bà Phạm Thị Liễu (vợ cả) ở thôn Tráng Long (Nhơn Lộc, An Nhơn) và sinh 2 con trai là Võ Hữu Cung và Võ Duy Phụng. Năm Tự Đức thứ 15 (1862), ông nhận sắc phái vào Nam Kỳ và không trở về.
Để tưởng nhớ ông, tại xã Nhơn Tân, tộc Võ đã xây đền thờ và hàng năm đến ngày 16 tháng 11 (âm lịch) tổ chức tế lễ. Đền thờ Võ Duy Dương được UBND tỉnh Bình Định công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2007. Nhân kỷ niệm 141 năm ngày ông mất (2007), Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã trao tặng tượng đồng Võ Duy Dương cho đền thờ ông tại Bình Định.
Vừa qua, tộc Võ xã Nhơn Tân phát hiện tờ cam kết viết năm Thành Thái thứ 12 (1900). Nội dung tờ cam kết như sau:

Phủ An Nhơn, huyện Tuy Viễn, tổng Nhơn Nghĩa, thôn Cù Lâm. Võ Hữu Cung lập tờ cam kết. Nguyên cha tôi là Thiên hộ Võ Duy Dương, vào năm Tự Đức thứ 15, nhận được sắc phái vào trong Nam Kỳ bổ sung chức vụ. Đến năm Đồng Khánh thứ 3 không thấy trở về, nhưng tên vẫn còn trong hộ tịch. Nay quan trên sai Lý trưởng soạn lại sổ đinh, nhưng không biết sự việc thế nào, nên không dám trình bày.

Cúi xin quan tỉnh đường phê để làm bằng, vẫn giữ chức sắc cũ. Kính mong cấp trên phê như lời xin. Hơn 30 năm không thấy trở về quê quán, không biết sự việc sống chết thế nào? Vả lại, hàng năm trách tôi không đem sắc này đến tỉnh đường khai báo. Nay không biết làm thế nào, nên viết tờ cam kết này giao cho sắc mục, hương chức, lý trưởng bản thôn giữ làm bằng. Tôi đến tỉnh đường báo để sau này khỏi nghi ngờ. Nay cam kết.
Thành Thái năm thứ 12 ngày 3
                                tháng 4
Võ Hữu Cung tự ký
Thừa sao Lý trưởng Võ Hữu
Dũng (ấn) ký
Viết tờ cam kết Võ Duy Hùng
                                   tự ký
Tờ cam kết được chắc đích tôn lý trưởng Võ Hữu Dũng (người thừa sao ấn ký tờ cam kết) là Võ Đình Hiệp hiện ở thôn Cù Lâm, xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn cất giữ cùng trích lục ruộng đất gia đình do ông cố để lại, đến nay mới được phát hiện và chuyển về đền thờ Võ Duy Dương ở Nhơn Tân lưu giữ.
Đối chiếu nội dung tờ cam kết lập năm Thành Thái thứ 12 mới phát hiện với phổ hệ tộc võ xã Nhơn Tân và các tư liệu của Nha Nội vụ Nam kỳ thuộc Pháp hiện lưu giữ ở Trung tâm lưu trữ Trung ương II, “Định Tường Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân tiểu truyện”, “Võ Duy Dương với cuộc kháng chiến Đồng Tháp Mười” hoàn toàn trùng khớp về thời gian, địa điểm và tên tuổi những người liên quan. Đây là chứng cứ khoa học quan trọng khẳng định chắc chắn rằng quê hương anh hùng chống Pháp Đồng Tháp Mười - Võ Duy Dương ở tại thôn Cù Lâm, xã Nhơn Tân, huyện An nhơn, tỉnh Bình Định.         
 N.T.Q

ÔNG NGŨ LINH THIÊN HỘ

Thiên hộ Dương tên thật là Võ Duy Dương, xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, cha mất sớm. Ngay từ lúc nhỏ đã có tiếng là khỏe mạnh và ăn nhiều, mẹ ông tảo tần hôm sớm nhưng không sao kiếm đủ cái ăn cho ông.

Bà rất thương con, nhưng buộc lòng phải cho ông đi ở mướn chăn trâu cho một bá hộ trong làng, không lấy tiền công chỉ nhận gạo đủ cho ông ăn sống qua ngày thôi.

Lúc chăn trâu, ông thường tụ tập bạn bè để vật lộn, đánh trận giả... làm trò chơi. Một hôm, lỡ mạnh tay ông làm chết một người bạn. Được tin có án mạng, quan phủ sở tại cho lính đến áp giải ông về phủ đường điều tra. Hai người lính áp vô bắt ông trói lại, ông vung tay một cái, hai tên lính té ngửa, bỏ chạy về. Quan giận lắm, tăng cường hai người nữa, nhưng cũng không bắt được. Sau cùng quan phủ đích thân đến bắt, ông không chống trả cũng không lẩn trốn, mà bình tĩnh trình qua sự việc. Quan hỏi bà mẹ về ông. Bà mẹ cho biết từ nhỏ đến giờ ông cũng bình thường như bao trẻ khác, chỉ có điều rất mạnh khỏe và ăn gấp mấy lần người thường.

Quan phủ hết sức kinh ngạc, cho rằng án mạng nầy là do vô tình lỡ tay vì cậu bé không lường được sức mạnh. Quan phủ liền bảo bà mẹ là sẽ không bắt tội ông mà còn lo việc bồi thường cho gia đình nạn nhân, với điều kiện ông phải trở thành con nuôi của quan phủ. Không còn cách nào khác nên mẹ ông phải bằng lòng.

Thế là ông về ở với quan phủ. Quan lo cho ông học văn, học võ. Dù vậy, mỗi khi đi đâu quan thường cho ông theo hầu. Một hôm ông theo quan phủ về kinh đô chầu vua. Trong lúc quan bận việc trong thành nội, ông tản bộ ngắm cảnh sông Hương núi Ngự. Bỗng có tiếng thúc quân và tiếng la hét ở phía bờ sông, ông liền nhanh chân tới đó. Thì ra lúc bấy giờ là mùa nước đổ, một bè gỗ quí của nhà vua đứt dây trôi băng băng giữa dòng. Mấy chục tên lính lực lưỡng cố kéo chiếc bè lại, nhưng không được. Người đi đường đứng lại vừa xem, vừa bàn tán, ông cũng bàn góp:

- Cả mấy chục người mà kéo chiếc bè không dừng lại thì làm sao mà neo nó lại được.

Không ngờ, một viên đội xuất đứng cạnh đấy, nghe được quay lại sừng sộ:

- A, chú bé nầy giỏi thật! Nếu mi có giỏi thì kéo một mình cho ta xem, nếu không thì đừng trách ta.

Ông đồng ý. Liền xắn tay áo lên, nắm lấy dây, ông xuống tấn, chiếc bè từ từ dừng lại, rồi chầm chậm tiến ngược dòng... đến một gốc cây cổ thụ, ông neo bè lại giữa tiếng hoan hô cổ vũ của lính tráng và người đi đường.

Tan chầu, nghe ồn ào, vua và các quan ngự ra xem. Viên đội xuất tâu qua mọi việc. Vua cho đòi ông tới, quan phủ lật đật quỳ xuống trình với vua về lai lịch và sức mạnh của ông. Vua lấy làm lạ, chưa tin lắm; ra lịnh cho ông tới diễn võ trường để thử sức. Tại đây, ông cử một cái đỉnh đồng nặng mấy trăm cân đi mười bước, rồi để xuống nhẹ nhàng, mặt không biến sắc. Sau đó ông cử năm trái linh, mỗi trái nặng sáu mươi cân: hai trái ông cặp nách, hai trái cầm tay và một trái ngậm ở miệng. Vua và các quan khen ngợi hết lời. Nên từ đó, mọi người gọi ông là Ngũ Linh Dương.

Mấy năm sau, ở Quảng Ngãi có loạn Thạch Bích (Đá Vách) cướp phá dữ dội, quan quân sở tại đánh dẹp không nổi. Để thử tài thao lược cũng là tạo điều kiện để ông lập công, triều đình cử ông đi tiểu trừ giặc. Ông dùng mưu thu phục được giặc và cảm hóa họ, đồng thời cho họ gia nhập vào đội quân của ông.

Sau chiến tích đó, triều đình phong cho ông hàm Chánh bát phẩm Thiên hộ. Từ đó, mọi người thường gọi ông là Ngũ Linh Thiên Hộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét