Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 33

(ĐC sưu tầm trên NET)

Trương Định

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chân dung Trương Định
Trương Định (chữ Hán: 張定; 1820-1864) hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định, là võ quan nhà Nguyễn, và là thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859-1864, trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế và sự nghiệp

Trương Định sinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Cha ông là Lãnh binh Trương Cầm, từng là Hữu thủy Vệ uý ở Gia Định dưới thời vua Thiệu Trị.

Theo cha vào Nam

Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam. Sau khi cha mất, ông ngụ ngay nơi cha đóng quân. Sau đó, ông kết hôn với bà Lê Thị Thưởng, vốn là con gái của một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công Đông ngày nay).
Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của tướng Nguyễn Tri Phương, Trương Định xuất tiền ra chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gia Thuận (Gò Công), vì thế, ông được nhà Nguyễn bổ làm Quản cơ, hàm lục phẩm .

Trở thành thủ lĩnh chống Pháp


Mộ và Đền thờ Trương Định ở thị xã Gò Công
Tháng 2 năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Sau đó, Trương Định đem quân đồn điền của mình lên đóng ở Thuận Kiều (Gia Định), và từng đánh thắng đối phương ở Cây Mai, Thị Nghè...
Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem quân phối hợp với binh của tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa. Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui về Gò Công, cùng Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ vùng Gia Định-Định Tường.
Ở đây, Trương Định tổ chức lại lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mười và kéo dài đến tận biên giới Campuchia.
Kể về ông ở giai đoạn này, sử nhà Nguyễn chép:
Trương Định am hiểu võ nghệ, dũng cảm, mưu lược. Tự Đức năm thứ 14 (1861), thành Gia Định hữu sự , Định hưởng ứng việc nghĩa, chiêu mộ thú dõng được hơn 6.000 người, lại kiêm quản những đầu mục thân hào mộ việc nghĩa, dồn lập 18 cơ quân, luôn chống đánh người Pháp, thu được súng ống khí giới và đúc chế thêm để dùng, được bạt bổ làm Quản cơ lĩnh Phó Lãnh binh Gia Định .
Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế ký kết hòa ước với Pháp. Cũng theo sử nhà Nguyễn thì:
Tháng 7 năm 1862...từ khi đã định hòa ước rồi, Ngài [Tự Đức] truyền dụ Nam Kỳ nghỉ binh và đòi Trương Định ra Phú Yên. Khi ấy trong các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa những người ứng nghĩa rủ nhau đoàn kết, tôn Trương Định làm Đại đầu mục, xin cho ra đánh, Đình thần nghị rằng: "bây giờ việc Bắc Kỳ đương khẩn, mà Nam Kỳ chưa có cơ hội gì, xin giao Phan Thanh Giản hiểu dụ". Nhưng Trương Định đã lâu mà không chịu về cung chức, bị cách chức hàm .
Trên thực tế, ông đã từ chối thư dụ hàng của tướng Pháp là Bonard, bất chấp chiếu vua ra lệnh bãi binh do Phan Thanh Giản truyền vào và rút quân về Gò Công, xưng là Trung thiên tướng quân, và được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên soái, lấy nơi này làm bản doanh, xây dựng các căn cứ địa kháng chiến.
Ngày 16 tháng 12 năm 1862, Trương Định đã ra lệnh tấn công các vị trí của quân Pháp ở cả ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động. Tháng 2 năm 1863, nhờ có viện binh, Pháp phản công tại Biên Hòa, Chợ Lớn, bao vây Gò Công. Ngày 26 tháng 2 năm 1863, Pháp đánh chiếm thành trì, ông thoát khỏi vòng vây và kéo quân về Biên Hòa.
Tháng 9 năm 1863, tướng Lagrandière sang thay Bonard, mở cuộc càn quét thứ hai, bắt được vợ con và một số tùy tùng của Trương Định.

Tuẫn tiết


Bàn thờ Trương Định ở bên trong đền
Ngày 19 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp. Bản doanh Đám lá tối trời thất thủ, Trương Định bị trọng thương (gãy xương sống). Để bảo toàn khí tiết, ông đã rút gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò Công) vào rạng sáng ngày 20 tháng 8 năm 1864  Khi ấy, ông 44 tuổi.
Hay tin Trương Định tuẫn tiết, vua Tự Đức sai truy tặng ông phẩm hàm, và năm 1871 lại cho lập đền thờ ông tại Tư Cung (Quảng Ngãi). Con ông là Trương Quyền đã rút lên vùng Châu Đốc tiếp tục chống Pháp thêm 6 năm nữa.
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã làm 12 bài thơ và một bài văn tế điếu ông. Trích giới thiệu một bài:
Trong Nam, tên họ nổi như cồn
Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn
Đấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỷ
Hơi gươm thêm rạng vẻ huỳnh môn
Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ
Quả ấn Bình Tây đất vội chôn
Nỡ khiến anh hùng rơi giọt luỵ
Lâm dâm ba chữ điếu linh hồn.

Tuyên bố

Tuyên bố của Trương Định trong thư trả lời thư dụ hàng của tướng Pháp Bonard vào cuối năm 1862:
Triều đình Huế không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo vệ Tổ quốc chúng ta.
Tuyên bố của Trương Định gửi các quan ở Vĩnh Long, để tỏ ý ly khai với Nam triều (vì sau hòa ước Nhâm Tuất, vua Tự Đức ra lệnh ông phải bãi binh) vào tháng 2 năm 1863:
Muốn trở lại y như xưa, dân chúng ba tỉnh yêu cầu chúng tôi đứng đầu khởi nghĩa, chúng tôi không thể làm gì được khác. Chúng tôi chuẩn bị chiến đấu vào hướng Đông cũng như hướng Tây, chúng tôi chống đối và chiến đấu. Chúng tôi sẽ đánh ngã bọn giặc cướp...
Chúng ta thề sẽ đánh mãi và đánh không ngừng, khi ta thiếu tất cả sẽ bẻ nhánh cây làm cờ, lấy gậy gộc làm võ khí cho quân lính ta...
Hịch của Trương Định (tháng 8 năm 1864):
Lòng dân đã muốn ta lên làm nguyên nhung ba tỉnh, ta trông vào lòng dân yêu thương không phai lạt của mọi người đối với ta. Thế là xong bất dung tha giặc cướp.
Mấy đoạn trích trên, được ghi trang trọng tại đền thờ Trương Định, ở ngay trung tâm thị xã Gò Công.

Nhận xét

Lúc bấy giờ (tháng 6 năm 1861) có một người An Nam rất cương quyết và hào hùng tên là Trương Dinh cho biết sẽ dấy loạn khởi nghĩa trong toàn xứ...Là một trong số những người nhiều nghị lực nhất, anh ta đánh lừa là đã chết trong trận Gò Công, nhưng sau đó lại xuất hiện và chiến đấu trong hết mùa mưa...Mãi về sau này, khi ta đã chiếm Biên Hòa, tên Trương Dinh tung hoành tàn phá hết hai vùng tứ giác của ta...
  • Trong sách Sài Gòn xưa-Ấn tương 300 năm của nhà văn Sơn Nam có đoạn:
Yêu nước đậm đà, khảng khái trước nghĩa lớn, đứng hàng đầu trong phong trào kháng Pháp ở Nam Kỳ vẫn là Trương Định. Mang ơn vua, giữ đất cho vua (Gò Công là nơi phát tích của Phạm Đăng Hưng và con gái là bà Từ Dũ), nhưng chống lệnh khi cắt đất cho Pháp. Trương Định và dân đồn điền lợi dụng địa hình rừng ngập mặn Gò Công để khởi nghĩa, đắp đập, xây lũy. Giặc phải vất vả, tổ chức nội ứng mới giết được ông, qua nhiều cuộc hành quân cấp tướng, bố trí súng lớn trên thuyền nhỏ, để di chuyển nơi nước cạn. Địch phải đem xác ông phơi trước chợ để làm chứng cớ...và chôn ông giữa chợ, nếu chôn nơi hẻo lánh, e nghĩa quân lập đàn tế cờ, phục thù cho chủ tướng. Cụ Đồ Chiểu đã đem tất cả tâm huyết viết bài văn tế ông và 10 bài liên hoàn.

Gia quyến

Người vợ chính

Lê Thị Thưởng (?-?) là con gái một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công). Bà và Trương Định kết hôn năm nào không rõ, nhưng theo sử sách thì ...vào năm 1854, nhờ sự trợ giúp của gia đình bên vợ, Trương Định xuất tiền của, chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận (Gò Công).
Sau khi chồng và con mất vì việc nước, chép chuyện của bà như sau:
(Trương Định) sau vì thất lợi mà mất, con ông là (Trương) Tuệ cũng chết vì việc quân, vợ (Trương) Định là Lê Thị Thưởng vì không nơi nương tựa nên về quê quán (Quảng Ngãi, quê chồng) làm ăn. Năm (Tự Đức) thứ 27 (1874), quan tỉnh Quảng Ngãi tâu rằng, (Trương) Định là người có nghĩa khí rất đáng khen mà nay vợ của (Trương) Định lại là người nghèo khổ, rất đáng thương. Vậy, xin cấp dưỡng suốt đời cho (vợ Trương Định) mỗi tháng 20 quan và 2 phương gạo...
Năm (Tự Đức) thứ 34 (tức năm 1881), lại cấp thêm cho người vợ (của Trương Định) mỗi tháng 10 quan, đồng thời, sai xã ấy phải thỉnh thoảng đến thăm. Khi bà mất, (vua ban) cho 100 quan tiền (để mai táng).

Người vợ thứ

Trần Thị Sanh (1820-1882) là em con cô của thái hậu Từ Dụ. Trước khi về làm vợ thứ Trương Định, bà từng có một đời chồng là ông Dương Tấn Bổn và một cô con gái tên Dương Thị Hương. Ông Bổn mất sớm, tình nghĩa vợ chồng đứt đoạn, bà Sanh quyết chí lo chuyện làm ăn và trở thành một trong những người giàu có ở xứ Gò Công.
Giàu có, bà Sanh dùng tiền mua lúa gạo, nhờ Trương Định đem cứu tế dân, và còn đưa tiền cho ông Định quy tụ dân đi khai khẩn đất đai. Sau khi chồng chết được 2 năm, bà về làm hầu thiếp cho Trương Định, nên dân gian mới gọi là bà Hầu.
Gò Công có bốn tổng giàu,
Mà riêng có một bà Hầu giàu to.
Khi Trương Định phất cờ đánh Pháp, bà Sanh (khi này đã trở thành vợ thứ Trương Định) lo việc rèn vũ khí, tích trữ lương thực cho nghĩa quân. Khi chồng mất, bà đem xác ông về chôn tại Gò Công.

Lăng mộ

Mộ Trương định ban đầu (1864) được làm bằng hồ ô dước và trên bia đá có khắc mấy chữ: Đại Nam - An Hà lãnh binh kiêm Bình Tây Đại tướng quân Trương công húy Định chi mộ. Nhà cầm quyền Pháp bắt đục bỏ hàng chữ Bình Tây Đại tướng quân và phạt bà Sanh 10.000 quan tiền vì tội lập bia trái phép.
Năm 1874, bà Sanh làm đơn xin tu sửa mộ cho chồng. Lần này mộ Trương Định được xây bằng đá hoa cương, có 3 bức hoành phi và 6 trụ đá ghi lại thân thế và sự nghiệp của ông. Một lần nữa, các hoành phi và trụ đá bị Pháp ra lệnh đục bỏ...
Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh cho biết: "Trải nhiều năm Pháp thuộc, mộ Trương Định trở thành hoang phế. Sau có bà Huỳnh Thị Điệu, còn gọi là bà Phủ Hải, cho sửa chữa lại. Năm 1956, được sửa sang lần nữa"...
Từ năm 1972 đến năm 1973 xây thêm đền thờ. Lăng mộ và đền thờ Trương Định đã được Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia ngày 6 tháng 12 năm 1989.
Lễ hội tưởng niệm ông diễn ra tại đây các ngày 19 và 20 tháng 8 dương lịch hàng năm.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 09:20, ngày 28 tháng 9 năm 2014.

Đi tìm hậu duệ Bình Tây đại Nguyên soái Trương Định

Thứ Ba, 19/08/2014 09:49
(Thethaovanhoa.vn) - Bình Tây đại Nguyên soái Trương Định rút gươm tự sát tại Gò Công, Tiền Giang ngày 20/8/1864 để giữ tròn khí tiết khi bị thương, và rơi vào vòng vây của giặc Pháp.  Đúng 150 năm sau, tại quê hương Tịnh Khê, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm ngày Trương Định tuẫn tiết, và đón nhận bằng di tích Quốc gia Nhà lưu niệm anh hùng dân tộc Trương Định.
Phóng viên Thể thao & Văn hóa đã tìm về quê gốc của Bình Tây đại nguyên soái với hy vọng gặp được các hậu duệ của ông.
Đến nay vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải rõ ràng, dù ở Tịnh Khê có những người mang dòng họ Trương được cho là hậu duệ đằng nội của Trương Định.
Chúng tôi tìm đến nhà ông Trương Văn Thanh, trưởng tộc của dòng họ Trương ở xóm Khê Thương, thôn Tư Cung. Ông Thanh năm nay 62 tuổi cho biết: “Đáng tiếc, gia phả dòng họ Trương chúng tôi đã bị chiến tranh, bom đạn đốt cháy, nếu không thì mọi chuyện đã rõ ràng. Nhưng, nghe bác tôi là ông Trương Hợi (đã chết) kể lại, thủy tổ dòng họ Trương của chúng tôi có nguồn gốc ngoài Bắc, di cư vào đây lập làng. Cụ thủy tổ sinh ra được 5 người con, chia thành 5 nhánh (nhánh của cụ Trương Định là nhánh trưởng), 5 nhánh này vẫn tồn tại đến ngày nay, trong đó, nhánh của tôi là trưởng nam nhà thờ họ Trương, nên cứ đến ngày 2 tháng Chạp hằng năm các nhánh lại cùng quy tập về đây để dẩy mộ”.
Nhà lưu niệm anh hùng dân tộc Trương Định tại xã Tịnh Khê, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi
Nếu đúng như lời ông Thanh kể, theo logic danh tướng Trương Định sẽ nằm cùng nhánh với trưởng nam nhà thờ họ Trương. Tuy nhiên, khi nhìn lên bàn thờ tổ tiên của gia đình chúng tôi không thấy bài vị của cụ Trương Định nên đã đặt câu hỏi với thân chủ.
Ông Trương Văn Thanh giải thích: “Tôi là hậu duệ đời thứ 16 của dòng họ Trương, trải qua bao nhiêu đời tôi cũng không nắm rõ được mọi chuyện, chỉ nghe ông Trương Hợi, bác ruột tôi kể lại. Sau khi cụ Trương Định hy sinh ở trong Nam, lính triều đình đã mang bài vị của cụ về tại cái giếng nước nằm ngoài đường, và gọi cụ Trương Hợi ra rước vào nhà để thờ tự. Tuy nhiên, vì sợ giặc  Pháp khi đó chặt đầu nên cụ Trương Hợi không dám nhận, và bài vị  ấy đã được đưa đi tới nơi khác”.
Trước lời kể có phần mơ hồ của ông Trương Văn Thanh (bởi tính theo tuổi đến năm 2014 cụ Trương Định mới 194 tuổi, nếu đời thứ 16 thì không thể đúng), chúng tôi đã tìm đến nhánh thứ hai của dòng họ Trương, ông Trương Tất (53 tuổi, hiện đang là Phó hiệu trưởng trường cấp 2 Võ Bẩm) để tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, ông Tất cũng cho rằng, “gia phả họ Trương không còn nên mọi thứ không thể chứng minh rạch ròi được, chúng tôi vẫn chờ chính quyền đưa ra kết luận cuối cùng”.
Cần có một công trình nghiên cứu chuyên biệt
Ông Trương Thanh Thảo, chủ tịch UBND xã Tịnh Khê cho biết: “Hiện nay, ông Trương Văn Thanh (Trưởng tộc họ Trương ở xóm Khê Thượng, thôn Tư Cung) được cho là có quan hệ dòng tộc với cụ Trương Định, nhưng chỉ dựa theo những lời kể, chứ thực tế vẫn chưa có cái gì để chứng minh”.
Theo tiến sỹ Nguyễn Đăng Vũ (Giám đốc Sở VH,TT&DL Quảng Ngãi), hiện nay chỉ mới xác định được dòng họ ngoại của Trương Định ở làng Hòa Bân, xã Tịnh Thiện, TP Quảng Ngãi. Để xác định hậu duệ đằng nội của Trương Định, ông Vũ cho rằng nên cần thiết có một công trình nghiên cứu chuyên biệt, cụ thể về cuộc đời Trương Định tại Tịnh Khê, và những dòng họ gốc gác của Trương Định, bắt đầu từ các thư tịch, gia phả, tài liệu lưu trữ trong nước và ngoài nước (đặc biệt là ở Pháp). Bởi theo ông Vũ, hiện ở Tịnh Khê có ít nhất ba dòng họ Trương đều nhận anh hùng dân tộc Trương Định thuộc nhánh họ của mình.
Giáo sư Trần Văn Giàu, trong tác phẩm “Chống xâm lăng” đã viết: “Trương Định thật sự là một vị anh hùng xuất chúng, xuất chúng nhất nhì trong cuộc Nam Kỳ kháng chiến”.
Thực tế, tấm lòng yêu nước, vì dân của Trương Định đến nay vẫn là một tấm gương sáng ngời cho các thế hệ trẻ noi theo. Tuy nhiên, quả thật đáng tiếc nếu như gốc rễ của một vị anh hùng dân tộc mãi mãi ở trong vòng bí ẩn.
Khí tiết người anh hùng
Trương Định còn có tên là Trương Công Định. Ông sinh năm 1820 tại làng Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Đến năm 24 tuổi (1844) ông theo cha là Trương Cầm, người giữ chức Chưởng lý Thủy sư vào Gia Định.

Cuối năm 1864, trong một trận chiến tại căn cứ Tân Hoà, ông rơi vào vòng vây của quân Pháp. Trương Định và lực lượng nghĩa quân quyết tử chiến với giặc. Trong lúc chiến đấu, ông bị đạn bắn gãy xương sống. Không để rơi vào tay giặc, Trương Định rút gươm tự sát vào ngày 20/8/1864, tại Gò Công, Tiền Giang để bảo tồn khí tiết khi mới 44 tuổi.
Đăng Khoa
Thể thao & Văn hóa

Nguyễn Trung Trực

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tượng Nguyễn Trung Trực tại sân đền thờ chính ở TP Rạch Giá.
Nguyễn Trung Trực (chữ Hán: 阮忠直; 18391868) là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19Nam Bộ, Việt Nam.

Thân thế và sự nghiệp

Là dân chài

Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn. Từ năm Kỷ Mùi (1859) đổi là Lịch (Nguyễn Văn Lịch, nên còn được gọi là Năm Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay thật, nên ông được thầy dạy học đặt thêm tên hiệu là Trung Trực.
Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát). Ông nội là Nguyễn Văn Đạo, cha là Nguyễn Văn Phụng (hoặc Nguyễn Cao Thăng), mẹ là bà Lê Kim Hồng.
Sau khi hải quân Pháp nhiều lần bắn phá duyên hải Trung Bộ, gia đình ông phải phiêu bạt vào Nam, định cư ở xóm Nghề (một xóm trước đây chuyên nghề chài lưới), làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, Phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và sinh sống bằng nghề chài lưới vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ. Không rõ năm nào, lại dời lần nữa xuống làng Tân Thuận, tổng An Xuyên.(nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau).
Ông là con trưởng trong một gia đình có 8 người con. Lúc nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông là người có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người có nhiều can đảm, mưu lược.

Làm Quản cơ

Tháng 2 năm 1859 Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Vốn xuất thân là dân chài, nằm trong hệ thống lính đồn điền của kinh lược Nguyễn Tri Phương, nên ông sốt sắng theo và còn chiêu mộ được một số nông dân vào lính để gìn giữ Đại đồn Chí Hòa, dưới quyền chỉ huy của Trương Định.
Nhờ chiến công đốt tàu L’Espérance ngày 10 tháng 12 năm 1861, ông được triều đình phong chức Quyền sung Quản đạo nên còn được gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. Trong sự nghiệp kháng thực dân Pháp của ông, có hai chiến công nổi bật, đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt khen ngợi bằng hai câu thơ sau:
Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên đia
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.
Thái Bạch dịch:
Sông Nhật Tảo lửa hồng rực cháy, tiếng vang trời đất,
Đồn Kiên Giang lưỡi kiếm tuốt ra, quỷ thần sợ khóc.

Hỏa hồng Nhật Tảo

Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ ngày 25 tháng 2 năm 1861, Nguyễn Trung Trực về Tân An. Đến ngày 12 tháng 4 năm 1861, thành Định Tường thất thủ, quân Pháp kiểm soát vùng Mỹ Tho, thường cho những tàu chiến vừa chạy tuần tra vừa làm đồn nổi di động. Một trong số đó là chiếc tiểu hạm Espérance (Hy Vọng), án ngữ nơi vàm Nhựt Tảo (nay thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An).
Vào khoảng sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, Nguyễn Trung Trực cùng Phó quản binh Huỳnh Khắc Nhượng, Tán quân Nguyễn Học, Võ Văn Quang và hương thôn Hồ Quang Chiêu...tổ chức cuộc phục kích đốt cháy tàu chiến này.
Trận này quân của Nguyễn Trung Trực đã diệt 17 lính và 20 cộng sự người Việt, chỉ có 8 người trốn thoát (2 lính Pháp và 6 lính Tagal, tức lính đánh thuê Philippines, cũng còn gọi là lính Ma Ní).
Lúc đó, viên sĩ quan chỉ huy tàu là trung úy hải quân Parfait không có mặt, nên sau khi hay tin dữ, Parfait đã dẫn quân tiếp viện đến đốt cháy nhiều nhà cửa trong làng Nhật Tảo để trả thù.
Theo sau chiến thắng vừa kể, nhiều cuộc tấn công quân Pháp trên sông, trên bộ đã liên tiếp diễn ra...

Kiếm bạt Kiên Giang


Tượng đài Nguyễn Trung Trực tại công viên trung tâm thành phố Rạch Giá
Sau lần đốt được tàu L’Espérance của Pháp, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân tiếp tục chiến đấu qua lại trên các địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Khi Hòa ước Nhâm Tuất 1862 được ký, ba tỉnh miền Đông lọt vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Trung Trực nhận chức Lãnh binh, đưa quân về hoạt động ở ba tỉnh miền Tây. Đầu năm 1867, ông được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy[8] để trấn giữ đất Hà Tiên, nhưng ông chưa kịp đến nơi thì tòa thành này đã bị quân Pháp chiếm mất vào ngày 24 tháng 6 năm 1867. Không theo lệnh triều đình rút quân ra Bình Thuận, Nguyễn Trung Trực đem quân về lập mật khu ở Sân chim (tả ngạn sông Cái Lớn, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Từ nơi này, ông lại dẫn quân đến Hòn Chông (nay thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, lập thêm căn cứ kháng Pháp.
Ở Kiên Giang, sau khi nắm được tình hình của đối phương và tập trung xong lực lượng (trong số đó có cả hương chức, nhân dân Việt - Hoa - Khmer); vào 4 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực bất ngờ dẫn quân từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đánh úp đồn Kiên Giang (nay là khu vực UBND tỉnh Kiên Giang), do Trung úy Sauterne chỉ huy.
Kết thúc trận, nghĩa quân chiếm được đồn, tiêu diệt được 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu trên 100 khẩu súng cùng nhiều đạn dược và làm chủ tình hình được 5 ngày liền.
Đây là lần đầu tiên, lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh. Nhận tin Chủ tỉnh Rạch Giá cùng vài sĩ quan khác bị giết ngay tại trận, George Diirrwell gọi đây là một sự kiện bi thảm (un événement tragique).
Hai ngày sau (ngày 18 tháng 6 năm 1868), Thiếu tá hải quân A. Léonard Ausart, Đại úy Dismuratin, Trung úy hải quân Richard, Trung úy Taradel, Trần Bá Lộc, Tổng Đốc Phương nhận lệnh Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho mang binh từ Vĩnh Long sang tiếp cứu. Ngày 21 tháng 6 năm 1868, Pháp phản công, ông phải lui quân về Hòn Chông (Kiên Lương, Kiên Giang) rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu tại Cửa Cạn nhằm kình chống đối phương lâu dài.

Ra Phú Quốc và bị bắt

Bài chính: Trận Cửa Cạn
Tháng 9 năm 1868, chiếc tàu Groeland chở Lãnh Binh Tấn (tức Huỳnh Văn Tấn, còn được gọi Huỳnh Công Tấn, trước có quen biết ông Trực vì cùng theo Trương Định kháng Pháp. Sau này, Tấn trở thành cộng sự cho Pháp), cùng 150 lính ở Gò Công đến đảo Phú Quốc để bao vây và truy đuổi ông Trực.
Nhà sử học Phạm Văn Sơn thuật chuyện:
Hương chức và dân trên đảo bị đội Tấn dọa phải theo và phụ lực với hắn để bao vây bọn ông Trực. Sau hai trận ghê gớm, bọn ông Trực phải trốn vào trong núi. Đội Tấn rượt theo, nghĩa quân bị kẹt trong một khe núi nhỏ hẹp. Cùng đường, bọn ông Trực phải ra hàng...
Giám đốc Sở nội vụ Paulin Vial viết:
Nguyễn Trung Trực chịu nộp mạng, chỉ vì thiếu lương thực và vì mạng sống của bao nghĩa quân đang bị bao vây hàng tháng trời ròng rã tại Phú Quốc
Nhưng có người lại cho rằng để bảo toàn lực lượng nghĩa quân, nhân dân trên đảo và lòng hiếu với mẹ (Pháp đã bắt mẹ của ông để uy hiếp), Nguyễn Trung Trực tự ra nộp mình cho người Pháp và đã bị đưa về giam ở Sài Gòn.
Nhưng theo lời khai ít ỏi của Nguyễn Trung Trực khi ông bị giam cầm ở Khám Lớn Sài Gòn với Đại úy Piquet, thanh tra bổn quốc sự vụ, thì sự việc như thế này, trích biên bản hỏi cung:
...Tôi cho biết rõ rằng tôi đã tự ý quy thuận lãnh binh Tấn. Vì hắn đến đảo, hắn bảo viết thơ yêu cầu tôi quy hàng, vì chúng tôi bị bao vây trong núi không có gì để sống, tôi bảo một người dân trói tôi và dẫn tôi đến Tấn. Nếu tôi muốn tiếp tục chiến đấu, hắn không bắt tôi được dễ dàng như thế...
Rất tiếc bản cáo của lãnh binh Tấn gửi cho thống đốc Nam kỳ về "việc bắt Nguyễn Trung trực và Tống binh Cân" đã bị thất lạc từ ngày 23 tháng 5 năm 1950, vì thế sự việc chưa được tường tận.

Thọ tử

Bắt được Nguyễn Trung Trực, Pháp đưa ông lên giam ở Khám Lớn Sài Gòn để lấy khẩu cung. Theo Việt sử tân biên, mặc dù Lãnh binh Tấn đã hết sức can thiệp để Pháp tha mạng cho ông Trực, nhưng Thống đốc Nam Kỳ G. Ohier không chịu. Vì cho rằng không thể tha được "một người đã không coi luật quốc tế ra gì, đã hạ một cái đồn của chúng ta và giết chết 30 người Pháp!" Và rồi ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhà cầm quyền Pháp đã đưa ông Trực về lại Rạch Giá và sai một người khmer trên Tưa (người dân thường gọi ông là Bòn Tưa) đưa ông ra hành hình tại chợ Rạch Giá, hưởng dương khoảng 30 tuổi.
Người ta kể rằng:
Vào buổi sáng ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhân dân Tà Niên nơi nổi tiếng về nghề dệt chiếu, và nhiều nơi khác đổ xô ra chợ Rạch Giá, vì Pháp đem Nguyễn Trung Trực ra hành quyết. Ông Trực yêu cầu Pháp mở trói, không bịt mắt để ông nhìn đồng bào và quê hương trước phút "ra đi". Bô lão làng Tà Niên đến vĩnh biệt ông, đã trải xuống đất một chiếc chiếu hoa có chữ "thọ"(chữ Hán) màu đỏ tươi thật đẹp cho ông bước đứng giữa. Ông hiên ngang, dõng dạc trước pháp trường, nhìn bầu trời, nhìn đất nước và từ giã đồng bào… 
Tương truyền, trước khi bị hành quyết Nguyễn Trung Trực đã ngâm một bài thơ:
Thư kiếm tùng nhưng tự thiếu niên,
Yêu gian đàm khí hữu long tuyền,
Anh hùng nhược ngộ vô dung địa.
Bảo hận thâm cừu bất đái thiên.
Thi sĩ Đông Hồ dịch:
Theo việc binh nhưng thuở trẻ trai,
Phong trần hăng hái tuốt gươm mài.
Anh hùng gặp phải hồi không đất,
Thù hận chang chang chẳng đội trời.

Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc.

Câu nói lưu danh

Khi ông bị người Pháp giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kỳ lúc bấy giờ vừa dụ hàng vừa hăm dọa, Nguyễn Trung Trực đã trả lời rằng:
Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng chừng nào ngài cho trừ hết cỏ trên mặt đất, thì mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này.
Khi bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn, ông cũng đã bình tĩnh nói với người hỏi cung là Đại úy Piquet:
Số phận tôi đã đầy đủ, tôi đã không thành công trong việc cứu nguy nước tôi, tôi chỉ xin một điều là người ta kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt.
Và trước khi hy sinh, ông còn khẳng khái nhắc lại:
Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây

Khen ngợi


Mộ Nguyễn Trung Trực trong khuôn viên đền thờ chính tại Rạch Giá 
Danh sĩ Nguyễn Thông viết:
"Nguyễn Văn Lịch tính thâm trầm, nghiêm nghị và can đảm…". (truyện Hồ Huân Nghiệp trong Kỳ Xuyên văn sao)
Paulin Vial kể:
Trong khi Đại úy hải quân Piquet, thanh tra bổn quốc sự vụ chất vấn ông Trực, ông Trực tỏ ra rất cương quyết và rất đàng hoàng chính đáng. Các câu trả lời của ông đã cho thấy một cách chính xác phẩm chất của con người đó, người đã đóng một vai trò đáng kể.
Ở đoạn văn khác, Paulin Vial khen ngợi:
Nguyễn Trung Trực là "người rất tự trọng, có tư cách đáng quí và đầy nghị lực", là " người có gương mặt thông minh và dễ có thiện cảm" là " một người chỉ huy trẻ tuổi, rất can đảm, chống nhau với ta ngót mười năm trời.
Alfred Schreiner cho biết:
Trong suốt thời kỳ bị giam cầm, ông Trực không có lúc nào tỏ ra yếu đuối cả, một cách thẳng thắng và đàng hoàng, ông công nhận các chiến công của ông và cũng nhận là đã khinh thường sức mạnh của Pháp. Ngoài ra, ông chỉ yêu cầu ban cho ông một ân huệ, ấy là được xử tử ông ngay tức khắc.
Trong một bài thơ điếu, Huỳnh Mẫn Đạt có câu:
Anh hùng cường cảnh phương danh thọ
Tu sát đê đầu vị tử nhân.
Dịch nghĩa:
Anh hùng cứng cổ danh thơm mãi
Lũ sống khom lưng chết thẹn dần
Tương truyền, được tin ông thọ tử, vua Tự Ðức sai hoàng giáp Lê Khắc Cẩn làm lễ truy điệu, đọc bài điếu với chính bút ngự rằng:
Ký bi ngư nhân
Hùng tại quốc sĩ
Hỏa Nhựt Tảo thuyền
Ðồ Kiên Giang lũy
Ðịch khái đồng cừu
Thân tiên tự thỉ
Hiệu khí cổ kim
Thử nhân nam tư
Xích huyết hoàng sa
Ô hô dĩ hi
Huyết thực thiên thu
Chương nhữ trung nghĩa.
Thái Bạch dịch:
'Giỏi thay người chài
Mạnh thay quốc sĩ
Đốt thuyền Nhật Tảo,
Phá lũy Kiên Giang.
Thù nước chưa xong
Thân sao đã mất
Hiệu khí xưa nay
Người nam tử ấy
Máu đỏ, cát vàng
Hỡi ơi thôi vậy
Ngàn năm hương khói,
Trung nghĩa còn đây.
Và cúng chính nhà vua này đã sắc phong ông làm Thượng Ðẳng Linh Thần, thờ tại làng Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá nơi ông đã hiên ngang thà chịu chết chớ không chịu đầu hàng Pháp. Đã rất nhiều năm qua, dân làng Vĩnh Thanh Vân, nhất là những ngư dân, luôn tôn kính và tự hào về Nguyễn Trung Trực, một người xuất thân từ giới dân chài áo vải, vậy mà đã trở thành một vị anh hùng, đúng với ý nghĩa: "Sống làm Tướng và chết làm Thần!" và "anh khí như hồng", nghĩa là khí tiết của người anh hùng rực rỡ như cầu vồng bảy sắc.

Tưởng nhớ


Tượng Nguyễn Trung Trực tại Phú Quốc, nơi ông bị Pháp bắt
Sau khi ông bị hành hình, dân chúng cảm thương vô cùng nên đã bí mật thờ ông như một vị anh hùng trong đền thờ Nam Hải đại vương (cá Ông hay cá Voi), chính là ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá hiện nay.
Và khi người Pháp không còn cai trị Việt Nam, vào năm 1970, nhân dân địa phương đã lập tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng, màu đen đặt trước "chợ nhà lồng" Rạch Giá (cũ). Hiện nay, tượng thờ này được sơn lại màu nâu đỏ, và đã được di dời vào trong khuôn viên khu đền thờ của ông tại thành phố Rạch Giá. Năm 2000, người ta đã cho làm một tượng mới bằng cũng bằng đồng lớn hơn, màu xám, để thay thế, và khu "chợ nhà lồng" mà sau này nó còn có tên là "Khu thương mại", cũng đã di dời nơi khác để nơi đó trở thành công viên.
Nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long... nhân dân đã lập đền thờ ông và hằng năm đều có tổ chức lễ tưởng niệm trọng thể. (Đình Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá tổ chức lễ giỗ vào các ngày từ 27 đến 29 tháng 8 âm lịch. Đình và mộ nơi này đã được công nhận là di tích Lịch–Văn hóa cấp quốc gia vào ngày 06 tháng 12 năm 1989).
Tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, nơi diễn ra trận "Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa" của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu L’Esperance của Pháp (ngay cạnh Vàm sông Nhựt Tảo), chính quyền và nhân dân đã xây dựng và khánh thành Đền Tưởng niệm Nguyễn Trung Trực trên khu đất rộng 6 ha ngày 14/10/2010.

Gia quyến

Cha mẹ

Tương truyền, Nguyễn Trung Trực rất có hiếu với mẹ. Là con trưởng, hàng ngày ông phải đi đánh bắt cá để có tiền phụ giúp gia đình. Theo sách Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, lúc ông đến ở Tà Niên, chuẩn bị tấn công đồn Kiên Giang, ông đã đưa mẹ đến ẩn náu ở nhà ông Dương Công Thuyên ở chợ Rạch Giá. Đến khi rút Hòn Chông, ông cũng đưa mẹ đi theo. Chỉ đến khi vượt biển ra đảo Phú Quốc, ông mới đành phải để mẹ ở lại.
Không bắt được ông, thực dân Pháp đã sai người bắt mẹ ông, rồi tìm mọi cách để bà viết thư khuyên con ra hàng, nhưng bà không nghe. Về sau, biết tin con ra hàng, bà tức giận thổ huyết mà chết. Nhưng có người lại nói rằng mẹ ông không bị quân Pháp bắt. Đây là chuyện bịa để buộc ông vì chữ hiếu mà ra hàng. Lúc Pháp tấn công Hòn Chông, thì bà đã đi lánh nạn ở đâu không rõ. Nhưng sau đó bà về ẩn náu ở Tân Thuận (nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) rồi mất ở đó.
Cũng theo sách này, cha Nguyễn Trung Trực mất sớm, bỏ lại 8 người con khiến mẹ ông phải sớm hôm tảo tần vất vả. Nhưng theo câu chuyện còn lưu lại trong họ tộc cha ông Trực không mất sớm. Bởi sau khi Nguyễn Trung Trực bị bắt ở Phú Quốc, ông vẫn còn sống để đưa gia đình mình và gia đình của các nghĩa quân xuống ghe về ẩn náu ở Cà Mau. Khi chồng đi, bà Tô Kim Hồng (sách Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực ghi là Lê Kim Hồng, tức mẹ ông Trực), vẫn còn ở lại Hòn Chông, trong sự quản thúc của chính quyền thực dân và bà đã mất ở đó. Mãi sau này hài cốt của bà mới được cải táng về nằm bên cạnh chồng ở Cà Mau. Hiện nay, hậu duệ của dòng họ Nguyễn Trung Trực đông đúc cả ngàn người, sống rải rác ở khắp nơi, nhưng tập trung đông nhất là ở hai xã Tân Đức và Tân Tiến, huyện Đầm Dơi.

Vợ con

Cũng theo lời kể thì ông có người vợ tên Điều (tục gọi là bà Đỏ. Có nguồn cho rằng bà Điều và bà Đỏ là hai chị em ruột chứ không phải một người), người làng Minh Lương (nay thuộc huyện Châu Thành, Kiên Giang). Bà Điều là người đã từng theo sát ông trong suốt thời gian chống Pháp ở Kiên Giang. Có lần bà đi do thám đồn Săn Đá ở Rạch Giá, bị đối phương bắt được, nhưng Nguyễn Trung Trực đến giải cứu kịp. Sau, bà bị bắt lần nữa, bị nhốt trong khám lớn Rạch Giá, mãi đến khi ông Trực đánh chiếm đồn bót trên (1868) mới giải thoát cho bà. Chưa rõ hai người có con hay không, bà đã hy sinh ở đâu và lúc nào.
Khi ở đảo Phú Quốc, ông có thêm một vợ tên là Lê Kim Định (tục gọi bà Quan Lớn Tướng), sinh được một trai nhưng chết non. Hiện còn mộ và đền thờ của bà ở Cửa Cạn (Phú Quốc)... Theo lời kể, thì khi nghĩa quân bị vây khổn vào năm 1968, bà Định đã dùng ghe theo dòng sông Cửa Cạn để ra biển về đất liền. Nhưng chẳng may gặp đoạn sông bị cát lấp, ghe của bà bị mắc lại, không đi được. Kiệt sức, bà sinh non trong một đêm mưa bão, và rồi bị băng huyết mà chết. Hài nhi sinh non cũng chết theo. Có người tìm gặp cả hai thi hài, đem giấu vào một bọng cây. Đến khi yên ổn, người dân mới đem hài cốt hai mẹ con bà chôn cất tử tế tại bãi Ông Lang. Mộ bà được gọi là mộ Bà Lớn.
Trong biên bản hỏi cung khi ông Trực bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn, có câu:...Số phận tôi đã đầy đủ, tôi đã không thành công trong việc cứu nguy nước tôi, tôi chỉ xin một điều là người ta kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt và mong rằng người ta cho những đứa con của tôi lên Sài Gòn. Nếu căn cứ vào câu này, thì ông Trực có ít nhất hai ba đứa con, nhưng cuộc đời của họ sau này ra sao, không thấy tài liệu nào nói đến.

Ảnh

Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 14:20, ngày 12 tháng 9 năm 2014.

Thi hài dưới mộ Anh hùng Nguyễn Trung Trực là ai?

Bất chấp phản đối của hậu duệ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và cán bộ hưu trí, gần 30 năm tỉnh Kiên Giang vẫn cho rằng thi hài trong mộ chính là hài cốt của cụ Nguyễn.
Ly kỳ việc tìm hài cốt cụ Nguyễn

Ngày 27/10/1868 (tức 12/9 âm lịch), cụ Nguyễn Trung Trực bị quân Pháp bắt và chém đầu tại chợ Rạch Giá. Về thi thể của cụ được nhiều người cho rằng Pháp đã bêu đầu ông giữa chợ để thị uy nhưng đến đêm có người cướp mất. Cho đến nay, không có tài liệu nào xác định thi thể cụ Nguyễn được chôn ở đâu.
Theo giả thiết, thi thể cụ được chôn nơi kín đáo, bí mật vì sợ người dân khai quật hài cốt của cụ để làm biểu tượng tiếp tục khởi nghĩa chống Pháp. Có ý kiến rằng Pháp chôn hài cốt của cụ Nguyễn trong dinh Tham biện, cho đóng cọc và xiềng xích chung quanh.
Lại có nhận định, cụ Nguyễn được chôn trong khuôn viên tòa bố (dinh tỉnh trưởng) thời đó có ngôi mộ bao bọc dây xích chung quanh. Tuy nhiên, có người xác định đây là mộ của một viên trung úy hải quân Pháp, dây xích vòng quanh là dây trang trí và trong đó có cả một mũi neo bằng sắt.
Thi hài dưới mộ Anh hùng Nguyễn Trung Trực là ai?
Khu mộ Nguyễn Trung Trực tại TP.Rạch Giá, Kiên Giang.
Khoảng năm 1970-1971, tỉnh trưởng Kiên Giang ngụy quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Tài đã cho đúc tượng đồng cụ Nguyễn dựng trước Nhà lồng chợ Rạch Giá. Ông đã từng treo giải thưởng, ai tìm thấy hài cốt của cụ để an táng sẽ được thưởng 1 triệu đồng và 1 vé du lịch Singapore nhưng không có kết quả.
Trải qua nhiều cuộc tìm kiếm, đến năm 1986, qua sự khai quật của nhà văn Sơn Nam, Sở Văn hóa tỉnh Kiên Giang cho khai quật ngôi mộ được cho là của cụ Nguyễn Trung Trực trong khuôn viên tòa bố cũ và đưa bộ hài cốt về chôn ở đền thờ cụ Nguyễn ở thị xã Rạch Giá. Từ đó đến nay, những ngày lễ, giỗ, hàng ngàn người đến cúng bái tỏ lòng tri ân đối với Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
Bị chặt đầu nhưng còn nguyên xương đốt cổ
Tháng 4/1986, theo sự chỉ dẫn của nhà văn Sơn Nam, Bảo tàng Kiên Giang tổ chức khai quật ngôi mộ dưới gốc một cây đa trong khuôn viên trụ sở UBND tỉnh Kiên Giang được cho là nơi chôn xác cụ Nguyễn.
Bảo tàng Kiên Giang đã mời ông Lê Trung Khá, cán bộ khảo cổ chuyên ngành động vật học và nhân chủng học tại TP.HCM tham gia giám định hài cốt. Nội dung chính biên bản khai quật của bảo tàng ghi nhận xét của ông Lê Trung Khá (không có chữ ký của ông Khá và ghi sai họ thành Nguyễn Trung Khá): “Xương tộc Việt, đàn ông. Người cao khoảng 1,60m, người này khoảng 50 tuổi, bộ xương này đã chôn trên 100 năm. 7 đốt xương cổ và xương hàm của hài cốt còn nguyên. Người này ăn trầu, có vẻ nghèo vì mộ bằng đất, ván hàng gỗ tạp và không có vật lễ mang theo”.
Thật hết sức bất ngờ, Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực bị Pháp xử chém đầu khi ông mới 30 tuổi nhưng xương cổ, xương hàm còn nguyên (?!).
Lúc bấy giờ, ông Nguyễn Khương Ninh, hậu duệ đời thứ năm của cụ Nguyễn và một số cán bộ lão thành lẫn cán bộ đương nhiệm ở Kiên Giang đã phản biện cho rằng đó không phải là hài cốt của cụ. Một trong những người phản ứng mạnh mẽ việc vội vã xác định ngôi mộ và hài cốt của cụ Nguyễn là ông Nguyễn Tấn Thanh (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, nay đã mất) và con trai là Nguyễn Tiến Dũng (lúc đó là cán bộ Công an tỉnh Kiên Giang).
Sau 30/4/1975, ông Thanh được cấp nhà trong khuôn viên dinh tham biện cũ của Pháp và ngôi mộ được khai quật nằm sát cạnh ngôi nhà của ông đã có văn bản gửi lãnh đạo tỉnh, không chỉ với tư cách một lãnh đạo địa phương mà còn với tình cảm của người ngưỡng mộ cụ Nguyễn Trung Trực.
Trong văn bản, ông Thanh viết: “Khi rõ lại (xem lại) ngôi mộ kế nhà tôi, tôi phản đối vì ngôi mộ này trước khai quật tôi có đến xem, là ngôi mộ hòm rương cây danh mộc tốt, có đầu, mình tay chân đủ, chôn cất đàng hoàng. Hỏi bà con lão thành người ta nói là một người tay sai làm nhà cho Tây có công, khi chết nó có chính sách chôn cất đàng hoàng”.
Ông Ninh đã cất công truy tìm tài liệu, phát hiện đến hai biên bản giám định hết sức sơ sài và có nhiều khuất tất. Biên bản thứ nhất phân nội dung của ông Lê Trung Khá ghi tuổi của xương khai quật được là 50 tuổi. Thế nhưng biên bản thứ hai, tuổi được sửa còn 40. Biên bản được sửa là bản sao bằng giấy than màu xanh của bản chính.

‘Lời nguyền ma ám’ ở công viên Tao Đàn

Bỗng dưng công viên Tao Đàn lại... nổi tiếng bởi trang du lịch Rough Guides tung tin: đây là một trong những địa điểm bị ma ám “ghê rợn nhất thế giới”.
Theo lời ông Nguyễn Khương Ninh, ông đã đến TP.HCM tìm gặp ông Lê Trung Khá. Ông Khá khẳng định, hai biên bản của Bảo tàng Kiên Giang lập không ghi đúng nội dung giám định của ông. Chính tay ông Khá đã viết hai biên bản giám định, một bản do ông giữ, còn một bản giao cho ông Dương Văn Truyện (lúc đó là Giám đốc Bảo tàng Kiên Giang).
Ông Khá xác định nội dung giám định là: “7 đốt xương cổ và xương hàm của hài cốt còn nguyên, chứng tỏ người chết không bị chém đầu, còn nhiều chiếc răng bị mòn vẹt dính chất vôi, chứng tỏ người chết cao niên và có ăn trầu”. Ông Khá xác định bộ hài cốt này không phải của cụ Nguyễn Trung Trực. Còn biên bản giám định hài cốt do ông giữ đã được đưa vào lưu trữ tại TP.HCM.
Ngoài ông Thanh, ông Ninh kịch liệt phản đối việc nhận thi hài người khác cho rằng của cụ Nguyễn, các nhân sĩ tên tuổi như giáo sư bác sĩ Trần Cửu Kiến cũng lên tiếng góp ý. Ngay thực tế khách quan của bộ hài cốt là bằng chứng hiển nhiên không có đặc thù của thân thế cụ Nguyễn bị chết chém năm 30 tuổi nhưng xương của hài cốt đã 50 tuổi, xương cổ còn nguyên. Ngôi mộ bằng đá, chạm khắc hoa văn, có bia chữ Hán.
Lẽ nào người Pháp lại ưu ái quý trọng cụ Nguyễn đến mức xây mộ đá khắc bia nằm ngay trong dinh tỉnh trưởng? Chính Thống Đốc Nam Kỳ đã bác bỏ đề nghị của Huỳnh Công Tấn xin tha cho cụ Nguyễn vì lý do “người này đã giết quá nhiều binh lính và sĩ quan Pháp”.
Chủ tỉnh Kiên Giang là Arnoux (có người ghi là Reneoul), biết đọc chữ Hán, khi đi dự lễ kỳ yên ở đình Vĩnh Thanh Vân nhìn thấy bài vị cụ Nguyễn thờ trong đình đã hầm hầm bỏ về làm hương chức hội tế Rạch Giá sợ xanh mặt. Bên cạnh đó, thi hài vị Anh hùng dân tộc nhưng được khẳng định bằng biên bản chung chung, phản khoa học. Đáng tiếc, tỉnh Kiên Giang vẫn không xem xét trả lời trước công luận, liệu có xứng đáng với sự hy sinh của bậc tiền nhân?
Theo Đào Văn/Báo Công An TP HCM 

Mai Xuân Thưởng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mai Xuân Thưởng (chữ Hán: 梅春賞; 18601887), lúc nhỏ tên là Mai Văn Siêu, là sĩ phu và là lãnh tụ phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ 19Bình Định (Việt Nam).

Thân thế & sự nghiệp

Mai Xuân Thưởng là người thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Cha ông là Mai Xuân Tín, từng làm Bố chính tỉnh Cao Bằng; mẹ là bà Huỳnh Thị Nguyệt, con một nhà quyền quý trong làng .
Thuở nhỏ ông thông minh, ham học. Năm lên 6 tuổi, cha mất sớm, ông lớn lên dưới sự nuôi dạy của mẹ và của tú tài Lê Duy Cung, nên giỏi cả văn lẫn võ. Năm 1878, Mai Xuân Thưởng thi đỗ tú tài.
Đầu tháng 5 năm Ất Dậu (tháng 7 năm 1885), nổ ra cuộc phản công của phe chủ chiến ở Kinh thành Huế, khi ấy ở Bình Định đang diễn ra kỳ thi Hương. Đến khi nghe tin Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, xuống dụ Cần vương, mấy nghìn sĩ tử liền bỏ thi, trở về quê tụ nghĩa. Ở lại thi tiếp, chỉ còn 8 người và tất cả đều trúng tuyển cử nhân, trong số đó có Mai Xuân Thưởng. Thi đỗ xong, Mai Xuân Thưởng trở về quê Phú Lạc chiêu mộ nghĩa sĩ, lập căn cứ ở Hòn Sưng (nay thuộc thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn).
Khi ấy, nguyên Tổng đốc Đào Doãn Địch sau khi về Bình Định truyền hịch Cần Vương, cũng đã chiêu mộ được khoảng 600 nghĩa quân rồi đóng quân ở thôn Tùng Giản (nay thuộc xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước). Kể từ đó (cho đến năm 1887), phong trào Cần VươngBình Định diễn ra rất sôi nổi, và lan nhanh ra đến Quảng Ngãi, Phú Yên...lôi kéo hàng ngàn người thuộc mọi tầng lớp tham gia.
Giữa tháng 7 năm 1885, chủ tướng Đoàn Doãn Địch tổ chức đánh chiếm thành tỉnh Bình Định. Trừng trị viên quan thân thực dân Pháp là Tổng đốc Lê Thận xong, quân của ông còn kéo nhau đi đánh phá các làng theo đạo Thiên Chúa giáo. Từ Quy Nhơn, quân Pháp kéo lên đàn áp. Đoàn Doãn Địch dàn quân kháng cự lại. Hai bên giao tranh dữ dội ở Trường Úc và Phong Niên. Trước hỏa lực mạnh, lực lượng của Đoàn Doãn Địch bị đánh tan, buộc vị thủ lĩnh này phải chạy về đại bản doanh của Mai Xuân Thưởng, lúc này đang đặt tại Lộc Đổng (Đồng Hươu) ở thôn Phú Phong (huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định).
Tháng 9 năm đó (1885), Đào Doãn Địch lâm bệnh mất, Trước đây, khi Mai Xuân Thưởng ứng nghĩa, được Đoàn Doãn Địch phong làm Tán tương quân vụ; nay trước khi mất, ông cử Mai Xuân Thưởng lên làm Nguyên soái thay mình. Sau khi làm lễ tế cờ tại Lộc Đổng, Mai Xuân Thưởng cho xuất quân và giao chiến với đối phương nhiều trận tại Cẩm Vân, Thủ Thiện, Hòn Kho (Tiên Thuận)...Hồi này, theo giúp sức Mai Xuân Thưởng, có các ông: Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Bá Huân, Nguyễn Trọng Trì, Bùi Điền, Đặng Đề, Nguyễn Hóa, Lê Thượng Nghĩa, Hồ Tá Quốc, Võ Đạt... cùng hàng ngàn sĩ phu và nhân dân các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận...
Nhận thấy lực lượng của Mai Xuân Thưởng ngày càng lớn mạnh, và đã gây nhiều thiệt hại cho mình. Soái phủ Sài Gòn liền điều Thiếu tá De Lorme đem pháo thuyền án ngữ biển Quy Nhơn. Đồng thời sai Trần Bá Lộc mang quân từ Khánh Hòa đánh ra, Nguyễn Thân từ Quảng Ngãi đánh vào. Nhờ pháo binh yểm trợ, hai cánh quân này nhanh chóng gặp nhau tại Bình Định, rồi cùng tiến lên Phú Phong mặc sức tàn phá.
Tháng 3 năm 1887, sau trận ác chiến ở Bàu Sấu (An Nhơn), Mai Xuân Thưởng bị thương nặng, phải cho rút tàn quân vào Linh Ðỗng (núi Phú Phong) ẩn náu, tính kế kháng chiến lâu dài.
Theo vài tài liệu cũ, thì vào tháng 4 năm Đinh Hợi (1887), Trần Bá Lộc kéo quân đến tàn sát dân chúng ở quê ông và còn bắt tra tấn mẹ ông. Đau lòng, ông ra nạp mình để cứu mẹ và dân lành vào ngày 23 tháng 4 năm 1887. Triều đình Đồng Khánh hay tin, bèn ban lệnh lột áo mão cử nhân và hành quyết ông. Nhưng theo bài viết gần đây của TS. Đinh Bá Hòa, đăng trên báo Bình Định, thì Mai Xuân Thưởng bị bắt chứ không phải ra hàng. Ông viết:
Gần đây, nhiều tư liệu liên quan đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân hai tỉnh Bình ĐịnhPhú Yên được công bố; trong đó, có cả những tư liệu được khai thác từ kho lưu trữ của Pháp... Theo báo cáo gửi Thống đốc Nam Kỳ ngày 10 tháng 5 năm 1887, đã cho chúng ta biết khá tường tận về trường hợp bị bắt của Mai Xuân Thưởng như sau:
Lúc ấy, Mai Xuân Thưởng có năm mươi người đi theo ông, trong đó có toàn bộ gia đình của ông: mẹ, vợ và những người phụ tá, kể cả em của ông. Ngày 4 tháng 4, cả nhóm bị vây hãm trong một làng Chàm (có thể là Vân Canh), nhưng sau đó chạy thoát. Ngày 21 tháng 4 gia đình Mai Xuân Thưởng bị bắt, nhưng ngay đêm hôm sau ông Thưởng lại giải thoát được. Nhưng, đêm 31 tháng 4 rạng ngày 1 tháng 5, một trong những thủ hạ của Mai Xuân Thưởng bị bắt làm tù binh, đã chịu hàng và chỉ chỗ ở những người đang chạy trốn. Trần Bá Lộc và Bùi Giảng  đã bắt được Mai Xuân Thưởng ngày 4 tháng 5 khi ông đang trốn trong một cái hang núi Hòn Nhên ở làng Thang Ót, ở gần chỗ giáp giới Phú Yên và ngọn nguồn sông Côn. Ngày hôm sau, gia đình ông bị bắt.
Sau ông, những thủ lãnh cuối cùng hầu như cũng bị bắt hết: Nguyễn Ngọc Loan bị bắt 14 tháng 5; Lê Khanh 20 tháng 5...".
Trong Luận án Tiến sĩ sử học của Phan Văn Cảnh cũng cho rằng, vào ngày 21 tháng 4 năm 1887, Trần Bá Lộc đã cho quân bao vây căn cứ Hầm Hô, Linh Đổng và cuối cùng, đã chiếm được căn cứ, bắt được một số nghĩa quân, trong đó có mẹ Mai Xuân Thưởng. Tuy nhiên, đêm 30 tháng 4 năm 1887, Mai Xuân Thưởng đã cử một đội quân cảm tử đột nhập doanh trại Trần Bá Lộc, giải vây cho những người bị bắt, trong đó, có bà mẹ Mai Xuân Thưởng. Sau khi giải vây, Mai Xuân Thưởng cùng đoàn thuộc hạ gồm 50 người vượt núi vào Phú Yên, tiếp tục kháng chiến, nhưng khi đến đèo Phủ Quý (ranh giới giữa Bình ĐịnhPhú Yên) thì bị phục binh Trần Bá Lộc đón bắt hết. Sau đó, đối phương cho đem tất cả nhóm về Phú Phong, tổ chức ăn mừng chiến thắng và phao tin Mai Xuân Thưởng ra hàng để hạ uy tín của ông...

Tuẫn quốc

Trần Bá Lộc dụ hàng, Mai Xuân Thưởng khẳng khái nói: Chỉ có đoạn đầu tướng quân, chứ không có hàng đầu tướng quân. Biết không thể khuất phục được, đối phương đã đưa ông cùng các thuộc hạ ra xử trảm tại Gò Chàm (phía đông thành Bình Định cũ). Thi hài ông sau đó được đưa về táng tại Cây Muồng (nơi cha ông đã yên nghỉ), thuộc thôn Phú Lạc.
Và theo báo cáo do Tirant thiết lập ngày 11 tháng 6 năm 1887 gửi Thống đốc Nam Kỳ (tư liệu số Aix11.929), thì:
Có ba đợt hành quyết: ngày 1 tháng 6 có 5 người, trong đó có Lê Khanh; ngày 7 tháng 6 có 12 người, trong đó có Mai Xuân Thưởng và Bùi Điền; ngày 12 tháng 6 có 9 người và ngày 13 tháng 6 có 1 người. Tổng cộng có 27 người bị hành quyết, trong đó có một vài người là thủ lĩnh lớn nhất của phong trào Bình Định-Phú Yên.
Căn cứ vào đây thì Mai Xuân Thưởng bị xử chém vào đợt thứ hai, ngày 7 tháng 6 năm 1887, chứ không phải ngày 6 tháng 6 như tài liệu lâu nay đã ghi..
Năm 1961, nhà thơ Quách Tấn và nhiều người dân đã đứng ra vận động xây dựng lăng mộ nhà Mai Xuân Thưởng và các lãnh tụ Cần Vương khác của quê hương Bình Định. Ngày 22 tháng 1 năm đó (1961), nhân dân ở Tây Sơn đã làm lễ đưa hài cốt ông từ Phú Lạc về lăng mộ trên một quả đồi cao thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường. Đây cũng chính là căn cứ mà lúc sinh thời, ông dựng cờ khởi nghĩa chống Pháp .

Thơ Mai Xuân Thưởng

Thơ làm trong lúc chiến đấu:
Chết nào có sợ, chết như chơi,
Chết bởi vì dân, chết bởi thời.
Chết hiếu chi nài xương thịt nát,
Chết trung bao quản cổ đầu rơi.
Chết nhân tiếng để vang nghìn thủa,
Chết nghĩa danh thơm vọng mấy đời.
Thà chịu chết vinh hơn sống nhục
Chết nào có sợ, chết như chơi.
Thơ làm trước lúc bị hành hình:
Không tính làm chi việc mất còn,
Nợ trai lo trả ấy là khôn.
Gió đưa hồn nghĩa gươm ba thước,
Ðá tạc lòng trung quí mấy hòn.
Tái ngắt mặt gian xương tợ giá,
Ðỏ loè bia sách máu là son.
Rồi đây thoi ngọc đưa xuân tới,
Một nhánh mai già nảy rậm non.

Giai thoại

Năm 1885 tại trường thi Bình Định, sĩ tử vừa thi xong trường ba, thì nghe tin Kinh thành Huế thất thủ, nên phần đông đều bỏ về. Vào trường tư chỉ còn tám người, mà Mai Xuân Thưởng là một. Khi ban áo mão, quan Chánh chủ khảo tặng tám ông tân khoa một bài thơ luật Đường như sau:
Sơn Hà phong cảnh dị tiền niên
Hoành giám du khan thử địa huyền
Hận mãn xương môn trần ám ngoại
Lệ linh văn viện bút đình biên
Lịch truyền giáo dục ân như hải
Bát giải thinh danh thẩm thị tiên
Nhất dự y quan nan tự ủy,
Cương thường khán tử cổ anh hiền.
Tạm dịch:
Non sông rày đã khác xưa
Gương nêu tài tuấn còn nêu chốn nầy
Hận tràn, cung khuyết bụi bay
Tay cam dừng bút, lệ đầy viện văn
Bao triều tắm gội biển ân
Phẩm tiên tám giải thêm phần thanh cao
Cân đai trót đã dự vào
Cương thường noi dấu anh hào soi chung.
Tương truyền rằng trước khi khảo lại các quyển thi, quan chánh chủ khảo nằm mộng thấy một bà lão cầm tặng một nhánh mai trắng chỉ trổ một bông nhụy vàng cánh trắng, mùi hương nhẹ nhàng. Viên quan vừa đưa tay nâng thì hoa rụng vào nghiên son, và bà lão biến mất. Quan giật mình tỉnh dậy, bâng khuâng không hiểu điềm chi. Khi xét thấy trong tám ông cử nhân có một ông họ Mai, và xem lại quyển văn thì thấy văn chương có khí phách, thì đoán rằng điềm ứng vào Mai Xuân Thưởng, nên ban áo mão xong, quan mời riêng Xuân Thưởng vào dặn:
Lúc này nước nhà mất, một phần lớn do nơi đám sĩ phu. Cho nên làm việc gì cũng phải hết sức thận trọng.
Mai Xuân Thưởng lĩnh ý lui ra, trở về nhà khởi binh chống Pháp.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 14:13, ngày 14 tháng 3 năm 2014.
Mai Xuân Thưởng qua nguồn văn học dân gian/ Huỳnh Văn Tới
Văn nghệ Nghĩa Bình.- 1985.- Số 7 (1.578)


Nhắc đến Nghĩa Bình, người ta dễ nhớ ngay đến chiếc nôi của phong trào nông dân Tây Sơn, quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Đây cũng là nơi bùng dậy ngọn cờ ứng nghĩa của nghĩa quân Cần Vương cuối thế kỷ XIX, từng làm giặc Pháp cùng triều đình Huế thất kinh. Trong đó, Mai Xuân Thưởng là một trong những tấm gương bất khuất, tiêu biểu cho tinh thần yêu nước chống Pháp của nhân dân ta.
Xét ra, phong trào Mai Xuân Thưởng kéo dài không lâu lắm, và cũng chưa tạo được những chiến công vang dội, song công lao ấy vẫn được lịch sử ghi nhận, chính bởi sự nghiệp ngắn ngủi của ông đã góp phần lớn lao trong việc làm cho thực dân Pháp, dù thắng trận, vẫn phải khiếp phục tinh thần bất khuất của một dân tộc anh hùng. Tiếc là, những gì về Mai Xuân Thưởng còn lại trong kho tư liệu của ta ít ỏi quá, mặc dù trong ký ức của nhân dân, hình ảnh của ông vẫn được ấp ủ, giữ gìn. Trong khi chờ đợi những công trình nghiên cứu hoàn chỉnh, qua các truyện kể dân gian, chúng ta có thể tìm hiểu hình ảnh vị Nguyên soái họ Mai trong lòng dân Nghĩa Bình từ bao đời nay.
Thật may mắn, qua các đợt sưu tầm, chúng tôi còn ghi giữ được vài mươi mẩu truyện về Mai Xuân Thưởng và phong trào Cần Vương. Có truyện kể về Mai Xuân Thưởng, có truyện kể về các tướng lĩnh của ông, có truyện nhắc lại các di tích, có truyện thuật lại các trận đánh, nhiều truyện là sự thật lịch sử, cũng có nhiều truyện xây dựng bằng sự hư cấu của trí tưởng tượng... Có thể liên kết các mẩu chuyện với nhau thành một chùm giai thoại phản ánh suốt một quá trình lịch sử từ trước khi ứng nghĩa cho đến sau khi tàn cục của phong trào Cần Vương. Dẫn ra đây, cố nhiên, sẽ có người không thoả đáng vì những sự kiện không đúng theo lịch sử, song dù sao, vẫn phải xem nhân dân là nhà viết sử vĩ đại - viết sử bằng tấm lòng giàu thương yêu và trí tưởng tượng phong phú. Cho nên những yếu tố hoang đường, những chi tiết phi lịch sử do trí tưởng tượng dựng nên, không bị thời gian lọc bỏ, vẫn được soi qua "tấm gương lòng" của nhân dân, đây là cách nhìn, cách đánh giá của nhân dân đối với vị Nguyên soái mà họ cho là anh hùng.
Trong tâm trí của người Nghĩa Bình, Mai Xuân Thưởng vẫn sống như ông đã sống. Người ta còn nhớ rất rõ vóc dáng, cách đi đứng nói năng của ông. Không phải kỳ dị thần thánh như các nhân vật của truyện cổ tích xa xưa, "ông (1) là một người bình thường, một chàng trai tướng mạo khôi ngô, tướng hùm, vai gấu, mắt tinh anh, vẻ quả quyết" (truyện Điềm ứng họ Mai). Ra trận "ông thường mặc áo đen, đầu quấn khăn điều, cưỡi ngựa hồng" (truyện Ngựa hồng cứu chủ). Cũng có thể sự thật không đúng như thế. Nhưng điều ấy không quan trọng. Đáng nói là, hình ảnh Mai Xuân Thưởng đang sống trong mọi người, là một chàng trai trẻ, một nho sĩ bình dân gần gụi, mến thương đối với người dân lao động. Ở đây, lại bắt gặp một môtíp quen thuộc trong truyện cổ tích, nhân dân thường mô tả nhân vật của mình theo dáng dấp mà mình mến yêu.

Nhưng cái lớn lao đáng được yêu mến ở chàng nho sĩ bình dân không phải là dáng vẻ, mà là tấm lòng, là nhiệt tình yêu nước chứa trong cái dáng vẻ ấy. Tương truyền rằng, ngay sau khi nhận áo mũ cử nhân, Mai Xuân Thưởng liền nhận được tin kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn, xuống Hịch Cần Vương. Lòng Cử Mai bồi hồi xúc động, dấy lên nhiệt tình yêu nước đã ấp ủ từ lâu. Ông ứng khẩu bài thơ đầy tâm huyết:
Cửa trường tiếng dạ miệng còn hơi
Cờ nghĩa treo lên đã ngất trời
Đạo trọng vua tôi mình dám quản
Oán hờn người Pháp có đâu vơi
Bài thơ hiện rất nhiều người thuộc. Họ thuộc cả tâm can của Cử Mai lúc ấy. Ông nôn nao nghĩ đến ngọn cờ nghĩa sẽ phải dấy lên. Lòng ông cháy rực nỗi căm hờn giặc Pháp: "Oán hờn người Pháp có đâu vơi". Ông có nhắc đến đạo vua tôi, nhưng ấy là cái đạo trung nghĩa đối với vị vua kháng chiến, chứ không phải tên bù nhìn Đồng Khánh thực dân Pháp vừa mới dựng lên. Chung qui, ba hình ảnh, ba ý nghĩ cùng là một lòng yêu nước nhiệt tình. Có yêu nước mới căm thù giặc, mong muốn xả thân vì vua, phất cờ cứu nước.
Nhiệt tình yêu nước đã dẫn Mai Xuân Thưởng vào cuộc chiến đấu với vị trí chỉ huy. Thật sự ông là một vị chỉ huy mưu trí, dũng cảm, xứng đáng với lòng tin của nghĩa quân. Truyện "Chiến thắng Đồng Vụ" kể rằng, một lần giặc Pháp từ Quy Nhơn kéo lên Phú Phong quyết tiêu diệt nghĩa quân. Được tin giặc đến, nghĩa quân hăng hái đòi đánh. Đánh là đúng. Nhưng cần phải có cách đánh để ít mà thắng được nhiều, lại tránh những hy sinh uổng phí. Nghĩa quân chờ đợi mưu lược của vị chỉ huy. "Ông Mai nhìn tướng sĩ mỉm cười đầy tin tưởng rồi phát binh mai phục các nơi hiểm yếu trên đường vào Đồng Vụ. Lệnh ban ra, ai nấy đều răm rắp tuân theo. Ông lại cử một nghĩa quân tiến ra đình Phú Phong đầu thú để dụ giặc..." Trận ấy, giặc bị lừa vào bẫy, bị đánh tan bởi một lực lượng nhỏ hơn rất nhiều lần, để rồi sau đó nghĩ đến Đồng Vụ mà hãi hùng. Thực chất mưu lược của Mai Xuân Thưởng là thuật dùng binh: nắm vững địa lợi nhân hòa, hiểu rõ địch, tin tưởng nghĩa quân, biết dựa vào dân để tạo sức mạnh. Những thắng lợi như vậy còn diễn ra nhiều lần như ở Cẩm Văn, Trường Úc, Thủ Thiện,...mà mỗi lần kể lại, nhân dân không ngớt ca ngợi mưu lược của vị Nguyên soái trẻ tuổi. Đến Nguyễn Thân, tên quỷ quyệt nổi danh, cũng phải thành thực thừa nhận: "Mai là người mưu lược, giỏi dùng kỳ binh, biết tổ chức chiến đấu, lại được lòng dân, dẫu súng to binh đông cũng khó có thể thắng được". Những thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân đã tô điểm trong lòng dân hình ảnh Mai Xuân Thưởng đẹp đẽ, hào hùng.
Trong thất bại, cũng đẹp đẽ, hào hùng không kém. Thất bại đáng rơi nước mắt là trận Bàu Sấu trong đó hình ảnh người anh hùng mãi mãi sáng ngời. Theo lời kể của cụ Phạm Diễn (An Nhơn), trận Bàu Sấu diễn ra suốt ba ngày đêm trong tinh thần quyết chiến của nghĩa quân. Đến khi chiến luỹ vỡ, giặc tràn vào như thác lũ. Nghĩa quân ta rã. Lúc ấy "giặc ba bề phủ vây, hò hét quyết bắt sống. Chỉ có mặt tây là vắng bóng giặc, nhưng đã có Bàu Sấu rộng mênh mông ngăn đường rút lui. Mai Nguyên soái người đã bị mấy vết thương, mồ hôi đẫm mình ngựa, máu xối đỏ chiến hào, vậy mà tay gươm vẫn loang loáng vung hăng hái..."(truyện Bàu Sấu). Ý ông quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Quả là hình ảnh đẹp đẽ đầy dũng khí. Vậy ra, cái đẹp mà nhân dân yêu mến ở đây không phải tính ở kết quả trận đánh, chính là khí phách hiên ngang, ý chí bất tử của ông. Đến đây đã hiểu rõ quan điểm của nhân dân. Xét người không phải chỉ ở chiến công. Thất bại mà giữ được khí tiết, thể hiện tinh thần bất khuất của nhân dân vẫn được xem là anh hùng, được sống mãi với muôn đời sau. Đây là lý do giúp ta hiểu vì sao phong trào Mai Xuân Thưởng thất bại nhiều hơn thành công, và cuối cùng bị dìm trong máu, vậy mà vẫn sống bất diệt trong lòng dân Nghĩa Bình tròn thế kỷ nay.
Có lẽ, nhân dân muốn thể hiện ông là một chủ tướng nặng tình nghĩa hơn là một Nguyên soái giàu chiến công cho nên, con người chiến đấu Mai Xuân Thưởng tuy không mờ nhạt nhưng ít được kể đến.
Rõ nhất, sinh động nhất vẫn là hình ảnh Mai Xuân Thưởng trong mối quan hệ với mọi người. Ở đây nổi bật một con người trọn lòng với dân với nước; một tấm lòng nhân ái, bao dung, trung hiếu, tiêu biểu cho phẩm chất, đạo đức của dân tộc.
Có thể kể đến tấm lòng của Mai Nguyên soái đối với tướng sĩ, nghĩa quân. Ông là một chủ soái được trọn quyền chỉ huy. Nhưng cái để gắn liền ông với nghĩa quân không phải là quyền lực mà là tấm lòng. Ông thông hiểu, tin tưởng, yêu thương nghĩa quân như đối với chính mình. Từng cùng ăn uống, tập luyện, sinh hoạt với nghĩa quân như anh em. Đứng trước ba quân bàn quốc sự, ông hay "mỉm cười nhìn nghĩa quân đầy vẻ tin tưởng". Xây dựng chiến luỹ Bàu Sấu trong tình thế đầy khó khăn; "ông hay mặc áo đen, cưỡi ngựa hồng, qua lại trên mặt luỹ nói lời vui vẻ để khích lệ nghĩa quân...Nghĩa quân thấy ông là tinh thần thêm hăng hái, làm việc không biết mệt mỏi (truyện Ngựa hồng cứu chủ). Có truyện kể rằng, quản trấn Trần Ngã và tham vấn Võ Phòng Mậu cùng được Mai Nguyên soái tin yêu, giao cho việc trấn thủ Thứ Hương Sơn. Hai người hiềm khích nhau. Tham Mậu ra lệnh chôn sống quản Ngã (Nhã ?). Được tin Mai Nguyên soái tức tốc phi ngựa đến. Nhưng đã muộn. Ông chỉ kịp sai người đào lên cái xác đã lạnh cứng. Lòng thương bạn có thể thấy được trên khuôn mặt ràn rụa nước mắt. Cũng vì thương mà ông căm giận người bạn phản bạn. "Ông Mai tay nắm chặt đốc gươm, nhìn tham Mậu, giận dữ: -Ông đã phụ lòng ta nỡ đặt cờ và .?.. lên trên sinh mạng nghĩa quân, lại nhẫn tâm giết hại bạn mình, tội thật đáng chết". Nhưng Mai Nguyên soái đã không rút gươm ra, giọng trở nên trầm tĩnh: - Nhưng lẽ nào ta lại giết thêm một người nữa trong khi cuộc chiến đang cần tướng giỏi biết thương nước thương dân. Ông phải hiểu bụng ta. Hãy vì nghĩa quân mà lo việc chiến đấu". Ông Mậu, ông Trì cúi đầu im lặng, cảm động trước tấm lòng bao dung của Mai Nguyên soái (truyện Đức bao dung). Mai Xuân Thưởng đã xử sự sáng suốt, thương tiếc người bạn đáng lẽ phải được sống, tha chết cho kẻ đáng tội chết. Nhân dân gọi đó là đức bao dung. Rõ hơn, còn thấy ở đó một tấm lòng biết vì nghĩa lớn. Chính vì vậy mà tướng sĩ và ngay cả kẻ đáng tội đều cảm kích, đáp lại bằng sự chiến đấu quên mình dưới ngọn cờ nghĩa của ông.
Có một điều tưởng hoang đường nhưng rất ý nghĩa, Mai Xuân Thưởng thân dù đã mất song hồn nặng tình nghĩa vẫn sống tha thiết. Truyện (Lễ cầu tiên) kể rằng, có lần hồn tiên nhập vào cơ (2) cứ đòi gặp cụ Nghè Trì lúc đó đang buồn vẩn vơ tạo Vân Sơn. Tiên nói đúng ý thơ cụ Nghè định làm. Hai bên cùng đàm đạo, xướng họa bằng thơ hàng buổi trời. Tình ý trong thơ cao siêu, ít ai hiểu thấu. Cụ Nghè có câu "Nghìn năm sơn nhạn nương theo bóng". Hồn tiên phê câu ấy có ý buồn, chán đời, bèn đối: "Một gánh quân thân gởi lại chàng". Đến đấy, Nghè Trì hiểu ý bưng mặt khóc lớn: "Mai Nguyên soái ! Mai tướng công ! Cố nhân ơi, xin ghi nhớ tấm lòng của cố nhân". Từ đấy, cụ Nghè Nguyễn Trọng Trì dẹp hẳn nỗi buồn chán, thất vọng, dốc hết sức mình dạy dỗ học trò những điều ích dân, lợi nước.
Cái vỏ của câu chuyện kể là sự mê tín, phi hiện thực, nhưng từ đó đã sáng tỏ một điều rất thực, ấy là lòng tin của nhân dân đối với tấm lòng của Mai Nguyên soái. Ông đã mất mà vẫn như còn, vẫn đậm tình tri kỷ, nặng lòng nước non, và vẫn đốt nóng nhiệt tình yêu nước đang dần nguội lạnh trong lòng người sau lần thất bại.
Tấm lòng của Mai Xuân Thưởng đối với mẹ cũng thật cảm động. Đó là lòng hiếu của một nho sĩ tuân phục lễ cương thường, lòng kính yêu mẹ chí tình của một đứa con biết trọng đạo lý. Cha mất sớm, Mai Xuân Thưởng chỉ còn có mẹ già. Đối với ông nghĩa vụ thiêng liêng lúc ấy là việc phụng dưỡng mẹ. Nhưng nghĩa vụ của nước thiêng liêng hơn, và cũng là cách phụng dưỡng mẹ xứng đáng hơn, đã dẫn ông vào con đường chiến đấu. Ông xả thân chiến đấu vì nghĩa lớn, một phần cũng vì mẹ, bởi Thái mẫu lúc nào cũng mong muốn ông "phải sống cho nên người". Trong trái tim bận rộn việc nước, luôn có chỗ cao quý dành cho hình bóng mẹ già kính yêu. Xong những buổi tập quân, Mai Nguyên soái không quên ghé lại thăm mẹ, kính cẩn vâng lời mẹ dặn dò. Tương truyền, khi thất trận Bàu Sấu, phải dấu mình ở mật khu Linh Đổng, ông Mai không ngớt nhớ thương mẹ. Biết tin Trần Bá Lộc ráo riết lùng bắt thân quyến nghĩa quân còn trong mật khu để tra khảo, lòng ông Mai đã quyết hy sinh nhưng vẫn trăm chiều lo lắng cho mẹ già (lúc ấy đang được nuôi dấu trong dân). Tâm tình ấy được gói trọn trong câu ca gởi bạn:
Chim kêu dưới suối Đá bân
Em còn chút mẹ cậy chàng viếng thăm.
Các nhân sĩ còn lánh trong dân hiểu ý, vận động giúp đỡ nuôi dấu Thái mẫu chu tất hơn. Có người gởi lại câu đáp:
Chim kêu dưới suối tình tang
Cũng vì chút nghĩa đá vàng xin vâng
Câu ca mang ý tình sâu, thiết tha như lời nhắn nhủ, yêu đương. Nó đã che mắt giặc, làm lay động những trái tim đồng điệu.
Về chữ hiếu của Mai Xuân Thưởng, nhân dân vẫn còn nhắc đến nhiều. Mọi người thương mến, cảm thông nỗi đau đớn, vật vã của ông khi hay tin mẹ già bị tra tấn, nhưng hành động nộp mình cứu mẹ đã khiến người ta tiếc rẻ. Có sự phê phán trong dòng nước mắt vừa tiếc thương vừa kính phục. Kính phục một nghĩa cử cao đẹp vì mẹ quên thân, nhưng không khỏi tiếc thương vận mệnh của cuộc chiến đấu dễ dàng đặt dưới chữ hiếu, nặng tư tưởng phong kiến. Cho nên nhiều người đã không muốn tin chuyện Mai Nguyên soái tự nộp mình cho giặc. Có chuyện kể khác đi, ông Mai không nộp mình bao giờ. Ông bí mật đưa được mẹ vào mật khu, rồi cùng bị bắt trong chuyến vượt đèo Phú Quý, định vào Phú Yên gây dựng lực lượng. Đối với nhân dân, dẫu Mai Xuân Thưởng có nộp mình thì đấy vẫn không phải là hành động đầu hàng. Một người tự hào nhắc hoài câu nói khảng khái của ông thét vào mặt quân thù khi chúng ngọt ngào dụ dỗ: "Im đi. Ở đây chỉ có đoạn đầu tướng quân không có hàng đầu tướng quân". Hình ảnh ông hiên ngang chịu chém đầu, mãi mãi đọng trong lòng tôn kính của nhân dân: "Ông mặc áo the thâm, đầu quấn khăn điều, đi đầu trong đoàn nghĩa sĩ sắp phải chịu hành hình. Bước lên giàn chém, ông bình thản đưa mắt nhìn xuống dân chúng như thể tạ từ, rồi hướng về phía Bắc lạy hai lạy, hướng về quê nhà lạy bốn lạy. Bọn đao phủ thấy vậy không dám thúc hối. Ông còn rút trong người buông xuống một mảnh áo lụa đã viết sẵn bài thơ tuyệt mạng:
Chết nào chịu chết, chết như chơi
Chết bởi vì dân, chết bởi đời
Chết hiếu chi nài xương thịt nát
Chết trung bao quản cổ đầu rơi
Chết nhân tiếng đề bia nghìn thuở
Chết nghĩa danh thơm rạng mấy đời
Thà chịu chết trong hơn sống đục
Chết nào chịu chết, chết như chơi.
(truyện Mai Xuân Thưởng thọ hình).
Chính trong giây phút sắp chết, Mai Xuân Thưởng đã sống sinh động, đẹp đẽ hơn cả. Từ vẻ mặt bình thản, toát lên khí phách hào hùng. Lòng trung, hiếu, nhân, nghĩa sáng ngời trong những cái cúi lạy tạ từ cuộc đời để đi vào bất tử. Đặc biệt, bài thơ tuyệt mạng được xem như lời phát ngôn cho tư tưởng bất khuất của nhân dân. Cho nên, nó được nhân dân ấp ủ, lưu truyền, giặc Pháp không tài nào ngăn được.
Những câu truyện kể quả là tư liệu quý giá để tìm hiểu về nhân vật lịch sử Mai Xuân Thưởng. Trong đó còn có thể thấy được bóng dáng của triều đình Nguyễn trong thái độ thù địch, thủ đoạn thâm độc của Thực dân Pháp, rõ ràng nhất là bộ mặt nham hiểm, tội ác tày trời của bọn chó săn trứ danh như Nguyễn Thân, Trần Bá Lộc (truyện Lời hứa của Trần Bá Lộc).
Một điều vô cùng quý báu là lịch sử khó có thể ghi nhận đầy đủ ấy là lòng dân, ý dân gởi gắm trong lời kể, Mai Xuân Thưởng là nhân vật lịch sử có thật, nhưng con người ấy được lòng kính yêu, trí tưởng tượng phóng phú, kỳ diệu của nhân dân xây dựng thành hình tượng đẹp đẽ hơn sự thật. Cho nên, dễ dàng chấp nhận những yêu tố hoang đường, phi lịch sử do trí tưởng tượng dựng nên. Đôi khi còn xem đó là thái độ chân thật nhất của nhân dân đối với nhân vật họ yêu mến. Sự thật, không thể có bà tiên nào cầm cành mai duy nhất một bông trao tay quan chủ khảo báo điềm ứng họ Mai (truyện Điềm ứng họ Mai), nhưng hình ảnh bông mai vàng thắm thiết, thanh khiết được nói đến chính là lòng tin của nhân dân hướng về Mai Xuân Thưởng, tin vào sự nghiệp đánh Tây của ông. Cũng vậy, ngựa hồng của Mai Nguyên soái trong tình thế hiểm nghèo bỗng cất tiếng hí vang, dậm vó cất mình bay qua Bàn Sấu mênh mông đưa chủ thoát vây, chính là sức mạnh hỗ trợ của nhân dân bằng trí tưởng tượng kỳ diệu, cũng như trong truyện cổ tích, tiên bụt thường xuất hiện kịp thời giúp đỡ người hiền.
Nói chung, nhân dân xuất hiện trong các truyện kể không nhiều, nhưng luôn là chỗ dựa, là tư tưởng để soi sáng hình ảnh nhân vật chính. Ủng hộ cuộc khởi nghĩa, "nhân dân gánh lúa nộp kho, đi đen đường" (truyện Chiến thắng Đồng Vụ). Tham gia chiến đấu, nhân dân địa phương chặt tre đan bồ, kết hàng rào, cùng nghĩa quân quyết tử giữ đồn (truyện sự tích Gò Súng bắn)...Tham Mậu ra đầu thú bị cọp tàu cau vật chết, ấy cũng là sự trừng trị nhân dân dành cho kẻ phản bội (truyện Đức bao dung). Đáng chú ý, khi cuộc ứng nghĩa đã bị dìm trong máu, chủ tướng đã chịu đầu rơi, tư tưởng chiến đấu của nhân dân vẫn nguyên vẹn, sáng ngời. Tương truyền sau khi thất trận Bàu Sấu, Mai được thoát vây, theo đường tắt vào mật khu Linh Đổng. Khi ngang qua Đồng Vụ, tay ông Mai vẫn còn cầm một đoạn tre ngô thay cho thanh gươm đã gãy. Vị chủ soái thương cảm nghĩ đến nghĩa quân chết trận, luỵ nhỏ ròng ròng. Ông ngửa mặt lên trời khấn rằng: "Nếu trời chưa dứt cơ nghiệp đánh Tây của Mai này thì xin đoạn tre tươi xanh. Bằng như mọi việc đến đây là dứt thì nó cứ héo tàn". Nói xong ông Mai cắm ngọn tre xuống đất rồi phi ngựa đi (truyện Sự tích rừng tre ngô).
Tre vẫn còn đó, mọc thành rừng dày đặc, vươn ngọn cao vút, xanh thắm một vùng như lòng dân nguyên vẹn, vậy mà chủ tướng đã vội nộp mình. Lúc ấy, nhân dân chưa có lý luận để nhận ra chỗ hạn chế trong tư tưởng của Mai Xuân Thưởng. Nhưng rõ ràng có sự phê phán. Phê phán bằng tấm lòng thành và niềm tin bất diệt. Mai Xuân Thưởng đã mất, nhưng niềm tin vẫn còn. Tư tưởng đánh Tây cứu nước của nhân dân, như rừng tre ngô vẫn còn đó. Điều ấy còn có thể nhận thấy trong câu ca lưu truyền:
Ngó vô Linh Đổng mây mờ
Nhớ Mai Nguyên soái dựng cờ đánh Tây
Hầm Hô cử nước còn đây
Khí thiêng đất nước nơi này vẫn thiêng
Một trăm năm qua, thời gian đủ để xóa mờ bao nhiêu thứ, trong đó có sự khủng bố thù hằn của triều Nguyễn, sức huỷ diệt của chiến tranh, vậy mà hình ảnh Mai Xuân Thưởng vẫn sống trong lòng nhân dân nguyên vẹn. Quả lòng dân là trang sử vô giá, vĩnh viễn ghi giữ được cái đẹp mà họ mến yêu. Khai thác, tìm hiểu, đánh giá truyện kể dân gian về Mai Xuân Thưởng là việc làm cần nhiều công sức và thời gian. Còn phải chờ đợi những công trình sưu tầm nghiên cứu qui mô hơn. Nhưng sẽ thật đáng tiếc nếu như chúng ta bỏ qua, hoặc xem thường những truyện kể dân gian về Mai Xuân Thưởng, cái mà nhân dân Nghĩa Bình đã ấp ủ, giữ gìn hàng thế kỷ nay.
---------------
Chú thích: (1) Mai Xuân Thưởng trẻ tuổi nhưng nhân dân vẫn gọi bằng ông để tôn kính.
(2) Cơ: Mảnh gỗ đáy hòm tiện hình trái tim dùng trong trò cầu tiên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét