CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 9: KHÁM PHÁ NÚI LỬA

(ĐC sưu tầm trên NET)

Phát hiện núi lửa lớn nhất thế giới ngoài khơi Nhật Bản

Cập nhật lúc 10:29, Chủ Nhật, 08/09/2013 (GMT+7)
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra rằng núi lửa Tamu Massif, nằm dưới đáy biển ngoài khơi Nhật Bản có diện tích lên tới hơn 310.000 km vuông, là núi lửa lớn nhất thế giới, và thậm chí nằm trong số núi lửa lớn nhất cả hệ mặt trời.
Hình ảnh về Tamu Massif được tái hiện thông qua máy quét
Hình ảnh về Tamu Massif được tái hiện thông qua máy quét
Nằm cách bờ biển Nhật Bản khoảng 1600 km, chân của ngọn núi lửa thuộc Thái Bình Dương này nằm cách mặt biển khoảng 6,4 km và được hình thành khoảng 145 triệu năm trước.
William Sager, giáo sư đại học Houston đã nghiên cứu dãy núi lửa này suốt hơn 20 năm, nhưng gần đây mới phát hiện Tamu Massif chỉ là một ngọn núi lửa. Nghiên cứu của ông được xuất bản trên số mới đây của tạp chí Nature Geoscience.
Trước đó, đã có nhiều tranh luận về việc Tamu Massif là một quần thể núi lửa, hay chỉ là một ngọn núi lửa. Một ví dụ về quần thể núi lửa có thể kể đến là Đảo Lớn của Hawaii, bao gồm 4 núi lửa.
Trước khi Tamu Massif được phát hiện, núi lửa Mauna Loa từng được xem là núi lửa còn hoạt động lớn nhất thế giới. Nhưng diện tích của Mauna Loa chỉ bằng 1/6 so với Tamu Massif.
Tamu được đặt tên theo đại học Texas A&M, nơi ông Sager đang làm việc khi ông lần đầu nghiên cứu dãy núi này, vị giáo sư khẳng định với kênh truyền hình CBS của Mỹ.
Chuyên gia này chia sẻ phỏng đoán sát nhất của họ về Tamu Massif cũng chỉ là đây là một quần thể núi lửa. Nhưng trong năm 2009, nhóm của ông bắt đầu nghiên cứu về ngọn núi với những thiết bị hiện đại hơn trên con tàu Marcus G. Langseth. “Con tàu này giống như kính viễn vọng không gian với chúng tôi”, Sager cho biết.
Nếu đây là một quần thể núi lửa, những dung nham chảy ra từ Tamu Massif sẽ cho thấy có nhiều tâm khác nhau. Nhưng sự thực điều họ quan sát được lại khác. “Các cấu trúc đều hướng về trung tâm. Đó là khi chúng tôi nhận ra đây thực sự là một ngọn núi lửa lớn”, ông Sager nhớ lại.
Nhóm nghiên cứu cũng khoan sâu 170 m vào sườn của núi lửa. “Nó cũng chỉ giống như lấy kim đâm voi”, vị giáo sư cho biết thêm. “Chúng tôi đã phân tích các dòng dung nham, có chỗ dày tới 22,9m, và đã lấy được thông tin và khớp nối với các hình ảnh về địa chất”.
Những mẫu vật lấy được từ đỉnh ngọn núi lửa cho thấy, nó từng nằm ở vùng nước nông, nhưng chưa bao giờ vượt lên trên mặt biển. Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu thêm xem vì sao ngọn núi này chưa hề nhô lên trên mặt biển.
Theo CBS

Núi lửa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Volcano scheme.svg
Mặt cắt núi lửa
1. Magma chamber- Lò mácma
2. Country rock- đất đá
3. Conduit (pipe)- ống dẫn
4. Base- chân núi
5. Sill- mạch ngang
6. Branch pipe- ống dẫn nhánh
7. Layers of ash emitted by the volcano- lớp tro đọng lại từ trước
8. Flank- sườn núi
9. Layers of lava emitted by the volcano- lớp dung nham đọng lại từ trước
10. Throat- họng núi lửa
11. Parasitic cone- chóp "ký sinh"
12. Lava flow- dòng dung nham
13. Vent- lỗ thoát
14. Crater- miệng núi lửa
15. Ash cloud- mây bụi tro
Núi lửanúi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.
Trên thế giới, Indonesia, Nhật BảnMỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động.

Phân loại núi lửa

Theo hình thức hoạt động, núi lửa được chia thành 3 loại:
  • Núi lửa hoạt động
  • Núi lửa đang ngủ
  • Núi lửa đã tắt

Tổng quan


Hai núi lửa Bromo và Semeru đang bốc khói tại đảo Java, Indonesia.
Hầu hết núi lửa và động đất xảy ra dọc theo ranh giới của hàng chục mảng thạch quyển khổng lồ trôi nổi trên bề mặt Trái Đất. Một trong những vành đĩa nơi động đất và phun trào núi lửa xảy ra nhiều nhất là quanh Thái Bình Dương, thường được gọi là Vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Nó gây ra các vụ chấn động và nung nóng trải dài từ Nhật Bản tới AlaskaNam Mỹ.
Vào năm 2000, các nhà khoa học đã ước tính ít nhất 500 triệu người sống gần khu vực núi lửa hoạt động,tương đương với dân số toàn thế giới vào đầu thế kỷ 17.
Trong 500 năm qua, có ít nhất là 300.000 người đã chết vì núi lửa. Từ năm 1980 đến 1990, núi lửa đã làm thiệt mạng ít nhất 26.000 người.

Núi lửa Mauna Loa tháng 5/2009, nhìn từ trên trực thăng
Núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới hiện nay đang nằm ở châu Mỹ. Đó là núi lửa Mauna Loa, cao 4.171 mét so với mực nước biển. Núi lửa Mauna Loa ở quần đảo Hawaii, giữa Thái Bình Dương.[2] Mauna Loa có đường kính vĩ đại 100 km. Ngoài 4.171 mét trên mực nước biển, chân núi nằm ở sâu hơn 5.000 mét dưới lòng Thái Bình Dương. Vì vậy, chiều cao thực sự của núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới là trên 9.000 mét. Với chiều cao đó nó thậm chí còn cao hơn đỉnh núi Everest.
Hiện tại (2013) Việt Nam không có núi lửa nào đang phun. Tuy nhiên trong lịch sử, cùng với vận động vỏ Trái Đất trong khu vực (Đông Dương, Đông Nam Á) đã có nhiều đợt núi lửa phun trào còn để lại vết tích trong kiến trúc địa lý[cần dẫn nguồn]. Ngày 15 tháng 2 năm 1923, cù lao Hòn thuộc Phan Thiết đã xảy ra động đất làm rung chuyển nhà cửa, kéo dài 1 tuần; thủy thủ trên tàu Vacasamaru của Nhật phát hiện một đám khói đen dựng đứng, kèm theo một cột hơi dày đặc bốc cao hơn 2.000 m cùng với những tiếng nổ mạnh phát ra từng đợt. Đến ngày 20 tháng 3 cùng năm, động đất và núi lửa phun lại xảy ra lần nữa.

Núi lửa Tvashtar trên vệ tinh Io của Sao Mộc.
Hình ảnh động tổng hợp từ 5 bức hình do tàu New Horizons của NASA chụp trong vòng 8 phút từ lúc 23h50 ngày 1/3/2007 theo giờ UT
Mặt Trăng của Trái Đất hiện không quan sát thấy núi lửa nào lớn đang hoạt động. Núi lửa Tvashtar trên vệ tinh Io của Sao Mộc là một trong những núi lửa còn hoạt động lớn nhất hệ Mặt Trời và do đó, lớn nhất vũ trụ hiện quan sát được.

Núi lửa và động đất

Những trận động đất thường để lại các dư chấn, có thể gây ra sóng thần.Động đất có thể làm dịch chuyển các mảng địa chất gây nên các vụ phun trào núi lửa .
Quan sát từ thực địa nhiều vùng và suy luận rằng: Núi lửa, động đất, đứt gãy đều do sự hoạt động của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ.Quan sát thấy núi lửa luôn nằm tại giao điểm của 4 đứt gãy. Do đó có thể nói: Núi lửa sinh ra động đất và đứt gãy. Đến lượt mình, các đứt gãy lại tạo điều kiện cho núi lửa chui ra mặt đất tại điểm yếu nhất của vỏ quả đất: nơi giao điểm của 4 đứt gãy. Động đất sẽ có cường độ mạnh nhất tại giao điểm của 4 đứt gãy và trên nóc của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ giàu quặng kim loại. Nhờ đó có thể dùng các phương pháp địa vật lý hàng không ( từ và trọng lực hàng không bằng máy bay và vệ tinh) để xác định tâm của các khối xâm nhập nông á núi lửa - cũng đồng thời là tâm chấn động đất đã xảy ra hoặc có thể tái hoạt động.

Các núi lửa đáng chú ý


Núi lửa Koryaksky trên bán đảo Kamchatk, miền Viễn Đông nước Nga.

Núi Teide trên đảo Tenerife (Tây Ban Nha).
Dưới đây là 16 ngọn núi lửa đáng chú ý theo IAVCEI:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH