Phút giây cảnh giác 7

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                      Vị khách thân thiện - Tiệm tạp hóa - Chiếc điện thoại


Những vụ lừa đảo 'siêu khủng' của các người đẹp

Dân Việt 36 liên quan

Là phận liễu yếu đào tơ, những người đẹp đã khiến cho xã hội phải sửng sốt vì những vụ lừa đảo “siêu khủng” lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Người đẹp Bùi Thị Thu Hằng chiếm đoạt lừa đảo trên 232 tỷ đồng
Năm 2013, Bùi Thị Thu Hằng và đồng bọn đã gây chấn động với việc lợi dụng danh nghĩa của Công ty bảo hiểm Prudential để lửa đảo.
Nhung vu lua dao 'sieu khung' cua cac nguoi dep - Anh 1
Người đẹp "Siêu lừa" Bùi Thị Thu Hằng chịu mức án chung thân. Ảnh: Công Lý
Cụ thể, từ tháng 4.2010 đến đầu tháng 9.2011, Hằng giả mạo là trưởng phòng kinh doanh sau đó giả là “Giám đốc văn phòng phát triển kinh doanh công ty tại khu vực Quảng Ninh. Hằng đã lôi kéo chồng là Nguyễn Văn Hùng cùng một số người làm thuê trong hiệu tóc của Hùng tham gia.
Hằng tổ chức đào tạo số người này thành nhân viên đi tiếp thị, giả mạo là đại lý của Công ty Prudential. Hành vi của thị đã lừa đảo hàng chục người dân nhẹ dạ cả tin chiếm đoạt tải sản trị giá trên 232 tỷ đồng. Ngày 17.10.2013 Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh tuyên án chung thân với Bùi Thị Thu Hằng, đối với những bị cáo khác bị phạt từ 3-13 năm tù.. Ngoài ra, Hằng và đồng bọn còn phải bồi thường thiệt hại cho các bị hại với số tiền trên 200 tỷ đồng.
Nguyễn Thị Hoàng Hoa, nữ tỉ phú hột xoàn lừa hàng trăm tỷ đồng
Trước đó, Nguyễn Thị Hoàng Hoa (SN 1968), ngụ đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, TP.HCM cũng từng khiến nhiều gia đình điêu đứng với cú lừa lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Hoa lấy lòng tin của mọi người với thương hiệu tự xây dựng là “tỉ phú hột xoàn”. Với lý do cần vốn để kinh doanh Hoa đã đưa ra mức lãi cao, vay hàng vài chục tỷ đồng của bạn hàng.
Nhung vu lua dao 'sieu khung' cua cac nguoi dep - Anh 2
Nguyễn Thị Hoàng Hoa trước vành móng ngựa. Ảnh: Zing
Hoa tung tin mình đang nâng cấp xưởng giày dép, đầu tư vào các sòng bài tại Campuchia …Khi có người tỏ ý nghi ngờ về sức mạnh tài chính, bà Hoa lập tức dẫn họ đến đến các “cơ sở của mình” như xưởng sản xuất giày dép, công ty kinh doanh điện máy, trung tâm kiểm định đá quý….
Bằng thủ đoạn này, từ tháng 6.2009 – 4.2010, thị đã chiếm đoạt của 7 bị hại với số tiền lên tới hơn 131,6 tỉ đồng. Số tiền đó thị dùng để đánh bài tại Campuchia, đi du lịch tại nhiều nước châu Âu, châu Á... Ngoài ra còn dùng để chi trả lãi và trả một phần gốc cho các chủ nợ.
Đến đầu năm 2010, việc chi trả ngưng trệ nhiều chủ nợ đến đòi tiền Hoa tiếp tục viện lý do mua nhà và đưa giấy tờ nhà ra nên các nạn nhân tiếp tục dồn tiền tỷ cho thị.
Giữa năm 2010, Hoa khóa máy và bỏ trốn. Ngày 3.4.2012, TAND TP.HCM quyết định tuyên phạt bị cáo với mức án chung thân.
Người đẹp 9X Nguyễn Thị Xuân lừa lấy tiền tỷ
Nhiều người dân Quảng Nam chắc hẳn chưa quên được Nguyễn Thị Xuân (trú xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, Quảng Nam) với vụ lừa đảo rúng động.
Nhung vu lua dao 'sieu khung' cua cac nguoi dep - Anh 3
Người đẹp 9X Nguyễn Thị Xuân lừa lấy tiền tỷ với thủ đoạn buôn bán bào ngư xuất đi Trung Quốc. Ảnh: Dân Trí
Sở hữu vẻ bề ngoài xinh đẹp, có học vấn và tài ăn nói như rót mật vào tai, Xuân tạo được niềm tin cho nhiều người và rồi trao tiền tỉ cho cô nàng buôn bán bào ngư xuất khẩu qua Trung Quốc lãi cao.
Để củng cố niềm tin đó, người đẹp sinh năm 1991 đã đầu tư tìm hiểu những biến động của thị trường bào ngư và thông tin cho các nạn nhân. Khoảng đầu năm 2016 đến đầu tháng 9.2016, Xuân nói dối rằng cần người góp vốn để mở rộng làm ăn nên rủ nhiều người tham gia góp tiền với mình để kinh doanh, rồi ăn chia lợi nhuận.
Tin lời “nữ doanh nhân trẻ” nhiều nạn nhân đã góp vốn với tổng số tiền ước tính lên đến trên 6 tỷ đồng. Thế nhưng, số tiền lãi và gốc góp càng ngày càng lớn khiến thị không xoay kịp, Xuân đã không trả tiền cho người góp vốn.
Qua điều tra, Công an tỉnh Quảng Nam đã xác định Xuân không kinh danh hàng hải sản bào ngư xuất khẩu sang Trung Quốc như đã nói mà là huy động tiền của nhiều người quen biết bằng hình thức góp vốn rồi lấy tiền của người này trả lãi cho người kia theo kiểu xoay vòng. Ngày 29.9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã bắt tạm giam 4 tháng đối với Xuân.
Nữ cán bộ ngân hàng "ôm" hàng trăm tỷ đồng bỏ trốn
Vừa mới đây, thông tin nữ cán bộ ngân hàng Phòng giao dịch Bãi Cháy của Ngân hàng Quốc tế VIB (tại phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long) Bùi Phương Thảo ôm khoản tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng rồi bỏ trốn đang trở thành tâm điểm của dư luận cả nước.
Nhung vu lua dao 'sieu khung' cua cac nguoi dep - Anh 4
Cựu cán bộ ngân hàng phòng giao dịch Bãi Cháy Bùi Phương Thảo
Với danh nghĩa cá nhân, Thảo vay tiền của nhiều người với lãi suất thấp và cho vay với lãi cao để hưởng chênh lệch. Để tạo niềm tin với nạn nhân thị đã sử dụng con dấu của Phòng giao dịch Bãi Cháy đóng dấu.
Trong suốt một thời gian dài, Thảo đã vay tiền của 13 người với tổng số tiền 56 tỷ đồng, sau đó cho người khác vay lại 50,2 tỷ đồng. Số tiền còn lại Thảo dùng để trả tiền lãi cho nạn nhân và chi tiêu cá nhân. Vì số người Thảo cho vay tiền chưa hoàn trả được nên đến nay Thảo không còn khả năng thanh toán lại cho nạn nhân.

7 vụ lừa đảo làm chấn động thế giới không thể không xem, bất ngờ với sự thật trong thảm kịch ngày 11/9

In Đời Sống


daiokkkk


Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, con người đang tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin đa dạng và nhanh nhạy hơn. Tuy nhiên, cùng với đó, nguồn gốc và chất lượng của thông tin cũng trở nên khó kiểm soát..

Điều này đã phần nào giúp cho những người dưới đây có cơ hội “vẽ” ra những lời nói dối nổi tiếng trên phương tiện truyền thông nổi tiếng thời hiện đại. Tuy nhiên có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên trước những lừa dối quy mô vẫn tiếp tục diễn ra ở thời đại internet toàn cầu hiện nay.
Dưới đây là những vụ lừa dối kinh điển trong lịch sử nhân loại:
1. Tania Head – “nạn nhân” sống sót của sự kiện 11/9


Sự kiện 11/9 thực sự là một quả bom làm rung chuyển cả nước Mỹ. Dư âm của thảm kịch năm 2001 này còn kéo dài nhiều năm sau khi sự kiện kết thúc. Trong khoảng thời gian “bối rối” sau thảm kịch, với câu chuyện của mình, Tania Head nổi lên như một biểu tượng của hy vọng và sức sống.
Cô đại diện cho những cá nhân may mắn sống sót thoát khỏi thảm kịch và thậm chí còn trở thành chủ tịch của “Hội những người thoát chết Tòa Tháp Đôi WTC”.

Câu chuyện về sự may mắn, sống sót khỏi cuộc thảm kịch của cô trở nên nổi tiếng đến nỗi đã được mang đi kể ở khắp nơi, đưa tên tuổi Tania lên tầm vóc quốc gia.
Vào cuối năm 2003, Tania Head xuất hiện trên báo chí truyền thông nước Mỹ với câu chuyện bi thương và đẫm lệ. Không ai có thể cầm lòng khi nghe Tania thuật lại sự thoát chết của mình trong đường tơ kẽ tóc.

Chuyện kể rằng, vào buổi sáng trước khi máy bay đâm vào tòa nhà nơi cô đang làm việc, Tania đã nhận lời nhờ của bạn đồng nghiệp chuyển chiếc nhẫn cưới cho vợ anh ấy ở tầng dưới.
Bởi vậy cô đã được cứu thoát với sự trợ giúp của người lính cứu hỏa. Cô bị thương, phải đưa vào viện cấp cứu và chỉ tỉnh sau 5 ngày mê man. Sau khi tỉnh dậy, cô đau buồn nghe tin người chồng sắp cưới của mình – Dave mãi chôn vùi trong tòa cao ốc WTC.

Phải 6 năm sau, câu chuyện anh hùng này mới bị phát hiện là hoàn toàn giả dối. Tania thậm chí còn không hề ở gần hai tòa cao ốc khi sự kiện xảy ra và dĩ nhiên không có chi tiết nào trong câu chuyện này là thật.
Nhiều người tỏ ra vô cùng bất bình khi trong vòng 6 năm trời, người phụ nữ này đã lừa dối cả nước Mỹ, một cách dễ dàng và thản nhiên chỉ bằng một câu chuyện bịa đặt không chứng cớ.
2. Han van Meegeren đạo tranh danh họa Vermeer

Han van Meegeren là một họa sĩ không thực sự được đánh giá cao nên quyết định lừa các chuyên gia để họ thừa nhận tài năng của ông. Van Meegeren làm giả bức tranh “Các môn đệ trên đường Emmaus” tỉ mẩn đến từng chi tiết từ vết nứt cho đến độ cứng của bức tranh cổ. Tác phẩm giống thật tới mức khiến giới chuyên môn tin rằng đó là bức tranh nguyên bản. Meegeren bị bắt khi đang cố gắng bán kho báu quốc gia cho phát xít Đức. Để thoát tội, Meegeren buộc phải khai nhận kho báu đó chỉ là những bức tranh giả do ông tạo ra.

3. Tự thiêu giả mạo tại quảng trường Thiên An Môn lừa dối hơn 1,3 tỷ dân Trung Quốc và thế giới năm 2001
Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công – một môn khí công tu luyện cổ xưa vào ngày 20 tháng 07 năm 1999. Để biện minh cho cuộc đàn áp, ĐCSTQ đã liên tục lan truyền những tuyên truyền vu khống phỉ báng Pháp Luân Công, và kích động lòng hận thù đối với các học viên. Sự tuyên truyền mà khiến nhiều người bị lừa nhất là “vụ tự thiêu giả mạo tại Thiên An Môn”.
Video:
16 năm trước, vào ngày 23 tháng 01 năm 2001, năm người đã tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Trong vòng vài giờ sau sự kiện này, những cảnh quay rùng rợn đã liên tục phát sóng trên các phương tiện truyền thông nhà nước trên toàn Trung Quốc, cũng như khắp thế giới, với các báo cáo tuyên bố rằng những người tự thiêu là học viên Pháp Luân Công.
tuthie
Một số điểm nghi vấn sau đoạn clip tự thiêu tại Thiên An Môn đã được chỉ ra:
1. Chỉ bốn ngày sau “vụ tự thiêu,” bé gái Lưu Tư Ảnh, người được cho là đã được phẫu thuật mở khí quản sau khi bị bỏng nặng, đã có thể trả lời phỏng vấn và thậm chí còn hát được.
2. Phân tích một chuỗi những đoạn phim quay chậm cho thấy Lưu Xuân Linh, người được cho là bị chết cháy, đã bị đánh mạnh vào đầu, khiến cô  ngã gục xuống đất.
3. Công an không thường xuyên mang bình cứu hỏa trong khi đang tuần tra trên Quảng trường Thiên An Môn. Tuy nhiên, chỉ trong vài phút sau khi “vụ tự thiêu” bắt đầu, họ có thể lấy ra hơn 20 bình cứu hỏa và chăn dập lửa từ hai xe công an, để ứng phó với sự việc “bất ngờ”.
4. Trong đoạn phim của CCTV về “vụ tự thiêu Quảng trường Thiên An Môn,” toàn bộ thân thể của “nạn nhân bị bỏng” được băng bó (không phải là cách trị bỏng điển hình), và những phóng viên phỏng vấn không mặc quần áo bảo hộ hay thậm chí là mặt nạ.
5. Chai Sprite bằng nhựa được cho là chứa xăng vẫn còn nguyên vẹn giữa hai chân của “người tự thiêu” Vương Tiến Đông sau vụ cháy. Tóc rất dễ cháy, nhưng sau vụ cháy tóc của Vương Tiến Đông không bị ảnh hưởng.
6. Ba người được cho là “Vương Tiến Đông” xuất hiện trong các tin tức của phương tiện truyền thông nhà nước. Lần phỏng vấn gần đây nhất cho thấy “Vương Tiến Đông” trông rất khác với người xuất hiện vào năm 2001. Phân tích giọng nói (được thực hiện bởi phòng phân tích giọng nói thuộc Đại học Đài Loan) của lần phỏng vấn “Vương Tiến Đông” gần đây nhất và “Vương Tiến Đông” ban đầu đã chứng minh một cách thuyết phục rằng họ là hai người hoàn toàn khác nhau.
Ngoài ra, tờ Bưu điện Washington đã phát hành một báo cáo vào ngày 04 tháng 02 năm 2001 với tựa đề “Ngọn lửa thắp sáng màn đêm Trung Quốc”. Phóng viên đã đến Khai Phong, quê của Lưu Xuân Linh, một trong những người tự thiêu, để điều tra. Ông ấy báo cáo rằng hàng xóm của cô Lưu cho biết: “…chưa ai từng thấy cô tập Pháp Luân Công.”
Phim “Lửa giả” của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV), vốn kiểm tra và phân tích những điểm đáng ngờ của “vụ tự thiêu” trên Quảng trường Thiên An Môn, đã giành được giải danh dự tại Liên hoan Phim Quốc tế Columbia lần thứ 51 vào ngày 08/11/2003.
Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã dần đi đến hồi kết khi sự thật được phơi bày ra trước toàn thể người dân thế giới. Tại Trung Quốc, những người từng tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, v.v…. cũng rớt đài từng người từng người một thông qua chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của ông tập Cận Bình.
4. Lori Stilley – Kẻ lợi dụng lòng hảo tâm của người khác – 12.000 USD
Năm 2011, Lori Stilley thông báo với tất cả mọi người là mình mắc ung thư thời kỳ cuối, không còn sống được bao lâu. Chính vì thế, tất cả người thân, bạn bè cùng những mạnh thường quân khác đã quyên tiền giúp vô vượt qua căn bệnh này.
hay
Ngoài ra, với bản tính thực dụng, Lori còn lợi dụng họ khao cô miễn phí những bữa ăn, tiệc cùng và thậm chí đám cưới của mình và kiếm được hơn 12.000 USD. Tiếp đến cô quyết định viết 1 cuốn hồi ký dạng ebook về những lúc bản thân chống chọi với căn bệnh này và bỏ túi được thêm 3.000 USD. Tuy nhiên, giấy không gói được lửa và sau đó mọi chuyện vở lở. Cô bị mọi người chế nhạo và bị phạt 500 giờ công ích. Trong chuyện này, có lẽ người đau khổ nhất chính là người thân của cô.
5. Trò chơi khăm kì quái về nhà tỷ phú Howard Hughes
Howard Hughes (1905 – 1976) là một người nổi tiếng lập dị. Ông được biết đến là nhà tỷ phú sống ẩn dật với thói quen giữ lại những lọ nước tiểu, luôn sợ hãi vi khuẩn và dùng hộp giấy làm giày. Những tranh cãi xung quanh di chúc sau cái chết kì lạ của ông cũng trở thành một chủ đề bàn tán sôi nổi.

Theo đó, ông để lại 1/16 khối tài sản kếch xù của mình – khoảng 156 triệu USD (tương đương 3.244 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại) cho một người vô danh tên là Melvin Dummar chỉ vì anh này đã cho ông đi nhờ một đoạn trên chiếc máy bay. Dummar khẳng định rằng, vào năm 1967, anh này đã phát hiện ra nhà tỷ phú người đang chìm trong vũng máu ở giữa đường. Anh đã cho ông đi nhờ máy bay đến Las Vegas và giúp đỡ ông chút tiền.

Câu chuyện hư cấu này của Dummar không giúp anh trở thành triệu phú, bởi sau khi điều tra người ta đã tìm thấy dấu vân tay của anh trên bản di chúc của Howard cùng với những lỗi chính tả ngốc nghếch mà anh để lại. Dù không thành công trong việc giả di chúc, Dummar sau đó lại biến thành một “ngôi sao” khi mà một đạo diễn quyết định dựng thành bộ phim điện ảnh dựa trên câu chuyện của anh.
6. Công chúa giả mạo
Năm 1920, Anna Anderson tuyên bố bà là công chúa Alias Anastasia, thành viên cuối cùng chưa rõ sống chết trong gia đình Sa hoàng Nicholas Ramanov. Bà khiến mọi người tin tưởng do có ngoại hình gần giống công chúa Anastasia cùng với hiểu biết sâu rộng về gia đình Ramanov và cuộc sống hoàng gia.

Anna Anderson (trái) bên cạnh ảnh thuở nhỏ của công chúa Anastasia.
Dù nhận được khoản tiền thừa kế, Anderson phải đối mặt với nhiều vụ kiện tụng cho đến khi qua đời vào năm 1986. Nhiều năm sau, thông qua đối chiếu ADN của Anderson với thành viên trong gia đình Ramanov, các chuyên gia kết luận Anderson là công chúa giả và toàn bộ gia đình hoàng tộc đã bị sát hại vào năm 1918.
7. Victor Lustig – Cú lừa đẹp nhất thế giới
Victor Lustig sinh năm 1890 tại Bohemia (khi đó thuộc Đế quốc Áo-Hung). Khi tốt nghiệp phổ thông Lustig đã thông thạo 5 thứ tiếng: Séc, Anh, Pháp, Đức, Ý. Sau một thời gian lang thang khắp châu Âu, Lustig quyết định định cư tại Paris. Tại đây Lustig học cưỡi ngựa, trở thành tay đua chuyên nghiệp, chơi cá cược và có được một cuộc sống khá sung túc.
kinh
Trong thập niên 1920, Lustig thường du lịch đến Mỹ và chỉ trong vài năm đã lừa đảo được hàng trăm ngàn đô la từ các ngân hàng và doanh nhân ở đây. Vào tháng 5 năm 1925, khi trở về Paris, Victor Lustig tình cờ đọc được tin tháp Eiffel sẽ được sửa chữa hoặc bị phá bỏ. Lustig quyết định lợi dụng việc này để lừa đảo. Vài ngày sau, với vai Thứ trưởng bộ Bưu điện Pháp và câu chuyện đầy thuyết phục về kinh tế cũng như tình hình Chính phủ của Pháp, ông đã dụ được 1 trong những nhà luyện kim mua tháp Eiffel. Sau đó, để tránh giới cảnh sát của Pháp, ông đã đến New York và tiếp tục lừa đảo, trong đó có cả tên gangster sừng sỏ Al Capone. Cuộc đời lừa đảo của ông bị chấm dứt vào năm 1935 với tội danh sản xuất tiền giả.
Thiên Nhẫn (TH)

Giật mình những chiêu lừa đảo trên mạng Internet



Hình ảnh Giật mình những chiêu lừa đảo trên mạng Internet số 1
(VnMedia) - <>Những trang rongbay.com,enbac, vatgia…đang là những trang mua bán online bị lợi dụng lừa đảo nhiều nhất. Nạn nhân của những vụ lừa đảo này đang lên tiếng và cảnh báo về những chiêu lừa đảo “ngoạn mục”.
Thương mại điện tử mới được phát triển ít năm gần đây tại Việt Nam. Cách giao dịch, mua bán trên mạng đang dần trở thành nhu cầu của nhiều người, bởi tính tiện lợi, tiếp kiệm thời gian, tiền bạc, rút ngắn khoảng cách vùng miền…Tuy nhiên cũng qua mua bán online, không ít người đã lừa đảo mà chỉ biết kêu trời. Nhiều chiêu lừa đảo tinh vi đến mức, đã cảnh giác cao độ rồi mà không qua khỏi kiếp nạn.
Trên một diễn đàn về Luật, P.L.B ở Lạng Sơn cho biết, tích cóp được hơn 2 triệu đồng, cuối tháng 1 vừa qua, B.P.L lên trang rao vặt rongbay.com để tìm mua điện thoại. Tìm được 1 địa chỉ có số thuê bao là 091xxxxxx địa chỉ tại Phường 9, Quận 3, TP. HCM, có nhu cầu bán chiếu điện thoại hiệu Nokia x7 chính hãng FPT với giá 2,5 triệu đồng.

Sau khi liên hệ với số điện thoại trên L được người đầu dây có tên là Tr (nữ) hướng dẫn gửi trước số tiền là 1,1 triệu đồng và Tr sẽ gửi hàng qua chuyển phát nhanh qua đường bưu điện. Để cẩn thận B đề nghị Tr gửi ảnh chụp chứng minh thư nhân dân để làm chứng.

B cũng đồng ý gửi trước 1 triệu đồng vào một số tài khoản mà theo Tr giới thiệu, đó là tài khoản của dượng chị ta. Sau khi gửi tiền, B nhận được điện thoại của Tr giãi bày rằng, bố của Tr biết chuyện bán điện thoại nên mắng chị ta vì chưa biết người mua là ai mà chỉ nhận có một nửa số tiền.

Sau đó B nhận được một cú điện thoại , xưng là bố của Tr và bị hỏi một thôi một hồi rằng B là ai, đáng tin cậy hay không…vv… sau đó ông ta yêu cầu B phải gửi nốt số tiền còn lại mới gửi máy điện thoại cho B, với lý do sợ bị...B lừa đảo. Để làm chứng ông này còn nói, đang giờ nghỉ trưa nên sẽ ra công an phường làm cái giấy mua bán và hỏi thông tin của B để ông ta làm giấy. Tất cả chừng ấy động tác của “ông bố dượng” đã khiến B rút nốt số tiền còn lại đem gửi ngay lập tức.

Sau đó B nhận được lời hẹn, sẽ nhận được hàng sau 36h kể từ lúc B gửi tiền, qua đường bưu điện. Đợi mãi đến tối mà không thấy hàng, B vội lên trang chủ của VNPT để định vị bưu kiện, lúc đó sực nhớ ra phải có mã bưu kiện nên B nhấc máy gọi lại cho “ông bố dượng” của Tr và lúc này B mới biết mình bị lừa, khi máy đổ chuông hoài mà tiếng người mất hút.

Cũng mới đây, một nạn nhân khác ở Yên Bái lên mạng chia sẻ bị quả lừa dù đã nêu cao cảnh giác. “Lang thang” trên mạng để tìm mua máy ảnh, T.M.T tìm được một người rao bán máy ảnh Canon DLRS 40D với giá 7 triệu đồng. Sau khi liên lạc, T được người bán hàng yêu cầu gửi trước 1 khoản tiền để làm tin.

Để tăng lòng tin, người bán còn “dễ dãi” rằng, sẽ gửi máy ảnh cho T, nếu không đồng ý thì có thể trả lại và họ sẽ gửi trả lại tiền. Nghe hợp lý T đã ra gửi trước 1,5 triệu đồng. Sau đó, người bán tiếp tục yêu cầu T gửi nốt số tiền còn lại mới chuyển máy. Người này cho T số điện thoại của nhân viên chuyển hàng để T có thể hỏi làm tin.

 Tuy nhiên sau khi T gọi điện hỏi, thông qua cách nói chuyện, T đã nghi ngờ họ là một. T đã lên Google để tìm kiếm thông tin về họ và T phát hiện hai người T đã giao dịch là bạn của nhau. Hai người này cùng ra thông tin bán máy ảnh đó, nhưng họ đăng tin với tên khác nhau, và địa danh cũng khác nhau trên nhiều trang web. Tìm kiếm thêm, T thấy họ rao bán rất nhiều thứ, chủ yếu là điện thoại đắt tiền, laptop với rất nhiều tên cũng khác nhau nhưng đều chung 2 số điện thoại của hai người đó. T đã gọi điện vào số điện thoại họ đã cho, máy đổ chuông nhưng người, tiền và hàng vẫn lặn tăm.


Hình ảnh Giật mình những chiêu lừa đảo trên mạng Internet số 2

                                   Enbac từng là trang mua bán bị lừa đảo nhiều
Cách đây hơn một năm, trên trang enbac.com, Ban quản trị mạng đã phải truy tìm những kẻ lừa đảo làm ảnh hưởng tới uy tín của trang mua bán này. Sau khi thông tin bắt được hai kẻ lừa đảo, mới biết rất nhiều nạn nhân bị lừa nhưng không biết kêu ai và họ đều tặc lưỡi coi như “ngu phí”, bởi chỉ mất cũng vài trăm nghìn hoặc vài triệu. Nhờ công an truy tìm một kẻ không biết là ai trên mạng để lấy lại vài trăm nghìn thì quả là mất thời gian.

<>Thương mại điện tử trá hình?
N.T.T là sinh viên của trường ĐHM, cũng đang là nạn nhân của một trò lừa đảo tinh vi đến mức T chỉ còn biết kêu “đúng là phải mất tiền ngu!”.

Thông qua một người bạn, N.T.T được giới thiệu đến một công ty đào tạo mua bán trực tuyến để làm thêm. T đã đến công ty này ở tại Khương Hạ, Hà Nội và được nghe “thuyết giáo” cách thức kiếm tiền. Rất đơn giản là T chỉ việc giới thiệu càng nhiều người vào hệ thống mua gian hàng ảo trên trang mua ban24.vn càng tốt. Giới thiệu 1 người thì được nhận 1,5 triệu đồng. Tuy vậy muốn vào làm, trước hết T phải bỏ ra 5,2 triệu đồng để mua một gian hàng ảo.

Không biết cô nhân viên ở công ty “thôi miên” kiểu gì, sinh viên nghèo như T phải chạy vạy tứ tung mang nộp ngay số tiền trên. Khi vào công ty này làm, T bỗng dưng nhận ra rằng, “gian hàng ảo này mình sẽ bán cái gì?, vốn đâu để mua hàng đưa lên mạng bán? “.Đem thắc mắc này hỏi nhân viên tư vấn tại công ty, T nhận được câu trả lời rằng “muốn bán gì thì bán!”, “vốn thì đi vay bạn bè”.
Duy có một cách thức được công ty này giảng dạy kỹ nhất đó là kĩ năng giao tiếp để làm sao lôi kéo, mời mọc bạn bè, người thân của mình vào mua gian hàng ảo với giá như T đã mua. Họ (Công ty đào tạo mua bán trực tuyến) không quan tâm những người tham gia sẽ kinh doanh cái gì mà chỉ quan tâm kéo được bao nhiêu khách hàng mua gian hảng ảo.
T cho biết, những người đến công ty này làm thêm chủ yếu là sinh viên. Mà sinh viên thì làm gì có vốn để kinh doanh trên mạng. “ Không biết em lú lẫn thế nào mà đi vay tiền mua gian hàng ảo. Giờ em đành chịu mất tiền để rút ra khỏi hệ thống, vì không muốn bạn bè, người thân mình giới thiệu vào cũng bị lừa như thế”, T than thở.
Trong chỉ vậy, khi T nộp số tiền 5,2 triệu đồng, Công ty này không hề viết hóa đơn hay giấy biên nhận gì, khiến giờ T muốn đòi tiền cũng bó tay.

Đinh Bách

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH