BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 107(Nguyễn Nhược Pháp)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp
Chùa Hương
Cuộc đời bi thương và 3 bức thư dưới gối của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp
13/05/2017 04:00 GMT+7
-Mẹ
mất khi còn bé thơ, cuộc đời nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp dường như luôn
lẩn quất những nỗi buồn. Ông sớm ra đi vì bệnh tật. Mãi gần nửa thế kỷ
sau ngày mất, người thân mới đưa được ông về nằm trong khu mộ của gia
tộc.
Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938) được người đời yêu mến qua những bài thơ "Chùa Hương", "Sơn tinh Thủy tinh"... Nhưng ít người biết, đằng sau những vần thơ để đời đó, tác giả lại có một cuộc đời luôn bị ám ảnh bởi những nỗi buồn vu vơ.
‘Quả ngọt’ từ mối tình học giả - giai nhân
Nguyễn Nhược Pháp là con trai thứ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh với người vợ thứ hai, Vi Thị Lựu. Bà Lựu là cô gái xinh đẹp, con gái của một thương gia có tiếng ở Lạng Sơn.
Theo đó, năm 1913, để có nguồn tài chính phục vụ cho nghề xuất bản mới mẻ, học giả Nguyễn Văn Vĩnh kinh doanh khách sạn ở phố Hàng Trống, Hà Nội. Trong thời gian này, bà Lựu mỗi khi về Hà thành, thường ở khách sạn do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ. Từ đó, họ quen biết và phải lòng nhau.
Ông Nguyễn Lân Bình (cháu gọi Nguyễn Nhược Pháp là bác) kể: "Cái tên Nhược Pháp mang nhiều ý nghĩa.
Thời đó, nhờ việc đọc nhiều, hiểu nhiều về văn hóa Pháp, ông nội tôi tin rằng người Pháp sẽ thực tâm giúp người Việt thoát cảnh tăm tối với chủ thuyết “khai hóa”, nhưng sau khi ông nhận ra những chính sách bất công của chính quyền thực dân trái ngược hoàn toàn với truyền thống của cuộc cách mạng 1789 (Công xã Paris), nên ông tôi đã rất thất vọng.
Năm 1914, ông có thêm con trai với người đàn bà Lạng Sơn ấy, vốn đang mang tâm lý thất vọng với người Pháp, ông đặt tên cho con là Nhược Pháp - Nước Pháp suy yếu".
Sinh ra trong gia đình khá đầy đủ, nhưng Nguyễn Nhược Pháp lại sớm gặp thiệt thòi về tình cảm.
Năm 1916, khi biết tin học giả Vĩnh được một người phụ nữ khác để ý, bà Lựu đã giận dỗi. Trong cơn ghen mù quáng, bà đã tự tử bằng súng lục, trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Mẹ
mất, cậu bé 2 tuổi Nhược Pháp được người vợ cả của ông Vĩnh, bà Đinh
Thị Tính, đưa về phố Mã Mây, nơi ở của gia đình ông Vĩnh, để nuôi dạy.
Dù là con riêng của chồng nhưng bà Tính vẫn hết lòng chăm sóc, thương
yêu Nhược Pháp không khác gì con đẻ.
Ông Nguyễn Lân Bình kể: “Bà nội tôi đặc biệt thương bác Pháp lắm. Đến độ, khi nhà thơ không may qua đời, bà đã đau đớn nhiều ngày không ăn uống. Những năm cuối đời, bà còn dặn các con, các cháu: "Mẹ chỉ muốn, khi nào chết, cho mẹ nằm cạnh thằng Pháp! ".
“Xuống suối vàng, cuộc đời Pháp sẽ sung sướng hơn”
Vốn thông minh, được mẹ cả tạo điều kiện, con đường học vấn của Nguyễn Nhược Pháp rất sáng lạng. Năm 20 tuổi, ông đỗ tú tài phần nhất, rồi đỗ tú tài phần hai, vào đại học Luật.
Không chỉ mẹ cả, các anh, em trong gia đình cũng dành cho ông nhiều tình cảm đặc biệt.
Thời xưa, xã hội coi những người con vợ bé, chỉ là con thêm vợ nhặt, dù nhiều tuổi vẫn chỉ là bậc em. Nhưng gia đình học giả Nguyễn Văn Vĩnh không hành xử theo lối ấy. Các con trong nhà học giả Vĩnh đều gọi Nhược Pháp là “anh Pháp”, trìu mến và tôn kính.
Trong
ký ức của gia tộc họ Nguyễn, Nhược Pháp là người nhỏ bé, nói năng nhỏ
nhẹ và hơi nhút nhát. Tuy vậy ông luôn mỉm cười và tỏ ra lịch thiệp với
tất cả mọi người.
Ông dạy các em nhiều trò chơi, soạn kịch cho các em biểu diễn, thành lập tờ báo gia đình, đặt ra các nhiều nội quy như: không được nói bậy, trước khi ăn phải rửa tay…, cho các em thực hiện. Anh em thường quấn quýt Nhược Pháp và lúc nào cũng: “Anh Pháp bảo thế này, Anh Pháp dặn thế kia....”.
Là người vui vẻ, hay cười, tuy nhiên, thơ ca của ông lại phảng phất nét buồn man mác. Nhà văn Vũ Bằng từng lý giải: “Nguyễn Nhược Pháp có biết hết cả câu chuyện thảm khốc của mẹ không? Không ai biết hết.
Một người bạn của tôi thuật rằng, Pháp là một thanh niên có học và thông minh chắc chắn sẽ biết câu chuyện đó, nhưng không than thở cùng ai, chỉ giữ ở trong lòng. Bằng chứng là vụ sau đây.
Nhà cụ Vĩnh đông con, thường dọn hai ba bàn để cho con cái ăn riêng. Vì lý do ấy, thiếu mâm, một chị người làm, không hiểu vì vụng dại hay cố tình, lấy cái khung ảnh của bà thân sinh ra Pháp làm mâm cơm.
Pháp trông thấy, đứng dậy, lấy cớ là khó chịu trong người, không ăn và cầm sách vào phòng riêng, để học - thực ra là để khóc mà không cho ai biết”.
Từ sau khi chị gái là Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Thị Vân rồi cha, học giả Nguyễn Văn Vĩnh mất (1936)... Nguyễn Nhược Pháp đau buồn rồi mắc bệnh lao.
Ngày 19/11/1938, ông trút hơi thở cuối cùng vào một sáng mùa thu tại Bệnh viện Đồn Thủy (BV Quân y 108 ngày nay), khi mới sang tuổi 24.
Về sự ra đi này, Phạm Huy Thái từng viết trên "Tiểu Thuyết Thứ Năm" (1938): “Hà Nội đã mất một tài hoa. Văn chương đã mất một đứa con.
4 giờ chiều chủ nhật 20/11/1938, giờ và ngày chua xót cho lịch sử văn học của chúng ta, gia quyến anh Nguyễn Nhược Pháp cùng một số đông bạn học và tất cả các nhà văn nhà thơ có hay không được quen anh, đã theo xe tang anh trong một bầu không khí yên lặng, thương tâm và cảm động vô cùng”.
Trước khi mất, Nguyễn Nhược Pháp để lại 3 bức thư dưới gối giường bệnh. Bức thứ nhất, ông viết bằng tiếng Pháp cảm ơn các bác sỹ và hộ lý.
Bức thứ hai, ông dành để vĩnh biệt gia đình, vĩnh biệt mẹ già cùng các anh chị lớn và ôm hôn các em. Trong thư, Nguyễn Nhược Pháp đã kể lại những nỗi đau đớn khi lâm bệnh và nói rằng: mình chẳng có tội tình gì trên cõi đời này. Nguyễn Nhược Pháp còn an ủi mọi người thân: “Xuống suối vàng, cuộc đời Pháp sẽ sung sướng hơn”.
Bức thư thứ ba, nhà thơ viết gửi riêng cho anh trai là Nguyễn Giang (1904 -1969) để góp ý với anh trong việc chăm sóc mẹ già và quan tâm đến các em của mình nhiều hơn.
Nhưng cuộc đời của chàng trai trẻ tài hoa ấy sau khi kết thúc cũng đầy đau thương. Ban đầu, thi hài nhà thơ được mai táng ở nghĩa trang ở Quỳnh Lôi, Mai Động, Hà Nội.
Nhưng rồi do những biến động của lịch sử, ngôi mộ của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp đã bị thất lạc.
Sau 47 năm, năm 2012, gia tộc họ Nguyễn mới tìm lại được mộ của nhà thơ và đưa ông về nằm cạnh người mẹ cả để thực hiện đúng lời dặn của bà trước khi lâm chung: “...Nhớ cho mẹ nằm cạnh thằng Pháp!”.
Cuộc đời ngắn ngủi đầy bi kịch của ông đã được đúc kết trong những câu thơ khóc Nguyễn Nhược Pháp của người bạn thân, thi sĩ Nguyễn Bính (1918 - 1966):
“Buồn xao xuyến quá, sương mù
Buồn xao xuyến quá, mùa thu vừa tàn
Ai đem bứt hết lá vàng
Dệt làm khăn liệm đám tang muôn đời…”.
Ngọc Trang - Diệu Bình
Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938) được người đời yêu mến qua những bài thơ "Chùa Hương", "Sơn tinh Thủy tinh"... Nhưng ít người biết, đằng sau những vần thơ để đời đó, tác giả lại có một cuộc đời luôn bị ám ảnh bởi những nỗi buồn vu vơ.
‘Quả ngọt’ từ mối tình học giả - giai nhân
Nguyễn Nhược Pháp là con trai thứ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh với người vợ thứ hai, Vi Thị Lựu. Bà Lựu là cô gái xinh đẹp, con gái của một thương gia có tiếng ở Lạng Sơn.
Theo đó, năm 1913, để có nguồn tài chính phục vụ cho nghề xuất bản mới mẻ, học giả Nguyễn Văn Vĩnh kinh doanh khách sạn ở phố Hàng Trống, Hà Nội. Trong thời gian này, bà Lựu mỗi khi về Hà thành, thường ở khách sạn do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ. Từ đó, họ quen biết và phải lòng nhau.
Các con của học giả Nguyễn Văn Vĩnh chụp sau khi gia đình chuyển từ 39 Mã Mây về tại ngôi nhà 13 phố Thụy Khuê, Hà Nội (Khoảng năm 1923). Ảnh: Gia đình cung cấp |
Thời đó, nhờ việc đọc nhiều, hiểu nhiều về văn hóa Pháp, ông nội tôi tin rằng người Pháp sẽ thực tâm giúp người Việt thoát cảnh tăm tối với chủ thuyết “khai hóa”, nhưng sau khi ông nhận ra những chính sách bất công của chính quyền thực dân trái ngược hoàn toàn với truyền thống của cuộc cách mạng 1789 (Công xã Paris), nên ông tôi đã rất thất vọng.
Năm 1914, ông có thêm con trai với người đàn bà Lạng Sơn ấy, vốn đang mang tâm lý thất vọng với người Pháp, ông đặt tên cho con là Nhược Pháp - Nước Pháp suy yếu".
Sinh ra trong gia đình khá đầy đủ, nhưng Nguyễn Nhược Pháp lại sớm gặp thiệt thòi về tình cảm.
Năm 1916, khi biết tin học giả Vĩnh được một người phụ nữ khác để ý, bà Lựu đã giận dỗi. Trong cơn ghen mù quáng, bà đã tự tử bằng súng lục, trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp. Ảnh: Gia đình cung cấp |
Ông Nguyễn Lân Bình kể: “Bà nội tôi đặc biệt thương bác Pháp lắm. Đến độ, khi nhà thơ không may qua đời, bà đã đau đớn nhiều ngày không ăn uống. Những năm cuối đời, bà còn dặn các con, các cháu: "Mẹ chỉ muốn, khi nào chết, cho mẹ nằm cạnh thằng Pháp! ".
“Xuống suối vàng, cuộc đời Pháp sẽ sung sướng hơn”
Vốn thông minh, được mẹ cả tạo điều kiện, con đường học vấn của Nguyễn Nhược Pháp rất sáng lạng. Năm 20 tuổi, ông đỗ tú tài phần nhất, rồi đỗ tú tài phần hai, vào đại học Luật.
Không chỉ mẹ cả, các anh, em trong gia đình cũng dành cho ông nhiều tình cảm đặc biệt.
Thời xưa, xã hội coi những người con vợ bé, chỉ là con thêm vợ nhặt, dù nhiều tuổi vẫn chỉ là bậc em. Nhưng gia đình học giả Nguyễn Văn Vĩnh không hành xử theo lối ấy. Các con trong nhà học giả Vĩnh đều gọi Nhược Pháp là “anh Pháp”, trìu mến và tôn kính.
Bức ảnh chụp gia đình học giả Nguyễn Văn Vĩnh sau năm ông mất (1936). Bà Đinh Thị Tính vấn khăn, ngồi giữa. Nguyễn Nhược Pháp đứng hàng đầu từ phải sang trái. Ảnh: Gia đình cung cấp |
Ông dạy các em nhiều trò chơi, soạn kịch cho các em biểu diễn, thành lập tờ báo gia đình, đặt ra các nhiều nội quy như: không được nói bậy, trước khi ăn phải rửa tay…, cho các em thực hiện. Anh em thường quấn quýt Nhược Pháp và lúc nào cũng: “Anh Pháp bảo thế này, Anh Pháp dặn thế kia....”.
Là người vui vẻ, hay cười, tuy nhiên, thơ ca của ông lại phảng phất nét buồn man mác. Nhà văn Vũ Bằng từng lý giải: “Nguyễn Nhược Pháp có biết hết cả câu chuyện thảm khốc của mẹ không? Không ai biết hết.
Một người bạn của tôi thuật rằng, Pháp là một thanh niên có học và thông minh chắc chắn sẽ biết câu chuyện đó, nhưng không than thở cùng ai, chỉ giữ ở trong lòng. Bằng chứng là vụ sau đây.
Nhà cụ Vĩnh đông con, thường dọn hai ba bàn để cho con cái ăn riêng. Vì lý do ấy, thiếu mâm, một chị người làm, không hiểu vì vụng dại hay cố tình, lấy cái khung ảnh của bà thân sinh ra Pháp làm mâm cơm.
Pháp trông thấy, đứng dậy, lấy cớ là khó chịu trong người, không ăn và cầm sách vào phòng riêng, để học - thực ra là để khóc mà không cho ai biết”.
Từ sau khi chị gái là Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Thị Vân rồi cha, học giả Nguyễn Văn Vĩnh mất (1936)... Nguyễn Nhược Pháp đau buồn rồi mắc bệnh lao.
Ngày 19/11/1938, ông trút hơi thở cuối cùng vào một sáng mùa thu tại Bệnh viện Đồn Thủy (BV Quân y 108 ngày nay), khi mới sang tuổi 24.
Về sự ra đi này, Phạm Huy Thái từng viết trên "Tiểu Thuyết Thứ Năm" (1938): “Hà Nội đã mất một tài hoa. Văn chương đã mất một đứa con.
4 giờ chiều chủ nhật 20/11/1938, giờ và ngày chua xót cho lịch sử văn học của chúng ta, gia quyến anh Nguyễn Nhược Pháp cùng một số đông bạn học và tất cả các nhà văn nhà thơ có hay không được quen anh, đã theo xe tang anh trong một bầu không khí yên lặng, thương tâm và cảm động vô cùng”.
Trước khi mất, Nguyễn Nhược Pháp để lại 3 bức thư dưới gối giường bệnh. Bức thứ nhất, ông viết bằng tiếng Pháp cảm ơn các bác sỹ và hộ lý.
Bức thứ hai, ông dành để vĩnh biệt gia đình, vĩnh biệt mẹ già cùng các anh chị lớn và ôm hôn các em. Trong thư, Nguyễn Nhược Pháp đã kể lại những nỗi đau đớn khi lâm bệnh và nói rằng: mình chẳng có tội tình gì trên cõi đời này. Nguyễn Nhược Pháp còn an ủi mọi người thân: “Xuống suối vàng, cuộc đời Pháp sẽ sung sướng hơn”.
Bức thư thứ ba, nhà thơ viết gửi riêng cho anh trai là Nguyễn Giang (1904 -1969) để góp ý với anh trong việc chăm sóc mẹ già và quan tâm đến các em của mình nhiều hơn.
Nhưng cuộc đời của chàng trai trẻ tài hoa ấy sau khi kết thúc cũng đầy đau thương. Ban đầu, thi hài nhà thơ được mai táng ở nghĩa trang ở Quỳnh Lôi, Mai Động, Hà Nội.
Nhưng rồi do những biến động của lịch sử, ngôi mộ của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp đã bị thất lạc.
Sau 47 năm, năm 2012, gia tộc họ Nguyễn mới tìm lại được mộ của nhà thơ và đưa ông về nằm cạnh người mẹ cả để thực hiện đúng lời dặn của bà trước khi lâm chung: “...Nhớ cho mẹ nằm cạnh thằng Pháp!”.
Cuộc đời ngắn ngủi đầy bi kịch của ông đã được đúc kết trong những câu thơ khóc Nguyễn Nhược Pháp của người bạn thân, thi sĩ Nguyễn Bính (1918 - 1966):
“Buồn xao xuyến quá, sương mù
Buồn xao xuyến quá, mùa thu vừa tàn
Ai đem bứt hết lá vàng
Dệt làm khăn liệm đám tang muôn đời…”.
Không
chỉ có 2 tác phẩm thơ nổi tiếng là Chùa Hương, Sơn Tinh Thủy
Tinh...Trong cuộc đời ngắn ngủi đầy tài hoa của mình, Nguyễn Nhược Pháp
còn để lại 10 bài phê bình văn học viết bằng tiếng Pháp, 10 vở kịch đã
được báo chí đương thời đăng tải, và gần chục truyện ngắn cùng với một
số bài thơ khác. Hiện, ông Nguyễn Lân Bình đang biên tập và bố cục lại các tác phẩm của Nguyễn Nhược Pháp để chuẩn bị cho ra đời cuốn sách với tựa đề: “Giỏ nhà ai, quai nhà nấy”. |
Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp
Nụ cười bí ẩn của
nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp
Hoài Nam
Có
lẽ chăng, cái cười trong thơ Nguyễn Nhược Pháp là của một người đã nếm
trải đủ sự ấm lạnh của nhân gian và thấy rằng mọi việc trên cõi đời này
đều nhẹ bẫng?
Nguyễn Nhược Pháp là con trai của học giả, dịch giả văn học, nhà báo
lừng danh Nguyễn Văn Vĩnh. Ông sinh năm 1914, mất năm 1938, hưởng dương
24 tuổi. Nghĩa là còn vắn số hơn vài cây bút cùng thời khác, cũng mệnh
yểu và rất nổi tiếng (Vũ Trọng Phụng mất năm 27 tuổi, Hàn Mặc Tử mất năm
28 tuổi). Phần tiểu dẫn về Nguyễn Nhược Pháp trong Thi nhân Việt Nam
cho biết: “Làm thơ từ năm 1932. Ngoài thơ có viết nhiều truyện ngắn và
kịch”. Cho đến nay, độ lùi thời gian trên 70 năm, có thể khẳng định rằng
truyện ngắn và kịch không phải là những thể loại làm nên tên tuổi của
Nguyễn Nhược Pháp, mà đó là thơ. Và cũng chỉ là một tập Ngày xưa
(1935) với vỏn vẹn 10 bài mà thôi. Quý hồ tinh bất quý hồ đa, 10 bài là
đủ khiến Nguyễn Nhược Pháp trở thành một thi sĩ có danh trong làng Thơ
Mới.
Ba năm sau cái chết của Nguyễn Nhược Pháp, tác giả của Thi nhân Việt Nam đã viết về tác giả của tập Ngày xưa
với những lời trân trọng: “Thơ in ra rất ít mà được người ta mến rất
nhiều, tưởng không ai bằng Nguyễn Nhược Pháp. Không mến sao được? Với
đôi ba nét đơn sơ, Nguyễn Nhược Pháp đã làm sống lại cả một thời xưa.
Không phải cái thời xưa nặng nề của nhà sử học, cũng không phải cái thời
xưa tráng lệ hay mơ màng của Huy Thông, mà là một thời xưa gồm những
sắc màu tươi vui, những hình dáng ngộ nghĩnh”. Dễ thấy, chữ “xưa” -
phiếm chỉ một khoảng thời gian miên viễn trong quá khứ làm nền cho câu
chuyện - đã xuất hiện khá nhiều trong thơ Nguyễn Nhược Pháp: “Ngày xưa,
khi rừng mây u ám / Sông núi còn vang um tiếng thần” (Sơn Tinh Thuỷ Tinh), “Ta ngồi bên tảng đá / Mơ lều chiếu ngày xưa” (Tay ngà), “Tưởng lại cờ xưa vàng chói lọi / Nên yêu người cũ hồn trên cao” (Đi cống), “Người xưa mơ nhìn mây / Đen, đỏ, vàng đua bay” (Mây)...Trong bài thơ nổi tiếng Chùa Hương, ngay dưới nhan đề tác phẩm, tác giả chua dòng chữ: Thiên ký sự của một cô bé ngày xưa.
Trọng tâm cảm hứng của cả tập thơ rõ ràng được đặt ở thời đã qua, chứ
không phải đặt vào cái “ở đây”, “bây giờ”. Ngoài ra, Nguyễn Nhược Pháp
cho thấy ông là một người kể chuyện có tài, ông đã làm sống lại thời xưa
bằng những câu chuyện đầy duyên dáng của mình, dù đó là câu chuyện với
cốt truyện rất đơn giản như trong Tay ngà và Một buổi chiều xuân, hay những câu chuyện ít nhiều đã có biến cố, có cao trào, có thắt nút mở nút như trong Sơn Tinh Thuỷ Tinh và Chùa Hương.
Tayngà và Một buổi chiều xuân là hai bài thơ
có chung một môtip cốt truyện: nhân vật trữ tình mơ được gặp giai nhân.
Điểm đáng chú ý ở đây là ở chỗ người mơ vào vai một nho sinh, chứ không
phải vào vai một công tử con nhà quyền quý hay một thanh niên trí thức
xuất thân trường Tây nào đó (không nên quên rằng Nguyễn Nhược Pháp từng
học Albert Sarraut và ban Luật trường Cao đẳng Hà Nội). “Ta ngồi bên
tảng đá / Mơ lều chiếu ngày xưa / Mơ quan Nghè, quan Thám / Đi có cờ
lọng đưa” (Tay ngà), “Hôm đó buổi chiều xuân / Trông mây hồng bay vân /
Liền gập pho kinh sử / Lững thững khỏi lầu văn”(Một buổi chiều xuân).
Lều chiếu, quan Nghè, quan Thám, cờ lọng, kinh sử, lầu văn... một loạt
từ như vậy xuất hiện trong văn bản, lập tức đem lại không khí “ngày xưa”
cổ kính, cái ngày mà Nho học ở điểm cực thịnh, chữ thánh hiền còn quý
giá hơn vàng bạc châu báu. Trong bầu không khí đặc thù được hình thành
bởi giấc mơ như vậy, chàng nho sinh đã có cuộc tao ngộ tài tử - giai
nhân của mình, dù chỉ trong thoáng chốc nhưng để lại dư âm bất tận. Bài Tay ngà
là giấc mơ quan Nghè vinh quy bái tổ, giữa đường gặp hội gieo cầu tìm
chồng của tiểu thư khuê các: “Tay vơ cầu ngũ sắc / Má quan Nghè hây hây /
Quân hầu reo chuyển đất / Tung cán lọng vừa quay / Trên lầu mấy thị nữ /
Cùng nhau rúc rích cười / Thưa cô đừng thẹn nữa / Quan Nghè trông thấy
rồi / Cúi đầu nàng tha thướt / Yêu kiều như mây qua / Mắt xanh nhìn man
mác / Mỉm cười vê cành hoa”. Đặt bài thơ này trong bối cảnh văn hóa xã
hội Việt Nam nửa đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XX, có thể nói nó thể hiện sự
nuối tiếc những giá trị cổ truyền đã một đi không trở lại, nó cho thấy
thái độ khước từ thực tại tư sản nhàm chán và cái tâm thế xây dựng một
thế giới lý tưởng từ những dư ảnh của quá khứ. Nó cho người đọc quyền
được mơ mộng một chút giữa đời thường.
Nếu ở Tayngà và Một buổi chiều xuân câu chuyện chỉ là cuộc gặp gỡ thoáng qua trong mộng, thì trong Chùa Hương,
đó đã là câu chuyện của đời thường. Vẫn những nhân vật ấy, chàng nho
sinh và người con gái đẹp, nhưng vì là câu chuyện của đời thường nên nó
thật sinh động và thú vị. Đọc Chùa Hương, ta sẽ thấy lại cái
rối rắm “tình trong như đã mặt ngoài còn e” của các cặp trai gái từ muôn
đời nay mà Nguyễn Nhược Pháp đã khéo dựng lên thành các hoạt cảnh.
Thoạt nhìn thấy một văn nhân “Tướng mạo trông phi thường / Lưng cao dài
trán rộng”, cô gái đã đem lòng thương (yêu). Vì thương nên cô phải giữ ý
giữ tứ, phải e lệ, phải “làm dáng” trước người mình thương: “Em đi
chàng theo sau / Em không dám đi mau / Sợ chàng chê hấp tấp / Số gian
nan không giàu”. Vì thương nên khi cha cô nói đến việc ra về, nghĩa là
phải xa người thương, thì cô: “Em nghe bỗng rụng rời / Nhìn ai luống
nghẹn nhời / Giờ vui đời có vậy / Thoáng ngày vui qua rồi!”. Và rồi cô
khấn, rất mạnh dạn, quên sạch cả sự giữ ý: “Ngun ngút khói hương vàng /
Say trong giấc mơ màng / Em cầu xin Giời Phật / Sao cho em lấy chàng”.
Chàng nho sinh cũng vậy: bị “tiếng sét ái tình” ngay từ khi mới gặp,
chàng đã nguyện trở thành cái bóng của người đẹp suốt hành trình trảy
hội. Tất nhiên là chàng có thừa khôn ngoan để không lộ ra mục đích thật
của mình, chàng viện một lý do rất dễ lọt tai: “Vì thương me quá mệt/
Săn sóc chàng đi theo”. Và rồi, trước người đẹp, dù sao thì chàng cũng
không thể tránh khỏi hành vi... “tỏ vẻ”: “Khi qua chùa Giải Oan / Trông
thấy bức tường ngang / Chàng đưa tay lẹ bút / Thảo bài thơ liên hoàn”.
Kết bài thơ, tác giả chua thêm dòng chữ: “Thiên ký sự đến đây
là hết. Tôi tin rồi hai người lấy nhau. Vì không lấy được nhau thì cô bé
còn viết nhiều. Lấy nhau rồi là hết chuyện”. Bảy năm sau, trong tập Quê ngoại,
Hồ Dzếnh viết: “Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở / Tình mất vui lúc đã
vẹn câu thề”. Cùng một ý, nhưng câu thơ của Hồ Dzếnh có cái vị cay
đắng, chua chát, còn câu văn xuôi khép lại bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp
thì lạc quan, và rất hóm hỉnh. Chả trách Hoài Thanh phải bình luận:
“Đọc thơ Nguyễn Nhược Pháp, lúc nào hình như cũng thoảng thấy bóng một
người đương khúc khích cười”, và: “Người nhìn đời như một ông già nhìn
đàn trẻ con rất ngộ nghĩnh mà cũng rất dễ yêu, mặc dầu người vẫn còn trẻ
lắm”. Nụ cười hóm hỉnh của Nguyễn Nhược Pháp còn được giữ mãi suốt bài Sơn Tinh Thủy Tinh.
Nó thể hiện ở sự miêu tả thế giới loài vật vô cùng sống động. Này là
cảnh bộ hạ của Thủy Tinh dâng sính lễ: “Theo sau cua đỏ và tôm cá / Chia
đội năm mươi hòm ngọc trai / Khập khiễng bò lê trên đất lạ / Trước
thành tấp tểnh đi hàng hai”. Này là cảnh quân tướng của thần nước xung
trận:“Cá voi quác mồm to muốn đớp / Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng /
Càng cua lởm chởm giơ như mác / Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao”. Nụ
cười hóm hỉnh ấy thể hiện cả ở việc nhà thơ đã “vui vẻ hóa” vua Hùng
Vương thứ mười tám: “Nhưng có một nàng mà hai rể / Vua cho rằng thế cũng
hơi nhiều”. Cuối bài, để lý giải việc cứ 5 năm Thủy Tinh lại một lần
dâng nước, Nguyễn Nhược Pháp hạ bút: “Trần gian đâu có người dai thế /
Cũng bởi thần yêu nên khác thường”. Khi viết những câu này, hẳn nhà thơ
cũng đang khúc khích cười? Có lẽ chăng, đó là cái cười của một người đã
nếm trải đủ sự ấm lạnh của nhân gian và thấy rằng mọi việc trên cõi đời
này đều nhẹ bẫng?
Trong bài khái luận Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh xếp
Nguyễn Nhược Pháp vào dòng “có tính cách Việt Nam rõ rệt”. Nhưng chỉ là
tạm xếp vậy thôi, vì có những điều mà nhà phê bình buộc phải thú nhận
rằng mình không thể lý giải được:“Không biết ai đã giúp Nguyễn Nhược
Pháp tìm ra nụ cười kín đáo, hiền lành và có duyên ấy? Alfred de Musset
chăng? Dù sao đây rõ ràng là một nụ cười riêng của người Việt. Thế mà
lạ, trong vườn thơ nó chỉ nở ra có một lần”. Nụ cười của thi sĩ vắn số
Nguyễn Nhược Pháp, có lẽ chăng, cũng bí ẩn và hấp dẫn, cũng bắt người
đời phải tìm hiểu mãi không thôi, như nụ cười bất tử của nàng Mona Lisa
vậy?
Nguồn: NĐBND
Tác giả: | Nguyễn Nhược Pháp |
Tác phẩm: | Tổng số có 10 tác phẩm. |
Sắp xếp: |
chùa hương Tác giả: Nguyễn Nhược Pháp
Chùa
Hương. (Thiên ký sự của một cô bé ngày xưa). Hôm nay đi chùa Hương. Hoa
cỏ mờ hơi sương. Cùng thầy me em dậy . Em vấn đầu soi gương. Khăn nhỏ,
đuôi gà cao;. Lưng đeo dải yếm đào;. Quần lĩnh, áo the mới ;...
|
đi cống Tác giả: Nguyễn Nhược Pháp
(**
Lệ cống thì phải chọn nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói, thầy toán số và thợ
thuyền mỗi hạng ba người, cùng các đồ sản vật như là sừng tê, ngà voi,
đồi mồi, châu báu và các vật lạ.**). Núi cao, lửa hồng reo chói lọi,...
|
giếng trọng thủy Tác giả: Nguyễn Nhược Pháp
Đêm
khuya, gió lốc, mây đen vần, cỏ lướt gieo mình vực giếng thâm;.
Trọng-Thủy nằm trên làn nước sủi. Tiếng mõ cầm canh xa âm thầm. Phơn
phớt hồn ma đóm lập lòe. Cú rúc. Đàn dơi bay tứ bề. Răng rắc kêu như
tiếng...
|
mây Tác giả: Nguyễn Nhược Pháp
Người
xưa mơ, nhìn mây. Đen, đỏ, vàng đua bay, khi thấy nhiều ma quỷ, lời
than giời lung lay;. Khi thấy hồn người thân. -- Nhìn mây lệ khôn cầm!
--. Trên bầy xe tứ mã, tiếng bánh lăn âm thầm;. Khi thấy muôn...
|
một buổi chiều xuân Tác giả: Nguyễn Nhược Pháp
*
Thiên ký sự của một thư sinh đời trước. Hôm đó buổi chiều xuân, trông
mây hồng bay vân, liền gập pho kinh sử, lững thững khỏi lầu văn. Đường
leo, nhà lom khom, mái xanh, tường rêu mòn. Ta nhìn, ngâm nga...
|
mỵ Tác giả: Nguyễn Nhược Pháp
Buồm
nhô rẽ sóng, Mỵ mơ màng, tay cuốn mền hoa, khóc gọi chàng. Thân liễu
gieo đưa chìm vực biếc, lời thương bay lảnh động rừng vang. Hoa trôi.
Thành cũ vườn mây lửa, lau gợn. Chùa cao giỏ tiếng vàng. Ủ lệ, tay...
|
mỵ châu Tác giả: Nguyễn Nhược Pháp
Lẫy
thần chàng đổi móng, lông ngỗng thiếp đưa đường. Nguyễn Khắc Hiếu. I.
Đêm hôm gió khóc thổi ru cành:. Núi bạc âm thầm, bể uốn xanh. Hiu hắt
Mỵ-Châu nằm, trăng phủ. Ầm ầm sóng thảm vỗ vờn quanh. Cát...
|
nguyễn thị kim khóc lê chiêu thống Tác giả: Nguyễn Nhược Pháp
*
Triều Lê-qui có nàng tiết liệt. Nhà tan, nước mất, chàng đi thôi. Thiếp
nén lòng đau khóc nghẹn lời, chậm bước đành nương mình bóng Phật;. Màng
tin trông ngóng nhạn chân trời. Chuông đồng cảnh vắng, hồn mơ sảng,...
|
sơn tinh, thủy tinh Tác giả: Nguyễn Nhược Pháp
Ngày
xưa, khi rừng mây u ám. Sông núi còn vàng um tiếng thần, con vua
Hùng-Vương thứ mười tám, mỵ-Nương xinh như tiên trên trần... Tóc xanh
viền má hây hây đỏ, miệng nàng bé thắm như san-hô, tay ngà trắng nõn,
hai...
|
tay ngà Tác giả: Nguyễn Nhược Pháp
Đêm
nay chờ giăng mọc. Ngồi thẩn thơ trong vườn. Quanh lá hoa róc rách. Như
đua bắt làn hương. Ta ngồi bên tảng đá. Mơ lều chiếu ngày xưa. Mơ quan
Nghè, quan Thám. Đi có cờ lọng đưa. Rồi bao nàng yểu điệu. Ngấp...
|
Nguyễn Nhược Pháp: Thương cho một kiếp tài hoa mệnh bạc
Số phận ưu ái cho chàng thi sĩ ấy một phần tài hoa, nhưng kéo theo đó là
mấy phần truân chuyên. Phải chăng hồn thơ thấm đẫm ưu tư ấy được xây
nên từ những đa đoan của kiếp người.
Khi nhắc đến cái tên Nguyễn Nhược Pháp với nhiều độc giả, đặc biệt là
độc giả trẻ, có lẽ sẽ nhận lại những cái lắc đầu. Nhưng những lời ca
quen thuộc của bài thơ mà sau này là bài hát Em đi chùa Hương,
thì luôn ở trong lòng nhiều thế hệ người yêu nhạc Việt Nam. Ít ai biết
rằng, đằng sau con người viết nên những vần thơ đầy chất nhạc và thấm
đẫm hồn quê ấy lại là một câu chuyện buồn.
Nguyễn Nhược Pháp sinh ngày 12/12/1914 tại Hà Nội. Ông là con trai của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Sinh thời, cha ông vốn là một người hào hoa, phong nhã và đặc biệt rất đa tình. Những năm đầu thế kỉ XX, học giả Nguyễn Văn Vĩnh không chỉ nổi tiếng tài cao học rộng mà còn là người giàu có, sở hữu nhiều đất đai và biệt thự trong nội thành Hà Nội.
Trong đó, có một căn biệt thự rộng ở gần bờ Hồ, đoạn giáp giữa phố Lý Quốc Sư và phố Hàng Trống được ông dùng làm khách sạn. Đây chính là nơi gặp gỡ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh và giai nhân Phan Thị Lựu. Bà Lựu là con gái của một thổ ty giàu có ở Lạng Sơn, ngoài dáng vẻ thướt tha bà còn giỏi ăn nói và rất thạo tiếng Pháp.
Mỗi khi có dịp về Hà Nội, bà Lựu lại nghỉ ở khách sạn của ông Vĩnh để tiện thăm thú phố phường. Dù đã có vợ con đề huề nhưng nhìn thấy vẻ đẹp sắc sảo, kiêu sa của người con gái phố Đồng Đăng, trái tim đa tình của học giả Nguyễn Văn Vĩnh bị khuất phục ngay lập tức.
Hằng ngày, vào buổi trưa, học giả Nguyễn Văn Vĩnh sẽ tới khách sạn ăn
cơm, trò chuyện và đưa bà Lựu đi dạo. Đến tối, ông Vĩnh lại về ngôi nhà
trên phố Mã Mây với bà vợ cả là Đinh Thị Tính và các con. Cậu bé Nguyễn
Nhược Pháp ra đời chính là trái ngọt cho mối tình đậm màu sắc tiểu
thuyết của học giả Nguyễn Văn Vĩnh và bà Phan Thị Lựu.
Nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, khi Nguyễn Nhược Pháp lên 2 tuổi thì bố ông say mê một cô đào lai Pháp vô cùng xinh đẹp. Vui bên tình mới, học giả Nguyễn Văn Vĩnh có phần lạnh nhạt với bà Phan Thị Lựu.
Khi mọi chuyện vỡ lỡ, quá đau khổ, buồn bã và quẫn trí, bà Lựu đã tự tử. Sau cái chết của người vợ hai, học giả Nguyễn Văn Vĩnh đem cậu con riêng còn chưa nói sõi về cho vợ cả là bà Đinh Thị Tính nuôi nấng.
Là người phụ nữ truyền thống, tính tình nhân hậu, lại cam chịu, bà Tính đồng ý nuôi con riêng của chồng, không buông một câu oán thán. Cùng là phận đàn bà, bà chỉ trách bà Lựu sao lại quẫn trí đi “ghen ngược” rồi làm điều dại dột, bỏ lại đứa con còn chưa nhớ được mặt mẹ. Bởi chính bà Tính mới là người phải đánh ghen.
Là phận con riêng, nhưng Nguyễn Nhược Pháp được mẹ cả yêu thương, đối xử công bằng như con ruột. Khi bà Đinh Thị Tính mất, bà yêu cầu con cháu an táng bà cạnh phần mộ của cậu con cưng Nguyễn Nhược Pháp. Tuy không cùng một mẹ sinh ra, nhưng cùng sống dưới một mái nhà từ thuở nhỏ, các con của học giả Nguyễn Văn Vĩnh sống với nhau rất tình cảm, không có sự phân biệt.
Là một người tiếp xúc với nền Tây học từ rất sớm, lại giỏi tiếng Pháp nhưng khác với tầng lớp thanh niên lúc bấy giờ, nhờ sự ảnh hưởng của cha, Nguyễn Nhược Pháp có một lòng yêu thích đặc biệt với văn hóa và văn học dân gian. Các tác phẩm như: Chùa Hương, Sơn Tinh- Thủy Tinh, Chuyện Mị Châu, Giếng Trọng Thủy… thể hiện rõ điều đó.
Trong thơ Nguyễn Nhược Pháp luôn thấp thoáng bóng một người con gái dịu dàng với làn da trắng và đôi môi đỏ. “Nàng thơ” ấy chính là “ánh chiếu” của tiểu thư Đỗ Thị Bính, con của thương gia Đỗ Bá Lợi. Bà là một trong “tứ đại mỹ nhân Hà Thành” thời bấy giờ. Bà cũng chính là người con gái mà sinh thời nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp thầm thương trộm nhớ.
Mỗi lần đi qua hiệu buôn của thương gia Đỗ Bá Lợi, ở phố Hàng Đẫy, chàng
công tử Nguyễn Nhược Pháp khi ấy, đã bị hút hồn bởi vẻ ngoài của giai
nhân đài các.
Người ta kể rằng cô Bính có làn da trắng nõn, mịn màng, ý thức được thế mạnh của mình, cô tiểu thư xinh đẹp vẫn thường mặc đồ màu đen. Nguyễn Nhược Pháp vẫn gọi cô Bính là “người con gái áo đen”.
Tuy hào hoa, nhưng Nguyễn Nhược Pháp lại không thừa hưởng sự bạo dạn của người cha. Không chỉ viết thư, chàng thi sĩ còn làm thơ đề tặng tiểu thư Bính và nhờ người gửi tới phố Hàng Đẫy, chứ không dám hẹn gặp người đẹp. Lúc bấy giờ, quan niệm phong kiến vẫn còn ảnh hưởng nặng nề nên cặp “trai tài gái sắc” lâm vào cảnh “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”.
Năm 1938, sau cái chết của hai chị gái và cha, Nguyễn Nhược Pháp đau lòng và lâm bệnh lao hạch. Chàng thi sĩ ấy ra đi ở tuổi 24, khi tài năng mới chỉ bắt đầu và vẫn chưa được gặp mặt để ngỏ lời với giai nhân. Biết tin Nguyễn Nhược Pháp mất, bà Đỗ Thị Bính rất đau lòng, mối tình tưởng như rất đẹp vì “sinh ly tử biệt” mà dang dở.
Nguyễn Nhược Pháp sinh ngày 12/12/1914 tại Hà Nội. Ông là con trai của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Sinh thời, cha ông vốn là một người hào hoa, phong nhã và đặc biệt rất đa tình. Những năm đầu thế kỉ XX, học giả Nguyễn Văn Vĩnh không chỉ nổi tiếng tài cao học rộng mà còn là người giàu có, sở hữu nhiều đất đai và biệt thự trong nội thành Hà Nội.
Trong đó, có một căn biệt thự rộng ở gần bờ Hồ, đoạn giáp giữa phố Lý Quốc Sư và phố Hàng Trống được ông dùng làm khách sạn. Đây chính là nơi gặp gỡ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh và giai nhân Phan Thị Lựu. Bà Lựu là con gái của một thổ ty giàu có ở Lạng Sơn, ngoài dáng vẻ thướt tha bà còn giỏi ăn nói và rất thạo tiếng Pháp.
Mỗi khi có dịp về Hà Nội, bà Lựu lại nghỉ ở khách sạn của ông Vĩnh để tiện thăm thú phố phường. Dù đã có vợ con đề huề nhưng nhìn thấy vẻ đẹp sắc sảo, kiêu sa của người con gái phố Đồng Đăng, trái tim đa tình của học giả Nguyễn Văn Vĩnh bị khuất phục ngay lập tức.
Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp. Ảnh: tư liệu. |
Nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, khi Nguyễn Nhược Pháp lên 2 tuổi thì bố ông say mê một cô đào lai Pháp vô cùng xinh đẹp. Vui bên tình mới, học giả Nguyễn Văn Vĩnh có phần lạnh nhạt với bà Phan Thị Lựu.
Khi mọi chuyện vỡ lỡ, quá đau khổ, buồn bã và quẫn trí, bà Lựu đã tự tử. Sau cái chết của người vợ hai, học giả Nguyễn Văn Vĩnh đem cậu con riêng còn chưa nói sõi về cho vợ cả là bà Đinh Thị Tính nuôi nấng.
Là người phụ nữ truyền thống, tính tình nhân hậu, lại cam chịu, bà Tính đồng ý nuôi con riêng của chồng, không buông một câu oán thán. Cùng là phận đàn bà, bà chỉ trách bà Lựu sao lại quẫn trí đi “ghen ngược” rồi làm điều dại dột, bỏ lại đứa con còn chưa nhớ được mặt mẹ. Bởi chính bà Tính mới là người phải đánh ghen.
Là phận con riêng, nhưng Nguyễn Nhược Pháp được mẹ cả yêu thương, đối xử công bằng như con ruột. Khi bà Đinh Thị Tính mất, bà yêu cầu con cháu an táng bà cạnh phần mộ của cậu con cưng Nguyễn Nhược Pháp. Tuy không cùng một mẹ sinh ra, nhưng cùng sống dưới một mái nhà từ thuở nhỏ, các con của học giả Nguyễn Văn Vĩnh sống với nhau rất tình cảm, không có sự phân biệt.
Là một người tiếp xúc với nền Tây học từ rất sớm, lại giỏi tiếng Pháp nhưng khác với tầng lớp thanh niên lúc bấy giờ, nhờ sự ảnh hưởng của cha, Nguyễn Nhược Pháp có một lòng yêu thích đặc biệt với văn hóa và văn học dân gian. Các tác phẩm như: Chùa Hương, Sơn Tinh- Thủy Tinh, Chuyện Mị Châu, Giếng Trọng Thủy… thể hiện rõ điều đó.
Trong thơ Nguyễn Nhược Pháp luôn thấp thoáng bóng một người con gái dịu dàng với làn da trắng và đôi môi đỏ. “Nàng thơ” ấy chính là “ánh chiếu” của tiểu thư Đỗ Thị Bính, con của thương gia Đỗ Bá Lợi. Bà là một trong “tứ đại mỹ nhân Hà Thành” thời bấy giờ. Bà cũng chính là người con gái mà sinh thời nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp thầm thương trộm nhớ.
Bà Đỗ Thị Bính, bóng hồng trong nhiều bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp. Ảnh: tư liệu. |
Người ta kể rằng cô Bính có làn da trắng nõn, mịn màng, ý thức được thế mạnh của mình, cô tiểu thư xinh đẹp vẫn thường mặc đồ màu đen. Nguyễn Nhược Pháp vẫn gọi cô Bính là “người con gái áo đen”.
Tuy hào hoa, nhưng Nguyễn Nhược Pháp lại không thừa hưởng sự bạo dạn của người cha. Không chỉ viết thư, chàng thi sĩ còn làm thơ đề tặng tiểu thư Bính và nhờ người gửi tới phố Hàng Đẫy, chứ không dám hẹn gặp người đẹp. Lúc bấy giờ, quan niệm phong kiến vẫn còn ảnh hưởng nặng nề nên cặp “trai tài gái sắc” lâm vào cảnh “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”.
Năm 1938, sau cái chết của hai chị gái và cha, Nguyễn Nhược Pháp đau lòng và lâm bệnh lao hạch. Chàng thi sĩ ấy ra đi ở tuổi 24, khi tài năng mới chỉ bắt đầu và vẫn chưa được gặp mặt để ngỏ lời với giai nhân. Biết tin Nguyễn Nhược Pháp mất, bà Đỗ Thị Bính rất đau lòng, mối tình tưởng như rất đẹp vì “sinh ly tử biệt” mà dang dở.
Nhận xét
Đăng nhận xét