BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 105
(ĐC sưu tầm trên NET)
Kỳ 1: Lận đận đường tới đỉnh vinh quang
Lincoln sinh ngày 12/2/1809, trong một gia đình nông dân ở Hardin, nay thuộc hạt Larue, bang Kentucky. Thời niên thiếu của Lincoln là một cuộc lênh đênh cùng gia đình từ Kentucky tới Indiana và cuối cùng dừng chân ở Illinois. Sớm mồ côi mẹ (năm 1818, mẹ Lincoln, bà Nancy Hanks, mất vì bệnh hiểm nghèo), 8 tuổi Lincoln đã phải giúp đỡ cha chặt cây khai hoang, vỡ đất, bổ củi. Những khó khăn của gia đình và miền biên giới hoang vu, giáo dục kém phát triển không ngăn được ham muốn học hỏi của Lincoln. Để mượn một cuốn sách, Lincoln sẵn sàng cuốc bộ hàng cây số và có khi là hàng chục cây số đường rừng.
Năm 1828, Lincoln được một thương gia ở New Salem thuê chở nông phẩm tới New Orleans. Chuyến đi đã giúp Lincoln tiếp cận sâu hơn với thế giới bên ngoài. Đặc biệt, cảnh đấu giá nô lệ mà Lincoln có dịp chứng kiến ở New Orleans đã để lại những ấn tượng hằn sâu trong tâm trí chàng thanh niên này, thôi thúc anh phải làm gì đó nâng cao tinh thần chiến đấu của người dân vì lý tưởng tự do, vì nền dân chủ và vì công cuộc giải phóng nô lệ. Điều này được thể hiện trong câu nói nổi tiếng của ông: "Vì không muốn làm nô lệ, nên tôi sẽ không làm chủ nô lệ".
Năm 1831, chính quyền liên bang ra lệnh buộc các nhóm thổ dân da đỏ Sauk và Fox di chuyển từ Illinois sang Iowa. Mùa xuân năm 1832, tù trưởng da đỏ Black Hawk dẫn theo hàng trăm quân, vượt sông Mississippi, tìm cách chiếm miền đất gần Rock Island. Trước tình hình nguy cấp, Nhà Trắng phải tuyển mộ dân binh, thành lập các đội tự vệ. Tháng 3/1832, Lincoln tình nguyện tham gia đội quân này, được cử làm trung đội trưởng. Tháng 10/1832, Lincoln giải ngũ, tham gia tranh cử vào nghị viện bang Illinois với tư cách thành viên đảng Whig, nhưng thất bại. Sau đó, Lincoln cùng bạn mở một cửa hàng tạp hóa. Một lần nữa, "mẹ của thành công" lại mỉm cười với ông và phải 10 năm sau Lincoln mới trả hết nợ cho phi vụ làm ăn thua lỗ này.
Không chùn bước, Lincoln quyết định tận dụng thời gian rỗi đọc sách luật, tới các tòa án địa phương nghe các luật sư biện hộ trong những vụ tranh tụng để tích lũy kiến thức về luật pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của mình cũng như của người dân. Lincoln bắt đầu có chút danh tiếng. Năm 1834, ông lại ra tranh cử vào nghị viện bang Illinois và đã giành chiến thắng. Từ đó đến năm 1858, ngoài một lần trúng cử hạ nghị sĩ năm 1846, Lincoln thường xuyên nếm mùi thất bại trên con đường hoạn lộ (năm 1843, năm 1848 không thể giành được ghế hạ nghị sĩ, năm 1856 sớm dừng bước trên đường đua vào ghế ứng cử viên phó Tổng thống của đảng Cộng hòa, năm 1858 lại ngậm ngùi nhìn đối thủ bước vào Thượng viện).
Tuy nhiên, năm 1858, Lincoln đã làm chấn động cả nước Mỹ bằng tuyên bố: "Một đất nước bị chia rẽ không thể đứng vững được. Tôi tin rằng chính phủ này không thể tồn tại mãi mãi trong chế độ nửa nô lệ, nửa tự do. Tôi không mong đợi liên bang giải thể, càng không trông chờ viễn cảnh đất nước sụp đổ. Tôi tin chế độ nô lệ cuối cùng cũng bị diệt vong. Nô lệ từ nam chí bắc sẽ được hưởng tự do". Bài phát biểu đó sau này đã trở thành tuyên ngôn xóa bỏ chế độ nô lệ và một phần mục tiêu mà Lincoln quyết tâm làm sau khi chính thức trở thành vị Tổng thống thứ 16 của Mỹ với 1.865.593 phiếu ủng hộ, cao hơn gần 30% so với người về nhì là ứng cử viên Douglas.
Trong 4 năm và 42 ngày làm ông chủ Nhà Trắng ở nhiệm kỳ 2, có thể nói Lincoln phải đối mặt với tình hình khó khăn hơn bất cứ vị tổng thống nào của Mỹ. Đó là việc 7 bang miền nam đã tuyên bố thoát ly sự quản trị của chính quyền liên bang và 8 bang khác chuẩn bị "noi gương". Vào thời điểm quan trọng nhất, Lincoln đã quyết định chiêu mộ 75.000 quân tình nguyện đi dẹp loạn ở miền nam. Sau khi chiến tranh giữa hai miền nam-bắc nổ ra được một thời gian, Lincoln phát hiện và giao quyền chỉ huy cho vị tướng quân tài ba Ulysses S. Grant. Không phụ sự tin tưởng của Lincoln, Grant đã đánh 4 trận thắng cả 4. Ngày 8/4/1865, tổng chỉ huy quân miền nam, Tướng Robert E. Lee buộc phải đầu hàng. Nước Mỹ thoát khỏi nguy cơ phân chia cát cứ.
Những công lao của Lincoln đối với nước Mỹ là không thể phủ nhận được. Nhưng cũng chính trong quá trình dẫn dắt nước Mỹ trở lại quỹ đạo thống nhất, Lincoln vô tình đã chuốc oán với rất nhiều người. Chưa đầy một tuần sau khúc ca khải hoàn, Lincoln đã phải vĩnh viễn chia tay với sự nghiệp dang dở bởi sự ra tay lạnh lùng của một kẻ thủ ác không muốn chấp nhận sự thất bại của phe miền nam trong cuộc nội chiến.
Minh Thành (Tổng hợp)
Tối 14/4/1865, Abraham Lincoln và Phu nhân Mary Todd tới nhà hát Ford ở Oasinhtơn. Cùng đi với họ có thiếu tá Henry Reed Rathbone thuộc lực lượng quân tình nguyện cùng vợ sắp cưới Clara Harris. Nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống “một tấc không đi, một ly không rời” như thường lệ vẫn thuộc về viên sỹ quan John Parker. 21 giờ 10, nhân viên hướng dẫn Lilysa đưa Tổng thống và những người cùng đi vào phòng VIP. 250 khán giả có mặt trong nhà hát biết tin Lincoln tới xem kịch, đồng loạt vỗ tay hoan hô. Lincoln vẫy tay đáp lại tấm lòng của công chúng.
Tối hôm đó, nhà hát Ford công diễn vở “Our American Cousin” (Cậu em họ người Mỹ của chúng ta) do Tom Taylor viết kịch bản từ 14 năm trước. Lincoln dựa vai vào ghế, hướng về phía sân khấu. Phòng VIP nơi Lincoln ngồi chỉ có 2 cửa: cửa trước mở ra phía sân khấu, cửa sau đã chốt chặt. Xét ở khía cạnh bảo vệ, đây là điều kiện khá lý tưởng. Nhưng không ai ngờ, một ngày trước đó, tên thích khách đã khoét một lỗ rộng khoảng 10 cm ở cửa sau, gần chỗ chốt cửa rồi ngụy trang khéo léo.
Vở
diễn chuyển cảnh, sĩ quan cận vệ rời phòng VIP ra sảnh lớn uống cà phê.
Không bỏ lỡ cơ hội, tên thích khách thò tay vào nhẹ nhàng rút chốt cửa,
lẻn vào nấp ngay sau ghế của Lincoln, đợi thời cơ. Đúng lúc khán giả rộ
lên tiếng vỗ tay, tên thích khách rút khẩu Derringer 44 mm, dí sát đầu
Lincoln khai hỏa. Đoàng. Tiếng súng vang lên khô khốc. Viên đạn xuyên từ
bán cầu não trái sang bán cầu não phải, khiến Lincoln đổ gục xuống cạnh
Phu nhân Mary Todd. Thiếu tá Henry nghe tiếng súng nổ lập tức quay lại,
lao ra ngoài phòng, nhìn thấy một người đàn ông cao to đang bỏ chạy ở
hành lang bên trái khán đài liền đuổi theo, hô to: “Bắt lấy tên kia! Hắn
là kẻ ám sát Tổng thống Lincoln.” Tên thích khách chạy ra ngoài cổng
nhà hát, trèo lên một con ngựa, nhanh chóng mất hút vào màn đêm.
Sau
khi Lincoln bị bắn, Phu nhân Mary Todd sợ hãi hét lên: “Trời ơi, có kẻ
bắn Tổng thống bị thương rồi! Mọi người hãy giúp tôi với!” Một lúc sau,
phía ngoài phòng VIP đã chật người đứng. Vở diễn cũng bị dừng lại. Sau
khi để xổng kẻ thủ ác, thiếu tá Henry vội vã quay lại phòng VIP thì thấy
Lincoln gối đầu lên đùi Phu nhân Mary Todd, mắt nhắm nghiền, da mặt
trắng bợt, không thấy cử động gì. Một thanh niên trạc 25 tuổi bước vào.
Anh là bác sĩ ngoại khoa Charles Hilar của lực lượng quân tình nguyện. Dưới sự giúp đỡ của thiếu tá Henry và Phu nhân Mary Todd, bác sĩ Charles đặt Lincoln xuống sàn phòng VIP, nâng đầu Lincoln lên xem xét tỉ mỉ, phát hiện não bị tổn thương, liền dùng hai ngón tay trái ấn mạnh vào họng, ép chặt cuống lưỡi, dùng ngón tay phải làm sạch máu đọng và dịch tiết ở trong miệng, họng nhằm khởi động bộ máy hô hấp và kích thích hệ thống hô hấp. Một lát sau có thêm một bác sĩ khác tới trợ giúp. Hai vị bác sĩ, một người lắc tay, một người ép ngực Lincoln. Sau một hồi hô hấp nhân tạo, cuối cùng, mạch của Lincoln cũng đập trở lại.
Bác sĩ Charles cho rằng vết thương của Lincoln rất nặng, nguy hiểm tới tính mạng nên đã yêu cầu lập tức đưa Tổng thống tới bệnh viện. Thiếu tá Henry nhanh chóng trưng dụng một chiếc xe ngựa cùng hai vị bác sĩ và Phu nhân Mary Todd đưa Tổng thống tới bệnh viện gần đó. Bác sĩ bệnh viện cởi quần áo của Lincoln, kiểm tra từ chân tới đầu, chỉ phát hiện một vết đạn bắn trên đầu. Lúc này, toàn thân của Lincoln đã lạnh, hai chân không ngừng co giật. Những biện pháp cấp cứu tỏ ra có rất ít hiệu quả. Hơi thở của Lincoln dần trở nên khó khăn. Mạch yếu, chỉ đập 40 lần/phút. Trong khi đồng tử mắt trái co mạnh, đồng tử mắt phải lại giãn ra rất lớn. Ba lần, Phu nhân Mary Todd được thông báo vào gặp Tổng thống lần cuối. Ở lần gặp thứ 2 bà đã nức nở thốt lên: “Lincoln, anh nhất định phải sống, nhất định phải sống. Anh vẫn chưa hoàn thành tâm nguyện của mình mà!”
2 giờ sáng 15/4/1865, bác sĩ chủ nhiệm bệnh viện George định mổ gắp viên đạn ra, tuy nhiên, sau khi hội chẩn mọi người thống nhất cho rằng cho dù có lấy được viên đạn, Tổng thống cũng không thể sống được. 6 giờ, bác sĩ chủ nhiệm bệnh viện George bước ra khỏi phòng cấp cứu đã thấy phía ngoài ken chật người. Họ nhao lên hỏi tình hình sức khỏe của Lincoln. Thì ra những người dân thành phố biết tin Tổng thống gặp nạn đã kéo tới chờ đợi tin tức cả đêm. Khi biết rằng Lincoln khó lòng qua khỏi, mọi người lặng đi, mặt ai cũng lộ vẻ bi ai, đặc biệt là những người da đen. Nhiều người không kìm nén được đã bật khóc.
7 giờ 21 phút 55 giây sáng 15/4/1865, Lincoln trút hơi thở cuối cùng. Sau đó 15 giây, trái tim của một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ ngừng đập. 9 giờ cùng ngày, thi thể của Lincoln được chuyển qua nhà Quốc hội để người dân ngắm nhìn ông lần cuối, 4 giờ chiều đưa lên xe lửa về an táng tại Springfield, bang Illinois. Hàng vạn người đã đứng dài hai bên đường ray để tiễn vị Tổng thống thứ 16 của Mỹ về nơi an nghỉ cuối cùng.
10 giờ sáng 16/4/1865, Phó Tổng thống Andrew Johnson tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 17 của Mỹ.
Minh Thành(Tổng hợp)
Sau khi Tổng thống Lincoln bị ám sát, tổ trọng án lập tức được thành lập. Theo lời kể của các nhân chứng, các nhân viên điều tra cơ bản đã xác định được hung thủ gây án. Đó là John Wilkes Booth, diễn viên có tiếng, sinh ngày 10/5/1838, từng đóng nhiều vai chính trong một số tác phẩm của nhà soạn kịch William Shakespeare, một kẻ theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, ủng hộ liên hiệp các bang miền nam. Trong suốt thời kỳ xảy ra chiến tranh bắc-nam (1861-1865), Booth rất căm thù Lincoln vì cho rằng ông là kẻ gây ra tình trạng tồi tệ ở miền nam.
Mùa hè năm 1864, Booth bắt đầu lên kế hoạch bắt cóc Lincoln đưa tới Richmond (thủ phủ của liên hiệp các bang miền nam) nhằm đổi lấy những tù binh miền nam bị miền bắc bắt. Tới tháng 1/1865, Booth đã tập hợp được một nhóm, gồm những kẻ “đồng chí hướng” như: Samuel Arnold, Michael O’Laughlen, John Surratt, Lewis Powell (còn gọi là Lewis Paine hay Payne), George Atzerodt và David Herold nhằm thực hiện bằng được mưu đồ đã vạch ra. Bọn chúng lấy nhà trọ của Mary Surratt làm nơi gặp gỡ, bàn thảo đường đi nước bước. Ngày 17/3/1865, nhóm Booth quyết định sẽ tiến hành bắt cóc Lincoln khi ông tới thăm một bệnh viện ở ngoại ô Oasinhtơn. Nhưng đến giờ chót, kế hoạch thất bại vì Lincoln không đến đó nữa. Ngày 11/4/1865, Lincoln có bài phát biểu quan trọng, cho biết chắc chắn sẽ được trao cho người da đen quyền bỏ phiếu. Hòa trong đám người nghe Lincoln phát biểu bên ngoài Nhà Trắng, Booth tức điên lên, quyết định chuyển mục tiêu kế hoạch từ bắt cóc sang ám sát trực tiếp.
Sáng 14/4/1865, Booth ghé qua Nhà hát Ford biết được tối hôm đó Tổng thống cùng Phu nhân sẽ đến xem buổi công diễn vở “Cậu em họ người Mỹ của chúng tôi”. Booth về bàn bạc với những kẻ đồng đảng lần cuối. Booth nhận giết Lincoln tại nhà hát, giao cho Atzerodt giết Phó Tổng thống Andrew Johnson, Powell và Herold giết Bộ trưởng Quốc phòng William Seward. Cả ba cuộc tấn công đều tiến hành đồng thời, vào khoảng 10 giờ 15 phút tối 14/4/1865. Booth hy vọng thông qua một loạt vụ ám sát nhằm vào các nhân vật chủ chốt của Nhà Trắng và Lầu Năm góc sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị làm suy yếu chính quyền liên bang, tạo cơ hội cho sự phục hồi của liên hiệp các bang miền nam.Dắt trong người khẩu Derringer và một con dao săn, 9 giờ 30 phút tối 14/4/1865, Booth tới Nhà hát Ford, nhưng chưa vào mà vào quán rượu cạnh đó gọi một ly. 10 giờ 7 phút, Booth vào nhà hát Ford qua cổng chính, tiến gần tới phòng VIP quan sát. Booth đã tận dụng tốt cơ hội viên sĩ quan cận vệ của Tổng thống rời vị trí để lọt vào phòng VIP, lạnh lùng ra tay hạ sát Lincoln.
Sau khi thoát khỏi sự truy đuổi của thiếu tá Henry, Booth phi ngựa về phía sông Anacostia, bắt đầu hành trình chạy trốn về miền nam. Tuy nhiên, 12 ngày sau, các nhân viên điều tra đã lần ra dấu vết của y. Lúc này, Booth và đồng đảng Herold đang trốn trong một nhà kho ở nông trang Richard Garrett, gần Port Royal, bang Virginia. Những lời kêu gọi hạ vũ khí được đưa ra, nhưng chỉ có Herold chấp nhận đầu hàng. Sự ngoan cố của Booth cuối cùng đã phải trả giá bằng chính mạng sống của y. Chỉ với một cú lẩy cò, trung sĩ Boston Corbett đã đưa viên đạn vào đúng đầu Booth, nơi chỉ cách khoảng 2,5 cm là trùng khớp với vị trí vết thương chí tử mà hắn đã gây ra cho Lincoln. Khám người Booth, các nhân viên điều tra thu được 2 khẩu súng lục, 1 chiếc la bàn, 1 con dao mác và 1 cuốn nhật ký - cái sau này giúp nhà chức trách phác họa được một phần lý do Booth quyết định ám sát Lincoln cũng như biết được những nét chính của kế hoạch hạ thủ Lincoln. Số phận những tên đồng đảng của Booth cũng không hơn gì, hoặc là bị treo cổ hoặc bóc lịch cả đời trong tù. Nhưng liệu kế hoạch ám sát Lincoln đơn thuần chỉ là do Booth làm chủ tròm hay đứng đằng sau còn có một thế lực nào đó?
Hơn 140 năm đã trôi qua kể từ khi vị Tổng thống đầu tiên của Đảng Cộng hòa bị ám sát, những nghi vấn về cái chết của ông chủ Nhà Trắng này vẫn tồn tại và được không ít học giả, nhà lịch sử đem ra mổ xẻ nhằm tìm lời giải. Dưới đây xin giới thiệu một số giả thiết về âm mưu sát hại Lincoln:
1. Phó Tổng thống Andrew Johnson (ảnh) có dính líu tới kẻ sát nhân J. W. Booth?
Gần 7 giờ sau khi ra tay hạ sát Lincoln, Booth đã ghé qua khách sạn Oasinhtơn, nơi phó Tổng thống Mỹ Johnson nghỉ. Theo nhân viên quầy thu ngân, lúc đó cả Johnson và thư ký riêng William A. Browning đều không có mặt tại khách sạn. Booth đã để lại lời nhắn như sau:
"Không dám làm phiền ngài, nhưng ngài có ở nhà không? John Wikes Booth." Thư ký riêng của Johnson, Browning đã chứng thực điều này trong một phiên tòa quân sự xử những kẻ tham gia âm mưu ám sát Lincoln rằng ông ta tìm thấy một mẩu giấy nhắn như vậy trong hộp thư lưu ký tại khách sạn. Liệu Booth và Johnson có sự liên hệ với nhau?
Theo John Rhodehamel và Louise Taper, hai đồng tác giả cuốn sách "Đúng hay sai, xin Chúa Trời hãy phán xử: Những dòng lưu bút của John Wikes Booth", xuất bản năm 1997, Booth đã gặp Johnson vào tháng 2/1864 tại Nashville. Bản thân Phu nhân Mary Todd, trong một bức thư viết cho bạn mình là Sally Orne cũng nói: "Johnson biết rõ về cái chết của chồng tôi. Tại sao tờ giấy nhắn lại được tìm thấy trong hộp thư lưu ký của ông ta. Rõ ràng, đã có một sự quen biết nào đó giữa hai người. Tuy rất đau lòng, nhưng tôi cảm nhận một cách sâu sắc rằng ông ta biết những kẻ âm mưu sát hại chồng tôi và chúng cũng biết ông ta".
Một số thành viên Quốc hội cũng nghĩ rằng Johnson dính líu tới vụ ám sát Tổng thống Lincoln. Do đó, một ủy ban điều tra đặc biệt đã được thành lập. Tuy nhiên, người ta đã không tìm được bất cứ bằng chứng nào đủ thuyết phục để buộc tội Johnson.
2. Bộ trưởng Chiến tranh Edwin Stanton (ảnh) là kẻ đầu sỏ đằng sau cái chết của Lincoln?
Năm 1937, trong cuốn sách "Tại sao Lincoln bị giết?", tác giả Otto Eisenschiml đã ủng hộ giả thiết rằng Bộ trưởng Chiến tranh Edwin Stanton dính líu trực tiếp đến cái chết của Lincoln. Otto Eisenschiml cáo buộc Stanton đã chống lại chính sách tái thiết từ từ của Lincoln và muốn "tống cổ" Lincoln ra khỏi Nhà Trắng để có cơ hội thực thi một chính sách tái thiết mang tính cấp tiến hơn. Theo kế hoạch, tối 14/4/1865, tướng Grant sẽ đi xem vở "Cậu em họ người Mỹ của chúng tôi" với Tổng thống và Phu nhân. Nhưng lo ngại đội bảo vệ của tướng Grant sẽ ngăn không cho Booth vào nhà hát Ford, Stanton đã giao cho tướng Grant một nhiệm vụ khác, buộc vị tướng này phải từ chối lời mời của Lincoln. Chính sự vắng mặt của tướng Grant đã đặt Tổng thống Lincoln vào tình trạng nguy hiểm. Thậm chí, Eisenschiml còn cáo buộc Stanton biết những kẻ âm mưu sát hại Lincoln "thì thụt" ở nhà trọ của Mary Surratt, nhưng không ngăn chặn và không để thiếu tá Thomas T. Eckert, một người đầy trách nhiệm và sức mạnh làm nhiệm vụ bảo vệ Lincoln như Tổng thống đã yêu cầu.
3. Cái chết của Lincoln là kết quả của một âm mưu lớn của liên hiệp các bang miền nam?
Giả thiết này nổi lên ngay sau khi Lincoln bị hạ sát, sau này được rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu, sử gia ủng hộ. Bởi những bức thư của Booth mà các nhân viên điều tra tìm thấy ở trong chiếc hòm của y tại khách sạn National đã cho thấy Booth có sự liên hệ chặt chẽ với liên hiệp các bang miền nam. Năm 1977, lời khai của Atzerodt tại phiên tòa xét xử những kẻ tham gia âm mưu ám sát Lincoln năm 1865 được hé lộ. Nó cho thấy Booth biết rõ liên hiệp các bang miền nam có âm mưu làm rung chuyển Nhà Trắng. Liên hiệp các bang miền nam mượn tay Booth với tư cách một phần tử nổi loạn tổ chức một nhóm "đồng chí hướng" tiến hành bắt cóc Lincoln. Nhưng khi Richmond sụp đổ, kế hoạch này chuyển thành ám sát và nó đã được thực hiện thành công.
4. Lincoln chết bởi bàn tay của các ông chủ ngân hàng quốc tế?
Những người ủng hộ giả thiết này cho rằng trong thời kỳ chiến tranh nam-bắc, Lincoln rất cần tiền để mua sắm trang thiết bị vũ khí và hậu cần. Các ông chủ nhà băng ở châu Âu đã sẵn sàng cho Oasinhtơn vay những khoản tiền lớn với lãi suất cao. Nhưng thay vì chấp nhận những khoản vay đó, Lincoln đã cho phát hành hàng trăm triệu đô la khế ước lấy tiền phục vụ những nỗ lực thống nhất hai miền nam-bắc. Bên cạnh đó, Lincoln còn được biết đến như một người ủng hộ chính sách bảo hộ. Vì thế, mọi tính toán đầu cơ hàng hóa của các ông chủ ngân hàng châu Âu bị phá sản và nó là cơ sở manh nha của một đòn thanh trừng.
Minh Thành (Tổng hợp)
Vụ ám sát tổng thống Abraham Lincoln
Abraham Lincoln: Vị Tổng thống Mỹ 'tử vì đạo'
Là người kiên trì xóa bỏ chế độ nô lệ, góp phần quan trọng chấm dứt nội chiến Bắc-Nam ở Mỹ (1861-1865), giữ vững sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia, nhưng Lincoln lại trở thành nạn nhân của chính những kẻ đi ngược với lý tưởng của ông. Đoàng. Tiếng súng vang lên khô khốc. Vị Tổng thống thứ 16 của Mỹ đổ gục xuống trong khi cùng Phu nhân chuẩn bị xem cảnh tiếp theo của vở "Cậu em họ người Mỹ của chúng tôi" (Our American Cousin) tại nhà hát Ford tối 14/4/1865. Viên đạn xuyên từ bán cầu não trái sang bán cầu não phải cướp đi mọi tia hy vọng giành giật mạng sống cho một trong những nhân vật vĩ đại nhất của lịch sử nước Mỹ.
Kỳ 1: Lận đận đường tới đỉnh vinh quang
Lincoln sinh ngày 12/2/1809, trong một gia đình nông dân ở Hardin, nay thuộc hạt Larue, bang Kentucky. Thời niên thiếu của Lincoln là một cuộc lênh đênh cùng gia đình từ Kentucky tới Indiana và cuối cùng dừng chân ở Illinois. Sớm mồ côi mẹ (năm 1818, mẹ Lincoln, bà Nancy Hanks, mất vì bệnh hiểm nghèo), 8 tuổi Lincoln đã phải giúp đỡ cha chặt cây khai hoang, vỡ đất, bổ củi. Những khó khăn của gia đình và miền biên giới hoang vu, giáo dục kém phát triển không ngăn được ham muốn học hỏi của Lincoln. Để mượn một cuốn sách, Lincoln sẵn sàng cuốc bộ hàng cây số và có khi là hàng chục cây số đường rừng.
Năm 1828, Lincoln được một thương gia ở New Salem thuê chở nông phẩm tới New Orleans. Chuyến đi đã giúp Lincoln tiếp cận sâu hơn với thế giới bên ngoài. Đặc biệt, cảnh đấu giá nô lệ mà Lincoln có dịp chứng kiến ở New Orleans đã để lại những ấn tượng hằn sâu trong tâm trí chàng thanh niên này, thôi thúc anh phải làm gì đó nâng cao tinh thần chiến đấu của người dân vì lý tưởng tự do, vì nền dân chủ và vì công cuộc giải phóng nô lệ. Điều này được thể hiện trong câu nói nổi tiếng của ông: "Vì không muốn làm nô lệ, nên tôi sẽ không làm chủ nô lệ".
Năm 1831, chính quyền liên bang ra lệnh buộc các nhóm thổ dân da đỏ Sauk và Fox di chuyển từ Illinois sang Iowa. Mùa xuân năm 1832, tù trưởng da đỏ Black Hawk dẫn theo hàng trăm quân, vượt sông Mississippi, tìm cách chiếm miền đất gần Rock Island. Trước tình hình nguy cấp, Nhà Trắng phải tuyển mộ dân binh, thành lập các đội tự vệ. Tháng 3/1832, Lincoln tình nguyện tham gia đội quân này, được cử làm trung đội trưởng. Tháng 10/1832, Lincoln giải ngũ, tham gia tranh cử vào nghị viện bang Illinois với tư cách thành viên đảng Whig, nhưng thất bại. Sau đó, Lincoln cùng bạn mở một cửa hàng tạp hóa. Một lần nữa, "mẹ của thành công" lại mỉm cười với ông và phải 10 năm sau Lincoln mới trả hết nợ cho phi vụ làm ăn thua lỗ này.
Không chùn bước, Lincoln quyết định tận dụng thời gian rỗi đọc sách luật, tới các tòa án địa phương nghe các luật sư biện hộ trong những vụ tranh tụng để tích lũy kiến thức về luật pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của mình cũng như của người dân. Lincoln bắt đầu có chút danh tiếng. Năm 1834, ông lại ra tranh cử vào nghị viện bang Illinois và đã giành chiến thắng. Từ đó đến năm 1858, ngoài một lần trúng cử hạ nghị sĩ năm 1846, Lincoln thường xuyên nếm mùi thất bại trên con đường hoạn lộ (năm 1843, năm 1848 không thể giành được ghế hạ nghị sĩ, năm 1856 sớm dừng bước trên đường đua vào ghế ứng cử viên phó Tổng thống của đảng Cộng hòa, năm 1858 lại ngậm ngùi nhìn đối thủ bước vào Thượng viện).
Tuy nhiên, năm 1858, Lincoln đã làm chấn động cả nước Mỹ bằng tuyên bố: "Một đất nước bị chia rẽ không thể đứng vững được. Tôi tin rằng chính phủ này không thể tồn tại mãi mãi trong chế độ nửa nô lệ, nửa tự do. Tôi không mong đợi liên bang giải thể, càng không trông chờ viễn cảnh đất nước sụp đổ. Tôi tin chế độ nô lệ cuối cùng cũng bị diệt vong. Nô lệ từ nam chí bắc sẽ được hưởng tự do". Bài phát biểu đó sau này đã trở thành tuyên ngôn xóa bỏ chế độ nô lệ và một phần mục tiêu mà Lincoln quyết tâm làm sau khi chính thức trở thành vị Tổng thống thứ 16 của Mỹ với 1.865.593 phiếu ủng hộ, cao hơn gần 30% so với người về nhì là ứng cử viên Douglas.
Trong 4 năm và 42 ngày làm ông chủ Nhà Trắng ở nhiệm kỳ 2, có thể nói Lincoln phải đối mặt với tình hình khó khăn hơn bất cứ vị tổng thống nào của Mỹ. Đó là việc 7 bang miền nam đã tuyên bố thoát ly sự quản trị của chính quyền liên bang và 8 bang khác chuẩn bị "noi gương". Vào thời điểm quan trọng nhất, Lincoln đã quyết định chiêu mộ 75.000 quân tình nguyện đi dẹp loạn ở miền nam. Sau khi chiến tranh giữa hai miền nam-bắc nổ ra được một thời gian, Lincoln phát hiện và giao quyền chỉ huy cho vị tướng quân tài ba Ulysses S. Grant. Không phụ sự tin tưởng của Lincoln, Grant đã đánh 4 trận thắng cả 4. Ngày 8/4/1865, tổng chỉ huy quân miền nam, Tướng Robert E. Lee buộc phải đầu hàng. Nước Mỹ thoát khỏi nguy cơ phân chia cát cứ.
Những công lao của Lincoln đối với nước Mỹ là không thể phủ nhận được. Nhưng cũng chính trong quá trình dẫn dắt nước Mỹ trở lại quỹ đạo thống nhất, Lincoln vô tình đã chuốc oán với rất nhiều người. Chưa đầy một tuần sau khúc ca khải hoàn, Lincoln đã phải vĩnh viễn chia tay với sự nghiệp dang dở bởi sự ra tay lạnh lùng của một kẻ thủ ác không muốn chấp nhận sự thất bại của phe miền nam trong cuộc nội chiến.
Minh Thành (Tổng hợp)
Người Vợ ghê gớm tàn ác của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln
Abraham Lincoln: Vị Tổng thống Mỹ "tử vì đạo" - Kỳ 2
Phát đạn oan nghiệt
Tối 14/4/1865, Abraham Lincoln và Phu nhân Mary Todd tới nhà hát Ford ở Oasinhtơn. Cùng đi với họ có thiếu tá Henry Reed Rathbone thuộc lực lượng quân tình nguyện cùng vợ sắp cưới Clara Harris. Nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống “một tấc không đi, một ly không rời” như thường lệ vẫn thuộc về viên sỹ quan John Parker. 21 giờ 10, nhân viên hướng dẫn Lilysa đưa Tổng thống và những người cùng đi vào phòng VIP. 250 khán giả có mặt trong nhà hát biết tin Lincoln tới xem kịch, đồng loạt vỗ tay hoan hô. Lincoln vẫy tay đáp lại tấm lòng của công chúng.
Tối hôm đó, nhà hát Ford công diễn vở “Our American Cousin” (Cậu em họ người Mỹ của chúng ta) do Tom Taylor viết kịch bản từ 14 năm trước. Lincoln dựa vai vào ghế, hướng về phía sân khấu. Phòng VIP nơi Lincoln ngồi chỉ có 2 cửa: cửa trước mở ra phía sân khấu, cửa sau đã chốt chặt. Xét ở khía cạnh bảo vệ, đây là điều kiện khá lý tưởng. Nhưng không ai ngờ, một ngày trước đó, tên thích khách đã khoét một lỗ rộng khoảng 10 cm ở cửa sau, gần chỗ chốt cửa rồi ngụy trang khéo léo.
Phác họa cảnh ám sát Lincoln.
|
Căn nhà nơi Lincoln mất.
|
Anh là bác sĩ ngoại khoa Charles Hilar của lực lượng quân tình nguyện. Dưới sự giúp đỡ của thiếu tá Henry và Phu nhân Mary Todd, bác sĩ Charles đặt Lincoln xuống sàn phòng VIP, nâng đầu Lincoln lên xem xét tỉ mỉ, phát hiện não bị tổn thương, liền dùng hai ngón tay trái ấn mạnh vào họng, ép chặt cuống lưỡi, dùng ngón tay phải làm sạch máu đọng và dịch tiết ở trong miệng, họng nhằm khởi động bộ máy hô hấp và kích thích hệ thống hô hấp. Một lát sau có thêm một bác sĩ khác tới trợ giúp. Hai vị bác sĩ, một người lắc tay, một người ép ngực Lincoln. Sau một hồi hô hấp nhân tạo, cuối cùng, mạch của Lincoln cũng đập trở lại.
Bác sĩ Charles cho rằng vết thương của Lincoln rất nặng, nguy hiểm tới tính mạng nên đã yêu cầu lập tức đưa Tổng thống tới bệnh viện. Thiếu tá Henry nhanh chóng trưng dụng một chiếc xe ngựa cùng hai vị bác sĩ và Phu nhân Mary Todd đưa Tổng thống tới bệnh viện gần đó. Bác sĩ bệnh viện cởi quần áo của Lincoln, kiểm tra từ chân tới đầu, chỉ phát hiện một vết đạn bắn trên đầu. Lúc này, toàn thân của Lincoln đã lạnh, hai chân không ngừng co giật. Những biện pháp cấp cứu tỏ ra có rất ít hiệu quả. Hơi thở của Lincoln dần trở nên khó khăn. Mạch yếu, chỉ đập 40 lần/phút. Trong khi đồng tử mắt trái co mạnh, đồng tử mắt phải lại giãn ra rất lớn. Ba lần, Phu nhân Mary Todd được thông báo vào gặp Tổng thống lần cuối. Ở lần gặp thứ 2 bà đã nức nở thốt lên: “Lincoln, anh nhất định phải sống, nhất định phải sống. Anh vẫn chưa hoàn thành tâm nguyện của mình mà!”
2 giờ sáng 15/4/1865, bác sĩ chủ nhiệm bệnh viện George định mổ gắp viên đạn ra, tuy nhiên, sau khi hội chẩn mọi người thống nhất cho rằng cho dù có lấy được viên đạn, Tổng thống cũng không thể sống được. 6 giờ, bác sĩ chủ nhiệm bệnh viện George bước ra khỏi phòng cấp cứu đã thấy phía ngoài ken chật người. Họ nhao lên hỏi tình hình sức khỏe của Lincoln. Thì ra những người dân thành phố biết tin Tổng thống gặp nạn đã kéo tới chờ đợi tin tức cả đêm. Khi biết rằng Lincoln khó lòng qua khỏi, mọi người lặng đi, mặt ai cũng lộ vẻ bi ai, đặc biệt là những người da đen. Nhiều người không kìm nén được đã bật khóc.
7 giờ 21 phút 55 giây sáng 15/4/1865, Lincoln trút hơi thở cuối cùng. Sau đó 15 giây, trái tim của một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ ngừng đập. 9 giờ cùng ngày, thi thể của Lincoln được chuyển qua nhà Quốc hội để người dân ngắm nhìn ông lần cuối, 4 giờ chiều đưa lên xe lửa về an táng tại Springfield, bang Illinois. Hàng vạn người đã đứng dài hai bên đường ray để tiễn vị Tổng thống thứ 16 của Mỹ về nơi an nghỉ cuối cùng.
10 giờ sáng 16/4/1865, Phó Tổng thống Andrew Johnson tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 17 của Mỹ.
Minh Thành(Tổng hợp)
Abraham Lincoln: Vị Tổng thống Mỹ 'tử vì đạo' - Kỳ 3
Kỳ 3: Chân dung kẻ thủ ác và kế hoạch ám sát hoàn hảo
Sau khi Tổng thống Lincoln bị ám sát, tổ trọng án lập tức được thành lập. Theo lời kể của các nhân chứng, các nhân viên điều tra cơ bản đã xác định được hung thủ gây án. Đó là John Wilkes Booth, diễn viên có tiếng, sinh ngày 10/5/1838, từng đóng nhiều vai chính trong một số tác phẩm của nhà soạn kịch William Shakespeare, một kẻ theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, ủng hộ liên hiệp các bang miền nam. Trong suốt thời kỳ xảy ra chiến tranh bắc-nam (1861-1865), Booth rất căm thù Lincoln vì cho rằng ông là kẻ gây ra tình trạng tồi tệ ở miền nam.
John Wilkes Booth kẻ ra tay ám sát Lincoln
|
Mùa hè năm 1864, Booth bắt đầu lên kế hoạch bắt cóc Lincoln đưa tới Richmond (thủ phủ của liên hiệp các bang miền nam) nhằm đổi lấy những tù binh miền nam bị miền bắc bắt. Tới tháng 1/1865, Booth đã tập hợp được một nhóm, gồm những kẻ “đồng chí hướng” như: Samuel Arnold, Michael O’Laughlen, John Surratt, Lewis Powell (còn gọi là Lewis Paine hay Payne), George Atzerodt và David Herold nhằm thực hiện bằng được mưu đồ đã vạch ra. Bọn chúng lấy nhà trọ của Mary Surratt làm nơi gặp gỡ, bàn thảo đường đi nước bước. Ngày 17/3/1865, nhóm Booth quyết định sẽ tiến hành bắt cóc Lincoln khi ông tới thăm một bệnh viện ở ngoại ô Oasinhtơn. Nhưng đến giờ chót, kế hoạch thất bại vì Lincoln không đến đó nữa. Ngày 11/4/1865, Lincoln có bài phát biểu quan trọng, cho biết chắc chắn sẽ được trao cho người da đen quyền bỏ phiếu. Hòa trong đám người nghe Lincoln phát biểu bên ngoài Nhà Trắng, Booth tức điên lên, quyết định chuyển mục tiêu kế hoạch từ bắt cóc sang ám sát trực tiếp.
Hành trình chạy trốn của J.W.Booth
|
Sáng 14/4/1865, Booth ghé qua Nhà hát Ford biết được tối hôm đó Tổng thống cùng Phu nhân sẽ đến xem buổi công diễn vở “Cậu em họ người Mỹ của chúng tôi”. Booth về bàn bạc với những kẻ đồng đảng lần cuối. Booth nhận giết Lincoln tại nhà hát, giao cho Atzerodt giết Phó Tổng thống Andrew Johnson, Powell và Herold giết Bộ trưởng Quốc phòng William Seward. Cả ba cuộc tấn công đều tiến hành đồng thời, vào khoảng 10 giờ 15 phút tối 14/4/1865. Booth hy vọng thông qua một loạt vụ ám sát nhằm vào các nhân vật chủ chốt của Nhà Trắng và Lầu Năm góc sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị làm suy yếu chính quyền liên bang, tạo cơ hội cho sự phục hồi của liên hiệp các bang miền nam.Dắt trong người khẩu Derringer và một con dao săn, 9 giờ 30 phút tối 14/4/1865, Booth tới Nhà hát Ford, nhưng chưa vào mà vào quán rượu cạnh đó gọi một ly. 10 giờ 7 phút, Booth vào nhà hát Ford qua cổng chính, tiến gần tới phòng VIP quan sát. Booth đã tận dụng tốt cơ hội viên sĩ quan cận vệ của Tổng thống rời vị trí để lọt vào phòng VIP, lạnh lùng ra tay hạ sát Lincoln.
Sau khi thoát khỏi sự truy đuổi của thiếu tá Henry, Booth phi ngựa về phía sông Anacostia, bắt đầu hành trình chạy trốn về miền nam. Tuy nhiên, 12 ngày sau, các nhân viên điều tra đã lần ra dấu vết của y. Lúc này, Booth và đồng đảng Herold đang trốn trong một nhà kho ở nông trang Richard Garrett, gần Port Royal, bang Virginia. Những lời kêu gọi hạ vũ khí được đưa ra, nhưng chỉ có Herold chấp nhận đầu hàng. Sự ngoan cố của Booth cuối cùng đã phải trả giá bằng chính mạng sống của y. Chỉ với một cú lẩy cò, trung sĩ Boston Corbett đã đưa viên đạn vào đúng đầu Booth, nơi chỉ cách khoảng 2,5 cm là trùng khớp với vị trí vết thương chí tử mà hắn đã gây ra cho Lincoln. Khám người Booth, các nhân viên điều tra thu được 2 khẩu súng lục, 1 chiếc la bàn, 1 con dao mác và 1 cuốn nhật ký - cái sau này giúp nhà chức trách phác họa được một phần lý do Booth quyết định ám sát Lincoln cũng như biết được những nét chính của kế hoạch hạ thủ Lincoln. Số phận những tên đồng đảng của Booth cũng không hơn gì, hoặc là bị treo cổ hoặc bóc lịch cả đời trong tù. Nhưng liệu kế hoạch ám sát Lincoln đơn thuần chỉ là do Booth làm chủ tròm hay đứng đằng sau còn có một thế lực nào đó?
Minh Thành (Tổng hợp)
Abraham Lincoln: Vị Tổng thống Mỹ "tử vì đạo" - Kỳ 4
Kỳ 4: Những giả thiết quanh vụ Abraham Lincoln bị ám sát
Hơn 140 năm đã trôi qua kể từ khi vị Tổng thống đầu tiên của Đảng Cộng hòa bị ám sát, những nghi vấn về cái chết của ông chủ Nhà Trắng này vẫn tồn tại và được không ít học giả, nhà lịch sử đem ra mổ xẻ nhằm tìm lời giải. Dưới đây xin giới thiệu một số giả thiết về âm mưu sát hại Lincoln:
1. Phó Tổng thống Andrew Johnson (ảnh) có dính líu tới kẻ sát nhân J. W. Booth?
Gần 7 giờ sau khi ra tay hạ sát Lincoln, Booth đã ghé qua khách sạn Oasinhtơn, nơi phó Tổng thống Mỹ Johnson nghỉ. Theo nhân viên quầy thu ngân, lúc đó cả Johnson và thư ký riêng William A. Browning đều không có mặt tại khách sạn. Booth đã để lại lời nhắn như sau:
"Không dám làm phiền ngài, nhưng ngài có ở nhà không? John Wikes Booth." Thư ký riêng của Johnson, Browning đã chứng thực điều này trong một phiên tòa quân sự xử những kẻ tham gia âm mưu ám sát Lincoln rằng ông ta tìm thấy một mẩu giấy nhắn như vậy trong hộp thư lưu ký tại khách sạn. Liệu Booth và Johnson có sự liên hệ với nhau?
Theo John Rhodehamel và Louise Taper, hai đồng tác giả cuốn sách "Đúng hay sai, xin Chúa Trời hãy phán xử: Những dòng lưu bút của John Wikes Booth", xuất bản năm 1997, Booth đã gặp Johnson vào tháng 2/1864 tại Nashville. Bản thân Phu nhân Mary Todd, trong một bức thư viết cho bạn mình là Sally Orne cũng nói: "Johnson biết rõ về cái chết của chồng tôi. Tại sao tờ giấy nhắn lại được tìm thấy trong hộp thư lưu ký của ông ta. Rõ ràng, đã có một sự quen biết nào đó giữa hai người. Tuy rất đau lòng, nhưng tôi cảm nhận một cách sâu sắc rằng ông ta biết những kẻ âm mưu sát hại chồng tôi và chúng cũng biết ông ta".
Một số thành viên Quốc hội cũng nghĩ rằng Johnson dính líu tới vụ ám sát Tổng thống Lincoln. Do đó, một ủy ban điều tra đặc biệt đã được thành lập. Tuy nhiên, người ta đã không tìm được bất cứ bằng chứng nào đủ thuyết phục để buộc tội Johnson.
2. Bộ trưởng Chiến tranh Edwin Stanton (ảnh) là kẻ đầu sỏ đằng sau cái chết của Lincoln?
Năm 1937, trong cuốn sách "Tại sao Lincoln bị giết?", tác giả Otto Eisenschiml đã ủng hộ giả thiết rằng Bộ trưởng Chiến tranh Edwin Stanton dính líu trực tiếp đến cái chết của Lincoln. Otto Eisenschiml cáo buộc Stanton đã chống lại chính sách tái thiết từ từ của Lincoln và muốn "tống cổ" Lincoln ra khỏi Nhà Trắng để có cơ hội thực thi một chính sách tái thiết mang tính cấp tiến hơn. Theo kế hoạch, tối 14/4/1865, tướng Grant sẽ đi xem vở "Cậu em họ người Mỹ của chúng tôi" với Tổng thống và Phu nhân. Nhưng lo ngại đội bảo vệ của tướng Grant sẽ ngăn không cho Booth vào nhà hát Ford, Stanton đã giao cho tướng Grant một nhiệm vụ khác, buộc vị tướng này phải từ chối lời mời của Lincoln. Chính sự vắng mặt của tướng Grant đã đặt Tổng thống Lincoln vào tình trạng nguy hiểm. Thậm chí, Eisenschiml còn cáo buộc Stanton biết những kẻ âm mưu sát hại Lincoln "thì thụt" ở nhà trọ của Mary Surratt, nhưng không ngăn chặn và không để thiếu tá Thomas T. Eckert, một người đầy trách nhiệm và sức mạnh làm nhiệm vụ bảo vệ Lincoln như Tổng thống đã yêu cầu.
3. Cái chết của Lincoln là kết quả của một âm mưu lớn của liên hiệp các bang miền nam?
Giả thiết này nổi lên ngay sau khi Lincoln bị hạ sát, sau này được rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu, sử gia ủng hộ. Bởi những bức thư của Booth mà các nhân viên điều tra tìm thấy ở trong chiếc hòm của y tại khách sạn National đã cho thấy Booth có sự liên hệ chặt chẽ với liên hiệp các bang miền nam. Năm 1977, lời khai của Atzerodt tại phiên tòa xét xử những kẻ tham gia âm mưu ám sát Lincoln năm 1865 được hé lộ. Nó cho thấy Booth biết rõ liên hiệp các bang miền nam có âm mưu làm rung chuyển Nhà Trắng. Liên hiệp các bang miền nam mượn tay Booth với tư cách một phần tử nổi loạn tổ chức một nhóm "đồng chí hướng" tiến hành bắt cóc Lincoln. Nhưng khi Richmond sụp đổ, kế hoạch này chuyển thành ám sát và nó đã được thực hiện thành công.
4. Lincoln chết bởi bàn tay của các ông chủ ngân hàng quốc tế?
Những người ủng hộ giả thiết này cho rằng trong thời kỳ chiến tranh nam-bắc, Lincoln rất cần tiền để mua sắm trang thiết bị vũ khí và hậu cần. Các ông chủ nhà băng ở châu Âu đã sẵn sàng cho Oasinhtơn vay những khoản tiền lớn với lãi suất cao. Nhưng thay vì chấp nhận những khoản vay đó, Lincoln đã cho phát hành hàng trăm triệu đô la khế ước lấy tiền phục vụ những nỗ lực thống nhất hai miền nam-bắc. Bên cạnh đó, Lincoln còn được biết đến như một người ủng hộ chính sách bảo hộ. Vì thế, mọi tính toán đầu cơ hàng hóa của các ông chủ ngân hàng châu Âu bị phá sản và nó là cơ sở manh nha của một đòn thanh trừng.
Minh Thành (Tổng hợp)
Abraham Lincoln: Vị Tổng thống Mỹ 'tử vì đạo' - Kỳ cuối
Kỳ cuối: Những điều kỳ lạ về Lincoln
1. Cái chết được báo trước
Khoảng 10 ngày trước khi Lincoln bị sát hại, ông đã mơ thấy mình nằm trong một chiếc quan tài và văng vẳng bên tai có tiếng nói "Tổng thống đã bị ám sát rồi!", sau đó ông lên một con tàu đi đến một nơi lạ lùng diệu vợi chưa từng biết. Như thường lệ, Lincoln đã kể lại giấc mơ kỳ lạ đó cho những người thân cận, một trong những sĩ quan cận vệ của ông là William H. Crook đã van nài Tổng thống tạm thời đừng ra khỏi tòa Nhà Trắng và hủy bỏ kế hoạch đến nhà hát Ford xem vở "Cậu em họ người Mỹ của chúng ta". Nhưng có lẽ định mệnh đã an bài, nên Lincoln đã bỏ qua mọi lời can gián. Ngày 14/4/1865, ông vẫn quyết định đến nhà hát Ford và sự kiện kinh hoàng đã xảy ra giống như giấc mơ được báo trước.
2. Linh hồn không siêu thoát
Đó là lý giải của các nhà duy tâm về cái chết thuộc dạng "bất đắc kỳ tử" của Lincoln. Chính vì vậy, người ta thường thấy hồn của vị Tổng thống này hiện về. Daniel Cohen, nhà nghiên cứu các hiện tượng siêu linh, đã ghi lại các chuyện lạ lùng xuất hiện tại Nhà Trắng sau khi Lincoln mất trong cuốn sách "Tự điển về ma quỷ (The Encyclopedia of Ghost) do Nhà xuất bản Avon Books phát hành năm 1991. Cuốn sách cho thấy trong chuyến thăm Mỹ và lưu lại tòa Bạch Ốc, nữ hoàng Hà Lan đã kinh hãi kể lại rằng sau khi nghe thấy tiếng gõ cốc cốc bên ngoài, bà đã ra mở cửa và thấy một người dong dỏng cao đứng giữa sảnh lớn mà gương mặt thì rõ là của Tổng thống Lincoln.
Ở trường hợp khác, có lần một nữ thư ký của Tổng thống Roosevelt đã phải la lên và bỏ chạy ra khỏi phòng khi thấy Lincoln ngồi trên giường, chân đi giầy ống, nét mặt đăm chiêu tư lự. Ngay cả Tổng thống Harry Truman cũng đã kinh ngạc về những tiếng gõ cửa phòng ngủ của ông vào gần sáng. Nhiều lần ông lên tiếng hỏi "Ai đó?", nhưng đáp lại chỉ là sự im lặng và khi mở cửa ra thì chẳng có ai! Tổng thống Truman đã phát biểu như sau: "Vâng! Chính tai tôi đã nghe tiếng gõ cửa tuy nhẹ nhàng, nhưng rất rõ. Mặc dù không có ai nhưng tôi nghĩ rằng đó chính là Tổng thống Lincoln, hay nói khác đi là linh hồn của Lincoln đang đi trong sảnh đường".
3. Tranh cãi về giới tính của Lincoln
Lincoln và Mary Todd lấy nhau năm 1842. Họ có tất cả 4 người con: Robert Todd Lincoln (1/8/1843-26/7/1926), Edward Baker Lincoln (10/3/1846-1/2/1850), William Wallace Lincoln (21/12/1850-20/2/1862) và Thomas Tad Lincoln (4/4/1853-16/7/1871). Nhưng theo Tripp, tác giả của cuốn sách "Thế giới thầm kín của Abraham Lincoln", dường như ông chủ Nhà Trắng này thường giữ mối quan hệ có khoảng cách đối với phụ nữ. Tripp cũng dẫn ra nhiều ví dụ cho thấy Lincoln có quan hệ thân thiết với nhiều người đàn ông như: anh bạn Joshua Fry Speed từng ngủ chung giường với Lincoln trong 4 năm, Billy Green cũng có "vinh dự" này khi ở New Salem ….
Những bằng chứng và lập luận của Tripp đã được khá nhiều nhà nghiên cứu khác ủng hộ. Bà Jean H. Baker, tác giả cuốn "Tiểu sử Mary Todd Lincoln" đã nói rằng thói đồng tính luyến ái của Lincoln đã cắt nghĩa được mối quan hệ đầy bão tố với Mary Todd. Nhiều cuộc cãi cọ nổ ra vì Lincoln thực sự rất thờ ơ. Tuy nhiên, quan điểm của Tripp cũng vấp phải không ít phản đối, trong đó có cả Philip Nobile, người từng có thời gian viết chung cuốn sách "Thế giới thầm kín của Abraham Lincoln" với Tripp, nhưng sau đó đã không tiếp tục nữa vì quan hệ hai người đổ vỡ. Philip Nobile cho rằng cuốn sách của Tripp là một sự lừa dối.
Minh Thành (Tổng hợp)
1. Cái chết được báo trước
Khoảng 10 ngày trước khi Lincoln bị sát hại, ông đã mơ thấy mình nằm trong một chiếc quan tài và văng vẳng bên tai có tiếng nói "Tổng thống đã bị ám sát rồi!", sau đó ông lên một con tàu đi đến một nơi lạ lùng diệu vợi chưa từng biết. Như thường lệ, Lincoln đã kể lại giấc mơ kỳ lạ đó cho những người thân cận, một trong những sĩ quan cận vệ của ông là William H. Crook đã van nài Tổng thống tạm thời đừng ra khỏi tòa Nhà Trắng và hủy bỏ kế hoạch đến nhà hát Ford xem vở "Cậu em họ người Mỹ của chúng ta". Nhưng có lẽ định mệnh đã an bài, nên Lincoln đã bỏ qua mọi lời can gián. Ngày 14/4/1865, ông vẫn quyết định đến nhà hát Ford và sự kiện kinh hoàng đã xảy ra giống như giấc mơ được báo trước.
Abraham Lincoln.
|
2. Linh hồn không siêu thoát
Đó là lý giải của các nhà duy tâm về cái chết thuộc dạng "bất đắc kỳ tử" của Lincoln. Chính vì vậy, người ta thường thấy hồn của vị Tổng thống này hiện về. Daniel Cohen, nhà nghiên cứu các hiện tượng siêu linh, đã ghi lại các chuyện lạ lùng xuất hiện tại Nhà Trắng sau khi Lincoln mất trong cuốn sách "Tự điển về ma quỷ (The Encyclopedia of Ghost) do Nhà xuất bản Avon Books phát hành năm 1991. Cuốn sách cho thấy trong chuyến thăm Mỹ và lưu lại tòa Bạch Ốc, nữ hoàng Hà Lan đã kinh hãi kể lại rằng sau khi nghe thấy tiếng gõ cốc cốc bên ngoài, bà đã ra mở cửa và thấy một người dong dỏng cao đứng giữa sảnh lớn mà gương mặt thì rõ là của Tổng thống Lincoln.
Ở trường hợp khác, có lần một nữ thư ký của Tổng thống Roosevelt đã phải la lên và bỏ chạy ra khỏi phòng khi thấy Lincoln ngồi trên giường, chân đi giầy ống, nét mặt đăm chiêu tư lự. Ngay cả Tổng thống Harry Truman cũng đã kinh ngạc về những tiếng gõ cửa phòng ngủ của ông vào gần sáng. Nhiều lần ông lên tiếng hỏi "Ai đó?", nhưng đáp lại chỉ là sự im lặng và khi mở cửa ra thì chẳng có ai! Tổng thống Truman đã phát biểu như sau: "Vâng! Chính tai tôi đã nghe tiếng gõ cửa tuy nhẹ nhàng, nhưng rất rõ. Mặc dù không có ai nhưng tôi nghĩ rằng đó chính là Tổng thống Lincoln, hay nói khác đi là linh hồn của Lincoln đang đi trong sảnh đường".
3. Tranh cãi về giới tính của Lincoln
Lincoln và Mary Todd lấy nhau năm 1842. Họ có tất cả 4 người con: Robert Todd Lincoln (1/8/1843-26/7/1926), Edward Baker Lincoln (10/3/1846-1/2/1850), William Wallace Lincoln (21/12/1850-20/2/1862) và Thomas Tad Lincoln (4/4/1853-16/7/1871). Nhưng theo Tripp, tác giả của cuốn sách "Thế giới thầm kín của Abraham Lincoln", dường như ông chủ Nhà Trắng này thường giữ mối quan hệ có khoảng cách đối với phụ nữ. Tripp cũng dẫn ra nhiều ví dụ cho thấy Lincoln có quan hệ thân thiết với nhiều người đàn ông như: anh bạn Joshua Fry Speed từng ngủ chung giường với Lincoln trong 4 năm, Billy Green cũng có "vinh dự" này khi ở New Salem ….
Những bằng chứng và lập luận của Tripp đã được khá nhiều nhà nghiên cứu khác ủng hộ. Bà Jean H. Baker, tác giả cuốn "Tiểu sử Mary Todd Lincoln" đã nói rằng thói đồng tính luyến ái của Lincoln đã cắt nghĩa được mối quan hệ đầy bão tố với Mary Todd. Nhiều cuộc cãi cọ nổ ra vì Lincoln thực sự rất thờ ơ. Tuy nhiên, quan điểm của Tripp cũng vấp phải không ít phản đối, trong đó có cả Philip Nobile, người từng có thời gian viết chung cuốn sách "Thế giới thầm kín của Abraham Lincoln" với Tripp, nhưng sau đó đã không tiếp tục nữa vì quan hệ hai người đổ vỡ. Philip Nobile cho rằng cuốn sách của Tripp là một sự lừa dối.
Minh Thành (Tổng hợp)
Nhận xét
Đăng nhận xét