Chuyển đến nội dung chính

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 700

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                              Tin tức  Đông Tây 24 giờ ngày 11/6/2017

                                                 Thời sự Let's cà phê sáng 12/6/2017

                                                     Tin biển đông sáng 12/6/2017

                                                                      tin quân sự

                                                                     tin philippin

Hàng loạt trai tơ sụp bẫy "máy bay" ở Sài Gòn

Chủ Nhật, ngày 11/06/2017 20:45 PM (GMT+7)

Nhiều thanh niên lên mạng tìm bạn và làm quen với một "máy bay". Sau khi ăn nhậu, hát karaoke "máy bay" đã chiếm đoạt xe, cao chạy xa bay.

Tối 11-6, Công an quận 10, TP HCM cho biết đang điều tra hành vi "Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản" đối với Hồ Thanh Hà (SN 1982, ngụ quận 10).
Do Hà nợ nần nhiều đối tượng ngoài xã hội không có tiền trả nên lên mạng làm quen, rủ nhiều thanh niên đi nhậu, đi hát karaoke rồi thừa lúc nạn nhân say để chiếm đoạt tài sản.
Hàng loạt trai tơ sụp bẫy "máy bay" ở Sài Gòn - 1
Hồ Thanh Hà
 Ngày 15-5, Hà lên mạng lấy nickname "embuontimbanls" chát với anh P. (ngụ quận Bình Thạnh) sau đó rủ anh này đi nhậu. Anh P. lấy xe đến điểm hẹn chở Hà đi uống bia rồi vào hát karaoke ở quận 10. Khi thấy anh P. say, Hà lục bóp lấy thẻ xe rồi xuống dắt xe mang đi bán.
Thấy phi vụ trót lọt dễ dàng, ngày 23-5 Hà tiếp tục lên mạng lấy nickname "MyLinhsgbuon" chát với anh T. (quê Tiền Giang) rồi rủ T. đi ăn uống, nhậu nhẹt. Hà "gạ" anh T. sau khi đi nhậu sẽ đi vui vẻ, anh T. đồng ý và đặt phòng khách sạn.
Tuy nhiên Hà nói trước khi đi khách sạn thì đi hát karaoke. Khi vào phòng karaoke, Hà giữ bóp, thẻ xe sau đó lợi dụng anh T. không để ý, Hà nói đi vệ sinh rồi xuống lấy xe AirBlade của T. mang đi bán. Ngoài ra, một thanh niên khác với nickname "anhkiengcan" cũng bị Hà dụ vào karaoke rồi chiếm đoạt xe.
Sau khi nhận được đơn trình báo của các nạn nhân, nhận thấy thủ đoạn giống nhau và khả năng cùng một người gây ra nên Công an quận 10 điều tra, làm rõ. Tại công an, Hồ Thanh Hà đã khai nhận toàn bộ hành vi lừa đảo của mình
Ai từng là nạn nhân của Hồ Thanh Hà bị lừa với thủ đoạn tương tự thì liên hệ Công an quận 10, ĐT 0838659272 để được giải quyết.
Quán cà phê nhiều lần bị giang hồ đập phá
Sau khi khi từ chối lời đề nghị sang lại mặt bằng, chủ quán cà phê Mục Đồng, quận Bình Thạnh, TP HCM liên tục bị giang...
Theo Phạm Dũng (Người lao động)

Street style 2 miền: Hà Nội "bánh bèo" lên ngôi, Sài Gòn vừa "độc" vừa... ấm

Alaia; Ảnh: Đức Trịnh, Bee Hiroshi, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 12/06/2017

Street style dịp cuối tuần vừa rồi của giới trẻ 2 miền có sự khác biệt vô cùng thú vị.

Hà Nội

Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 1.
Đơn giản mà xinh xắn, chiếc váy trễ vai yểu điệu màu trắng tinh khôi trở thành lựa chọn dạo phố tuyệt vời của cô bạn Trinh Leey ngày cuối tuần. Chiếc túi màu đỏ...
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 2.
... cùng đôi sneaker gắn cục bông siêu dễ thương tạo điểm nhấn đầy bắt mắt cho diện mạo của cô nàng.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 3.
Mix đồ thế nào vừa mát mẻ, vừa thoải mái lại thể hiện được phong cách "cool ngầu"? Câu trả lời của Chi Phạm chính là combo áo phông "cái bang", jean shorts siêu ngắn và giày sneaker.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 4.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 5.
Set đồ quá đỗi xinh yêu với crop top và chân váy sheer vô cùng "hợp gu" với vóc dáng mi nhon của Hồng Xuân.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 6.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 7.
Set đồ điệu đà với 2 gam trắng - xanh nữ tính mà mắt mát này của Thu Thảo hẳn là giấc mơ của mọi cô nàng "bánh bèo".
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 8.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 9.
Cặp kính cùng mái tóc đỏ rực rỡ trở thành món phụ kiện hoàn hảo đến bất ngờ cho set đồ đen tuyền "phủi ra bụi" của Đạt Milk.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 10.

Sài Gòn

Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 11.
Thiếu Lan chọn cho mình phong cách preppy cá tính mà vẫn không kém phần yểu điệu với quần yếm và sơmi tay chuông bay bổng.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 12.
Chiếc mũ mềm mại không chỉ ton-sur-ton với set đồ mà còn bổ sung điểm nhấn hoàn hảo cho set đồ.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 13.
Set váy với sắc hồng thạch anh thời thượng của Hoàng Nga vốn đã bắt mắt nay lại càng trở nên thời thượng hơn khi được cô bạn mix cùng ankle boots.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 14.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 15.
Thanh Huyền một lần nữa chứng minh bomber jacket có thể khiến mọi set đồ trở nên "cool" hẳn. Ngoài ra, cô bạn còn thể hiện được trình mix màu vô cùng đáng nể của mình.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 16.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 17.
Thanh lịch mà vẫn phóng khoáng là những gì để miêu tả về set đồ quá chuẩn của Jun Vũ.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 18.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 19.
She đã nhanh chóng update xu hướng diện corset ra bên ngoài váy áo và kết quả vô cùng thú vị.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 20.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 21.
Tranh thủ thời tiết Sài Gòn mát mẻ, Phương Ly đã không bỏ lỡ cơ hội diện chiếc blazer dáng dài thêu hoa hồng cực lạ mắt của mình.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 22.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 23.
Set đồ của Nguyễn Chí Cường không chỉ thú vị mà còn tuyệt đối hút mắt trong khoản phối màu.
Street style 2 miền: Hà Nội bánh bèo lên ngôi, Sài Gòn vừa độc vừa... ấm - Ảnh 24.

TP HCM cho dân giám sát 4 bãi xử lý rác

Bí thư Thành ủy TP HCM yêu cầu trong tháng 7, bốn bãi rác lớn trên địa bàn phải mở cửa định kỳ để người dân vào giám sát.

Tại kỳ họp bất thường của HĐND TP HCM về công tác bảo vệ môi trường và quản lý chất thải ngày 11/6, Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa cho biết, Bí thư Thành ủy đã chỉ đạo trong tháng 7 chủ đầu tư 4 khu xử lý rác Đa Phước, Vietstar, Tâm Sinh Nghĩa và Phước Hiệp phải mở cửa định kỳ cho người dân vào giám sát tình hình môi trường. 
"Điều này được đặt ra sau khi xảy ra tình trạng ô nhiễm mùi từ một số khu xử lý", ông Khoa nói và dẫn chứng khu xử lý rác Đa Phước vừa bị phạt gần 1,6 tỷ đồng do vi phạm công tác bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành vào cuối năm ngoái.
tp-hcm-cho-dan-giam-sat-4-bai-xu-ly-rac
Bãi rác Đa Phước ở huyện Bình Chánh là khu xử lý rác thải lớn nhất TP HCM với công suất chôn lấp mỗi ngày khoảng 5.500 tấn. Ảnh: Hữu Nguyên.
Phó chủ tịch phụ trách khối giao thông - đô thị của TP HCM cho biết, sau khi người dân phản ánh mùi hôi vào giữa năm ngoái, thành phố yêu cầu Công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS, chủ đầu tư bãi rác Đa Phước) triển khai 10 giải pháp để giảm thiểu mùi hôi, bảo vệ môi trường.
Chính quyền thành phố cũng yêu cầu chủ đầu tư bãi rác Đa Phước đến năm 2020 phải chuyển 1.000-2.000 tấn rác sang công nghệ xử lý hiện đại, số rác còn lại phải tăng cường xử lý tốt. Hiện bãi rác Đa Phước xử lý khoảng 5.300 tấn/ngày, có một trạm quan trắc tự động được lắp đặt tại đây và sắp tới sẽ truyền dữ liệu về cơ quan chức năng để giám sát thường xuyên hơn.
Về các khu xử lý chất thải khác, ông Khoa cho biết thêm từ nay đến 31/7, UBND thành phố sẽ rà soát hết các dự án xử lý chất thải, phải có báo cáo nghiệm thu về bảo vệ môi trường để đến cuối năm nay tất cả các dự án bắt buộc phải có nghiệm thu về môi trường. "Sau ngày 31/12 những đơn vị không chấp hành, tùy theo mức độ vi phạm thành phố sẽ phải yêu cầu ngưng hoạt động", ông Khoa nói.
Theo ông Khoa, UBND thành phố đã chỉ đạo quyết tâm cơ giới hóa việc quét dọn, các tổ vận chuyển rác dân lập cần cải thiện phương tiện vận chuyển, phương tiện bảo hộ lao động. Về việc nên tổ chức các hình thức cho bà con dân lập thông qua các tổ chức hợp tác xã, doanh nghiệp để bảo hộ lao động, sức khỏe tốt hơn.
Về lộ trình, UBND thành phố cố gắng đến 2020 bình quân phân loại rác tại nguồn trên 50%. Vấn đề vận chuyển, phân bổ giờ, tình hình thực tế hiện nay là 16 quận, huyện vận chuyển cho bãi rác Đa Phước, 8 quận huyện cho bãi rác Tây Bắc Củ Chi.
Trước đó, trong phần chất vấn, đại biểu Võ Thanh Luân đề nghị thành phố nên đề ra chế tài xử lý những hộ dân không thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn bên cạnh chính sách khuyến khích. Thành phố nên lập lực lượng phạt hành vi vứt rác bừa bãi tạo ra nhiều ụ rác vô chủ trong khu dân cư gây ô nhiễm.
"Tại sao ở nước ngoài người ta một cọng rác, một mẫu kẹo cao su cũng không dám xả, vì họ phạt rất nặng, còn ở ta thì vô tư quăng cả bao rác ra đường. Nhiều người bảo do nước mình còn nghèo, xin thưa là nghèo không đồng nghĩa là ý thức kém", ông Luân bức xúc.
Còn đại biểu Nguyễn Mạnh Trí đề xuất thành phố nên có chính sách hỗ trợ, như giảm tiền thu gom rác cho các hộ dân nào thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn để khuyến khích người dân phân loại rác hơn nữa bởi tỷ lệ phân loại hiện còn thấp.
Trong khi đó, đại biểu Trần Quang Thắng nói rằng, yếu tố xanh - sạch - đẹp của môi trường sẽ thu hút khách du lịch và thành phố cần phải ưu tiên giải quyết các điểm nóng về môi trường kênh rạch, đô thị, tăng nặng xử phạt các hành vi vi phạm môi trường. Song song đó, thành phố nên lồng ghép việc giáo dục về môi trường vào học đường, ủng hộ các doanh nghiệp đầu tư công nghệ xử lý rác hiện đại...
Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM, mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 8.300 tấn rác thải rắn sinh hoạt và tỷ lệ chôn lấp vẫn chiếm đến 76%. Trong đó, Công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) xử lý tại bãi rác Đa Phước bằng công nghệ chôn lấp 5.500 tấn mỗi ngày với giá 20,9 USD mỗi tấn, Công ty Vietstar Lemna (Mỹ) xử lý làm phân compost 1.500 tấn mỗi ngày với giá 19 USD mỗi tấn, Công ty Tâm Sinh Nghĩa làm compost và đốt 1.300 tấn với giá 20,38 USD mỗi tấn và Công ty Môi trường đô thị TP HCM chôn lấp 500 tấn mỗi ngày với giá 360.000 đồng mỗi tấn.
Trung Sơn

5 đoàn đi kiểm tra vỉa hè nhưng chưa xử lý được cán bộ nào!

Dân trí “Thành phố cử 5 đoàn đi kiểm tra nhưng tôi chưa thấy xử lý được ông nào, quận huyện chưa thấy xử lý được ai hết”, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải truy trách nhiệm các quận, huyện trong việc quản lý vỉa hè.
 >> Vỉa hè bị tái chiếm sau vài tháng thông thoáng ngắn ngủi
 >> Chủ tịch Hà Nội yêu cầu không để tái lấn chiếm vỉa hè

Sáng ngày 11/6, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVI đã khai mạc Hội nghị lần thứ 9. Phát biểu tại đây, ông Nguyễn Hoài Nam – Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội phản ánh những dấu hiệu điều chỉnh quy hoạch làm tăng mật độ phá vỡ các chỉ tiêu quy hoạch chung ở khu vực nội thành.
“Khi chúng tôi đi kiểm tra quy hoạch khu đô thị, các khu nhà cao tầng nhồi nhét như vậy thì hạ tầng xã hội, giao thông không theo kịp. Chúng ta thực hiện quy hoạch phải có lộ trình, nghĩa là hạ tầng giao thông, xã hội ở mức nào thì nhà xây ở mức đó chứ chạy theo như vậy thì rất nguy hiểm”, ông Nguyễn Hoài Nam nói.
Ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, tại cuộc họp giao ban Chính phủ tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ nhắc Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là bước đầu làm tốt nhưng vừa qua việc tái lấn chiếm lòng đường vỉa hè lại tiếp diễn. Tiếp tục có tình trạng người dân quay trở lại bán hàng, trông giữ xe trên lòng đường, vỉa hè.
“Vì thế, tôi đề nghị các quận huyện cần phải đôn đốc, đặc biệt là Chủ tịch UBND các phường, xã, Trưởng Công an các phường xã cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp liên quan đến lòng đường vỉa hè. Nếu làm tốt cái này sẽ thúc đẩy việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố”, ông Chung nhấn mạnh.
Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải dành nhiều thời gian nói về vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố. Ông Hải đánh giá việc quản lý trật tự xây dựng, quản lý vỉa hè trên địa bàn chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân là vì tình trạng đánh trống bỏ dùi và cách làm vẫn còn hình thức.
“Thành phố cử 5 đoàn đi kiểm tra nhưng tôi chưa thấy xử lý được ông nào, quận huyện chưa thấy xử lý được ai hết”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói và tiếp tục yêu cầu Bí thư, Chủ tịch các quận, huyện, thị xã thực hiện quyết liệt hơn nữa vấn đề này, đặc biệt phải xử lý cán bộ buông lỏng quản lý, dẫn tới tình trạng “mỗi cái vỉa hè không làm được”.
Về vi phạm trật tự xây dựng, ông Hoàng Trung Hải đánh giá đây là điểm yếu của đô thị, đặc biệt là của TP Hà Nội. Bí thư Thành ủy Hà Nội thúc lãnh đạo các địa bàn phải quyết liệt hơn trong vấn đề này.
“Vừa rồi thành phố đã chuyển sang cơ quan điều tra công an để xử lý một số vụ vi phạm trật tự xây dựng; chúng ta cũng đã xử lý cán bộ, nhưng những trường hợp như thế vẫn tồn tại và vẫn phát sinh”, ông Hoàng Trung Hải đánh giá.
Bí thư Thành ủy Hà Nội nhận định những vấn đề trên là điểm đe dọa đến đội ngũ cán bộ, đe dọa đến ổn định của thành phố, đe dọa đến lòng tin của nhân dân. “Thủ tướng cũng hỏi thành phố làm được không? Hay chỉ hứa thế thôi, chỉ nói thế thôi nhưng mà không làm được. Đây là tồn tại lớn mà chúng ta phải quyết liệt giải quyết.", ông Hải nhấn mạnh.
Sáng ngày 11/6, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVI đã khai mạc Hội nghị lần thứ 9. Phát biểu tại đây, ông Nguyễn Hoài Nam – Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội lo ngại tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố đang có những diễn biến phức tạp, gây nguy cơ mất ổn định, ảnh hưởng đến an toàn xã hội.
“Trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ tội phạm tăng, băng nhóm hoạt động trở lại và có dấu hiệu hết sức manh động. Tôi nghĩ cái này cần phải đưa vào phần tồn tại để có giải pháp trong thời gian tới”, ông Nguyễn Hoài Nam nói.
Về công tác an ninh trật tự, ông Nam cho rằng, ngoài xác định trách nhiệm hệ thống chính trị, xây dựng phong trào toàn dân thì lực lượng nòng cốt phải là công an địa phương. Bên cạnh đó, Công an TP phải xây dựng các kế hoạch, các chuyên đề trấn áp tội phạm, nhất là các tội phạm băng nhóm.
“Thời anh Chung làm Giám đốc Công an TP tôi rất yên tâm. Thế nhưng một năm nay, băng nhóm vào bệnh viện, vào tận nhà riêng chém người, trấn áp khiến tôi rất lo lắng”, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội thẳng thắn nói.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp như trên, có liên quan đến các kế hoạch, chuyên đề của ngành công an. Và nếu các kế hoạch chuyên đề của ngành công an thực hiện tốt thì tội phạm sẽ run tay. Ông Nam cho biết, việc mình chia sẻ những bất an kể trên để thành phố cũng


Băng nhóm ‘xử’ thay tòa!

(PL)- Nhờ băng nhóm khủng bố tinh thần, đập phá, hành hung… để giải quyết nợ nần, tranh chấp.
  Băng nhóm ‘xử’ thay tòa!
LTS: TP.HCM đang rộ chuyện người dân nhờ các băng nhóm giải quyết mâu thuẫn: Từ chuyện giành khách trong mua bán đến tranh chấp nợ nần, nhà cửa… gây bất an cho người dân, đặt ra cho chính quyền nhiều vấn đề cần suy ngẫm. Người trong cuộc, công an, chuyên gia… nói và lý giải thực trạng này?
Các băng nhóm đang được “trọng dụng” để giải quyết nợ nần, tranh chấp, thậm chí có vụ đang được tòa thụ lý nhưng các bên cũng mượn tay băng nhóm gây sức ép, giải quyết cho lẹ.
Nhiều vụ đập phá tài sản, hành hung, khủng bố tinh thần nhưng các cơ quan giải quyết rề rà, thậm chí ghi nhận rồi để đó càng gây ra tâm lý mất niềm tin cho người dân…
Từ tạt sơn, khủng bố tinh thần
Mới đây, gia đình ông Vương Thanh Tùng ở phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân liên tục bị nhóm côn đồ khủng bố tinh thần bằng việc đe dọa, tạt sơn vào nhà.
Camera an ninh ghi nhận hình ảnh nhóm côn đồ đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang tạt sơn. Sự việc được ông báo và công an phường đến ghi nhận vụ việc.
Theo ông Tùng, nguồn cơn là con rể của ông có mâu thuẫn trong việc kinh doanh với một người khác. Trước đây, người con rể có hùn với một thanh niên tên H. theo cách con rể ông bỏ tiền ra xây dựng quán, còn H. trông coi việc sửa chữa, lợi nhuận từ việc kinh doanh sẽ chia đôi. Tuy nhiên, sau khi xây dựng, sửa chữa quán, người con rể của ông Tùng không kinh doanh mà cho người khác thuê, H. đòi chia đôi số tiền cho thuê trong năm năm nhưng con rể ông không đồng ý, chỉ trả công cho H. 50 triệu đồng. Từ đó gia đình ông liên tục bị đe dọa, khủng bố tinh thần.
Chuyện tạt sơn, mắm tôm, nhắn tin đe dọa không hiếm. Giữa tháng 4 vừa qua, dư luận xôn xao về một nhóm giang hồ quận 4 kéo đến nhà 255 Nguyễn Thiện Thuật, phường 1, quận 3, yêu cầu bà H. giao nhà để trừ khoản nợ do người chồng đã bỏ trốn gây ra. Công an ghi nhận mà chẳng xử lý gì được nhóm người này (trừ việc đưa hai người đi cai nghiện vì dương tính với ma túy).
Băng nhóm ‘xử’ thay tòa! - ảnh 1
Dãy nhà trọ ở đường Trục, phường 13, quận Bình Thạnh bị đập phá. Ảnh: L.THOA

Băng nhóm ‘xử’ thay tòa! - ảnh 2
Từ năm 2009, phía ông Trọng đã cho người đến gây sức ép yêu cầu gia đình ông Vĩnh giao nhà. Ảnh: TL
Đến hành hung, gây rối
Hơn tháng trước, dư luận xôn xao vụ một nhóm người cầm hung khí xông vào xịt hơi cay, đập phá quán kem trên đường Trương Hán Siêu, phường Đa Kao, quận 1. Theo công an phường, hai tiệm kem cạnh nhau mâu thuẫn vì tranh giành khách...
Cũng trong tháng 4-2017, tại phường 13, quận Bình Thạnh xảy ra vụ một nhóm khoảng 20 người tự ý “cưỡng chế”, đập phá dãy nhà trọ của bà Lương Thị Nhàn (60 tuổi, chủ khu nhà trọ). Khi hay tin, anh H., con bà Nhàn (là trung úy CSGT), trình báo Công an phường 13 và chạy xuống hiện trường. Tại đây, chứng kiến nhóm người dùng xà beng đập phá tường, tháo mái tôn…, anh H. cự cãi thì bị nhóm người hành hung gây thương tích.
Theo Công an quận Bình Thạnh, chủ hai ngôi nhà kế bên tranh chấp và bên này cho là bên kia xây lấn nên cho người vác búa tới đập.
Ồn ào không kém là vụ một nhóm người do ông Nguyễn Đức Trọng (ngụ phường 17, quận Gò Vấp) dẫn đầu, xông vào căn nhà 242 Nguyễn Oanh, phường 17 hành hung ông Nguyễn Quang Vĩnh bị thương phải nhập viện vào chiều 14-5. Nhóm người xăm trổ này còn mang thùng container bít lối đi của căn nhà ông Vĩnh đang sinh sống…
Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2002 vợ chồng ông Nguyễn Đức Trọng mua căn nhà của gia đình ông Vĩnh. Sau khi sang tên thì phát sinh tranh chấp. Năm 2012, TAND quận Gò Vấp có phán quyết nhưng sau đó bản án bị hủy để xử lại. Ba năm sau, TAND TP.HCM xử phúc thẩm nhưng đến tháng 9-2016 bản án này bị TAND Cấp cao tại TP.HCM hủy theo thủ tục giám đốc thẩm.
Trước khi tòa thụ lý, phía ông Trọng đã yêu cầu gia đình ông Vĩnh giao nhà và ngay từ năm 2009 nhiều thanh niên đã đến gây sức ép, buộc mọi người ra khỏi nhà. Và giữa tháng 5-2017 vừa qua, trong khi TAND quận Gò Vấp đang thụ lý lại vụ kiện thì xảy ra chuyện hành hung, bít nhà bằng container…
Chậm xử lý
Trong vụ đập phá quán kem đánh dằn mặt ở quận 1, “may mắn” tài sản bị thiệt hại là gần 3 triệu đồng nên Công an quận 1 đã bắt giữ ba người để điều tra về tội hủy hoại tài sản. Riêng hai vụ đánh người, đập nhà ở quận Gò Vấp và Bình Thạnh, những người chủ mưu vẫn bình an vô sự.
Trung úy H., nạn nhân của vụ đập phá nhà, hành hung đến chảy máu đầu, cho biết: Sau khi sự việc xảy ra, Công an phường 13 mời anh đến làm việc. 45 ngày sau, Công an quận Bình Thạnh mời anh H. đến lấy lời khai. “Trong quá trình lấy lời khai công an không hề nhắc gì đến việc nhà trọ của gia đình tôi bị nhóm 20 thanh niên đập phá, dù ngay từ đầu tôi đã yêu cầu xử lý nhóm người hành hung tôi về tội cố ý gây thương tích và hủy hoại tài sản” - anh nói.
Theo các chuyên gia, với hình ảnh và thông tin báo chí cung cấp, vụ việc có đủ dấu hiệu hình sự nhưng gần hai tháng qua công an vẫn đang… tiếp tục xác minh.
Riêng vụ đánh người, bít nhà bằng container ở quận Gò Vấp, dù Công an TP.HCM đã chỉ đạo điều tra làm rõ, xử lý nghiêm và nạn nhân cũng có đơn yêu cầu xử lý hình sự hành vi cố ý gây thương tích nhưng gần một tháng qua Công an quận Gò Vấp vẫn đang… tiếp tục làm rõ.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nổi lên nhiều băng nhóm tội phạm hoạt động bảo kê, cưỡng đoạt tài sản, tín dụng đen, đâm thuê chém mướn, bảo kê bến bãi, nhà hàng, quán cà phê…
Thực hiện kế hoạch của Tổng cục Cảnh sát, hàng ngàn băng nhóm bị triệt phá, các băng nhóm còn lại đều bị công an lập danh sách, đưa vào tầm ngắm. Tại TP.HCM, bị đánh mạnh, các băng nhóm dạt sang các địa bàn khác, móc nối với các băng nhóm, đối tượng hình sự sử dụng vũ khí nóng đi bảo kê, siết nợ, đòi nợ thuê, trộm cắp, cầm đồ, cho vay nặng lãi, tổ chức cờ bạc trái phép…
(Theo Đại tá LÊ TẤN TẢO, Phó Tổng Cục trưởng
Tổng cục Cảnh sát
)
___________________________
77.432 vụ phạm pháp hình sự xảy ra từ năm 2010 đến 2015 ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Tiền Giang, Bình Phước, Long An). Trong đó TP.HCM có số vụ phạm pháp hình sự chiếm 44,27%, Đồng Nai 14,8%... Đây được xem là “vùng trũng” của các loại tội phạm.
_______________________
(Số sau: Chuyên gia, người trong cuộc lý giải hiện tượng này)
NHÓM PVTS

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH