MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 702
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tin tức Đông Tây 24 giờ ngày 13/6/2017
Thời sự Let's cà phê sáng 14/6/2017
Tin biển đông sáng 14/6/2017
tin quân sự
Hôm 15/4, người dân Đồng Tâm đã bắt giữ hơn 30 người gồm cán bộ, cảnh sát cơ động để đòi giới chức thả chín người dân bị công an bắt, đồng thời xử lý các khiếu nại đất đai.
Nhìn lại vụ Đồng Tâm - vì đâu nên nỗi?
Thấy gì từ vụ Đồng Tâm?
Hôm 22/4, khi đến Đồng Tâm để đối thoại, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung được truyền thông dẫn lời:
"Tôi từng làm điều tra, từng làm thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, giám đốc công an thành phố, hôm nay tôi về với tư cách chủ tịch TP. Tôi ghi nhận việc làm của bà con là từ bức xúc đất đai, từ việc bắt giữ người không công bố lệnh, không mặc trang phục, bắt đưa lên ô tô.
"Tôi tin đất nước ta có truyền thống đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại. Luật pháp có quy định thành khẩn, khắc phục hậu quả, tôi tin bà con sẽ được giảm nhẹ."
Ông Chung cũng đã viết bản cam kết gồm 3 điều với người dân xã Đồng Tâm.
Thứ nhất, ông cam kết trực tiếp kiểm tra đoàn thanh tra về đất đai.
Thứ hai, cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm.
Thứ ba, ông cam kết chỉ đạo điều tra, xác minh việc bắt và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình (83 tuổi, ở xã Đồng Tâm).
Nhấn mạnh tính hợp pháp của quy hoạch Sơn Trà, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết sau khi có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh bản quy hoạch, Chính phủ đã yêu cầu xem xét các ý kiến một cách cầu thị, khoa học và công khai.
“Tôi đã trực tiếp đến tận nơi, nhìn tận mắt những gì đã, đang và cần
phải làm. Tôi cũng đọc mấy trăm trang tài liệu, mời kiến trúc sư đồ án
lên hỏi. Từ đó, tôi đã đưa ra quyết định tạm dừng quy hoạch cho đến khi
các bên tiếp thu ý kiến. Quy hoạch này chưa hề được triển khai”, ông Đam
khẳng định.
Phó thủ tướng cũng cho rằng trước 2013, Đà Nẵng đã phê duyệt chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư cho 25 dự án với số lượng 1.400 phòng khách sạn, 1.920 căn biệt thự. Do đó, “dự án nào trên bán đảo Sơn Trà nếu có vi phạm phải được quản lý và xử lý bởi UBND TP Đà Nẵng”.
Theo ông Đam, quy hoạch Sơn Trà được thực hiện bởi cơ quan tư vấn gồm các nhà chuyên môn vừa bảo tồn đa dạng sinh hoạc vừa đảm bảo quốc phòng an ninh.
“Con số 1.600 phòng không phải là ý chí hành chính. Kiến trúc sư trưởng nói với tôi rằng đây là tính toán trên công thức mô hình trên ngành du lịch, có thể từ 1.600 đến 3.200 phòng. Sau đó, hội đồng của Bộ ấn định lấy ngưỡng thấp 1.600 với tinh thần ưu tiên bảo tồn”, ông Đam chia sẻ.
Theo quan điểm của Phó thủ tướng, Sơn Trà chỉ đóng góp một phần nhỏ cho du lịch cả nước. Vì thế, phát triển Sơn Trà chủ yếu phục vụ người dân và TP Đà Nẵng. Với tư cách là người ký quy hoạch, ông Vũ Đức Đam cũng đã yêu cầu UBND Đà Nẵng làm việc với Hiệp hội du lịch Đà Nẵng để đi đến đồng thuận nhằm có quy hoạch tốt cho phát triển.
“Nếu kết quả làm việc đi đến thống nhất giảm quy mô đầu tư xuống bất cứ mức nào, miễn là dưới 1.600 phòng thì Chính phủ sẽ đồng ý. Nếu Đà Nẵng thống nhất thấy chưa cần phải làm du lịch ở bán đảo Sơn Trà thì Chính phủ cũng hoan nghênh”, ông Đam nói.
Bộ trưởng Thiện thừa nhận quy hoạch bán đảo này là sự việc nóng. Bản thân ông cũng rất trăn trở với các ý kiến đóng góp của người dân.
Về cơ sở, ông Thiện khẳng định quy hoạch Sơn Trà căn cứ vào Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị và Chiến lược quy hoạch phát triển khu du lịch phía nam tầm nhìn 2030. Năm 2014, Bộ đã lập quy hoạch, cơ quan chủ trì soạn thảo đã nhận được góp ý của 11 bộ, ngành liên quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch đầu tư...
Theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, trước khi quy hoạch ra đời thì Đà Nẵng đã cấp phép cho 25 dự án, trong đó có 18 dự án du lịch. Trong số đó có 11 dự án lưu trú, được cấp phép với số lượng 5.049 phòng. Tuy nhiên, khi làm quy hoạch chuyên gia yêu cầu cắt xuống từ hơn 5.000 xuống 1.600 phòng.
Người đứng đầu ngành văn hoá khẳng định quan điểm phát triển bền vững, có trách nhiệm, ưu tiên bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. “Từ 1.600, chúng tôi phòng sẽ tiến hành giảm tối đa, tối đa bao nhiêu căn cứ vào tình hình cụ thể”, ông Thiện nói.
Tuy nhiên, Bộ Văn hoá cũng cho rằng với các dự án đã được cấp phép trên bán đảo Sơn Trà, trách nhiệm xử lý thuộc về UBND Đà Nẵng.
Cơn mưa rào tối 13-6 khiến nhiều người dân di
chuyển từ quận 2 về quận 1 (TP.HCM) qua đường hầm sông Sài Gòn không kịp
trở tay và phải trú mưa tại cửa hầm.
Tại đây, ban quản lý đường hầm sông đã bố trí một thùng đựng áo mưa miễn phí với số lượng lên đến hàng ngàn chiếc và phục vụ người dân 24/24 mỗi khi trời đổ mưa.
Anh Trương Văn Huân đi từ quận 2 vào quận 1 nhưng gặp mưa lớn, trú tạm trước miệng hầm sông thì được thanh niên xung phong phát áo mưa miễn phí. Anh chia sẻ: “Gặp mưa lớn nên tôi trú tạm ở đây, được CSGT mang áo mưa ra tôi thấy bất ngờ lắm, thấy CSGT quan tâm tới dân nên trong lòng rất mừng”.
Trong vòng 1 giờ đồng hồ, đã có hàng trăm người nhận áo mưa miễn phí để có thể tiếp tục di chuyển.
Thượng úy Trần Tuấn Anh thuộc đội CSGT Bến Thành, Q.1 cho biết: “Người dân gặp mưa khi di chuyển qua đây thì chúng tôi đều vui vẻ hỗ trợ hết mình để mọi người không bị ướt. Trong thời gian tới, việc phát áo mưa miễn phí sẽ vẫn tiếp tục đến hết mùa mưa”.
HỮU THUẬN
Thành Nguyễn
Một khu đất được phân lô, tách thửa vẫn chưa hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng. Ảnh: DUY - GIANG
Một khu đất được tách thửa, phân lô hạ tầng làm còn sơ sài. Ảnh: VH
Công việc của các nhà báo, phóng viên luôn đi kèm
với những hiểm nguy rình rập. Để phơi bày sự thật ra ánh sáng, phản ánh
đúng thực trạng của các vấn đề, sự việc, đôi khi tính mạng của các nhà
báo, phóng viên có thể bị đe dọa. Vụ việc mới xảy ra đối với nhóm phóng viên VTV trong khi tác nghiệp tại địa bàn huyện Sóc Sơn là một ví dụ điển hình.
Sau khi nhận được đơn, thư phản ánh của người dân về tình trạng lấn chiếm hàng loạt ao, hồ tại huyện Sóc Sơn để làm nhà hàng, địa điểm kinh doanh hay thậm chí xây nhà riêng, sáng ngày 13/6, nhóm phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã tới hiện trường để xác minh thông tin. Tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND xã Phù Lỗ, Chủ tịch Lê Hồng Văn đã xác nhận với phóng viên VTV là có một số địa điểm lấn chiếm đất công ao, hồ như đơn phản ánh của người dân. Tuy nhiên, khi được đề nghị đưa nhóm phóng viên tới hiện trường để ghi hình ảnh và đưa thông tin về sự việc, lãnh đạo UBND xã Phù Lỗ đã từ chối với lý do không thuyết phục.
Là một trong những người thuộc nhóm phóng viên VTV tới hiện trường ghi nhận sự việc, nhà báo Trần Thị Tuyết Mai - Phóng viên Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam cho biết: "Khu vực được người dân phản ánh sai phạm được xây tường rào bao quanh, chiếm toàn bộ 3 ha hồ sử dụng cho mục đích riêng. Chính quyền xã Phù Lỗ đã xác nhận hồ đó là hồ thủy lợi của khu vực. Khi chúng tôi đề nghị lãnh đạo UBND xã đưa phóng viên tới hiện trường, Chủ tịch UBND xã Phù Lỗ đã gọi điện cho ông H. là chủ của căn nhà lấn chiếm hồ thủy lợi. Sau một hồi trao đổi qua điện thoại, Chủ tịch UBND xã Phù Lỗ đã nói rằng không thể đưa chúng tôi tới khu vực đó vì "lý do nhạy cảm". Tuy nhiên, để phản ánh đúng sự thật, chúng tôi vẫn tới hiện trường và phát hiện một biệt phủ rất lớn được xây dựng tại khu vực bị phản ánh sai phạm với camera giám sát và nhiều bảo vệ xung quanh".
Sự
việc diễn ra sau đó quá bất ngờ đối với nhóm phóng viên VTV. Khi thấy
một người tự xưng là chủ nhà, tên H., lái chiếc xe Mitsubishi từ trong
biệt phủ đi ra, nhóm phóng viên VTV đã tiếp cận để hỏi thêm một số thông
tin và xin phép được ghi hình hồ bên trong căn biệt phủ nhằm xác định
có việc lấn chiếm đất công ao, hồ hay không. Tuy nhiên, thay vì hợp tác, ông H. đã lái xe đâm thẳng vào nhóm phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam.
"Đúng là ngoài sức tưởng tượng. Chiếc xe bất ngờ lao thẳng vào tôi nhưng may mắn là tôi đã kịp nhảy ra và tránh được. Không dừng lại, ông H. tiếp tục lái xe đâm vào người quay phim. Chiếc máy quay bị xe ông H. đâm trúng đã rơi xuống đường. Chưa dừng lại, ông H. tiếp tục lùi xe chèn qua máy quay rồi bỏ đi" - nhà báo Trần Thị Tuyết Mai bàng hoàng kể lại.
Ngay
sau khi vụ việc xảy ra, nhóm phóng viên VTV đã liên hệ với Chủ tịch
UBND xã Phù Lỗ đề nghị can thiệp để bảo vệ phóng viên hiện trường, tuy
nhiên, lãnh đạo UBND xã đã không đến. Nhóm phóng viên VTV cũng đã gọi
điện trực tiếp tới Công an huyện để trình báo về sự việc.
"Sau khi vụ việc xảy ra, khoảng 10h00, Công an huyện đã có mặt tại hiện trường. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề nghị mời người lái xe đâm nhóm phóng viên VTV ra để nhận diện và đối chất, Công an huyện đã không làm gì. Thậm chí, cho tới khi chúng tôi hoàn thành tường trình về vụ việc vào khoảng 18h00, ông H. vẫn không được mời tới làm việc" - nhà báo Trần Thị Tuyết Mai chia sẻ.
Phóng viên của Ban Thời sự cũng cho biết mặc dù không có tổn hại về người sau vụ việc, tuy nhiên, chiếc máy quay bị xe ông H. chèn qua hiện tại không thể hoạt động được nữa.
"Đây là một hành vi vô cùng manh động. Điều này cũng cho thấy sự nguy hiểm của các nhà báo, phóng viên điều tra phải đối mặt trong quá trình tác nghiệp. Trong một số trường hợp, khi sự việc xảy ra, các nhà báo, phóng viên gần như không được bảo vệ, có thể bị đe dọa tới tính mạng" - nhà báo Trần Thị Tuyết Mai nhấn mạnh - "Tôi luôn mong rằng anh em báo chí sẽ được hỗ trợ, bảo vệ tốt hơn trong quá trình tác nghiệp".
Báo điện tử VTV News sẽ tiếp tục cập nhật thêm thông tin về vụ việc.
Sáng 13-6, Quốc hội tiếp tục phần chất vấn với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TP.HCM) thẳng thắn đặt câu hỏi: "Người nông dân Việt Nam rất chăm chỉ, cần cù nhưng cuộc sống vẫn vất vả. Bộ trưởng có biết người nông dân đang nghĩ gì về trách nhiệm của Bộ trưởng không? Bộ trưởng có biết người nông dân đang mong muốn Bộ trưởng làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình không?”.
Câu hỏi này được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá là có tính bao quát và người dân cũng rất mong đợi.
Không đồng tình với phần trả lời này, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm giơ biển tranh luận: “Tôi chia sẻ với Bộ trưởng là cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, đó là đương nhiên. Nhưng hôm nay trên diễn đàn Quốc hội, chất vấn Bộ trưởng, tôi muốn Bộ trưởng với tư cách Tư lệnh ngành nói về trách nhiệm của mình".
Bà Quyết Tâm chia sẻ thêm: "Tôi gặp nhiều bà con nông dân, tôi cảm giác chúng ta ứng xử với vấn đề nông nghiệp, ứng xử với nông dân còn nhiều lúng túng, cái gì dễ thì làm, cái gì khó thì Bộ NN&PTNT và các đời Bộ trưởng vừa qua chưa tập trung, chưa có giải pháp đột phá. Vấn đề khó nhất hiện nay là tổ chức sản xuất. Tôi nghe một Thứ trưởng của bộ trả lời trên sóng truyền hình Quốc gia rằng sản phẩm nông nghiệp dư thừa là do nông dân chạy theo phong trào, cái gì có lợi thì làm. Tôi cho rằng mình phải thấy đó là điều trăn trở, tôn trọng người nông dân. Họ rất cần cù, lo cuộc sống cho mình trước khi nhà nước lo. Vậy mà mình không làm tròn trách nhiệm, lại đổ cho nông dân. Tôi cho đó là phát biểu đó là thiếu trách nhiệm".
Đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh (đoàn Bình Thuận) nêu vấn đề trong chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu thụ còn yếu, khiến người nông dân chịu thiệt. "Mới đây, người chăn nuôi lợn điêu đứng vì giá bán giảm sâu nhưng thịt lợn bán trên thị trường vẫn không giảm hoặc giảm không đáng kể. Nguyên nhân, trách nhiệm của Bộ và giải pháp khắc phục thời gian tới là gì?", đại biểu Cảnh hỏi.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thừa nhận: "Đúng là đang tồn tại nghịch lý như đại biểu nói. Cái này nằm ở khâu phân phối. Các địa phương, doanh nghiệp phải tập trung chỗ nào. Giá nhập rẻ mà các anh nhập về bán đắt như thế là không được. Tiếp thu ý kiến đại biểu, chúng tôi sẽ cùng Bộ Công thương và các bộ ngành liên quan bàn thêm giải pháp như thế nào cho khả thi mà vẫn khuyến khích các doanh nghiệp".
Bức xúc với nạn phân bón giả, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) chất vấn về việc xử lý 11 trung tâm ở Cục Trồng trọt vi phạm quy định về thử nghiệm, chứng nhận hợp quy phân bón.
"Cử tri nói làm giả phân bón là tội ác với nông dân, vi phạm trên phải truy tố. Xin Bộ trưởng cho ý kiến về điều này?", đại biểu Cương nói.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết ngay sau vụ việc đã thu hồi toàn bộ giấy phép, giao nhiệm vụ này cho đơn vị khác, tiến hành kỷ luật các đối tượng sai phạm.
"Hiện chúng tôi thống nhất giao một đầu mối là Cục bảo vệ thực vật, đưa về một mối", Bộ trưởng NN&PTNT cho hay.
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường sẽ có thêm khoảng 45 phút để trả lời các câu hỏi mà các đại biểu đặt ra ở cuối giờ làm việc buổi sáng. Sau đó, sẽ tới lượt Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đăng đàn trả lời.
Tin tức Đông Tây 24 giờ ngày 13/6/2017
Thời sự Let's cà phê sáng 14/6/2017
Tin biển đông sáng 14/6/2017
tin quân sự
Bình Luận sau trận đấu Việt Nam vs Jordan 0-0 l Radio bóng đá
Hà Nội khởi tố vụ án bắt 38 cán bộ ở Đồng Tâm
Cảnh sát điều tra -
Công an TP Hà Nội vào hôm 13/6 đã ra quyết định khởi tố điều tra vụ án
hình sự vụ việc xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
ngày 15/4.
Các báo Việt Nam đồng loạt tường thuật việc khởi tố vụ
án "nhằm điều tra làm rõ các hành vi bắt giữ người trái pháp luật theo
Điều 123 và hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143
Bộ luật Hình sự".Hôm 15/4, người dân Đồng Tâm đã bắt giữ hơn 30 người gồm cán bộ, cảnh sát cơ động để đòi giới chức thả chín người dân bị công an bắt, đồng thời xử lý các khiếu nại đất đai.
Nhìn lại vụ Đồng Tâm - vì đâu nên nỗi?
Thấy gì từ vụ Đồng Tâm?
Hôm 22/4, khi đến Đồng Tâm để đối thoại, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung được truyền thông dẫn lời:
"Tôi từng làm điều tra, từng làm thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, giám đốc công an thành phố, hôm nay tôi về với tư cách chủ tịch TP. Tôi ghi nhận việc làm của bà con là từ bức xúc đất đai, từ việc bắt giữ người không công bố lệnh, không mặc trang phục, bắt đưa lên ô tô.
"Tôi tin đất nước ta có truyền thống đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại. Luật pháp có quy định thành khẩn, khắc phục hậu quả, tôi tin bà con sẽ được giảm nhẹ."
Ông Chung cũng đã viết bản cam kết gồm 3 điều với người dân xã Đồng Tâm.
Thứ nhất, ông cam kết trực tiếp kiểm tra đoàn thanh tra về đất đai.
Thứ hai, cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm.
Thứ ba, ông cam kết chỉ đạo điều tra, xác minh việc bắt và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình (83 tuổi, ở xã Đồng Tâm).
Quy hoạch Sơn Trà: Nóng từ nghị trường đến hàng nước
Phó thủ tướng Đức Đam cho biết không chỉ đại biểu Quốc hội mà khi đi
taxi, xe ôm, hay ngồi hàng nước cũng có người dân hỏi về Sơn Trà.
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao và Du lịch chiều
13/6, những câu hỏi về tương lai của bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) đã làm
nóng không khí nghị trường. Trước băn khoăn của nhiều đại biểu, Bộ
trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trả lời chất vấn và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
cũng đăng đàn, đưa ra góc nhìn đa chiều về quy hoạch bán đảo Sơn Trà.
Nếu Đà Nẵng muốn giữ nguyên Sơn Trà, Chính phủ sẽ đồng ý
Ông Vũ Đức Đam cho biết không chỉ đại biểu Quốc hội mà khi đi taxi, xe ôm, hay ngồi hàng nước cũng hỏi về Sơn Trà. Tuy dư luận quan tâm nhưng cơ quan nhà nước như Bộ Văn hoá hay UBND Đà Nẵng lại chưa phát biểu đầy đủ và chính thức.Nhấn mạnh tính hợp pháp của quy hoạch Sơn Trà, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết sau khi có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh bản quy hoạch, Chính phủ đã yêu cầu xem xét các ý kiến một cách cầu thị, khoa học và công khai.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có những phát biểu cụ thể hơn về quy hoạch bán đảo Sơn Trà. |
Phó thủ tướng cũng cho rằng trước 2013, Đà Nẵng đã phê duyệt chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư cho 25 dự án với số lượng 1.400 phòng khách sạn, 1.920 căn biệt thự. Do đó, “dự án nào trên bán đảo Sơn Trà nếu có vi phạm phải được quản lý và xử lý bởi UBND TP Đà Nẵng”.
Theo ông Đam, quy hoạch Sơn Trà được thực hiện bởi cơ quan tư vấn gồm các nhà chuyên môn vừa bảo tồn đa dạng sinh hoạc vừa đảm bảo quốc phòng an ninh.
“Con số 1.600 phòng không phải là ý chí hành chính. Kiến trúc sư trưởng nói với tôi rằng đây là tính toán trên công thức mô hình trên ngành du lịch, có thể từ 1.600 đến 3.200 phòng. Sau đó, hội đồng của Bộ ấn định lấy ngưỡng thấp 1.600 với tinh thần ưu tiên bảo tồn”, ông Đam chia sẻ.
Theo quan điểm của Phó thủ tướng, Sơn Trà chỉ đóng góp một phần nhỏ cho du lịch cả nước. Vì thế, phát triển Sơn Trà chủ yếu phục vụ người dân và TP Đà Nẵng. Với tư cách là người ký quy hoạch, ông Vũ Đức Đam cũng đã yêu cầu UBND Đà Nẵng làm việc với Hiệp hội du lịch Đà Nẵng để đi đến đồng thuận nhằm có quy hoạch tốt cho phát triển.
“Nếu kết quả làm việc đi đến thống nhất giảm quy mô đầu tư xuống bất cứ mức nào, miễn là dưới 1.600 phòng thì Chính phủ sẽ đồng ý. Nếu Đà Nẵng thống nhất thấy chưa cần phải làm du lịch ở bán đảo Sơn Trà thì Chính phủ cũng hoan nghênh”, ông Đam nói.
Quy hoạch bán đảo Sơn Trà là sự việc nóng
Trước đó, khi chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng) đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Thiện về quy trình lập quy hoạch bán đảo Sơn Trà. Bà Thuý chất vấn về tiêu chí đưa ra con số 1.600 phòng trong quy hoạch cũng như quan điểm của bộ trưởng về vấn đề này.Bộ trưởng Thiện thừa nhận quy hoạch bán đảo này là sự việc nóng. Bản thân ông cũng rất trăn trở với các ý kiến đóng góp của người dân.
Về cơ sở, ông Thiện khẳng định quy hoạch Sơn Trà căn cứ vào Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị và Chiến lược quy hoạch phát triển khu du lịch phía nam tầm nhìn 2030. Năm 2014, Bộ đã lập quy hoạch, cơ quan chủ trì soạn thảo đã nhận được góp ý của 11 bộ, ngành liên quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch đầu tư...
Theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, trước khi quy hoạch ra đời thì Đà Nẵng đã cấp phép cho 25 dự án, trong đó có 18 dự án du lịch. Trong số đó có 11 dự án lưu trú, được cấp phép với số lượng 5.049 phòng. Tuy nhiên, khi làm quy hoạch chuyên gia yêu cầu cắt xuống từ hơn 5.000 xuống 1.600 phòng.
Người đứng đầu ngành văn hoá khẳng định quan điểm phát triển bền vững, có trách nhiệm, ưu tiên bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. “Từ 1.600, chúng tôi phòng sẽ tiến hành giảm tối đa, tối đa bao nhiêu căn cứ vào tình hình cụ thể”, ông Thiện nói.
Tuy nhiên, Bộ Văn hoá cũng cho rằng với các dự án đã được cấp phép trên bán đảo Sơn Trà, trách nhiệm xử lý thuộc về UBND Đà Nẵng.
“Không thể nói chỉ giao Sơn Trà cho Đà Nẵng”
Sau phần trả lời của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng "bán đảo Sơn Trà không phải của riêng Đà Nẵng do đó khi nó có vấn đề thì Chính phủ phải vào cuộc".
"Sơn Trà giống như Sơn Đoòng, Cát Bà, Hạ Long... bao nhiêu xương máu đã đổ để bảo vệ giao cho con cháu mai sau nên không thể nói chỉ giao Sơn Trà cho Đà Nẵng. Riêng tôi, vấn đề tại Sơn Trà nếu cần phải hỏi ý kiến rộng rãi hơn và Chính phủ phải vào cuộc. Cá nhân tôi cho rằng tại Sơn Trà xây dựng 300 phòng là nhiều vì số phòng tại Đà Nẵng đang dư, mà từ Đà Nẵng lên Sơn Trà chỉ hơn chục km thôi", đại biểu đoàn TP.HCM nói.
Sau phần trả lời của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng "bán đảo Sơn Trà không phải của riêng Đà Nẵng do đó khi nó có vấn đề thì Chính phủ phải vào cuộc".
"Sơn Trà giống như Sơn Đoòng, Cát Bà, Hạ Long... bao nhiêu xương máu đã đổ để bảo vệ giao cho con cháu mai sau nên không thể nói chỉ giao Sơn Trà cho Đà Nẵng. Riêng tôi, vấn đề tại Sơn Trà nếu cần phải hỏi ý kiến rộng rãi hơn và Chính phủ phải vào cuộc. Cá nhân tôi cho rằng tại Sơn Trà xây dựng 300 phòng là nhiều vì số phòng tại Đà Nẵng đang dư, mà từ Đà Nẵng lên Sơn Trà chỉ hơn chục km thôi", đại biểu đoàn TP.HCM nói.
Tặng hàng trăm áo mưa trong mưa Sài Gòn
TTO - Giữa cơn mưa lớn, Đoàn
thanh niên thuộc Ban quản lý đường hầm sông Sài Gòn đem thùng áo mưa ra
phát miễn phí cho người đi xe máy bị mắc mưa.
Anh Nguyễn Ngọc Minh, nhân viên cứu hộ đường hầm sông Sài Gòn, phát áo mưa miễn phí cho người đi đường - Ảnh: HỮU THUẬN |
Tại đây, ban quản lý đường hầm sông đã bố trí một thùng đựng áo mưa miễn phí với số lượng lên đến hàng ngàn chiếc và phục vụ người dân 24/24 mỗi khi trời đổ mưa.
Anh Trương Văn Huân đi từ quận 2 vào quận 1 nhưng gặp mưa lớn, trú tạm trước miệng hầm sông thì được thanh niên xung phong phát áo mưa miễn phí. Anh chia sẻ: “Gặp mưa lớn nên tôi trú tạm ở đây, được CSGT mang áo mưa ra tôi thấy bất ngờ lắm, thấy CSGT quan tâm tới dân nên trong lòng rất mừng”.
Trong vòng 1 giờ đồng hồ, đã có hàng trăm người nhận áo mưa miễn phí để có thể tiếp tục di chuyển.
Thượng úy Trần Tuấn Anh thuộc đội CSGT Bến Thành, Q.1 cho biết: “Người dân gặp mưa khi di chuyển qua đây thì chúng tôi đều vui vẻ hỗ trợ hết mình để mọi người không bị ướt. Trong thời gian tới, việc phát áo mưa miễn phí sẽ vẫn tiếp tục đến hết mùa mưa”.
Người dân vui vẻ khi nhận được áo mưa khi trú mưa tại miệng hầm sông Sài Gòn - Ảnh: HỮU THUẬN |
Anh Trương Văn Huân cảm kích khi được tặng áo mưa - Ảnh: HỮU THUẬN |
Hai cha con được giúp đỡ trong trời mưa - Ảnh: HỮU THUẬN |
Những ai trú mưa trước miệng hầm đều được giúp đỡ nhiệt tình - Ảnh: HỮU THUẬN |
Thượng úy Trần Tuấn Anh thuộc đội CSGT Bến Thành tặng áo mưa cho người dân - Ảnh: HỮU THUẬN |
Thùng áo mưa miễn phí tại hầm sông Sài Gòn phục vụ người dân 24/24 - Ảnh: HỮU THUẬN |
Hàng loạt trạm thông tin du lịch ở TP HCM bị 'đắp chiếu'
Sau nhiều năm lắp đặt và không phát huy hiệu quả, nhiều trạm thông tin du lịch, xe buýt tại TP HCM bị hư hỏng, hoang phế.
Tách thửa: Nơi chỉn chu, nơi nhếch nhác
(PL)- Nhiều khu vực được làm hạ tầng và phân lô xong nhưng chỉ một thời gian ngắn, đường nội bộ đã nứt nẻ, vỉa hè xuống cấp...
Năm 2014 UBND TP.HCM ban hành Quyết định
(QĐ) 33 quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn TP.
Ba năm kể từ ngày QĐ này có hiệu lực, các quy định đã góp phần tạo điều
kiện cho người dân có nhà ở hợp pháp. Tuy nhiên, cạnh đó cũng có rất
nhiều bất cập phát sinh, không ít tổ chức, cá nhân trục lợi từ những quy
định này...
Những “tiểu dự án” chỉn chu
Chúng tôi đến khu nhà ở Nam Khang trên đường Nguyễn Duy Trinh, phường Long Trường, quận 9, rộng gần 2.000 m2.
Từ ngoài cổng vào, chúng tôi nhầm tưởng như một dự án triển khai bài
bản chứ không phải chỉ phân lô, tách thửa như thường thấy ở những khu
đất khác. Mỗi lô đất được tách có diện tích từ trên 50 m2, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại QĐ 33.
Khu nhà ở này đã hoàn thiện hạ tầng,
đường rộng, được đổ nhựa chắc chắn, vỉa hè và cống thoát nước đầy đủ.
Những dãy bóng cao áp bên cạnh những cây xanh mới trồng cho thấy khu đất
được phân lô rất hợp lý. Đặc biệt, toàn bộ hệ thống dây cáp viễn thông
và dây điện được đi âm, không để nổi khiến không gian của khu nhà ở rất
rộng và thoáng. Theo khảo sát của chúng tôi, đây là một trong những khu
hiếm hoi ở quận 9 được phân lô một cách bài bản như thế.
Một “tiểu dự án” khác chúng tôi ghé tới
là khu nhà Minh Ân ở đường XT6, xã An Phú Đông 1, huyện Hóc Môn. Khu dân
cư này đã có người dân vào ở với những căn nhà hai tầng khang trang,
các căn nhà có diện tích 80-126 m2. Về ở đây từ đầu năm 2016,
ông Lê Hữu Cường cho biết: Gần hai năm sinh sống, mọi thứ trong khu nhà
ở từ đường sá đi lại, cấp thoát nước đều ổn.
Ông Cường cho hay lúc trước ông mua đất với giá 900 triệu đồng (khoảng 7 triệu đồng/m2),
sau đó xây xong mới vào ở. “Tôi thích khu vực này vì rất thông thoáng,
sạch sẽ, đường sá rộng rãi, không gian rất yên tĩnh. Với giá tiền này,
rất khó để mua nhà ở những dự án với diện tích như nhà tôi đang ở, lại
có đầy đủ hạ tầng như thế” - ông Cường hài lòng nói.
Đặc biệt, tìm đến khu nhà ở Vạn Xuân tại
phường Thạnh Lộc, quận 12, nếu không được giới thiệu thì chúng tôi cũng
rất khó tưởng tượng đây chỉ là một khu phân lô, tách thửa thông thường.
Đó là một khu nhà ở hơn 20 căn, nhà cửa thiết kế rất đẹp, đồng bộ, có
hồ bơi, một công viên nhỏ được bố trí cây xanh, tiểu cảnh khá hài hòa và
xinh xắn. Đồng thời khu vực có cả bảo vệ trực 24/24 giờ.
Ông Tạ Minh Huân, một cư dân trong “tiểu
dự án” này cho biết các gia đình ở đây còn góp tiền lắp tám camera an
ninh để bảo vệ cho toàn khu nhà ở. “Chúng tôi đã về sống tại đây hơn hai
năm, cơ sở hạ tầng, nhà cửa đều tốt. Không những thế còn có cả hồ bơi,
công viên, rất lý tưởng cho người dân cũng như các cháu nhỏ có không
gian vui chơi” - ông Huân nói. Ông còn cho biết thêm khu vực phường
Thạnh Lộc thường xuyên xảy ra ngập mỗi khi có mưa lớn hoặc triều cường
nhưng khu nhà ở này vẫn không bị ảnh hưởng gì.
Một khu đất được phân lô, tách thửa vẫn chưa hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng. Ảnh: DUY - GIANG
Một khu đất được tách thửa, phân lô hạ tầng làm còn sơ sài. Ảnh: VH
Và những nơi dân chưa hài lòng
Ghi nhận tại các khu vực phân lô nhiều
như quận 9, Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, chúng tôi nhận thấy
tất cả khu phân lô đều tuân theo quy định tại QĐ 33. Tuy nhiên, những
khu được phân lô bài bản, chỉn chu như đã nêu trên không phải chiếm đa
số.
Tại quận 9, kề bên khu đất của Công ty
Nam Khang là một khu đất do Công ty Saigon Newland phân lô. Một người
dân sống gần đó cho biết khu đất này được hoàn thiện hạ tầng từ năm
2014. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, đã bốn năm trôi qua nhưng
hiện nay chỉ có duy nhất… một căn nhà đang trong quá trình xây dựng.
Những con đường trong nội khu cũng làm đúng theo tiêu chuẩn của QĐ 33
nhưng vỉa hè xuống cấp, bể gạch hoặc sụt lún.
Chúng tôi gặp ông Lê Mạnh Đạt, một người
dân đã mua nhà trong khu này đang đi thăm đất. Ông Đạt cho hay lô đất
của ông có diện tích 88 m2, đầu năm 2017 ông mua giá 1,9 tỉ
đồng. Do chưa có tiền để xây nhà nên ông Đạt tạm thời chưa xây dựng. Chỉ
vào phần vỉa hè bị bể lởm chởm, ông Đạt lo lắng: “Tôi thấy hạ tầng làm
còn sơ sài, chưa vào ở mà thấy đã xuống cấp rồi”.
Khu đất này nằm cách khu nhà ở Nam Khang
kế bên chỉ một hàng rào nhưng có sự chênh lệch nhau về cao độ nền, bên
thấp bên cao. Một người dân ở sát ranh khu đất này cho biết sau này nếu
chủ đầu tư khu đất này không đảm bảo được vấn đề thoát nước thì khu nhà ở
trong tương lai này sẽ lãnh đủ.
Chúng tôi tìm đến một khu đất nằm sâu sau chợ Long Trường (phường Long Trường, quận 9), có diện tích gần 2.000 m2,
được phân ra gần 40 nền. Ông Hải, người dân sống kế bên, cho biết khu
này vừa được làm hạ tầng và phân lô xong từ ba tháng nay. Mới chỉ một
thời gian ngắn nhưng chúng tôi thấy đường nội bộ đã nứt nẻ...
Hậu quả của những khu nhà ở làm hạ tầng
qua loa, sơ sài sẽ được nhìn thấy ngay sau khi người dân vào ở. Đó là
trường hợp xảy ra ở một khu đất phân lô tại hẻm 53 Phan Văn Hớn, xã Xuân
Thới Thượng, Hóc Môn. Mua nhà trong khu dân cư này được hơn một năm, bà
Đặng Thị Rơi cho biết ban đầu nhìn cũng đẹp, sạch sẽ nhưng từ khi về ở
đến nay, con đường trước nhà đã nhiều lần sụt lún.
“Chúng tôi phải gia cố thường xuyên
nhưng mỗi khi mưa xuống là đường lại sụt xuống. Khi đường sụt xuống thì
chúng tôi mới phát hiện bê tông rất ít, chủ yếu là cát nên cứ bị sụt
hoài” - bà Rơi nói.
Một số điểm còn tranh cãi của dự thảo tách thửa Từ năm 2016, UBND TP.HCM đã giao Sở TN&MT soạn thảo văn bản để thay thế QĐ 33/2014 quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn TP. Gần một năm bàn về việc sửa đổi QĐ 33, mới đây Sở TN&MT đã có tờ trình và dự thảo gửi UBND TP xem xét. So với QĐ 33, dự thảo lần này có nhiều điểm mới, trong đó một số nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau. Về việc tách thửa trong khu vực đất quy hoạch dân cư xây dựng mới: Quan điểm của Sở QH-KT và nhiều địa phương cho rằng quy hoạch dân cư xây dựng mới bản chất cũng là đất dân cư nên vẫn phải được tách thửa để đảm bảo quyền lợi của người dân. Một số địa phương như Nhà Bè, Hóc Môn thì có quan điểm ngược lại vì lo ngại sẽ hình thành những khu thiếu kết nối hạ tầng và Nhà nước cũng rất khó quản lý. Về quy định đất ở từ 2.000 m2 phải lập dự án theo quy định của Luật Nhà ở: Các địa phương cho rằng thực tế rất nhiều trường hợp chủ đất phân lô có diện tích lớn mà không lập dự án. Khi không lập dự án thì sẽ dẫn tới quá tải về hạ tầng. Về khái niệm nhà ở hiện hữu: Tại QĐ 33 có quy định thửa đất có nhà ở hiện hữu thì sẽ được tách với diện tích nhỏ hơn so với thửa đất trống. Tuy nhiên, QĐ 33 lại không quy định cụ thể nhà ở hiện hữu là như thế nào nên rất nhiều chủ đất khi phân lô chỉ làm một cái nhà sơ sài để đối phó. Dự thảo lần này quy định nhà ở hiện hữu phải là nhà được hình thành trước ngày QĐ 33 có hiệu lực (ngày 15-10-2014), đã được cấp giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện cấp giấy. Hôm nay tọa đàm “Ngăn chặn tách thửa biến tướng” Từ phản ảnh của các quận/huyện về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định 33/2014, UBND TP.HCM đang xem xét, sửa đổi quyết định này để quy hoạch của các địa phương không bị phá vỡ làm phát sinh nhiều hệ lụy trong công tác quản lý đô thị. Nhằm mục đích làm rõ các bất cập của Quyết định 33, đồng thời đóng góp ý kiến để UBND TP có những quyết định phù hợp, sáng nay (14-6) Pháp Luật TP.HCM tổ chức tọa đàm “Ngăn chặn tách thửa biến tướng”. Tọa đàm xoay quanh một số nội dung như: Quyết định 33 đã được các quận/huyện thực hiện như thế nào? Các mặt được và những hạn chế? Những nội dung nào cần được chỉnh sửa cho phù hợp thực tế? Việc không cho đất ở khu dân cư mới không được tách thửa có hợp lý không? Có nên tiếp tục phân ra đất trống và đất có nhà hiện hữu để từ đó quy định diện tích tách thửa? Người mua đất được tách thửa nên lưu ý gì để tránh rủi ro về mặt pháp lý?... Khách mời gồm đại diện UBND một số quận/huyện, Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Quy hoạch-Kiến trúc TP.HCM, đại diện một số doanh nghiệp bất động sản, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, một số báo, đài... |
‘Đầu nậu’ đã lách gì ở quyết định tách thửa?
Từ khi Luật
Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực, TP.HCM cũng tiến hành
soạn thảo văn bản thay thế Quyết định 33/2014 quy định về diện tích tối
thiểu được tách thửa trên địa bàn TP để thống nhất với các điều khoản
của luật và phù hợp với thực tiễn TP.
Sau ba năm
ban hành và đi vào thực tiễn, hàng loạt khu nhà ở đã được hình thành nhờ
Quyết định 33. Thời điểm này, đến bất kỳ quận/huyện vùng ven và ngoại
thành nào cũng rất dễ nhận ra những khu nhà ở ra đời theo quyết định
này. Điều này cũng có nghĩa hàng ngàn người dân, trong đó không ít là
những người có thu nhập thấp và trung bình có thể tạo lập nhà ở hợp
pháp, hợp với khả năng tài chính và có một chỗ an cư lạc nghiệp. Điều mà
không dễ dàng gì có thể mua được từ các dự án phát triển nhà ở với giá
từ 10 con số như hiện nay.
Tuy nhiên,
quá trình thực hiện theo Quyết định 33, đã có không ít trường hợp vì lợi
nhuận nên đã phân lô một cách vội vã, làm hạ tầng sơ sài, qua loa dẫn
đến những khu nhà ở kém chất lượng. Thậm chí nhiều khu vừa đi vào ở, hạ
tầng đã xuống cấp, rất có thể trong tương lai đây chính là những khu ổ
chuột mới. Khi đó không chỉ chính quyền TP phải đau đầu giải quyết hệ
lụy mà chính những người dân ở trong những khu nhà ở này phải chịu nhiều
thiệt thòi nhất.
Khi đặt vấn
đề sửa Quyết định 33, rất nhiều ý kiến nhận định: Quyết định này đang bị
các “đầu nậu” lợi dụng, lách quy định để trục lợi, chẳng hạn như một số
trường hợp xây những căn nhà tạm bợ để làm cơ sở tách thửa nhỏ hơn.
Hoặc một số khu khi tách thửa đã làm hạ tầng không đảm bảo, không đạt
yêu cầu. Tuy nhiên, những vấn đề này hoàn toàn nằm trong khả năng kiểm
tra, kiểm soát của chính quyền địa phương nơi có đất. Nếu chính quyền
kiểm soát chặt thì khó có “đầu nậu” nào có thể qua mặt được.
Cũng có ý
kiến cho rằng có rất nhiều “đầu nậu” núp bóng người dân để phân lô, tách
thửa nhằm mục đích kinh doanh. Do đó, một trong những mục đích của việc
thay thế Quyết định 33 là nhằm hạn chế việc “đầu nậu” lợi dụng để mua
bán bất động sản. Nhìn nhận một cách khách quan, đất đai là một tài sản
có giá trị lớn, cũng là một thứ hàng hóa và mọi người dân đều có thể
kinh doanh để phục vụ cuộc sống của họ. Thay vì người dân tự phân lô và
bán thì họ bán lại cho “đầu nậu” làm việc này cũng hoàn toàn bình
thường. Bởi vậy, nếu đặt vấn đề hạn chế không để “đầu nậu” tách thửa để
kinh doanh e sẽ thiếu thuyết phục.
Thực tế cho
thấy những “đầu nậu” muốn phân lô, tách thửa được cũng phải làm đúng tất
cả quy định của pháp luật, trong đó có Quyết định 33. Cũng phải thẳng
thắn nhìn nhận chính sự tham gia của họ đã đáp ứng được nhu cầu về nhà ở
cho người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Và khi họ phân
lô, tách thửa dưới sự cho phép của cơ quan công quyền nên sẽ rất khó để
gọi việc này là “lách” quy định. Vì vậy, vấn đề cần đặt ra là chính
quyền địa phương cần phải hết sức chặt chẽ ngay từ khâu hồ sơ ban đầu
cho đến lúc chủ đất thực hiện các công đoạn làm hạ tầng. Kể cả công tác
hậu kiểm sau khi tách thửa cũng cần phải được chú ý tới, thay vì bỏ mặc
cho người dân “tự xử”.
Mặt khác, nếu Nhà nước rõ
ràng, chặt chẽ trong quy định và thực sự nghiêm túc trong công tác tổ
chức thực hiện thì không “đầu nậu” nào trục lợi được.
HOA TRÂM
|
VIỆT HOA
Phóng viên VTV bị hành hung tại Sóc Sơn: “Sự việc xảy ra ngoài sức tưởng tượng”
Chiếc máy quay đã bị hư hỏng hoàn toàn sau vụ việc
VTV.vn - Mặc dù không có thiệt hại về người, tuy nhiên, chiếc máy quay của nhóm phóng viên VTV sử dụng trong khi tác nghiệp tại địa bàn huyện Sóc Sơn đã bị hư hại hoàn toàn.
Sau khi nhận được đơn, thư phản ánh của người dân về tình trạng lấn chiếm hàng loạt ao, hồ tại huyện Sóc Sơn để làm nhà hàng, địa điểm kinh doanh hay thậm chí xây nhà riêng, sáng ngày 13/6, nhóm phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã tới hiện trường để xác minh thông tin. Tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND xã Phù Lỗ, Chủ tịch Lê Hồng Văn đã xác nhận với phóng viên VTV là có một số địa điểm lấn chiếm đất công ao, hồ như đơn phản ánh của người dân. Tuy nhiên, khi được đề nghị đưa nhóm phóng viên tới hiện trường để ghi hình ảnh và đưa thông tin về sự việc, lãnh đạo UBND xã Phù Lỗ đã từ chối với lý do không thuyết phục.
Là một trong những người thuộc nhóm phóng viên VTV tới hiện trường ghi nhận sự việc, nhà báo Trần Thị Tuyết Mai - Phóng viên Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam cho biết: "Khu vực được người dân phản ánh sai phạm được xây tường rào bao quanh, chiếm toàn bộ 3 ha hồ sử dụng cho mục đích riêng. Chính quyền xã Phù Lỗ đã xác nhận hồ đó là hồ thủy lợi của khu vực. Khi chúng tôi đề nghị lãnh đạo UBND xã đưa phóng viên tới hiện trường, Chủ tịch UBND xã Phù Lỗ đã gọi điện cho ông H. là chủ của căn nhà lấn chiếm hồ thủy lợi. Sau một hồi trao đổi qua điện thoại, Chủ tịch UBND xã Phù Lỗ đã nói rằng không thể đưa chúng tôi tới khu vực đó vì "lý do nhạy cảm". Tuy nhiên, để phản ánh đúng sự thật, chúng tôi vẫn tới hiện trường và phát hiện một biệt phủ rất lớn được xây dựng tại khu vực bị phản ánh sai phạm với camera giám sát và nhiều bảo vệ xung quanh".
Khu vực bị phản ánh sai phạm được xây tường rào bao quanh với camera giám sát ở cổng
"Đúng là ngoài sức tưởng tượng. Chiếc xe bất ngờ lao thẳng vào tôi nhưng may mắn là tôi đã kịp nhảy ra và tránh được. Không dừng lại, ông H. tiếp tục lái xe đâm vào người quay phim. Chiếc máy quay bị xe ông H. đâm trúng đã rơi xuống đường. Chưa dừng lại, ông H. tiếp tục lùi xe chèn qua máy quay rồi bỏ đi" - nhà báo Trần Thị Tuyết Mai bàng hoàng kể lại.
Chiếc xe lao thẳng vào nhóm phóng viên VTV và phá hỏng máy quay
"Sau khi vụ việc xảy ra, khoảng 10h00, Công an huyện đã có mặt tại hiện trường. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề nghị mời người lái xe đâm nhóm phóng viên VTV ra để nhận diện và đối chất, Công an huyện đã không làm gì. Thậm chí, cho tới khi chúng tôi hoàn thành tường trình về vụ việc vào khoảng 18h00, ông H. vẫn không được mời tới làm việc" - nhà báo Trần Thị Tuyết Mai chia sẻ.
Phóng viên của Ban Thời sự cũng cho biết mặc dù không có tổn hại về người sau vụ việc, tuy nhiên, chiếc máy quay bị xe ông H. chèn qua hiện tại không thể hoạt động được nữa.
"Đây là một hành vi vô cùng manh động. Điều này cũng cho thấy sự nguy hiểm của các nhà báo, phóng viên điều tra phải đối mặt trong quá trình tác nghiệp. Trong một số trường hợp, khi sự việc xảy ra, các nhà báo, phóng viên gần như không được bảo vệ, có thể bị đe dọa tới tính mạng" - nhà báo Trần Thị Tuyết Mai nhấn mạnh - "Tôi luôn mong rằng anh em báo chí sẽ được hỗ trợ, bảo vệ tốt hơn trong quá trình tác nghiệp".
Báo điện tử VTV News sẽ tiếp tục cập nhật thêm thông tin về vụ việc.
Những yếu tố bất ngờ tăng nguy cơ ung thư
ANTD.VN - Ngoài các yếu tố di truyền, một số yếu tố tưởng như vô hại cũng trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ung thư.
Chất làm sạch không khí
Những sản phẩm làm sạch không khí chỉ giúp che giấu mùi khó chịu. Những chất này có chứa một số chất hoá học có thể ảnh hưởng đến khứu giác ở mũi làm chúng ta không có khả năng nhận ra những mùi khác. Ngoài ra, chúng còn có thêm một loạt các hóa chất độc hại khác như acetaldehyde, benzaldehyde, methyl pyrrolidone…
Đồ uống có cồn
Tiêu thụ rượu có liên quan đến nguy cơ gia tăng ung thư. Rượu được biết đến thúc đẩy sự tiết axit dạ dày có thể làm hỏng đường tiêu hóa. Nó cũng có thể làm tình trạng loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn và tăng nguy cơ ung thư miệng.
Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai có liên quan tới tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan.
Nến
Nến được làm từ sáp paraffin, khi bị cháy sẽ sản sinh các chất gây ung thư như toluene, aldehyde, xeton và các thành phần độc hại khác có thể tích tụ trong nhà. Vì vậy nên tránh đốt nến thường xuyên.
Khói xe hơi
Tiếp xúc với nhiên liệu diesel làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Điều này là bởi động cơ diesel có chứa một lượng cao các hạt được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn và ung thư phổi.
Mỹ phẩm
Cơ thể có thể hấp thụ một số hóa chất tìm thấy trong mỹ phẩm như benzophenone-3 cũng như các chất gây ung thư như formaldehyde, benzene, toluene và 1,4 dioxane có thể dẫn đến ung thư da nếu dùng quá mức.
Đá granite
Đá granit được biết là phát ra radon, một loại khí phóng xạ có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Nó được biết đến là một sản phẩm phân rã của radium.
Kem đánh răng
Sự có mặt của florua trong kem đánh răng liên quan đến một loại ung thư xương được gọi là u xương ác tính (osteosarcoma). Thuốc đánh răng còn chứa triclosan có thể gây ra sự phát triển khối u trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ ung thư, vì vậy không được lạm dụng chất này.
Trà nóng
Uống trà nóng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản như đã ghi nhận trong một nghiên cứu gần đây.
Thức ăn bị cháy
Thịt và cá khi nướng bị cháy có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ruột già và tuyến tụy. Khi các thực phẩm protein bị cháy, các axit amin tạo nên protein chuyển thành các heterocyclic amines (HCA), được biết đến là chất gây ung thư cao.
Lò vi sóng
Làm bắp rang bằng lò vi sóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Túi bỏng ngô tạo ra axit perfluorooctanoic, một chất gây ung thư gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt và gan.
Thực phẩm đóng hộp
Bisphenol A trong các đồ nhựa gây rối loạn nội tiết và sự thay đổi ADN có thể dẫn đến ung thư vú.
Những sản phẩm làm sạch không khí chỉ giúp che giấu mùi khó chịu. Những chất này có chứa một số chất hoá học có thể ảnh hưởng đến khứu giác ở mũi làm chúng ta không có khả năng nhận ra những mùi khác. Ngoài ra, chúng còn có thêm một loạt các hóa chất độc hại khác như acetaldehyde, benzaldehyde, methyl pyrrolidone…
Đồ uống có cồn
Tiêu thụ rượu có liên quan đến nguy cơ gia tăng ung thư. Rượu được biết đến thúc đẩy sự tiết axit dạ dày có thể làm hỏng đường tiêu hóa. Nó cũng có thể làm tình trạng loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn và tăng nguy cơ ung thư miệng.
Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai có liên quan tới tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan.
Nến
Nến được làm từ sáp paraffin, khi bị cháy sẽ sản sinh các chất gây ung thư như toluene, aldehyde, xeton và các thành phần độc hại khác có thể tích tụ trong nhà. Vì vậy nên tránh đốt nến thường xuyên.
Khói xe hơi
Tiếp xúc với nhiên liệu diesel làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Điều này là bởi động cơ diesel có chứa một lượng cao các hạt được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn và ung thư phổi.
Mỹ phẩm
Cơ thể có thể hấp thụ một số hóa chất tìm thấy trong mỹ phẩm như benzophenone-3 cũng như các chất gây ung thư như formaldehyde, benzene, toluene và 1,4 dioxane có thể dẫn đến ung thư da nếu dùng quá mức.
Đá granite
Đá granit được biết là phát ra radon, một loại khí phóng xạ có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Nó được biết đến là một sản phẩm phân rã của radium.
Kem đánh răng
Sự có mặt của florua trong kem đánh răng liên quan đến một loại ung thư xương được gọi là u xương ác tính (osteosarcoma). Thuốc đánh răng còn chứa triclosan có thể gây ra sự phát triển khối u trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ ung thư, vì vậy không được lạm dụng chất này.
Trà nóng
Uống trà nóng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản như đã ghi nhận trong một nghiên cứu gần đây.
Thức ăn bị cháy
Thịt và cá khi nướng bị cháy có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ruột già và tuyến tụy. Khi các thực phẩm protein bị cháy, các axit amin tạo nên protein chuyển thành các heterocyclic amines (HCA), được biết đến là chất gây ung thư cao.
Lò vi sóng
Làm bắp rang bằng lò vi sóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Túi bỏng ngô tạo ra axit perfluorooctanoic, một chất gây ung thư gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt và gan.
Thực phẩm đóng hộp
Bisphenol A trong các đồ nhựa gây rối loạn nội tiết và sự thay đổi ADN có thể dẫn đến ung thư vú.
Đại biểu "tố" Thứ trưởng NN&PTNT phát biểu thiếu trách nhiệm với nông dân
ANTD.VN - "Một Thứ trưởng của Bộ trả lời trên sóng truyền hình quốc gia
rằng sản phẩm nông nghiệp dư thừa là do nông dân chạy theo phong trào,
cái gì có lợi thì làm. Tôi cho đó là phát biểu đó là thiếu trách nhiệm",
đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nói trong phần chất vấn Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TP.HCM) thẳng thắn đặt câu hỏi: "Người nông dân Việt Nam rất chăm chỉ, cần cù nhưng cuộc sống vẫn vất vả. Bộ trưởng có biết người nông dân đang nghĩ gì về trách nhiệm của Bộ trưởng không? Bộ trưởng có biết người nông dân đang mong muốn Bộ trưởng làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình không?”.
Câu hỏi này được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá là có tính bao quát và người dân cũng rất mong đợi.
Đại
biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm "tố" một Thứ trưởng Bộ NN-PTNT phát biểu
thiếu trách nhiệm với nông dân, trên sóng truyền hình quốc gia
Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói: "Người nông dân không chỉ
trông chờ ở Bộ trưởng Bộ NN&PTNT mà cả hệ thống chính trị chúng ta
phải làm tốt hơn nữa khi còn quá nhiều vấn đề đặt ra. Còn tôi với tư
cách Bộ trưởng thì chỉ biết hứa sẽ quyết tâm cao nhất".Không đồng tình với phần trả lời này, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm giơ biển tranh luận: “Tôi chia sẻ với Bộ trưởng là cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, đó là đương nhiên. Nhưng hôm nay trên diễn đàn Quốc hội, chất vấn Bộ trưởng, tôi muốn Bộ trưởng với tư cách Tư lệnh ngành nói về trách nhiệm của mình".
Bà Quyết Tâm chia sẻ thêm: "Tôi gặp nhiều bà con nông dân, tôi cảm giác chúng ta ứng xử với vấn đề nông nghiệp, ứng xử với nông dân còn nhiều lúng túng, cái gì dễ thì làm, cái gì khó thì Bộ NN&PTNT và các đời Bộ trưởng vừa qua chưa tập trung, chưa có giải pháp đột phá. Vấn đề khó nhất hiện nay là tổ chức sản xuất. Tôi nghe một Thứ trưởng của bộ trả lời trên sóng truyền hình Quốc gia rằng sản phẩm nông nghiệp dư thừa là do nông dân chạy theo phong trào, cái gì có lợi thì làm. Tôi cho rằng mình phải thấy đó là điều trăn trở, tôn trọng người nông dân. Họ rất cần cù, lo cuộc sống cho mình trước khi nhà nước lo. Vậy mà mình không làm tròn trách nhiệm, lại đổ cho nông dân. Tôi cho đó là phát biểu đó là thiếu trách nhiệm".
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn sáng 13-6
Trước đó, các đại biểu cũng đã chuyển với người đứng đầu ngành nông
nghiệp nông thôn những vấn đề bức xúc, cấp bách với người nông dân.Đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh (đoàn Bình Thuận) nêu vấn đề trong chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu thụ còn yếu, khiến người nông dân chịu thiệt. "Mới đây, người chăn nuôi lợn điêu đứng vì giá bán giảm sâu nhưng thịt lợn bán trên thị trường vẫn không giảm hoặc giảm không đáng kể. Nguyên nhân, trách nhiệm của Bộ và giải pháp khắc phục thời gian tới là gì?", đại biểu Cảnh hỏi.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thừa nhận: "Đúng là đang tồn tại nghịch lý như đại biểu nói. Cái này nằm ở khâu phân phối. Các địa phương, doanh nghiệp phải tập trung chỗ nào. Giá nhập rẻ mà các anh nhập về bán đắt như thế là không được. Tiếp thu ý kiến đại biểu, chúng tôi sẽ cùng Bộ Công thương và các bộ ngành liên quan bàn thêm giải pháp như thế nào cho khả thi mà vẫn khuyến khích các doanh nghiệp".
Bức xúc với nạn phân bón giả, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) chất vấn về việc xử lý 11 trung tâm ở Cục Trồng trọt vi phạm quy định về thử nghiệm, chứng nhận hợp quy phân bón.
"Cử tri nói làm giả phân bón là tội ác với nông dân, vi phạm trên phải truy tố. Xin Bộ trưởng cho ý kiến về điều này?", đại biểu Cương nói.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết ngay sau vụ việc đã thu hồi toàn bộ giấy phép, giao nhiệm vụ này cho đơn vị khác, tiến hành kỷ luật các đối tượng sai phạm.
"Hiện chúng tôi thống nhất giao một đầu mối là Cục bảo vệ thực vật, đưa về một mối", Bộ trưởng NN&PTNT cho hay.
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường sẽ có thêm khoảng 45 phút để trả lời các câu hỏi mà các đại biểu đặt ra ở cuối giờ làm việc buổi sáng. Sau đó, sẽ tới lượt Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đăng đàn trả lời.
Bắt nhóm đánh tử vong nam thanh niên vừa rời khỏi nhà bạn gái
ANTD.VN - Sau gần 1 ngày gây án, nhóm thanh niên dùng vật cứng ẩu đả với
anh Thạnh tại 1 con hẻm trên đường Ao Đôi, quận Bình Tân, TP. HCM khiến
nạn nhân tử vong trên đường đi bệnh viện đã bị Công an bắt giữ để điều
tra.
Liên quan đến vụ “Nam thanh niên bị nhóm người đánh tử vong sau khi rời nhà bạn gái” như Báo Điện tử ANTĐ đã đưa tin, chiều 12-6, Công
an quận Bình Tân đang tạm giữ 3 nghi can trong vụ án là Lê Văn Tùng (SN
1996, ngụ quận Bình Tân), Lê Minh Tuấn (SN 1997, em ruột Tùng) và Lê
Văn Tuấn (SN 1996, cùng ngụ huyện Hóc Môn, có quan hệ họ hàng với Tùng
và Tuấn) để điều tra, làm rõ về hành vi “giết người”.
Danh tính nạn nhân được xác định là anh Bùi Ngọc Thạnh (SN 1993, ngụ quận Bình Tân). Toàn bộ diễn viến vụ việc bị camera an ninh khu vực ghi lại.
Sau đó, anh Thạnh dừng xe máy lại chạy đến nhặt 2 viên gạch gần đó đi bộ về phía nhóm Tùng. Thấy vậy, Minh Tuấn và Văn Tuấn cũng nhặt mỗi người 1 viên gạch lao vào ẩu đả với anh Thạnh.
Lúc này, Cường thấy vậy nên lao vào can ngăn. Tuy nhiên, anh Thạnh vẫn bị 2 đối tượng đánh túi bụi sau đó mới chịu dừng lại.
Sau khi gây án, cả nhóm lên xe rời khỏi hiện trường. Nạn nhân nhanh chóng được đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Tại cơ quan Công an, cả 3 thừa nhận hành vi của mình và khai báo là do mâu thuẫn chuyện tình cảm.
Danh tính nạn nhân được xác định là anh Bùi Ngọc Thạnh (SN 1993, ngụ quận Bình Tân). Toàn bộ diễn viến vụ việc bị camera an ninh khu vực ghi lại.
3 nghi can tại cơ quan Công an
Theo
lời khai sơ bộ các đối tượng và thông tin ban đầu cơ quan CSĐT, Công an
quận Bình Tân, khoảng 19h tối 11-6, nhóm Tùng, Văn Tuấn, Minh Tuấn ngồi
nhậu với anh Thạnh và một người con gái (người yêu anh Thạnh) cùng
Dương Tấn Cường (SN 1987, tạm trú quận Bình Tân) tại quán trên đường
Hương Lộ 2, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân.
Nhóm thanh niên ẩu đả khiến anh Thạnh tử vong bị camera an ninh ghi lại
Đến 22h30, cuộc vui kết thúc, Tùng lấy xe máy đòi chở cô gái về (do
Tùng có tình cảm với người này). Tuy nhiên, anh Thạnh không cho chở và
lấy xe máy chở cô gái này về nhà tại 1 con hẻm trên đường Ao Đôi, phường
Bình Trị Đông A, quận Bình Tân.
Clip nhóm thanh niên ẩu đả với nhau bị camera an ninh ghi lại
Lúc này, Văn Tuấn điều khiển xe máy chở Tùng, Minh Tuấn và Cường đi
xe máy một mình, cả nhóm đến trước hẻm nhà cô gái đứng chờ. Khi anh
Thạnh trong nhà cô gái vừa quay trở ra đầu hẻm thì bị Văn Tuấn dùng chân
đạp nhưng không trúng.Sau đó, anh Thạnh dừng xe máy lại chạy đến nhặt 2 viên gạch gần đó đi bộ về phía nhóm Tùng. Thấy vậy, Minh Tuấn và Văn Tuấn cũng nhặt mỗi người 1 viên gạch lao vào ẩu đả với anh Thạnh.
Lúc này, Cường thấy vậy nên lao vào can ngăn. Tuy nhiên, anh Thạnh vẫn bị 2 đối tượng đánh túi bụi sau đó mới chịu dừng lại.
Sau khi gây án, cả nhóm lên xe rời khỏi hiện trường. Nạn nhân nhanh chóng được đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Tại cơ quan Công an, cả 3 thừa nhận hành vi của mình và khai báo là do mâu thuẫn chuyện tình cảm.
Nhóm trẻ em đi tắm sông, 1 thiếu niên 15 tuổi đuối nước thương tâm
ANTD.VN - Nhóm trẻ em rủ nhau đi tắm sông, đoạn dưới chân cầu Ông Cày,
quận 9, TP. HCM thì không may 1 thiếu niên 15 tuổi đuối nước thương tâm,
mất tích. Lực lượng cứu hộ - cứu nạn sau đó đã tìm thấy thi thể cháu
bé.
18h tối 12-6, lực lượng cứu hộ - cứu nạn thuộc phòng Cảnh sát PCCC,
Công an TP. HCM đã tìm thấy thi thể cháu Phạm Vũ Hoàng S (15 tuổi, quận
9) bị đuối nước, mất tích dưới sông trên địa bàn.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng quận 9 phối hợp cùng lực lượng cứu hộ - cứu nạn có mặt, tiến hành lặn tìm người mất tích. Người dân hiếu kỳ cũng tụ tập đông 2 bên cầu theo dõi vụ việc khiến giao thông qua khu vực gặp nhiều khó khăn.
Trang
chủ của nhà đấu giá Winners cho biết 5 bức thư được đấu giá
lần này đều được viết bằng tiếng Anh trong giai đoạn giữa các
năm 1951-1954. Nhà đấu giá nước tính giá trị tổng cộng của
các bức thư vào khoảng 31.000-46.000 USD.
Trong bức thư viết năm 1951 gửi cho nhà vật lý nổi tiếng người Mỹ David Bohm, Einstein đề cập tới mối quan hệ giữa thuyết lượng tử và "lý thuyết trường tương đối". Thiên tài vật lý đã thừa nhận rằng ông "không thể đoán nổi làm thế nào một sự hợp nhất như vậy có thể xảy ra". Bên trong bức thư còn có một phương trình viết tay và chữ ký của Einstein.
Một bức thư đề năm 1954 bày tỏ sự đồng cảm của tác giả với người bạn của mình trước những khó khăn trong công việc. "Nếu Chúa trời tạo ra thế giới này thì mối quan tâm hàng đầu của ông ấy chắc chắn phải là khiến chúng ta không thể dễ dàng hiểu được nó. Đây là điều mà tôi cảm nhận sâu sắc trong suốt 50 năm qua".
Một bức thư khác cũng từ năm 1954 đề cập đến việc ông Bohm chuyển tới Israel, quốc gia lúc ấy mới được thành lập vào năm 1948. Einstein, người trước đó đã từ chối đề nghị trở thành tổng thống của quốc gia non trẻ này, cho rằng quyết định của bạn ông là quá vội vàng. Ông viết rằng Israel có môi trường trí thức sôi động và thú vị nhưng "tiềm năng ở đây hạn hẹp và đến đó với tâm lý sẵn sàng rời đi bất cứ lúc nào sẽ là đáng tiếc".
David Bohm sau đó vẫn chuyển tới Israel để đảm nhiệm vị trí giáo sư tại Học viện kỹ thuật Technion danh giá của nước này vào năm 1955. Tuy nhiên, ông đã rời đi và chuyển tới Anh 2 năm sau đó.
David Bohm là một nhà vật lý người Mỹ gốc Do Thái. Ông từng làm việc với Einstein tại Đại học Princeton (Mỹ) trước khi chuyển tới Brazil. Nhà đấu giá Winners cho biết những bức thư này được tìm thấy tại nhà người vợ quá cố của ông.
Einstein có một mối quan hệ đặc biệt với Israel, từng có thời gian làm việc tại Đại học Hebrew tại Jerusalem. Sau khi qua đời vào năm 1955, ông đã để lại kho tư liệu của mình ở đây. Cho đến nay, Đại học Hebrew vẫn là nơi lưu trữ bộ sưu tập đồ sộ nhất những tài liệu của nhà vật lý thiên tài này.
Lực lượng cứu hộ - cứu nạn đang tiến hành lặn tìm người mất tích
Trưa cùng ngày, cháu S cùng 6 người bạn rủ nhau ra sông đoạn dưới
chân cầu Ông Cày thuộc phường Phước Long B, quận 9 để tắm. Trong lúc vui
chơi, cháu S cùng 2 cháu khác không may bị đuối nước, chới với giữa
dòng nước.
Người dân tụ tập đông 2 bên cầu để theo dõi vụ việc
Lúc này, 1 cháu tắm chung đã bơi ra cứu được 2 người đưa vào bờ,
riêng cháu S không may bị nước cuốn mất tích. Quá hốt hoảng nên các em
nhanh chóng chạy về nhà báo cho người lớn.Ngay sau đó, lực lượng chức năng quận 9 phối hợp cùng lực lượng cứu hộ - cứu nạn có mặt, tiến hành lặn tìm người mất tích. Người dân hiếu kỳ cũng tụ tập đông 2 bên cầu theo dõi vụ việc khiến giao thông qua khu vực gặp nhiều khó khăn.
Thả công dân Mỹ đang hôn mê, Triều Tiên vẫn dọa tấn công hạt nhân
Những bức thư ghi lại suy nghĩ và quan điểm của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein về công việc, vật lý và Israel vào những năm 1950 sẽ được mang ra bán đấu giá tại Jerusalem vào ngày 20/6 tới.
Bức thứ mà Albert Einstein viết cho giáo sư David Bohm năm 1954. Ảnh: AP
|
Trong bức thư viết năm 1951 gửi cho nhà vật lý nổi tiếng người Mỹ David Bohm, Einstein đề cập tới mối quan hệ giữa thuyết lượng tử và "lý thuyết trường tương đối". Thiên tài vật lý đã thừa nhận rằng ông "không thể đoán nổi làm thế nào một sự hợp nhất như vậy có thể xảy ra". Bên trong bức thư còn có một phương trình viết tay và chữ ký của Einstein.
Một bức thư đề năm 1954 bày tỏ sự đồng cảm của tác giả với người bạn của mình trước những khó khăn trong công việc. "Nếu Chúa trời tạo ra thế giới này thì mối quan tâm hàng đầu của ông ấy chắc chắn phải là khiến chúng ta không thể dễ dàng hiểu được nó. Đây là điều mà tôi cảm nhận sâu sắc trong suốt 50 năm qua".
Một bức thư khác cũng từ năm 1954 đề cập đến việc ông Bohm chuyển tới Israel, quốc gia lúc ấy mới được thành lập vào năm 1948. Einstein, người trước đó đã từ chối đề nghị trở thành tổng thống của quốc gia non trẻ này, cho rằng quyết định của bạn ông là quá vội vàng. Ông viết rằng Israel có môi trường trí thức sôi động và thú vị nhưng "tiềm năng ở đây hạn hẹp và đến đó với tâm lý sẵn sàng rời đi bất cứ lúc nào sẽ là đáng tiếc".
David Bohm sau đó vẫn chuyển tới Israel để đảm nhiệm vị trí giáo sư tại Học viện kỹ thuật Technion danh giá của nước này vào năm 1955. Tuy nhiên, ông đã rời đi và chuyển tới Anh 2 năm sau đó.
David Bohm là một nhà vật lý người Mỹ gốc Do Thái. Ông từng làm việc với Einstein tại Đại học Princeton (Mỹ) trước khi chuyển tới Brazil. Nhà đấu giá Winners cho biết những bức thư này được tìm thấy tại nhà người vợ quá cố của ông.
Einstein có một mối quan hệ đặc biệt với Israel, từng có thời gian làm việc tại Đại học Hebrew tại Jerusalem. Sau khi qua đời vào năm 1955, ông đã để lại kho tư liệu của mình ở đây. Cho đến nay, Đại học Hebrew vẫn là nơi lưu trữ bộ sưu tập đồ sộ nhất những tài liệu của nhà vật lý thiên tài này.
Nhận xét
Đăng nhận xét