HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU! 25

(ĐC sưu tầm trên NET)


Uỷ ban kiểm tra tỉnh ủy nợ 310 triệu đồng tiền tiếp khách


Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương tiếp các đoàn khách tỉnh và trung ương bằng cách đến những địa điểm quen và... nợ lại tiền.
Ngày 22/8, UBKT Tỉnh ủy Hải Dương vừa có tờ trình số 158/CV-UBKTTU do ông Bùi Hữu Uyển, Ủy viên ban thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, ký gửi Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương về việc đề nghị xin hỗ trợ bổ sung kinh phí phục vụ đón tiếp do đột xuất nhiều tỉnh đến trao đổi kinh nghiệm.
Trong tờ trình 158 /CV-UBKTTU nêu rõ: Thời gian vừa qua, do đột xuất có nhiều tỉnh đến thăm, trao đổi kinh nghiệm với UBKT Tỉnh ủy Hải Dương (như: Hậu Giang, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Thuận, Lâm Đồng, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh và một số vụ của UBKT Trung ương...).
Mặc dù đã cố gắng tiết kiệm để trang trải kinh phí nhưng do quá nhiều đoàn đến thăm vào một khoảng thời gian ngắn nên đơn vị không có đủ kinh phí để đón tiếp. Hiện nay UBKT Tỉnh ủy Hải Dương còn nợ số tiền là 310 triệu đồng mà không có nguồn để chi trả.
Uy ban kiem tra tinh uy no 310 trieu dong tien tiep khach hinh anh 1
Tờ trình đề nghị xem xét, hỗ trợ cấp bổ sung kinh phí giúp UBKT Tỉnh ủy Hải Dương cho việc tiếp khách.
UBKT Tỉnh ủy Hải Dương đề nghị: “Để có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, UBKT Tỉnh ủy kính đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ cấp bổ sung kinh phí giúp UBKT hoàn thành nhiệm vụ”.
Tờ trình này được Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương, ông Nguyễn Mạnh Hiển bút phê ở góc trái với nội dung: “Kính chuyển đồng chí Nguyễn Dương Thái, Chủ tịch UBND tỉnh, xem xét, giải quyết”.
Trao đổi với PV báo Pháp Luật TP HCM qua điện thoại chiều 9-9, ông Hiển cho rằng đây là việc “nội bộ” và không có gì đáng nói. Phía ủy ban, ông Thái cho biết ông chưa nhận được tờ trình nên không nắm được sự việc.
Ông Uyển, người ký vào tờ trình, giải thích với PV: “Thời gian qua, có nhiều đoàn đến giao lưu trao đổi học tập kinh nghiệm nhưng tỉnh khoán kinh phí chỉ được hoạt động theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP nên không có kinh phí để tiếp đón. Các tỉnh liên hệ đến công tác, trao đổi kinh nghiệm thì chúng tôi phải tiếp đón. Việc tiếp đón, chúng tôi cũng phải họp, bàn và được nhất trí cao”.
Ông Uyển cho biết UBKT Tỉnh ủy không thể có nguồn nào bù vào việc tiếp đón các đoàn nên bất đắc dĩ phải xin kinh phí. Tuy nhiên, theo ông Uyển thì: “Tỉnh ủy và UBND tỉnh vẫn chưa cho”.
Trả lời câu hỏi của PV về việc 310 triệu đồng trên UBKT Tỉnh ủy nợ ở đâu? Nếu Tỉnh ủy và UBND tỉnh chưa phê duyệt kinh phí thì làm thế nào để trả, ông Uyển cho biết: “Anh em đi ăn ở một số nhà hàng quen thì thiếu họ được”.

Theo Hải Đường/Pháp luật TP HCM 


Lãnh đạo xã nợ 48 triệu 'tiền nhậu', chủ quán dọa đốt trụ sở

3

Bức xúc vì lãnh đạo UBND xã nợ gần 50 triệu tiền nhậu nhưng chưa trả, chủ quán đã mang hai can xăng dọa đốt trụ sở UBND xã để đòi nợ.
Ngày 18/3, ông Nguyễn Tấn Đạt, Phó trưởng công an xã Khánh Thuận (huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) - cho biết, công an huyện đã mời ông Nguyễn Thanh Phong đến làm việc về hành vi mang xăng “hăm” đốt trụ sở UBND xã nhưng chưa được.
Theo ông Đạt, dù sự việc xảy ra đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa xử lý xong vì đang xác minh thêm một số nhân chứng và chờ xin ý kiến công an huyện.
Trước đó, chiều 14/2 (26 Tết Nguyên đán Ất Mùi), ông Phong (chủ quán nhậu Thanh Phong gần UBND xã Khánh Thuận) đã đem hai can xăng (mỗi can một lít) qua đòi nợ tiền nhậu lãnh đạo xã.
Trụ sở UBND xã Khánh Thuận.
Trụ sở UBND xã Khánh Thuận.
Hành vi của ông Phong bị công an xã phát hiện kịp thời, hai can xăng bị thu giữ. Khi công an xã Khánh Thuận lập biên bản thì ông Phong bỏ về nhà, không hợp tác.
Ông Nguyễn Minh Lắm - Chủ tịch UBND xã Khánh Thuận - thừa nhận UBND xã có thiếu nợ ông Phong số tiền trên. “Cuối năm rồi xã mất cân đối và không có tiền chi trả. UBND xã không thiếu riêng gì quán ông Phong mà còn thiếu nhiều quán khác trên địa bàn”, ông Lắm phân trần.
Ông Lắm cho biết, sẽ xem lại “xấp hóa đơn tiền nhậu”. Nếu hóa đơn nhậu thiếu do lãnh đạo phân công tiếp khách thì UBND xã sẽ trả. Hóa đơn nào không được phân công, nhưng nhậu xong lại ghi cho lãnh đạo thì bắt cá nhân người nhậu phải xuất tiền túi thanh toán.
Ôg Phong nói: “Tôi chỉ mang xăng hù thôi. Lý do lãnh đạo xã thiếu tiền nhậu 48 triệu đồng tại quán tôi từ năm 2012 đến nay chưa trả. Cuối năm các chủ nợ tiền gà, tiền vịt lại đến “xiết”, do quá túng nên tôi mới hành động như vậy”.
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20150318/lanh-dao-xa-no-48-trieu-tien-nhau-chu-quan-ham-dot-tru-so/722291.html
Theo Tấn Thái/Tuổi trẻ

"Cán bộ, đảng viên thoái hóa là ai, phải chỉ ra cho dân biết"

VOV.VN - Theo PGS Nguyễn Trọng Phúc, cần phải nêu rõ địa chỉ, chỉ rõ cán bộ, đảng viên nào thoái hóa, biến chất thì mới xử lý được.
Kiên quyết thải loại những phần tử biến chất ra khỏi Đảng là yêu cầu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 và các Chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác dân vận được tổ chức mới đây.
Tổng Bí thư đã phát biểu thẳng thắn: “Trong khi ở nhiều nơi, đời sống nhân dân còn khó khăn, nhiều nhu cầu thiết yếu của quần chúng còn chức được bảo đảm thì có những cán bộ, đảng viên chỉ lo thu vén cá nhân, xoay xở làm giàu, ăn uống chè chén bê tha; thậm chí có người vô trách nhiệm với dân, vô cảm trước những khó khăn, đau khổ của quần chúng. Một số người còn lợi dụng chức quyền để đục khoét, vơ vét của cải của Nhà nước, của tập thể, trở thành những con sâu mọt tệ hại của xã hội.
Phóng viên VOV phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) về bài phát biểu này của Tổng Bí thư.
can bo dang vien thoai hoa la ai phai chi ra cho dan biet hinh 1
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc
Phải công khai minh bạch xử lý cán bộ sai phạm
PV: Tính trong 3 năm (từ 2012-2014), toàn Đảng đã xử lý kỷ luật hơn 54.000 đảng viên ở các cấp và xóa tên, cho ra khỏi Đảng hàng nghìn trường hợp khác.Nhưng tại sao tình trạng cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, vô trách nhiệm trước dân vẫn là thực trạng rất đáng lo ngại, thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc: Trong 3 năm Đảng ta đã xử lý kỷ luật hơn 54.000 đảng viên, đó là một lực lượng không nhỏ. Như trong Nghị quyết TW 4 đã nhận định “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống”, việc xử lý như vậy là hết sức nghiêm túc.
Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay vẫn chưa có sự chuyển biến một cách tích cực, theo tôi có một số lý do. Thứ nhất, từ phía tổ chức Đảng từ Trung ương tới cơ sở, việc thực thi Nghị quyết TW 4 chưa nghiêm túc, vì nếu thực thi nghiêm túc thì số lượng cán bộ, đảng viên bị xử lý cao hơn và mức độ xử lý cũng sẽ nghiêm khắc hơn thì mới có tính răn đe.
Thứ hai, đây không phải là việc riêng của Đảng mà là của toàn hệ thống chính trị và của toàn xã hội, của nhân dân. Bài phát biểu của Tổng Bí thư về dân vận vừa qua cũng nói lên vai trò của nhân dân trong việc giám sát và tham gia công tác xây dựng Đảng, nhưng hiện nay chúng ta chưa phát huy được điểm này. Có những cán bộ, đảng viên hư hỏng nhân dân phát hiện nhưng tổ chức Đảng lại không thấy, hoặc thấy rồi nhưng lại có hiện tượng bao che.
Thứ ba là sự tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên đặc biệt là những cán bộ có chức có quyền chưa thực sự nghiêm túc theo chuẩn mực đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo yêu cầu đặt ra trong Nghị quyết TW 4 và nội dung xây dựng Đảng về đạo đức mà Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nêu ra.
PV: Không khó để nhìn nhận từ 10 năm, 20 năm trước đã có nhận định về một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất nhưng không chỉ rõ địa chỉ ở đâu, là ai và cần có biện pháp cụ thể như thế nào. Vì thế những sai phạm tiếp tục lặp lại, thậm chí có xu hướng phức tạp hơn. Ông cắt nghĩa điều này như thế nào ?
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc: Việc nhận định một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái, hư hỏng thì không phải đến Hội nghị TW 4 mới nhận định mà từ Hội nghị TW 3 khóa VII năm 1992 đã nhận định. Sau này khi thực hiện Nghị quyết TW 6 (lần 2) vào năm 1999 chúng ta cũng không thực hiện nghiêm túc. Chính việc thực hiện không nghiêm túc dẫn tới tình trạng hư hỏng, tiêu cực ngày càng phát triển. Khi đã trở thành “nạn” lớn trong Đảng thì việc ngăn chặn nó rất khó. Và ngay cả việc phòng ngừa cũng chưa làm tốt nên khi xảy ra rồi mới xử lý, và cũng có những vụ việc nghiêm trọng nhưng xử lý chưa đến nơi đến chốn.
Cũng có tình trạng cứ phê phán như vậy nhưng không có địa chỉ cụ thể là hư hỏng này ở bộ phận nào? Ở cấp nào? Ở cán bộ cao cấp thì người đó là ai? Như hiện tượng đã nói nhiều là chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, thậm chí cả chạy luân chuyển vẫn cứ nói chung chung như vậy thì không giải quyết được. Vì vậy, kỳ này theo tôi phải chỉ rõ địa chỉ, chỉ rõ là ai thì mới xử lý được.
Nghiên cứu ở thời kỳ trước cho thấy Đảng ta xử lý rất nghiêm túc, chỉ rõ tên từng người, ở mức độ sai phạm như thế nào, đáng kỷ luật thậm chí đưa ra pháp luật… Nếu chỉ phê phán chung chung thì nhiều người nghĩ khuyết điểm này là của ai đó chứ không phải của mình, ở cơ quan khác chứ không phải cơ quan hay địa phương mình. Theo tôi, điều đó cần phải được khắc phục.
PV: Việc công khai minh bạch xử lý cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất mà lâu nay vẫn đang thực hiện đã thỏa đáng chưa, thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc: Vừa rồi có một tín hiệu mới là sau khi có Nghị quyết TW 4, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có công khai một số vụ lớn mà thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Nhưng theo tôi cần phải làm thêm ở cấp cơ sở, công khai rõ ràng hơn nữa, chỉ rõ đích danh, sai phạm như thế nào… Trước đây, nhiều trường hợp vẫn nói chung chung, có trường hợp công khai nhưng mức độ xử lý lại giữ nguyên như kết luận trước đây. Những việc đó thiếu tình thuyết phục, răn đe và thiếu sự đồng cảm chung trong Đảng cũng như trong xã hội.
Sắp tới tình hình này cần phải làm mạnh hơn nữa, người nào sai cần phải công khai trên các phương tiện thông tin để toàn Đảng, toàn dân biết và theo dõi việc xử lý đến đâu, người đó có sửa chữa được hay không.
PV: Vì sao tình trạng nói không đi đôi với làm, nói suông nhưng không làm cũng không sao đã tồn tại lâu nay nhưng gần như chưa khắc phục được, thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc: Một trong những phong cách của Bác Hồ là Người luôn luôn kết hợp lý luận với thực tiễn, kết hợp giữa vấn đề chung của thời đại với vấn đề riêng của đất nước, kết hợp giữa nói và làm. Bác nói ít nhưng là con người hành động. Bác muốn toàn Đảng, toàn dân hành động là chính.
Từ khi đổi mới đến nay, Đảng ta đã có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức có quyền nói nhiều nhưng làm không được bao nhiêu hoặc nói rất hay, thậm chí kêu gọi chống tham nhũng nhưng bản thân họ lại là người tham nhũng, kêu gọi chống lãng phí nhưng bản thân họ lại tiêu xài hoang phí của dân, của nước…
Tại Đại hội 12 đã nói tới xây dựng Đảng về đạo đức và vừa qua triển khai Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị về tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vì vậy kỳ này, ngoài đạo đức cần hết sức chú ý tới phong cách nói đi đôi với làm. Làm phải thiết thực, cụ thể, mang lại những điều tốt đẹp cho dân cho nước. Một lời nói tốt cũng là quý, nhưng một việc làm tốt còn quý hơn nhiều chương trình hành động to tát mà không đem lại hiệu quả gì.
Hiện nay phong cách nhiều cán bộ vẫn quan liêu, xa dân, vô cảm, nói một đằng làm một nẻo, nói nhiều làm ít, thậm chí hứa hẹn rồi bỏ đó… tất cả những điều đó dân đều biết và bức xúc lắm. Nếu tạo được sự đồng thuận giữa Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, Mặt trận và nhân dân cùng suy nghĩ, hành động theo một hướng thì sẽ khắc phục được những tiêu cực đang tồn tại hiện nay.
Cơ chế giám sát của nhân dân với cán bộ
PV: Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư đã nói: Không ít đảng viên có thái độ coi thường quần chúng, không lắng nghe quần chúng, không học hỏi người lao động…. Nhưng cũng đặt ngược lại một vấn đề là cơ chế Đảng chịu sự giám sát của dân, dựa vào dân để dân tham gia xây dựng Đảng cũng chưa rõ ràng, cụ thể có đúng không, thưa ông ?
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc: Điều này là rất đúng. Ngay như ngày bầu cử năm 1946, Bác đã nói: những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không bầu. Chuyện “quan cách mạng” đã có rất sớm như vậy. Cho đến bây giờ có thể nói những người có chức có quyền vẫn vô cảm, xa dân, hống hách với dân… vì vậy, về mặt Đảng cần phải kiên quyết kỷ luật và xử lý nghiêm về pháp luật. Đồng thời cũng cần có một cơ chế tốt hơn nữa về sự giám sát của nhân dân. Vì người dân đều biết cán bộ nào tốt, cán bộ nào xấu, nhưng cơ chế nào để họ nói ra, phản ánh với Đảng và khi họ đã phản ánh rồi thì xử lý như thế nào. Nhiều khi người dân phản ánh rồi thì để đó, thậm chí còn bao che thì sự giám sát của nhân dân không mang lại kết quả, từ đó người dân cảm thấy chán nản, mất niềm tin.
Vì vậy, cần tập trung vào quy chế chứ không chỉ nói riêng cơ chế. Phải có quy chế, văn bản rõ ràng, dân phản ánh cái gì, ai là người có trách nhiệm nghe và nghe rồi thì xử lý đến đâu… thì mới phát huy được trí tuệ và sức sáng tạo, trách nhiệm của mọi người dân.
PV: Sẽ là thiếu sót nếu như nói về quyết tâm chính trị để cán bộ thực sự vì dân mà không nói đến trách nhiệm giải trình của cán bộ trước dân. Hiện nay, cơ chế để lắng nghe, giải quyết ý kiến, kiến nghị của dân tuy đã có nhưng dường như vẫn là những quy định cứng trong các văn bản, thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc: Sự giải trình của cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp nhiều khi chỉ là thủ tục; giải trình xuất phát từ bệnh thành tích, cái gì làm tốt thì giải trình sâu, phân tích kỹ; cái gì khuyết điểm thì nói qua đi, hay có những lý do bao biện cho những sai phạm, khuyết điểm đó. Những giải trình đó ít tính thuyết phục. Sắp tới, các đại biểu giải trình trước Quốc hội, các Chủ tịch tỉnh giải trình trước Hội đồng nhân dân phải như thế nào để tạo ra được suy nghĩ, hành động tập thể chung cho toàn Đảng thì mới mang lại hiệu quả.
PV: Theo ông, làm thế nào để có được đội ngũ cán bộ biết chăm lo cho dân, thực sự vì dân, từ đó Đảng trong sạch, vững mạnh, để quyết tâm chính trị thành hiện thực?
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc: Theo tôi, cần phải tăng cường giáo dục trong Đảng; mỗi cán bộ đảng viên phải tự tu dưỡng, còn nếu cán bộ, đảng viên nào không thể giáo dục được thì nên loại bỏ khỏi bộ máy; làm nghiêm ngặt theo đúng quy trình cán bộ gồm đánh giá, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng đề bạt, luân chuyển, luôn phê bình và tự phê bình để tìm ra những phần tử thoái hóa, biến chất và loại bỏ những phần tử đó ra khỏi Đảng.
Cuối cùng, một giải pháp rất căn cơ đó là phải có sự giám sát của nhân dân. Nhân dân giám sát tốt thì nhất định sẽ có những cán bộ tốt.
PV: Xin cảm ơn ông!./.
Ngọc Chi- Kim Anh/VOV

Một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất, vì sao?

Thứ Hai, 13:24, 06/05/2013 [GMT+7]
.

(QNg)- Thời gian qua, bên cạnh những cán bộ tận tuỵ với công việc, dồn hết tâm trí cho sự phát triển của địa phương thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ ở cơ sở có biểu hiện thoái hoá, biến chất, làm mất niềm tin trong nhân dân và khiến dư luận bất bình. Vì sao có hiện tượng trên và chấn chỉnh bằng cách nào vẫn đang là một thách thức không nhỏ của các cấp uỷ, chính quyền.

Đấu tranh loại bỏ những “cái ung, cái nhọt” trong đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cấp uỷ đảng, chính quyền và các hội đoàn thể, mặt trận, nhằm xây dựng một bộ máy cán bộ các cấp trong sạch, vững mạnh. Sự kiên trì đó đã góp phần đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc tiêu cực của một bộ phận cán bộ ở cơ sở.

Những chuyện đau lòng    

Những vấn đề mà được đề cập ở đây dù đã và đang được xử lý, song chúng tôi vẫn phải nhắc lại để thấy rằng, sự thoái hoá, biến chất của một bộ phận cán bộ là khá nghiêm trọng. Là một Phó Chủ tịch UBND thị trấn Di Lăng (Sơn Hà), ông Lê Đình Ngô đủ nhận thức được những việc làm nào là vi phạm pháp luật, nhưng năm 2009 ông lại giả mạo giấy tờ, chữ ký để chiếm đoạt 65.338.704 đồng tiền đền bù của hộ Đinh Văn Đan ở thôn Nước Nia, thị trấn Di Lăng. Hành vi của ông Ngô sẽ không bị phát hiện nếu như không có đơn khiếu tố của người dân. Đầu năm 2012, UBND huyện Sơn Hà  đã vào cuộc làm rõ, buộc ông Ngô trả lại toàn bộ số tiền trên và 22 triệu đồng tiền lãi cho ông Đan, đồng thời bị cách chức phó chủ tịch. Hay như ông Phan Tiến Sĩ- Hiệu trưởng Trường tiểu học Sơn Long (Sơn Tây), lẽ ra phải làm gương cho cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường thì ông lại tham gia đánh bạc ăn tiền thâu đêm suốt sáng, bị công an bắt quả tang. Với hành vi đó, mới đây UBND huyện Sơn Tây đã đình chỉ chức vụ đối với ông Sĩ.

Đất khu dân cư này được lãnh đạo UBND xã Sơn Thành cấp cho người thân của mình.
Đất khu dân cư này được lãnh đạo UBND xã Sơn Thành cấp cho người thân của mình.


Đau lòng nhất là việc lãnh đạo xã Sơn Thành (Sơn Hà) chiếm tiền Tết Tân Mão 2011 của 220 hộ nghèo trong xã. Các ông Phạm Đình Dần, Bí thư Đảng ủy xã, ông Đinh Văn Loan và Dương Hồng Hà là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBMTTQVN xã chủ trương phát quà cho hộ nghèo còn 200 ngàn đồng “giữ lại”. Dù sau đó đã đứng ra xin lỗi và trả lại tiền cho dân, nhưng những cán bộ này đã mất uy tín rất lớn trong dân. Không dừng lại ở đó, lãnh đạo xã này còn tự đặt cho mình quyền được cấp đất để tự phân chia đất ở cho người thân của mình (18 trường hợp).

Nghiêm trọng nhất là, mới đây tại xã Ba Vinh (Ba Tơ), cơ quan chức năng đã phát hiện 9 cán bộ xã này làm khống hồ sơ bệnh binh của 46 trường hợp để chiếm đoạt 264 triệu đồng. Trước đó, trong năm 2012, tại huyện Sơn Hà phát hiện 2 vụ (Sơn Kỳ và Sơn Hạ) với 21 cán bộ xã lập khống hồ sơ giải quyết chế độ bệnh binh đối với quân nhân là người dân tộc thiếu số, gây thiệt hại cho ngân sách  hơn 2,6 tỷ đồng và có dấu hiệu tham nhũng 277,5 triệu đồng. Trong đó tại xã Sơn Kỳ làm hồ sơ cho 215 đối tượng, nhưng chỉ có 37 người là đúng đối tượng, còn lại 178 người không đúng đối tượng, gây thiệt hại cho ngân sách hơn 1,72 tỷ đồng. Có 18 cán bộ, đảng viên liên quan đến sai phạm này. Trong đó, ông Đinh Văn Nhè - Phó Chủ tịch UBND xã tự “dựng” hồ sơ cho 27 người.

Thiếu ý thức tu dưỡng    

Một thực tế đáng lo ngại là, hầu hết những vụ việc sai phạm được phát hiện không phải do đơn vị, địa phương tự đấu tranh mà là đều xuất phát từ đơn khiếu nại, tố cáo của công dân và qua thanh tra. Điều đó cho thấy, vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của một số cấp uỷ đảng chưa thật sự có hiệu quả. Cá biệt có nơi cấp uỷ đảng buông lỏng vai trò lãnh đạo và tham gia một số vụ việc trái với các quy định của pháp luật, gây bất bình trong dư luận. Mặt khác, công tác kiểm tra, thanh tra ở một số địa phương chưa làm thường xuyên, còn nặng về hình thức, khi phát hiện có sai phạm thì xử lý không nghiêm minh nên không mang tính giáo dục, răn đe.

Một nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa là, những cán bộ này đều có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, thiếu ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất cách mạng của người cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt. Điển hình như ông Võ Duy Loan- Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh đã cho phép Tổ công đoàn Văn phòng đơn vị huy động vốn của đoàn viên công đoàn để kinh doanh thuốc BVTV, không đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục. Không những thế, ông Loan cùng vợ đã góp vốn vào kinh doanh ở đây. Một số trường hợp cán bộ, đảng viên đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, nên có một số hành vi vi phạm pháp luật. Như một vị nguyên là cán bộ thẩm phán của TAND huyện Nghĩa Hành, am hiểu pháp luật nhưng lại có hành vi nhận 1 triệu đồng của một người để xử có lợi trong một vụ án xử ly hôn. Hay như Lê Văn Tuân (SN 1973), nguyên cán bộ địa chính xã Phổ An (Đức Phổ). Tuân lạm dụng chức vụ, quyền hạn nên từ tháng 6/2009- 9/2011 đã thu 92 triệu đồng của 14 hộ dân trong xã để làm sổ đỏ nhưng chỉ nộp cho Chi cục thuế 16,5 triệu đồng, còn lại chiếm đoạt. Cuối năm 2012, Tuân bị toà án tuyên phạt 6 năm tù giam.

Ông  Huỳnh Văn Tự, đảng viên chi bộ 2, phường Chánh Lộ (TP. Quảng Ngãi) chia sẻ: Hiện nay, một số cán bộ đảng viên, công chức chưa làm tròn trách nhiệm của mình, thờ ơ với công việc được giao, đôi khi “dung túng” cho những việc làm sai trái của cấp dưới. Để đảng viên và quần chúng tin vào Đảng, trước tiên người cán bộ và đảng viên phải thực hiện đúng trách nhiệm, trung thực trong quá trình phê và tự phê theo tinh thần Nghị quyết TƯ4. “Tuy nhiên, hiện vẫn còn một bộ phận cán bộ né tránh, nể nang thậm chí xuê xoa trong tự phê bình và phê bình. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến một bộ phận cán bộ thoai hóa, biến chất”- ông Tự nói.

Tại Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 12 (khoá XVIII) vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng cũng đặc biệt nhấn mạnh đến công tác cán bộ, đó là đánh giá cán bộ phải dựa trên kết quả thực hiện trách nhiệm được giao và nhu cầu thực tế công việc; mạnh dạn điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ hợp lý để phát huy năng lực cũng như hiệu quả công tác. Tin rằng, sau kiểm điểm Nghị quyết TƯ4, các địa phương, đơn vị sẽ làm tốt điều này nhằm chấn chỉnh, loại bỏ một bộ phận cán bộ thoái hoá, biến chất ra khỏi hệ thống chính trị các cấp hiện nay.
 
*Ông Phạm Viết Nho - Bí thư Huyện ủy Ba Tơ:
Qua kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết TƯ4 đã phát hiện một bộ phận  cán bộ  trên địa bàn huyện có một số sai phạm, yếu kém, nhất là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ chủ chốt, cần phải nghiêm túc khắc phục. Một bộ phận cán bộ được nhân dân tín nhiệm thấp, ý thức tổ chức kỷ luật kém, vi phạm trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước. Huyện uỷ đã nghiêm túc kiểm điểm cụ thể từng tập thể, cá nhân có sai phạm và kiên quyết xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm và việc phát hiện sai phạm của cán bộ trong tham nhũng là rất khó, chỉ khi qua thanh tra, kiểm tra mới phát hiện được.

*Ông Huỳnh Ngọc Nhẫn - Bí thư Đảng ủy xã Tịnh Trà (Sơn Tịnh)
Cán bộ cũng là con người cả thôi. Khi được trao quyền vào tay, nếu ai đó không đủ nhận thức, không xác định được vai trò, trách nhiệm của mình, không có tâm huyết với công việc được giao thì rất dễ thoái hoá, biến chất. Do đó, đã là cán bộ thì phải tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ chính trị phải tận tuỵ, công khai, minh bạch, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, không để người thân lợi dụng uy tín của bản thân làm những việc không đúng. Biểu dương những nhân tố tích cực, kiên quyết xử lý những cá nhân sai phạm. Tóm lại, cán bộ có tâm, có đức thì dân nhờ.

*Ông Hồ Văn Lâm - Chủ tịch UBND xã Trà Quân (Tây Trà)
Miền núi hiện nay được Đảng và Nhà nước đầu tư nhiều công trình, dự án mà chủ đầu tư là UBND các xã, nếu không được công khai, minh bạch dễ dẫn đến tiêu cực. Đã là cán bộ thì phải thật thà, không biết thì hỏi cấp trên để làm cho đúng, không được làm liều. Khi mang trên vai trọng trách là một cán bộ thì điều trước tiên phải suy nghĩ là làm thế nào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, làm sao để đồng bào bớt nghèo, chứ không phải là làm thế nào để gia đình sớm giàu có.

*Ông Nguyễn Văn Hoàng - Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp Thọ Trung, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh)
Làm cán bộ mà lúc nào cũng nghĩ tới chuyện cái lợi cho bản thân gia đình thì biết bao giờ kinh tế địa phương mới phát triển, dân mới thoát nghèo được. Do đó, đã là cán bộ thì cái nào có lợi cho dân thì làm, còn không thì loại bỏ; phải có tâm huyết cống hiến cho sự phát triển của địa phương, loại bỏ tư tưởng tư duy nhiệm kỳ, suy nghĩ chạy chức, chạy quyền, nay ghế này, mai ghế nọ.

Trần Lê Đức

Ông Cao Sỹ Kiêm:Phải chỉ ra 'bộ phận không nhỏ' cán bộ biến chất là ai

(VOV5) - Ông Cao Sỹ Kiêm: Chúng ta chỉ ra “một bộ phận không nhỏ” cán bộ thoái hóa, biến chất nhưng là ở đâu, là ai thì không rõ. Không chỉ ra được là ai thì làm sao khắc phục có hiệu quả.

Trong Dự thảo báo cáo Văn kiện Đại hội Đảng XII đưa ra nhận định, nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên; kinh tế vĩ mô dần ổn định, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế tuy thấp hơn 5 năm trước, nhưng vẫn đạt tốc độ khá và có chiều hướng phục hồi. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược được tập trung thực hiện, đạt kết quả tích cực bước đầu; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…

Dự thảo báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra việc đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được. Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc; nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao; sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn…


ong cao sy kiem:phai chi ra 'bo phan khong nho' can bo bien chat la ai hinh 0
Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng, dự thảo Văn kiện chưa rõ được việc chậm trong việc xây dựng hoặc đổi mới cơ cấu, đổi mới thế chế, đổi mới xây dựng cơ sở hạ tầng để phát huy hiệu quả, tránh được rủi ro…

Ông Cao Sỹ Kiêm cũng cho rằng, những vấn đề về xây dựng con người, xây dựng bộ máy tổ chức là vấn đề rất lớn. Tuy nhiên dự thảo Văn kiện chưa chưa làm rõ được những tác động đến những vấn đề này, tác động đến tư duy, chỉ đạo, phong cách chỉ đạo đối với nền kinh tế nói chung và từng lĩnh vực. “Phải làm rõ được yếu tố nào tác động đến kinh tế, đến xây dựng con người mà cụ thể là ảnh hưởng đến tư duy, chỉ đạo của con người làm cho những hiệu quả chưa đáp ứng được sự mong mỏi của dân”.

PV: Thưa ông, rõ ràng người dân mong đợi nhiều hơn vào 30 năm đổi mới, theo ông nên bổ sung những điều gì có giá trị hơn?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Theo thôi cần rút ra những tồn tại, kể cả địa chỉ tồn tại về tư duy, đường lối. Dự thảo văn kiện cũng đã có, nhưng ở mức khái quát, chưa chỉ ra được những tồn tại, địa chỉ cụ thể để có thể có cách khắc phục cụ thể.

Ví dụ, chúng ta có một số Nghị quyết nhận định về tình hình đất nước một cách chung chung, khái quát. Khi sửa thì không có địa chỉ cụ thể. Dẫn chứng gần nhất là Nghị quyết Trung ương 4 chỉ ra “một bộ phận không nhỏ” cán bộ thoái hóa, biến chất nhưng là ở đâu, là ai thì không rõ. Khi đưa vào khắc phục không chỉ ra được người nào, ai phải khắc phục thì làm sao khắc phục có hiệu quả.

PV: Việc chỉ ra cách khắc phục, có địa chỉ rõ ràng theo ông có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước ta trong 30 năm đổi mới và trong giai đoạn tới đây?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Nó có ý nghĩa rất quan trọng là chúng ta có địa chỉ rõ ràng để sửa. Khi có những địa chỉ, hoàn cảnh cụ thể chúng ta sẽ sửa nhanh hơn, triệt để và có hệ thống hơn.

Vừa qua chúng ta đã nêu ra hiện tượng, nhưng không có địa chỉ, biện pháp cụ thể nên bị vướng trong vòng luẩn quẩn. Lần nào cũng lặp lại lỗi như vậy, vẫn nhận định như thế, vẫn tồn tại như thế, thậm chí có khuyết điểm, hạn chế lần sau nặng hơn trước, nhưng không được khắc phục có hiệu quả.

PV: Sau 30 năm đổi mới, ông mong muốn gì được thể hiện trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần này?

 Ông Cao Sỹ Kiêm: Tôi đã phát biểu nhiều lần ở các Hội thảo, Hội nghị, mong muốn lớn nhất không phải của tôi mà là của toàn dân, là tất cả những hạn chế, yếu kém chúng ta đã nói ra được, đã kiểm điểm được thì phải sửa được.

10 năm, 20 năm, 30 năm, chúng ta đều có tổng kết đánh giá nhưng những khuyết điểm vẫn cứ na ná như nhau vì không có giải pháp, địa chỉ cụ thể.

Phải có những phương pháp, giải pháp thích ứng với từng diễn biến, hiện tượng cụ thể thì mới sửa được. Không có một cách nào, một nội dung nào có thể bao trùm giải quyết tất cả mọi vấn đề, chỉ khi nào chúng ta sâu sát, giải quyết đến cùng, có hệ thống, có địa chỉ thì mới có thể khắc phục được.
PV: Xin cảm ơn ông.
Đông Hòa/VOV.VN

Sự thoái hóa, biến chất của cán bộ nhà nước là do đâu.?

tôi thấy vấn đề này hình như không ai để ý đến cả. và thực sự các kênh thông tin đã tiếp cận vấn đề này một cách cực kì hời hợt và qua loa.không giám đi sâu vào nó. vâng, cái tôi nói ở đây là sự biến chất của cán bộ nhà... hiển thị thêm
8 câu trả lời

Câu trả lời

Xếp hạng
Câu trả lời hay nhất:  Trước thực trạng tham nhũng ngày càng tinh vi và qui mô hơn chứ không hề giảm, đất nước Việt Nam đứng trước hai sự lựa chọn :
1). Dẹp bỏ thế độc tài của Đảng CS, cho phép các đảng phái khác hoạt động. Các đảng sẽ canh chừng lẫn nhau để không đảng nào có thể làm bậy quá trớn bởi họ hiểu làm thế sẽ mất lòng dân và nhiệm kì sau thì đừng mơ đắc cử cái ghế lãnh đạo.
2). Đảng CS tự thanh lọc nội bộ, "thay máu" để đưa ra những đường lối tiến bộ nhằm nâng cao dân trí, cộng với những điều luật nghiêm khắc hơn trong việc chống tham nhũng, để cho toàn bộ người dân thấy rằng họ không cần phải tham, họ không được tham và không thể tham và những kẻ tham nhũng thì hoàn toàn thân bại danh liệt, không thể sống và tiến thân trong xã hội.
Đó là lý thuyết, còn thực tế thì Đảng CS với cái tư tưởng "của Đảng, do Đảng, vì Đảng" thì còn lâu mới chuyện thay đổi, còn lâu mới có chuyện họ tự đạp đổ nồi cơm của chính họ. Vì thế chúng ta chỉ còn trông mong vào một cuộc cách mạng mới của nhân dân Việt Nam để dẹp Đảng CS đi cho khuất mắt hay ít nhất cũng làm thay đổi được cái nhìn của Đảng về nhân dân Việt Nam, đưa họ trở về đúng vai trò là đầy tớ chứ không phải là ông nội của nhân dân. Chừng đó Việt Nam mới khá nổi !
Nguồn: Tự bịa !
Hsals · 8 năm trước
2
0
Bình luận
Xếp hạng của người hỏi 3 trên 5
  • tham nhũng thì ở đâu mà chả có.Thủ tướng Italia là ông Berlusconi cũng bị cáo buộc tham nhũng hàng tỉ Lia,đồng thời ông ta còn bị cáo buộc là cấu kết với Mafia Italia.Tổng thống Hàn quốc Chung do hwoan cũng bị cáo buộc tham nhũng hàng triệu Đô la và giết hại hàng ngàn sinh viên chống đối chính phủ trong thời gian nắm quyền của ông ta.
    =>Ai nắm quyền lực mà chả lợi dụng quyền lực để tư túi riêng,nhưng ở những quốc gia theo thể chế Tam quyền phân lập,họ có cơ chế để hạn chế bớt quyền lực của Tổng thống hoặc quan chức nhà nước.Nhưng ở VN ta thì bí thư tỉnh ủy,giám đôc sở công an tỉnh như một ông vua con ở địa phương,ko ai có thể hạn chế bớt quyền lực của những người này=>họ đứng lên trên Luật pháp cũng là điều dễ hiểu
    =>Giair pháp là Vn phải theo thể chế Nghị viện với các Đảng đối lập như ở phương Tây thì mới tiến bộ được.
    KimLiên☆ھھھھھھ☆ · 8 năm trước
    3
    0
    Bình luận
  • Luật pháp không nghiêm, bị dột từ trên dọ xuống, dưới hối lộ lên trên, trên hối lộ lên trên nữa...nhà nước VN hiên nay giống như 1 tổ chức mafia
    delphin · 8 năm trước
    3
    0
    Bình luận
  • MUỐN XÂY DỰNG XHCN CẦN PHẢI CÓ CON NGƯỜI XHCN KO BIẾT VN CÓ ĐỦ CON NGƯỜI XHCN CHƯA NHỈ ? LẦN ĐẦU TIÊN MỚI THẤY MỘT CHÁU NGOAN DÁM NÓI THẲNG NÓI THẬT TÌNH TRẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC NẾU MÀ KO PHẢI LÀ CHÁU NGOAN CHẮC THẾ NÀO CŨNG BỊ CHỬI LÀ PHẢN ĐỘNG THẬT RA NHỮNG CHUYỆN NÀY KO LẠ GÌ VỚI ĐA SỐ NGƯỜI DÂN VN CHỈ LÀ VÌ NGƯỜI TA ĐÃ QUÁ QUEN NÊN KO AI BUỒN NÓI NỮA !
    BÒ HÚC · 8 năm trước
    2
    1
    Bình luận
  • Các ông thầy như thế này sẽ tạo ra những học sinh-CSGT như thế,giáo sư tiến sĩ cũng đánh bạc khát nước như con nghiện
    Bắt ổ bạc toàn giáo sư, phó giáo sư và giảng viên
    http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/06/852502/
    123456 · 8 năm trước
    0
    0
    Bình luận
  • Theo tôi thì lỗi ở cả 2 bên .
    -- phía cán bộ nhà nước bắt chẹt về thủ tục rườm rà , làm khó khăn nhân dân , không có những quy định về thời gian hoàn tất của công việc . luật lệ còn quá mơ hồ cho nên các anh bạn dân muốn nói gì , muốn bắt lỗi gì cũng được , vấn đề là kéo dài thời gian xử lí để làm khó dễ ... Những ai muốn nhanh thì tự động hối lộ .
    -- phía nhân dân thì vì muốn công việc của mình được kịp thời cho nên chủ động hối lộ để cho xong ..
    Tôi có câu chuyện này các bạn đọc và rút ra kết luận
    khi ở bên Nga lao động thì các công nhân ta hay xin bác sĩ cấp giấy bệnh được nghỉ 1 ngày, để ra những cửa hàng bách hóa mua hàng rồi bán lại kiếm lời . mỗi lần như thế họ đút lót 2 p cho bác sỹ bởi vì họ không bị ốm .. dần dần ngay cả những người bị ốm thật cũng phải bị trả 2p để được nghỉ ốm ...thế đấy ..
    nếu luật lệ rõ ràng thời gian phải hoàn thành công việc thì người dân biết mà chờ . đằng này thì ngược lại luật là do cán bộ thi hành bày ra để bắt chẹt , kéo dài thời gian đôi khi còn nhân dân có cảm nghĩ là sẽ không xong để dân chủ động lo lót ..
    Vấn đề là NN có triệt để chống tham nhũng , hối lộ hay không ??
    thượng bất minh hạ tắc loạn ...
    A SƯỚNG · 8 năm trước
    1
    1
    Bình luận
  • thực ra đây chỉ là cách nói ví von để giảm nhẹ tình hình của Đảng mà thôi.
    nói cho đúng,Đảng viên mà thoái hóa,biến chất mới là tốt cho XH,tức là từ bỏ cái bản chất cộng sản lưu manh,tàn ác.
    Thoái hóa biến chất là Đảng muốn ám chỉ mấy người ko trung thành với chính sách ăn chia,cống nạp mà thôi !
    hồ chí phèo · 8 năm trước
    1
    1
    Bình luận
  • Nguyên nhân thì bạn sẽ thấy rõ thôi,
    ngay trong này, ngay trước mắt.
    Còn làm thì cả thế giới đã làm rồi,
    tuy mức độ cao thấp có khác nhau,
    Vài thí dụ về cách người ta chống cán bộ, nhà nước thoái hóa :
    Chống Cảnh sát giao thông ăn tiền :
    http://my.opera.com/dantocdanchuvn/blog/...
    Chống tham nhũng, làm bậy ở cấp nhà nước :
    http://my.opera.com/dantocdanchuvn/blog/...
    square1 · 8 năm trước
    0
    1
    Bình luận
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH