HIỆN THỰC KỲ ẢO 158

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                    Điều Gì Xảy Ra Sau Khi Con Người Bị “CHẶT ĐẦU”

                                        Kỳ Lạ Những Cơ Thể Không Đầu Nhưng Vẫn Sống

 

Con người tồn tại ra sao sau khi bị chặt đầu

Một thí nghiệm gần đây đưa ra giả thuyết, ý thức của con người vẫn tồn tại dù cho đã bị chặt đầu…
    Trong lịch sử, chặt đầu bị coi là một trong những hình phạt nặng nhất dành cho tội phạm. Do tính chất tàn bạo, hiện nay hình thức xử tử này đã bị bãi bỏ trên toàn thế giới. 
    Tuy vậy, nhắc tới hình phạt chặt đầu, hầu hết ai trong chúng ta cũng có cảm giác sợ hãi. Song, điều thú vị là các nhà khoa học lại rất quan tâm, ưa thích tìm hiểu vấn đề này. Nguyên nhân là bởi họ muốn tìm hiểu liệu sau khi bị chặt đầu, con người có còn ý thức, nhận thức nữa hay không. Hãy cùng tìm hiểu điều này qua bài viết dưới đây.
    • 1
      Từ những hiện tượng kỳ lạ trong lịch sử
      Nếu đúng theo những suy nghĩ đơn giản thông thường, khi đầu lìa khỏi cổ, não không còn nguồn cung cấp máu, con người sẽ chấm dứt cuộc sống. Khi đó, không cảm xúc, không cảm giác, nhận thức… chúng ta sẽ không còn cảm nhận, ý thức được bất cứ điều gì. 
      Song, những tài liệu lịch sử lại ghi chép về một vài trường hợp kỳ lạ, đó là những người mà sau khi bị chặt đầu, họ vẫn có thể mở mắt, nổi giận… Câu chuyện này đã truyền cảm hứng cho các nhà khoa học tiếp tục đào sâu nghiên cứu.
      Hai trường hợp đầu tiên được ghi nhận có phản ứng sau khi bị chặt đầu là hoàng hậu Anne Boleyn (1501 - 1536) và vua Charles I (1625 - 1649) của Anh. Có thể nói, đây là hai trường hợp khá hi hữu bởi họ bị chặt đầu bởi gươm và rìu chứ không phải bằng máy chém. 
      Con người tồn tại ra sao sau khi bị chặt đầu 1

      Chân dung hoàng hậu Anne Boleyn. 
      Con người tồn tại ra sao sau khi bị chặt đầu 2
      ...và cái chết của bà.
      Theo nhiều nhà khoa học, trước khi máy chém ra đời, việc chặt đầu bằng đao, kiếm, rìu thường phải qua rất nhiều lần chém mới thành công. Và khi đầu chưa lìa hoàn toàn khỏi cổ, việc con người vẫn còn nhận thức là đương nhiên. 
      Song trường hợp của hoàng hậu Anne Boleyn và vua Charles lại khác. Theo đó, dù đầu lìa khỏi cổ ngay trong lần chém đầu tiên, cả hai đều vẫn có thể cố gắng nói chuyện sau khi bị chặt đầu.
      Con người tồn tại ra sao sau khi bị chặt đầu 3
      Chân dung vua Charles I của Anh.
      Con người tồn tại ra sao sau khi bị chặt đầu 4
      ...và hình ảnh ông bị chém đầu ở pháp trường.
      Tới thế kỷ XVIII, khi máy chém được người Pháp phát minh ra và sử dụng phổ biến hậu cách mạng Pháp, tình trạng trên mới được cải thiện. Với trọng lượng thông thường lên tới hơn 80kg và lưỡi dao ở độ cao 4,3m xuống, không một tù nhân nào có thể sống sót khi lưỡi dao máy chém được thả xuống. Nhưng có một điều kỳ lạ, vẫn có những người “sống” sau khi đầu lìa khỏi cổ.
       Con người tồn tại ra sao sau khi bị chặt đầu 5

      Chân dung Charlotte Corday khi bị giam giữ trong tù....

      Điển hình là trường hợp của Charlotte Corday – một cô gái nổi tiếng ở Pháp sau cách mạng Pháp. Cô đã bị xử tội chết và hành quyết bởi máy chém năm 1793 với tội danh ám sát nhà lãnh đạo nổi tiếng Jean-Paul Marat.
      Tại pháp trường, sau khi lưỡi đao máy chém được thả xuống, một thợ mộc tên Legros vì không kiềm chế được cơn giận đã tiến tới, nhặt đầu Charlotte lên và tát vào má cô. Và thật ngạc nhiên, các nhân chứng khi đó đều kể lại rằng, mặt nữ sát thủ đã nhăn lại, biểu hiện vẻ mặt phẫn nộ với hành động của người thợ mộc.
      Con người tồn tại ra sao sau khi bị chặt đầu 6
      ... và hình ảnh Charlotte trước khi bị xử tử bằng máy chém.
      Năm 1795, theo báo cáo của bác sĩ người Đức Sommering, một nạn nhân bị chặt đầu thậm chí còn nghiến răng khi thấy một bác sĩ dùng ngón tay chọc vào hậu môn mình. Khi đó, nạn nhân này đã “đầu lìa khỏi cổ”. 
      Cuối cùng, nổi tiếng nhất vẫn là trường hợp của tên tội phạm Henri Languille. Sau khi bị xử tử, mắt Henri vẫn mở trừng trừng và gọi tên đao phủ trong suốt 25-30 giây.
      Con người tồn tại ra sao sau khi bị chặt đầu 7
    • 2
      Tới giả thuyết khoa học
      Các nhà khoa học đã dành rất nhiều thời gian, công sức nghiên cứu những hiện tượng trên với mong muốn trả lời câu hỏi: “Liệu con người có còn ý thức sau khi bị chặt đầu?” Một nhóm các chuyên gia đã tiến hành một thí nghiệm vào năm 2011 tại ĐH Radboud Nijmegen, Hà Lan để tìm ra câu trả lời.
       Con người tồn tại ra sao sau khi bị chặt đầu 8

      Một máy đo sóng điện não như thế này được gắn vào đầu chuột thí nghiệm.

      Theo đó, họ cho gắn vào đầu những con chuột thí nghiệm một máy đo điện não đồ. Sau đó, họ chặt đầu chúng và tiến hành đo sóng não của cái đầu bị rời ra. Kết quả cho thấy, trong vòng khoảng 4 giây, sóng não của chuột vẫn còn tồn tại với tần số 13-100Hz. Tần số này đồng nghĩa chỉ ra rằng, 4 giây trên là 4 giây não chuột vẫn còn ý thức và nhận thức.
      Con người tồn tại ra sao sau khi bị chặt đầu 9
      ...và rồi chúng bị xử tử ngay trong phòng thí nghiệm.

      Con người tồn tại ra sao sau khi bị chặt đầu 10
      Bằng phương pháp ngoại suy, nhóm các chuyên gia trên cho rằng, hiện tượng trên có thể tồn tại ở người. Sau khi đầu bị chặt, trong khoảng thời gian vài giây, não vẫn tiếp tục hoạt động nhờ lượng máu khi đó có sẵn trong đầu. Chỉ tới khi không còn máu tiếp lên não, con người mới thực sự chết, không còn cảm nhận, ý thức được điều gì nữa.

    Bí ẩn câu chuyện con gà sống 18 tháng sau khi chặt đầu

     Cách đây 70 năm, một người nông dân tại Colorado đã cắt đầu một con trống và nó lại không muốn chết! Với tên gọi Mike, con gà đã gây xôn xao dư luận trong suốt một thời gian dài bởi nó vẫn tiếp tục sống thêm 18 tháng mà không có đầu. Vâng, không có đầu, bạn không đọc nhầm đâu. Điều gì đã xảy ra? Con gà có hóa thành zombie gà?

    Vào 10/9/1945, Lloyd Olsen và vợ ông là Clara muốn thịt một loạt gà tại nông trại của họ ở Fruita, Colorado. Olsen sẽ cắt đầu con gà và vợ ông sẽ dọn dẹp mọi thứ còn lại. Nhưng trong số 40 - 50 con gà mà Olsen thịt ngày hôm đấy có một con biểu hiện khác lạ so với phần còn lại.

    Troy Waters, chắt trai của Olsen kể lại rằng: “Ông bà đã cắt xong hết đầu gà nhưng có 1 con vẫn còn sống.” Con gà khi ấy vẫn còn vùng vẫy, chạy liên tục không dừng lại. Nó sau đó được đặt vào một chiếc hộp đựng táo cũ nằm trên hiên nhà trong suốt đem. Cho tới khi Lloyd Olsen thức dậy vào sáng hôm sau, ông bước ra ngoài để xem điều gì xảy ra. “Con quái đó vẫn còn sống!” Waters kể lại.

    ga_khong_dau_Tinhte_5.jpg
    Lloyd Olsen và vợ ông là Clara

    Vợ của Waters, Christa Waters cho biết: “Đó là một phần quái dị trong lịch sử dòng họ chúng tôi.” Waters nghe kể lại câu chuyện này hồi còn nhỏ, khi ông cố của ông đang bệnh liệt giường chuyển tới sống tại nhà của Waters. Lúc đó, phòng ngủ của Waters và ông cố ở liền kề nhau nên hàng đêm, ông thường không ngủ mà chạy sang nghe ông kể chuyện.

    Waters kể lại: “Ông mang những xác gà tới thị trấn đề bán trong chợ thịt. Ông cũng mang theo còn gà trống còn sống theo, sau đó lại mang về trên chiếc xe ngựa cũ kỹ của ông. Ông quẳng nó lên thùng xe, sau đó dùng con gà để cược beer hoặc thứ gì đó với những người khác rằng con gà vẫn còn sống dù không có đầu.”

    ga_khong_dau_Tinhte_2.jpg
    Con gà không đầu Mike

    Tin tức về con gà không đầu vẫn còn sống của Olsen nhanh chóng lan khắp vùng. Một tờ báo địa phương đã tới phỏng vấn đưa tin về vụ việc của Olsen và cả một người biểu diễn tạp kỹ mang tên Hope Wade cũng vượt quãng đường gần 500 km từ thành phố Salt Lake, Utah để tới. Khi đó, Wade đề nghị với Olsen rằng hãy mang con gà tới để trình diễn và kiếm được thêm tiền.


    Waters kể lại: “Hồi những năm 1940, họ có một nông trại nhỏ và cuộc sống cũng khá khó khăn.” Do đó, họ chấp nhận đề nghị của Wade. Đầu tiên, họ tới thành phố Salt Lake và Đại học Utah để con gà được trải qua các thử nghiệm. Có tin đồn rằng các nhà khoa học tại Đại học Utah đã mổ đầu của nhiều con gà bị chặt ra xem có cái nào còn sống không.

    Và chuyện cũng lan tới tạp chí uy tín Life Magazine. Họ tìm đến và ghi lại câu chuyện kỳ lạ về con gà Mike không đầu - câu chuyện đã từng làm nên tên tuổi của Hope Wade. Lloyd, Clara và Mike bắt đầu chuyến hành trình đi khắp nước Mỹ. Họ tới California và Arizona, Hope Wade tiếp tục đưa Mike đi biểu diễn ở vùng đông nam nước Mỹ, còn vợ chồng Olsen phải quay lại làm việc ở nông trại của họ.

    ga_khong_dau_Tinhte_1.jpg
    Mike cùng người quản lý trong một lần lưu diễn

    Dù vậy, toàn bộ chuyến hành trình của Mike vẫn được Clara ghi chép cẩn thận và còn lưu giữ đến ngày nay. Khi đó, họ nhận được rất nhiều thư thăm hỏi và không phải nội dung nào cũng là tích cực. Có người đã ví Olsen như Phát Xít, người khác từ Alaska còn đòi đổi chân của Mike để lấy một cái chân gỗ. Nhiều người tò mò còn đi tới tận nhà của Olsen để tìm hiểu về con gà không đầu.

    Nhưng sau những tour diễn ban đầu, Olsen muốn tiếp tục mang gà không đầu tới Phoenix, Arizona thì thảm họa ập tới vào mùa xuân 1947. Con gà đã chết tại Phoenix. Để cho Mike ăn uống, Olsen đã nhỏ nước và thức ăn lỏng trực tiếp vào thực quản của nó. Đồng thời họ dùng ống tiêm để hút sạch chất nhờn trong cổ họng của nó.

    Vào cái đêm mà Mike qua đời, tất cả mọi người đang ngủ trong nhà nghỉ đều bị đánh thức bởi âm thanh của một con gà đang ngạt thở. Khi đi tìm ống tiêm để cứu con gà thì họ mới sực nhớ rằng đã để quên tại nơi triển lãm và trước khi tìm ra cái gì đó thay thế, Mike đã chết do ngạt. Waters kể lại: “Trong nhiều năm ông tôi luôn nói rằng đã bán con gà cho một người trình diễn tạp kỹ. Tuy nhiên mãi cho tới những năm cuối đời, ông mới thừa nhận rằng con gà đã chết trên tay ông trong đêm đó. Tôi nghĩ rằng ông không bao giờ muốn thừa nhận rằng đã để cho con gà đẻ trứng vàng chết trên tay mình.”

    ga_khong_dau_Tinhte_4.jpg
    Tuy nhiên, Olsen chưa bao giờ cho biết ông đã làm gì sau khi con gà chết. Waters cho biết: “Tôi cá rằng ông đã vứt con gà trên sa mạc đâu đó trên đường từ Phoenix về, nó nằm bên vệ đường và có lẽ đã làm thức ăn cho sói.” Vậy có nhà khoa học nào đã từng nghiên cứu, phân tích Mike trước đó? Làm thế nào nó có thể sống được 18 tháng sau khi cắt đầu? Theo tiến sĩ Tom Smulders, một chuyên gia về gà tại Trung tâm hành vi và tiến hóa động vật tại Đại học Newcastle thì có lẽ con gà đã không chảy máu tới chết. Trên thực tế, việc Mike có thể tiếp tục hoạt động mà không có đầu là điều dễ giải thích.

    Đối với người, nếu mất đầu sẽ dẫn tới mất não hoàn toàn. Đối với gà, điều đó lại khác. Smulders giải thích: “Bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu biết rằng não của gà rất ít tập trung ở vùng phía trước đầu. Não chủ yếu tập trung ở phần phía sau của hộp sọ, ngay sau mắt.” Các báo cáo chỉ ra rằng mỏ, mặt, mắt và toàn bộ tai cũng như những phần khác của đầu gà đều đã được lấy ra khỏi thân bởi một nhát chém. Nhưng Smulders ước tính rằng có tới 80% trọng lượng não gà - phần gần như điều khiển mọi thứ trong cơ thể nó, bao gồm cả nhịp tim, việc thở, ăn uống và tiêu hóa đều còn nguyên vẹn.

    ga_khong_dau_Tinhte_6.jpg

    Điều đó có thể giải thích tại sao khi đó Mike có thể sống được. Nguyên nhân là do toàn bộ phần thân não vẫn còn dính vào cơ thể. Sau này khi khoa học đã phát triển, người ta mới biết tới thân não như một thành phần cực kỳ quan trọng của não bộ. Smulders cho biết thêm: “Phần lớn não loài chim mà chúng ta biết đều có thể thực sự được xem như thân não. Vào những năm 1800, khái niệm não được dùng để diễn tả cơ quan ở loài chim tương đương với ở động vật có vú là hoàn toàn sai.”

    Vậy tại sao người ta không thể tạo ra một Mike thứ 2? Câu trả lời có thể là do nhát chém chính xác tuyệt vời của Olsen, vào đúng vị trí cần thiết, cũng đúng thời điểm mà cục máu bắt đầu đông lại để ngăn không cho Mike bị chảy máu tới chết. Kỳ thực sau khi câu chuyện con gà nổi lên, người ta đồn tại rằng Olsen đã kiếm được rất nhiều tiền, nhiều người còn cho rằng đó là tiền bẩn. Tuy nhiên Waters cho rằng “Ông đã kiếm được một ít tiền từ con gà. Ông đã mua thêm 1 chiếc máy ép rơm khô, 2 chiếc máy kéo thay cho lừa ngựa. Và cũng một chút sang trọng với chiếc pickup Chevrolet 1946. Dù vậy, ông vẫn là một người nông dân đến cuối đời với cuộc đời trầy xước bởi bụi đất.”

    Tham khảo SA

    Bí ẩn những người bị ‘chặt đầu’ mà vẫn sống

    Trong thế giới động vật, những loài loài bò sát như gián, rắn, gà… vẫn sống được một thời gian khi bị chặt đứt đầu. Tuy nhiên, trong lịch sử có ghi nhận nhiều trường hợp người bị chặt đầu, hay mất phần lớn đầu vẫn có những biểu hiện sống kéo dài sau đó. 
    Một số nghiên cứu sau này còn hy vọng rằng sẽ duy trì được đầu bị đứt trong thời gian dài để có thể cấy ghép lại cho cơ thể.
    tâm linh, linh hồn, Khoa học, còn sống, chặt đầu,
    Ảnh giữa – chú gà bị chặt đầu nhưng vẫn sống
    Dưới đây là những trường hợp kỳ lạ trong lịch sử:
    Thủy thủ Mỹ mất 1/4 đầu
    Theo tờ báo Pravda (Nga) cho biết, vào năm 1888, bản tin y học New York đã miêu tả một trường hợp vô cùng ngạc nhiên về một thủy thủ bị thương nặng trong khi làm việc trên một chiếc tàu kéo. Trong lúc kiểm tra dây chằng các thùng hàng khi tàu chui qua cầu, anh đã bị thành cầu sắc nhọn cắt một phần lớn hộp sọ, dài khoảng 5 cm phía trên mắt phải.
    Giống như phép màu, người thủy thủ này vẫn còn sống khi đưa đến bệnh viện 2 giờ sau đó. Mặc dù các bác sĩ chẩn đoán rằng, ông sẽ chết bất cứ lúc nào vì đã mất đi 1/4 đầu, song nạn nhân đã mở mắt tỉnh dậy sau khi được băng bó vết thương. Ông đã sống tiếp 26 năm nữa và chỉ bị đột quỵ một lần.
    Em bé không não
    Vào năm 1935, một em bé được đưa tới Bệnh viện St.Vincent ở New York trong tình trạng không hề có não ở trong đầu. Mặc dù thiếu toàn bộ não, nhưng em nhỏ này vẫn sống sót suốt 27 ngày, vẫn có những hành vi bình thường như ăn, ngủ và khóc như bất kỳ em nhỏ mới sinh nào khác. Cho đến khi khám nghiệm tử thi được thực hiện thì không còn ai nghi ngờ về trường hợp em nhỏ không có não này nữa.
    Phineas Gage
    Tờ Psychology đưa tin một công nhân tên là Phineas Gage đang sửa đường sắt ở gần Cavendish, Vermont đã bị thuốc nổ phá sắt bất ngờ phát nổ khiến một thanh sắt dài 109 cm, đường kính 3 cm bay xuyên qua má trái, xuyên qua não trước khi rơi xuống đất cách đó 2,4 m vào tháng 9/1848.
    tâm linh, linh hồn, Khoa học, còn sống, chặt đầu,
    Điều lạ là Gage không chỉ vẫn còn sống mà còn có thể nói và đi lại đến khi anh được đưa tới thị trấn gặp bác sĩ. Edward H. Williams, bác sĩ trị liệu đầu tiên gặp Gage đã vô cùng ngạc nhiên. “Đầu tiên tôi chú ý tới vết thương trên đầu của anh ấy trước khi tôi lấy dụng cụ từ hành lý của tôi ra. Lúc đó tôi đã không tin rằng thanh sắt đã bay qua đầu Gage còn Gage thì vẫn khăng khăng nói rằng đó là sự thật. Lúc sau Gage đứng dậy và nôn mửa liên tục ra một nửa bộ não của mình rơi trên sàn nhà”, Williams kể lại trên Psychology.
    tâm linh, linh hồn, Khoa học, còn sống, chặt đầu,
    Phineas Gage đi vào lịch sử y học Mỹ như một bí ẩn khó lý giải nhất.
    Đến ngày 7/10, Gage đã bắt đầu đi được và đến ngày 11/10, chức năng nhận thức của anh đã bắt đầu được cải thiện. Vài tháng sau Gage về sống với gia đình. Đây là một trong những trường hợp khó lý giải nhất trong lịch sử y học Mỹ. 
    Malcolm Macmillan, một tác giả viết về những câu chuyện của Gage đã nói: “Câu chuyện của Phineas Gage vô cùng đáng nhớ vì nó là một ví dụ minh họa đã làm thay đổi khoảng cách giữa huyền thoại dân gian và huyền thoại khoa học”.
    Cựu sĩ quan Boris Luchkin
    tâm linh, linh hồn, Khoa học, còn sống, chặt đầu,
    Môt cựu sĩ quan Boris Luchkin của Liên Xô trong Thế chiến 2 từng kể về một đồng đội trinh sát bị trúng mìn mất đầu và chỉ còn lại cằm và hàm dưới. Tuy nhiên, cơ thể anh ấy vẫn đứng vững, thậm chí Luchkin còn nhìn thấy anh ta mở cúc áo và lôi ra một bản đồ trinh sát dính đầy máu. Khi Luchkin cầm lấy được tấm bản đồ thì anh ta mới ngã xuống.
    Câu chuyện của Luchkin có thể được ít nhiều người đồng tình vì chỉ có một mình anh lúc đó chứng kiến vụ việc.
    Dietz von Schaumburg
    tâm linh, linh hồn, Khoa học, còn sống, chặt đầu,
    Nhưng trước đó trong sử sách có ghi lại, vào năm 1636, vua Ludwig của Bavaria (phía nam nước Đức) đã xử tử Dietz von Schaumburg và 4 đồng phạm vi nghi có ý đồ đoạt ngôi. Theo luật lệ, Dietz được hưởng một yêu cầu trước khi chết. Dietz đã xin tha cho tất cả các đồng phạm nếu sau khi bị cụt đầu Dietz vẫn đi được 8 bước qua mặt hết 4 người kia. Cuối cùng Dietz được cho là đã thực hiện được và Ludwig phải giữ lời hứa.
    Những câu chuyện kỳ lạ đó tưởng chừng như chỉ có ở thời xa xưa nhưng theo chuyên trang khoa học Livescience tiết lộ đến những năm gần đây vẫn có những trường hợp báo cáo rằng, có những nạn nhân bị lìa đầu vẫn có những biểu hiện sống kỳ lạ như mắt chớp, thay đổi cảm xúc trên khuôn mặt, mắt ngoái nhìn và thậm chí là cố gắng nói chuyện.
    Phép màu hay có cơ sở khoa học?
    tâm linh, linh hồn, Khoa học, còn sống, chặt đầu,
    Tế bào neurons trong não người (Ảnh: © Benjamin Albiach Galan | Dreamstime.com)
    Trong nỗ lực tìm lời giải cho những trường hợp kỳ lạ như trên, theo Pravda, một số người như giáo sư Igor Blatov đã tin rằng con người có “phần hồn” bên cạnh phần nhận thức.
    Phần hồn ấy giống như một căn phòng lưu trữ các chương trình đảm nhiệm duy trì các chức năng cho cơ thể ở bất cứ cấp độ nào từ hoạt động của hệ thần kinh tới các quá trình đa dạng khác diễn ra trong từng các tế bào. Trong khi đó phần ý thức chỉ là kết quả của quá trình hoạt động của phần hồn.
    Còn theo những nghiên cứu mới nhất hiện nay cho biết, mỗi cơ thể con người đều có 2 hệ thống điều khiển. Hệ thống đầu tiên gồm não và hệ thống thần kinh, sử dụng các xung động thần kinh để truyền thông tin. Hệ thống thứ hai dựa trên các tuyến nội tiết. Hệ thống này sử dụng các chất sinh học đặc biệt hoặc kích thích tố để chuyển thông tin đi khắp cơ thể. Điều đó lý giải phần nào việc mặc dù bộ bị tổn thương nặng nhưng cơ thể vẫn còn sống.
    Thậm chí vào năm 2011, các nhà khoa học Hà Lan đã dùng máy đo điện não đồ nghiên cứu đầu những con chuột đã bị cắt lìa thân. Kết quả cho thấy, hoạt động điện trong não bị cắt đứt vẫn còn ở tần số bình thường trong khoảng thời gian 4 giây. Các nghiên cứu được tiến hành ở những động vật có vú nhỏ khác cũng cho thấy điều đó diễn ra thậm chí ở thời gian lâu hơn với khoảng 29 giây.
    Vào năm 1905, bác sĩ Beaurieux đã từng nghiên cứu tên tội phạm Henri Languille bị chặt đầu cho thấy, Languille vẫn mở mắt và gọi tên người đao phủ tới hai lần trong khoảng thời gian kéo dài tới 25-30 giây. Tuy thời gian thực sự con người có thể sống được bao lâu sau khi cụt hẳn đầu đến nay vẫn còn tranh cãi, song chỉ cần trong vài giây cũng đủ để có những trải nghiệm không khác gì người sống.
    tâm linh, linh hồn, Khoa học, còn sống, chặt đầu,
    Tên tội phạm Henri Languille bị chặt đầu nhưng vẫn mở mắt và gọi tên người đao phủ tới hai lần
    Trong khi đa số các nhà khoa học cho rằng, những biểu hiện đó là những phản xạ của cơ thể trong một thời gian ngắn thì việc tìm hiểu một vấn đề tưởng chừng như điều không tưởng lại hé mở ra những điều rất quan trọng.
    Vào năm 1954, khi nhà khoa học Vladimir Demikhov của Nga đã tạo ra những chú chó được cấy ghép 2 đầu đã lập tức xảy ra cuộc đua kỹ thuật phẫu thuật và cấy ghép.
    tâm linh, linh hồn, Khoa học, còn sống, chặt đầu,
    Nhà khoa học Vladimir Demikhov (Nga) đã tạo ra những chú chó được cấy ghép 2 đầu
    Chính phủ Mỹ đã bắt đầu cấp tiền cho bác sĩ Robert White để thực hiện vô số kết quả thí nghiệm cấy ghép ở trung tâm nghiên cứu não bộ ở Cleveland Ohio.
    Kết quả vào ngày 14/3/1970, bác sĩ White cùng cộng sự đã cấy ghép thành công đầu một con khỉ với một cơ thể mới. Kết quả của thí nghiệm là con khỉ đã đi lại được mặc dù chỉ sống được một ngày sau ca phẫu thuật.
    tâm linh, linh hồn, Khoa học, còn sống, chặt đầu,
    Bác sĩ Robert White người Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc thí nghiệm cấy ghép và cắt đầu kỷ để nghiên cứu
    Mặc dù vấn đề này thuộc về  đạo đức, nhưn các nhà khoa học đã gạt bỏ nó để tiếp tục các công việc với những lý do nhằm tạo ra tia hy vọng mới trong việc thực hiện để cứu sống con người.
    tâm linh, linh hồn, Khoa học, còn sống, chặt đầu,
    Các nhà khoa học đã nghiên cứu về hiện tượng còn sống mặc dù đã bị chặt đầu
    Bằng thực nghiệm, các nhà khoa học đã chứng minh được những câu chuyện về chặt đầu người mà vẫn sống sót. Tuy nhiên, họ lại không lý giải được làm thế nào mà những người đó vẫn sống sót sau một thời gian lâu, thậm chí còn có khả năng hồi phục lại tư duy của con người.
    Mời bạn xem theo dõi các bài viết của chúng tôi để tìm lời giải đáp cho những hiện tượng bí ẩn này.

    Triển vọng của phẫu thuật ghép đầu

    Head transplant là thuật ngữ liên quan đến phẫu thuật ghép đầu của một con vật này và cơ thể của một con vật khác đang  được xem là một trong những tiến bộ của y học nhằm hướng đến những phẫu thuật kéo dài sự sống và tuổi thọ cho con người. Đến nay đã có nhiều nhà khoa học tiên phong như giáo sư phẫu thuật thần kinh Robert J. White người Mỹ hay nhà khoa học thuộc Liên Xô cũ, Vladimir Demikhov.
    Cấy ghép đầu là gì?
    Não của con người được xem là hệ thống tự miễn (autoimmune). Điều này nghĩa là cơ thể của chúng ta sẽ không từ bỏ não như đối với các bộ phận khác khi cấy ghép nếu không tương thích như ghép gan hay ghép thận. Đơn giản, đây không phải cấy ghép não mà là thay toàn bộ đầu và cũng có thể hiểu là cấy ghép toàn bộ cơ thể. Điều quan trọng nhất ở đây là phải gắn kết hệ thống thần kinh sao cho phù hợp  để không xảy ra hiện tượng liệt tứ chi. Cụ thể hơn, phẫu thuật này là thủ thuật ghép đầu của một con vật này vào cơ thể của một con vật kia (có thể cùng loài hoặc khác loài) và đã thực hiện thành công ở một số loài vật như chó, khỉ và chuột. Riêng ở con người thì chưa, nhưng các nhà khoa học tiên đoán trong tương lai, nhờ tiến bộ khoa học, đặc biệt là khi tế bào mầm phát triển, ý tưởng cấy ghép đầu cho con người hoàn toàn có thể thực hiện được. 

    Khoa học, ghép đầu,
    Một ca cấy ghép đầu trên động vật thí nghiệm.
    Những người tiên phong trong lĩnh vực cấy ghép đầu
    Vladimir Demikhov (1916-1998) là một nhà khoa học Liên Xô, người tiên phong đi đầu trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng những năm 30 và 50 ở thế kỷ trước như ghép tim và phổi ở động vật. Ông cũng là người nổi tiếng cho ca ghép đầu của một con chó nhỏ vào cổ một con chó bécgiê lớn, tạo ra con chó hai đầu, sản phẩm gây sốc cho thế giới những năm đầu thế kỷ trước. Ca phẫu thuật của Vladimir Demikhov được dư luận hồi đó ví là “không tưởng” thậm chí còn “điên rồ”, nhất là sau khi dư luận được chứng kiến tận mắt con chó hai đầu ăn uống bình thường. Con chó hai đầu của Vladimir Demikhov được xem là bước đi đầu tiên của nhân loại trong lĩnh vực ghép đầu.Tuy chỉ sống được 6 ngày nhưng nó được xem là thành công, minh chứng về khả năng cấy ghép tim, phổi từ một con chó này sang một con chó kia, đặt nền móng cho những ý tưởng mới trong lĩnh vực cấy ghép trong tương lai. Với thành tích này, Vladimir Demikhov được Nhà nước Xô Viết trao tặng Huân chương Chiến công hạng Ba và Giải thưởng Nhà nước Liên Xô.
    Robert J. White: Năm 1963, một nhóm chuyên gia ở ĐH Y khoa Case Western Resere, Ohio, Mỹ đứng đầu là giáo sư phẫu thuật thần kinh Robert J. White đã tiến hành ca ghép đầu thành công giống như dự án của Vladimir Demikhov, ghép đầu của một con khỉ này vào cơ thể một con khỉ khác. Để giúp chiếc đầu này hoạt động, nhóm đề tài đã tiến hành ghép hệ thống động mạch giữa cơ thể với chiếc đầu mới giúp cho dòng máu từ khỉ A (vật chủ) sang cho đầu B (chiếc đầu cấy ghép) nhưng lại bỏ qua cột sống vì không nối được hệ thống dây thần kinh sau khi chúng bị vỡ. Ca phẫu thuật thành công trong một chừng mực nhất định, con vật có thể ăn, nghe và nhận biết được thế giới xung quanh. Ngoài ra, nhóm đề tài còn tiến hành nối các dây thần kinh lên não để giúp não tiếp nhận máu và hóa chất cần thiết. Kết quả dự án thành công, con vật ăn được và sống được một thời gian ngắn.
    Liệu có khả thi?
    Để hậu thuẫn cho công nghệ ghép đầu thành công, giới y học hiện nay đang tiến hành nhiều nghiên cứu về tế bào gốc (stem cell), tạo ra những vật liệu quan trọng để phục vụ cho việc cấy ghép. Năm 1998, GS. Fred Gage ở Viện Salk Institute,  California đã nghiên cứu và phát hiện thấy các nơron thần kinh mới có khả năng nuôi trồng trong vùng đồi hải mã của não (hippocampus) đã mở ra triển vọng để điều trị những căn bệnh về bại liệt ở con người. Đây cũng là hướng đi mới hỗ trợ cho các ca phẫu thuật ghép đầu trong tương lai, đặc biệt là dùng để khắc phục sự cố bị đứt dây cột sống, đưa nó trở lại trạng thái hoạt động bình thường để hạn chế tình trạng liệt tứ chi sau cấy ghép. Ngoài ra, kỹ thuật cấy ghép đầu còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực khác, nhất là hạn chế những căn bệnh liên quan đến não, gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của cơ thể, như bệnh tiểu đường, bệnh di truyền như loạn dưỡng cơ… cũng sẽ được lợi từ kỹ thuật cấy ghép đầu và cả những căn bệnh không liên quan đến đầu nhưng sau phẫu thuật sẽ giảm được các chứng bệnh này, thậm chí có thể “biến mất”. Ngoài ra, cơ thể mới còn tạo điều kiện cho chiếc đầu cấy ghép phát triển bình  thường khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ cho con người hoặc có đủ thời gian để chờ bộ phận hiến tặng cấy ghép. Tuy mang tính khả thi cao, song kỹ thuật ghép đầu cũng gặp không ít khó khăn trở ngại, nhất là vấn đề đạo đức hoặc cả những vấn đề tế nhị khác mà người ta chưa lường hết giống như kỹ thuật cloning (nhân bản) mà lâu nay dư luận đang quan tâm bàn tán.
    Khắc Hùng
    (Theo WP/CC)

    Rắn hổ mang bị chặt đầu vẫn cắn chết người

    Tờ Mirror cho hay, một đầu bếp chuyên thịt rắn tên là Peng Fan ở Quảng Đông, Trung Quốc vừa bị một đầu con rắn hổ mang thuộc loại hổ mang phun Đông Dương (Indonchinese spitting cobra) cắn chết khi đang dọn dẹp các đầu lâu rắn đã được cắt bỏ trước đó 20 phút vào thùng rác.
    Đầu rắn hổ mang phun giết chết đầu bếp chuyên thịt rắn ở Trung Quốc. Ảnh: Mirror Đầu rắn hổ mang phun giết chết đầu bếp chuyên thịt rắn ở Trung Quốc. Ảnh: Mirror
    Vết cắn đã nhanh chóng truyền nọc độc vào cơ thể Peng Fan. Cảnh sát địa phương cho biết, đầu bếp Peng đã chết trước khi anh có thể nhận được thuốc kháng độc ở bệnh viện. Vết cắn đau khiến Peng Fan đã la hét toáng lên đến nỗi tất cả các thực khách của nhà hàng lúc đó đều sửng sốt.
    “Chúng tôi đã ở nhà hàng để dùng bữa vào lúc đó nhân dịp sinh nhật vợ tôi thì bất thình lình có rất nhiều sự âm thanh náo loạn. Chúng tôi không biết rõ điều gì đang xảy ra nhưng đã nghe thấy một tiếng hét toáng lên từ phía nhà bếp. Rồi có những cuộc gọi cho một bác sĩ ở nhà hàng nhưng thật không may khi hỗ trợ y tế chưa kịp tới thì người đàn ông đó đã bị chết”, Lin Sun, 44 tuổi, một thực khách của nhà hàng kể lại.
    Một phát ngôn viên của cảnh sát địa phương cho biết, đây là “một trường hợp bất thường. Nhưng dường như nó là một tai nạn. Anh Peng đã không may mắn. Lúc đó không có thuốc chống nọc độc kịp thời. Đó chỉ là một tai nạn bi thảm”.
    Chuyên gia về rắn Trung Quốc Yang Hong Chang, người đã dành 40 năm nghiên cứu về rắn hổ mang, cho hay, không riêng gì rắn mà tất cả các loài bò sát đều có thể hoạt động cho đến 1 giờ sau khi nó bị mất một phần cơ thể, hoặc thậm chí toàn bộ phần thân của nó.
    Rắn hổ mang bị chặt đầu vẫn cắn chết người ảnh 1 Sau khi bị cắt lìa thân, đầu rắn vẫn có thể tấn công cực kỳ nguy hiểm. Ảnh: Mirror
    “Rất có thể đầu rắn vẫn còn sống và cắn vào tay Peng. Vào thời gian đó con rắn đã mất đầu, các chức năng cơ bản trên cơ thể của nó đã chết, nhưng nó vẫn còn có một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng, con rắn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay cả khi đầu của nó đã bị cắt đứt”, chuyên gia Yang tiết lộ. Được biết, con rắn cắn nạn nhân Peng là thuộc loại rắn hổ mang phun Đông Dương, còn gọi là Naja siamensis theo cách gọi của người Thái Lan hay còn được biết đến là rắn hổ mang phun đen trắng.
    Loải rắn này sinh sống tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Con rắn trưởng thành có thể dài từ 3-,39 feet, tối đa còn tới 5 feet. Chúng thường sống vở vùng đất thấp, đồi, đồng bằng, rừng. Thức ăn của nó chủ yếu là động vật gặm nhấm, cóc và các loài rắn khác.
    Rắn hổ mang phun cực kỳ nguy hiểm, có thể phun nọc độc làm mù mắt vĩnh viễn người bị tấn công. Khi trúng độc rắn cắn, nạn nhân thường bị ngạt thở và liệt cơ. Các chuyên gia cảnh báo, khi chế biến làm thịt loại rắn này cần hết sức cẩn thận.
    Theo Dân Việt

    Chó bị đứt đầu vẫn sống , thí nghiệm khoa học có thật !!!

    Discussion in 'Chuyện Lạ' started by caoduyso1, Apr 24, 2011.

    caoduyso1 Binh nhất

    Đây không phải là phim khoa học viễn tưởng. Đây là câu chuyện có thật về những chú chó bị cắt đứt đầu mà vẫn... sống.
    Bác sĩ Bryukhonenko là một nhà khoa học Soviet dưới thời Stalin. Ông được cho là người đầu tiên thiết kế ra chiếc máy tim-phổi tự động. Chính chiếc máy này đã giúp các bác sĩ Soviet thực hiện ca mổ tim đầu tiên trên thế giới.
    Ông cũng là người đi đầu ở Viện nghiên cứ phẫu thuật thí nghiệm thời đó. Những thí nghiệm khiến người ta phải nghe qua cũng đủ rùng mình.
    Chiếc máy tim-phổi của vị bác sĩ này được hiểu là một công cụ duy trì sự sống của sinh vật một cách nhân tạo, không cần tim phổi gốc của sinh vật đó nữa. Cách kiểm tra tốt nhất là tách rời một phần cơ thể sống ra xem chiếc máy này có thể duy trì sự sống cho nó không. Lập tức thí nghiệm được thực hiện. Nhưng đồng nghĩa với nó là hàng loạt con chó bị giết (với mục đích phục vụ khoa học).
    Một loạt những con chó "nổi tiếng" như Lassies, Old Yellers, Rin Tin Tins... được "vinh dự" lên bàn mổ để trở thành đối tượng thí nghiệm.
    Bryukhoenko đã nghĩ ra một thí nghiệm hết sức "quái". Ông cắt đứt đầu của từng con chó thí nghiệm một khỏi thân của chúng. Điều này đồng nghĩa với việc tách não bộ khỏi tim và phổi, sinh vật coi như đã chết. Sau đó ông dùng chiếc máy của mình nối vào đầu của những con chó. Chiếc máy này có nhiệm vụ duy trì hô hấp và truyền máu cho con chó, giúp nó sống mà... chỉ có mỗi cái đầu.
    Thí nghiệm này khiến những người nuôi chó phải xanh mặt. Nhưng đối với giới khoa học nó lại là một điều kỳ diệu. Đoạn phim thí nghiệm của vị bác sĩ Soviet quả thực là điều không tưởng. Chiếc đầu của những con chó sau cắt đứt và nối vào máy, lại sống lại bình thường.
    Tuy nhiên đoạn phim này cũng được khuyến cáo là không dành cho những người yếu tim và "quá yêu" động vật. Rất có thể nó sẽ khiến bạn bị sốc.
    Quay lại sự thành công của thí nghiệm, phải nói thí nghiệm trên đã đạt được những kết quả tuyệt vời. Chiếc đầu chó sau khi sống lại đã hoàn toàn phục hồi các chức năng cơ bản. Nó có thể nhìn được, nghe được, nhận biết được mùi vị, hiểu được người ta đang trêu đùa với nó.

    Chuyện hoàn toàn có thật: Các nhà khoa học Nga tạo ra một con chó hai đầu từ 2 giống khác nhau

    Dink , Theo Trí Thức Trẻ 2 tháng trước
    Bình luận 0

    Thử nghiệm nghe chừng cực kì ghê rợn nhưng lại giúp ngành y học phát triển được rực rỡ như ngày hôm nay.

    Đây là thí nghiệm rợn tóc gáy tưởng chừng như chỉ có trong phim kinh dị và có lẽ, chẳng nhà khoa học nào dám thực hiện nó ngoài những anh tài tới từ nước Nga. Đó là ông Vladimir Demikhov, tạo ra một thứ chó hai đầu kinh dị (hay đúng hơn là một-một-phần-hai con chó): ông ghép đầu và 2 chân trước của một con chó tên là Shavka với một con chó lớn hơn có tên Brodyaga.
    Tấm ảnh trên về con chó hai đầu là hoàn toàn có thật. Cả hai con chó đều sống sót qua quá trình phẫu thuật, cả hai đều có thể di chuyển đầu mình một cách độc lập và cả hai cùng chết 4 ngày sau đó. Ông Demikhov đã thực hiện tổng cộng 24 lần, với những đối tượng khác nhau.
    BorisGuzo trên diễn đàn Reddit đã “đào mộ” được những tấm ảnh trên từ cuốn tạp chí LIFE cũ được xuất bản từ năm 1959. Trong đó, thử nghiệm rợn người trên được mô tả chi tiết với những bức ảnh chân thực và thậm chí, BorisGuzo còn tìm thấy được cả video về thử nghiệm đó.
    Trong bài báo Chó hai đầu của Nga – Russia’s Two-Headed Dog đăng đăng tải tháng Bảy năm 1959, tác giả Edmund Stevens mô tả khung cảnh mà ông nhìn thấy như sau:
    Demikhov nói rằng con chó nhỏ hơn là một con chó cái 9 tuổi có tên Shavka. “Con chó Shavka”, ông giải thích, “sẽ được cắt ra một phần làm bộ phận ghép nối. Còn con chó được ghép đầu đang nằm ở đằng kia. Vừa nói ông vừa chỉ tay tới một bàn phẫu thuật, nơi một con chó lớn đang hôn mê. Quanh vùng cổ và vai của nó, lông đã được cạo sạch, một vùng cạo rất giống với phần giữa thân mình của con chó Shavka. Trong tiếng sủa ngẫu nhiên liên hồi của con chó nhỏ Shavka, Demikhov nói rằng con chó lớn nằm trên bàn mổ kia không có gốc gác. Nó chỉ là một con chó hoang được người bắt chó tìm thấy trên phố. Demikhov gọi nó là Brodyaha và bên cạnh đó, chỉ ra rằng nó là một con chó rất may mắn. “Bạn biết người ta có câu gì mà: hai cái đầu thì hẳn phải hơn một cái”.
    Ngay lúc ấy, một con chó khác tiến vào phòng mổ. “Lại đây, Palma”, Demikhov gọi con chó thứ ba, con chó mới xuất hiện. Nó ngoan ngoãn nghe lời, quấn lấy chân vị bác sĩ và vẫy đuôi tỏ vẻ mừng rỡ. “Anh có nhận thấy điều gì khác lạ ở Palma không?”, Demikhov vừa hỏi và đồng thời trả lời bằng một động tác tay hướng tới một vết sẹo rất mới trên ngực Palma. Ông giải thích rằng 6 ngày trước, Palma đã được gắn thêm một quả tim thứ hai nữa, một ca phẫu thuật khiến cấu trúc phổi của con chó thay đổi rất nhiều. Nhưng hiện tại, vào cái thời điểm Palma bước vào phòng, thì nó đã bình phục và gần như hoàn toàn khỏe mạnh.
    Tiếp tục nói về ca phẫu thuật kì lạ và nhiều phần kì dị:
    Đầu tiên họ rạch một đường ở cuống cổ của con chó lớn, để lộ ra phần tĩnh mạch, phần động mạch chủ và một phần xương sống của nó. Tiếp theo, họ khoan hai lỗ vào xương phần cột sống rồi luôn hai sợi dây nhựa, một sợi đỏ và một sợi trắng, qua mỗi lỗ vừa khoan. Giai đoạn phẫu thuật này kéo dài 40 mút. Con chó Shavka nằm trong trạng thái hôn mê sâu và đầu nó được bọc bởi một chiếc khăn dày, phần mình nó được bọc bởi một chiếc khăn khác, toàn bộ cơ thể con vật chỉ hở ra phần đã được cạo lông sạch sẽ để phẫu thuật.
    Sau khi chuẩn bị xong xuôi, phần còn lại của Shavka được đặt trên bàn phẫu thuật bên cạnh con chó lớn Brodyaga. Goriainov (tên một bác sĩ phẫu thuật khác) đã đưa ra quyết định, rồi cẩn thận cuốn gọn phần da của Shavka lên. Sau đó ông và Demikhov khéo léo dùng dao mổ, kim chỉ vạch ra những mạch máu nhỏ nằm dưới da Shavka, khâu những đường chỉ chặt chẽ mỗi khi dao mổ đưa qua. Cuối cùng, Demokhov cắt lìa phần xương sống để tách con chó ra làm hai.
    Mặc dù toàn bộ cơ thể của con chó nhỏ đã bị cắt rời hoàn toàn, đầu và chi trước của Shavka vẫn tiếp tục hoạt động và sử dụng phổi và tim như thường. Giờ đến phần thứ ba và cũng là phần quan trọng nhất của việc cấy ghép. Những mạch máu chính trên đầu của Shavka cần phải được ghép nối một cách hoàn hảo với những mạch máu tương ứng của con chó làm vật chủ.

    Và cứ như vậy, buổi phẫu thuật, theo một góc nhìn nhất định, là đã thành công mỹ mãn.


    Đây là cách những nhà khoa học Nga ghép hai con chó lại thành một.
    Và đây là video về thử nghiệm đáng sợ trên:
    Thử nghiệm chó hai đầu.
    Thí nghiệm của Demikhov đã truyền cảm ứng cho một nhà khoa học tại Mỹ, người tiên phong trong lĩnh vực khoa học thần kinh, giáo sư Robert White. Thành công của thử nghiệm ghép đầu cho khỉ của cố giáo sư Robert White là nhờ có sự thành công của hai chú chó Shavka và Brodyaga kia.
    Dù rằng thí nghiệm trên của Demikhov muôn phần kinh dị, nó vẫn cho ta những kiến thức vô giá về ngành nghiên cứu cấy ghép nội tạng. Demikhov đã là người đầu tiên thành công trong việc cấy ghép phổi và tim cho động vật, tạo nên những thí nghiệm dọn đường cho những nghiên cứu sau này trên người, dẫn ta tới một kỉ nguyên mới của toàn bộ ngành.
    Nói một cách khác, nếu không nhờ hai con chó dũng cảm kia, tính mạng nhiều người đã bị đe dọa do y học chưa kịp phát triển.
    Tham khảo Motherboard

     

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    TT&HĐ I - 9/d

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH