BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 109 (Bạch Thái Bưởi)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                     Bạch Thái Bưởi danh tài đất Việt

                                         Đám tang lớn chưa từng có trong lịch sử Việt Nam






















CHIẾN THẮNG OANH LIỆT
của
BẠCH THÁI BƯỞI

Khác với chiến thắng oanh liệt của Ngô Quyền và của Đức Trần Hưng Đạo hồi thế kỷ thứ 10 và thứ 13 trên sông Bạch Đằng, chiến thắng này gặt hái được trên sông Nhị Hà bởi Bạch Thái Bưởi, một thương gia nổi tiếng của Việt Nam hồi đầu thế kỷ này. Chiến thắng này cũng không kém phần vẻ vang và rất đáng làm gương để chúng ta noi theo vào những năm tháng mở cửa này…
Sinh ra trong một gia đình nghèo, Bạch Thái Bưởi xuất thân là một thư ký quèn cho viên công sứ Pháp Bonnet ở Nam Định. Chí tiến thủ đã khiến ông trở thành một nhà thầu cung cấp vật liệu khi người Pháp xây cất cầu Paul Doumer ở Hà Nội. Công việc tiến triển tốt, ông trở thành người có chút vốn liếng.
Vào khoảng năm 1908, 1909, các phương tiện giao thông ở nước ta rất sơ sài, đường xá rất xấu, xe cộ hiếm hoi, thô sơ đến nỗi về hỏa xa, cả miền Bắc chỉ có hai tuyến Hà Nội-Hải Phòng và Hà Nội-Lạng Sơn. Xe đò lúc đó là thứ cũ rích cũ sì, chở đầy cho tới ngọn, người bu đầy xung quanh; còn xe nhỏ thì có thể nói cả Bắc kỳ chỉ có ít chiếc. Do đó chỉ còn sót lại đường thủy. Vốn nhạy bén trong việc thương mại, thương nhân Hoa kiều liền xông ra chiếm lĩnh gần như độc quyền việc khai thác tàu và đò giao thông trên sông Nhị Hà. Trước lúc đó, cũng có một vài chiếc tàu của người Pháp, nhưng sau vì thấy nguồn lợi tương đối nhỏ so với nhiều nguồn lợi khác nên người Pháp bỏ cuộc, để các Hoa thương mặc tình thao túng.
Mặc dầu xa lạ hoàn toàn với vấn đề tàu bè, giao thông trên sông rạch và cũng không hề biết về máy móc, ông Bạch Thái Bưởi vẫn cương quyết sáng lập Công ty Hàng hải Bạch Thái Bưởi để cạnh tranh với Hoa thương. Ông sợ được đàng chân lên đàng đầu, các Hoa thương sẽ dần dần lấn chiếm các nguồn lợi khác của người nước ta.
Vững tin túi tiền nặng trĩu của mình, các Hoa thương không hề nao núng trước sự xuất hiện của Công ty Bạch Thái Bưởi; họ cho rằng chỉ cần một, hai thủ đoạn là công ty của người Việt “liều mạng” này sẽ bị dẹp ngay. Và họ bắt đầu ra tay bằng cách phá giá vé, đang từ bốn hào hạng nhất, ba hào hạng nhì để đi từ Hà Nội xuống Nam Định, họ hạ xuống còn có hào rưỡi và hào hai. Với chiến thuật này, Hoa thương nghĩ sẽ cuốn hết khách của hãng tàu mới, và ông Bưởi chỉ còn nước cuốn chiếu ra về. Nào ngờ, sự việc diễn ra khác hẳn. Không những không nao núng, ông Bưởi còn chơi lại mấy chú Ba bằng cách hạ giá của mình xuống thấp hơn nữa, còn có một hào đồng hạng. Biết đã gặp đối thủ thứ nặng, các Hoa thương vẫn không chịu thua và, vẫn cậy tiền, hạ giá xuống còn có bảy xu, đinh ninh rằng phen này ông Bưởi sẽ phải bó giáp quy hàng. Nhưng rồi họ đã phải ngạc nhiên và bẽ bàng khi thấy ông Bưởi lặng lẽ hạ giá vé xuống còn có năm xu. Mấy chú Ba bèn hạ thêm một xu nữa còn có bốn xu. Lần này, thấy rằng không thể hạ giá xuống thêm, ông Bưởi có ngay sáng kiến cho nhân viên tiếp đãi khách hàng thật trọng hậu, trông nom hành lý tài sản của họ, và mời họ uống trà Tàu trong chuyến đi. Phía bên Hoa thương cũng làm y như vậy và còn mời cả khách đi tàu ăn bánh ngọt. Cuộc giao tranh tiếp diễn, hai bên gần như đồng cân, đồng lạng; lúc này ai có sáng kiến mới và hay thì có thể thắng. Ông Bưởi đã có ngay sáng kiến là kêu gọi lòng yêu nước của đồng bào. Ông cho phổ biến các câu vè quảng cáo như:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Cô kia má đỏ hồng hồng
Muốn ra Hà Nội lấy chồng làm quan
Đường đi hiểm trở gian nan
Tàu “Bạch Thái Bưởi” dọn đường rước dâu
Dù cho nước lũ sông sâu
Ai về Nam Định rủ nhau cùng về.”

Ý chí cương quyết và lòng can đảm hiếm có của Bạch Thái Bưởi sớm chiếm được cảm tình của đồng bào. Ai nấy đều quý mến, cảm phục và hết lòng ủng hộ ông. Nhiều đoàn cổ động được ông tổ chức cho đi khắp nơi tuyên truyền cho Công ty Bạch Thái Bưởi. Nhiều câu vè khơi gợi lòng yêu nước, nghĩa đồng bào được đặt thêm và dân chúng cũng tự động rỉ tai nhau tuyên truyền ủng hộ ông. Dần dần, dân chúng bỏ tàu của Hoa thương để chuyển sang đi tàu của ông Bưởi. Những ai còn đi tàu của Hoa thương bị dân chúng chửi mắng là không biết bênh vực quyền lợi của người mình.Biết đồng tiền của mình không thắng được lòng yêu nước của người Việt Nam, các Hoa thương đành bãi bỏ cuộc phá giá tiền vé và xin trở lại giá cũ.
Ông Bạch Thái Bưởi đã thắng, và đồng bào của ông cũng chia sẻ với ông thắng lợi đó.
Những kết quả tốt đẹp đó như thôi thúc ông mạnh tiến hơn. Năm 1912, ông mua thêm nhiều tàu cho chạy tuyến Hải Phòng-Hà Nội. Đoàn tàu của ông đã lên đến gần 30 chiếc, tất cả đều mang những tên lịch sử như Lê Lợi, Trưng Trắc, Hồng Bàng, Tự Đức, Minh Mạng, Bình Chuẩn v.v… Số tàu này được ông mua lại của Công ty Marty d’Abbadie và một công ty hàng hải khác của Pháp. Thấy không còn tranh thương được với Bạch Thái Bưởi, các chủ tàu người Hoa bèn bỏ cuộc và bán lại tàu cho một công ty Pháp, có người bán lại thẳng cho ông Bưởi.
Chí lớn và lòng can đảm của ông Bạch Thái Bưởi đáng là một tấm gương cho những kẻ đến sau là chúng ta, trong những giờ phút đất nước đang mở cửa này.


(Theo tài liệu của Bạch Thái Chín,một trong những người con của cụ Bưởi)


© Cập nhật theo nguyên bản của tác giả từ Sài Gòn ngày 12.01.2013.
. Đăng Tải Lại Xin Vui Lòng Ghi Rõ Nguồn Newvietart.com

 

Khúc củi lạ và vận may đặc biệt của doanh nhân Bạch Thái Bưởi

- Một lần, Bạch Thái Bưởi vớt được khúc củi, ông đem về phơi khô. Càng khô khúc củi càng tỏa ra mùi thơm kỳ lạ. Thương lái Trung Quốc trả giá rất cao để mua khúc củi lạ này. Từ số vốn đó, ông lao vào thương trường và trở thành một doanh nhân lừng lẫy của Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi (1875 - 1932) tên thật là Đỗ Thái Bửu, quê Yên Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (cũ), nay là Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội. Ông là một trong 4 doanh nhân giàu có nhất Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20 (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xương, tứ Bưởi).
Khởi nghiệp từ khúc củi khô 
Bà Bạch Quế Hương (SN 1961, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) - chắt nội doanh nhân này, cho biết, Bạch Thái Bưởi khởi nghiệp từ rất sớm.
Bà Quế Hương kể: "Các cụ trong gia đình tôi kể rằng, cụ Bưởi khởi nghiệp từ một số vốn "trời cho".
Theo đó, ngày nhỏ, gia đình nghèo, Bạch Thái Bưởi thường theo mẹ đi vớt củi trên sông Nhuệ mang về bán kiếm tiền. Một lần, ông vớt được một khúc củi khá lớn, mang về phơi khô ở sân. Nhưng không hiểu sao càng khô, khúc củi đó càng tỏa ra một mùi thơm kỳ lạ.
Doanh nhân thế kỷ 20, kinh doanh tàu biển, khai thác than, máy bay
Bà Bạch Quế Hương (bên phải), chắt nội của doanh nhân Bạch Thái Bưởi. Ảnh: NVCC
Câu chuyện lan nhanh, đến tai các thương lái Trung Quốc. Họ tìm gặp ông để mua bằng được khúc củi khô này với giá cao ngất ngưởng. Sau này ông mới biết đó là gỗ trầm hương - một loại gỗ vô cùng quý giá.
Với số vốn từ thương vụ "củi khô", ông bắt đầu lao vào học hỏi kinh doanh trên thương trường với nhiều nghề.
Có thời gian, ông xin vào làm cho một số hãng buôn lớn của Pháp để làm việc, tích lũy kinh nghiệm... Bạch Thái Bưởi sau đó nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực, trong đó phải kể ngành kinh doanh khai thác mỏ than và hàng hải.
Năm 1909, Bạch Thái Bưởi thuê lại 3 chiếc tàu (Phi Phụng, Phi Long và Khoái Tử Long) của một hãng tàu Pháp chở thư và hành khách đường sông Bắc kỳ, có tên là A. R. Marty, vừa hết hạn hợp đồng với chính phủ.
Doanh nhân thế kỷ 20, kinh doanh tàu biển, khai thác than, máy bay
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi. Ảnh: Gia đình cung cấp
Ông đã cho tàu chạy hai tuyến đường: Nam Định - Hà Nội và Nam Định - Bến Thủy (Vinh). Lúc này, ông đã phải đối mặt với hai đối thủ nặng ký nhất là chủ tàu người Pháp và người Hoa.
Và cuộc đụng độ không cân sức đã xảy ra, ông hạ giá vé xuống một thì người Hoa hạ giá vé xuống hai. Ông mua trà mời khách đi tàu, họ mua bánh ngọt. Các chủ tàu người Hoa trường vốn đã quyết chí đánh bại Bạch Thái Bưởi bằng đủ mọi cách.
So với các thương gia người Hoa, tình thế của ông rất nguy ngập. Ông thuê ba chiếc tàu, mỗi tháng trả 2.000 đồng, mà mỗi chuyến chỉ thu được 20 đồng.
Doanh nhân thế kỷ 20, kinh doanh tàu biển, khai thác than, máy bay
Một trong những con tàu của Bạch Thái Bưởi. Ảnh: Gia đình cung cấp
Trong tình thế đó, Bạch Thái Bưởi đã nghĩ tới một thứ vũ khí mà người Hoa không thể có, đó là tinh thần dân tộc. Ông cho người tới các bến tàu nêu rõ những thiệt thòi của người Việt, kêu gọi tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái.
Ông treo một cái ống trên tàu, để ai thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích, bỏ tiền vào, giúp cho chủ tàu giảm lỗ. Kết quả hành khách dần bỏ tàu Hoa mà đi tàu Việt.
Lần khác, trong một cuộc họp của Hội đồng kinh tế lý tài, do bênh vực cho quyền lợi của người dân bị trị, Bạch Thái Bưởi bị Renê Robanh - Thống sứ Bắc Kỳ lúc đó, đe dọa: "Nơi nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi". Ông khẳng khái đáp lại: "Nơi nào có Bạch Thái Bưởi thì không có RoBanh".
Sau bảy năm kinh doanh trên sông nước, Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng một cơ ngơi khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa tàu và các chi nhánh ở nhiều nơi.
Năm 1916, một công ty hàng hải mang tên Giang hải luân thuyền Bạch Thái công ty đã ra đời. Tại các trụ sở của ông, ở vị trí cao nhất người ta bắt đầu thấy phấp phới ngọn cờ hiệu màu vàng, có hình mỏ neo và ba ngôi sao đỏ.
Ngày 7/9/1919, công ty của Bạch Thái Bưởi hạ thủy tại Cửa Cấm (Hải Phòng) chiếc tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công.
Doanh nhân thế kỷ 20, kinh doanh tàu biển, khai thác than, máy bay
Bà Nguyễn Thị Kim Quý, cháu dâu của Bạch Thái Bưởi, cho biết: "Sinh thời, cụ Bạch Thái Bưởi từng nói: "Tôi muốn làm cho Hà Nội đẹp như Paris".
Tàu Bình Chuẩn chạy chuyến đầu tiên từ Hải Phòng cập bến Sài Gòn ngày 17/9/1920, trong sự đón chào nồng nhiệt của giới công thương Sài Gòn lúc đó.
Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương, các nước và vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Philippines.
Đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930. Khi ấy công ty hàng hải của Bạch Thái Bưởi có trên 40 con tàu cùng sà lan chạy trên tất cả các tuyến đường sông Bắc kỳ và cả các nước cùng vùng lãnh thổ lân cận, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người, làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu.
Mua vé máy bay đưa kỹ sư Pháp sang Việt Nam
Từ lợi nhuận thu được từ kinh doanh hàng hải, Bạch Thái Bưởi lấn sân sang các lĩnh vực khác, trong đó có khai thác mỏ than.
Doanh nhân thế kỷ 20, kinh doanh tàu biển, khai thác than, máy bay
Hình ảnh mỏ than của Bạch Thái Bưởi trên báo Pháp. Ảnh: NVCC
Năm 1925, Bạch Thái Bưởi dốc tiền vào việc khởi nghiệp khai mỏ. Ông được cấp phép khai mỏ than ở vùng Quảng Yên.
Nhận thức rằng, muốn hơn người Pháp phải có người điều hành giỏi chuyên môn, kỹ thuật, ông tuyển những kỹ sư Pháp tài năng nhất làm việc cho mình. Tất cả kỹ sư tốt nghiệp ưu tú đều được ông mua vé máy bay đưa sang Việt Nam nhận việc.
Những ngày Bạch Thái Bưởi bắt đầu kinh doanh than, không lúc nào ông nghỉ ngơi, ngày cũng như đêm, ông làm việc liên tục. Đều đặn, cứ 3 giờ sáng ông cưỡi ngựa qua các đồi núi để đi thăm hầm mỏ, đốc thúc công nhân.
Công việc khai thác than của ông đã đẩy mạnh đến mức than chất thành núi không kịp bán ra. Trữ lượng khai thác của công ty Bạch Thái Bưởi tính ra phải bán tới năm 1945 mới hết...
Xuất phát điểm từ nghề vớt củi khô, Bạch Thái Bưởi đã trở thành một doanh nhân lừng lẫy tiếng tăm thời bấy giờ.
Diệu Bình - Ngọc Trang

Gia tài đồ sộ của Bạch Thái Bưởi trong bản di chúc 30 trang

- Bản di chúc của Bạch Thái Bưởi dài 30 trang. Chắt nội của ông cho biết: “Cụ để lại cho con cháu tất cả bằng ngân phiếu và bất động sản, không có vàng. Có người nhận được hàng chục ngàn đô la...”.
Mộng lớn chưa thành
Sinh thời, Bạch Thái Bưởi dự định tạo dựng nhiều công trình như xây nhà máy xay gạo ở Nam Định với thiết bị mua từ Đức; xây nhà máy nước, nhà máy điện ở TP. Nam Định; xây đường sắt Nam Định - Hải Phòng…
Bạch Thái Bưởi còn dự định mua tàu viễn dương để chở than bán cho người ngoại quốc với lá cờ Bạch Thái Bưởi của người Việt tung bay phấp phới tại các cảng quốc tế...
Bạch Thái Bưởi, Doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Doanh nhân xưa, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nội xưa
Kí hiệu cờ của công ty tàu thủy do Bạch Thái Bưởi sáng lập. Ảnh: Gia đình cung cấp
Nhưng mộng lớn chưa thành thì ông mất sau một cơn đau tim đột ngột vào ngày 22/7/1932 tại Hải Phòng, mảnh đất giúp ông trở thành “Chúa sông Bắc Kỳ”.
Tại Hội chợ triển lãm tổ chức tại Paris (Pháp), than Việt Nam được giới thiệu nhưng ông đã mất trước ngày diễn ra hội chợ. Ông đã không thực hiện được giấc mộng của mình: “Tôi muốn làm cho Hà Nội đẹp như Paris”.
Bà Bạch Quế Hương, chắt nội của ông khẳng định, hiện nay bà đang giữ bản di chúc của Bạch Thái Bưởi.
Bà cho biết thêm, bản di chúc dài 30 trang, bằng tiếng Pháp, được lập trước ngày Bạch Thái Bưởi mất khoảng 3 tháng. “Cụ tôi mất đột ngột khi còn đang ở đỉnh cao sự nghiệp và nhiều dự định dang dở, tuy nhiên dường như ông đã linh cảm được trước điều này”, bà Thái Hương cho biết.
Cũng theo bà Hương, bản di chúc cho thấy tài sản của Bạch Thái Bưởi vô cùng lớn. “Cụ để lại cho con cháu tất cả bằng ngân phiếu và bất động sản, không có vàng. Có người nhận được hàng chục ngàn đô la...”.
Bạch Thái Bưởi để lại nhiều bất động sản ở khắp nơi như Hà Nội, Hải Phòng, Uông Bí - Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh (Nghệ An).
Không chỉ bất động sản, ông còn sở hữu nhiều tàu, hầm mỏ. Đặc biệt, đóng góp quan trọng thứ hai sau kinh doanh hàng hải của Bạch Thái Bưởi là kinh doanh văn hoá (in ấn, xuất bản). Ông đã đầu tư xây dựng công ty in và xuất bản cũng như cho ra đời 1 tờ báo hàng ngày.
Trong bản di chúc, việc tiếp nối sự nghiệp kinh doanh, Bạch Thái Bưởi tin tưởng giao trọn cho con trai Bạch Thái Tòng.
Bạch Thái Bưởi, Doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Doanh nhân xưa, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nội xưa
Giấy ủy quyền doanh nhân Bạch Thái Bưởi giao lại cho con trai  Bạch Thái Tòng quản lý, điều hành, tiếp nối công việc kinh doanh (Giấy ủy quyền nằm trong Bộ di chúc của Bạch Thái Bưởi). Ảnh: Gia đình cung cấp
“Đám tang lớn chưa từng có”
Sau khi ông mất, gia đình đã làm mặt nạ bằng thạch cao để lưu giữ gương mặt người doanh nhân tài hoa này. Thời đó, chỉ có giới nhà giàu mới có thể làm mặt nạ thạch cao. Tấm mặt nạ thạch cao này đang được bà Quế Hương lưu giữ.
Bạch Thái Bưởi, Doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Doanh nhân xưa, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nội xưa
Mặt nạ bằng thạch cao của ông Bạch Thái Bưởi. Ảnh: Gia đình cung cấp
Bà Quế Hương kể: “Theo những người già quen biết gia đình ở Hải Phòng, đám tang cụ tôi lớn nhất thời bấy giờ ở Hải Phòng. Người đưa đám kéo dài hàng km. Trong đó có những người lao động nghèo từng được ông giúp đỡ ở các tỉnh, biết tin ông mất cũng kéo về.
Bạch Thái Bưởi, Doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Doanh nhân xưa, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nội xưa
Mặt con nghê bằng ngọc bích (ảnh phải) được cải táng cùng ông Bạch Thái Bưởi. Ảnh: Gia đình cung cấp 
Dù mất ở Hải Phòng nhưng cụ được mai táng ở phường Phương Đông, TP. Uông Bí, Quảng Ninh. Bởi trước đó, sự nghiệp của Bạch Thái Bưởi gắn chặt với vùng mỏ Uông Bí, mà cụ thể là khu vực hồ Yên Trung, phường Phương Đông.
Ngày nay, khu vực cảng cho tàu vào ăn than và xuất than đi bán của công ty Bạch Thái Bưởi được đặt tên là cảng Bạch Thái Bưởi.
Một tập đoàn nhà nước làm về than đã lấy tên cụ đặt cho công ty con của mình đồng thời lập một đền thờ doanh nhân Bạch Thái Bưởi ngay quả đồi nhìn ra cảng Bạch Thái Bưởi.
Bạch Thái Bưởi, Doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Doanh nhân xưa, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nội xưa
Bà bạch Quế Hương bên mộ của doanh nhân Bạch Thái Bưởi sau khi di dời về Văn Quán, Hà Đông. Ảnh: Gia đình cung cấp
Mộ của Bạch Thái Bưởi nằm trên một quả đồi của gia đình. Để đưa quan tài từ dưới lên trên đỉnh đồi, người nhà đã phải làm đường ray và dùng tời để chuyển quan tài lên. Một lực lượng người lớn phải huy động để vận chuyển”.
“Người ta kể rằng, tấm bia mộ của cụ Bưởi phải tôi hơn 2 tấn vôi. Điều đó cho thấy khu mộ được xây rất cẩn thận, hoành tráng. Tuy nhiên sau này tấm bia mộ này cũng không còn…”, bà Quế Hương kể tiếp.
Sau khi Bạch Thái Bưởi mất, nhiều kẻ đã nhòm ngó tài sản trong phần mộ của ông. Họ tin rằng, với gia sản đồ sộ như vậy, ông phải được cải táng cùng rất nhiều vàng bạc, châu báu.
Chắt nội của Bạch Thái Bưởi cho biết: “Người phát hiện mộ cụ tôi bị đào trộm là một người làm công trong gia đình.
Gia đình người này trước đây được cụ tôi giúp đỡ nên rất hàm ơn cụ. Một lần trên đường đi làm mỏ, qua quả đồi, người này phát hiện mộ cụ bị đào trộm. Ông cùng gia đình đã chôn cất lại cho người quá cố”.
Bạch Thái Bưởi, Doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Doanh nhân xưa, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nội xưa
Mảnh kẽm trong quan tài doanh nhân Bạch Thái Bưởi và đá xanh rải dưới ngôi mộ. Ảnh: Gia đình cung cấp
Cũng theo bà Hương, xung quanh câu chuyện bị đào trộm mộ của Bạch Thái Bưởi có rất nhiều giai thoại.
“Người ta kể lại rằng, những kẻ đào trộm mộ sau đó đã phải mang đồ ăn cắp trả lại. Trong đó có một con nghê (bằng cái ấm) được làm bằng ngọc bích và một chiếc đồng hồ bằng vàng. Lúc đưa trở lại mộ, người ta lắc, chiếc đồng hồ vẫn chạy”, bà Hương kể.
Năm 2013, gia đình bà Quế Hương đã di chuyển mộ doanh nhân Bạch Thái Bưởi về quê là khu Văn Quán, Hà Đông.
Mộ của ông được thiết kế hình con tàu, như cuộc đời của Bạch Thái Bưởi, một con người luôn luôn có khát vọng vươn ra biển lớn…
Ngọc Trang - Diệu Bình

Hé lộ nguyên nhân cái chết bí ẩn của doanh nhân Bạch Thái Bưởi

Theo lời kể của những người trong gia đình, yêu thương con cái hết mực nhưng ông Bạch cũng rất nghiêm khắc, nóng tính. Con cái trong nhà làm gì sai trái ông phạt không nương tay...
Xuất thân từ tầng lớp nghèo, khi trở nên giàu có Bạch Thái Bưởi vẫn luôn quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền. Ông dành chế độ an sinh tốt từ lương thực, thuốc men… cho các nhân viên của mình.
Bạch Thái Bưởi, giáo dục, vua tàu thủy, kinh doanh
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi. Ảnh: Gia đình cung cấp
Những người già ở các khu mỏ Quảng Ninh vẫn còn nhớ câu chuyện về tấm lòng rộng lượng của doanh nhân họ Bạch. Ông thường thu nhận những người ăn xin, người nghèo trong vùng vào làm việc trong mỏ. Ông tạo công việc, nơi ăn chốn ở cho họ. Đàn ông làm công nhân, phụ nữ làm nấu ăn cho thợ, giúp việc cho gia đình
Thậm chí, nhà nào có ma chay, cưới hỏi, Bạch Thái Bưởi còn cho người tới chia buồn hoặc tặng quà, chúc phúc. Với những công nhân ở gần hầm, Bạch Thái Bưởi xây dựng tình cảm bằng cách tặng thuốc men, gạo, muối, cho người tới xay lúa giúp.
Con cái của họ nếu học hành tốt, có ý chí ông giúp đỡ tiền bạc để đi học trong nước cũng như nước ngoài. Với cách làm đó, họ Bạch đã chiếm được lòng tận tụy của công nhân.
Bạch Thái Bưởi, giáo dục, vua tàu thủy, kinh doanh
Sắc Phong do vua Bảo Đại tặng ông Bạch Thái Bưởi. Ảnh: Gia đình cung cấp
Ông cũng thường xuyên phát chẩn cho dân nghèo ở khắp các tỉnh xa. Trong đó có một sự kiện được ghi chép nhiều trong sách vở nhất là vào năm ở Huế diễn ra lũ lụt lớn, người dân rơi vào cảnh đói kém.
Bạch Thái Bưởi lập tức cho 2 tàu gỗ chở đầy gạo vận chuyển từ ngoài Bắc vào Huế để cứu đói cho dân. Với hành động này, ông được vua Bảo Đại tặng Sắc Phong.
Với con cái trong gia đình, họ Bạch lại chứng tỏ mình là người cha rất nghiêm khắc.
Bạch Thái Bưởi có nhiều người vợ. Người vợ cả là bà Trần Thị Khả không sinh được người con nào, người vợ thứ hai là Đỗ Thị Tính sinh được 2 con là Bạch Thái Toán và Bạch Thái Tòng. Bà Tính mất sớm nên bà Khả một lòng nuôi 2 người con của chồng với vợ hai.
Trong số 10 người con, Bạch Thái Bưởi tin tưởng coi trọng nhất là Bạch Thái Tòng. Sau này trong bản di chúc dài 30 trang, Bạch Thái Bưởi cũng giao cho người con cả này toàn quyền tiếp nối nghiệp kinh doanh của gia đình.
Bạch Thái Bưởi, giáo dục, vua tàu thủy, kinh doanh
Ông Bạch Thái Tòng (ngoài cùng, bên phải), người con được Bạch Thái Bưởi tin cẩn nhất. Ảnh: Gia đình cung cấp
Ông rất chú trọng việc giáo dục con. Các con đến tuổi trưởng thành đều được ông cất giao công việc trên các bến tàu hay các khu mỏ. Ông Tòng thường theo cha cưỡi ngựa đi thăm nom các khu mỏ của gia đình.
Trong số 10 người con, có người con trai Bạch Thái Tư được ông cho đi học tại Pháp. Bạch Thái Tư sau này mất tại Pháp khiến ông rất đau buồn. Người con này sau khi mất được đặt trong cỗ quan tài kiên cố "trong quan ngoài quách" làm bằng kẽm và chuyển về Việt Nam bằng máy bay.
Không chỉ chú trọng giáo dục văn hóa, kinh doanh, Bạch Thái Bưởi còn giáo dục con cái lòng quý trọng những người cần lao, nghèo khó. Một chuyện được nhiều người lưu truyền lại là ông dạy các con luôn có thái độ tôn trọng người nghèo.
Khi các con cho tiền người ăn mày, ông yêu cầu các con phải lại gần biếu tiền hoặc vật dụng đưa tận tay họ với thái độ trân trọng. Nếu con ném đồng xu trước mặt hay có thái độ thiếu tôn trọng người nghèo, ông đều nhắc nhở, quở trách.
Theo lời kể của những người trong gia đình, ông Bạch rất nóng tính. Con cái trong nhà làm gì sai trái ông phạt không nương tay. Bà Hương nói: “Tôi từng nghe kể về việc nghiêm khắc của cụ tôi. Một lần khi một người con trai (lúc này đã trưởng thành) đi đánh bạc suốt đêm.
Cụ Bưởi biết chuyện đã rất giận. Thấy con về đến cửa cụ liền rút gậy baton ra đánh con. Do nóng giận vì con cái nên cụ lên cơn đau tim và mất. Đó là vào ngày 22/7/1932”.
Bạch Thái Bưởi, giáo dục, vua tàu thủy, kinh doanh
Bà Bạch Quế Hương - chắt nội doanh nhân Bạch Thái Bưởi. Ảnh: NVCC
Bà Quế Hương kể: “Mặc dù nghiêm khắc là vậy nhưng cũng có những lúc cụ rất chiều các cháu. Sinh thời cha tôi (cháu đích tôn của Bạch Thái Bưởi) rất ít khi nhắc về ông nội. Nhưng theo nhiều cô chú trong họ thì cha tôi rất được cụ Bưởi yêu thương.
Cụ thường rất nghiêm khắc với con cái nên nhiều con cháu sợ sự uy nghiêm của cụ, nhưng cha tôi thì thường xuyên được cụ cho ngồi vào lòng.
Ngày đó, cha tôi đi học có xe kéo đưa đón. Ông học trường Bưởi, được mời thầy về tận nhà kèm cặp thêm. Sinh nhật cha tôi cũng được cụ Bưởi tặng một trái táo làm bằng vàng ròng”.
Bà Quế Hương cũng chia sẻ thêm: “Tài sản của cụ tôi khó thể đo đếm được. Tôi đang có trong tay bản di chúc với dòng chữ ký của cụ. Trong bản di chúc 30 trang đó, cụ chia đều tài sản cho các con cháu, em gái, em trai…
Nhưng điều khiến tôi ấn tượng nhất không phải là số tài sản khổng lồ của một bậc doanh nhân tài giỏi nhất lúc bấy giờ mà là 5 điều răn dạy con cháu phía dưới bản di chúc”.
Theo lời bà Thái Hương, một trong 5 điều đó, Bạch Thái Bưởi nhấn mạnh các con đều được chia tài sản công bằng và con cháu không được tranh chấp, tị nạnh nhau. Ngược lại phải biết đoàn kết, giúp đỡ nhau.
Ông lo lắng xảy ra mâu thuẫn, tranh giành tài sản sau khi ông mất gây mất đoàn kết trong gia đình. Toàn bộ di chúc được ông ủy quyền cho con trai mình tin tưởng nhất là Bạch Thái Tòng thực hiện.
Đúng như lời ông dặn, sau khi Bạch Thái Bưởi mất, không có bất cứ sự tranh chấp nào giữa các con cháu của dòng họ Bạch...
Ngọc Trang - Diệu Bình

Đám cưới đình đám khắp Đông Dương của con trai tỷ phú đất Bắc

Sính lễ trong đám cưới của ông Tòng, bà Tám nhiều vô kể. Riêng lễ ăn hỏi hơn 20 mươi tráp. Chưa kể lễ "đen" (tiền mặt đưa cho nhà gái) và vàng bạc phải hàng dài người bê đỡ...
Bạch Thái Bưởi không phải là con nuôi người Trung Quốc
Bà Bạch Quế Hương - chắt nội của doanh nhân Bạch Thái Bưởi, cho biết: "Bạch Thái Bưởi nguyên gốc người họ Đỗ ở Yên Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (cũ), nay là Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.
Theo đó, cha của Bạch Thái Bưởi là cụ Đỗ Văn Cóp, gia đình có truyền thống bút nghiên, làm thầy đồ dạy học. Do cha mất sớm nên Bạch Thái Bưởi và 2 người em Bạch Thái Sơ, Bạch Thị Chinh ở với mẹ là cụ Nguyễn Thị Bạng.
Nhờ chí lớn, Bạch Thái Bưởi xin đi giúp việc cho các hãng buôn của Pháp ở Tràng Tiền, rồi học kinh doanh, rồi ông đi học thêm tiếng Pháp và học chữ quốc ngữ để mở mang.
Tuy nhiên, bà Quế Hương cho biết, có nhiều thông tin hiện nay nói Bạch Thái Bưởi được người Trung Quốc giàu có nhận làm con nuôi và cho ăn học, sau ông mới đổi sang họ Bạch là không đúng.
Bà Hương chia sẻ: "Các cụ trong gia đình tôi kể rằng, do tuổi nhỏ vất vả, nghèo khổ. Lúc lập nghiệp cụ vẫn dùng tên Đỗ Thái Bửu cho đến khi làm lên sự nghiệp, thành danh trên thương trường.
Để đánh một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời và khắc ghi những tháng ngày gian khó cụ đã đổi họ thành "Bạch" - mang ý nghĩa là từ hai bàn tay trắng cụ làm lên sự nghiệp lớn".
Bạch Thái Bưởi, Đám cưới xa hoa, Thế kỷ 20, Đại gia, Máy bay, Doanh nhân, Hải Phòng, Người đẹp Hà thành, Tỷ phú
Gia phả họ Đỗ ở Yên Phúc cho thấy  Bạch Thái Bưởi và em trai Bạch Thái Sơ họ Đỗ. Ảnh: Gia đình cung cấp
Sau này, người em trai Đỗ Thái Sơ (làm việc cho công ty của Bạch Thái Bưởi) và người em gái Đỗ Thị Chinh (đi lấy chồng ít được nhắc đến trong gia đình Bạch Thái Bưởi) cũng đổi sang họ Bạch theo anh trai là Bạch Thái Sơ và Bạch Thị Chinh.
Hằng năm vào ngày lễ giỗ tổ họ Đỗ con cháu Bạch Thái Bưởi vẫn về tham dự cùng con cháu họ Đỗ ở Yên Phúc, Phúc La, Hà Đông.
Đám cưới đình đám khắp Đông Dương
Bạch Thái Bưởi có rất nhiều vợ và nhiều con cái nhưng hai người con Bạch Thái Toán và Bạch Thái Tòng được cụ quan tâm nhiều nhất.
Khi Bạch Thái Toán sang pháp học rồi lấy vợ Tây, kề cận bên Bạch Thái Bưởi trong cuộc sống lẫn công việc chỉ còn người con trai Bạch Thái Tòng.
Bạch Thái Tòng là người được doanh nhân họ Bạch tin tưởng, đặc biệt giao trọng trách điều hành, quản lý việc kinh doanh trong gia đình.
Chẳng thế mà khi lấy vợ cho con trai Bạch Thái Tòng, Bạch Thái Bưởi đã tổ chức một đám cưới đặc biệt, nổi tiếng khắp Đông Dương thời bấy giờ và được nhiều hãng thống tấn của Pháp đưa tin.
Bạch Thái Bưởi, Đám cưới xa hoa, Thế kỷ 20, Đại gia, Máy bay, Doanh nhân, Hải Phòng, Người đẹp Hà thành, Tỷ phú
Đám cưới ông Bạch Thái Tòng và bà Nguyễn Thị Tám con doanh nhân Bạch Thái Bưởi. Bà Tám ngồi thứ hai từ phải sang. Ảnh: Gia đình cung cấp
Người vợ Bạch Thái Bưởi lựa chọn cho con trai là bà Nguyễn Thị Tám - con gái quan huyện Nghi hay còn gọi là cụ Cửu Nghi ở Phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (cũ) nay là Văn Điển, Thanh trì, Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Tám là người con gái có vẻ đẹp đài các, được ví là "chim sa cá lặn" với làn da trắng sứ, dáng người mảnh dẻ, cao sang, mái tóc suôn mềm đen nhánh. Tính tình lại vô cùng đoan trang, hiền thục.
Bà giỏi thêu thùa, đan lát và nấu ăn. Ở bà hội tụ đầy đủ các yếu tố "công, dung, ngôn, hạnh" của người phụ nữ đương thời.
Từ nhỏ bà Tám được quan huyện Nghi rất yêu chiều, mời cả thầy đồ về dạy chữ quốc ngữ và tiếng Pháp. Bà Tám vốn nổi tiếng là thông minh, nên học hành rất giỏi giang.
Nhiều đám công tử nhà giàu đến đặt vấn đề hôn sự nhưng quan huyện Nghi đều khéo léo chối từ. Chỉ đến khi Bạch Thái Bưởi cho người đánh tiếng muốn quan huyện Nghi gả bà cho con trai Bạch Thái Tòng, quan huyện Nghi mới gật đầu đồng ý.
Bạch Thái Bưởi, Đám cưới xa hoa, Thế kỷ 20, Đại gia, Máy bay, Doanh nhân, Hải Phòng, Người đẹp Hà thành, Tỷ phú
Ông Bạch Thái Tòng và bà Nguyễn Thị Tám khi mới lấy nhau. Ảnh: Gia đình cung cấp
Hôn sự giữa hai nhà thông gia môn đăng hộ đối nhanh chóng được diễn ra. Theo đó, ngày 11 tháng Giêng năm 1922, con gái quan huyện Nghi là bà Nguyễn Thị Tám kết hôn với ông Bạch Thái Tòng, con trai thứ hai của cụ Bạch Thái Bưởi.
Đám cưới tổ chức trong 3 ngày, khách đến dự đám cưới đông nghịt. Ngày rước dâu, cụ Bạch Thái Bưởi cho máy bay đón dâu từ Hà Nội về Hải Phòng.
Trên đường đi, máy bay bay chậm và rải các tấm thiệp mời, người dân ai bắt được tấm thiệp này thì được đến dự đám cưới và ăn cỗ miễn phí, thậm chí còn được cụ Bưởi cho tiền mang về.
Máy bay đón dâu về đến Hải Phòng, xe ô tô diễu quanh phố phường, trống rong cờ mở rất hoành tráng. Được biết, Bạch Thái Bưởi là người đầu tiên có xe hơi ở miền Bắc.
Ngày cưới, bà Tám mặc bộ áo dài bằng gấm đỏ, đầu đội mấn, chân mang hài. Cả bộ trang phục được dùng sợi chỉ bằng vàng thêu hình rồng phượng rất tinh xảo.
Sính lễ trong đám cưới của ông Tòng bà Tám nhiều vô kể. Riêng lễ ăn hỏi hơn 20 mươi tráp. Chưa kể lễ "đen" (tiền mặt đưa cho nhà gái) và vàng bạc phải hàng dài người bê đỡ.
Một số người cao tuổi ở Hải Phòng vẫn thường đùa rằng, có lẽ xuất phát từ giai thoại này mà hiện nay một lễ ăn hỏi của người Hải Phòng thường rất lớn. Trung bình từ 9 tráp cho đến 21 tráp tùy theo mức độ kinh tế của mỗi gia đình.
Ngọc Trang - Diệu Bình

Chuyện nhà quan huyện đưa dâu bằng máy bay riêng

Cũng theo ông Tòng, mẹ quan huyện Nghi là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, là chủ một vựa buôn bán vải vóc rất lớn khắp trong Nam, ngoài Bắc. 
Lăng mộ cổ trong sân UBND thị trấn Văn Điển
Một lăng mộ cổ bằng đá nổi nằm ngay trong khu vực sân của UBND thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Theo nội dung khắc trên bia, đây là mộ của hai vợ chồng quan huyện Nghi, dưới triều nhà Nguyễn.
Xung quanh khu lăng mộ này có rất nhiều lời đồn. Để rõ thực hư, phóng viên đã về đây tìm hiểu qua UBND và Phòng Văn hóa của thị trấn Văn Điển cùng người dân xung quanh.
mộ cổ, lăng mộ, Văn Điển, Thanh Trì, Huyện Nghi
Lăng mộ quan huyện Nghi và vợ trong sân UBND thị trấn Văn Điển. Ảnh Diệu Bình
Bà Hà Diệu Thư - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Văn Điển, phụ trách văn hóa - xã hội, cho biết: “Năm 2008 UBND thị trấn mới chuyển về đây. Chúng tôi cũng chỉ biết đây là mộ quan tri huyện Nghi.
Thỉnh thoảng vào ngày mùng 1, hôm Rằm hoặc Tết, người dân thường vào thắp hương. Hiện chúng tôi không có nhiều thông tin về khu lăng mộ này”.
Theo quan sát, toàn bộ khu lăng mộ cao khoảng 1 mét so với nền đất, được xây bằng các tảng đá xanh nguyên khối với kiến trúc khá tinh xảo.
mộ cổ, lăng mộ, Văn Điển, Thanh Trì, Huyện Nghi
Hai bên bậc tam cấp có hai con rồng uốn lượn, chạm trổ tinh tế. Ảnh: Diệu Bình 
Hai bên bậc tam cấp có hai con rồng uốn lượn, chạm trổ tinh tế. Phần hương án và tấm bia bằng đá, khắc chữ Hán - Việt.
Phía sau chạm khắc hình một người đàn ông mặc áo và mũ cánh chuồn, tay cầm trượng.
Trên bia mộ, ngoài các dòng chữ khắc bằng tiếng Hán - Việt thì hai bên của đoạn chữ được khắc thêm chữ Quốc ngữ hiện nay.
Theo đó, quan tri huyện Thanh Trì (thường được gọi là quan huyện Nghi) sinh ngày 2 tháng 9 năm Kỷ Mão (1879), niên hiệu vua Tự Đức.
Ông mất ngày 19 tháng Giêng năm Giáp Tuất (1934), niên hiệu vua Bảo Đại, tên thật là Nguyễn Hữu Nghi, làm quan dưới thời nhà Nguyễn.
mộ cổ, lăng mộ, Văn Điển, Thanh Trì, Huyện Nghi
Mộ quan huyện Nghi bằng đá nguyên khối, chạm trổ tinh xảo. Ảnh Diệu Bình
Thời nhà Nguyễn, theo quan chế (phép tắc quy định tổ chức và quyền hạn của quan lại xưa) hệ thống quan lại được chia làm 2 ban văn - võ và 9 phẩm (Cửu phẩm Quan giai), thì chức của quan huyện Nghi thuộc hàm quan Thất phẩm (cao nhất là quan Nhất phẩm).
Theo anh Vũ Đức Thiện, cán bộ văn xã, cũng là người sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, cho hay: “Ngày bé tôi thấy người ta hay nói mộ quan huyện Nghi từng bị đào trộm nhiều lần rồi...”.
Anh Thiện cho biết thêm, hiện còn rất nhiều con cháu của gia tộc Nguyễn Hữu vẫn sinh sống ở khu vực này.
Giai thoại đưa dâu bằng máy bay 
Theo chỉ dẫn của bà Nguyễn Thị Thịnh (74 tuổi), nhà ở gần UBND Thị trấn Văn Điển, tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Hữu Tòng (75 tuổi), là cháu họ của quan huyện Nghi.
Ông Tòng cho biết, quan huyện Nghi thuộc gia tộc họ Nguyễn Hữu ở huyện Thanh Trì, thuộc Phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, nay là thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Theo ông Tòng, quần thể nhà thờ của dòng họ được xây dựng trước năm 1930. Khu lăng mộ nằm trong quần thể gồm lăng mộ, dinh thự, nhà thờ… của dòng họ Nguyễn Hữu.
Lăng mộ quan huyện Nghi nằm phía trước khu nhà thờ chính. Trải qua quá trình biến động của lịch sử, quần thể khu lăng mộ, đền thờ, dinh thự gần như bị phá hỏng, chỉ còn lại một vài vết tích, trong đó có lăng mộ đá ở sân UBND Thị trấn Văn Điển.
mộ cổ, lăng mộ, Văn Điển, Thanh Trì, Huyện Nghi
Ông Nguyễn Hữu Tòng. Ảnh: Diệu Bình
Ông Tòng kể: “Dòng họ Nguyễn Hữu có 3 chi, quan huyện Nghi là chi thứ nhất, bố tôi là chi thứ hai, chi thứ ba là nhà ông Nguyễn Hữu Khâm. Tôi gọi quan huyện Nghi là ông bác. Chủ yếu gia tộc làm nghề buôn bán, kinh doanh vải”.
Cũng theo ông Tòng, mẹ quan huyện Nghi là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, là chủ một vựa buôn bán vải vóc lớn khắp trong Nam, ngoài Bắc.
Bà Bạch Quế Hương, 57 tuổi (chắt nội doanh nhân Bạch Thái Bưởi - một trong 4 người giàu có nhất Việt Nam đầu thế kỷ 20), chia sẻ: "Theo câu chuyện cha tôi và các cụ trong dòng họ kể lại, quan huyện Nghi (cụ Cửu Nghi) và cụ Bạch Thái Bưởi từng là thông gia.
mộ cổ, lăng mộ, Văn Điển, Thanh Trì, Huyện Nghi
Vợ chồng ông Bạch Thái Tòng (con trai cụ Bạch Thái Bưởi) và bà Nguyễn Thị Tám (con gái cụ Cửu Nghi). Ảnh do Bạch Quế Hương cung cấp.
Theo đó, ngày 11 tháng Giêng năm 1922, con gái quan huyện Nghi là bà Nguyễn Thị Tám kết hôn với ông Bạch Thái Tòng, con trai thứ hai của cụ Bạch Thái Bưởi. Ngày rước dâu, cụ Bạch Thái Bưởi cho thuê máy bay đón dâu từ Hà Nội về Hải Phòng.
Trên đường đi, máy bay bay chậm và rải các tấm giấy (bây giờ gọi là thiệp mời), người dân ai bắt được tấm thiệp này thì được đến dự đám cưới và ăn cỗ miễn phí, thậm chí còn được cụ Bưởi cho tiền mang về. Bà Nguyễn Thị Tám và ông Bạch Thái Tòng chính là ông bà nội của tôi", Bạch Quế Hương kể.
Câu chuyện đưa đón dâu bằng máy bay của nhà quan huyện Nghi và cụ Bạch Thái Bưởi khi ấy đã trở thành kí ức không thể nào quên đối với nhiều người dân nơi đây, về sau còn được lưu truyền như một giai thoại cho đến ngày nay.
 Diệu Bình

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH