CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 34

 (ĐC sưu tầm trên NET)

                10 Trânh Đánh GIÁP LÁ CÀ Đẫm Máu Nhất Trong Lịch Sử Bằng Vũ Khí Thô Sơ


10 cuộc chiến tranh kỳ quái trong lịch sử (kỳ 1)


Một làng nhỏ ở Tây Ban Nha tuyên chiến với Pháp trong 98 năm, trong khi chiến tranh giữa Hy Lạp và Bulgaria bùng phát vào năm 1925 chỉ vì một con chó.
Cuộc chiến không tiếng súng trong 98 năm
Vào năm 1883, người dân ở Lijar, một làng nhỏ ở phía nam Tây Ban Nha, nổi giận khi họ biết tin một số người Pháp sỉ nhục và tấn công vua Alfonso XII của Tây Ban Nha trên phố khi ông thăm thành phố Paris. Để đáp trả, Don Miguel Garcia Saez, người đứng đầu làng Lijar, và toàn bộ 300 dân trong làng tuyên chiến với Pháp vào ngày 14/10/1883. Hai bên không bắn phát súng nào và cũng không ai chết hoặc bị thương vì "cuộc chiến". 
Một góc tại thị trấn Lijar ở miền nam Tây Ban Nha. Ảnh: blogspot.com
Một góc tại thị trấn Lijar ở miền nam Tây Ban Nha. Ảnh: blogspot.com
Vào năm 1976, vua Juan-Carlos của Tây Ban Nha công du Paris. Trong chuyến thăm này, người dân Paris đối xử rất long trọng đối với ông. Vì thế, vào năm 1981, hội đồng nhân dân Lijar (lúc này làng đã trở thành một thị trấn), tuyên bố họ đình chiến với Pháp do thái độ tốt của người dân Paris đối với đức vua của họ.

10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 3)


Cuộc chiến nổ ra chỉ vì một thùng gỗ
Ảnh minh họa: wordpress.com
Ảnh minh họa: wordpress.com
Modena và Bologna là hai vùng thuộc Italy, nhưng vào thế kỷ 14, chúng là hai thành bang độc lập với nhau. Vào năm 1325, một nhóm lính Modena xâm nhập vào lãnh thổ Bolgona và lấy cắp một thùng gỗ to. Chiếc thùng không phải là vật có giá trị, song thành bang Bologna cảm thấy Modena đã bôi nhọ danh dự của họ. Vì thế, để lấy lại cái thùng và cả danh dự, Bologna tuyên chiến với Modena. Cuộc chiến kéo dài tới 12 năm, nhưng trên thực tế Bologna chưa bao giờ cố gắng lấy lại cái thùng. Ngày nay nó vẫn nằm trong tháp chuông ở tỉnh Modena của Italy.
Tổng thống tuyên chiến vì muốn chứng tỏ tài năng quân sự
Một tranh chân dung tổng thống Francisco Solano Lopez của Paraguay. Ảnh:
Một bức tranh chân dung tổng thống Francisco Solano Lopez của Paraguay. Ảnh:mforos.com
Francisco Solano Lopez là một trong những tổng thống Paraguay trong thế kỷ 19. Là người ngưỡng mộ hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte, Francisco nghĩ rằng ông là một nhà chiến thuật và chỉ huy quân sự tài năng. Tuy nhiên, "chiến lược gia" vẫn thiếu một thứ: chiến tranh. Vì thế, để giải quyết vấn đề, vào năm 1864, Francisco tuyên chiến với ba nước láng giềng - gồm Argentina, Brazil và Uruguay, The Los Angeles Times đưa tin. Cuối cùng Paraguay nhận kết cục thảm hại sau cuộc chiến. Giới sử gia ước tính rằng tới 90% nam giới trưởng thành của Paraguay chết vì cuộc chiến tranh ấy. Họ mất mạng vì chiến sự, bệnh tật và nạn đói. Có lẽ đây là một trong những cuộc chiến tranh vô nghĩa trong lịch sử thế giới, bởi Francisco chẳng có bất kỳ cơ hội nào để đánh bại 3 nước láng giềng mạnh hơn hẳn Paraguay. Hơn 400.000 người của cả 4 nước đã bỏ mạng vì cuộc chiến.
Cuộc chiến 10 ngày vì con chó lạc
Một công trình ở khu vực Petrich. Ảnh: blogspot.com
Một công trình ở khu vực Petrich. Ảnh: blogspot.com
Vào năm 1925, Hy Lạp và Bulgaria đang ở trong tình trạng thù địch. Hai nước từng đối đầu nhau trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất và vẫn còn căm thù nhau. Căng thẳng giữa hai nước dâng cao dọc theo biên giới, đặc biệt là ở một khu vực mang tên Petrich. Ngày 22/10/1925, một binh sĩ Hy Lạp đuổi theo con chó của anh. Thật không may, con chó chạy sang lãnh thổ Bulgaria và một lính gác Bulgaria đã bắn chết anh.
Chính quyền Hy Lạp tuyên bố họ sẽ trả thù cho cái chết của binh sĩ xấu số và quân đội của họ tràn sang khu vực Petrich trong hôm sau. Họ đẩy lực lượng Bulgaria ra khỏi Petrich nhưng buộc phải ngừng do sự can thiệp của Hội Quốc Liên (cơ quan tiền thân của Liên Hiệp Quốc). Không những bắt Hy Lạp rút quân khỏi Petrich, Hội Quốc Liên còn yêu cầu Athens bồi thường mọi tổn thất cho Bulgaria. Binh sĩ Hy Lạp rút 10 ngày sau đó và Athens bồi thường cho nước láng giềng 45.000 bảng Anh.
Kim Cương




10 cuộc chiến tranh kỳ quái trong lịch sử (kỳ 2)


Hà Lan và một quần đảo tuyên chiến với nhau vào năm 1651 và hơn 300 năm sau họ mới ký hiệp ước hòa bình để khép lại cuộc chiến dài nhất trong lịch sử loài người.
Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nhân loại
Ảnh minh họa: blogspot.com
Ảnh minh họa: blogspot.com
Xung đột giữa Hà Lan và quần đảo Scilly (thuộc Anh ngày nay) – nằm ở bờ biển phía tây nam nước Anh – bắt đầu vào năm 1651. Song, cũng giống như nhiều cuộc chiến khác hồi ấy, nó không phải là mối quan tâm của chính quyền hai bên lẫn giới sử gia. Ba thế kỷ trôi qua trước khi hai bên ký một hiệp ước hòa bình vào năm 1986, đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh dài nhất (335 năm) trong lịch sử loài người.
Anh, Mỹ đối đầu vì những người đốn củi
Cuộc chiến Aroostook là xung đột quân sự giữa Mỹ và Anh về đường biên giới của bang Maine. Sau Chiến tranh 1812 giữa Anh và Mỹ, quân Anh chiếm phần lớn diện tích ở miền đông của bang. Mặc dù lính Anh không hiện diện ở phía tây, London vẫn coi toàn Maine là lãnh thổ của họ. Vào mùa đông năm 1838, một số người Mỹ chặt củi tại hạt Aroostook - khu vực tranh chấp giữa Anh và Mỹ. Hành động của họ khiến Anh tức giận và điều quân tới Aroostook. Binh sĩ Mỹ cũng tới đây và bóng đen của một cuộc chiến đang tới rất gần.
Khu mộ của những lính Mỹ từng chết trong Xung đột Aroostook vào năm 1838. Ảnh: blogspot.com
Khu mộ của những lính Mỹ từng chết trong Xung đột Aroostook vào năm 1838. Ảnh: blogspot.com
Tuy nhiên, sai lầm xuất hiện trong công tác hậu cần của cả hai bên, khiến lính Mỹ nhận rất nhiều thịt lợn và đậu nành thay vì đạn, còn lính Anh cũng thiếu thốn mọi thứ. Vì thế người ta còn gọi đây là “Cuộc chiến của thịt lợn và đậu nành”. Trong 11 tháng, binh sĩ hai bên chờ đợi cuộc chiến cho tới khi hai chính phủ ký kết thỏa thuận hòa bình. Anh đồng ý trả miền đông Maine cho Mỹ để binh sĩ Mỹ rút khỏi khu vực tranh chấp. Mặc dù chiến sự không nổ ra, song hàng trăm binh sĩ của hai bên đã mất mạng vì bệnh tật và tai nạn. Giới sử gia gọi nó là "Chiến tranh Aroostook".
Căng thẳng bùng phát vì một con lợn
Ảnh minh họa: blogspot.com
Ảnh minh họa: blogspot.com
Chiến tranh Lợn là một sự kiện nữa sau Chiến tranh 1812. Nó bùng phát khi một lính bộ binh Anh bắn một con lợn trên lãnh thổ Mỹ vào tháng 6/1859. Lực lượng vũ trang địa phương của Mỹ đáp trả bằng cách tập trung ở biên giới và đợi phía Anh động thủ. Cuối cùng, 4 tháng sau quân Anh xin lỗi và hai bên trở về vị trí cũ. Như vậy, con lợn là đối tượng duy nhất thiệt mạng bởi cuộc đối đầu không tiếng súng. Mặc dù hai bên không giao chiến, người ta vẫn gọi đây là "Chiến tranh Lợn".
Nguyễn Sương




10 cuộc chiến tranh kỳ quái trong lịch sử (kỳ 3)


Quân đội Australia từng tuyên chiến với đà điểu, trong khi xung đột giữa El Salvador và Honduras bùng phát chỉ vì một trận bóng đá.
Chiến tranh Bóng đá
Ảnh minh họa: blogspot.com
Ảnh minh họa: blogspot.com
Một số cuộc chiến tranh bắt đầu bởi đòn tấn công bất ngờ hoặc vụ thảm sát, song xung đột giữa El Salvador và Honduras vào năm 1969 bắt đầu bởi một trận bóng đá. Đội tuyển El Salvador thua khi đấu với đội tuyển Honduras trong khuôn khổ vòng loại thứ hai tại khu vực Bắc Mỹ của Cup bóng đá thế giới 1970 và căng thẳng giữa hai nước tăng. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng căng thẳng xuất phát từ những vấn đề kinh tế - như dòng người nhập cư từ El Salvador tới Honduras.
Ngày 14/7, quân đội El Salvador tấn công Honduras. Bất ngờ trước hành động của El Salvador, Tổ chức Các nước châu Mỹ đã dàn xếp một thỏa thuận ngừng bắn vào tối 18/7. Thỏa thuận quy định hai nước chính thức ngừng bắn từ ngày 20/7. Do thỏa thuận ra đời đúng 100 giờ từ khi binh sĩ El Salvador nổ phát súng đầu tiên nên người ta còn gọi xung đột này là Chiến tranh 100 giờ. Quân đội El Salvador rút về nước vào đầu tháng 8. Theo các tài liệu lịch sử, khoảng 3.000 người của cả hai bên đã mất mạng vì cuộc chiến.
11 năm sau, vào ngày 30/10/1980, hai nước ký hiệp ước hòa bình và đồng ý phân định tranh chấp biên giới trên Vịnh Fonseca và 5 đoạn biên giới trên đất liền thông qua Tòa án Công lý Quốc tế. Vào năm 1992, Tòa án Công lý Quốc tế trao phần lớn lãnh thổ tranh chấp cho Honduras. 6 năm sau, hai nước ký hiệp ước phân định biên giới để thực thi các phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế. El Salvador đã trao cho Honduras những phần lãnh thổ có tổng diện tích khoảng 374,5 km2. Tới năm 2006 quá trình phân chia biên giới chưa hoàn thành nhưng hai nước vẫn giữ quan hệ ngoại giao và thương mại bình thường.
Binh sĩ bắn nhau vào ban ngày, tán gẫu với nhau vào ban đêm
Binh sĩ giao tranh trong Chiến tranh
Binh sĩ giao tranh trong Chiến tranh Transdniestria. Ảnh: blogspot.com
Xung đột giữa Moldova và Transdniestria bùng phát ngay sau khi Liên Xô tan rã khiến Moldova rơi vào tình trạng khủng hoảng. Hồi ấy Transdniesta vẫn là phần lãnh thổ nằm ở phía đông Moldova và tiếp giáp với Ukraine. Người dân ở Transdniestria - chiếm khoảng 1/3 dân số Moldova - muốn xích lại gần Nga, trong khi phần còn lại của đất nước muốn quan hệ gần gũi với Romania. Vì thế chiến tranh bùng nổ vào ngày 2/3/1992. Nhưng một thực tế lạ lùng đã xảy ra trong cuộc chiến. Binh sĩ hai bên giao tranh vào ban ngày, song khi màn đêm buông xuống, họ lại tới những khu vực vắng vẻ để tán gẫu và uống rượu với nhau. Thậm chí binh sĩ còn thỏa thuận ngầm rằng họ sẽ không bắn nhau nếu thấy người quen ở chiến tuyến bên kia. Tình trạng ấy không chỉ diễn ra trong một đêm, mà diễn ra vào mọi đêm trong suốt cuộc chiến. Một binh sĩ viết trong nhật ký: "Cuộc chiến này giống như một bữa tiệc kỳ cục. Ban ngày chúng tôi giết kẻ thù, còn ban đêm chúng tôi uống rượu với họ. Chẳng cuộc chiến tranh nào lố bịch hơn thế".
4 tháng sau, vào ngày 21/7/1992, chiến tranh giữa Moldova và Transdniestria kết thúc. Transdniestria tiếp tục duy trì tình trạng độc lập với Moldova dù phần lớn nước trên thế giới không công nhận họ. Giới sử gia cho rằng gần 1.000 người mất mạng và khoảng 3.000 người bị thương bởi cuộc chiến.
Chiến tranh Đà điểu
Một con đà điểu sa mạc Australia. Ảnh: Wikipedia
Một con đà điểu sa mạc Australia. Ảnh: Wikipedia
Có lẽ đây là cuộc chiến duy nhất trên thế giới mà các bên tham chiến không phải là con người. Vào năm 1932, số lượng đà điều sa mạc Australia tăng tới mức mà con người không thể kiểm soát. Khoảng 20.000 con đà điểu tung hoành trong sa mạc khổng lồ của Australia và phá hoại mùa màng. Để hạn chế thiệt hại, quân đội Australia phái một lực lượng tới sa mạc để diệt chúng bằng súng máy. Thậm chí họ còn tuyên chiến chính thức với chúng. Tới giữa tháng 11/1932, quân đội cho phép binh sĩ giết mọi con đà điểu mà họ thấy.
Tuy nhiên, binh sĩ đối mặt với tình cảnh khá nan giải. Những con đà điểu khỏe đến nỗi ngay cả khi hàng loạt viên đạn súng máy găm vào cơ thể, chúng vẫn phóng rất nhanh và chạy thoát. Chiến tranh Đà điểu diễn ra trong gần một tuần. Sau đó, viên sĩ quan chỉ huy lực lượng thanh trừng đà điểu quyết định ngừng chiến dịch vì binh sĩ của ông chỉ diệt một phần nhỏ quần thể đà điểu ở sa mạc.
Kim Ngân




3 sai lầm khó tin nhất trong chiến tranh


Một phi công Mỹ dẫn đồng đội hạ cánh xuống lãnh thổ của đối phương vì tính toán sai thời tiết, còn lực lượng Đồng minh thất bại khi tấn công đế quốc Ottoman vì quá tự tin.
Chuốc họa vì đánh giá thấp đối thủ
Chiến dịch Gallipoli, hay Trận Gallipoli, kéo dài từ tháng 4 tới tháng 12 năm 1915, do liên minh Anh - Pháp phát động nhằm chiếm thủ đô của Đế chế Ottoman là Constantinopolis (nay là Istanbul). Là chiến dịch đổ bộ lớn nhất và tham vọng nhất trong Thế chiến thứ nhất, cuộc tấn công thất bại với thiệt hại nặng nề cho cả hai phía. Với lực lượng Đồng minh, thảm kịch đã bắt đầu từ vài tháng trước khi chiến dịch diễn ra.
Một trận đánh trong chiến dịch Gallipoli. Ảnh:
Một trận đánh trong chiến dịch Gallipoli. Ảnh: gallipoliexperience.com
Thứ nhất, các kịch bản chiến tranh mà Anh và Pháp soạn thảo đều đề cập tới việc đổ bộ lên eo biển Dardanelles (ở phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Để thực hiện cuộc đổ bộ, binh sĩ phải tập luyện kỹ và sử dụng những khí tài hiện đại nhất thời bấy giờ. Thế nhưng giới lãnh đạo quân sự Anh lại muốn điều động những tàu chiến cũ tham gia chiến dịch. Chúng chẳng những có trục trặc kỹ thuật, mà nhiều vũ khí chúng mang theo không hoạt động. Ngoài ra các kế hoạch chiến tranh cũng cho rằng chiến dịch phải diễn ra trước khi quân Ottoman chuẩn bị.
Người Hy Lạp liên tục nhắc nhở người Anh rằng London không nên quá tự tin. Theo phía Hy Lạp, quân liên minh cần khoảng 150.000 người để đổ bộ thành công. Thế nhưng các nhà hoạch định chiến tranh của Anh phớt lờ những lời nhắc nhở từ Hy Lạp. Họ tin rằng họ chỉ cần khoảng 75.000 người. Mặc dù người Anh có nhiều bản đồ về eo biển Dardanelles, nhưng họ lại không bức không ảnh nào. Thậm chí một tướng Anh bình luận rằng lính Ottoman sẽ chạy ngay sau khi binh sĩ Đồng minh đặt chân lên lãnh thổ Ottoman nên quân Đồng minh chẳng cần máy bay. Tất nhiên, vị tướng đó đã nhận định sai lầm và lực lượng Đồng minh hứng chịu thất bại thảm hại trước người Thổ.
Sai lầm khó hiểu của quân đội Pakistan
Vào năm 1965, những thành phần hiếu chiến trong chính phủ Pakistan và quân đội tin rằng Ấn Độ không còn khả năng bảo vệ vùng Jammu và Kashmir. Pakistan cũng hy vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ ủng hộ họ, bởi Mỹ từng bán cho họ những khí tài hiện đại nhất, còn Trung Quốc cũng từng giao chiến với Ấn Độ ở biên giới vào năm 1962, The Guardian đưa tin.
Giới lãnh đạo quân sự soạn thảo Chiến dịch Gibraltar để điều động vài nghìn binh sĩ ở phía tây Pakistan xâm nhập vào vùng Kashmir. Nhiệm vụ của họ là gây bất ổn định và xúi giục người dân chống Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ ước tính gần 30.000 người tham gia chiến dịch Gibraltar, trong khi Pakistan khẳng định con số đó chỉ là 7.000.
Những ngôi nhà thuộc khu vực Kashmir. Ảnh: blogspot.com
Những ngôi nhà thuộc khu vực Kashmir. Ảnh: blogspot.com
Vào tháng 8/1965, chiến dịch Gibraltar diễn ra. Dường như mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch cho tới khi mọi người nhận ra rằng giới chức Pakistan chưa hề liên lạc với người dân ở Kashmir. Thậm chí họ còn không cho giới lãnh đạo địa phương biết cách thức mà chiến dịch sẽ diễn ra. Vì thế người dân không nổi dậy để chống chính quyền Ấn Độ. Ngược lại, người dân địa phương còn coi binh sĩ Pakistan là những kẻ xâm nhập nên họ hợp tác với cơ quan tình báo Ấn Độ để xua đuổi.
Ấn Độ công bố cuộc tấn công và kế hoạch chiến tranh của Pakistan trên các phương tiện truyền thông. Mặc dù biết rằng Chiến dịch Gibraltar đã thất bại, yếu tố bất ngờ không còn và các cường quốc bên ngoài cũng không ủng hộ, Pakistan vẫn quyết định phát động cuộc tấn công toàn diện vào Kashmir. Chiến dịch của họ rơi vào thế bế tắc và Liên Hiệp Quốc đã dàn xếp để hai nước ký hiệp định ngừng bắn vào ngày 22/9/1965.
Phi đội Mỹ đáp xuống lãnh thổ đối phương
Vào ngày 10/7/1918, thiếu tá Harry Brown – sĩ quan thuộc phi đội số 96 của Không quân Mỹ - biết rằng các thành viên của phi đội rất muốn chiến đấu. Mặc dù các phi cơ của họ chưa nhận nhiên liệu và vũ khí, Brown vẫn quyết định thực hiện một vụ ném bom khi mây trở nên thưa thớt trên bầu trời vào lúc chiều muộn. Anh ta dẫn đầu 6 phi cơ bay lên bầu trời.
Một phi đội máy bay chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất. Ảnh: History
Một phi đội máy bay chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất. Ảnh: History
Nhưng một lát sau mây lại giăng kín bầu trời nên các phi công không thể nhìn thấy mặt đất. Gió bắt đầu thổi mạnh khiến các máy bay chệch khỏi lộ trình. Brown thông báo với đồng đội rằng họ đã mất phương hướng. Do nhóm phi công không mang theo dù, họ chẳng còn cách nào khác ngoài việc đáp xuống. Khi tiếp đất, họ bàng hoàng khi nhận ra nơi họ đáp xuống là Koblenz, Đức. Ngay lập tức binh sĩ Đức xuất hiện và bắt họ.
Một lát sau, máy bay Đức thả thông điệp xuống một sân bay của phe Đồng minh với nội dung mang tính chế giễu: “Chúng tôi cảm ơn các máy bay và thiết bị của các ngài, nhưng chúng tôi sẽ làm gì với ngài thiếu tá?”. Tướng Billy Mitchel, “cha đẻ” của lực lượng Không quân Mỹ, viết trong nhật ký như sau: “Đây là một trong những màn trình diễn vô ích nhất mà chúng tôi từng gặp trên chiến trường. Dĩ nhiên, chúng tôi không hồi đáp về viên thiếu tá. Anh ta nên ở cùng người Đức, chứ không nên về với chúng tôi”.
Kim Ngân




Những kỳ tích khó tin trong chiến tranh


Bằng sự mưu trí, một đầu bếp Hồng quân bắt sống 4 lính Đức trong xe tăng bằng rìu. Chỉ với súng lục, một sĩ quan Anh vẫn giành thắng lợi trước 3 xe tăng đối phương.
Một binh nhất Mỹ diệt 5 xe tăng Nhật
Chào đời vào năm 1916, Dirk J. Vlug là binh nhất trong Sư đoàn bộ binh số 126 của Mỹ tại Philippines. Vào ngày 15/12/1944, lính Nhật Bản tấn công đơn vị của Dirk khi họ đang bảo vệ một tuyến đường, The National Post đưa tin. Với một súng chống tăng và 5 quả đạn, Dirk rời khỏi vị trí an toàn và xông lên. Những loạt đạn súng máy hướng về phía anh, nhưng Dirk vẫn tự nạp đạn vào súng chống tăng và diệt một xe tăng của địch. Sau đó anh hạ gục xạ thủ của xe tăng tiếp theo bằng súng lục rồi kết liễu nó bằng quả đạn pháo thứ hai.
Nhung ky tich kho tin trong chien tranh hinh anh 1
Binh sĩ thuộc Sư đoàn 32 của Mỹ kiểm tra những xác xe tăng Nhật Bản trong một trận đánh tại Leyte vào tháng 12/1944. Ảnh: axishistory.com
Khi thấy nhiều xe tăng khác tiếp tục tiến lên, Dirk chạy tới sườn của chiếc đầu tiên rồi diệt nó. Sau đó anh lao lên để diệt xe tăng tiếp theo. Với viên đạn cuối cùng, Dirk biến xe tăng thứ năm thành đống sắt vụn. Như vậy, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, binh nhất này đã phá hủy tới 5 xe tăng.
Phi công diệt tăng bằng máy bay do thám
Trung tá Charles Carpenter là một phi công dự bị của quân đội Mỹ trong Thế chiến thứ hai. Nhiệm vụ chủ yếu của ông là lái máy bay do thám. Nhưng trong chiến dịch vây hãm Lorient ở Pháp vào năm 1944, đột nhiên Charles muốn chiến đấu. Vì thế ông lắp 6 bệ phóng tên lửa vác vai (vốn chỉ dành cho binh lính dưới mặt đất) vào thân máy bay, The Washington Examiner đưa tin. Sau đó Charles thực hiện hàng loạt cuộc tấn công đơn độc, tiêu diệt ít nhất 6 xe tăng và nhiều xe bọc thép của địch cho tới khi chiến tranh kết thúc. Đây là một kỳ tích khó tin đối với một phi cơ do thám.
Ảnh minh họa: axishistory.com
Ảnh minh họa: ponoramio.com
Sĩ quan Anh tấn công xe tăng địch bằng súng lục
James Hill là sĩ quan chỉ huy Lữ đoàn lính dù số 1 của Anh tại Bắc Phi. Vào năm 1942, đơn vị của ông nhảy dù xuống thành phố Souk El Arba thuộc Tunisia. Đây là khu vực ở phía sau lưng của quân phát xít Italy. Nhiệm vụ của James là chiếm vùng cao nguyên Souk El Arba để quân Đồng minh có thể đổ bộ ở đó trước khi tấn công Beja – một thành phố cách cao nguyên hơn 60 km về hướng đông bắc. Với nhiều tuyến đường bộ và đường sắt nối liền với các thành phố khác, Beja có tầm quan trọng chiến lược. 
Nhung ky tich kho tin trong chien tranh hinh anh 2
Ảnh minh họa: ww2incolor.com
Sau khi biết khoảng 300 lính Italy và Đức đang đóng quân tại Gue cùng 3 xe tăng, James ra lệnh cho các kỹ sư tạo ra một bãi mìn gần Gue để đẩy quân địch vào đó. Nhưng khi các kỹ sư lặng lẽ cài mìn vào ban đêm, một lựu đạn trong bao mà họ mang theo phát nổ khiến nhiều lựu đạn khác cũng nổ. Theo The Sunday Times, 25 trong tổng số 27 kỹ sư thiệt mạng vì sự cố và quân Anh cũng mất luôn yếu tố bất ngờ.
Ngay lập tức những làn đạn tuôn ra từ phía đối phương và 3 xe tăng xuất kích. James buộc phải suy nghĩ thật nhanh để sự hy sinh của đồng đội không trở nên vô ích. Chỉ với một khẩu súng lục ổ xoay, James đuổi theo 3 xe tăng của địch. Sau khi tránh vài phát đạn, ông dí súng vào lỗ quan sát của hai xe tăng khiến những binh sĩ trong xe đầu hàng. Khi James tiến tới xe tăng thứ ba, những binh sĩ bên trong bắn trả và ném lựu đạn khiến James trúng 3 viên đạn, nhưng ông vẫn cố diệt nốt toàn bộ nhóm địch trong xe. Do mất 3 xe tăng, lính Đức và Italy hoảng sợ và rút lui. Sau đó đồng đội đưa James tới bệnh viện ở Beja, nơi bác sĩ cứu ông khỏi tay tử thần.
Đầu bếp Liên Xô cướp xe tăng bằng rìu
Ivan Pavlovich là một đầu bếp của trung đoàn tăng 91 thuộc Hồng quân Liên Xô tại thành phố Dvinsk, Latvia. Vào một ngày trong tháng 8/1941, Ivan đang nấu trong rừng anh thấy một xe tăng Đức xuất hiện. Có vẻ như những người trong xe tăng không biết lính Liên Xô đang ẩn nấp trong rừng. Ngay lập tức, Ivan cầm một khẩu súng tiểu liên và một chiếc búa. Anh thấy những lính Đức trong xe chui ra ngoài. Dường như xe hỏng nên họ ra ngoài để sửa chữa, Pravda đưa tin.
Nhung ky tich kho tin trong chien tranh hinh anh 3
Ảnh minh họa: warheroes.ru
Khi nhóm lính Đức thấy một người Nga lao tới phía họ với chiếc rìu, họ nhanh chóng chui vào xe tăng và cố gắng khai hỏa bằng súng máy. Nhưng trước khi đạn rời súng, Ivan kịp trèo lên nóc xe và bẻ nòng súng máy bằng rìu. Sau đó anh ném một miếng vải dầu lên lỗ quan sát rồi giả vờ kêu gọi đồng đội ném cho anh một quả lựu đạn. Do miếng vải dầu bịt kín lỗ nên nhóm lính Đức không biết diễn biến bên ngoài. Họ tưởng lính Hồng quân đã vây kín xe tăng. Ivan gõ búa lên vỏ xe cho tới khi 4 người trong xe tăng đầu hàng vì hoảng sợ. Nhưng khi chui ra khỏi xe, họ mới phát hiện ra rằng họ mắc lừa anh đầu bếp Hồng quân.
Thùy Dung

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH