Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 23 (Hoàng Hoa Thám)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Hoàng Hoa Thám

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 Kết quả hình ảnh cho hoang hoa tham
Đề Thám.jpg
Đề Thám
 

Đề Thám bên các cháu của ông

Đề Thám trong bộ tây phục
Hoàng Hoa Thám (183610 tháng 2 năm 1913), còn gọi là Đề Dương, Đề Thám hay Hùm xám Yên Thế, là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp (18841913).


Thân thế

Năm 1962, nhà nghiên cứu Hoài Nam, trong một bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, cho biết Đề Thám sinh năm 1846, trước khi cải từ họ Trương sang họ Hoàng, ông còn mang họ Đoàn. Kể từ đó, hầu hết các tài liệu viết về Đề Thám đều cho rằng ông gốc họ Trương, hồi bé tên Trương Văn Nghĩa, sau đổi thành Trương Văn Thám, quê ở xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; sau di cư lên Sơn Tây (nay bao gồm một phàn ngoại thành Hà Nội, một phần các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên Quang và toàn tỉnh Vĩnh Phúc), rồi đến Yên Thế (Bắc Giang). Cha ông là Trương Văn Thận và mẹ là Lương Thị Minh. Sinh thời, cha mẹ ông đều là những người rất trọng nghĩa khí; cả hai đều gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Văn Nhàn, Nông Văn Vân ở Sơn Tây.
Gần đây, Nhà nghiên cứu Khổng Đức Thiêm trong một bài viết công bố trên tạp chí Xưa và Nay đã căn cứ vào Đại Nam thực lục – Chính biên (Đệ nhị kỷ, các quyển CII, CXVIII, CXXIII, CLXII, CLXXIII, CLXXIV), Gia phả họ Bùi (Thái Bình) và Gia phả họ Đoàn (Dị Chế) cho biết Trương Thận (tức cha của Đề Thám) chỉ là biệt danh của một thủ lĩnh nông dân để nổi lên chống lại nhà Nguyễn, tên chính là Đoàn Danh Lại, người làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, bị anh em Bùi Duy Kỳ bắt giết đem nộp triều đình vào tháng 9 năm Bính Thân, Minh Mệnh thứ 17 (tháng 10 năm1836). Cũng theo Nhà nghiên cứu Khổng Đức Thiêm, Đoàn Danh Lại có hai con trai: con lớn tên là Đoàn Văn Lễ (sau cải là Trương Văn Leo, không rõ năm sinh), con thứ là Đoàn Văn Nghĩa (tức Trương Văn Nghĩa, tức Đề Thám sau này, sinh được mấy tháng thì bố mẹ bị giết hại). Luận điểm này được Khổng Đức Thiêm khẳng định lại trong tác phẩm Hoàng Hoa Thám (1836-1913).

Chống Pháp

Thời kỳ đầu

Năm 26 tuổi, Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Cai Vàng (1862-1864); năm 34 tuổi lại gia nhập cuộc khởi nghĩa Đại Trận (1870-1875), và được gọi là Đề Dương. Khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (11-1873) Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Xuân Soạn, lãnh binh Bắc Ninh. Khi Pháp chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2 (4-1884), ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Hữu Lũng (1882-1888). Cuối năm 1885, ông cùng Bá Phức trở lại Yên Thế đứng dưới cờ của Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) và trở thành một tướng lĩnh có tài.
Tháng 4 năm 1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại. Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế, tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào với biệt danh "Hùm xám Yên Thế". Trong gần 30 năm lãnh đạo, ông đã tổ chức đánh nhiều trận, tiêu biểu là Luộc Hạ, Cao Thượng (tháng 10 năm 1890), thung lũng Hố Chuối (tháng 12 năm 1890) và Đồng Hom (tháng 2 năm 1892), trực tiếp đương đầu với các Thiếu tướng Godin, Voyron và Đại tá Frey.
Trong hai năm (1893-1894) quân Pháp đã tập trung lực lượng để đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Pháp không từ một thủ đoạn nào, từ phủ dụ đến bao vây tàn sát.
Hoàng Hoa Thám bằng chiến thuật du kích tài tình đã tránh được mũi nhọn của quân Pháp và đã gây cho họ những tổn thất nặng nề. Nghĩa quân Yên Thế đã trừng trị nhiều kẻ phản bội, trong đó có Đề Sặt.

Giảng hòa lần thứ nhất 1894

Thấy chưa thể dập tắt được phong trào, tháng 10 năm 1894, Pháp đã chấp nhận giảng hòa, cắt nhượng cho nghĩa quân bốn tổng thuộc Yên Thế. Nhưng chỉ vài tháng sau (đến tháng 10 năm 1895), Pháp đã bội ước, giao cho Đại tá Galliéni huy động hàng ngàn quân có đại bác yểm trợ mở những cuộc tấn công trên quy mô lớn vào Yên Thế, treo giải thưởng 30.000 franc cho kẻ nào bắt được ông. Không đàn áp được phong trào, Pháp tiếp tục bao vây, truy đuổi, tiêu diệt cả lực lượng của Kỳ Đồng đang khai thác đồn điền ở Yên Thế để nghĩa quân mất chỗ dựa về vật chất và tinh thần, buộc Đề Thám phải chấp nhận cuộc giảng hòa lần thứ hai vào năm 1897.

Giảng hòa lần thứ hai 1897

Trong hơn 10 năm hòa hoãn (từ tháng 12 năm 1897 đến ngày 29 tháng 1 năm 1909), nghĩa quân Yên Thế đã có những bước phát triển mới: địa bàn hoạt động được mở rộng từ trung du đến đồng bằng, kể cả vùng Hà Nội. Hoàng Hoa Thám tổ chức ra "đảng Nghĩa Hưng" và "Trung Châu ứng nghĩa đạo" làm nòng cốt. Đặc biệt, Hoàng Hoa Thám đã chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ngày 27 tháng 6 năm 1908 trong trại lính pháo thủ tại Hà Nội mà trươc đây quen gọi là vụ Hà thành đầu độc, làm chấn động khắp cả nước. Ngoài ra, Hoàng Hoa Thám còn xúc tiến xây dựng Phồn Xương thành căn cứ kháng chiến, bí mật liên hệ với lực lượng yêu nước ở bên ngoài. Nhiều sĩ phu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Văn Ngôn, Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên... đã gặp gỡ Hoàng Hoa Thám và bàn kế hoạch phối hợp hành động, mở rộng hoạt động xuống đồng bằng. Một cánh quân thuộc Trung Quốc Cách mạng Đồng minh hội của Tôn Trung Sơn đã được Đề Thám chu cấp trong một thời gian dài.

Lực lượng suy yếu

Ngày 29 tháng 1 năm 1909, Thống sứ Bắc Kỳ đã huy động 15.000 quân chính quy và lính khố xanh, 400 lính dõng là một lực lượng lớn nhất từ trước tới lúc đó do Đại tá Bataille chỉ huy tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế.
Đề Thám vừa tổ chức đánh trả, vừa phải rút lui khỏi Yên Thế. Nghĩa quân bị tổn thất nặng, trong đó có con trai của ông là Cả Trọng bị tử thương. Sau khi thoát khỏi vòng vây, ông chỉ huy lực lượng còn lại phối hợp với các toán nghĩa quân đang có mặt ở Vĩnh - Phúc Yên tiến hành một cuộc vận động chiến, thôn trang chiến nổi tiếng, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại trong tháng 7-1909. Đầu tháng 8-1909, Lê Hoan được tung vào chiến trường. Đề Thám vừa đánh vừa lui về núi Sáng trên dẫy Tam Đảo và đánh thắng một trận quan trọng ở đây. Kể từ khi bà Ba Cẩn và con gái út của ông là Hoàng Thị Thế bị bắt, lực lượng nghĩa quân giảm sút dần và tới đầu 1910 bị tan rã. Đề Thám phải sống ẩn náu trong núi rừng Yên Thế cùng hai thủ hạ tâm phúc.

Cái chết

Khởi nghĩa Yên Thế chấm dứt vào năm 1913. Có những giả thiết khác nhau về cái chết của thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám.
  1. Trong những ngày cuối cùng, lực lượng ngày càng mỏng, Đề Thám chỉ còn vài thủ hạ bảo vệ bên cạnh và liên tục phải di chuyển. Khi ông tới vùng Hố Lẩy, người Pháp đã bố trí 3 người đến trá hàng để tiếp cận và hạ sát ông cùng 2 thủ hạ vào sáng mồng 5 Tết năm Quý Sửu, tức ngày 10 tháng 2 năm 1913, sau đó mang thủ cấp ông ra bêu Phủ đường Yên Thế để thị uy dân chúng. Tuy nhiên, có ý kiến nghi ngờ về giả thiết này khi dẫn 3 thông tin khác:
    1. Nhà cầm quyền Pháp chỉ cho bêu đầu có 2 ngày rồi vội cho tẩm dầu, đốt thành tro đem đổ xuống ao và không cho công bố ảnh thủ cấp những người chống lại bị chém giết
    2. Theo Lý Đào, một cận vệ cũ của Hoàng Hoa Thám và thường cắt tóc cho Đề Thám nên biết đầu ông có một đường gồ chạy từ trán lên đỉnh đầu, trên khuôn mặt có bộ râu ba chòm, nhưng cái đầu cắm ở Phủ đường không có đường gồ, cằm không có râu
    3. Theo người dân làng Lèo, thủ cấp bị bêu là của sư ông trụ trì ở chùa Lèo, vì sư ông có dung mạo khá giống với Hoàng Hoa Thám và không thấy xuất hiện từ hôm đó, có lẽ bị giết để thế chỗ
  2. Hoàng Hoa Thám chạy trốn và sống ẩn dật những ngày cuối đời trong dân chúng, và cuối cùng chết vì bệnh tật. Một số quan lại cho rằng ông mất vào trước thời điểm ngày 10 tháng 2 năm 1913, còn dân chúng lại cho rằng ông mất sau thời gian này.
Hiện tại vẫn chưa xác định được phần mộ Hoàng Hoa Thám, việc này cũng có nhiều giả thiết khác nhau và chưa có kết luận cuối cùng trong giới nghiên cứu.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 15:12, ngày 27 tháng 6 năm 2014.

Hùm thiêng Yên Thế và những bí mật ngoài chính sử

(Kiến Thức) - Hoàng Hoa Thám gắn với cuộc khởi nghĩa Yên Thế qua lời kể dân gian là cả một “kho cổ tích” đầy những bất ngờ lẫn thú vị.
    Từ lâu, giới nghiên cứu lịch sử nước ta đã dành không ít thời gian và tâm trí để tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của người được mệnh danh là “Hùm thiêng Yên Thế”. Người anh hùng Hoàng Hoa Thám – thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) đã nếm mật nằm gai gần 30 năm trời trong rừng để chống Pháp. Với tài năng hiếm có của một thủ lĩnh trong rừng sâu, quân Pháp đã gọi ông là “Hùm thiêng Yên Thế”. Không chỉ vậy, trong những ghi chép sau này, quân Pháp còn vô cùng ngạc nhiên trước những thành luỹ bằng đất mà Hoàng Hoa Thám cho xây dựng. Pháp gọi đó là những “hang hùm”, có vào mà không có ra.

    Cổng chính Đồn Phồn Xương. 

    Khởi phát từ Đền Thề

    Trước khi dày công tìm hiểu những câu chuyện dân gian lẫn chính sử về Hoàng Hoa Thám, chúng tôi đã tìm gặp ông Đinh Công Huynh – Chánh văn phòng UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang), một trong những người tâm huyết và am hiểu về mảnh đất mà “Hùm thiêng Yên Thế” từng dùng làm căn cứ suốt 30 năm trời ròng rã chống lại quân Pháp.

    Ông Huynh bảo: “Nếu chỉ tìm và đọc chính sử về Hoàng Hoa Thám thì chưa đủ. Vì Đề Thám gắn bó sâu sắc với rừng sâu, dựa vào rừng mà sống, dựa vào rừng mà chống Pháp. Rừng như lớp lá chắn cho nghĩa quân của ông. Từ những cánh rừng ở Yên Thế, những câu chuyện và cả những huyền thoại về Đề Thám và gia đình ông có những lúc được giữ bí mật, nhưng có những lúc được lan truyền. Thế nhưng, hầu hết chính sử không thể ghi chép về cuộc đời và những hoạt động dân dã của anh hùng Hoàng Hoa Thám”.

    Nằm trong Khu di tích Hoàng Hoa Thám, hẳn không ai có thể bỏ qua Đền Thề - một chứng tích vĩ đại nhất cho những trận đánh vang trời. Đó từng là nơi “kết nghĩa vườn đào” uống máu ăn thề của nghĩa quân trước những trận xuất binh tiêu diệt quân địch.

    Nhưng không ít người hiểu nhầm rằng, đó là một ngôi đền. Còn thực tế, theo các cao niên ở thị trấn Cầu Gồ thì tiền thân của Đền Thề là chùa Thề. Chùa Thề chỉ cách Đồn Phồn Xương khoảng trên dưới 100 bước chân. Đề Thám đóng quân tại đây, ông cho quân tu sửa các đình đền miếu mạo, lấy chùa Thề rộng lớn linh thiêng làm chốn tụ quân để lính tráng thề nguyền trước khi ra trận.

    Cũng theo các cao niên thì chùa Thề có địa thế hiểm yếu, được bao bọc bởi rừng rậm, thuở ấy còn nhiều hổ báo rình rập nên chùa Thề rất an toàn. Trải qua thời gian sau mấy lần tu sửa, chùa Thề không còn nguyên vẹn dáng dấp xưa cũ nhưng vẫn rất cổ kính uy nghiêm. Những kèo cột bằng gỗ mà Hoàng Hoa Thám cho thợ mộc đục đẽo bào chế vẫn còn nguyên vẹn, tuy một số chỗ đang bị mối mọt nhưng đã được các chuyên gia xử lý bằng thuốc khá cẩn thận.

    Đồn Hố Chuối sau năm 1891. 

    “Đồn tử thần” giữa rừng chết

    “Đồn tử thần” là tên gọi mà quân Pháp đặt cho Đồn Hố Chuối thuộc thung lũng Hố Chuối xã Phồn Xương. Hiện nay, Đồn Hố Chuối không còn nữa, chỉ còn lại những tàn tích dưới lớp cỏ dại. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới tìm lại được một bức ảnh nhạt nhoà về Đồn Hố Chuối do một sỹ quan Pháp chụp được vào những năm 1900.

    Với kinh nghiệm xây luỹ đắp thành mà Hoàng Hoa Thám có được, ông cho chọn thung lũng Hố Chuối để xây dựng đồn trong vòng 4 năm (từ 1887 đến 1891). Quân Pháp nhiều lần cho mật thám dùng kính viễn vọng quan sát nhưng không phát hiện được gì phía trong đồn. Cụ Hoàng Văn Tính ở thị trấn Cầu Gồ cho hay: “Thời xưa, cha ông chúng tôi cũng theo nghĩa quân làm đồn Hố Chuối. Nghe nói, đó là một pháo đài phòng thủ rất kiên cố. Địa hình cùng những thành luỹ bao bọc rất chắc chắn, là một thành trì dễ thủ khó tấn công”.

    Đồn Hố Chuối thực sự trở thành nơi chết chóc đối với quân Pháp. Minh chứng rõ nét nhất là sau 4 lần hành quân của các tướng Gôđanh, Tannơ, Mayơ, Phơrây cùng trên 2 nghìn lính trang bị hiện đại đã tấn công Đồn Hố Chuối, Hoàng Hoa Thám với lực lượng mỏng chỉ 150 người đã chống chọi quyết liệt, chôn thây hàng nghìn xác lính Pháp tại trận địa này.

    Giải thích về cái tên Hố Chuối, người dân Yên Thế đều cho rằng, đồn được xây giữa một rừng chuối rộng lớn, đó còn là hố chôn người nên Hoàng Hoa Thám quyết định lấy tên là Đồn Hố Chuối. Chỉ cần nhắc đến tên đồn, quân Pháp đã khiếp đảm vì đó là nơi có vào mà không có ra.

    Bức tường phụ sau cổng chính vẫn còn nguyên vẹn. 

    Phồn Xương  - thành luỹ bất hủ

    Ông Nguyễn Công Đoàn – Phó giám đốc Trung tâm Văn hoá – Thể thao – Du lịch huyện Yên Thế cho hay: “Đồn Phồn Xương là thành luỹ bất hủ và rộng lớn nhất mà Đề Thám cho xây dựng. Đồn Phồn Xương vừa là nơi ở của nghĩa quân, gia đình Đề Thám mà còn là nơi gặp gỡ, đàm đạo giữa Đề Thám và các anh hùng đương thời”.

    Theo ông Đoàn, Đồn Phồn Xương đã 2 lần tiếp đón nhà yêu nước Phan Bội Châu. Chính cụ Phan cũng rất ngạc nhiên và thán phục tinh thần thép của Đề Thám. Đồng thời, qua cung cách xây dựng đồn, cụ Phan đánh giá Đề Thám là một thủ lĩnh tài ba, am hiểu trận pháp, cách phòng bị và tấn công.

    Hiện nay, Đồn Phồn Xương tuy không còn nguyên vẹn nhưng phần tường và cổng chạy dài vẫn rất chắc chắn. Tất cả được làm từ đất theo kiểu nhà trình tường. Có những lỗ châu mai để lính gác quan sát và tấn công khi có sự cố.

    Còn theo các cao niên, Đồn Phồn Xương gồm có 3 cổng. Cổng chính quay về hướng Đông, hai cổng còn lại quay ra hướng Nam và Bắc. Các cổng phụ này chạy thẳng ra những cánh rừng rậm phòng khi cổng chính thất thủ. Cả 3 cổng đều có hai lớp tường đất bảo vệ cùng hệ thống các bốt canh gác. Đồn Phồn Xương cũng là một trong những “hang hùm” hiểm trở nhất mà “Hùm thiêng Yên Thế” đã xây dựng.

    - “Năm 2011, tại Đền Thề diễn ra buổi cúng lễ các linh hồn tử sỹ của nghĩa quân Yên Thế, sau nghi thức gọi hồn cháy 7 tuần nhang thì hiện tượng lạ xảy ra. Bốn xung quanh trời nắng ráo, chỉ duy nhất có phần sân dành cho nghi thức gọi hồn là mưa tầm tã, mọi người sợ hãi nhưng cũng tin rằng đó là do sự linh thiêng của Đề Thám và nghĩa quân”.
    Ông Hoàng Minh Hồng (Ban quản lý di tích Hoàng Hoa Thám)

    - “Đồn Phồn Xương chính là thủ phủ của cuộc khởi nghĩa, nơi bắt đầu để mở mang phong trào ra các địa phương. Tại đây nghĩa quân đã chiến đấu dũng cảm chống lại cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp do đại tá Vát-tay chỉ huy ngày 30/1/1909. Là di tích đặc biệt trong quần thể di tích khởi nghĩa Yên Thế, đồn Phồn Xương cùng nhiều điểm di tích khác được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch nâng cấp xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt, xứng tầm với giá trị và ý nghĩa trong lịch sử dân tộc”.
    Ông Đồng Ngọc Dưỡng (Ban Quản lý Di tích tỉnh Bắc Giang)
    Trần Hoà
     

    Huyền thoại bà Ba của Hùm thiêng Yên Thế

    (Kiến Thức) - Trong các bà vợ của Đề Thám, bà ba Đặng Thị Nhu (tên thường gọi là Nho) còn được biết đến là bà Ba Cẩn nổi tiếng tài giỏi.
      Với tài trí trên thông thiên văn dưới tường địa lý, am hiểu Thái Ất thần kinh, kỳ môn độn giáp... bà đã giúp nghĩa quân của Đề Thám giành nhiều thắng lợi.

      "Cọc đi tìm trâu"

      Ông Hoàng Minh Hồng - Hậu duệ đời thứ 5 của quân sư Hoàng Điển Ân, hiện đang phụ trách Ban Quản lý Khu di tích Hoàng Hoa Thám cho biết: "Chính sử không ghi nhưng ở Yên Thế ai cũng biết tài sắc vẹn toàn của bà Ba Cẩn. Năm sinh của bà cho đến nay chưa ai xác định được rõ. Nhưng đích xác bà là con gái của một ông phù thuỷ người Thổ Hà (Việt Yên)".

      Cũng theo ông Hồng, bà Đặng Thị Nhu từ nhỏ được người cha với vốn kiến thức uyên thâm đã truyền dạy cho bà những thủ thuật hiếm có để làm những việc lớn trong thiên hạ. Như phép tính trong Thái Ất thần kinh (phép tính này trong lịch sử Việt Nam mới chỉ có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm lĩnh hội được - PV) bà Nhu cũng thuộc làu trong lòng bàn tay. Ngoài ra, theo tương truyền dân gian, bà Nhu còn thông thuộc kỳ môn độn giáp, có thể tiên đoán trước được nhiều sự việc.

      Cụ Đề Thám và các con. 

      Vốn nhan sắc lại tài năng nên gia đình bà bị một tên quan nhà giàu trong vùng ép gả cưới. Căm hận bọn quan lại bất nhân, lại nghe tiếng lành của Đề Thám nên bà đã lặn lội "cọc đi tìm trâu" ngược dòng sông Thương lên Bố Hạ - Yên Thế để gặp được người thủ lĩnh trong mộng và cũng là cách công khai chống đối lại bọn cường quyền.

      Sau 3 ngày đàm đạo chuyện chính sự tại đền Bến Nhãn (đền thờ Trần Hưng Đạo - PV), Đề Thám thấy cô gái họ Đặng là người am hiểu nên đã nhanh chóng kết duyên chồng vợ. Từ đó, bà Ba Cẩn vừa là vợ, vừa là một quân sư đắc dụng cho Đề Thám và nghĩa quân Yên Thế. Nhiều trận đánh với sự cố vấn của bà, Đề Thám đã nhanh chóng giành chiến thắng.

      Tuy nhiên, theo ông Hoàng Minh Hồng thì trong một giả thiết khác của một nhà nghiên cứu đương thời tên là Thái Gia Thư thì khi Đề Thám đi lánh nạn tại một ngôi làng nhỏ và gặp bà Đặng Thị Nhu. Đề Thám nói dối là mình là dân buôn bị cướp hết tiền.

      Thương cảm, bà Nhu mới đưa Đề Thám về gặp cha. Ở đây, ông gặp một thuộc cấp dưới quyền đang là con nuôi của gia đình bà Nhu. Nhờ vậy, gia đình bà Nhu trở thành cơ sở bí mật của nghĩa quân Yên Thế. Tâm đầu ý hợp nên chỉ một thời gian ngắn, Đề Thám cưới bà Nhu làm vợ thứ ba và đưa về đồn Phồn Xương để cùng bàn soạn hoạt động chống thực dân Pháp.

      Bà Ba Cẩn và con gái Hoàng Thị Thế.


      Tuẫn tiết thể hiện lòng trung

      Năm 1901, bà Ba Cẩn sinh được con gái đầu lòng đặt tên là Hoàng Thị Thế với ý nghĩa là vùng đất Yên Thế - nơi nghĩa quân khởi phát. Đến năm 1908, bà sinh được một người con trai đặt tên là Hoàng Hoa Phồn (sau này đổi thành Hoàng Văn Vi để tránh sự truy nã gắt gao của thực dân Pháp), đánh dấu vùng đất Phồn Xương - nơi có đồn Phồn Xương, một pháo đài bằng đất bất hủ mà Hoàng Hoa Thám đã xây dựng trước đó.

      Cũng tại đồn Phồn Xương này, bà Ba Cẩn đã cùng Hoàng Hoa Thám và quân sư Hoàng Điển Ân nghĩ ra nhiều kế sách khiến quân viễn chinh Pháp nhiều phen khốn đốn. Thậm chí, đã có lần đích thân bà Ba Cẩn không biết bằng cách nào đã đột nhập được vào doanh trại quân Pháp tại ở Hà Nội nhằm đầu độc binh lính viễn chinh. Việc bất thành, nhưng quân Pháp chỉ nghe tiếng bà đã sợ mất vía. Mật thám Pháp sau nhiều lần dò la, đã xác định bà Ba Cẩn là mối lo lớn cần phải triệt tiêu ngay lập tức.

      Năm 1909, Pháp triển khai quân bố ráp khắp nơi. Sau một tháng lăn lộn nơi cửa tử ở Vĩnh Yên, Hoàng Hoa Thám vượt vòng vây về đến Yên Thế. Nhưng thực dân Pháp lại giăng bẫy tiếp tục tấn công, Đề Thám cùng bà Ba Cẩn đã chống trả kịch liệt. Thấy tình thế khó xoay chuyển, bà Ba Cẩn đã khuyên chồng nên rút lui vào rừng. Sáng 1/12/1909 bà Ba Cẩn và con gái là Hoàng Thị Thế bị quân địch bắt giữ.

      Sau một thời gian mẹ con bà Ba Cẩn bị giam tại Hoả Lò (Hà Nội), thực dân Pháp đày mẹ con bà sang Nam Mỹ. Trong lúc quân canh sơ hở, bà Ba Cẩn đã nhảy xuống biển tự tử vào ngày 25/12/1910 để thể hiện lòng trung với nghĩa quân và với Tổ quốc.

      Chân dung bà Ba Cẩn. 

      Đền thờ trong đồn Phồn Xương

      Ông Hoàng Minh Hồng cho biết: "Con gái của bà là Hoàng Thị Thế sau đó được một viên sĩ quan đánh thuê cho thực dân Pháp là người nước Bỉ đã nhận nuôi và đưa về Pháp cho ăn học rất tử tế. Bà Thế sau này là diễn viên điện ảnh người Việt Nam đầu tiên tại Pháp. Hiện 2 người con trai của bà Thế vẫn ở Pháp, thỉnh thoảng họ có về thăm quê và tôi là người liên lạc cũng như tiếp đón họ".

      Hiện nay, trong đồn luỹ Phồn Xương, ngay chính gian nhà mà Đề Thám và bà Ba Cẩn từng ở trước đây là đền thờ bà Ba. Đền thờ được nhân dân xây dựng năm 1995, bên cạnh đó là ngôi mộ của bà Hoàng Thị Thế - con gái bà Ba Cẩn cùng bị lưu đày ở Nam Mỹ.

      Trong tâm trí của người dân huyện Yên Thế nói riêng, của nhân dân Bắc Giang nói chung, bà Ba Cẩn mãi là tấm gương sáng trong như ngọc. Một tấm gương vì chồng vì con và cao hơn tất thảy là vì Tổ quốc. Đền thờ bà Ba Cẩn không chỉ là chốn tâm linh thiêng liêng mà còn là nơi để nhân dân địa phương tưởng nhớ đến bà.

      - "Đặng Thị Nhu là người có trí dũng, từng xông pha trận mạc, giúp chồng đắc lực trong cuộc kháng Pháp. Khoảng đầu năm 1909 dù binh cùn thế kiệt, bà vẫn cùng chồng oanh liệt chỉ huy nghĩa quân chống địch trong trận đánh ở chợ Gồ, khiến các lực lượng do viên Đại tá Bataille đốc suất phải nể vì... Bà là một tấm gương sáng của phụ nữ nước Việt" - Sách "Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam" ghi nhận công lao của bà Ba Cẩn.

      - "Nhiều người đến thăm khu di tích Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế thường hay hỏi tôi: "Mộ bà Ba Cẩn ở đâu?". Đây là một câu hỏi khó, vì có lẽ thân thể xương cốt bà đã mãi mãi ở lại với biển vì cuối năm 1910, bà Ba Cẩn đã nhảy xuống biển tự tử. Việc tìm mộ bà Ba Cẩn theo tôi là chuyện cực khó nếu không muốn nói là không thể".

      Ông Hoàng Minh Hồng (Ban Quản lý Khu di tích Hoàng Hoa Thám)

      Hà Thành đầu độc

      Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
      Vụ Hà Thành đầu độc là vụ mưu sát và binh biến trong hàng ngũ bồi bếp và binh lính người Việt Nam phục vụ cho quân Pháp đóng ở thành Hà Nội diễn ra ngày 27 tháng 6 năm 1908. Mục đích của họ nhằm đầu độc quân Pháp để chiếm Hà Nội, thêm sự tiếp ứng và chỉ đạo từ bên ngoài của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, cùng với sự tham gia của Phan Bội Châu trong việc vạch kế hoạch để tạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi người Pháp.

      Diễn biến trong thành Hà Nội

      Những người bị bắt trong vụ án Hà thành đầu độc
      Lực lượng làm binh biến là các bồi bếp và binh lính người Việt (lính khố đỏ) thuộc trung đội công nhân pháo thủ Hà Nội nằm trong trung đoàn pháo binh bảo vệ thành Hà Nội của Pháp. Đứng đầu nhóm này là bếp Hiên, còn gọi là Hai Hiên, cùng với bếp Xuân, bếp Nhiếp, Đặng Đình Nhân tức "đội Nhân" (chức cai đội), Nguyễn Trí Bình, Dương Bé,... tất cả có trên 10 người. Nhóm có nhiệm vụ nội ứng bên trong: đầu độc 2000 binh lính Pháp thuộc hai trung đoàn pháo binh và bộ binh Pháp đóng trong thành Hà Nội, rồi bắn pháo hiệu làm hiệu lệnh tiến công cho các cánh quân của nghĩa quân chống Pháp đánh vào thành Hà Nội. Tuy vậy mật vụ Pháp đã biết trước một phần kế hoạch do nghi ngờ các hoạt động của bếp Hiên. Trong bữa tối ngày 27 tháng 6 năm 1908, toàn bộ 200 lính Pháp được cho ăn cà độc dược và trúng độc, nhưng ngay sau đó quân Pháp báo động toàn thành và toàn bộ lính người Việt trong thành tham gia khởi nghĩa, chưa kịp bắn ba phát đại bác như đã định, thì đã bị tước vũ khí và bị bắt giam. Ngày hôm sau Pháp đem ra xử và khép tội tử hình đối với 13 binh lính và bồi bếp người Việt. Số lính Pháp thì không có ai thiệt mạng vì độc dược.

      Các cánh quân tiếp ứng bên ngoài

      Lực lượng tiếp ứng bên ngoài gồm 3 cánh quân:
      • Một đội nghĩa quân chống Pháp được lệnh đánh thẳng vào Đồn thủy phía bờ sông (nằm ở vị trí bệnh viện Quân đội 108 ngày nay);
      • Một mũi chờ sẵn trên các thuyền đậu gần một xưởng thuốc lá (có lẽ là trên bờ hồ Trúc Bạch hay hồ Tây) tiến đánh thẳng vào cửa Bắc.
      • Cánh quân thứ ba, trong đó 20 người là người của Hoàng Hoa Thám, được trang bị súng lục, chờ sẵn trước vọng lâu của phủ Toàn quyền, chuẩn bị đánh trại lính khố đỏ ở phía Tây (của nơi tập kết).
      Cả ba cánh quân sẵn sàng chờ hiệu lệnh tiến công từ trong thành phát ra. Chờ đợi mãi không thấy hiệu lệnh tiến công như đã hẹn từ trong thành vọng ra, các cánh quân biết là bị lộ. Theo lệnh của Hoàng Hoa Thám, nghĩa quân ở các hướng khẩn trương rút ra ngoài để khỏi bị quân Pháp bắt.

      Phản ứng của nhà cầm quyền Đông Pháp

      Xử tử

      Lực lượng làm binh biến là các bồi bếp và binh lính người Việt thuộc trung đội công nhân pháo thủ Hà Nội nằm trong trung đoàn pháo binh bảo vệ thành Hà Nội của Pháp.Trong ảnh là các chiến sĩ cách mạng phải đeo gông.

       Đứng đầu nhóm này là bếp Hiên, còn gọi là Hai Hiên, cùng với bếp Xuân, bếp Nhiếp, Đặng Đình Nhân tức "đội Nhân", Nguyễn Trí Bình, Dương Bé... tất cả có trên 10 người.

       

      Nhóm có nhiệm vụ nội ứng bên trong: đầu độc 2.000 binh lính Pháp thuộc hai trung đoàn pháo binh và bộ binh Pháp đóng trong thành Hà Nội, rồi bắn pháo hiệu làm hiệu lệnh tiến công cho các cánh quân của nghĩa quân chống Pháp đánh vào thành Hà Nội. Trong ảnh là cảnh chuẩn bị hành quyết một chiến sĩ cách mạng.

      Tuy vậy, mật vụ Pháp đã biết trước một phần kế hoạch do nghi ngờ các hoạt động của bếp Hiên. Trong bữa tối ngày 27/6/1908, toàn bộ 200 lính Pháp được cho ăn cà độc dược và trúng độc, nhưng ngay sau đó quân Pháp báo động toàn thành và toàn bộ lính người Việt trong thành tham gia khởi nghĩa, chưa kịp bắn ba phát đại bác như đã định, thì đã bị tước vũ khí và bị bắt giam.

      Hội đồng đề hình (tiếng Pháp: Commission criminelle) thành lập ngày 28 tháng 6 năm 1908 có De Mirabel làm chánh thẩm, Duvillier (sau bị thay thế bởi Bosc) và Villain làm bồi thẩm. Công tố viên là Grillaud des Fontaines kết tội lính Việt "xâm phạm nền an ninh của chính phủ Bảo hộ".
      Ngày 8 tháng 7 năm 1908, quân Pháp đưa 3 người đầu tiên: Đặng Đình Nhân, Nguyễn Trị Bình (Tư Bình), và Nguyễn Văn Cốc (Dương Bé) ra xử chém ở phía trước cột cờ Hà Nội (tại vườn hoa Chi Lăng ngày nay). Sau đó quân Pháp bêu đầu của các nghĩa quân bị chém, nhằm ra oai và khủng bố tinh thần dân Việt, để làm thui chột sự phản kháng của người Việt yêu nước.
      Ngày 3 tháng 8 năm 1908 xử tử thêm ba người: Nguyễn Văn Hiên (Bếp Hiên), Cai Ngà, và Bếp Xuân. Ngày 29 thì hành quyết ba người nữa: Lang Sẹo, Cai Xe và Cai Tôn. Cuối cùng ngày 27 tháng 11 năm 1908 thì bốn người cuối cùng bị chém: Đỗ Văn Đàm (Đồ Đàm), Đội Hổ, Lý Chánh, và Vinh.
      Ngoài 13 người phải tội chém, Hội đồng đề hình tuyên án sáu người khác tử hình khiếm diện, tổng cộng là 19 bị tội phải chết. Địa điểm chém là Vườn Bàng ở gần chợ Bưởi. Mộ tập thể không đầu của 9 người này lúc đầu chôn ngay tại pháp trường. Về sau khi người Pháp lấy Vườn Bàng làm xưởng nhuộm thảm thì mộ bị chuyển tới một khu đất thuộc Nghĩa Đô, Từ Liêm. Năm 1988, ngôi mộ này đã được xác định chính xác là nằm tại vườn nhà ông Nguyễn Đức Hỷ, xóm 2 phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy Hà Nội.

      Án tù

      Ngoài những án tử hình, Hội đồng đề hình xét bốn người bị tù khổ sai chung thân, 26 bị khổ sai hữu hạn (5-20 năm tù), và 10 bị án 1-5 năm tù. Tổng cộng hình án là 59 người.
      Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 14:56, ngày 25 tháng 5 năm 2014.

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét