Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 21 (Trần Hưng Đạo)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Trần Hưng Đạo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tượng Trần Hưng Đạo của điêu khắc gia Phạm Thông dựng vào giữa thập niên 1960 tại bến Bạch Đằng, Thành phố Hồ Chí Minh
Trần Hưng Đạo (chữ Hán: 陳興道) (1228 - 1300), còn được gọi là Hưng Đạo Vương (興道王), tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻); là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, và là nhà văn Việt Nam thời Trần.

Thân thế và sự nghiệp

Thân thế

Trần Hưng Đạo' là con trai An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột , và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông . Ông quê quán ở phủ Thiên Trường, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ngày nay.
Ông là người có "dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người", và nhờ "được những người tài giỏi đến giảng dạy" mà ông sớm trở thành người "đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ".

Ba lần chống quân Nguyên Mông

Trần Hưng Đạo trở thành võ quan nhà Trần lúc nào không rõ, chỉ biết vào tháng Chín (âm lịch) năm Đinh Tỵ (1257), ông giữ quyền "tiết chế" để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng 9 (1257), (Trần Thái Tông) xuống chiếu, lệnh (cho) tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới (phía Bắc) theo sự tiết chế của (Trần) Quốc Tuấn" .
Sau khi đánh lui được quân Nguyên Mông lần đầu (1258), tháng Mười (âm lịch) năm 1283, để chuẩn bị kháng chiến lần hai (1285), Trần Hưng Đạo được vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh các lực lượng quân sự. Tháng Tám (âm lịch) năm sau (1284), ông cho duyệt quân ở bến Đông Bộ Đầu (gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay), đọc bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng, rồi chia quân đóng giữ nơi hiểm yếu.
Đầu năm 1285, tức 27 năm sau, quân Nguyên Mông lại ào ạt tiến công vào phía bắc và vùng Thanh Hóa-Nghệ An. Để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế "thanh dã" (vườn không nhà trống), Trần Hưng Đạo ra lệnh rút quân. Quân xâm lược vào Thăng Long rồi tiến xuống Thiên Trường (vùng Nam Định) đuổi theo vua Trần. Vua Trần Thánh Tông lo ngại, vờ hỏi ông xem có nên hàng không. Ông khảng khái trả lời "Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng" . Tháng 5 (dương lịch) năm ấy (1285), ông vạch kế hoạch tổng phản công. Chỉ sau một tháng chiến đấu quyết liệt với các trận Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp,...quân dân nhà Trần đã đánh tan đội quân Nguyên Mông, giải phóng đất nước.
Cuối năm 1287, nhà Nguyên xâm lược lần thứ ba. Trần Nhân Tông hỏi: "Năm nay đánh giặc thế nào?". Trần Hưng Đạo đáp: "Năm nay đánh giặc nhàn". Khi đoàn thuyền lương đối phương bị tiêu diệt ở Vân Đồn, chủ tướng là Hoàng tử Thoát Hoan phải rút lui, ông bố trí lực lượng mai phục ở cửa sông Bạch Đằng trực tiếp tổ chức chiến trường tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi vào tháng Tư (âm lịch) năm Mậu Tý (1288). Thoát Hoan nghe tin đội quân thủy đã vỡ tan rồi, liền dẫn tàn quân tháo chạy về nước, dọc đường bị quân Việt đón đánh khiến "quân sĩ mười phần, tổn hại mất 5, 8 phần". Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để trốn chạy về nước..

Lui về Vạn Kiếp rồi qua đời

Tháng Tư (âm lịch) năm Kỷ Sửu (1289), luận công ba lần đánh đuổi quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo được phong tước Hưng Đạo đại vương. Sau đó, ông lui về ở Vạn Kiếp, là nơi ông được phong ấp (nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Nhân dân lúc bấy giờ kính trọng ông, lập đền thờ sống ông ở Vạn Kiếp. Tại đền có bài văn bia của vua Trần Thánh Tông, ví ông với Thượng phụ (tức Khương Tử Nha)
Tháng Sáu (âm lịch) năm Canh Tý (1300), ông lâm bệnh, được vua Trần Anh Tông tới thăm và hỏi về kế sách chống ngăn "giặc phương Bắc". Chữa mãi không khỏi bệnh, ông mất ngày 20 tháng Tám (âm lịch) năm ấy, thọ khoảng 70 tuổi.
Khi sắp mất, Trần Hưng Đạo dặn các con rằng: "Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục"
Nghe tin Trần Hưng Đạo mất, triều đình nhà Trần phong tặng ông là "Thái sư Thượng Phụ Thựơng Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương". Ông được nhân dân cả nước tôn vinh là "Đức Thánh Trần" và lập đền thờ ở nhiều nơi, song nổi tiếng hơn cả là Đền Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo (Chí Linh, Hải Dương). Đây là nơi ông lập căn cứ, tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.

Tác phẩm

Tác phẩm của Trần Hưng Đạo hiện còn:

Ghi nhận công lao


Tượng đài Trần Hưng Đạo tại bến Bạch Đằng (TP. Hồ Chí Minh)
Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, quân đội nhà Trần đã vượt qua vô vàn khó khăn và hiểm nguy, ba lần đánh tan hàng vạn quân Nguyên Mông xâm lược, giành thắng lợi lẫy lừng, "tiếng vang đến phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên". Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng "thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần" .
Là một Tiết chế đầy tài năng, khi "dụng binh biết đợi thời, biết thừa thế tiến thoái", đặc biệt là có một có một lòng tin sắt đá vào sức mạnh và ý chí của nhân dân, của tướng sĩ, nên Trần Hưng Đạo đã đề ra một đường lối kháng chiến ưu việt, tiêu biểu là các cuộc rút lui chiến lược khỏi kinh thành Thăng Long, để bảo toàn lực lượng. Kế hoạch "thanh dã" (vườn không nhà trống) và những hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa "hương binh" và quân triều đình, những trận tập kích và phục kích có ý nghĩa quyết định đối với cả chiến dịch như ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vân Đồn, và nhất là ở Bạch Đằng...đã làm cho tên tuổi ông bất tử .
Có thể nói tư tưởng quán xuyến suốt đời của Trần Hưng Đạo, là một tấm lòng tận tụy đối với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân. Cho nên trước khi mất, ông vẫn còn dặn vua Trần Anh Tông rằng: "Phải nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc" cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà.


Sử liệu liên quan

Vì nước, quên thù nhà

Năm Đinh Dậu (1237), Thái sư Trần Thủ Độ ép Trần Liễu (cha Trần Hưng Đạo) phải nhường vợ là Thuận Thiên Công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) cho em ruột là vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) dù bà này đã có thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng giáng Lý Chiêu Hoàng (đang là Hoàng hậu) xuống làm Công chúa. Phẫn uất, Trẫn Liễu họp quân làm loạn. Trần Thái Tông chán nản bỏ đi lên Yên Tử. Sau Trần Liễu biết không làm gì được phải đóng giả làm người đánh cá trốn lên thuyền vua Trần Thái Tông xin tha tội. Trần Thủ Độ biết được, cầm gươm đến định giết Trần Liễu nhưng Thái Tông lấy thân mình che cho Trần Liễu. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông đều bị giết . Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn (tức Trần Hưng Đạo). Lúc sắp mất, ông cầm tay Quốc Tuấn, trăng trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải. Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, Trần Quốc Tuấn đem lời cha trăng trối để dò ý hai thuộc tướng thân tín là Dã TượngYết Kiêu. Hai người thuộc hạ ấy can rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu"...Trần Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người.
Một hôm Trần Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ vương: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào? Hưng Vũ vương thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!". Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm ông đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ". Trần Quốc Tuấn rút gươm kể tội: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Trần Quốc Tuấn mới tha. Sau đó, ông dặn Hưng Vũ vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng" .
Năm Ất Dậu (1285), thế quân Nguyên Mông bức bách, hai vua Trần ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ nguyên (sông Ba Chẽ, thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay), sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn (mũi biển thuộc châu Vạn Ninh, gần Móng Cái, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) để đánh lừa quân xâm lược. Sách Đại Việt sử ký toàn thư kể: "Lúc ấy, xa giá nhà vua đang phiêu giạt, mà Trần Quốc Tuấn vốn có kỳ tài, lại còn mối hiềm cũ của An Sinh vương, nên có nhiều người nghi ngại. Trần Quốc Tuấn theo vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. Mọi người đều gườm mắt nhìn. Trần Quốc Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi chỉ chống gậy không mà đi. Còn nhiều việc nữa, đại loại như thế".

Không tham chức, biết gạt bỏ hiềm khích riêng

Trước kia, Trần Thánh Tông thân đi đánh giặc, Trần Quang Khải theo hầu, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương bắc đến. Trần Thái Tông gọi Trần Hưng Đạo tới bảo: "Thượng tướng đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc".Trần Hưng Đạo thưa: "Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Thái sư theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Thượng tướng. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn."
Một hôm, Trần Hưng Đạo từ Vạn Kiếp tới, Trần Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Trần Quang Khải vốn sợ tắm gội, Trần Hưng Đạo thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Trần Quang Khải: "Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm", rồi cởi áo Trần Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: "Hôm nay được tắm cho Thượng tướng". Trần Quang Khải cũng nói: "Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho". Từ đó, tình nghĩa qua lại giữa hai ông ngày càng thêm mặn. Bản thân làm tướng văn, tướng võ, giúp rập nhà vua, hai ông đứng hàng đầu
Sử cũ cũng kể rằng bấy giờ Hưng Vũ vương Nghiễn (là con trai của Trần Quốc Tuấn, lại có công đánh giặc) được lấy Công chúa Thiên Thụy, thế nhưng tướng Trần Khánh Dư lại thông dâm với Thiên Thụy, khiến nhà vua phải xuống chiếu trách phạt và đuổi Khánh Dư về Chí Linh vì "sợ phật ý Quốc Tuấn". Vậy mà khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ 3, Trần Hưng Đạo đã gạt bỏ hiềm riêng, tin cậy "giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư" khi ông này được phục chức. Ngoài ra, khi soạn xong Vạn Kiếp tông bí truyền thư, thì Trần Khánh Dư cũng là người được ông chọn để viết bài Tựa cho sách.

Khéo tiến cử người tài giỏi, kính cẩn giữ tiết làm tôi


Cổng vào đền thờ Trần Hưng Đạo ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Đền thờ Trần Hưng Đạo ở địa chỉ trên
Trần Hưng Đạo khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Các người nổi tiếng khác như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự
Vì có công lao lớn nên nhà vua gia phong ông là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống, chỉ có tước hầu thì phong trước rồi tâu sau. Nhưng Trần Hưng Đạo chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Khi quân Nguyên vào xâm chiếm nước Việt, ông lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ làm lang tướng giả chứ không cho họ tước lang thực, ông rất kính cẩn giữ tiết làm tôi...

Bị chọc vào đầu đến chảy máu, sắc mặt vẫn không thay đổi

Đầu năm Tân Tỵ (1281), vua Nguyên Mông là Hốt Tất Liệt lại sai Sài Xuân đem ngàn quân hộ tống nhóm Trần Di Ái về nước. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Sài Xuân ngạo mạn vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, Xuân dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu... Vua (Trần Nhân Tông) sai Trần Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Xuân nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Xuân làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào trong phòng. Xuân đứng dậy vái chào mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, có biết đâu gọt tóc, mặc áo vải là hình dạng nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Người hầu của Xuân cầm cái tên đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi trở về, Xuân ra cửa tiễn ông..."

Lời tâm huyết trước khi mất


Cọc gỗ Bạch Đằng thời nhà Trần
Tháng Sáu (âm lịch) năm Canh Tý (1300), Trần Hưng Đạo ốm. Vua Trần Anh Tông ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?". Ông trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy".


Vợ, con

Trần Hưng Đạo cưới Công chúa Thiên Thành làm vợ. Bà là Trưởng công chúa của vua Trần Thái Tông. Sau, bà được phong tước là Nguyên Từ quốc mẫu, và mất vào tháng 9 (âm lịch) năm Mậu Tý (1288). Bà sinh hạ cả tất cả 5 người con, gồm 1 gái và 4 trai:
  • Một gái đầu lòng tên là Trinh, thường gọi là Trinh Công chúa, sau trở thành vợ của vua Trần Nhân Tông, tức Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng hậu, rồi sinh ra con là vua Trần Anh Tông sau này.
Bốn trai (không rõ thứ bậc), đều là võ tướng có tài, từng theo cha đánh đuổi quân Nguyên Mông, đó là:
  • Trần Quốc Nghiễn, tước Hưng Vũ vương: Ông cưới Công chúa Thiên Thụy, trở thành Phò mã của vua Trần Thánh Tông. Sau khi đánh đuổi quân Nguyên Mông, tháng Tư (âm lịch) năm 1289, ông được phong làm Khai Quốc công.
  • Trần Quốc Hiện, tước Hưng Trí vương: Khi xét công đánh đuổi, ông không được thăng trật, vì "đã có chiếu cho người Nguyên về nước, các tướng không được cản trở, mà lại còn đón đánh chúng" . Ông cũng là người có công tổ chức khẩn hoang nhiều vùng đất hoang vu của khu vực tỉnh Hải Dương ngày nay.
  • Trần Quốc Tảng, tước Hưng Nhượng vương: Khi xét công, ông được phong làm Tiết độ sứ. Ông có con gái gả cho vua Trần Anh Tông, tức Thuận Thánh Hoàng hậu..
.
Ngoài ra, Trần Hưng Đạo còn có một người con gái nuôi, đó là Anh Nguyên Quận chúa, sau là vợ của danh tướng Phạm Ngũ Lão .Thực ra quận chúa là con gái ruột của Hưng Đạo Vương nhưng ông đã đổi thành con gái nuôi để tránh quy định khắt khe của nhà Trần (chỉ người trong dòng tộc mới được kết hôn) và gả cho Phạm Ngũ Lão.

Vinh danh

Giúp nên cơ nghiệp Trùng Hưng công lao hàng bậc nhất.
Dẫu đã mất mà uy phong còn bẻ gãy giặc Bắc.
Thanh kiếm dài tựa ngoài trời thuở xưa, đêm đêm thường rít lên như gió.
Uy linh khắp biển Đông, sóng cả yên lặng.
Ân trạch ở Phần Dương có sánh cũng bằng thừa.
Mãi khiến giặc Hồ phải biết tay tài giỏi.

Câu nói nổi tiếng

Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng
—Trả lời Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông trong cuộc kháng chiến lần 2
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xẻ thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng.
—Hịch tướng sĩ
Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. (Nên) khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.
—Trả lời Trần Anh Tông về quốc sách giữ nước trước khi mất
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 15:19, ngày 22 tháng 7 năm 2014.

Chuyện tình của Trần Hưng Đạo và công chúa Thiên Thành

(Thâm cung bí sử) - Mối tình của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa đã nở hoa kết trái. Hai ông bà đã sinh hạ được 1 người con gái và 4 người con trai đều là những vị tướng tài giỏi.

(Phunutoday) - Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được biết đến là vị anh hùng của dân tộc, một người đại nhân, đại nghĩa, đại dũng và tên tuổi của ông gắn với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, sống mãi với muôn đời trong lịch sử Việt Nam. Thế nhưng, ít ai biết rằng, phía sau ánh hào quang và công trạng, vị anh hùng này cũng đã trải qua một riêng tư rất ngang trái, đặc biệt là trong chuyện tình cảm.
 
Mối tình đầu của ông với công chúa Thiên Thành, người con gái không chỉ là người em họ của ông mà lúc này, công chúa đã được chỉ định gả cho người khác.
Thế nhưng, là một người tình chung thuỷ, quyết bảo vệ , hạnh phúc, bảo vệ quyền tự do yêu đương, bất chấp cái chết có thể đến với bản thân mình, Trần Quốc Tuấn đã bất chấp tất cả để được sống thật với con tim mình.
Vị anh hùng lỗi lạc của dân tộc
Trần Quốc Tuấn (còn gọi là Trần Hưng Đạo), sinh năm 1232 và mất năm 1300, là danh tướng thời nhà Trần, là người có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Đồng thời, ông còn là một nhà nghiên cứu với các bộ binh pháp “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp bí truyền”.
Trần Quốc Tuấn là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh ra tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Sinh thời, Trần Quốc Tuấn được đánh giá là người có “dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người”, và nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người “đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ”.
Nhờ đó, Trần Hưng Đạo trở thành võ quan nhà Trần và đến tháng 9 năm Đinh Tỵ 1257, ông được giữ quyền “Tiết chế” để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông.
Sau khi đánh lui được quân Nguyên Mông lần đầu  vào năm 1258, đến tháng 10/1283, để chuẩn bị kháng chiến lần hai ông được vua Trần Nhân Tông phong làm “Quốc công Tiết chế” thống lĩnh các lực lượng .
Tháng 8/1284, ông cho duyệt quân ở bến Đông Bộ Đầu (gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay), đọc bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng, rồi chia quân đóng giữ nơi hiểm yếu.
Đầu năm 1285, quân Nguyên Mông lại ào ạt tiến công vào phía Bắc và vùng Thanh Hóa - Nghệ An. Để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế vườn không nhà trống, Trần Hưng Đạo ra lệnh rút quân.
Quân xâm lược vào Thăng Long rồi tiến xuống Nam Định đuổi theo vua Trần Thánh Tông khiến nhà vua lo ngại, hỏi ông xem có nên hàng không. Ông khảng khái trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng".
Lần ấy, chỉ sau một tháng chiến đấu quyết liệt với các trận đánh gắn với các địa danh Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp... quân dân nhà Trần đã đánh tan đội quân Nguyên Mông, giải phóng đất nước.
Nhà Nguyên xâm lược lần thứ ba, một lần nữa ông lại lập công khi đánh cho giặc tan nát ở cửa sông Bạch Đằng. Ghi nhận công lao, Trần Hưng Đạo được phong tước “Hưng Đạo đại vương”.
Sau đó, ông lui về ở Vạn Kiếp, nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ở ẩn cho đến năm Canh Tý 1300, ông lâm bệnh rồi qua đời, thọ 70 tuổi.
Nghe tin Trần Hưng Đạo mất, triều đình nhà Trần phong tặng ông là "Thái sư Thượng Phụ Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương". Ông được nhân dân cả nước tôn vinh là "Đức Thánh Trần" và lập đền thờ ở nhiều nơi.
Ngoài nổi tiếng trên chiến tuyến, Hưng Đạo Vương còn được biết đến là một nhà văn với những tác phẩm để đời như: “Dụ chư tỳ tướng hịch văn” (Hịch tướng sĩ); Binh gia diệu lý yếu lược (Binh thư yếu lược); Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Sách bí truyền của tông phái Vạn Kiếp) và nhiều tác phẩm văn chương khác.
Ngoài ra, ông còn được đánh giá là nhà cầm quân tài ba, “tiếng vang đến phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên”. Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng “thiên tài có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần”.
Tư tưởng quán xuyến suốt đời của Trần Hưng Đạo, là một tấm lòng tận tụy đối với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân.
Trần Hưng Đạo khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước. Dã Tượng, Yết Kiêu đều là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Các người nổi tiếng khác như Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự.
Vì có công lao lớn nên nhà vua gia phong ông là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống nhưng Trần Hưng Đạo chưa bao giờ phong tước cho một người nào.
Khi quân Nguyên vào xâm chiếm nước Việt, ông lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ làm tướng giả chứ không cho họ chức sắc thực. Sinh thời, ông rất kính cẩn giữ tiết làm tôi.
Liều chết để bảo vệ
Chuyện tình cảm của vị anh hùng này bắt đầu vào năm 1251, lúc này Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mới là một thanh niên 20 tuổi. Ông yêu công chúa Thiên Thành, con gái của vua Trần Thái Tông. Công chúa Thiên Thành là em con chú của Trần Quốc Tuấn.
Nhưng nhà Trần thời đó có quy định anh em trong họ phải lấy nhau, không được gả cho người ngoài, nên việc Trần Quốc Tuấn đem lòng yêu thương công chúa Thiên Thành cũng là điều chấp nhận được.
Tuy nhiên, oái ăm ở chỗ, lúc bấy giờ, công chúa Thiên Thành đã được gả cho Trung Thành Vương, là con trai của Nhân Đạo Vương, một vị vương gia trong họ Trần.
Dẫu biết như thế nhưng Quốc Tuấn vẫn đem lòng yêu say đắm Thiên Thành và công chúa cũng đã dành tình cảm riêng tư sâu nặng cho con trai An Sinh Vương Trần Liễu. Đến ngày 15/2 năm ấy, nhà vua cho tổ chức ngày hội lớn kéo dài trong vòng 7 ngày, với nhiều trò chơi.
Người trong triều, ngoài nội nườm nượp rủ nhau đến xem. Trước đó, vua đã nhận lễ vật gả công chúa Thiên Thành cho Trung Thành Vương và dù chưa chính thức cưới hỏi, nhà vua cũng đã cho phép công chúa đến ở nhà Nhân Đạo Vương, chờ ngày làm lễ hợp cẩn.
Đêm ấy, khi biết tin người mình yêu thương sắp ván đã đóng thuyền, Trần Quốc Tuấn đau khổ không nguôi, buồn nghĩ:  “Chỉ ngày mai thôi, người mình trộm nhớ thầm yêu sẽ chính thức thành vợ người khác”.
Thế là, giữa đêm mọi người đang mải mê xem hội, Trần Quốc Tuấn quyết định mạo hiểm để đến với công chúa Thiên Thành. Ông đến phủ của Nhân Đạo Vương để quan sát nơi người yêu đang ở. Đó là một biệt phủ với tường cao, cổng kín, lính canh cẩn thận.
Không thể vào được bằng đường cổng chính, ông liều lĩnh leo tường phía sau để đột nhập vào trong phủ. Đêm tối nhưng nhờ ánh sáng hắt ra từ các gian phòng nên ông đã tìm ra phòng công chúa rồi lẻn vào. Trông thấy giai nhân, Thiên Thành mặc dù rất vui nhưng cô cũng tỏ ra vô cùng lo lắng.
Hơn ai hết, Hưng Đạo Vương và công chúa biết rất rõ nội quy chốn cung cấm, nếu chuyện đột nhập bị bại lộ thì nhất định Nhân Đạo Vương sẽ không tha tội chết cho ông. Vậy nên, ngay khi vừa tới phòng thì hai người đã ngay lập tức bày mưu tính kế để thoát tội.
Theo đó, hai người đã sai thị nữ nhanh chân chạy báo cho vua cha Trần Thái Tông và cả cô ruột Thụy Bà, là chị của vua đồng thời cũng là mẹ nuôi của Trần Quốc Tuấn.
Nghe tin con mình lâm vào hoàn cảnh oái oăm như thế, bà vội vàng chạy vào cung để tạ lỗi với nhà vua, đồng thời bịa ra câu chuyện Nhân Đạo Vương đã bắt giữ Trần Quốc Tuấn, lo sợ sẽ bị giết.
Nghe tin dữ, nhà vua lập tức liền sai nội nhân đi ngay trong đêm và khi toán quân này đến phủ Nhân Đại Vương thì gia chủ mới biết chuyện gì đang xảy ra trong dinh mình. Nhờ thế nên không những thoát tội mà Trần Quốc Tuấn còn được nội nhân của nhà vua đưa về cung an toàn.
Trở về tư dinh của mình, Trần Quốc Tuấn trình hết mọi chuyện cho cô ruột Thụy Bà biết về tình cảm của mình. Vốn thương con nuôi, nên Thụy Bà tìm cách cho Trần Quốc Tuấn kết duyên cùng Thiên Thành.
Sáng hôm sau, bà vào cung dâng lên nhà vua 10 mâm vàng sống và xin cho đôi trẻ yêu thương nhau được kết tóc xe duyên. Trước tình cảm của đôi trẻ, vua Trần Thái Tông không biết làm cách nào, đành phải gả công chúa Thiên Thành cho Trần Quốc Tuấn.
Để hoàn lại sính vật và tạ lỗi cho Trung Thành Vương, nhà vua đã cắt 2.000 khoản ruộng ở phủ Ứng Thiên, thuộc huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ và Thanh Oai – Hà Nội ngày nay). Cùng ngày hôm đó, công chúa Thiên Thành trở thành vợ Trấn Quốc Tuấn.
Mối tình của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa đã nở hoa kết trái. Hai ông bà đã sinh hạ được 1 người con gái và 4 người con trai đều là những vị tướng tài giỏi, có công lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm và đều được phong đến tước vương.
Người gái đầu lòng tên là Trinh, thường gọi là Trinh công chúa, sau trở thành vợ của vua Trần Nhân Tông, tức Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu, rồi sinh ra con là vua Trần Anh Tông sau này.
Bốn trai, đều là võ tướng có tài, từng theo cha đánh đuổi quân Nguyên Mông, đó là Trần Quốc Nghiễn, tước Hưng Vũ vương. Ông cưới công chúa Thiên Thụy, trở thành Phò mã của vua Trần Thánh Tông. Sau khi đánh đuổi quân Nguyên Mông, tháng 4/1289, ông được phong làm Khai Quốc công.
Người con kế tiếp là Trần Quốc Hiện, tước Hưng Trí vương, ông cũng là người có công tổ chức khẩn hoang nhiều vùng đất hoang vu của khu vực tỉnh Hải Dương ngày nay. Trần Quốc Tảng, tước Hưng Nhượng vương, khi xét công, ông được phong làm Tiết độ sứ.
Ông có con gái gả cho vua Trần Anh Tông, tức Thuận Thánh Hoàng hậu và Trần Quốc Uất, tước Minh Hiến vương. Ngoài ra, Trần Hưng Đạo còn có một người con gái nuôi, đó là Nguyên Công chúa, sau là vợ của danh tướng Phạm Ngũ Lão.
Trong khi ông xông pha nơi trận mạc, bày binh lập kế đánh thắng quân thù thì công chúa Thiên Thành là người lo toan công việc hậu cần ở hậu phương, góp phần cùng chồng đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông.
Bà được triều đình phong là “Nguyên Từ Quốc mẫu”. Cùng với Linh Từ Quốc mẫu vợ Thái sư Trần Thủ Độ, đây là hai người phụ nữ có đức độ, có uy tín, có công lao lớn đối với triều đình nhà Trần và được phong đến bậc Quốc mẫu.
Nguyên Từ Quốc mẫu mất vào năm 1288 sau 37 năm sống hạnh phúc bên chồng, vị tướng lĩnh tài ba của quân dân Đại Việt.
  • Thiên Thành
( http://phunutoday.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét