Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

CHUYỆN VỤ ÁN 6 (Siêu gián điệp dưới mác luật sư)

(ĐC chép từ 24h.com.vn)

Siêu gián điệp dưới mác luật sư (Kỳ 1)
Alger Hiss

Siêu gián điệp dưới mác luật sư 

Những câu chuyện về luật sư Alger Hiss luôn là những câu chuyện thú vị khi tên tuổi ông gắn với Richard Nixon, vị tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ.
Trong cuộc đời sự nghiệp của Richard Nixon, vị tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ, nhiệm kỳ từ năm 1969 đến năm 1974, tên tuổi của Alger Hiss, một luật sư nổi tiếng của Mỹ được nhắc đến nhiều.
Những câu chuyện liên quan đến luật sư Alger Hiss luôn là những câu chuyện đặc biệt. Cuộc đời và những năm hoạt động từng được coi như một điệp viên Liên Xô của Alger Hiss gắn với vận mệnh của Richard Nixon,  "kẻ thù không đội trời chung" của Hiss.
Alger Hiss sinh năm 1904, là con thứ 4 trọng một gia đình trung lưu ở Baltimore, Maryland. Mặc dù rất dư giả về tài chính, nhưng gia đình Alger Hiss thật sự bất hạnh khi lần lượt những thành viên trong gia đình tìm đến cái chết.
Khi Alger Hiss hai tuổi, cha của ông đã cắt cổ tự tử bằng một lưỡi dao cạo. 25 tuổi, cô em gái Mary Ann uống thuốc độc tử tự. Không lâu sau, Anh trai sát Alger, Bosley nghiện rượu rồi mắc chứng rối loạn tâm thần cũng qua đời.
Với dáng vẻ cao ráo và khuôn mặt điển trai, cộng thêm sự tự tin của mình, Alger Hiss đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều người. Sự tự tin của Hiss đôi khi bị nhận xét là kiêu ngạo. Bất chấp những bi kịch liên tiếp của gia đình, Hiss vẫn không bị ảnh hưởng, và sớm thành công khi còn khá ít tuổi.
Alger Hiss tốt nghiệp Đại học John Hopkins vào năm 1926. Trong suốt thời gian theo học ở đây, Hiss luôn được đánh giá là một trong những sinh viên xuất sắc của trường.
Năm 1930, Alger Hiss tốt nghiệp Đại học Luật Havard và kết hôn với Priscilla Hobson, một phụ nữ trẻ thông minh. Hobson đã có một cậu con trai 3 tuổi tên là Timothy.
Hiss gặp gỡ và yêu Hobson khi cô vừa Iy hôn người chồng đầu tiên của mình. Tình yêu chân thành của Hiss đã khiến một phụ nữ mạnh mẽ như Hobson rung động. Cô đồng ý kết hôn với Hiss bất chấp dư luận và sự phản đối từ phía gia đình Hiss. Sau khi kết hôn, Hobson quay lại với công việc viết văn và biên tập sách.
Tốt nghiệp, Hiss làm nhân viên thư ký cho Oliver Wendell Holmes, một luật gia nổi tiếng của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Sau thời gian làm ở New York và Boston, Hiss được bổ nhiệm làm nhân viên tư vấn luật cho Phòng quản lý kinh tế Franklin Roosevelt. Năm 1936, Hiss chính thức là nhân viên của Bộ ngoại giao và thực sự thành công với công việc của mình.
Năm 1948, khi Alger Hiss 43 tuổi, mọi thứ bắt đầu thay đổi, chính xác hơn, một nhân vật khác xuất hiện đã làm thay đổi cuộc đời Hiss.
Đó chính là Whittaker Chambers, một nhà văn, nhà biên tập, sau này là một điệp viên nổi tiếng của Liên Xô.
Whittaker Chambers sinh năm 1901 ở Philadelphia. Trái với gia đình Alger Hiss, gia đình Chambers sống trong cảnh nghèo đói, luôn phải vật lộn với những khó khăn về tài chính. Cha Chambers vẽ tranh minh họa cho  sách và các tạp chí. Mẹ Chambers từng là một diễn viên những đã nghỉ việc  ở nhà nội trợ.
Gia đình Chambers chuyển đến Long Island khi Chambers còn rất nhỏ. Khi còn bé, Chambers được gọi với cái tên “Vivian”.
Khi Vivian được 10 tuổi, cha anh thừa nhận mình là một người đồng tính nam, ông từ bỏ vợ và những đứa con nhỏ của mình để theo một người đàn ông khác.
Vivian thường xuyên bị bạn bè trêu chọc bởi dáng thấp, béo và sự cẩu thả của mình, nhưng bù lại mọi người đều công nhận Vivian khá thông minh.
Trường trung học nơi Vivian theo học có một truyền thống lạ đối với những học sinh chuẩn bị tốt nghiệp, một học sinh sẽ được chọn để nói “lời tiên tri” mà cậu nghĩ sẽ thành hiện thực. Vivian có được vinh dự đó và cậu đã khiến cả trường náo loạn khi mạnh dạn đưa ra "lời tiên tri" điên rồ của mình, "Cô bạn cùng lớp sẽ trở thành gái điếm."
Thành tích học tập của Vivian khá tốt. Cậu được nhận vào đại học Colombia. Thời gian này, Vivian đổi tên thành Whittaker. Năm thứ hai, Chambers bị đuổi khỏi Colombia khi viết một cuốn sách xuyên tạc hình tượng Chúa Kitô.
Chambers luôn muốn khám phá nhưng miền đất khác nhau trên thế giới. Cùng với một vài người bạn cùng chí hướng, Chambers đã lên tàu tới Châu Âu. Chambers nghiên cứu thêm về những vấn đề chính trị và kinh tế.
Quay trở lại sau chuyến đi, Chambers được nhận lại vào đại học Colombia. Chambers kết hôn năm 1931 với Esther Shemitz, một nghệ sĩ không tên tuổi.
Năm 1932, Chambers bắt đầu làm gián điệp cho Liên Xô. Thông qua một tổ chức đặc biệt, Chambers đã chụp những bức ảnh tư liệu bí mật của chính phủ Mỹ, để gửi làm tư liệu một bộ phim của Liên Xô. Trong suốt nhiều năm, Chambers đã mắc tội phản bội đất nước mình.


Siêu gián điệp dưới mác luật sư (Kỳ 2)
Whittaker Chambers

Năm 1948, mười năm sau khi dừng hoạt động gián điệp, Chambers bất ngờ tố cáo luật sư Hiss cũng là gián điệp của Liên Xô.
Năm 1932, Chambers bắt đầu làm gián điệp cho Liên Xô. Những hoạt động của Chambers trong nhiều năm được coi là phản bội đất nước của mình. Mãi cho đến năm 1937, Chambers mới thay đổi lại suy nghĩ. Ông muốn chấm dứt những hoạt động gián điệp của mình.
Chambers cảm thấy lo lắng khi cân nhắc quyết định. Nếu Chambers thừa nhận những hoạt động của mình trong một vài năm trước, có thể Chambers sẽ nhận án tù lên đến 20 năm. Hiện tại, Chambers và Esther đã có hai con, anh không muốn con mình lớn lên chứng kiến cảnh cha chúng bị giam giữ vì tội phản bội đất nước.
Chambers đã tạo cho mình một bộ hồ sơ cá nhân khác với tên khác, thay vì cái tên đã dùng trong thời kỳ hoạt động. Chambers lo sợ gia đình mình sẽ bị trả thù.
Chamber cần một công việc trong chính phủ để làm vỏ bọc cho mình và quyết định làm việc cho một dự án nghiên cứu quốc gia. Esther, vợ ông được nhận làm giáo viên dạy mĩ thuật tại một trường mẫu giáo.
Tháng giêng năm 1938, dự án Chambers tham gia cắt giảm bớt nhân lực, và Chambers là một trong số những thành viên bị cắt giảm. Đây không phải tin tốt cho Chambers, anh cố gắng liên hệ tìm việc và nhanh chóng được nhận làm biên tập cho nhà xuất bản đại học Oxford.
Để an toàn hơn cho gia đình, Chambers thuê một căn hộ thị trấn Woodlawn, bên ngoài Baltimore. Cả gia đình 4 người sống tại đấy. Chủ ngôi nhà sống cùng với gia đình Chambers, ông có một con chó rất dữ, Chamber hi vọng điều này có thể hạn chế được những vị khách không mời tới thăm gia đình.
Thời gian này, Chambers cố gắng thu thập một số thông tin quan trọng trong tổ chức mình từng hoạt động. Chambers nghĩ đó sẽ là phao cứu sinh cho mình trong trường hợp nguy hiểm sau này.
Tới năm 1948, Chambers rời khỏi tổ chức sau 10 năm hoạt động và chuyển làm biên tập viên cho tạp chí Time. Tháng 3 năm đó, Chamber xuất hiện trước Ủy ban điều tra của Hạ viện Hoa Kỳ (HUAC) để tố cáo những tên gián điệp đang hoạt động trong nhà nước Mỹ. Hành động này của Chamber được ví như quả bom chuẩn bị phát nổ phát tan sự nghiệp của Alger Hiss.
Theo thông tin Chamber cung cấp cho Ủy ban, từ năm 1922 đến năm 1937, Chambers hoạt động cho Liên Xô cho đến khi nhận ra mình đang phản bội lại đất nước. Chamber muốn “cảnh báo” cho Mỹ những mối đe dọa từ bên trong đang có ý định chống phá.
Chambers đã thông báo cho trợ lý ngoại trưởng Adolph Berle những gián điệp hiện đang làm việc trong những cơ quan quan trọng của Mỹ, trong đó có Alger Hiss. Theo Chambers, Alger Hiss cũng là một gián điệp do Liên Xô cài vào, hai người đã từng gặp nhau và làm việc cùng nhau với chung mục đích.
Alger Hiss phủ nhận hoàn toàn những lời khai của Chambers, “Tôi không biết Chambers, và cũng chưa bao giờ gặp mặt anh ta.”
Ngày 5/8, Alger Hiss đã đứng trước HUAC để khẳng định lại lời mình nói. Duy nhất một  thành viên trong Ủy ban nghi ngờ lời khai của Hiss. Anh ta cho rằng Hiss đang che dấu hành vi phản bội của mình. Đó chính là Richard Nixon, một nghị sĩ quốc hội đến từ California.
Richars Nixon năm 1913 ở Yorba Linda, California, tốt nghiệp đại học Luật Duke và trở thành một luật sư có tiếng ngay sau khi tốt nghiệp.
Nixon được bầu làm nghị sĩ Đảng Cộng hòa vào năm 1946. Trong suốt sự nghiệp của mình, Richard Nixon được đánh giá rất cao bởi khả năng và khiêm tốn. Tuy nhiên, một điểm yếu của Nixon đó là hay nghi ngờ người khác. Nhưng trong trường hợp của Alger Hiss, Nixon có quyền được nghi ngờ. Alger Hiss đang che đậy điều gì đấy.
HUAC đã thành lập một tiểu ban đặc biệt với mục đích điều tra hoạt động của Chambers và Hiss. Tiểu ban bao gồm Edward Hbert, nghị sĩ của Louisiana, John McDowell, nghị sĩ của Pennsylvania, và Nixon, nghĩ sĩ từ California.
Chambers cho rằng Hiss không nói dối khi tuyên bố, “Cái tên Whittaker Chambers không có ý nghĩa gì với tôi” bởi cái tên Chambers dùng khi hoạt động gián điệp cho Liên Xô là “Carl”.
Tuy đã không hoạt động với Hiss trong nhiều năm, những Chambers vẫn nhớ một vài chi tiết cá nhân liên quan đến Hiss.
Chambers cho biết, Hiss cao hơn mình 4 phân và không uống rượu. Bạn bè Hiss gọi Hiss là Dilly, còn vợ Hiss, Priscilla gọi Hiss là Hillly. Chambers còn biết Hiss thường xuyên gọi vợ mình là Prossy. Nhưng chi tiết do Chambers cung cấp khá đặc biệt, nó đã được xác nhận bởi một số người thân của gia đình Hiss.
Ngày 16/8, Hiss lại một lần nữa xuất hiện trước HUAC, vẫn khẳng định mình không hề quen biết Chambers.


Siêu gián điệp dưới mác luật sư (Kỳ 3)
Alger Hiss

Để buộc tội Hiss, Chambers buộc phải đưa ra “phao cứu sinh” của mình. Đó là những tài liệu quan trọng của Bộ ngoại giao Mỹ.
 Ngày 16/8, Alger Hiss lại một lần nữa đứng trước HUAC, khẳng định mình không có bất cứ mối quan hệ nào với Whittaker Chambers và phủ nhận những thông tin Chambers cung  cấp.
Tuy nhiên, lần này Alger  Hiss thừa nhận mình biết một người có ngoại hình giống như  Whittaker Chambers, nhưng  người này tên là George Crosley.
Theo lời Hiss, Crosley là một người quen của mình, anh ta là một nhà văn nghèo, luôn gặp vấn đề khó khăn về kinh tế, thậm chí không có đủ tiền để thuê nhà. Hiss là người thường xuyên giúp đỡ Crosley, hai người khá thân thiết với nhau, tuy nhiên, họ đã ngừng liên lạc từ năm 1936. Hiss đã tặng Crosley chiếc xe Ford cũ của mình khi đổi xe  mới.
Chambers cũng nhớ rằng Hiss có một chiếc xe Ford A cũ, và đã bán nó sau khi mua chiếc xe mới. Số tiền bán xe Hiss dành ủng hộ cho những tổ chức nghèo ở miền Tây và một số nơi khác.
Hiss đã phủ nhận những thông tin này. Nhưng Nixon lại hoàn toàn tin những lời Chambers nói, những câu hỏi của Nixon dành cho Hiss trong ngày hôm đó chủ yếu xoanh quanh chiếc xe Ford A của Hiss.
Ngày 17/8, Whittaker Chambers đã có mặt tại buổi điều trần cùng với Alger Hiss. Nixon muốn hai người đàn ông này đối diện với nhau.
Trước khi gặp Chambers, Hiss yêu cầu được nghe giọng nói của Chambers để xác nhận lại mình có quen người đàn ông này hay không.  Hiss muốn Chambers đọc một đoạn trong cuốn tạp chí để Hiss có thể nghe rõ hơn thay vì nói vài câu.
Hiss nhớ rằng người bạn George Crosley của mình có rất nhiều răng sâu và yêu cầu được kiểm tra răng của Chambers. Chambers đã đồng ý điều đó. Điều này đã khiến cuộc đối đầu lịch sử giữa Hiss và Chambers trở thành một màn kịch.
Phiên điều trần tiếp theo vào ngày 25/8 trong phòn họp kín của tòa nhà Old House. Đây được coi là phiên điều trần đầu tiên của Quốc hội được truyền hình.
Có hơn 500 người “chen chúc” trong căn phòng để theo dõi những câu hỏi Nixon đặt ra cho Hiss. Nixon càng ngày càng tỏ ra hiếu chiến trong những câu hỏi, “Nhưng ai biết Crosley? Vợ anh có biết không?".
Hiss trả lời tất cả những câu hỏi được đặt ra một cách ngắn gọn nhất. Theo Hiss nhớ, có 3 người biết  Crosley.
Theo điều tra của HUAC, 3 người biết Crosley thì một người đã chết, một người không thể tìm ra tung tích, và người còn lại không nhớ  có quen ai tên là Crosley.
Một thời gian sau đó, Chambers bất ngờ xuất hiện trước giới báo chí, buộc tội Alger Hiss đã từng là gián điệp cho Liên Xô, và có thể hiện tại Hiss vẫn đang tiếp tục nhiệm vụ đó.
Luật sư của Hiss ngay lập tức kiện Chambers với tội danh vu khống và yêu cầu bồi thường 50.000 đô la.
Khi luật sư của Hiss hỏi Chambers, liệu Chambers có thể cung cấp bất kì giấy tờ nào để chứng mình Hiss từng hoạt động gián điệp hay không,  Chambers buộc phải đưa ra “phao cứu sinh” của mình. Đó là những tài liệu và những bản chép tay của Hiss sao chép những tài liệu quan trọng của Bộ ngoại giao Mỹ.
Chambers khai rằng, khi mình và Hiss cùng làm gián điệp cho Liên Xô, Hiss đang là nhân viên của Bộ ngoại giao. Hiss đã bí mật lấy những tài liệu quan trọng của Bộ ngoại giao mang về cho vợ mình đánh máy lại vào buổi tối, bản gốc sẽ được mang trả lại vào sáng hôm sau. Những bản sao sẽ thông qua Chambers chuyển qua cho Liên Xô. Chambers cho biết mình có cả những bản sao được viết tay với nét chữ của Hiss.
Những bằng chứng này chống lại Alger Hiss những rõ ràng cũng chống lại Chambers. Chambers chắc chắn cũng sẽ bị kết án.
Sau này, Alger Hiss thừa nhận chữ trên những bản viết tay do Chambers cũng cấp chữ của mình nhưng không thừa nhận mang tài liệu về nhà cho vợ mình đánh máy lại, cũng như việc giao tài liệu của Bộ ngoại giao cho Chambers.
Hiss cho biết gia đình mình có một chiếc máy đánh chữ, vợ Hiss, Priscilla là một nhà văn, cô cần nó để soạn bản thảo cho những cuốn sách của mình trước khi gửi xuất bản. Hiss không nhớ chiếc mày đó thương hiệu gì, những nó hoạt động rất kém và Priscilla đã bán nó đi.
Hiss hứa cung cấp những bản thảo vợ mình đã từng soạn bằng chiếc máy đó để đối chứng với những bản thảo Chambers cung cấp nếu phía điều tra yêu cầu.
Ngày 2/12/1948, nhân viên điều tra của HUAC đã có mặt tại trang trại của Whittaker Chambers để thu thập những tài liệu mật theo lời khai của Chambers. Những bằng chứng thu được một phần chứng minh những điều Chambers nói là sự thật.
Luật sư của Hiss cũng đã có được những bản thảo của vợ Hiss trong khoảng thời gian có liên quan, chúng được giao cho các nhận viên điều tra để đối chứng. 

Siêu gián điệp dưới mác luật sư (Kỳ 4)
Alger Hiss và luật sư Lloyd Stryker

Bằng chứng quan trọng nhất để buộc tội Hiss là 4 bản ghi chú viết tay với nét chữ của Hiss và 65 trang tài liệu được đánh máy do Chambers cung cấp.
Những  tài liều thu thập được tại nhà Chambers cùng với những bản thảo của vợ Hiss được soạn trong thời gian có liên quan đã được gửi đến phòng giám định FBI để đối chiếu. Kết quả đúng như mong đợi của Nixon, tất cả đều được soạn thảo từ một chiếc máy đánh chữ hiệu Woodstock.
Khoảng 250 nhân viên điều tra của chính phủ đã được giao nhiệm vụ tìm kiếm chiếc máy cũ này ở khắp 45 thành phố. Mặc dù không tìm thấy chiếc máy đánh chữ những kết quả giám định đã đủ bằng chứng để mở một phiên tòa.
Tuy nhiên, trong vụ này, những người ủng hộ Chambers ở trong tình thế khó khăn. Nếu những bằng chứng có được đủ để chứng mình Hiss đã từng hoạt động như một gián điệp của Liên Xô thì chúng cũng chứng minh Chambers từng là một gián điệp. Còn nếu Hiss không phản bội lại  Mỹ thì Chambers sẽ bị truy tố trong trường hợp này. Họ cần có những tác động mạnh tới phía công tố viên để mục đích cuộc điều tra chỉ tập trung chống lại Hiss. Dù kết quả thế nào, Hiss vẫn có thể là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ.
Trong thời gian này, một số chuyện ngoài mong đợi đã xảy ra đối với gia đình Chambers. Nó không liên quan đến quá trình hoạt động chính trị của Chambers nhưng khiến Chambers không còn quan tâm nhiều đến chuyện của Hiss.
Esther, vợ Chambers, lái xe đâm phải một cụ bà bị điếc đã 70 tuổi khi bà đang cố gắng sang đường.  Gia đình bà cụ này đã đệ đơn kiện. Esther bị bắt, bị kết tội ngộ sát và lái xe thiếu thận trọng.  Tuy  vụ việc được giải quyết nhanh chóng nhưng Esther đã bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng.
Trong phiên tòa sắp tới, nêu Algers thoát đựoc án, thì những gì HUAC có được trong quá trình điều tra sẽ là “đám mây đen” đối với sự nghiệp của Hiss.
Phiên tòa đầu tiên được bắt đầu từ này 31/5/1949, kéo dài 5 tuần cho đến ngày 8/7. Tom Murphy là người phụ trách việc truy tố. Luật sư chính bảo vệ cho Hiss là Lloyd Stryker, người trợ giúp ông trong vụ này là Edward McLean. McLean đã từng học luật  tại Harvard với Hiss.
Ngay trong ngày đầu của phiên tòa, Stryker đã lên tiếng chỉ trích Chambers. Theo những điều tra của Stryker, Chambers có một lý lịch “không sạch”.
Năm 1937, Chambers đang làm việc cho chính phủ Mỹ, đã tuyên thệ trung thành với chính phủ. Tuy nhiên, Chambers đã vi phạm lời tuyên thệ, hoạt động gián điệp cho Liên Xô.
Stryker cũng chỉ ra những hành vi không lành mạnh trong cuộc sống của Chambers. Chambers đã từng lấy trộm sách của các thư viện. Sống không hôn thú với bảy phụ nữ, một trong số đó là gái mại dâm nổi tiếng ở New Orleans, cô gái này được biết đến với tên gọi “Annnie một mắt”. Chambers không theo bất kỳ tôn giáo nào, đã từng bị đuổi khỏi đại học Columbia khi viết một cuốn sách có ý bôi xấu hình tượng Chúa Kitô.
Trước những lời lẽ cố tình làm xấu đi hình ảnh của mình, Chamber vẫn điềm tĩnh trước tòa. Chambers không ngần ngại thừa nhận những gì Stryker đưa ra hay thậm chí thừa nhận việc khai man khi buộc tội Hiss với một giọng thờ ơ.
Trong phiên tòa lần này, vợ Chambers, Esther  mặc dù đang khủng hoảng về tinh thần cũng có mặt, cô còn đứng ra làm chứng cho những lời nói của chồng mình. Esther cho rằng mình biết gia đình Hiss và Priscilla.
Theo Esther, hai vợ chồng cô và con gái Ellen đã đến thăm gia đình Hiss. Khi đó Ellen còn rất bé, cô bé đã vô tình tè ướt sàn nhà Hiss, chính Priscilla đã dùng một khăn vải cũ làm tã lót cho Elllen. Esther nhớ gia đình Hiss ở Volta Place, có một căn phòng rất rộng màu hồng với rất nhiều sách và một chiếc sân  được lát gạch Tây Ban Nha.
Hiss thừa nhận gia đình mình từng sống ở Volta Palce những đã chuyển khỏi đó từ tháng 12/1937.
Bằng chứng quan trọng nhất để buộc tội Hiss đó là 4 bản ghi chú được viết tay với nét chữ của Hiss và 65 trang tài liệu được đánh máy do Chambers cung cấp.
Walter Anderson, người quản lý giấy tờ, tài liệu của Bộ ngoại giao cũng có mặt. Anderson có mang đến những tài liệu gốc được cho là đã bị sao chép đến tòa. Ông xác định những bản thảo Chambers có được sao chép từ tài liệu của Bộ ngoại giao.
Luật sư Strykers đã đưa ra những thông tin bảo vệ Hiss trong tình huống này khi nhắc đến một nhân vật có tên Julian Wadleigh. Julian Wadleigh từng làm việc cho Bộ ngoại giao Mỹ trong thời  gian Hiss bị cáo buộc.  Wadleigh đã thừa nhận mình là gián điệp hoạt động cho Liên Xô. Anh là người tiếp nhận các tài liệu của Bộ ngoại giao và chuyển chúng tới những bộ phận có liên quan. Luật sư Stryker cho rằng chính Wadleigh đã lẻn vào phòng Hiss lấy những giấy tờ quan trọng.
Rất nhiều những nhân vật nổi tiếng trong chính phủ Mỹ đã lên tiếng bảo vệ Hiss. Theo họ, Hiss là một chính khách tốt, trung thực và yêu nước. Thống đốc bang Illinois, Adlai Stevenson nhận xét Hiss là một người Mỹ trung thành và đáng tin cậy.
Công tố viên Felix Frankfurter xuất hiện tại phòng xử án, đứng ở vị trí nhân chứng bảo vệ cho Hiss. Chưa bao giờ có trong lịch sử Mỹ, một công tố viên của Tòa án tối cáo đứng ra làm chứng trong một phiên tòa hình sự.

Siêu gián điệp dưới mác luật sư (Kỳ cuối)
Alger Hiss

Alger Hiss tỏ ra khá bình tĩnh trong suốt phiên tòa, thậm chí còn khiến công tố viên Murphy lúng túng khi sửa lỗi ngữ pháp cho ông.
Hiss khẳng định gia đình mình có chiếc máy đánh chữ hiệu Woodstock nhưng đã không dùng nó từ cuối tháng 12/1937. Ban đầu, Hiss và Priscilla không nhớ rõ đã bán nó hay cho ai khác. Có thời điểm, Priscilla nhớ rằng mình đã cho người giúp việc của gia đình mình tên là Claudia Catlett chiếc máy đó.
Catlett từng là người giúp việc cho nhà Hiss. Sự xuất hiện của Catlett tại phiên tòa là một bất ngờ đối với vợ chồng Hiss. Catlett nhớ rằng mình đã gặp một người đàn ông có ngoại hình giống Chambers tại nhà Hiss cách đây nhiều năm. Cô nhớ Hiss gọi người này là “Crobsy”. Chính Catlett đã phục vụ trà cho Crobsy.
Gia đình Hiss đã cho Catlett một số đồ dùng cũ mà gia đình không dùng đến, bao gồm cả chiếc máy đánh chữ. Catlett cũng không nhớ được chi tiết chiếc máy này như thế nào bởi bọn trẻ nhà cô là người dùng nó.
Nhân chứng tiếp theo sau Catlett xuất hiện tại tòa là con trai cô, Mike 27 tuổi. Mike đã có thời gian hoạt động trong quân đội. Theo lời kể của Mike, gia đình anh nhận chiếc máy này khi ở Volta. “Đó không phải là một món quà tuyệt vời. Nó đã cũ, các phím gõ thường xuyên bị kẹt.”
Trong khi Mike đang kể về món quà gia đình mình từng nhận được, một chiếc hộp lớn được mang đến đặt trên bàn của luật sự Stryker. Đó là chiếc máy Woodstock 230.009. Luật sư McLean lúng túng khi sử dụng nó. Mike được yêu dùng thử, chỉ sau vài phím gõ, Mike đã khẳng định nó là loại máy anh được dùng cách đây nhiều năm.
Siêu gián điệp dưới mác luật sư (Kỳ cuối) - 1
Alger Hiss và Priscilla
Mike nhớ lại, chiếc máy đó màu đen, sau một thời gian sử dụng, gia đình anh đã cho một người cháu họ, cô bé ấy cũng đã dùng một thời gian trước khi nó bị đưa ra bãi rác. Thời gian đó khoảng cuối năm 1937, đầu năm 1938.
Tất cả mọi người tham dự phiên tòa đều tập chung vào thời điểm  Alger Hiss tự bào chữa cho mình như theo yêu cầu của luật sư Stryker.
Hiss phủ nhận hoàn toàn mọi lời cáo buộc mình là gián điệp. Hiss thừa nhận chính mình đã viết những bản thảo Chambers có được, nhưng không viết nó để giao cho Chambers. “Không có bất kỳ giấy tờ nào được chuyển ra bên ngoài.” Alger Hiss đã cam kết những lời nói của mình là đúng sự thật.
Alger Hiss tỏ ra khá bình tĩnh trong suốt phiên tòa, thậm chí còn khiến công tố viên Murphy lúng túng khi sửa lỗi ngữ pháp cho ông.
Không có được bản lĩnh như chồng mình, Priscilla tỏ ra khá lo lắng thay cho sự tự tin vốn có mỗi khi cô xuất hiện trước công chúng. Mặc dù không trực tiếp bị buộc tội trong phiên tòa này, nhưng cô đang bị cáo buộc tiếp tay cho “kẻ phản quốc”.
Priscilla khẳng định những lời chồng mình nói trước tòa là sự thật. Mọi lời cáo buộc tập trung vào chồng mình là hoàn toàn bịa đặt.
Phiên tòa đầu tiên kết thúc sau rất nhiều những tranh cãi của các công tố viên và phía luật sư bào chữa. Phán quyết cuối cùng, chưa đủ bằng chứng để kết luận Alger Hiss là gián điệp.
Siêu gián điệp dưới mác luật sư (Kỳ cuối) - 2
Alger Hiss, ảnh năm 1992
Bốn tháng sau những bế tắc trong phiên tòa đầu tiên, phiên tòa thứ hai chính thức được mở. Trong phiên tòa nay, luật sư bào chữa cho Alger Hiss là Claude B. Cross và thẩm phán mới là Henry W. Goddard, 73 tuổi. Tom Murphy xuất hiện với vai trò một công tố viên.
Trong phiên tòa lần này còn có sự xuất hiện của một số chuyên gia, họ sẽ đưa ra những nhận định quan trọng về các khía cạnh kỹ thuật của vụ án.
Sau rất nhiều những tranh cãi, bằng chứng cuối cùng có thể buộc tội Alger Hiss vẫn là 4 bản ghi chú viết tay với nét chữ của Hiss và 65 trang tài liệu được đánh máy do Chambers cung cấp.
Phiên tòa thứ hai kết thúc. Alger Hiss bị kết án đến năm năm từ giam về tội danh khai man trước tòa và làm lộ thông tin mật. Năm 1954, Alger Hiss được trả tự do sau khi chịu án ba năm, tám tháng tại nhà giam Lewisburg.
Sự nghiệp của Alger Hiss gần như kết thúc sau phiên tòa năm đó. Người ta nhắc đến Alger Hiss như một kẻ phản quốc. Tuy nhiên, những ngày tháng còn lại của Hiss không chìm trong tuyệt vọng và cô lập. Với sự lạc quan và kiên cường vốn có của một luật sư nổi tiếng từng được đào tạo tại Harvard, ngay khi được tự do, Hiss tuyên bố, “Một thế giới mới lại bắt đầu.”
Hiss bắt đầu tìm kiếm một công việc mới, từ chối việc thay đổi danh tính theo lời khuyên của nhiều người để xóa đi tội danh phản quốc.
Năm 1992, sau khi tìm kiếm những tài liệu được lưu trữ của tình báo quân sự Nga, Tổng thống Dmitri Volkogonov tuyên bố không tìm thấy bất kỳ tài liệu nào liên quan đến việc Alger Hiss hoạt động cho cơ quan tình báo Nga.
Năm 1993, nhà sử học Maria Schmidt tuyên bố đã tìm thấy một số tài liệu bí mật của Bộ nội vụ Hungary ghi chép thông tin Alger Hiss là một điệp viên của Liên Xô.
Ba năm sau, vào năm 1996, một số tài liệu cũ của Nga được tìm thấy có ghi chép thông tin Hiss là một điệp viên, tên hoạt động là Ales.
Năm 1996, Alger Hiss qua đời ở tuổi 92. Trước khi qua đời, Alger Hiss vẫn khẳng định mình vô tội. Rất nhiều tài liệu nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của ông được công bố.
Mai Tân (Theo Trutv) (khampha.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét