Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

VIỆT NAM HIỀN HÒA 45 (Sông quê)

(ĐC sưu tầm trên NET)


Sông Đà

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sông Đà
Đặc điểm
Dài 910 km
Lưu vực 52.900 km²
Lưu lượng ? m³/năm
Dòng chảy
Thượng nguồn Vân Nam, Trung Quốc
Cửa sông Ngã ba Hồng Đà, Tam Nông, Phú Thọ
Địa lý
Các quốc gia lưu vực Việt NamTrung Quốc

Sông Đà.
Sông Đà, còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ.
Sông Đà dài 910 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km². Ở Trung Quốc, sông có tên là Lý Tiên Giang, do hai nhánh Bả Biên Giang và A Mặc Giang hợp thành. Trong một số tiếng châu Âu, sông Đà được dịch là sông Đen (tiếng Anh: Black River; tiếng Pháp: rivière Noire).
Đoạn ở Trung Quốc dài khoảng 400 km từ núi Nguy Bảo (巍寶山) ở huyện tự trị người Di người Hồi Nguy Sơn phía nam châu tự trị châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý chảy theo hướng tây bắc-đông nam qua Phổ Nhĩ.
Đoạn ở Việt Nam dài 527 km (có tài liệu ghi 543 km). Điểm đầu là biên giới Việt Nam-Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ (phân chia huyện Thanh Thủy, Phú Thọ với Ba Vì, Hà Nội). Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Đoạn đầu sông trên lãnh thổ Việt Nam, sông Đà còn được gọi là Nậm Tè. Các phụ lưu trên lãnh thổ Việt Nam gồm Nậm Na (ở tả ngạn), Nậm Mốc (ở hữu ngạn).[1]
Sông có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện Việt Nam. Năm 1994, khánh thành Nhà máy Thủy điện Hoà Bình có công suất 1.920 MW với 8 tổ máy. Năm 2005, khởi công công trình thủy điện Sơn La với công suất theo thiết kế là 2.400 MW. Dự kiến sắp xây dựng nhà máy thủy điện Lai Châu ở thượng nguồn con sông này.
Lưu vực có tiềm năng tài nguyên to lớn với nhiều loại khoáng sản quý hiếm, các hệ sinh thái đặc trưng bao gồm các nguồn sinh vật với mức đa dạng sinh học cao.

Các cây cầu bắc qua sông Đà

Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 11:13, ngày 11 tháng 5 năm 2014.

Sông Đáy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hát Giang, sông Gián Khẩu

Cangninhphuc.jpg
Sông Đáy đoạn qua cảng Ninh Phúc
Đặc điểm
Dài 240 km
Lưu vực 7.500 km²
Lưu lượng Chưa xác định
Dòng chảy
Thượng nguồn Phúc Thọ - Đan Phượng, Hà Nội
 Cao độ Chưa xác định
Cửa sông Cửa Đáy, Kim Sơn
 Cao độ 0
 Chiều rộng Chưa xác định
Địa lý
Các quốc gia lưu vực Việt Nam
Các tỉnh lưu vực Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh BìnhNam Định
Các nhánh Chưa xác định
Các chi lưu Sông Hồng, suối Yến, sông Nhuệ, sông Bôi, sông Đào

Sông Đáy đoạn qua Thanh Hải, Thanh Liêm, Hà Nam.
Sông Đáy là một con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, nó là con sông chính của lưu vực sông Nhuệ - Đáy ở phía tây nam vùng châu thổ sông Hồng. Sông Đáy chảy gọn trong các tỉnh thành Hà Nội, Hà Nam, Ninh BìnhNam Định với dòng sông chảy gần song song bên hữu ngạn hạ lưu sông Hồng.

Đặc điểm dòng chảy

Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km[1] và lưu vực (cùng với phụ lưu sông Nhuệ) hơn 7.500 km²[2] trên địa bàn các tỉnh thành Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh BìnhNam Định.
Sông Đáy ngoài vai trò là sông chính của các sông Bùi, sông Nhuệ, sông Bôi, sông Hoàng Long, sông Vạc nó còn là một phân lưu của sông Hồng khi nhận nước từ sông Nam Định nối tới từ sông Hồng. Trước đây sông Đáy còn nhận nước của sông Hồng ở địa phận Hà Nội giữa huyện Phúc Thọ và huyện Đan Phượng. Quãng sông này còn có tên là sông Hát hay Hát giang. Chỗ sông Hồng tiếp nước là Hát môn. Song hiện nay khu vực này đã bị bồi lấp.
Ở thượng nguồn, lưu lượng của sông bất thường nên mùa mưa thì lũ quét lại thêm dòng sông quanh co uốn khúc nên dễ tạo ra những ghềnh nước lớn. Đến mùa khô thì lòng sông có chỗ cạn lội qua được nên thượng lưu sông Đáy thuyền bè không dùng được. Đoạn hạ nguồn từ thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội đến cửa Đáy được công nhận là tuyến đường sông cấp quốc gia.
Sông Đáy khi xuôi đến Vân Đình thì lòng sông rộng ra, lưu lượng chậm lại nên có thể đi thuyền được. Khúc sông đây men đến vùng chân núi nên phong cảnh hữu tình. Đến địa phận huyện Mỹ Đức, sông Đáy tiếp nhận dòng suối Yến (thủy lộ vào chùa Hương). Vượt đến tỉnh Hà Nam khi sông chảy vào thành phố Phủ Lý thì dòng sông Nhuệ góp nước từ phía tả ngạn. Sông Đáy tiếp tục hành trình xuôi nam đón sông Bôi (sông Hoàng Long) bên hữu ngạn từ miền núi tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình dồn về tại ngã ba Gián Khẩu, cách thành phố Ninh Bình khoảng 10 km về phía Bắc. Đoạn này sông được gọi sông Gián Khẩu. Qua khỏi Ninh Bình khoảng 20 km thì bên tả ngạn có phụ lưu là sông Đào (sông Nam Định) thêm nước rồi tiếp tục nhận nước sông Vạc bên hữu ngạn. Gần đến biển, sông Đáy chuyển hướng từ Tây Bắc-Đông Nam sang Đông Bắc-Tây Nam rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ ở Cửa Đáy, xưa gọi là cửa Đại An hay Đại Ác thuộc huyện Kim Sơn.

Các phụ lưu

Sông Đáy có các phụ lưu cấp 1, 2, 3 sau đây:

Các đô thị bên sông Đáy

Sông Đáy chảy qua nhiều đô thị của Hà Nội, Hà Nam, Nam ĐịnhNinh Bình như:
Hà Nội
  • Quận Hà Đông (xuyên qua)
  • Thị trấn Kim Bài, Thanh Oai nằm bên tả ngạn
  • Thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa nằm bên tả ngạn
  • Thị trấn Đại Nghĩa, Mỹ Đức nằm bên hữu ngạn
Hà Nam
  • Thị trấn Quế, Kim Bảng nằm bên tả ngạn
  • Thành phố Phủ Lý, nội thành nằm bên tả ngạn, ngoại thành nằm bên hữu ngạn
  • Thị trấn Kiện Khê, Thanh Liêm nằm bên hữu ngạn.
Nam Định
  • Thị trấn Quỹ Nhất, Nghĩa Hưng nằm bên tả ngạn
  • Thị trấn Rạng Đông nằm bên tả ngạn
Ninh Bình

 

Di tích lịch sử

Lưu vực dòng sông Đáy lưu giữ nhiều di tích lịch sử như:

Sông Đáy trong văn học

  • Mùa hoa cải bên sông là tên một câu chuyện, một bộ phim, một bài hát nổi tiếng về dòng sông Đáy.
  • Nguyễn Du có bài thơ chữ Nho, "Thanh Quyết giang vãn thiếu", tả cảnh chiều trên sông Thanh Quyết, tức là sông Gián Khẩu, đoạn hạ lưu sông Đáy[4].
浮撟盡處出平田
歷歷青山在眼前
古徑樵歸明月擔
潮門漁送夕陽船
茫茫遠水三春樹
落落人家兩岸煙
極目鄉關在何處
征鴻數點白雲邊
Phù kiều tận xứ xuất bình điền
Lịch lịch thanh sơn tại nhãn tiền
Cổ kính tiều quy minh nguyệt đảm
Triều môn ngư tống tịch dương thuyền
Mang mang viễn thủy tam xuân thụ
Lạc lạc nhân gia lưỡng ngạn yên
Cực mục hương quan tại hà xứ
Chinh hồng sổ điểm bạch vân biên
"Chiều sông Đáy"
Cầu nổi cuối thôn mở cánh đồng
Núi xanh lớp lớp mắt ngay trông
Nước lên ngư đẩy thuyền tàn nắng
Lối cũ tiều về gánh sáng trăng
Khói tỏa đôi bờ nhà lác đác
Cây xuân mấy khóm nước mênh mông
Cố nhìn quê quán nơi đâu nhỉ
Trắng một màu mây, cánh cánh hồng
(Thảo Nguyên dịch)
  • Nhà thơ Lai Vu (1942-1990) trong bài "Dòng sông quê anh, dòng sông quê em" có câu:
Dòng sông Đáy quê em
Sông trăng hay sông lụa
...
Sóng xanh như mắt trẻ
Kẽm Trống là một danh thắng nổi tiếng, thực chất là khoảng trống được tạo ra bởi hai bên là núi giữa là sông Đáy như lời của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã vịnh cảnh trong bài thơ Kẽm Trống:
Hai bên thì núi, giữa thì sông
Có phải đây là Kẽm Trống không

Vấn đề môi sinh

Kể từ năm 2003, sông Đáy cùng phụ lưu sông Nhuệ bị ô nhiễm nhiều vì nước thải không được khử biến khiến hai dòng sông này bị coi là "sông chết". Năm 2007 chính phủ Việt Nam cho xây công trình đầu mối sông Đáy đưa nước từ sông Hồng ở cống Hiệp Thuận qua hệ thống kênh dài 12 km vào sông Đáy ở cống Cẩm Đinh với kỳ vọng làm sống lại dòng sông Đáy và sẽ tạo thành một điểm du lịch trên sông trong tương lai.[1]

Các cây cầu bắc qua sông Đáy

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ a ă http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/04/28/VnpressReview_NNguyen/
  2. ^ http://www.nea.gov.vn/Sukien_Noibat/Luuvuc_Song/tintuc.htm
  3. ^ Dương Quảng Hàm. Văn-học Việt-Nam. Sài-gòn: Xuân-thu.
  4. ^ Thảo Nguyên. Đọc và dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Hà Nội: Hội Nhà Văn, 2007.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 08:31, ngày 20 tháng 6 năm 2014.
 

Chuyện rùng rợn về oan hồn 'trinh nữ' sông Đáy


Vào những đêm trăng thanh vắng, người ta thường thấy một con ma sông bơi lội trên khúc sông Đáy chảy qua làng tôi. Con ma ấy là một cô gái da trắng ngần và tóc dài óng ả.

    Một trong những điều làm nên đời sống văn hóa làng quê trước kia là các câu chuyện ma. Đó không phải là chuyện mê tín dị đoan. Đó là một phần không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của những người dân quê. Và tôi là một đứa trẻ đã lớn lên trong những câu chuyện ma đó.
    Ngày còn bé, vào những buổi tối, những đứa trẻ thường quây quần bên bà hoặc mẹ chúng và đòi nghe chuyện ma. Những câu chuyện không làm chúng tôi trở thành những đứa trẻ hư hỏng ngày nay như cãi lại cha mẹ, bỏ học, ăn trộm vặt, hút ma túy, đánh đập bạn cùng lớp, giấu một đống phao trong người vào thi, ngồi quán net suốt ngày chơi game">game, vào nhà nghỉ với bạn học khi vẫn ở tuổi vị thành niên… Ngược lại, chúng luôn mang đến cho những đứa trẻ non nớt như tôi ngày ấy một điều gì đó thật lạ lùng và gợi mở ra bao điều về cuộc sống.
    Chuyện rùng rợn về oan hồn 'trinh nữ' sông Đáy - Ảnh 1
    Trong những ngày nghỉ bây giờ, tôi thường trở về quê. Và mỗi lần về quê, tôi thường dậy sớm sang bên kia sông đi chợ. Mỗi lần đi qua sông, tôi lại nhớ về câu chuyện ma sông mà bà tôi kể cho tôi nghe.

    Khúc sông Đáy chảy qua làng tôi ngày ấy năm nào cũng có người chết đuối. Mà những người chết đuối đều là đàn ông. Bà tôi kể rằng: Vào những đêm trăng thanh vắng, người ta thường thấy một con ma sông bơi lội trên khúc sông chảy qua làng tôi. Con ma ấy là một cô gái da trắng ngần và tóc dài óng ả.
    Nhiều người trong làng nói rằng tóc con ma trôi bồng bềnh trong dòng nước sông từ bến làng tôi đến bến đò làng Vinh cách đó chừng 3 km. Cứ mỗi năm, con ma sông này dìm chết một người đàn ông tắm vào ban đêm.
    Khi tôi là một thanh niên, những tối mùa hè oi bức, tôi thường cùng mấy người bạn ra sông tắm. Lúc đó, nước sông đã bớt đi hơi nóng của nắng trời suốt một ngày. Tôi lặn xuống sâu dưới đáy sông để cảm nhận được sự mát lạnh của sông đêm. Mỗi lần đi tắm sông đêm như thế này, mẹ tôi thường dặn dò tôi cẩn thận. Mẹ tôi vẫn bị câu chuyện về con ma sông và những cái chết của đàn ông làng hằng năm trên khúc sông đó ám ảnh.
    Hồi nhỏ, tôi đã nghe bà tôi kể đi kể lại hàng chục lần về con ma sông ấy. Có một lần tôi hỏi bà tôi con ma sông ấy ở đâu ra. Bà kể rằng: Những năm tháng rất lâu trước đó, một cô gái ở làng bên kia bờ của con sông thường ra sông tắm vào ban đêm. Một đêm, những gã đàn ông sống trên một chiếc thuyền chài đã cưỡng dâm cô trên dòng sông ấy rồi dìm chết cô.
    Cô gái bị chết oan đó biến thành một con ma sông. Đêm đêm, cô vẫn bơi chập chờn trên mặt sông và tìm cách dìm chết những người đàn ông ở khúc sông đó. Bà tôi bảo cô trả thù những gã đàn ông độc ác
    Chuyện rùng rợn về oan hồn 'trinh nữ' sông Đáy - Ảnh 2
    Có một sự thật là những người đàn ông chết đuối trên sông hằng năm đều có một lai lịch không hay cho lắm. Bà tôi bảo chỉ những ai sống không nhân nghĩa thì mới bị ma sông dìm chết. Nhiều người đàn ông biết chuyện ma sông dìm chết người những vẫn bị con ma ấy mê dụ.
    Bà tôi bảo con ma sông ấy đẹp mê hồn và đàn ông ai nhìn vào mặt con ma ấy thì ngay sau đó không biết gì nữa. Thế là con ma sông cứ thì thào, thì thào rủ người đàn ông bơi ra xa bờ. Đến giữa sông, con ma lặn xuống nắm chặt hai cổ chân người đàn ông và kéo xuống đáy sông.
    Nhưng làng tôi có một người đàn ông đêm nào cũng ra sông tắm và đi thả lưới mà chẳng bao giờ bị con ma sông ấy rủ rê. Con ma sông cứ bơi quanh người đàn ông ấy và tìm mọi cách để dìm anh xuống đáy. Nhưng nó chẳng bao giờ làm được gì. Có lúc nó tức giận hét vang lên và đập cho con nước tung lên như một trận mưa rào.
    Tôi hỏi bà vì sao con ma không làm gì được anh ấy thì bà tôi bảo rằng, vì anh ấy không bao giờ nhìn vào mặt con ma sông đẹp đến lạnh người ấy.
    Câu chuyện về con ma sông cứ âm âm, u u trong tôi. Lớn lên, tôi đi học bên kia sông. Đó là trường cấp 3 Mỹ Đức B ở xã An Mỹ huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây cũ. Trường của tôi ở ngay cạnh nhà ông Nguyễn Hữu Khai, nguyên là Tổng giám đốc Đông dược Bảo Long, người mà báo chí đang nói đến rất nhiều.
    Những lúc ngồi trên đó, nhìn mặt sông, tôi lại nhớ đến câu chuyện về con ma sông bà tôi kể. Tôi tự hỏi không biết con ma sông có gương mặt đẹp đến nhường nào mà ai nhìn vào mặt thì không còn biết gì nữa.
    Rồi một ngày, tôi từ nơi trọ học đạp xe về nhà. Hôm đó là thứ bảy. Một cơn giông đến kéo theo mưa to khiến tôi không làm sao có thể gọi đò được. Tôi phải theo một người bạn học về nhà anh ấy nghỉ. Anh tên là Thành, ở làng Lai Tảo, Mỹ Đức, đối diện với làng Chùa của tôi qua con sông.
    Anh Thành đưa tôi ra sân kho của hợp tác xã. Bố anh đang ở đó để nhận khoai chia cho các hộ gia đình. Thành bảo bố đưa tôi về, còn anh gánh khoai về sau. Lúc bố anh Thành đưa tôi về, tôi mới nhận ra ông bị mù. Tôi sáng mắt nhưng không biết đường. Bố anh Thành mù nhưng ông đã đi trên con đường ấy gần nửa cuộc đời rồi. Thế là, trên con đường đang mưa gió, một người mù dẫn lối cho một người sáng mắt.
    Về đến nhà, ông nấu cơm cho chúng tôi ăn rồi dọn dẹp chỗ ngủ cho tôi. Nhưng đến khoảng chín giờ đêm thì hết giông. Bầu trời trong vô cùng và trăng sáng như ban ngày. Lúc đó, tôi thấy sốt ruột và đòi về. Tôi biết mẹ đang mong và lo lắng vô cùng vì không thấy tôi về, bởi hôm đó là thứ bảy. Thứ bảy nào tôi cũng từ nơi trọ học về nhà trừ khi bị đau ốm.
    Ngày ấy không có điện thoại nên chẳng có cách gì liên lạc được với mẹ tôi. Thấy tôi đòi về, bố anh Thành không cho. Nhưng trăng càng sáng, tôi càng nhớ nhà và nhớ mẹ. Cuối cùng với sự kiên quyết và bồn chồn của tôi, bố anh Thành cho tôi về.
    Tôi đã đứng ở bến đò trong đêm trăng sau cơn giông và gọi đò. Nhưng gọi mãi mà chẳng thấy đò đâu. Người chèo đò chắc chắn nghe thấy tiếng gọi nhưng chẳng ai thức dậy xuống bến chèo đò trong đêm khuya khoắt như vậy. Gọi mãi không được, tôi quyết định bơi qua sông. Tôi buộc quần áo và sách vở lên ghi đông xe đạp và bơi qua. Vì có nước nên tôi dễ dàng nâng chiếc xe đạp để khỏi ướt quần áo và sách.
    Nước sông mát lạnh chảy qua người tôi. Dòng sông như rộng vô bờ trong đêm trăng tĩnh lặng. Khi tôi đang bơi lặng lẽ qua sông thì bỗng có một làn gió lạnh thổi qua người. Tôi bỗng thấy chiếc xe đạp nhẹ tênh như một đám bèo lục bình nổi trên mặt sông. Tôi có cảm giác ai đó nâng tôi lên. Và tôi bàng hoàng nhận ra trước mặt tôi có ai đó đang bơi nhẹ nhàng như lướt trên mặt sông.
    Khi tôi vẫn còn bàng hoàng thì người bơi trước tôi từ từ quay lại. Tôi rùng mình buốt lạnh. Một gương mặt thiếu nữ hiện ra. Ma sông! Tôi khẽ kêu lên. Lúc đó tôi không kịp phản ứng gì cả. Tôi nhìn như mất hồn gương mặt con ma thiếu nữ ấy. Một thoáng sau, tôi nghĩ có lẽ do mình bị ám ảnh về câu chuyện ma sông bà kể suốt những năm tháng ấu thơ nên rơi vào trạng thái hoang tưởng.
    Tôi ngụp xuống sông, hy vọng nước lạnh làm tôi tỉnh lại. Nhưng con ma sông vẫn ở trước mắt tôi và tôi vẫn không sao rời khỏi gương mặt kỳ lạ nhưng quyến rũ đến kinh hoàng của con ma ấy.
    Khi lên đến bờ, tôi vứt chiếc xe đạp ở sát mép nước, chạy thật nhanh lên bãi sông và quay lại. Con ma đang đứng sát mép sông nhìn tôi. Đến lúc đó, đầu óc tôi có vẻ tỉnh táo hơn. Câu chuyện về con ma sông mà bà tôi kể vụt qua đầu tôi nhưng vô cùng đầy đủ. Tự nhiên tôi bước mấy bước về phía con ma sông và thì thầm: "Đừng hại tôi, để tôi về với mẹ tôi".  Hình như tôi thấy con ma sông xúc động. Rồi con ma sông từ từ chìm xuống sông và biến mất.
    Gần bốn mươi năm đã trôi qua. Tôi bây giờ đã thành một ông già. Mọi sợ hãi, mọi hoang tưởng ở khía cạnh mê tín về những câu chuyện ma đã không còn. Nhưng một ý nghĩa khác từ những câu chuyện ma lại càng sáng tỏ hơn trong tôi. Và chuyện về con ma sông không còn là câu chuyện hoang đường nữa. Đó là một câu chuyện có thật, không phải một sự thật xấu xa hay có hại mà là một sự thật chúng ta cần suy ngẫm một cách nghiêm túc.
    Tôi đã gặp con ma đó. Tôi không tin tôi bị ảo giác. Nhưng vì sao con ma đó không dìm chết tôi? Có thể lúc đó tôi còn trẻ và trong sáng, có thể con ma đó vốn là một cô gái sống trong xóm nhỏ ven sông, cô rất yêu mẹ cô. Khi cô bị dìm chết trong dòng sông, mẹ cô đã đau đớn tột cùng. Suốt nhiều tháng sau đó, đêm đêm mẹ cô ra bờ sông ngồi và khóc thương cô.
    Chính vì thế mà khi tôi nói với con ma sông ấy rằng tôi phải về với mẹ tôi thì con ma sông ấy đã xúc động. Một con ma có xúc động không? Tất nhiên là có vì ma chẳng qua là linh hồn của người đã khuất, nhưng vì lý do gì đó chưa rời khỏi thế gian để siêu thoát mà thôi.
    Sau này, người làng tôi không ai còn nhìn thấy con ma sông ấy hiện lên giữa những đêm trăng khuya khoắt nữa. Và cũng không còn những người đàn ông hằng năm bị chết đuối trên khúc sông Đáy chảy qua làng tôi nữa. 
    Những người đàn ông ở mấy xóm cư dân sống bên bờ khúc sông đó đã lập một cái đàn tế. Mục đích lập đàn tế chỉ là để họ thay mặt những kẻ tội lỗi nói lời xin lỗi với linh hồn cô gái bị cưỡng dâm và dìm chết ngày xưa mà thôi. Có lẽ, khi nhận được lời xin lỗi thành thực, linh hồn cô gái đã siêu thoát.
    Câu chuyện lời xin lỗi của những người đàn ông ấy là một thông điệp cho những người sống. Nhưng buồn thay, chúng ta có quá ít những lời xin lỗi chân thành.
    Theo Pháp luật & Cuộc sống


    Sông Đuống

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Sông Đuống
    Sông Thiên Đức
    Sông
    Duong River from Phu Dong Bridge.JPG
    Sông Đuống mùa hè năm 2008 nhìn từ trên cầu Phù Đổng.
    Quốc gia  Việt Nam
    Tỉnh, thành Hà Nội, Bắc Ninh


    Nguồn ngã ba Cửa Dâu
     - Vị trí Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam
     - Tọa độ 21°4′51″B 105°50′41″Đ
    Cửa sông ngã ba Mỹ Lộc
     - vị trí Trung Kênh, Lương Tài, Bắc Ninh, Việt Nam
     - tọa độ 21°3′21″B 106°18′16″Đ

    Chiều dài 68 km (42 mi)
    Lưu lượng tại Thượng Cát
     - trung bình 880 /s (31.077 ft³/s)
     - tối đa 9.000 /s (317.832 ft³/s)

    Sông Đuống, tên chữ gọi là sông Thiên Đức hay Thiên Đức Giang, là một con sông dài 68 km[1], nối sông Hồng với sông Thái Bình. Điểm đầu từ ngã ba Dâu[1] (xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội tại địa giới giữa 2 đơn vị hành chính là huyện Đông Anh và quận Long Biên của thành phố Hà Nội). Điểm cuối là ngã ba Mỹ Lộc[1] (xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh). Về tổng thể sông Đuống chảy theo hướng tây-đông. Nó là một phân lưu của sông Hồng, trước đây chỉ là một dòng sông nhỏ, do cửa nối với sông Hồng bị cát bồi cao nên chỉ khi sông Hồng có lũ lớn mới tràn qua được[2]. Từ năm 1958, cửa sông được mở rộng để trở thành một phân lưu quan trọng giảm sức uy hiếp của lũ sông Hồng đối với Hà Nội[2]. So với lượng lũ của sông Hồng tại Sơn Tây thì sông Đuống tiêu được 20-30 %[2]. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, tại Thượng Cát?, lưu lượng nước trung bình nhiều năm 880 m³/s[2], còn theo website tỉnh Bắc Ninh thì lưu lượng trung bình đạt khoảng 1.000 m³/s[3]. Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất 9.000 m³/s (ngày 22 tháng 8 năm 1971)[2]. Đoạn chảy qua Bắc Ninh dài 42 km[3]. Mực nước cao nhất tại bến Hồ vào tháng 8 năm 1945 là 9,64 m[3], cao hơn so với mặt ruộng là 3–4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa[3].
    Sông Đuống là đường giao thông thuỷ nối cảng Hải Phòng với Hà Nội và các tỉnh ở phía bắc Việt Nam[2].
    Các loại tàu thuyền, xà lan tải trọng từ 100 tấn đến 450 tấn có thể vận tải trên sông được cả trong 2 mùa.
    Hiện trên sông Đuống có 3 cây cầu bắc qua:
    Ngoài ra, sẽ có thêm 3 cầu đường bộ mới sẽ được xây dựng ngang qua sông Đuống, là: cầu Thạch Cầu, cầu Đông Trù, cầu trên vành đai giao thông đối ngoại (gần cầu Hồ hiện tại).[4]

    Các huyện thị chảy qua

    Thơ văn

    Nhà thơ Hoàng Cầm có bài thơ "Bên kia sông Đuống" nổi tiếng.
    Em ơi! Buồn làm chi
    Anh đưa em về sông Đuống
    Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ
    Sông Đuống trôi đi
    Một dòng lấp lánh
    Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ... 
    Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 08:00, ngày 27 tháng 1 năm 2014.
     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét