Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

CHUYỆN VỤ ÁN 7 (Hà Thành đầu độc)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Hà Thành đầu độc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vụ Hà Thành đầu độc là vụ mưu sát và binh biến trong hàng ngũ bồi bếp và binh lính người Việt Nam phục vụ cho quân Pháp đóng ở thành Hà Nội diễn ra ngày 27 tháng 6 năm 1908. Mục đích của họ nhằm đầu độc quân Pháp để chiếm Hà Nội, thêm sự tiếp ứng và chỉ đạo từ bên ngoài của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, cùng với sự tham gia của Phan Bội Châu trong việc vạch kế hoạch để tạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi người Pháp.

Diễn biến trong thành Hà Nội


Những người bị bắt trong vụ án Hà thành đầu độc
Lực lượng làm binh biến là các bồi bếp và binh lính người Việt (lính khố đỏ) thuộc trung đội công nhân pháo thủ Hà Nội nằm trong trung đoàn pháo binh bảo vệ thành Hà Nội của Pháp. Đứng đầu nhóm này là bếp Hiên, còn gọi là Hai Hiên, cùng với bếp Xuân, bếp Nhiếp, Đặng Đình Nhân tức "đội Nhân" (chức cai đội), Nguyễn Trí Bình, Dương Bé,... tất cả có trên 10 người. Nhóm có nhiệm vụ nội ứng bên trong: đầu độc 2000 binh lính Pháp thuộc hai trung đoàn pháo binh và bộ binh Pháp đóng trong thành Hà Nội, rồi bắn pháo hiệu làm hiệu lệnh tiến công cho các cánh quân của nghĩa quân chống Pháp đánh vào thành Hà Nội. Tuy vậy mật vụ Pháp đã biết trước một phần kế hoạch do nghi ngờ các hoạt động của bếp Hiên. Trong bữa tối ngày 27 tháng 6 năm 1908, toàn bộ 200 lính Pháp được cho ăn cà độc dược và trúng độc, nhưng ngay sau đó quân Pháp báo động toàn thành và toàn bộ lính người Việt trong thành tham gia khởi nghĩa, chưa kịp bắn ba phát đại bác như đã định, thì đã bị tước vũ khí và bị bắt giam. Ngày hôm sau Pháp đem ra xử và khép tội tử hình đối với 13 binh lính và bồi bếp người Việt. Số lính Pháp thì không có ai thiệt mạng vì độc dược.

Các cánh quân tiếp ứng bên ngoài

Lực lượng tiếp ứng bên ngoài gồm 3 cánh quân:
  • Một đội nghĩa quân chống Pháp được lệnh đánh thẳng vào Đồn thủy phía bờ sông (nằm ở vị trí bệnh viện Quân đội 108 ngày nay);
  • Một mũi chờ sẵn trên các thuyền đậu gần một xưởng thuốc lá (có lẽ là trên bờ hồ Trúc Bạch hay hồ Tây) tiến đánh thẳng vào cửa Bắc.
  • Cánh quân thứ ba, trong đó 20 người là người của Hoàng Hoa Thám, được trang bị súng lục, chờ sẵn trước vọng lâu của phủ Toàn quyền, chuẩn bị đánh trại lính khố đỏ ở phía Tây (của nơi tập kết).
Cả ba cánh quân sẵn sàng chờ hiệu lệnh tiến công từ trong thành phát ra. Chờ đợi mãi không thấy hiệu lệnh tiến công như đã hẹn từ trong thành vọng ra, các cánh quân biết là bị lộ. Theo lệnh của Hoàng Hoa Thám, nghĩa quân ở các hướng khẩn trương rút ra ngoài để khỏi bị quân Pháp bắt.

Phản ứng của nhà cầm quyền Đông Pháp

Xử tử


Thủ cấp của Dương Bé, Tư Bình và Đội Nhân bị xử trảm ngày 8 tháng 7 năm 1908 trong vụ "Hà Thành đầu độc"
Hội đồng đề hình (tiếng Pháp: Commission criminelle) thành lập ngày 28 tháng 6 năm 1908 có De Mirabel làm chánh thẩm, Duvillier (sau bị thay thế bởi Bosc) và Villain làm bồi thẩm. Công tố viên là Grillaud des Fontaines kết tội lính Việt "xâm phạm nền an ninh của chính phủ Bảo hộ".
Ngày 8 tháng 7 năm 1908, quân Pháp đưa 3 người đầu tiên: Đặng Đình Nhân, Nguyễn Trị Bình (Tư Bình), và Nguyễn Văn Cốc (Dương Bé) ra xử chém ở phía trước cột cờ Hà Nội (tại vườn hoa Chi Lăng ngày nay). Sau đó quân Pháp bêu đầu của các nghĩa quân bị chém, nhằm ra oai và khủng bố tinh thần dân Việt, để làm thui chột sự phản kháng của người Việt yêu nước.
Ngày 3 tháng 8 năm 1908 xử tử thêm ba người: Nguyễn Văn Hiên (Bếp Hiên), Cai Ngà, và Bếp Xuân. Ngày 29 thì hành quyết ba người nữa: Lang Sẹo, Cai Xe và Cai Tôn. Cuối cùng ngày 27 tháng 11 năm 1908 thì bốn người cuối cùng bị chém: Đỗ Văn Đàm (Đồ Đàm), Đội Hổ, Lý Chánh, và Vinh.
Ngoài 13 người phải tội chém, Hội đồng đề hình tuyên án sáu người khác tử hình khiếm diện, tổng cộng là 19 bị tội phải chết. Địa điểm chém là Vườn Bàng ở gần chợ Bưởi. Mộ tập thể không đầu của 9 người này lúc đầu chôn ngay tại pháp trường. Về sau khi người Pháp lấy Vườn Bàng làm xưởng nhuộm thảm thì mộ bị chuyển tới một khu đất thuộc Nghĩa Đô, Từ Liêm. Năm 1988, ngôi mộ này đã được xác định chính xác là nằm tại vườn nhà ông Nguyễn Đức Hỷ, xóm 2 phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy Hà Nội.

Án tù

Ngoài những án tử hình, Hội đồng đề hình xét bốn người bị tù khổ sai chung thân, 26 bị khổ sai hữu hạn (5-20 năm tù), và 10 bị án 1-5 năm tù. Tổng cộng hình án là 59 người.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 14:56, ngày 25 tháng 5 năm 2014.

► "Lật lại hồ sơ vụ "Hà thành đầu độc"
http://www.hanoimoi.com.vn/vn/print/24888/
HNM -20/09/2004 14:39

Cách đây 94 năm, dưới sự chỉ đạo của cụ Hoàng Hoa Thám và cụ Phan Bội Châu, một kế hoạch táo bạo được vạch ra: Nghĩa quân cụ Đề Thám sẽ đầu độc, làm tê liệt 2000 lính Pháp đóng tại Hà Thành, tạo thời cơ thuận lợi cho số nguỵ quân nổi dậy, phối hợp với nghĩa quân từ nhiều hướng đánh vào giải phóng Hà Nội. Vụ việc bất thành, song nó thể hiện tinh thần quật khởi, ý chí quyết tâm không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.


Ông Hỷ bên mộ cụ Hai Hiên
Đầu thế kỷ XX, tại Hà Nội xuất hiện những tổ chức và những vụ bạo động chống lại thực dân Pháp. Trong đó, có phong trào Đông Du và Duy Tân hội là hai phong trào có uy tín. Ngoài ra, còn có tổ chức Đông Kinh Nghĩa Thục - một tổ chức tiêu biểu cho tinh thần yêu nước thời kỳ này. Ảnh hưởng lan rộng của Đông Kinh Nghĩa Thục làm bọn thực dân hoảng sợ, nhất là khi, các nhà hoạt động cách mạng biết xoáy vào số binh lính người Việt có tư tưởng bất mãn vì thái độ đối xử của chính quyền thực dân. Nhiều binh lính ở Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh tự nguyện đứng sang hàng ngũ những người yêu nước.

Một kế hoạch tỉ mỉ đã được vạch ra. Toàn bộ lực lượng được chia làm ba mũi: Một đội quân đánh thắng vào Đồn Thuỷ phía bờ sông. Một đội khác chờ sẵn trong các thuyền gần xưởng thuốc lá, từ Cửa Bắc đánh thốc vào thành. Đội thứ ba, trong đó có 20 người của Đề Thám được trang bị súng lục chờ sẵn ở đám đất trước cửa Vọng Lâu phủ Toàn quyền để đánh ngay vào trại lính khố đỏ ở phía Tây. Hiệu lệnh là 3 phát súng đại bác.

Theo mệnh lệnh: Đêm 27-6-1908, nhân lúc quân đội Pháp mở tiệc chiêu đãi các sĩ quan, quân ta sẽ thực hiện cuộc khởi nghĩa. Nhiệm vụ quan trọng nhất trong toàn bộ kế hoạch là phải đầu độc nhằm làm tê liệt hơn 2000 lính Pháp tại Hà Nội. Người trực tiếp chỉ đạo việc đầu độc là cụ Bếp Hiên tức Hai Hiên cùng một số đầu bếp khác như Bếp Xuân, Bếp Nhiếp... đều là người của cụ Hoàng Hoa Thám đang làm việc tại các đơn vị lính Pháp ở Hà Nội.

Ngau sau khi hơn 200 tên lính bị trúng độc, lệnh báo động khẩn cấp được loan ra. Số lính người Việt - lực lượng nội ứng chủ yếu của kế hoạch khởi nghĩa - lập tức bị tước hết vũ khí và bị cấm trại không cho ra ngoài...

Đã quá giờ "G", các toán nghĩa quân cùng lực lượng phối hợp ém sẵn ở các vị trí, chỉ chờ hiệu lệnh bằng tiếng súng nổ là hành động, nhưng càng đợi càng vô vọng... Biết vụ việc đã bại lộ, theo mệnh lệnh của Đề Thám, số binh lính khẩn trương rút lui theo các ngả, tránh rơi vào vòng vây của giặc.

Thì ra, toàn bộ kế hoạch khởi nghĩa đã được mật thám Pháp đánh hơi từ trước, nên đã có kế hoạch đề phòng. Hành tung của cụ Hai Hiên - người chỉ đạo cuộc đầu độc - đã bị mật thám Pháp để ý từ lâu, chúng lường trước âm mưu binh biến của số binh lính người Việt, nên khi xảy ra cuộc khởi nghĩa đã kịp thời hành động.

Sau khi vụ khởi nghĩa thất bại, ngày 28-6-1908, Hội đồng Đề hình được thành lập. Có 13 người bị xử tử hình. Trong danh sách bị hành quyết có cụ Hai Hiên và một số bính lính người Việt như cụ Nguyễn Trí Bình, cụ Dương Bé, cụ Đặng Đình Nhân. Ngày 17-7-1908, 3 cụ Bình, Bé và Nhân bị đem ra xử chém.

Một tác giả người Pháp, có tên là Ajalbert, miêu tả giờ phút lâm chung của các cụ: "... Tóc búi ngược trên trán, những người tù bị cột chặt trước bọn đao phủ mặc đồ đen, lưỡi lê tuốt trần... Những người sắp chết muốn nói. Dương Bé cất tiếng bảo kẻ hành hình mình: - Anh hãy bảo cho vợ tôi, có lẽ đang đứng ở trong đám đông kia rằng, nếu đầu tôi được lìa ngọt lưỡi khỏi cổ, thì tôi thưởng cho anh 5 đồng bạc. Đặng Đình Nhân thì nhắn vợ ghi 3 chữ "Phó Đề đốc" lên linh bài thờ mình. Nguyễn Trí Bình, với một giọng quyết liệt đã nói: - Tôi cảm ơn những người Âu đã đến đây đông để nhìn tôi chết... Chết như thế này là một cái chết nhẹ nhàng... "

Hành quyết xong 3 người lính dũng cảm, bọn thực dân đem đầu của họ đi bêu nhằm thui chột tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Ba tháng sau, ngày 7-10-1908, bọn chúng tiếp tục hành quyết 9 người còn lại tại Vườn Bàng gần chợ Bưởi. Cũng như 3 người lính đã bị hành hình trước đó, 9 chiến sĩ yêu nước đã bị bọn đao phủ chặt đầu mang đi nơi khác, còn xác thì chôn chung vào một hố. Sau khi Tổng đốc Hà Đông cùng giặc Pháp lấy vườn Bàng làm nơi nhuộm thảm, ngôi mộ các nghĩa quân được chuyển tới một khu đất khác.

Mãi tới năm 1988 - tức là 80 năm sau vụ "Hà Thành đầu độc" xảy ra, ngành Văn hoá thông tin mới xác định được 9 ngôi mộ này đang nằm trong vườn nhà ông Nguyễn Đức Hỷ, tại xóm 2, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.

Vụ "Hà Thành đầu độc" tuy thất bại, song ý nghĩa của nó đối với phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam đã được các nhà sử học ghi nhận. Đây là minh chứng lịch sử rất có giá trị của cuộc khởi nghĩa này. Năm 2000, khu mộ đã được ngành Văn hoá thông tin công nhận là di tích lịch sử và giao cho UBND quận Cầu Giấy trực tiếp quản lý. Nhưng hiện tại, nó vẫn chưa được xây dựng tương xứng với tầm vóc một di tích lịch sử cách mạng của Thủ đô, nhất là khi Hà Nội đang tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thiết nghĩ, cấn sớm có phương án xây phần mộ của 9 cụ; nghiên cứu, xác định danh tính của từng cụ trong khu mộ để nhân dân có điều kiện hương khói, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau.

Bài, ảnh Trần Minh
(Xã hội) - “Hà thành đầu độc” là vụ mưu sát và binh biến trong hàng ngũ bồi bếp, binh lính người Việt Nam phục vụ cho quân Pháp đóng ở Hà Nội năm 1908.

     Mục đích của vụ mưu sát là nhằm đầu độc quân Pháp để chiếm Hà Nội, thêm sự tiếp ứng và chỉ đạo từ bên ngoài của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, cùng với sự tham gia của Phan Bội Châu trong việc vạch kế hoạch để tạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi người Pháp. Trong ảnh là các chiến sĩ cách mạng bị giam trong nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.
    Mục đích của vụ mưu sát là nhằm đầu độc quân Pháp để chiếm Hà Nội, thêm sự tiếp ứng và chỉ đạo từ bên ngoài của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, cùng với sự tham gia của Phan Bội Châu trong việc vạch kế hoạch để tạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi người Pháp. Trong ảnh là các chiến sĩ cách mạng bị giam trong nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.
    Lực lượng làm binh biến là các bồi bếp và binh lính người Việt thuộc trung đội công nhân pháo thủ Hà Nội nằm trong trung đoàn pháo binh bảo vệ thành Hà Nội của Pháp.Trong ảnh là các chiến sĩ cách mạng phải đeo gông.
    Lực lượng làm binh biến là các bồi bếp và binh lính người Việt thuộc trung đội công nhân pháo thủ Hà Nội nằm trong trung đoàn pháo binh bảo vệ thành Hà Nội của Pháp.Trong ảnh là các chiến sĩ cách mạng phải đeo gông.
    Đứng đầu nhóm này là bếp Hiên, còn gọi là Hai Hiên, cùng với bếp Xuân, bếp Nhiếp, Đặng Đình Nhân tức "đội Nhân", Nguyễn Trí Bình, Dương Bé... tất cả có trên 10 người.
    Đứng đầu nhóm này là bếp Hiên, còn gọi là Hai Hiên, cùng với bếp Xuân, bếp Nhiếp, Đặng Đình Nhân tức "đội Nhân", Nguyễn Trí Bình, Dương Bé... tất cả có trên 10 người.
    Nhóm có nhiệm vụ nội ứng bên trong: đầu độc 2.000 binh lính Pháp thuộc hai trung đoàn pháo binh và bộ binh Pháp đóng trong thành Hà Nội, rồi bắn pháo hiệu làm hiệu lệnh tiến công cho các cánh quân của nghĩa quân chống Pháp đánh vào thành Hà Nội. Trong ảnh là cảnh chuẩn bị hành quyết một chiến sĩ cách mạng.
    Nhóm có nhiệm vụ nội ứng bên trong: đầu độc 2.000 binh lính Pháp thuộc hai trung đoàn pháo binh và bộ binh Pháp đóng trong thành Hà Nội, rồi bắn pháo hiệu làm hiệu lệnh tiến công cho các cánh quân của nghĩa quân chống Pháp đánh vào thành Hà Nội. Trong ảnh là cảnh chuẩn bị hành quyết một chiến sĩ cách mạng.
    Tuy vậy, mật vụ Pháp đã biết trước một phần kế hoạch do nghi ngờ các hoạt động của bếp Hiên. Trong bữa tối ngày 27/6/1908, toàn bộ 200 lính Pháp được cho ăn cà độc dược và trúng độc, nhưng ngay sau đó quân Pháp báo động toàn thành và toàn bộ lính người Việt trong thành tham gia khởi nghĩa, chưa kịp bắn ba phát đại bác như đã định, thì đã bị tước vũ khí và bị bắt giam.
    Tuy vậy, mật vụ Pháp đã biết trước một phần kế hoạch do nghi ngờ các hoạt động của bếp Hiên. Trong bữa tối ngày 27/6/1908, toàn bộ 200 lính Pháp được cho ăn cà độc dược và trúng độc, nhưng ngay sau đó quân Pháp báo động toàn thành và toàn bộ lính người Việt trong thành tham gia khởi nghĩa, chưa kịp bắn ba phát đại bác như đã định, thì đã bị tước vũ khí và bị bắt giam.
    Tuy không có tên lính Pháp nào thiệt mạng vì độc dược, nhưng ngày hôm sau, Pháp đem ra xử và khép tội tử hình đối với 13 binh lính và bồi bếp người Việt.
    Tuy không có tên lính Pháp nào thiệt mạng vì độc dược, nhưng ngày hôm sau, Pháp đem ra xử và khép tội tử hình đối với 13 binh lính và bồi bếp người Việt.
    Ngày 8/7/1908, quân Pháp đưa 3 người đầu tiên: Đặng Đình Nhân, Nguyễn Trị Bình (Tư Bình), và Nguyễn Văn Cốc (Dương Bé) ra xử chém ở phía trước cột cờ Hà Nội. Trong ảnh là cảnh hành quyết tử tù dã man.
    Ngày 8/7/1908, quân Pháp đưa 3 người đầu tiên: Đặng Đình Nhân, Nguyễn Trị Bình (Tư Bình), và Nguyễn Văn Cốc (Dương Bé) ra xử chém ở phía trước cột cờ Hà Nội. Trong ảnh là cảnh hành quyết tử tù dã man.
    Chuẩn bị đưa ra xử chém.
    Chuẩn bị đưa ra xử chém.
    Ngày 3/8/1908 xử tử thêm ba người là: Nguyễn Văn Hiên (Bếp Hiên), Cai Ngà, và Bếp Xuân.
    Ngày 3/8/1908 xử tử thêm ba người là: Nguyễn Văn Hiên (Bếp Hiên), Cai Ngà, và Bếp Xuân.
     Ngày 29 thì hành quyết ba người nữa là: Lang Sẹo, Cai Xe và Cai Tôn.
    Ngày 29 thì hành quyết ba người nữa là: Lang Sẹo, Cai Xe và Cai Tôn.
    Cuối cùng ngày 27//11/1908 thì bốn người cuối cùng bị chém: Đỗ Văn Đàm (Đồ Đàm), Đội Hổ, Lý Chánh, và Vinh. Sau đó quân Pháp bêu đầu của các nghĩa quân bị chém, nhằm ra oai và khủng bố tinh thần dân Việt...
    Cuối cùng ngày 27//11/1908 thì bốn người cuối cùng bị chém: Đỗ Văn Đàm (Đồ Đàm), Đội Hổ, Lý Chánh, và Vinh. Sau đó quân Pháp bêu đầu của các nghĩa quân bị chém, nhằm ra oai và khủng bố tinh thần dân Việt...
    ... để làm thui chột sự phản kháng của người Việt yêu nước.
    ... để làm thui chột sự phản kháng của người Việt yêu nước.
    (BKT)

     



    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét