Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 24

(ĐC sưu tầm trên NET)

Mossad

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Viện các Chiến dịch Đặc biệt và Tình báo
המוסד למודיעין
ולתפקידים מיוחדים
MossadLogo.gif
 
(tiếng Hebrew: המוסד למודיעין ולתפקידים מיוחדים, Viện các Chiến dịch Đặc biệt và Tình báo), thường được gọi tắt là Mossad (có nghĩa Viện), là Cơ quan Tình báo của Israel chịu trách nhiệm thu thập thông tin tình báo, chống khủng bố, tiến hành các chiến dịch bí mật như các hoạt động bán du kích, và hỗ trợ aliyah (hoạt động di cư quay trở về quê hương của người Do Thái) tại những nơi hoạt động này bị ngăn cấm. Đây là một trong số các cơ quan tình báo chính của Israel, như Aman (tình báo quân đội) và Shin Bet (an ninh nội địa), nhưng giám đốc cơ quan này báo cáo trực tiếp lên Thủ tướng. Vai trò và các chức năng của nó tương tự như Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Hoa Kỳ, Sở Tình báo Mật (MI6) tại Anh QuốcSở Tình báo Mật Australia (ASIS) tại Australia

Lịch sử

Mossad được thành lập tháng 12 năm 1949 với tên gọi "Viện Phối hợp Trung ương", theo đề nghị của Reuven Shiloah với Thủ tướng David Ben-Gurion. Shiloah muốn có một cơ quan trung ương nhằm phối hợp và cải thiện khả năng hợp tác giữa các cơ quan an ninh trước đó - Cục tình báo quân đội (AMAN), Sở An ninh Chung (GSS hay "Shin Bet") và "cục chính trị" của văn phòng ngoại giao. Tháng 3 năm 1951, cơ quan này được tái tổ chức và trở thành một phần trực thuộc văn phòng thủ tướng, báo cáo trực tiếp lên thủ tướng. Số lượng nhân viên hiện tại của Mossad được ước tính khoảng 1.200 người. Khẩu hiệu của Mossad be-'éyn tahbūlōt yīpōl `ām; ū-teshū`āh be-rōv yo'éts (tiếng Hebrew: באין תחבולות יפול עם, ותשועה ברוב יועץ‎, "14"Thiếu sự hướng dẫn một quốc gia sẽ sụp đổ, nhiều cố vấn sẽ giúp thắng lợi trở lên vững chắc hơn." - Proverbs XI, 14).

Tổ chức

Từ các văn phòng của mình tại thành phố Tel Aviv Israel, Mossad điều hành một số lượng nhân viên khoảng 1200 người, dù ở thời điểm cuối thập kỷ 1980 con số này có thể lên tới. Mossad là một cơ quan dân sự, và không sử dụng hệ thống cấp bậc quân sự, mặc dù đa số nhân viên của nó đã từng phục vụ trong Các lực lượng Quốc phòng Israel như một phần của hệ thống nghĩa vụ quân sự bắt buộc của Israel, và nhiều người trong số họ là các sĩ quan. Cơ quan này được cho là gồm tám bộ phận.
Bộ phận lớn nhất là Phòng thu thập, với trách nhiệm điều hành nhiều hoạt động gián điệp ở nước ngoài. Nhân viên Phòng thu thập hoạt động dưới nhiều vỏ bọc, gồm cả vỏ bọc ngoại giao và dân sự. Các sĩ quan tình báo hiện trường của họ, được gọi là katsa, tương tự như case officers của CIA. Ba mươi tới bốn mươi người cùng hoạt động ở một thời điểm, chủ yếu tại Châu Âu và Trung Đông.
Phòng hành động chính trị và Phòng liên lạc chịu trách nhiệm làm việc với cả các cơ quan tình báo đồng minh nước ngoài, và cả với các quốc gia không có quan hệ ngoại giao chính thức với Israel.
Trong số các phòng của Mossad có Nhóm các Hoạt động Đặc biệt hay '"Metsada" (xem Kidon), tham gia vào nhiều vụ ám sát, các chiến dịch bán quân sự, phá hoại, và chiến tranh tâm lý.
Chiến tranh tâm lý cũng là nhiệm vụ của Lohamah Psichlogit Department, phòng này cũng tiến hành các hoạt động tuyên truyền và mị dân (deception).
Ngoài ra, Mossad còn có một Phòng Nghiên cứu, với trách nhiệm đề xuất điệp vụ tình báo, và một Phòng Kỹ thuật chịu trách nhiệm phát triển các công cụ phục vụ cho các hoạt động của Mossad.

Các chiến dịch nổi tiếng

Nhiều nỗ lực của Mossad phục vụ lợi ích an ninh của Israel khiến nó này nổi tiếng với tư cách một cơ quan tình báo có hiệu quả hoạt động đặc biệt cao. Nhiều tranh cãi còn tồn tại về những điệp vụ khi cơ quan này sử dụng cả chiến thuật bắt cócám sát.

Các chiến dịch thành công

Các chiến dịch được cho là do tổ chức này tiến hành nhưng không được xác nhận

  • Cái chết được cho là do bị ám sát của nhà khoa học Canada Gerald Bull, người phát triển loại siêu súng cho Iraq, năm 1990. Giả thuyết thường gặp nhất là Mossad chịu trách nhiệm về vụ này, và các đại diện của tổ chức này gần như đã tuyên bố chịu trách nhiệm vụ ám sát. Những người khác, gồm cả con trai của Bull, tin rằng Mossad đã tuyên bố chịu trách nhiệm một hành động họ không thực hiện để răn đe những người khác có thể tìm cách giúp đỡ các chế độ thù địch với Israel. Giả thuyết khác cho rằng Bull có thể bị CIA giết hại. Iraq và Iran cũng là những đối tượng tình nghi.
  • Cơ quan tình báo tư nhân Stratfor, dựa trên "những nguồn tin thân cận với tình báo Israel", cho rằng Tiến sĩ Ardeshir Hosseinpour, một nhà khoa học tham gia vào Chương trình hạt nhân Iran, đã bị Mossad ám sát ngày 15 tháng 1 năm 2007.
  • Một quan chức tình báo Mỹ tuyên bố trên tờ The Washington Post rằng Israel đã đạo diễn vụ đào tẩu của vị tướng người Iran Ali Reza Askari ngày 7 tháng 2 năm 2007. Người phát ngôn của Israel Mark Regev đã bác bỏ điều này. Tờ The Sunday Times thông báo rằng Askari từng là một người cung cấp thông tin cho Mossad từ năm 2003, và đã đào tẩu khi sắp bị bại lộ.

Các chiến dịch thất bại

  • Năm 1997, hai nhân viên Mossad đã bị bắt giữ ở Jordan, nước đã ký một hiệp ước hòa bình với Israel, khi đang thực hiện điệp vụ ám sát Sheikh Khaled Mashal, một lãnh đạo Hamas, bằng cách tiêm thuốc độc vào ông ta trong một cuộc tuần hành ủng hộ Hamas tại Amman. Lần này họ cũng sử dụng hộ chiếu Canada giả. Vụ việc đã dẫn tới một cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Canada và Jordan, và Israel buộc phải cung cấp thuốc giải độc và thả khoảng 70 tù nhân Palestine, đặc biệt có cả lãnh đạo Hamas Sheikh Ahmed Yassin, để đổi lấy các điệp viên Mossad, nếu không họ sẽ phải đối mặt với án tử hìnhmưu toan giết người. Tháng 3 năm 2004, 7 năm sau khi được trả tự do, Yassin đã bị giết hại trong một cuộc tấn công từ trực thăng Israel.

Các hoạt động gây tai tiếng cho Mossad

  • Tháng 7 năm 2004, New Zealand đã áp đặt trừng phạt ngoại giao với Israel sau một vụ scandal, trong đó hai người Israel tại Australia, Uriel Kelman và Eli Cara,bị cho là làm việc cho Mossad Mossad (Israel bác bỏ điều này), xin hộ chiếu New Zealand giả bằng cách đóng giả một người tàn tật. Bộ trưởng ngoại giao Israel Silvan Shalom sau này đã xin lỗi New Zealand về hành động của họ. New Zealand đã hủy bỏ nhiều hộ chiếu khác được cho là đã bị cấp cho các nhân viên mật vụ Israel. Cả Kelman và Cara đều bị giam giữ 3 tháng trong án phạt 6 tháng đã được tuyên, và ngay khi được trả tự do, họ bị trục xuất về Israel. Hai người khác, gồm một người Israel, Ze'ev Barkan, và một người New Zealand, David Reznick, bị cho là người thứ ba và thứ tư tham gia vào vụ làm hộ chiếu giả này nhưng đã rời khỏi New Zealand trước khi bị truy tìm. Amir Lati, Thư ký thứ 2 tại Đại sứ quán Israel tại Canberra đã bị trục xuất khỏi Australia vào tháng 1 năm 2005 vì những lý do mà cho tới hiện tại Chính phủ Australia vẫn chưa tiết lộ.

Các Giám đốc Mossad

Các giả thuyết tranh cãi

Tương tự như các cơ quan tình báo khác, Mossad thường trở thành đối tượng của những giả thuyết gây tranh cãi vô căn cứ. Gồm cả sự dính líu vào Vụ ám sát John F. Kennedy, cái chết của Diana, Công chúa xứ Wales, vụ ám sát Elie Hobeika,
Một chuyện hoang đường khác thường xuất hiện trên internet được quy cho một cách không chính xác tới khẩu hiệu; "By way of deception, thou shalt do war", của Mossad.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 12:51, ngày 31 tháng 8 năm 2014.


Mossad và những kỳ án khét tiếng thế giới
Thứ tư, 24/02/2010, 10:40 (GMT+7)
Cái chết của tư lệnh lực lượng Hamas ngày 20-1 tại một khách sạn ở Dubai, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất mới đây đã được cảnh sát nước này nghi rằng có bàn tay của của Cơ quan tình báo và các nhiệm vụ đặc biệt của Israel (Mossad). Vụ này đã viết tiếp một trang sử đầy rẫy các nghi án do Mossad gây ra trên toàn thế giới.

Sự ra đời và điểm đặc dị của Mossad
Tháng 6-1948, 6 người đàn ông âm thầm tiến vào một căn nhà ở đường Ben-Tehuda, thủ đô Tel Aviv, Israel. Tất cả đều hướng về căn phòng nhỏ ngoài cửa có tấm biển “Cơ quan hỗ trợ các cựu chiến binh”. Trong cuộc họp bí mật ngay sau đó, Trung tá Isser Beeri - chỉ huy tình báo của lực lượng quân sự bí mật Haganah, được cộng đồng người Do Thái thành lập tại Palestine từ năm 1920 - thông báo quyết định của “Ông già” - cách gọi Thủ tướng David Ben Gurion của Israel khi đó - giải thể bộ phận cũ để thành lập 3 cơ quan hoàn toàn mới là Tình báo Quân sự (Aman), Tình báo Chính trị (sau này trở thành Mossad) và Cơ quan An ninh nội bộ (Shabak, còn gọi là Shin Bet).
Đến năm 1950, Đại sứ Israel tại Mỹ là Reuven Shiloah đã đề nghị Thủ tướng D.Ben Gurion nên cải tổ lại các cơ quan tình báo và biến nó thành một cơ quan độc lập trực thuộc thủ tướng. Sau khi đề xuất này được thông qua, ngày 1-9-1951, Nhà nước Do Thái xuất hiện cơ quan tình báo mới có tên “Viện Tình báo và các nhiệm vụ đặc biệt” (Mossad).
Đại sứ Reuven Shiloah được chỉ định làm giám đốc đầu tiên của Mossad. Ngoài chức năng thu thập tin tức tình báo, Mossad còn tiến hành các chiến dịch đặc biệt như ám sát, lấy cắp công nghệ và có chức năng chống khủng bố. Phạm vi hoạt động của các điệp viên Mossad trải rộng khắp thế giới.
Mossad có cách thức tuyển dụng điệp viên rất gắt gao, có thể nói chọn một người giỏi nhất trong một vạn người, các ứng viên trước hết phải là người Do Thái, làm việc trong Bộ Quốc phòng, hoặc sinh ra và lớn lên tại Bắc Mỹ và Âu châu, thành thạo Anh ngữ, tiếng Arab hoặc các thứ tiếng châu Âu khác. Sau vòng sơ tuyển này, các ứng viên sẽ phải trải qua thời gian vài tháng thực hiện các trắc nghiệm tâm lý chuyên biệt, sau khi thành công, họ bước vào vòng huấn luyện thử với nhiều nhiệm vụ “bất khả thi” ví dụ như: trong vòng 15 phút phải thu thập được các thông tin về họ tên, địa chỉ, số thẻ tín dụng, cha mẹ họ hàng của … 100 người không quen biết.
Các điệp viên trong những đội ám sát, hành động đặc biệt còn phải trải qua thêm 2 năm huấn luyện gian khổ, phải nhuần nhuyễn các kỹ năng gián điệp như theo dấu, chống và cắt bám đuôi, ăn trộm tài liệu, nghe lén, chiến đấu tay không, sử dụng vũ khí, lái các loại xe hơi, đội lốt, nằm vùng… hơn nữa một điệp viên hải ngoại thường chỉ hoạt động nhiều nhất là 7 năm, sau đó phần lớn quay về căn cứ.
Mỹ nhân kế - Tuyệt chiêu tối thượng
Mossad đã tiến hành thành công rất nhiều chiến dịch quan trọng gây tiếng vang khắp toàn cầu với những sách lược cổ điển nhưng được vận dụng linh hoạt, đặc biệt phải kể đến việc sử dụng mỹ nhân kế với nhiều chiêu thức khiến cả đối thủ lẫn đồng minh phải thất điên bát đảo.
Mossad đã thành lập hẳn một trung tâm tuyển mộ và chỉ huy, dưới lốt một cơ quan nghiên cứu có tên gọi Viện Nghiên cứu chống khủng bố, địa chỉ ở số 3811, phố Fairfax, quận Arlington, thủ đô Washington, Mỹ. Người chỉ huy trực tiếp của cơ quan này không ai khác hơn là Shabtai Shavit, chỉ huy các hoạt động gián điệp hải ngoại của Mossad. Các nạn nhân của đòn tình báo – tình dục thường là các quan chức cấp cao, những nhân vật có vị trí quan trọng mà khi lợi dụng họ, Mossad có thể khiến địch thủ choáng váng.
Điển hình là vụ đánh cắp ngoạn mục chiếc máy Mig-21 của Liên Xô. Một ngày mùa Xuân năm 1965, Tư lệnh Không quân Israel Ezer Weizmann đến tìm Tướng Meir Amit, lãnh đạo Mossad, và nói : “Tôi cần chiếc Mig-21 của Liên Xô”. Amit hỏi : “Có phải loại máy bay chiến đấu mới nhất của họ không? Bản thiết kế của nó được coi là tuyệt mật và rất khó kiếm”. Weizmann trả lời : “Tôi không cần bản vẽ. Tôi cần một chiếc Mig hoàn chỉnh”. Amit ngạc nhiên : “Cái gì? Một chiếc Mig hoàn chỉnh ?” Weizmann dõng dạc : “Đúng vậy, tôi hy vọng người của ông có thể làm được điều đó. Đừng quên các ông đang làm việc cho Mossad, một trong những cơ quan tình báo nổi tiếng nhất thế giới”. Amit suy nghĩ một hồi rồi nói : “Thôi được, để chúng tôi thử xem”.
Chiếc Mig-21 do Munir Redfa đánh cắp được trưng bày tại bảo tàng Israel (ảnh lớn).
Những năm 1960, Mig-21 được coi là loại chiến đấu cơ chủ lực của không quân Liên Xô, nhưng cũng chỉ cấp cho những trung đội bay xuất sắc nhất, thậm chí không quân các quốc gia trong khối Warsaw cũng không được trang bị. Nhưng do muốn mở rộng ảnh hưởng tại thế giới Arab, nên Liên Xô đã cung cấp Mig-21 cho không quân các nước Syria, Iraq, Ai Cập. Và để đảm bảo an toàn, bất cứ chiếc Mig-21 nào được đưa sang Arab đều được Liên Xô giám sát rất nghiêm ngặt. Do vậy, Israel muốn đánh cắp Mig-21, phải thông qua một quốc gia Arab.
Mossad biết rằng cử một điệp viên đi lấy trộm một chiếc máy bay là điều không thể, mà muốn trộm được Mig, đầu tiên phải trộm… người. Aharon quyết định hành động tại Iraq và chọn đối tượng là viên phi công - Thiếu tá, Đại đội trưởng Không quân Iraq Munir Redfa. Munir là một tín đồ Thiên Chúa giáo. Tại Iraq, ai không theo đạo Hồi sẽ bị kỳ thị và gia đình Munir không phải là ngoại lệ. Con át chủ bài của Mossad trong vụ “trộm người” này là một mỹ nữ Do Thái quốc tịch Mỹ.
Poster bộ phim Đánh cắp bầu trời (Steal the sky) dựa theo câu chuyện Munir đã đánh cắp chiếc Mig-21 (ảnh nhỏ).
Dưới sự sắp đặt của Mossad, nữ điệp viên xinh đẹp đến Baghdad với tư cách khách du lịch và từ đó “tình cờ” gặp Munir. Cô gái thủ thỉ với Munir rằng cô có thể giúp anh sang Israel một cách bí mật. Mặc dù nghi ngờ nhưng vì quá yêu cô, nên Munir vẫn tặc lưỡi làm theo. Vừa đến sân bay Tel Aviv, Israel, Munir lập tức được đưa đến một căn cứ quân sự bí mật. Ở đó, Tướng Amit hỏi thẳng : “Anh có thể đưa chiếc Mig-21 đến đây được không?” Mặc dù không từ chối, nhưng Munir cũng không đồng ý ngay. Amit hiểu ngay và nói : “Chúng tôi sẽ trả anh 1 triệu USD và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho anh. Anh và gia đình sẽ có quốc tịch Israel và người vợ như mong muốn”.
Sau đó, Amit sắp xếp cho Munir gặp gỡ Tướng Mordecai Hod, người vừa nhậm chức Tư lệnh Không quân thay Weizmann. Đích thân Mordecai đã cùng Munir vạch ra kế hoạch đánh cắp Mig-21. Với khoảng cách 900km, bay qua không phận 2 nước là Iraq và Jordani, việc lái một chiếc máy bay từ Iraq sang Israel hoàn toàn không đơn giản. Nếu không quân Iraq phát hiện sớm, chắc chắn Munir sẽ bị các đồng đội của mình truy sát. Trường hợp Iraq không kịp làm, họ sẽ nhờ không quân Jordani đón bắt.
Sáng ngày 15-8-1966, Munir bình tĩnh đi đến chiếc máy bay của mình và ra lệnh cho nhân viên đổ đầy xăng vào cả bình xăng phụ. Việc này khiến họ vô cùng sửng sốt vì các cố vấn Liên Xô quy định chỉ được phép tiếp nhiên liệu đủ dùng trong giới hạn thực thi nhiệm vụ, tuy nhiên họ cũng tuân lệnh Munir. Munir ung dung cất cánh, lái chiếc Mig-21 bay về phía Baghdad, sau đó bất ngờ chuyển hướng về phía Nam, rồi lại sang hướng Tây, bay thẳng tới Israel theo một hành trình đã vạch sẵn, thậm chí đến không phận Jordan mà Liên Xô và Iraq vẫn chưa phát hiện ra.
Chiếc Mig-21 đáp xuống sân bay Israel an toàn và những gì diễn ra sau đó hoàn toàn theo thỏa thuận : Israel được máy bay, còn Munir được tiền và vợ đẹp.
Đồng minh cũng dính “chưởng”
Không chỉ có địch thủ mà cả đồng minh thân cận Mỹ cũng dính “chưởng” của Mossad. James McGreevey, Thống đốc bang New Jersey, Mỹ phải từ chức vào tháng 7-2005, do bị trúng độc chiêu mỹ nam kế của Mossad.
Là thống đốc trẻ của một tiểu bang có nhiều người Israel sinh sống, nhưng McGreevey lại thường xuyên mạnh tay với các hành động kỳ thị sắc tộc và tôn giáo của người Israel đối với người Hồi giáo, nhất là sau sự kiện 11-9-2001. Vì vậy, Mossad lên kế hoạch hạ bệ McGreevey khi biết rằng viên thống đốc trẻ có sở thích quan hệ tình dục đồng tính mặc dầu đã có vợ. Nhiệm vụ này được giao cho nam điệp viên Golan Cipel, một người Mỹ gốc Israel.
Năm 2002, Cipel nhận nhiệm vụ tiếp cận McGreevey để làm viên thống đốc trẻ này “mê mẩn”. Nhờ sự nâng đỡ của “người tình” McGreevey, chẳng mấy chốc Cipel được bổ nhiệm làm thành viên Ban lãnh đạo Sở An ninh nội địa bang New Jersey . Trở thành bạn tình của McGreevey, nhưng Golan Cipel vẫn không lay chuyển được người tình nhẹ tay với các hành động kỳ thị của người Israel đối với người Hồi giáo tại bang New Jersey. Vì thế, Mossad lệnh cho Cipel phải làm cho McGreevey thân bại danh liệt. Vào tháng 4-2005, những thông tin về mối quan hệ tội lỗi của Thống đốc McGreevey bỗng xuất hiện trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Sau đó, xuất hiện lời thú nhận và tố cáo của Cipel rằng mình đã bị McGreevey quấy rối tình dục. Thế là vị thống đốc trẻ phải ra đi.
Nhưng nổi tiếng nhất trong các vụ tình báo - tình dục trên lãnh thổ Mỹ của Mossad phải kể đến vụ nữ thực tập sinh Monica Lewinsky lăng nhăng tình ái với cựu Tổng thống Mỹ đã được giới tình báo xếp vào hàng siêu kinh điển mỹ nhân kế.
Là một điệp viên được tuyển mộ và đào tạo bởi Mossad ngay trên lãnh thổ Mỹ, Monica Lewinsky được Mossad dàn dựng trở thành thực tập sinh tại Nhà Trắng qua giới thiệu của một viên chức làm việc tại đây, vốn là thành viên của Nhà thờ Do Thái giáo ở thành phố Los Angeles. Nhiệm vụ của Lewinsky là dùng những thủ thuật đã được huấn luyện bài bản của mình từ Mossad để quyến rũ ông rồi sau đó yêu cầu vị Tổng thống đào hoa này trả tự do trước thời hạn cho một điệp viên của Mossad đang bị giam giữ tại Mỹ là Jonathan Pollard.
Trong một cố gắng nhằm thoát khỏi sự khống chế của Mossad, vị Tổng thống này đã tìm cách đẩy Lewinsky đến làm việc tại Lầu Năm góc. Chỉ cho đến khi mối quan hệ giữa Mỹ - Isarel trở nên căng thẳng về vấn đề Palestine và để chuẩn bị cho chuyến công du đến Mỹ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Mossad mới quyết định cho bùng nổ vụ tai tiếng tình ái của ông Bill Clinton để gây áp lực.
Cho đến nay, người ta vẫn không biết đã có bao nhiêu bí mật quốc gia của nước Mỹ đã bị Lewinsky thu thập, nhưng có điều chắc chắn là Mossad đã rất thành công trong sử dụng đòn mỹ nhân kế của mình trên lãnh thổ Mỹ.
(Tổng hợp từ báo chí Trung Quốc, CNN, Spy World)


VIỆT ANH

Uẩn khúc cuộc đời của 'điệp viên X' gây chấn động

"Điệp viên X" (được coi là cựu nhân viên tình báo của Israel), đã chết trong tù hơn 2 năm trước đây. Những thông tin hiếm hoi về vụ án "Điệp viên X" được tiết lộ đã phần nào cho thấy những phương thức hoạt động của tổ chức tình báo Mossad của Israel.

Bản lý lịch sạch sẽ...
Giới tình báo không xa lạ gì với mật danh "điệp viên X" của tổ chức tình báo Mossad (Israel) nhưng tất cả những gì người ta biết về anh chỉ vẻn vẹn hai chữ "tù nhân". Mọi thông tin dù nhỏ nhất đều được giữ kín, ngay cả ban quản lý nhà tù Ayalon, nơi giam giữ "tù nhân X" cũng không hề biết danh tính thật sự của tù nhân lạ kỳ này.
Tất cả vấn đề liên quan đến "tù nhân X" đều bị chính quyền Israel cấm đưa tin. Thế nhưng, dù thông tin được bảo mật kỹ đến đâu thì vẫn có kẽ hở. Mới đây, danh tính của "tù nhân X" đã được tiết lộ khiến những thắc mắc, tò mò về chàng điệp viên này phần nào được cởi bỏ.
Uẩn khúc cuộc đời của 'điệp viên X' gây chấn động - Ảnh 1
Trong vòng chưa đầy 7 năm, ít nhất Ben đã ba lần thay đổi tên họ.
Theo Foreign Correspondent, chương trình do đài ABC của Australia tổ chức, "tù nhân X" tên thật là Ben Zygier sinh năm 1976 tại Melbourne (Australia). Sinh trưởng trong một gia đình gốc Do thái khá giả, cả cha mẹ của Ben đều là những người có địa vị cao và nổi tiếng trong các tổ chức Do thái địa phương, Ben đã xác định tư tưởng sau này mình sẽ tham gia vào một tổ chức mang xu hướng Xionit (chủ nghĩa phục quốc Do thái).
Cha Ben là một người Do thái bảo thủ, điều hành một công ty kinh doanh bột ngũ cốc có tiếng. Ngay từ nhỏ, Ben đã được gửi tới học tại một trường Do thái  danh tiếng, ở đó cậu được học ngôn ngữ, lễ giáo và lịch sử của dân tộc Do thái.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, năm 1993, Ben theo học tại khoa luật trường đại học Monash, đai học tốt nhất Australia lúc bấy giờ và đã đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi. Bản thân Ben luôn tự cảm thấy mình phải thực hiện nghĩa vụ với đất nước Israel. Vì thế, đến năm 1994, Ben đã rời bỏ cuộc sống yên bình ở Australia và quay trở về Israel đầu quân cho một công ty không tên tuổi. Sau đó, anh quyết định gia nhập quân đội Israel.
Với lý lịch khá sạch, thông minh, có học thức, vẻ ngoài châu Âu và đặc biệt lại đến từ một đất nước nổi tiếng thân thiện như Australia nên Ben nhanh chóng trở thành đối tượng thích hợp cho vị trí điệp viên tương lai của tổ chức Mossad. Tất nhiên, với mái tóc vàng và đôi mắt xanh nên không ai nghi ngờ về nguồn gốc Do thái của Ben.
Hạt giống tiêu biểu của Mossad
Bên cạnh đó, Ben cũng dễ dàng qua mắt cơ quan chức năng bằng cách thay đổi tên họ, đồng thời yêu cầu cấp lại hộ hiếu mới nên không ai có thể nhận ra anh, trừ tổ chức Mossad. Trong nhiều thập kỷ qua, Mossad đã thực hiện các chiến dịch bí mật nhằm tiêu diệt những "mầm mống" gây hại cho đất nước như thủ tiêu  Imad Mughniyah - chỉ huy Hezbollah tại Damascus vào năm 2008 và chỉ huy Hamas - Mahmoud al Mabhouh ở Dubai trong năm 2010.
Ngoài ra tổ chức này cũng được cho rằng đã thanh toán nhà khoa học hạt nhân của Iran và phá hoại nơi ẩn náu Hezbollah ở Lebanon. Do đó, Mossad rất cần những "hạt giống" mới để có thể tiếp quản những trận chiến "nảy lửa" như thế và Ben được chọn là "hạt giống" tiêu biểu đó.
Năm 2006, Mossad chuyển Ben đến Đông Âu hoạt động. Tuy nhiên, ở đây Ben không thể cung cấp thông tin cần thiết khiến các quan chức Mossad tại Tel Aviv thất vọng và triệu hồi anh về nước để phụ trách công việc văn phòng. Với công việc bàn giấy, Ben cảm thấy chán nản và phát ngán nên đã yêu cầu Mossad để anh trở lại trường học lấy bằng thạc sỹ về quản lý.
Mossad đồng ý và thậm chí vẫn tiếp tục trả lương cho anh đủ để thấy tầm quan trọng của Ben đối với Mossad cao đến mức nào. Tháng 10/2008, Ben Zygier lại một lần nữa ghi danh theo học tại đại học Monash ở Melbourne dưới cái tên "Ben Allen".
Theo thông tin ghi nhận được thì Ben đã  báo với trường rằng anh đang làm việc cho một công ty tư vấn tại Geneva và đôi khi vẫn phải trở về Thụy Sĩ để giải quyết công việc. Đây là lý do thích hợp nhất để che giấu những chuyến công tác đột xuất. Theo hồ sơ ghi lại thì trong vòng chưa đầy 7 năm, ít nhất Ben đã ba lần thay đổi tên.
Chính những thay đổi đột ngột này của Ben đã khiến cơ quan đặc biệt của Australia chú ý đến. Năm 2009, phóng viên Jason Koutsoukis của Spiegel, đồng thời là phóng viên chuyên trách Trung Đông cho hai tờ báo Australia The Age và Sydney Morning Herald, đã nhận được email mã hóa từ một nhân viên chính phủ nước này. Bức thư điện tử này có nội dung như sau: "Điều tra tình báo đã phát hiện một điệp viên Israel gốc Australia đang quay trở lại Australia sinh sống.
Ngoài ra, có những thông tin nghi ngờ anh ta đang thực hiện những chiến dịch cho Mossad ngay trên đất nước này". Sau đó, hàng loạt các cuộc điện thoại gọi đến cho Ben nhằm xác minh tin đồn nhưng Ben đều từ chối trả lời. Theo thông tin ghi nhận được, chỉ 10 ngày sau các cuộc điện thoại xác nhận của phóng viên, cơ quan an ninh tình báo nội địa Israel đã bắt giữ Ben Zygier.
Ngoài ra, một phóng viên Australia tên là Trevor Borman đã phát hiện được một chi tiết là vào năm 2008, có một cuộc trao đổi giữa cơ quan tình báo và an ninh Australia với Ben. Tuy nhiên, chưa rõ ai là người chủ động gặp và đôi bên đã thảo luận những gì.
Trong khi đó các phương tiện thông tin đại chúng của Australia thì cho rằng có thể Ben đã tiết lộ với cơ quan tình báo Australia về các điệp viên của Mossad xuất thân từ Australia và các nước phương Tây khác đang ở đâu và làm gì sau khi đến Israel.
Uẩn khúc cuộc đời của 'điệp viên X' gây chấn động - Ảnh 2
Các tờ báo lần lượt đưa tin về "tù nhân X" sau khi danh tính của anh bị lộ.
Chết vì tự tử hay bị thủ tiêu?
Theo một số điều tra viên, Ben Zygier đã cung cấp những thông tin tình báo cho Lebanon ngay từ tổng hành dinh Tel Aviv, bao gồm cả thông tin liên quan đến đường dây gián điệp của Homsi và Mustafa Ali Awadeh - hai nguồn tin hàng đầu của Mossad tại Lebanon (hai người này đã bị bắt sau đó).
Ngoài ra, khi Zygier bị bắt, các nhân viên an ninh đã tìm thấy một đĩa CD chứa thông tin tối mật trong khi anh ta không được phân quyền để tiếp cận các thông tin này. Khi Ben Zygier bị "tống" vào tù thì giới lãnh đạo Israel quyết định coi cựu điệp viên này như chưa hề tồn tại.
Báo chí cũng bị cấm viết về tù nhân này, ngoài ra, trong phiên tòa xét xử Ben, anh ta cũng bị che mặt để không ai có thể nhận ra. Những người tham dự phiên tòa đều phải ký cam kết vào một lá đơn chấp nhận không tiết lộ bất cứ thông tin gì về cựu điệp viên này. Do đó, cựu điệp viên này được gọi là "tù nhân X".
Vào mùa hè năm 2010, vợ Ben Zygier sinh hạ con gái thứ hai và gia đình được phép vào tù thăm anh ta. Ben Zygier được trò chuyện với mẹ qua điện thoại nhưng vài giờ sau đó "tù nhân X" đã chết với lý do tự tử. Một tuần sau, gia đình xin chuyển thi thể của Ben Zygier về chôn cất trong nghĩa trang dành cho người Do thái ở Australia chứ không phải ở Israel. Có khá nhiều lời đồn đoán xung quanh cái chết bất ngờ của "tù nhân X".
Có người cho rằng Ben cảm thấy xấu hổ vì hành vi của mình, người cho rằng Ben cảm thấy bị tổn thương, một số khác lại đoán có thể Ben Zygier đã bị giết để trả thù. Tuy nhiên, chính quyền Israel vẫn chưa có thông báo chính thức về cái chết của Ben cũng như lý do biệt giam cựu điệp viên Mossad này.  
Nhà tù với hệ thống giám sát nghiêm ngặt nhất Israel
Nhà tù Ayalon được xem là một trong những nhà tù có hệ thống bảo vệ tốt nhất của Israel với 700 tù nhân và 260 lính canh. Do đó, cái chết của "tù nhân X" có thể xem là một cái chết không bình thường trong phòng giam có hệ thống giám sát tù nhân 24/24h tiên tiến và hiện đại như vậy. Ngoài ra, giới chức Israel cũng cho biết thêm, Ben Zygier không phải là trường hợp duy nhất chết ngay trong nhà tù bởi nước này có khá nhiều "tù nhân X" khác như Mordechai Kedar - sĩ quan tình báo quân đội phạm tội giết một đồng nghiệp, hay ba điệp viên cơ quan tình báo khét tiếng KGB của Nga là Marcus Klingberg, Shabtai Kalmanovich và Nahum Manbar.   
An Mai (Theo Globalpost/ BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét