Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015

TÌM VUI 5

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những cuộc chiến có '1-0-2' trong lịch sử (P1)

Nhiều xung đột nổ ra chỉ vì những nguyên nhân tưởng chừng như rất 'vớ vẩn' và 'kỳ quặc'.
Cuộc chiến im lặng (1883 - 1981)
Những cuộc chiến có '1-0-2' trong lịch sử (P1)
Năm 1883, những cư dân tại làng Lijar, Tây Ban Nha đã rất giận dữ khi biết tin Vua Alfonso XII bị tấn công và sỉ nhục trong chuyến thăm đến Paris.
Chính vì vậy, 300 cư dân Lijar đã chính thức tuyên chiến với nước Pháp. Dù vậy, không hề có giao tranh nào thực sự nổ ra.
'Cuộc chiến' vẫn tiếp diễn trong im lặng suốt gần 1 thế kỷ cho đến khi, Vua Juan-Carlos đến thăm Paris và nhận được sự tiếp đãi nồng hậu.
Năm 1981, Lijar tuyên bố đình chiến nhờ sự thay đổi 'thái độ' tích cực của người Pháp.
Chiến tranh thùng gỗ (1325 - 1337)
Những cuộc chiến có '1-0-2' trong lịch sử (P1)
Hai thành phố tự trị của Italy là Modena và Bologna đã phát động cuộc chiến kéo dài trong suốt 12 năm chỉ vì một... cái thùng.
Nguyên do là vào năm 1325, một nhóm binh sĩ Modena đã tràn vào Bologna và cướp đi chiếc thùng gỗ lớn.
Ngay lập tức, Bologna đã tấn công đáp trả để lấy lại chiếc thùng cũng như khôi phục thanh danh.
Tuy nhiên, họ lại không thành công và ngày nay, chiếc thùng gỗ lịch sử vẫn được treo tại tháp chuông của Modena.
Cuộc chiến Paraguay (1864 - 1870)
Những cuộc chiến có '1-0-2' trong lịch sử (P1)
Để chứng tỏ bản thân là một chiến lược gia và nhà cầm quân đại tài, Tổng thống Paraguay, Francisco Solano Lopez đã đi đến một quyết định vô cùng 'táo bạo': Cùng lúc tuyên chiến với 3 người hàng xóm hùng mạnh là Argentina, Brazil và Uruguay.
'Ba đánh một không chột cũng què', hiển nhiên là sau cuộc chiến, Paraguay đã đón nhận một kết cục thảm bại: 90% nam giới chết vì chiến trận, bệnh tật và đói khát.
Ước tính, ít nhất 400.000 người đã hy sinh bởi một trong những lý do 'vô nghĩa' nhất trong lịch sử nhân loại.
Cuộc chiến chó đi lạc (1925)
Những cuộc chiến có '1-0-2' trong lịch sử (P1)
Ngày 22/10/1925, một binh sĩ Hy Lạp bị bắn chết gần biên giới Bulgary trong lúc đang cố gắng đuổi theo con chó của mình. Vụ việc khiến Athen không khỏi tức giận và thề quyết trả thù.
Ngay hôm sau, quân đội Hy Lạp tiến hành xâm lược thị trấn Petrich của Bulgary. Các cuộc giao tranh đã khiến hơn 50 người thiệt mạng.
Tuy nhiên, Hy Lạp đã bị quân đội quốc liên ngăn chặn và buộc phải rút quân chỉ sau 10 ngày. Không những vậy, Athen còn phải trả khoản tiền phạt lên tới 45.000 bảng dưới danh nghĩa bồi thường chiến phí.
Chiến tranh thịt lợn và đậu
Những cuộc chiến có '1-0-2' trong lịch sử (P1)
Sau cuộc chiến vào năm 1812, miền Đông bang Maine (Mỹ) trở thành khu vực tranh chấp giữa Washington và London.
Tuy nhiên, vào mùa đông năm 1838, nhiều người thợ đốn củi Mỹ đã xâm phạm khu vực này, khiến quân đội Anh tức giận. Đáp trả, người Mỹ cũng điều động quân đội đến Maine.
Khi giao tranh gần như sắp diễn ra thì những sai sót trong quá trình hậu cần đã khiến cả 2 phe lâm vào tình huống 'dở khóc dở cười': Thay vì đạn dược, quân đội Mỹ chỉ nhận được toàn thịt lợn và đậu.
Cuối cùng, sau hơn 11 tháng, London chịu nhượng bộ, trao trả Maine cho Washington và kết thúc cuộc chiến.

Theo Đất Việt


Những cuộc chiến có '1-0-2' trong lịch sử (P2)

Nhiều xung đột nổ ra chỉ vì những nguyên nhân tưởng chừng như rất 'vớ vẩn' và 'kỳ quặc'.
Chiến tranh lợn (1859)
Những cuộc chiến có '1-0-2' trong lịch sử (P2)
Mọi chuyện bắt đầu khi một binh sĩ Anh lỡ tay bắn chết một con lợn khi nó đang lang thang trên phần lãnh thổ của Mỹ tại quần đảo San Juan.
Ngay lập tức, lực lượng vũ trang địa phương Mỹ đã điều quân tiến sát biên giới để quan sát động thái của đối phương.
Căng thẳng chỉ chấm dứt khi phía Anh lên tiếng xin lỗi. Sau hơn 4 tháng diễn ra, cuộc chiến khép lại với nạn nhân duy nhất là chú lợn xấu số.
Cuộc chiến 350 năm (1651-1986)
Những cuộc chiến có '1-0-2' trong lịch sử (P2)
Xung đột giữa Hà Lan và Quần đảo Scilly, Anh được coi là cuộc chiến dài hơi nhất trong lịch sử bởi nó diễn ra suốt... hơn 3 thế kỷ.
Bắt nguồn từ Nội chiến Anh lần 2 (1648 - 1649), song cũng giống như nhiều xung đột thời bấy giờ, nó nhanh chóng bị cả 2 phe quên mất.
Phải đến khi bản hiệp ước hòa bình được thiết lập vào năm 1986, cuộc chiến mới chính thức khép lại dù trên thực tế, chưa từng một viên đạn nào được bắn ra.
Chiến tranh bóng đá (1969)
Những cuộc chiến có '1-0-2' trong lịch sử (P2)
Vào năm 1969, El Salvador thất bại trong trận đá bóng với Honduras. Chuyện cũng sẽ chẳng có gì nếu như ngay sau đó, El Salvador không bất ngờ tấn công quốc gia láng giềng.
Quá bất ngờ, Tổ chức Các nước châu Mỹ đã dàn xếp một thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực đúng 100 giờ sau khi phát súng khơi mào cuộc chiến được khai hỏa.
Dù chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, nhưng cuộc xung đột cũng khiến 3.000 người thiệt mạng.
Cuộc chiến ban ngày (1992)
Những cuộc chiến có '1-0-2' trong lịch sử (P2)
Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, cuộc xung đột giữa Moldova và Transdniestria nhanh chóng bùng phát do những bất đồng về quan điểm chính trị.
Tuy nhiên, điều đáng nói nằm ở chỗ, giao tranh chỉ thực sự nổ ra giữa 2 bên vào ban ngày. Còn ban đêm, các binh sĩ lại cùng nhau tụ tập, tán gẫu và nhậu nhẹt.
Thậm chí, một số người còn ngầm thỏa thuận sẽ không bắn 'người quen' trong cuộc đối đầu vào buổi sáng ngày hôm sau.
Mặc dù vậy, sau 4 tháng giao tranh, cuộc chiến vẫn cướp đi sinh mạng của hơn 1.300 người.
Đại chiến đà điểu (1932)
Những cuộc chiến có '1-0-2' trong lịch sử (P2)
Năm 1932, số lượng đà điểu tại Australia đột nhiên tăng lên một cách chóng mặt, gây nhiều thiệt hại cho người dân.
Trước tình hình trên, quân đội Australia chính thức tuyên chiến và cử một đội đặc nhiệm cùng súng máy để ngăn chặn 'sự xâm lược' từ loài động vật này.
Tuy nhiên, chỉ sau 1 tuần giao chiến, những sĩ quan chỉ huy đã nhanh chóng bỏ cuộc do số lượng đà điểu quá áp đảo.
Cuối cùng, cuộc chiến kết thúc với con số thương vong là... 2.500 con đà điều.

Theo Đất Việt

Quân sự

Những mệnh lệnh ngốc nghếch nhất trong lịch sử quân sự

Chính vì những mệnh lệnh có phần 'ngớ ngẩn' mà các nhà cầm quân này đã đẩy binh sĩ của mình vào thế đại bại.
Xây tường phòng thủ ở… phía sau
Mệnh lệnh 'ngược đời' này thuộc về vị tướng Gideon Pillow (1806 - 1878) trong cuộc chiến tranh Mexico - Mỹ (1846).
Khi đóng quân tại một ngôi làng Camargo (Mexico), Pillow đã ra lệnh cho các binh sĩ đào hào và xây dựng rào phòng thủ ở phía sau, thay vì xây ở phía trước như thông thường.
Nhưng rất may là cuối cùng, nhờ sự chỉ huy của một viên tướng khác, quân đội Mỹ đã giành chiến thắng và kết thúc trận chiến.
Không được lội sông
Trận huyết chiến tại Antietam đã trở thành một sự kiện quan trọng trong lịch sử Mỹ bởi nó đánh dấu sự ra đời của Tuyên ngôn giải phóng nô lệ (1862).
Ngày 17/9/1862, tướng Ambrose Burnside dẫn 12.000 binh sĩ chiến đấu với 400 quân miền Nam, ngăn cách giữa họ là con rạch Antietam (Maryland).
Dù sở hữu lực lượng gấp 30 lần, thế nhưng quân đội của Burnside quyết cố thủ trên cầu mà không dám băng qua sông.
Điều này đã khiến quân tiếp viện của miền Nam có thêm thời gian để đến ứng cứu và cân bằng thế trận chiến thuật.

Dùng bộ binh để đối đầu với kỵ binh
Năm 53 TCN, Marcus Licinius Crassus, người giàu nhất tại Rome đã quyết định tiến hành cuộc xâm lược Đế chế Parthava để mở rộng danh tiếng.
Với tài sản của mình, Crassus đã xây dựng một đội quân hùng hậu với 40.000 binh sĩ, hầu hết trong số đó đều là bộ binh hạng nặng.

Trong khi đó, người Parthava lại sở hữu 10.000 cung thủ kỵ binh thiện chiến, được trang bị vũ khí để có thể bắn thủng khiên và giáp của người La Mã.
Tất nhiên, với lợi thế đó, người Parthava đã nhanh chóng giành chiến thắng.
Trong khi đó, hơn 30.000 binh sĩ La Mã bị bắt hoặc bị giết, bản thân Crassus cũng tử trận.
Nối thuyền chiến
Khi ra lệnh dùng xích sắt nối nhiều thuyền lại với nhau, có lẽ chính bản thân Tào Tháo cũng không thể ngờ rằng, đây có thể là sai lầm khiến 220.000 binh sĩ Đông Hán thảm bại trong trận Xích Bích.
Bằng kế trá hàng, phe của Chu Du đã đưa những chiếc hỏa thuyền tiến về phía hạm đội của Tào Tháo.
Trong điều kiện gió lớn và bị xích vào nhau, các thuyền chiến của Tào Tháo nhanh chóng bắt lửa khiến một số lớn binh lính chết cháy trên thuyền hoặc chết đuối dưới sông.
Rút lui khỏi vị trí lợi thế
Trước trận Chancellorsville (Nội chiến Mỹ), Liên quân miền Bắc có khoảng 134.000 binh sĩ, còn miền Nam có khoảng 60.000 quân.
Với sự chênh lệch lực lượng, quân miền Nam đã nhanh chóng bị miền Bắc bao vây.
Không những vậy, phe miền Bắc còn có lợi thế khi chiếm giữ địa hình chiến đấu trên cao và kiểm soát toàn bộ trận chiến.
Nhưng khi chiến thắng đang nằm gần trong tầm tay thì thiếu tướng Joseph Hooker lại ra lệnh cho liên quân miền Bắc rút lui và chuyển xuống địa hình dưới thấp, nhờ đó tướng Robert E. Lee đã xoay chuyển tình thế và giành chiến thắng cho miền Nam.
Ngủ trưa… trong lúc đánh nhau
Trước khi sáp nhập vào Mỹ, Texas đã từng là một tiểu bang của Mexico trước khi trận chiến năm 1836 nổ ra.
Ngày 19/4/1836, Nhà độc tài Mexico Santa Anna cùng hàng nghìn binh sĩ đến ngôi làng San Jacinto.
Trước đó, đội quân của ông đã bị người Texas cắt đứt nguồn tiếp viện và bao vây.
Thế nhưng, thay vì lo nghĩ cách đối phó Santa Anna vẫn cho các binh sĩ của mình ngủ trưa vào lúc 15h30 theo phong tục của người Tây Ban Nha.
Và tất nhiên, người Texas đã không bỏ qua cơ hội 'ngàn năm có một' để tấn công quân đội Mexico.

Sự thất bại của Santa Anna dẫn đến việc Texas chính thức tách khỏi Mexico và trở thành một khu vực độc lập.

Theo Đất Việt

Những chiến dịch táo bạo nhưng... ngớ ngẩn trong Thế chiến II

Tất cả các chiến dịch đều thất bại vì lý do thoạt nghe rất buồn cười.
Tướng Mỹ đẩy hàng trăm lính vào lãnh thổ địch để cứu con rể
Ngày 26/3/1945, 314 binh sĩ Mỹ và 57 phương tiện cơ giới nhận lệnh thọc sâu vào lãnh địa của phát xít Đức khoảng 100km để giải phóng trại tù binh chiến tranh Hammelburg
Tướng George Patton, người ra mệnh lệnh vô cùng mạo hiểm này, tin rằng con rể của ông là một tù nhân tại trại Hammelburg.
Tuy nhiên, do những sai lầm về tính toán, các binh sĩ Mỹ đã đại bại.
Chỉ vài người có thể quay trở lại chiến tuyến của phe Đồng minh còn những người khác trở thành tù binh giống như những người họ muốn cứu.
Vào ngày 6/4/1945, sư đoàn thiết giáp số 14 của quân Mỹ tấn công và giải phóng trại giam. Chiến thắng của họ khiến chiến dịch của lực lượng Baum trở nên không cần thiết.
Chiến dịch của Đức thất bại do điệp viên 'thiếu hiểu biết'
Wulf Schmidt, một điệp viên Đức, vẫn nhảy dù xuống lãnh thổ Anh vào ngày 14/9/1940. Ngay khi Wulf vừa chạm đất, người Anh đã bắt hắn.
Wulf là một phần của Chiến dịch Lena, một kịch bản mà cơ quan tình báo quân đội Đức vạch ra nhằm xâm lược Anh.
Song sai lầm chính nằm ở chỗ: Toàn bộ điệp viên tham gia Chiến dịch Lena không thể nói thành thạo tiếng Anh hay phong tục của người Anh.
Chẳng hạn, một gián điệp Đức bị bắt vì cố gắng mua bia vào lúc 10h mà không hề biết rằng vào thời đó, các quán không bán bia trước giờ ăn trưa.
Hai gián điệp khác sa lưới khi đạp xe ở Scotland ở lề đường bên phải (trong khi người dân ở đây đi ở lề bên trái).
Cảnh sát đã phát hiện thân phận của các điệp viên khi họ kiểm tra vali mang theo có chứa xúc xích và kem Nivea của Đức.
Đức phái lính đặc nhiệm sang Ba Lan rồi bỏ mặc
Vào tối 25/8/1939, lính đặc nhiệm và gián điệp Đức vượt đèo Jablonkow ở khu vực biên giới Séc - Ba Lan theo lệnh của cơ quan tình báo quân đội Đức nhằm dọn đường cho quân Đức chiếm Ba Lan.
Trước khi chiến dịch diễn ra, Quốc trưởng Adolf Hitler đã quyết định hoãn chiến dịch xâm lược Ba Lan.
Nhưng không ai trong số những lính đặc nhiệm Đức biết quyết định trên và vẫn tiến hành chiến dịch theo đúng kế hoạch.
Đạt được thành công bước đầu song các lính đặc nhiệm buộc phải rút về nước với tâm trạng tủi hổ ê chề trong sự chế giễu của người Ba Lan.
Mặc dù vậy, tới ngày 1/9/1939, quân đội Đức vẫn xâm lược Ba Lan.

Theo Zing
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét