Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 37

(ĐC sưu tầm trên NET)

Khả năng kỳ lạ những thiền sư cổ nhất Việt Nam

Tài năng và đức hạnh của những bậc thiền sư trong dòng phái này vẫn còn được hậu thế lưu truyền.

Thiền phái Diệt Hỷ do thiền sư Ti Ni Đa Lưu Chi người Ấn Độ sáng lập vào năm 580, truyền đến cuối đời Trần, trải qua 19 đời rồi ẩn tích. Tuy nhiên, đến giờ, tài năng và đức hạnh của những bậc thiền sư trong dòng phái này vẫn còn được hậu thế lưu truyền.

Điểm kỳ lạ, các đệ tử chân truyền của thiền phái này không chỉ am tường về triết lý nhà Phật mà còn tinh tường về thuật phong thuỷ, đoán biết được tương lai, tinh thông y thuật, thậm chí nhiều tư liệu cho thấy, những cao tăng của thiền phái này là những bậc cao thủ võ lâm đạt đến độ xuất quỷ nhập thần.

Hiện nay, nhiều môn phái võ của Việt Nam và Trung Quốc xem Đạt ma tổ sư (một thiền sư người Ấn Độ) là sư tổ của nền võ học, người có công truyền bá võ cổ truyền Ấn Độ sang Trung Quốc và sau đó, các cao thủ Trung Quốc truyền sang Việt Nam. Tuy nhiên, trong lịch sử Phật giáo, ở nước ta cũng xuất hiện nhiều bậc thiền sư nổi danh đến từ Ấn Độ và con đường hành đạo của họ cùng thời với Đạt ma tổ sư khiến nhiều giả thiết đặt ra, võ Việt cũng có một tổ sư riêng của mình?

Bất ngờ với bài pháp U linh thương

Cuộc đời của các thiền sư luôn chứa đựng nhiều bí mật. Thông thường, họ xuất thế đi tu và tìm đến chốn thâm sơn cùng cốc sống ẩn dật tu luyện. Vì thế, cuộc đời của các thiền sư luôn tàng ảnh, không phô trương, người bình thường ít khi biết hết tài năng của họ.

Khác với nhiều thiền phái từng tồn tại trong lịch sử nước ta, các thiền sư của thiền phái Diệt Hỷ có khuynh hướng nhập thế, giúp đời. Họ tham gia đóng góp cho dân tộc với tư cách của những vị quân sư, "lo liệu" nhiều vấn đề quốc gia đại sự. Vì vậy, tên tuổi của họ được hậu thế lưu truyền nhiều đời, đến giờ sử sách và dân gian vẫn nhắc tới tên tuổi của các bậc thiền sư này.

Một điều lạ, quá trình tìm hiểu về thiền phái Diệt Hỷ là vốn kiến thức võ học uyên thâm, thậm chí, họ còn là những bậc cao thủ võ lâm, nội công thâm hậu. Nhắc đến tài năng võ học của các thiền sư thuộc thiền phái này, điều đầu tiên chúng tôi muốn truyền tải đến chính là một võ tướng, một minh quân từ nhỏ lớn lên trong chùa và được đích thân đệ tử đời thứ 12 của thiền phái Diệt Hỷ nuôi dưỡng dạy dỗ.


Chùa Dâu (chùa Pháp Vân) nơi thiền sư Ti ni đa lưu chi đến truyền thiền tông vào Việt Nam 

Vị minh quân đó chính là Lý Công Uẩn, một võ tướng bách chiến bách thắng, từng cầm quân trấn áp nhiều thế lực phản loạn dưới thời Tiền Lê, thậm chí khi đã làm vua ông vẫn đích thân ra trận.

Tài năng võ thuật của vua Lý Công Uẩn càng được khẳng định, khi một quyền pháp U linh thương do Lý Công Uẩn sáng tạo sau ngàn năm ẩn dật, đã bất ngờ xuất hiện trở lại tại đại hội võ thuật cổ truyền Bình Định vào năm 2010 do võ sư Trần Duy Linh biểu diễn, gây bất ngờ cho giới võ thuật Việt Nam.

Theo võ sư Trần Duy Linh - người trực tiếp biểu diễn bài quyền này, "bài võ ngàn năm này của vị vua đầu tiên nhà Lý, người khởi sự dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) vào năm 1010, sáng tạo ra.

Bài võ được Tổ Hư Minh (sáng lập hệ phái Long Hổ Không Hồng vào thời Hậu Lê) biên soạn trong cuốn Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp (tạm dịch: Sao lục binh thư võ thuật của các vị tướng qua nhiều đời vua khác nhau) và hiện chỉ được truyền qua trí nhớ của các đời đệ tử môn phái này, nhưng hiện nay truyền nhân đời thứ 13 của Long Hổ Hồng Không vẫn chưa được tiết lộ"- thông tin này được công bố rộng rãi trên cổng thông tin điện tử của tỉnh Bình Định.

Ai truyền võ học cho vua Lý Công Uẩn?

Được biết, vua Lý Công Uẩn, 7 tuổi được Lý Khánh Văn gửi nhờ sư Vạn Hạnh - một người có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, nổi danh về đạo hạnh dạy dỗ, kèm cặp.

Sống từ nhỏ trong chùa với sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn lớn lên trở thành một võ tướng bách chiến bách thắng. Hiện nay, chính sử vẫn không có tư liệu nào chỉ đích xác người truyền dạy võ học cho vua Lý Công Uẩn. Chỉ biết rằng, người thầy duy nhất của Lý Công Uẩn là thiền sư Vạn Hạnh.

Trò giỏi, ắt có thầy giỏi, điều này khiến chúng tôi cho rằng, bản thân sư Vạnh Hạnh cũng là một người có kiến thức võ học uyên thâm. Trong cuốn Thiền Uyển tập Anh - cuốn sách cổ xưa nhất, viết về các vị thiền sư nổi danh trong lịch sử Việt Nam, viết vào thời Trần có nhắc đến việc, năm 980 tướng Hầu Nhân Bảo kéo quân Tống sang đánh nước ta, vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn) cho người đến mời sư Vạn Hạnh vào hỏi kế sách dùng binh thì được sư đáp "Việc này không phải lo, chỉ cần 3 đến 7 ngày giặc phải lui".

Đến khi vua Lê Đại Hành muốn cất binh đánh Chiêm Thành khi mọi việc đang lưỡng lự thì sư Vạn Hạnh khuyên "Nên cất quân đánh nhanh kẻo mất cơ hội". Sử liệu không nhiều nhưng đủ chứng minh sự am hiểu về binh pháp và cách dùng binh hơn người của sư Vạn Hạnh.

Tìm hiểu về thiền sư Vạn Hạnh, chúng tôi biết được, vị thiền sư này là truyền nhân đời thứ 12 của thiền phái Diệt Hỷ, một thiền phái cổ xưa nhất của người Việt do đích thân một thiền sư người Ấn Độ có tên là Ti Ni Đa Lưu Chi truyền vào nước ta vào năm 580. Đây là một thiền phái với nhiều bài võ bí truyền, các đệ tử thuộc thiền phái này nhiều người có tài năng ảo diệu, đến nay sử sách vẫn còn lưu truyền.

Bí mật từ vị tổ sư của thiền phái Diệt Hỷ


Liệu thiền sư Vạn Hạnh có phải là một võ sư bậc thầy hay không, hiện là một ẩn số. Tuy nhiên, giả thiết về thiền phái này có kiến thức căn bản về võ công là điều có cơ sở.

Sở dĩ, giả thuyết này được đưa ra, bởi Ấn Độ được biết đến là quê hương của võ học, nhiều thiền sư từ Ấn Độ sang truyền đạo ở Trung Quốc và Việt Nam lại là những bậc thầy về võ học mà Đạt ma Tổ sư là một ví dụ điển hình.

Cuộc đời của thiền sư Ti Ni Đa Lưu Chi được ghi chép trong sách Thiền Uyển tập Anh có viết, thiền sư Ti Ni Đa Lưu Chi người nước Nam Thiên Trúc, dòng Bà la môn. Nhỏ đã xuất chí xuất tục, đi khắp Tây Trúc, cầu tâm ấn Phật nhân duyên đạo chưa gặp đành cầm gậy sang Đông Nam. Đến Trung Quốc rồi sau đó thiền sư này xuống Việt Nam truyền đạo tại chùa Pháp Vân (tức chùa Dâu - Bắc Ninh hiện nay).

Cuộc đời bôn tẩu vì Phật pháp của thiền sư này có nhiều điểm tương đồng với Đạt ma tổ sư, sư tổ của Thiền Tông Trung Quốc - người được xem là ông tổ khai sinh ra môn phái Thiếu Lâm - có tuổi đời gần sát Đạt ma tổ sư (470 - 548), Ti Ni Đa Lưu Chi (? - 594). Cả hai đều thuộc phái thiền tông, cùng xuất dương bằng đường biển, xuống thuyền xuất dương đến Trung Quốc để truyền đạo pháp. Thiền sư Ti Ni Đa Lưu Chi còn được biết đến chính là người dịch cuốn Kinh tổng tri và cuốn Kinh tượng đầu báo nghiệp sai biệt từ chữ Phạm ra chữ Hán, đóng góp rất lớn đối với Phật giáo Trung Quốc và Việt Nam.

Đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định thiền sư Ti Ni Đa Lưu Chi ngoài truyền Phật pháp đã truyền võ học cổ truyền của Ấn Độ vào nước ta. Tuy nhiên, với các đệ tử chân truyền về sau của dòng phái Ti Ni Đa Lưu Chi có nhiều người sở hữu tuyệt kỹ võ công thì giả định vị thiền sư này đưa võ học vào nước ta là có cơ sở khoa học.
 

Theo Trinh Phúc (ĐS&PL)


Xác chết ngồi 600 năm không phân hủy

(VTC News) - Trong một ngôi nhà nhỏ xíu, là nhà cầu siêu, trên đỉnh một quả núi trơ trọi đá và lộng gió, có một thi hài vô cùng đặc biệt. Thi hài đã ngồi bó gối suốt 600 năm qua.

Tây Tạng vốn là vùng đất có nhiều huyền bí. Hàng trăm năm qua, các nhà khoa học phương Tây đã tốn không ít công sức, trí tuệ để nghiên cứu, tìm hiểu, song vẫn bó tay trước những bí ẩn. Nơi đây, có những chuyện phi lý không tưởng tượng nổi, đi ngược lại toàn bộ quy luật khoa học.

Trong vô vàn chuyện huyền bí, thì những xác ướp tự nhiên khiến các nhà khoa học quan tâm nhất. Ai cũng biết rằng, để giữ được xác ướp, phải sử dụng hóa chất, hoặc tạo môi trường đặc biệt. Thế nhưng, những xác ướp ở Tây Tạng lại chẳng theo quy trình khoa học nào cả.
Xác ướp Sangha Tenzin 
Trong một ngôi nhà nhỏ xíu, là nhà cầu siêu, trên đỉnh một quả núi trơ trọi đá và lộng gió, có một thi hài vô cùng đặc biệt. Thi hài đã ngồi bó gối suốt 600 năm qua. Mặc cho thế sự xoay vần, mặc cho thuyết chuyển hóa vật chất, xác ướp vẫn ngồi đó thách thức thời gian, thách thức các nhà khoa học.

Trong giới Phật giáo Tây Tạng, thì chuyện các thiền sư lỗi lạc, các tăng ni khi hóa biến thành xác ướp không có gì lạ lùng. Nhiều thiền sư, khi biết mình không sống được nữa, thì họ vào hang đá ngồi thiền. Người khác sẽ xếp đá bít cửa hang lại, chỉ để hở một lỗ nhỏ bằng ngón tay để không khí lưu thông.

Trong nhiều tháng trời, họ không ăn gì, chỉ uống chút nước. Họ ngồi trong hang theo tư thế kiết già. Tinh thần của các thiền sư thoát khỏi thể xác. Vài tháng sau, nếu thấy cửa hang có mùi hôi, thì chắc chắn thiền sư đó đã chết thối, họ sẽ mở hang đem chôn. Nhưng nếu thấy mùi thơm lan tỏa, thì vị thiền sư đã biến thành xá lợi toàn thân. Thiền sư đã trở thành một pho tượng bất tử bằng thịt xương.

Nhưng các nhà khoa học phương Tây không tin đều đó. Họ nghĩ rằng, các thiền sư này đã sử dụng bí quyết nào đó để ướp xác mình. Có thể họ uống một loại độc tố đặc biệt, để vi trùng không sinh sôi được, xác khô quắt lại và biến thành xác ướp.
Tóc vẫn còn trên xác khô 600 năm 
Việc tìm ra hóa chất trong các xác ướp kiểu này rất đơn giản với khoa học hiện đại. Thế nhưng, đến nay, các nhà khoa học phương Tây vẫn chưa phát hiện ra loại hóa chất gì tồn tại trong những xác ướp khô quắt này. Xác ướp trên đây là một ví dụ.

Xác ướp kể trên, theo người dân địa phương, theo các tăng ni, là của nhà sư Tây Tạng có tên Sangha Tenzin. Xác ướp này vốn ở trong một hang động tự tạo, giống như ngôi mộ, ở làng Ghuen, thung lung spiti. Đây là vùng đất cấm, nằm ở ranh giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Xác ướp này vốn được người dân trong làng phát hiện từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Khi đó, khu vực này bị động đất mạnh, nhiều trái núi nứt toác, làm lộ ra hang mộ chứa xác ướp.

Vì là khu vực cấm, nên một thời gian dài, ngoài người dân làng Ghuen, thì không ai được biết đến. Chỉ đến gần đây, các nhà khoa học, những người leo núi mạo hiểm tìm đến, mới tiếp cận được xác ướp để nghiên cứu. Từ đó, thế giới mới biết đến sự tồn tại của xác ướp đặc biệt này.

Thấy được sự quý giá của xác ướp, các nhà khoa học phương Tây đã đề xuất chính quyền thực hiện phương pháp bảo quản. Chiếc lồng kính đã bọc xác ướp lại, rút chân không, để đảm bảo các điều kiện tự nhiên không tác động được đến xác ướp này.

Mặc dù đã trải qua 600 năm nằm trong hầm mộ, cùng với mấy chục năm lộ thiên, nhưng xác ướp vẫn còn rất tốt. Da khô lại, song vẫn giữ màu sắc tự nhiên. Xương cốt vẫn rất cứng. Thậm chí, tóc vẫn còn nguyên trên đầu. Răng, móng tay vẫn còn đủ.

Một số lý giải ban đầu như sau: Vào những ngày cuối đời, vị thiền sư này đã ngồi kiết già, không ăn uống gì cả. Do đó, lượng mỡ được đốt sạch. Các bộ phận của cơ thể cũng được tiêu đi, co lại còn rất nhỏ. Khi cơ thể thiền sư khô đét lại thì hóa. Trước khi chết, vị thiền sư này đã tự quấn dây vào cổ, nối với đùi, tay của mình. Khi chết, sợi dây đã giữ cho cơ thể trong tư thế ngồi bó gối.

Do cơ thể không còn nhiều năng lượng, nên hạn chế tối đa sự xâm chiếm của vi khuẩn. Cùng với đó là môi trường khô ráo, không có sự hoạt động của vi khuẩn. Chính vì thế, xác ướp được bảo quản một cách tự nhiên.

Tuy nhiên, lý giải này của các nhà khoa học được đánh giá là thiếu thực tế. Người Tây Tạng tin rằng, xác ướp này là thành tựu tu thiền đạt đến cảnh giới tối cao của các thiền sư.

Truyền thuyết của người dân kể rằng, 600 năm trước, ngôi làng xuất hiện rất nhiều bọ cạp. Loài bọ cạp tấn công giết gần hết dân làng. Vị sư này đã lên núi tu thiền rồi hóa. Khi ông chết, bầu trời xuất hiện cầu vồng, sấm chớp và bỗng dưng loài bọ cạp biến mất hoàn toàn.
Diễm Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét