Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

BÍ ẨN KHẢO CỔ 16

(ĐC sưu tầm trên NET)

Giải mã khu mộ “ma cà rồng”ở Ba Lan - Chuyện Lạ


Các nhà khảo cổ đã phát hiện khu mộ của bệnh nhân dịch tả nhưng từng bị nghi là ma cà rồng.
>>> Hài cốt ma cà rồng lộ diện tại Ba Lan
Giải mã khu mộ “ma cà rồng”ở Ba Lan
Khi các nhà khoa học phát hiện những ngôi mộ cổ ở Ba Lan có thi hài trong mộ bị gông cổ và chèn đá, họ cho rằng những người không may này bị người xưa tình nghi là ma cà rồng nhưng nghiên cứu trước đây không nêu nguyên nhân tử vong thực sự.
Lần này, một phát hiện mới nêu khả năng những người này chết vì bệnh dịch tả nhưng dân làng e rằng họ sẽ sống dậy từ thế giới bên kia mang căn bệnh chết người trở lại.
Giải mã khu mộ “ma cà rồng”ở Ba Lan
Tại khu vực Tây Bắc Ba Lan thời hậu Trung Cổ, các nhà khoa học phát hiện 6 trong 60 ngôi mộ được khảo sát có cách chôn cất ngăn người chết sống lại để thành ma cà rồng như vậy. Cách thức chôn cất này thường xảy ra trong khoảng thế kỷ 17 và 18 nơi có dịch tả lan tràn tại Đông Âu.
Trong nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Plos One, các nhà khoa học Mỹ tại Trường ĐH South Alabama sử dụng phương pháp đo tỉ suất đồng vị phóng xạ pronti men răng trong khảo cổ học và đối chiếu với bản khảo sát ở các loài vật địa phương để xác định những thi hài nói trên là cư dân khu vực này.
Giải mã khu mộ “ma cà rồng”ở Ba Lan
Đồng tác giả nghiên cứu TS Lesley Gregoricka giải thích: “Người dân thời hậu trung cổ không hiểu cách thức bệnh dịch lan truyền và thay vì giải thích theo khoa học, họ lý giải theo cách siêu nhiên và trong trường hợp này là ma cà rồng”.
Tham khảo: Telegraph

Phát hiện khối đá cổ đại lớn nhất do con người đẽo - Chuyện Lạ

Các nhà khảo cổ Đức phát hiện khối đá lớn nhất con người đục đẽo được, có niên đại hơn 2.000 năm.
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học Đức tìm thấy khối đá tại một mỏ đá vôi ở Baalbek, Lebanon. Đây là nơi từng được coi như Heliopolis - thành phố của ánh nắng mặt trời trong thời kỳ La Mã.
Phát hiện khối đá cổ đại lớn nhất do con người đẽo
Khối đá lớn nhất do con người đục đẽo được từ thời cổ đại. (Ảnh: Discovery News)

Khối đá có một phần bị chôn vùi dưới mặt đất. Tảng đá nguyên khối dài 19,6m, rộng 6m, cao ít nhất 5,5m và nặng ước tính tới 1.650 tấn, Discovery News đưa tin.
Nhóm khảo cổ tin rằng, khối đá vôi có niên đại ít nhất là từ năm 27 trước Công nguyên, khi Baalbek đang là thuộc địa của La Mã. Đây là thời điểm ba ngôi đền lớn và nhiều ngôi đền phụ được xây dựng và quá trình kéo dài cho đến thế kỷ thứ hai sau Công nguyên.
Khối đá khổng lồ được dùng làm bậc nền của đền thờ thần Jupiter. Hiện nay, chỉ có một số phần của ngôi đền còn sót lại, trong đó đó có 6 chiếc cột lớn và 27 khối đá vôi khổng lồ tại phần chân đế.
"Mức độ phẳng phiu, trơn tru của khối đá cho thấy nó được vận chuyển và sử dụng mà không bị cắt đi", Viện Khảo cổ cho biết. "Vì vậy, đây là hòn đá lớn nhất từng được biết đến từ thời cổ đại".
Tuy nhiên, cách thức vận chuyển những tảng đá nguyên khối tới vị trí xây dựng chính xác của ngôi đền vẫn còn là bí ẩn. Một số người cho rằng khối đá này do một nền văn minh chưa xác định tạo ra, trước cả thời Alexander Đại Đế, người lập nên Heliopolis năm 334 trước Công nguyên.

Phát hiện hài cốt bệnh nhân ung thư cách đây 4.500 năm - Chuyện Lạ

Các nhà khoa học khai quật một bộ xương có niên đại 4.500 tuổi ở Siberia, Nga, và xác định đây có thể là bằng chứng cổ nhất về ung thư di căn ở người.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Saskatchewan (Canada) và Đại học George Mason (Mỹ) tìm thấy bộ xương này trong một khu chôn cất nhỏ ở vùng Cis-Baikal của Siberia. Bộ xương thuộc về một người đàn ông trong khoảng 35 - 45 tuổi.
Phát hiện hài cốt bệnh nhân ung thư cách đây 4.500 năm
Bộ xương được phát hiện ở vùng Siberia, Nga, với các bằng chứng ung thư di căn. (Ảnh: Canadian Press)

Angela Lieverse, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết họ có thể thực sự tự tin khi nói rằng đây là một trường hợp mắc ung thư. Ung thư phổi hoặc ung thư tuyến tiền liệt đã di căn khắp cơ thể của người này.
"Người đàn ông này bị đau liên tục và có thể đã ho ra máu", Huffington Post dẫn lời chuyên gia Daniel Temple nói.
Bằng chứng ung thư từng được biết đến ở các bộ xương có niên đại 5.000 - 6.000 năm, nhưng các nhà khoa học chưa thể xác định những trường hợp trên có liên quan đến khối u lành tính hay không. Phát hiện của nhóm chuyên gia, đăng hôm 4/12 trên tạp chí khoa học PLOS ONE, có thể thách thức nhận định rằng ung thư chỉ là căn bệnh của thời đại ngày nay.
Một bộ hài cốt có niên đại 3.200 năm tuổi ở Sudan cũng được cho là trường hợp mắc ung thư di căn. Bộ xương thuộc về một người đàn ông trưởng thành, có độ tuổi từ 25-35, sống vào khoảng năm 1.200 trước Công nguyên.

Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi - Chuyện Lạ

Cỗ máy Antikythera Mechanism, chiếc máy tính cổ nhất thế giới, được người Hy Lạp sử dụng để tính toán thiên văn học cách đây hơn 2.000 năm.
>>> Khảo sát về con tàu chứa chiếc máy tính cổ nhất thế giới
>>> Người Hy Lạp tính toán thế nào vào năm 100 trước công nguyên

Theo Fox News, cỗ máy Antikythera Mechanism có từ thời xa xưa là "chiếc máy tính" đầu tiên trên thế giới, được trục vớt từ một con tàu đắm ngoài khơi bờ biển Hy Lạp vào năm 1901. Nó thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật bậc thầy của người Hy Lạp cổ đại. Cỗ máy Antikythera Mechanism hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia Athens.
Nghiên cứu mới nhất của James Evans, giáo sư vật lý tại Đại học Puget Sound, Mỹ, và giáo sư Christian Carman tại Đại học Quilmes, Argentina, cho thấy cỗ máy xuất hiện trong khoảng năm 205 trước Công nguyên, sớm hơn từ 50 đến 100 năm so với tính toán trước đây.
Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi
Cỗ máy Antikythera Mechanism được thu hồi từ một con tàu đắm dưới vùng biển ngoài khơi Hy Lạp. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Một tuyên bố của trường Đại học Puget Sound khẳng định nghiên cứu này đã "lấp đầy một khoảng trống trong lịch sử khoa học" của người Hy Lạp cổ đại. Theo đó, họ có thể dự đoán nhật thực, nguyệt thực và thiết kế được một cỗ máy dự đoán rất phức tạp, sớm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những dự đoán về nhật thực và nguyệt thực không hề dựa trên phép tính toán lượng giác của người Hy Lạp (không tồn tại trong năm 205 trước Công nguyên) mà dựa trên phương pháp số học của người Babylon.
Các dự đoán cũng tính toán đến cả yếu tố bất thường của mặt trăng và mặt trời (tốc độ cỗ máy chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn), các chu kỳ nhật thực, nguyệt thực toàn phần hay một phần và nhiều hiện tượng thiên văn khác.
Tuy nhiên, nghiên cứu đã gặp phải rất nhiều khó khăn vì chỉ còn một phần ba cỗ máy Antikythera Mechanism được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Giới khoa học cũng đặt ra câu hỏi về mối liên hệ giữa cỗ máy và cuộc đời của Archimedes. Ông là một trong những nhà khoa học hàng đầu của người Hy Lạp thời bấy giờ. Ông qua đời năm 212 trước Công nguyên.

Con người dùng lửa từ 350.000 năm trước - Chuyện Lạ

Nghiên cứu mới tại một hang động cổ ở Israel cho thấy bằng chứng con người bắt đầu nắm vững cách sử dụng lửa từ cách đây khoảng 350.000 năm.
Nhóm chuyên gia thuộc Đại học Haifa đưa ra kết luận về việc sử dụng lửa của loài người sau quá trình nghiên cứu trong hang động Tabun của Israel. Theo họ, điểm độc đáo của hang động này là nó đã được con người sử dụng liên tục trong hơn 500.000 năm. "Chúng tôi có thể từng bước xác định quá trình sử dụng lửa đã thay đổi như thế nào trong hang động này", nhà nghiên cứu Ron Shimelmitz nói.
Con người dùng lửa từ 350.000 năm trước
Hang động và lửa là hai trong số các yếu tố quan trọng trong đời sống của con người thời kỳ đầu. (Ảnh: VasGian/CC)

Bằng cách kiểm tra các lớp đá lửa trong hang động, họ xác định dấu hiệu cho thấy bắt đầu từ cách đây 350.000 năm, loại đá này mới tiếp xúc thường xuyên với lửa.
Theo UPI, phát hiện mới góp phần khẳng định kết quả khảo sát các chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên thuộc Đại học Colorado, Mỹ, thực hiện năm 2011. Họ cho rằng con người bắt đầu dùng lửa từ cách đây khoảng 300.000 - 400.000 năm.
Tuy nhiên, Shimelmitz cùng đồng nghiệp cho biết, kết quả này không chắc sẽ là cái kết cho chủ đề tranh luận trong nhiều năm qua. Nhiều ý kiến cho rằng lửa và khả năng nấu ăn là yếu tố dẫn đến cấu trúc răng nhỏ, đường ruột có kích thước thu gọn và bộ não lớn hơn của con người, các đặc điểm có từ khoảng hai triệu năm trước.
Giới khảo cổ, chuyên gia lịch sử và sinh học tiến hóa từ lâu đã tìm hiểu sự phát triển của con người qua các cột mốc như chế tạo công cụ, dùng lửa, canh tác nông nghiệp hay viết lách. Tuy nhiên, việc xác định thời gian của những cột mốc đó là nhiệm vụ không hề đơn giản, đặc biệt là thời điểm con người sử dụng lửa thường xuyên.
Nghiên cứu mới nhất về việc sử dụng lửa được đăng hôm qua trên tạp chí về Sự tiến hóa của loài người.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá - Chuyện Lạ

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
Lâu nay, câu chuyện con người tiến hóa từ cá đã trở thành đề tài nóng bỏng đối với các nhà cổ sinh vật học. Tuy nhiên, tất cả mới dừng lại ở mức nghi ngờ bởi các nghiên cứu, thí nghiệm đều chưa thể chứng minh được sự tương đồng trong các cơ quan giữa người và cá.
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Phải chăng quá trình tiến hóa trên là thật?

Bước ngoặt đã đến khi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa Chicago tìm ra lời giải đáp. Theo đó, họ đã phát hiện sự tương đồng về nguồn gốc mã gene di truyền ở vây cá với tay con người.
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Cụ thể, khi so sánh gene ở vây cá láng đốm Bắc Mỹ với gene cổ tay của động vật bốn chân, các nhà khoa học thấy sự tương đồng đến khó tin. Thậm chí, khi cấy bộ gene của loài cá này vào chi của chuột thí nghiệm, chúng hoạt động như thể chuột và cá là một.
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Cá láng đốm Bắc Mỹ
Tiến sĩ Neil Shubin và giáo sư Robert R.Bensley, thuộc Đại học Chicago cho biết: “Phân tích trên cho thấy rõ ràng con người có nguồn gốc từ thủy sản”. Rất có thể, cách đây hàng trăm triệu năm, loài cá đã tiến hóa thành động vật bốn chân sau đó đứng thẳng bằng hai chân và trở thành con người như ngày nay.
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Họ cũng cho biết thêm, sở dĩ các nghiên cứu trước đây đều lâm vào bế tắc là bởi đối tượng nghiên cứu không chính xác. Khi ấy, các chuyên gia tiến hành thí nghiệm trên Teleost – nhóm cá bao gồm phần lớn các loại cá phổ biến hiện nay.
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Các nghiên cứu trước đó trên hóa thạch cá chủ yếu lâm vào bế tắc
Tuy nhiên, 300 triệu năm trước, hệ gene của nhóm cá Teleost nhân đôi trong quá trình tiến hóa. Kết quả là hình thành nên nhiều tổ hợp gene khác nhau như ngày nay. Vì vậy, khi so sánh với gene ở tay người sẽ hầu như không thể tìm được điểm tương đồng. Nếu như cổ tay người gồm một loạt các xương nhỏ khớp nối thì xương sống vây cá Teleost thẳng và có đầu tròn nhỏ ở đỉnh, gọi là radial.
Trong khi đó, cá láng đốm Bắc Mỹ không trải qua quá trình nhân đôi bộ gen nên giữ được sự tương đồng gene với loài cá thủy tổ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét