Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 66

(ĐC sưu tầm trên NET)

Dựng tóc gáy hòn đá chặt đầu người ở Bình Định

    (VTC News) - Quân lính đặt hòn đá ngay trước cổng thành, lôi từng người trong gia tộc, thân cận với nhà Tây Sơn, kê đầu họ lên rồi vung đao chém.
    Cách ngôi chùa Hương Quang (Tây Sơn, Bình Định), nơi có hòn đá kê đầu người cho voi dẫm, khoảng 10km, có một ngôi chùa cổ, hiện đang lưu giữ một phiến đá lớn, mà theo truyền thuyết, là nơi chúa Nguyễn Ánh cho quân lính kê đầu người xử chém.

    Hòn đá ấy chất chứa oan hồn khủng khiếp, từng khiến quân lính trong thành một thời hoang mang tột độ.

    Cho đến nay, chỉ duy nhất một người biết rằng, hòn đá ấy chính là một viên ngọc khổng lồ, cực kỳ quý hiếm.

    Hiện hòn đá chất chứa oan hồn đó ở chùa Thập Tháp Di Đà (thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, Bình Định).

    Khối bạch ngọc khổng lồ


    Sau khi VTC News đăng bài về hòn đá kê đầu cho voi dẫm đạp ở chùa Hương Quang (Tây Sơn, Bình Định), thì nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo tiết lộ còn hòn đá nữa, mà Nguyễn Ánh dùng làm vật kê đầu chém nhà Tây Sơn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo là Giám đốc Bảo tàng Gò sành của người Chăm cổ, là bảo tàng tư nhân, và cũng là nhà sưu tầm đồ cổ hàng đầu ở đất Bình Định.

    Theo anh Vĩnh Hảo, từ lâu, giới săn lùng đồ cổ đã để ý tới hòn đá ở chùa Thập Tháp và những kẻ tinh quái đều biết hòn đá đó là một vật quý.
    Dựng tóc gáy hòn đá chặt đầu người ở Bình Định
    PV bên hòn đá chặt đầu người ở chùa Thập Tháp 
    Từ cách nay 20 năm, Nguyễn Vĩnh Hảo đã biết hòn đá đó là viên bạch ngọc khổng lồ, cực kỳ quý hiếm. Hòn đá ấy, theo truyền thuyết, thì chất chứa biết bao oan hồn. Nhiều người kinh sợ không đám đến gần hòn đá ấy, nhưng Nguyễn Vĩnh Hảo thì bị hòn đá hút hồn suốt nhiều năm.

    Thi thoảng, như có điều gì đó thôi thúc, anh lại phóng xe máy vượt quãng đường hơn 20 cây số từ Quy Nhơn về chùa Thập Tháp để chiêm ngưỡng hòn đá. Từng đường nét, đặt biệt là cái màu trắng mịn tinh khôi, không có dấu vết thời gian, như thôi miên Nguyễn Vĩnh Hảo. Anh ngắm hòn đá cả ngày không biết chán.

    Giới săn lùng cổ vật đều có mơ ước khênh được viên bạch ngọc khổng lồ với truyền thuyết rùng rợn ấy về nhà mình. Nhưng, nó là thứ của nhà chùa, lại vô cùng linh thiêng, nên chẳng ai dám đụng đến.

    Là người có 20 năm nghiên cứu, tìm hiểu về hòn đá, nên ở đất Bình Định này, không ai hiểu hòn đá hơn Nguyễn Vĩnh Hảo.

    Xưa kia, vùng thị xã An Nhơn bây giờ, là thành Đồ Bàn, trung tâm của vương triều Vijaya của người Chăm. Vương triều Vijaya sụp đổ, nhà Tây Sơn đã cho xây dựng thành Hoàng Đế tại địa điểm này.
    Dựng tóc gáy hòn đá chặt đầu người ở Bình Định
    Tháp mộ trong chùa Thập Tháp 
    Phía bắc thành Đồ Bàn có ngôi chùa tên là Thập Tháp Di Đà, thường gọi tắt là chùa Thập Tháp, vẫn tồn tại đến ngày nay.

    Cách nay 200 năm, chúa Nguyễn Ánh đã đánh chiếm thành Hoàng Đế, tiêu diệt nhà Tây Sơn. Chúa Nguyễn Ánh đã mở cuộc trả thù vô cùng hèn hạ và tàn khốc.

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo được các cụ già ở An Nhơn kể lại rằng, Nguyễn Ánh đã phát lời chiêu dụ, kêu gọi những người họ hàng, thân tộc nhà Tây Sơn, cả quân lính theo nhà Tây Sơn ra đầu thú, sẽ được khoan hồng, trọng dụng. Những người có tội nặng cũng được tha mạng, nhưng sẽ phải vào miền Nam khai khẩn ruộng đất, mở mang bờ cõi.

    Nguyễn Ánh cũng tuyên bố rằng, nếu ai cố tình trốn tránh, hoặc có ý định tìm cách báo thù sẽ giết không tha, tru di cửu tộc.

    Tin lời Nguyễn Ánh, những người thân nhà Tây Sơn, những người trung thành với nhà Tây Sơn đã kéo nhau ra trình diện, số lượng đến cả ngàn. Thế nhưng, khi đã bắt hết được những người thân cận nhà Tây Sơn, thì Nguyễn Ánh trở mặt nuốt lời.
    Dựng tóc gáy hòn đá chặt đầu người ở Bình Định
    Hòn đá chặt đầu người là khối bạch ngọc khổng lồ 
    Chúa Nguyễn sai quân lính kiếm một hòn đá thật cứng, bền, đẹp, chất liệu quý để làm giá kê đầu xử chém. Chúa Nguyễn muốn hòn đá đó phải tồn tại mãi với thời gian, để người đời sau đều biết hình phạt nghiêm khắc cho kẻ mà Nguyễn Ánh cho là phản bội.

    Quân lính đã dùng voi kéo về một hòn đá khổng lồ, với chất liệu là ngọc quý đó về cổng thành. Dao kiếm chém vào hòn đá đó chỉ mẻ lưỡi, chứ hòn đá tuyệt nhiên không sứt mẻ.

    Quân lính đặt hòn đá ngay trước cổng thành, lôi từng người trong gia tộc, thân cận với nhà Tây Sơn, kê đầu họ lên rồi vung đao chém. Bất kẻ già, trẻ, trai, gái, đều đầu lìa khỏi cổ trên hòn đá ấy.

    Hàng ngàn người vô tội, mang cái án “kẻ thù xưa” đã phải chết một cách oan uổng. Nỗi oán hờn của họ với vị bạo chúa này ám vào hòn đá không thể nào thoát ra được.

    “Oan hồn” trong khối ngọc

    Truyền thuyết kể lại rằng, sau khi chém đầu xong cả ngàn người, quân lính đã khênh hòn đá ra khỏi cổng thành Hoàng Đế. Thế nhưng, điều kinh hãi là cả trăm quân lính xúm vào khiêng, hòn đá không hề dịch chuyển, như thể có chân bám sâu vào đất.

    Lời đồn oan hồn ẩn trong hòn đá, khiến những người làm nhiệm vụ chặt đầu người thân nhà Tây Sơn vô cùng sợ hãi. Nhiều người phát điên. Có người chết bất đắc kỳ tử. Có người bỏ xứ đi đâu không rõ.

    Không tin hòn đá có oan hồn, chúa Nguyễn Ánh đã dùng voi kéo hòn đá đi. Thế nhưng, dù cả chục con voi cột vào dây thừng, vẫn không sao kéo hòn đá ra khỏi chỗ đã giết những người vô tội. Có trường hợp, con voi bỗng nổi điên, dứt dây thừng bỏ chạy, dẫm đạp chết cả người.
    Dựng tóc gáy hòn đá chặt đầu người ở Bình Định
    Một góc chùa Thập Tháp 
    Điều kinh dị, là đêm đêm, từ hòn đá vang ra những tiếng khóc ai oán của những người trước lúc bị chặt đầu, như thể hòn đá ấy ghi lại tiếng khóc, rồi phát ra đêm đêm.

    Người ta còn đồn rằng, về khuya, có một cái đầu lâu chui ra từ hòn đá. Cái đầu lâu ấy cứ lăn lóc đến từng nhà viên quan có chức sắc ở trong thành và đập vào cửa bình bịch, phát ra lời đòi mạng thống thiết.

    Vậy nên, cứ đêm xuống, cửa rả nhà dân, nhà quan đều đóng kín. Ban đêm không ai dám đi qua khu vực cổng thành. Quan lại, dân chúng trong vùng sợ hãi, nhiều lần lập đàn cầu siêu cho các oan hồn, nhưng chẳng ăn thua gì. Các oan hồn vẫn không siêu thoát được khỏi hòn đá.

    Không còn cách nào khác, quan quân đều bỏ thành Hoàng Đế, chuyển đi nơi khác. Thành Hoàng Đế trở nên hoang tàn, lạnh lẽo, nơi chỉ có ma quỷ, oan hồn vất vưởng ở đó.
    Dương Phạm Ngọc

    Bí ẩn thanh gươm cắm ngập trong khối đá

      (VTC News) – Người ta đồn rằng những kẻ muốn ăn cắp thanh gươm hoặc cố gắng di chuyển nó đi chỗ khác, đều phải đối mặt với cái chết khủng khiếp.

      Theo truyền thuyết nước Anh, Vua Arthur (Vua Arthur là vị “anh hùng áo vải” của nước Anh thời Trung Cổ, người đã lãnh đạo nhân dân chống lại sự xâm lăng của người Saxon vào đầu thế kỷ thứ 6 để rồi sau đó trở thành vua. Câu chuyện về ông phần lớn được biết đến từ văn học dân gian và truyền thuyết, và việc ông có thực sự tồn tại trong lịch sử hay không hiện vẫn còn gây tranh cãi cho đến tận ngày nay) thuở hàn vi đã dùng tay không rút được thanh gươm thần cắm sâu trong đá núi, điều mà không một người đàn ông nào khác làm được dù họ đã cố hết sức suốt bao năm.

      Chính nhờ có được thanh gươm báu đã mang lại cho chàng trai trẻ một sức mạnh phi thường và nhiều khả năng thần kỳ khác, những tiền đề giúp anh ta sau này trở thành một thủ lĩnh vĩ đại rồi trở thành vị vua nổi tiếng của nước Anh.

      Bí ẩn thanh gươm cắm ngập trong khối đá
      Thanh gươm trong đá tại tu viện Monte Siepi, các phương pháp khoa học đã chứng minh nó có niên đại khoảng thế kỷ 12. 

      Huyền thoại dĩ nhiên là huyền thoại. Thế nhưng kỳ lạ thay trong thực tế lại có một “thanh gươm cắm sâu trong đá núi”, đúng như những gì câu chuyện hàng ngàn năm trước đã kể. Chỉ có điều nó không phải ở Anh mà là tận một vùng quê hẻo lánh của đất nước Italia.

      Quả đúng như thế, tại tu viện Monte Siepi thuộc vùng San Galgano tỉnh Tuscany nước Ý, có một hiện vận kỳ lạ đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước. Đó là một thanh gươm bằng sắt cắm ngập sâu trong đá núi, chỉ còn lại một đoạn lưỡi ngắn và chuôi gươm nhô ra.

      Lịch sử địa phương không ghi nhận bất cứ người nào từng rút được thanh gươm ra để rồi sau đó trở thành một vị vua. Hàng ngàn năm qua nó vẫn nằm yên trong lòng tảng đá.

      Thế nhưng rõ ràng điều này rất giống với mô tả và hoàn toàn có thể là cảm hứng cho câu chuyện ly kỳ nơi Anh quốc, mặc dù người Ý cũng có câu chuyện của riêng mình.

      Với những gì mà truyện kể dân gian địa phương truyền lại, thì chủ nhân của thanh gươm là một nhân vật có thật trong lịch sử, một người đàn ông mà sau này đã được phong Thánh với tên gọi là San Galgano Guidotti.

      Bí ẩn thanh gươm cắm ngập trong khối đá
      Chân dung San Galgano Guidotti, tương truyền là chủ nhân của thanh gươm kỳ lạ. 

      Guidotti sinh ra vào năm 1148. Ông ta cũng từng là một Hiệp sỹ giống như Vua Arthur, với khả năng chiến đấu và một sức mạnh phi thường.

      Thế nhưng trái ngược với Arthur nhân hậu, ông ta lại rất tàn nhẫn và độc ác. Suốt quãng đời tuổi trẻ, cùng với thanh gươm và sự tàn ác của mình Guidotti đã gieo rắc nỗi khiếp sợ ở khắp mọi nơi.

      Guidotti cứ thế tự tung tự tác mãi cho đến năm 32 tuổi. Khi ấy, Tổng lãnh thiên thần Michael đã buộc phải tìm gặp để ngăn chặn những tội ác của ông ta. Ngài yêu cầu Guidotti tự kết thúc cuộc sống tội lỗi của mình để được dẫn đường về với Chúa. Lúc đó là vào năm 1180.

      Dĩ nhiên là ông ta đã gạt phắt lời đề nghị của Tổng lãnh thiên thần. Thế rồi một ngày kia khi đi qua khu vực Monte Siepi, lúc đó mới chỉ là một ngọn đồi hoang với những tảng đá to nằm la liệt, Guidotti lại nghe thấy giọng nói Thiên thần kêu gọi sự hồi tâm chuyển ý.

      Ngang ngược và kiêu hãnh, Guidotti trả lời rằng việc thay đổi con người ông ta cũng chẳng khác nào chém tảng đá bằng gươm, nói xong bèn rút gươm chém mạnh vào tảng đá lớn bên đường. Điều kỳ lạ là thanh gươm không bị gãy mà lại cắm phập vào tảng đá, lút sâu tận cán rồi mắc kẹt luôn trong đó.

      Bí ẩn thanh gươm cắm ngập trong khối đá
      Tu viện Monte Siepi hiện vẫn giữ được những nét kiến trúc rất cổ xưa 
      Bí ẩn thanh gươm cắm ngập trong khối đá
      Đôi bàn tay tương truyền là của một tên trộm định đánh cắp thanh gươm nhưng sau đó đã bị bầy sói rừng giết chết. 

      Phép màu đó đã khiến cho Guidotti thay đổi hoàn toàn về đức tin với Chúa. Ông ta từ bỏ hẳn cuộc đời tàn ác của mình và bắt đầu cầu nguyện mỗi ngày. Guidotti cũng qua đời chỉ một năm sau khi thanh gươm của ông cắm sâu vào tảng đá.

      Câu chuyện kỳ lạ sau đó đến tai Đức Giáo Hoàng Lucius III và Ngài đã phong Thánh cho Guidotti vào năm 1185. Cũng trong năm đó, một nhà nguyện được xây dựng ngay tại nơi có thanh gươm cắm sâu trong đá, để rồi tồn tại cho đến tận ngày nay.

      Người ta đồn rằng những kẻ muốn ăn cắp thanh gươm hoặc cố gắng di chuyển nó đi chỗ khác, đều phải đối mặt với cái chết khủng khiếp. Một trong những tên trộm đã bị sói ăn thịt, và bàn tay tội lỗi của hắn hiện vẫn còn được lưu giữ (nhờ ướp xác) bên trong nhà nguyện.

      Cũng giống với Vua Arthur, câu chuyện về Galgano Guidotti gây ra rất nhiều tranh cãi. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu hiện đại đã chứng minh rằng thanh gươm và cả bàn tay tên trộm đều có cùng niên đại tương ứng với câu chuyện nói trên. Và nếu nó không thuộc về Guidotti, thì ít nhất nó cũng thuộc về một nhân vật có cùng thời đại!
       

      Thái  Hồ

      Chuyện kinh dị về hòn đá kê đầu người cho voi dẫm ở Bình Định

        (VTC News) - Hòn đá có tuổi cả trăm năm ở Bình Định với những câu chuyện rùng rợn bao quanh, vẫn gây ám ảnh, sợ hãi nặng nề đến ngày nay.
        Bình Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng đất chứa đựng nhiều bí ẩn, đau thương. Nơi đây, từng xảy ra cuộc tàn sát đẫm máu của vua Nguyễn Ánh với nhà Tây Sơn.

        Trước đó, là cuộc tương tàn của Vương triều Vijaya rực rỡ. Vậy nên, vùng đất này, từng gốc cây ngọn cỏ, cũng đều là chứng nhân của đổ máu.

        Hòn đá bí ẩn, nơi mà theo lời kể của các cụ, là chỗ kê đầu nạn nhân cho voi dẫm, là một vật chứng đau thương kinh hoàng, không ai muốn nhớ. Nhưng, những câu chuyện rùng rợn quanh hòn đá, vẫn gây ám ảnh, sợ hãi đến ngày nay.

        Câu chuyện hàng ngàn người bị voi dẫm bẹp đầu trên hòn đá, rồi lời đồn hàng chục người mất mạng khi ngồi lên hòn đá này trong thời gian gần đây, vẫn là câu chuyện gây hãi hùng với vùng quê của vị anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ.

        Hiểu về Bình Định, hiểu về nền văn hóa Chăm ở đất Bình Định, không ai hơn được Nguyễn Vĩnh Hảo. Anh vốn là một võ sư khét tiếng, lại là một nhà sưu tầm cổ vật Chăm hàng đầu, cả đời mê mải với những món đồ, với văn hóa Chăm đất Bình Định.
        Nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo 
        Vậy nên, không chỉ giới nhà báo, cả giới nghiên cứu văn hóa, khi đến Bình Định, thường tìm gặp Nguyễn Vĩnh Hảo. Nguyễn Vĩnh Hảo bảo: “Ở Bình Định có 2 hòn đá chất chứa oan hồn, mà Vĩnh Hảo là người nắm rõ nhất. Có hai thông tin đặc biệt, mà không ai biết. Đó là, hòn đá chặt đầu ở chùa Thập Pháp, mà mọi người đã biết, chính là viên bạch ngọc khổng lồ. Đó là viên ngọc, chứ không phải đá thường.

        Dân chơi cổ vật và dân sành đá đều biết, nhưng trụ trì ngôi chùa cũng không biết đâu. Mình nói ra như thế, để nhà chùa, cũng như các cơ quan chức năng sớm biết, để có cách bảo vệ hòn đá, chứ để tơ hơ giữa trời, làm bậc thềm lên xuống như thế, e rằng không an toàn trước con mắt nhòm ngó của bọn trộm.

        Còn hòn đá thứ hai, mới kinh khủng hơn nhiều. Hòn đá này là nơi kê đầu những nghĩa quân, những người thân thích nhà Tây Sơn để voi dẫm. Hòn đá ấy chứa chất nhiều oan hồn lắm, và các oan hồn đó còn giết thêm nhiều người nữa. Hiện hòn đá đang được cất giữ ở một ngôi chùa thuộc huyện Tây Sơn”.

        Theo chỉ dẫn của nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo, tôi nhằm hướng sân bay Phù Cát, rẽ tiếp gần chục km, thì đến thôn Bến Đức (xã Tây An, Tây Sơn, Bình Định).

        Ngôi chùa Hương Quang nằm ở cuối làng. Ngôi chùa xây 2 tầng, trông như tòa biệt thự, chứ không giống chùa ngoài Bắc. Tuy nhiên, ngôi chùa chưa trát gia, sơn màu, nên trông không được bắt mắt.

        Ngôi chùa xây to, nhưng lại ở mảnh đất chật hẹp. Rất nhiều ô tô, xe máy đỗ dọc ven đường dẫn vào chùa. Đi nhiều chùa lớn, bé ở Bình Định, thấy chùa nào cũng vắng như chùa… Bà Đanh, nên tôi khá ngạc nhiên khi ngôi chùa chẳng có tí tiếng tăm nào, đặt ở ngôi làng heo hút, lại đông khách đến vậy.
        Thượng tọa Hồng Phương trong một buổi giảng đạo pháp 
        Vào chùa, thấy mùi thuốc bắc lan tỏa, thấy đống thuốc lớn bé chất ngập trong mấy gian phòng lớn, mới biết rằng nhà chùa có thêm nghề bốc thuốc và khách phương xa tìm đến chùa chủ yếu là để bốc thuốc.

        Nhiều khách tìm đến chùa, chưa vào chùa vội, mà họ thắp nhang trên chiếc bàn đá ngoài trời, đặt ngay trước chùa. Phía sau phiến đá nhỏ đặt bát nhang, là hồ nước nhỏ, cùng hòn giả sơn.

        Giữa hồ nước nhân tạo, là tảng đá vuông vức, đặt trên bệ xây bằng những hòn cuội, nhô lên khỏi mặt nước. Nhìn hòn đá ấy, và trông khuôn mặt những người khói nhang, khấn vái thành kính, tôi tin rằng đây chính là hòn đá chất chứa oan hồn mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo kể tôi nghe.

        Đang hý hoáy chụp ảnh, thì một sư thầy, khuôn mặt hiền lành, trong bộ áo nâu sồng đi ra. Tôi giới thiệu là nhà báo và hỏi về hòn đá, mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo kể, muốn tìm hiểu về hòn đá, sư thầy rất nhiệt tình, cởi mở. Sư thầy mời tôi lên tầng trên uống trà, chờ thầy bốc nốt thuốc cho bệnh nhân, rồi sẽ tiếp chuyện.

        Tầng trên ngôi chùa là một gian phòng lớn, nơi có nhiều bàn ghế, như một lớp học. Có mấy đệ tử ngồi đọc kinh ở trên này. Tìm hiểu qua các đệ tử, mới biết thượng tọa Thích Hồng Phương theo phái Mật Tông. Ông theo Phật, nhưng nghiên cứu nhiều về lĩnh vực bùa ngải, nên không chỉ là một nhà sư ông còn là một thầy pháp.
        Thượng tọa Thích Hồng Phương và hòn đá kỳ dị ở chùa Hương Quang 
        Điều đặc biệt, ông còn là một thầy thuốc nổi tiếng, chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo. Chẳng thế mà ngôi chùa hẻo lánh này rất đông bệnh nhân kéo đến và khắp tầng một ngôi chùa là những tải thuốc lớn bé chất ngất.

        Bốc thuốc đến gần trưa, thì thượng tọa Thích Hồng Phương lên tầng trên tiếp khách. Ông thắp nén nhang ở ban thờ, ngồi trì chú một lát, rồi tiếp phóng viên.

        Thượng tọa Hồng Phương nhấp ly trà nóng, suy tư như thể sắp xếp lại câu chuyện cho gọn ghẽ, rồi bắt đầu thuật lại những chuyện ly kỳ về hòn đá, mà đến bản thân ông, vốn là một pháp sư nổi tiếng, cũng có lúc phải táng đởm kinh hồn.

        “Chuyện bắt đầu vào năm 2006, cách nay 8 năm, tui về xã Nhơn Hậu, sau khi viếng chùa xong, thì sư Vạn Toàn hỏi tui: “Ở đây có hòn đá ghê gớm lắm, thầy có biết không?”. Vừa nghe thầy Vạn Toàn nói hai chữ hòn đá, tui đã có cảm giác ớn lạnh chạy dọc thân thể.

        Những câu chuyện như thế xảy đến quanh tui là chuyện bình thường, tui coi không ra gì, nên tui bảo với thầy Vạn Toàn: “Tui biết, nhưng tui không quan tâm”. Tui chỉ nói vậy, rồi tui về. Không tiếp tục câu chuyện ấy với thầy Vạn Toàn nữa”. Thượng tọa Thích Hồng Phương bắt đầu câu chuyện về hòn đá, đầy màu sắc kỳ bí.

        Bẵng đi thời gian, chừng vài tháng, quay lại xã Nhơn Hậu (An Nhơn, Bình Định), cách xã Tây An 20 cây số, sư thầy Vạn Toàn mang khuôn mặt rầu rĩ kể với sư thầy Hồng Phương: “Hòn đá ấy gây nhiều tai họa quá thầy ạ. Tui cũng muốn hóa giải nó, nhưng sức tui có hạn, động vào hòn đá vong mạng chứ chẳng chơi. Suy đi tính lại, xét cả vùng này không ai có năng lực mạnh mẽ như thầy, chỉ có thầy mới giúp được chúng sinh trong vùng này thôi”.

        Nghe sư Vạn Toàn nói giọng khẩn cầu, thượng tọa Hồng Phương mới lắng nghe câu chuyện, tìm hiểu về hòn đá.

        Khi đó, hòn đá nằm ở chân gò đất, cạnh con đường của ngôi làng làm gốm lâu đời thuộc xã Nhơn Hậu. Ngôi làng ấy có tháp chăm Cánh Tiên, trông như người con gái đang múa và cũng là nơi có di chỉ thành Hoàng Đế.

        Tìm hiểu về hòn đá, qua các cụ già, thượng tọa Thích Hồng Phương biết rằng, hòn đá vốn nằm ở chân một quả đồi thấp, cách làng một đoạn. Hòn đá đã nằm ở chân quả đồi đó hàng trăm năm trước.

        Đời nọ đời kia các cụ trong làng truyền lại rằng, ngày xưa, Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn bằng cách giết sạch tướng sĩ, gia quyến nhà Tây Sơn. Chém người nhiều quá mỏi tay, hỏng gươm đao, nên họ nghĩ ra cách giết người nhàn hạ, nhưng vô cùng man rợ, đó là dùng voi dẫm đạp.

        Vua Nguyễn sai người lên núi đào về tổng cộng 6 hòn đá lớn, vuông vức, đặt 6 hòn đá ở pháp trường. Chẳng cần thành án, chẳng cần tuyên bố, quân lính cứ dắt “tù binh” đến chỗ hòn đá, trói gô lại, ấn đầu xuống mặt tảng đá, rồi sai voi dẫm bẹp đầu. Chỉ một cú dẫm của con voi nặng vài tấn, thì cái đầu người bằng quả dừa còn gì là hình hài nữa.

        Theo lời các cụ, đã có cả ngàn người bị hành hình theo cách đó và mỗi hòn đá thấm máu của cả ngàn người vô tội. Nỗi oan hờn chồng chất ám vào hòn đá, khiến nó ám ảnh cư dân thời bấy giờ trong từng giấc ngủ.

        Thời gian trôi đi, thế sự đổi thay, người già chết đi, con trẻ lớn lên, rồi 6 hòn đá đó cũng dần bị quên lãng. 5 hòn đá thất lạc đi đâu, không ai rõ. Cũng có thể chúng chìm dưới lòng đất, hoặc bị đem nung vôi. Chỉ còn hòn đá ở xóm làm gốm thuộc xã Nhơn Hậu là vẫn còn chỏng chơ ở dưới chân quả đồi.

        Chỉ còn một số người già biết đến những câu chuyện rùng rợn xung quanh hòn đá thông qua lời kể của cha ông. Thế hệ trẻ nghe chuyện kể về hòn đá thì biết vậy, nửa tin nửa ngờ, chứ cũng chẳng để tâm. Hòn đá nằm chìm trong bụi cỏ rậm rạp, nơi ít người qua lại.

        Theo lời kể của sư Vạn Toàn, một ngày, cách nay chừng 15 năm, một ông thầy pháp, còn gọi là thầy phù thủy, người xã Nhơn Hậu đã thuê người khiêng hòn đá về nhà mình.

        Đời cha ông này cũng là thầy pháp, nổi tiếng cả một vùng, có khả năng điều khiển âm binh, làm bùa mê ngải lú, thậm chí tài năng đến nỗi có thể giết người, hoặc chí ít cũng khiến công danh ai đó bại hoại bằng thứ gọi là bùa ếm.

        Người ta còn đồn rằng, ông có khả năng sai âm binh xóa sạch trí nhớ của ai đó, thậm chí điều khiển để những vật cản như ô tô biến mất trước mắt ai đó, khiến họ không nhìn thấy, cứ thế lao đầu vào chết tươi.

        Đến đời ông này, ngoài sở học của cha, thì phiêu lưu khắp nơi tầm sư học đạo, nên cũng trở thành thầy phù thủy lỗi lạc. Ông này nói với sư Vạn Toàn rằng, ông ta mang hòn đá về với mục đích sai khiến âm binh.

        Theo ông ta, đã có cả ngàn mạng người chết tại hòn đá này một cách oan sai thảm khốc, linh hồn họ mãi mãi vưởng vất bên hòn đá, không siêu thoát được. Những oan hồn này rất dữ dằn, nên thầy phù thủy chinh phục được những oan hồn đó, sẽ điều khiển oan hồn làm được những việc kinh thiên động địa.

        Thế nhưng, một chuyện ngẫu nhiên xảy ra, khiến mọi người sợ hãi, đó là, buổi sáng chuyển được hòn đá về nhà, thì buổi chiều ông thầy pháp lên cơn tai biến, lăn đùng ra chết.

        Người con trai nghe dân làng kể về hòn đá, sợ hãi quá, nên sau khi táng liệm xong cho cha, đã hô hào mọi người khiêng ra gò đất thấp ngoài cánh đồng sát con đường dẫn vào làng và vứt hòn đá ở đó. Từ bấy, không ai dám tiến đến gần hòn đá đó nữa.
        Dương Phạm Ngọc

        Không có nhận xét nào:

        Đăng nhận xét