Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 69

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bí ẩn của những người cảm nhận được mình sắp chết

Grigoriy Doronin ở thị trấn Sergiev Posad, miền đông nam nước Nga kể lại: “Tối đó vợ tôi đi làm về, căng thẳng, mệt mỏi, rồi đột nhiên bật ra câu nói: Em thấy chán nản quá. Chắc em chẳng còn ở thế giới này được bao lâu nữa. Ngày hôm sau, 2 vợ chồng tôi gặp tai nạn ôtô. Cô ấy qua đời, còn tôi sóng sót…”

Inna P. ở thành phố Samara cũng có câu chuyện tương tự: “Mới mùa hè năm ngoái, khi 2 vợ chồng tôi đang cùng nhau đứng trên ban công nhìn ngắm dòng Volga chảy hiền hòa thì đột nhiên anh ấy hỏi: Em có tin là anh sắp chết không? Tôi sững sờ, vì lúc đó anh ấy trong tình trạng sức khỏe và tâm lý hoàn toàn bình thường. Vài tuần sau, chồng tôi đột ngột qua đời vì cơn đau tim”.
nguoiduatin-camnhandccaichet
Đây là những trường hợp không hiếm về những người bỗng nhiên tự “đọc điếu văn” cho cuộc đời của mình.

Tuy nhiên, ở góc độ của khoa học cho thấy, có rất nhiều những dấu hiệu để nhận biết một người sắp chết như xem thần sắc, mạch đập hay xúc giác. Có người đau ốm lâu dài, bỗng nhiên mạnh khoẻ trở lại rất tỉnh táo, nhưng nhiều khi đó là dấu hiệu của ngọn đèn hết dầu loé sáng lên để rồi tắt ngấm.

Theo các chuyên gia người Mỹ nghiên cứu về hiện tượng chết như William Green, Stefan Goldstein và Alex Moss thì: Các kết quả cho thấy, đa số họ đoán trước được cái chết của mình. Vấn đề là thời gian ngắn ngủi trước khi cái chết bước đến, nhiều người thường trải qua một trạng thái trầm uất có thể kéo dài từ một tuần cho đến nửa năm

Y học cũng cho rằng, sự sầu muộn lạ lùng này xảy đến do những thay đổi hoóc môn trong cơ thể gây ra. Đặc điểm tâm lý của hiện tượng mà bề ngoài như là sự chán nản vô cớ này là sự chuẩn bị của hệ thần kinh trung ương cho sự rời khỏi cõi đời không tránh khỏi

Các nhà khoa học đã nghiên cứu vấn đề này trong phòng thí nghiệm. Trước khi chết, các tế bào của cơ thể đang sống phát ra một loạt mạnh các tia phóng xạ bất ngờ. Chính nhà vật lý học người Ba Lan, Janusz Slawinsky cũng cho rằng, luồng sóng khá mạnh này có thể chứa đựng thông tin về sinh mạng của một cơ thể sắp chết và cũng có thể bảo lưu các mẩu ý thức và ký ức.

Còn theo niềm tin của người phương Đông, con người là một sinh vật có hai thể mạnh và yếu. Thể mạnh làm nên thể xác con người. Còn thể yếu cấu thành tinh thần, vô hình, bao bọc linh hồn. Cái chết chính là sự tách biệt thể yếu khỏi thể mạnh. Thể yếu có vầng hào quang mà chỉ những người có ngoại cảm mới thấy được. Sự phát xạ từ hào quang này cho phép nhà ngoại cảm chẩn đoán được tình trạng sức khoẻ của một người, và do đó, cũng có thể nhìn thấy trước được cái chết.

Nguồn baomoi.com.vn


Mỹ: Tìm ra hố chôn man rợ gần 30 em bé nhờ ngoại cảm

(VTC News)  – Cảnh sát Mỹ vừa gây chấn động dư luận khi tuyên bố họ tìm thấy gần 30 xác chết được chôn trong một ngôi mộ tập thể ở hạt Liberty, bang Texas (Mỹ) vào hôm qua (7/6).
nhangoaicam
Ông Sherrif, một quan chức địa phương ở hạt Liberty cho biết, đã có khoảng 25 – 30 thi thể trẻ em được tìm thấy trong trạng thái đã bị chặt ra làm nhiều phần. Ngôi mộ tập thể, nơi tìm thấy các xác chết này nằm trên điểm giao cắt giữa đường số 2048 và 2084 thuộc Hardin và Daisetta, trong một vùng nông thôn rộng lớn với nhiều khu rừng nhỏ và đồng ruộng, cách Houston 51 dặm về phía Đông.

Cục điều tra liên bang (FBI) đã huy động 1 chiếc trực thăng, khoảng 15 phương tiện cần thiết khác cùng với những chú chó đặc vụ để tìm kiếm manh mối của vụ án.

Trước đó, theo thông tin từ các quan chức địa phương, vào hôm 7/6, có một nhà ngoại cảm đã liên tục gọi điện tới sở cảnh sát ở đây để nói về việc có tới gần 30 thi thể trẻ em bị chặt làm nhiều phần và bị chôn tại một ngôi mộ tập thể trong khu vườn sau nhà hàng xóm của họ.

Chủ nhân của khu vườn, ông Joe Bankston là một tài xế. Khi bị cảnh sát tra hỏi, ông ta khẳng định: “Tôi không giết người. Tôi có rất nhiều bạn bè, nhưng cũng chưa từng giúp ai chôn cất thi thể nào cả.”
Tuy nhiên, cảnh sát đã thấy có vết máu trên nền đất và sau một thời gian tìm kiếm, họ đã phát hiện thấy những xác chết đúng như lời nhà ngoại cảm đã thông báo trước đó.

Hiện cảnh sát vẫn đang tiếp tục điều tra để làm rõ vụ việc.
hientruong1
hientruong2
hientruong3

Bích Hảo (theo Xinhua, Dailymail)
Nguồn Tiền Phong

Làm sao để biết có kiếp trước và kiếp sau

Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau. Chỉ có những người tu tập thiền định, đi sâu vào nội tâm, chứng được các tầng thiền, hoặc có thiên nhãn thông, túc mạng thông thì mới thấy được kiếp sống quá khứ và vị lai.

Đa số con người đều rơi vào hai loại chấp:
tk27
1) chấp thường: tin rằng sau khi chết thì linh hồn còn hoài, hoặc xuống địa ngục bị trừng phạt đời đời, hoặc lên thiên đàng hưởng phước đời đời. Trong trường hợp này họ vô tình chấp nhận là có kiếp sau.

2) chấp đoạn: tin rằng sau khi chết là hết, không còn gì hết.

Đối với hai hạng người chấp như trên thì rất khó nói cho họ hiểu, bởi vì trong tâm của họ đã đóng khung và tin chắc như vậy rồi, giống như một cái ly úp ngược thì dù cố gắng đổ bao nhiêu nước cũng không vào được.

Vì không có thiên nhãn hay thần nhãn nên chúng ta có thể tạm dùng lý trí mà suy luận ra.  Hãy lấy thí dụ, làm sao biết được có vi trùng, vi khuẩn?  Mắt thường làm sao thấy được? Nếu mắt không thấy thì làm sao lại tin là có?  Đa số đều tin có vi trùng, kể cả những trẻ nhỏ mới biết đọc biết viết.  Người thường như chúng ta không trông thấy vi trùng nhưng các bác sĩ, bác học với kính hiển vi họ thấy vi trùng một cách rõ ràng và đối với họ, có vi trùng là một sự thật hiển nhiên chứ không còn là một niềm tin nữa.  Khi chúng ta bị bệnh đi nhà thương nghe bác sĩ nói ta bị nhiễm vi trùng này,vi trùng kia là chúng ta tin liền.  Tại sao không thấy mà tin?  Bởi vì do suy luận hợp lý mà tin. Ta tin bác sĩ là người có học thức đàng hoàng, khổ nhọc nghiên cứu học hỏi trên dưới 10 năm mới ra trường. Hơn nữa ông ta hơi đâu mà đi lừa ta làm gì?  Ông ta nói vi trùng nào cũng được, miễn sao cho ta thuốc uống hết bệnh là được rồi.

Tại sao mắt ta không thấy vi trùng mà vẫn tin? Tại sao ta không biết trong thuốc có những hóa chất gì mà lại tin là uống vào sẽ hết bệnh?  Nếu ta muốn thấy tận mắt vi trùng thì phải vào các phòng thí nghiệm dí mắt vào ống kính hiển vi. Nếu ta muốn biết những hóa chất của thuốc tây thì phải chịu khó vào đại học vài năm để học y khoa hay dược khoa thì mới biết được những hoá chất hay dược liệu đó là gì, có công năng gì, do những phản ứng hóa học nào tạo ra, v.v…

Cũng vậy, nếu muốn thấy được kiếp  trước hay kiếp sau thì ta cũng phải chịu khó tu tập thiền định để chứng được thiên nhãn thông hoặc túc mạng thông.  Đức Phật nhờ tu hành đắc đạo nên có thiên nhãn thông, túc mạng thông thấy được vô số kiếp quá khứ của mình và của người khác giống như người có máy video thâu được hình ảnh của mình và người.  Điều cần nhấn mạnh là những đệ tử của ngài cũng chứng được và thấy được kiếp trước của mình.  Đức Phật là bậc giác ngộ, đệ tử của ngài là những bậc thánh tăng A la Hán, không còn phiền não ô nhiễm, đều chứng được thiên nhãn thông và túc mạng thông.  Là Phật tử, tuy nhục nhãn còn bị che lấp bởi vô minh phiền não nhưng chúng ta vẫn có thể tin lời các ngài là có kiếp trước kiếp sau, giống như chúng ta đang tin bác sĩ nói có vi trùng vậy.

Tại sao chúng ta không thấy được ngày hôm qua mà lại tin là có ngày hôm qua?  Ta biết được có ngày hôm qua là nhờ ký ức. Qua một đêm ngủ thời gian không đủ dài để xóa mờ trí nhớ nên ta mới nhớ lại được. Nhưng làm sao ta nhớ lại được chính xác ta đã làm gì, nói gì, đi đâu với ai, chỗ nào 10, 20 năm về trước?  Nếu không nhớ nổi việc cũ ngay trong kiếp này thì qua một lần chết và tái sinh, trải qua một thân ngũ uẩn khác (ví như một màn sương mù dày đặc) làm sao ta có thể nhớ lại được kiếp trước?  Một người bị mổ tim hay mổ óc, bị chích thuốc mê, sau khi tỉnh dậy nhiều khi phải mất vài ngày mới hoàn hồn nhớ lại được mình là ai, đang ở đâu.  Chưa kể những người bị bệnh Alzheimer hoàn toàn mất hết trí nhớ, đối với những người này thì ngày hôm qua còn không có huống chi năm trước hay kiếp trước. Với kỹ thuật văn minh hiện đại, chúng ta có thể chụp hình với máy ảnh hoặc thu hình với máy video. Những gì chúng ta đã chụp hoặc thu hình từ mười năm trước, hôm nay tuy không thấy, không nhớ, nhưng nếu cần thì chúng ta vẫn có thể lấy ra xem lại được vì tất cả hình ảnh đã được thâu vào băng video. Cũng vậy tất cả những gì chúng ta đã làm, đã sống đều được thu vào tâm thức.  Tâm thức là một kho tàng chứa tất cả những kiếp sống của ta, trong Duy thức Học gọi là Tàng thức hay A lại Da (Alaya) thức.  Người nào có khả năng đi vào vùng sâu thẳm của tâm (tức Tàng thức) thì có thể thấy lại hết những kiếp sống quá khứ của mình.  Muốn đạt được khả năng này thì phải tu tập thiền định, hoặc ngày nay với phương pháp thôi miên (hypnotisme) người ta có thể trở lui về quá khứ hoặc kiếp này, hoặc nhiều lắm là một vài kiếp trước như trường hợp của ông Edgar Cayce.  Chuyện tin có kiếp trước là một chuyện hiển nhiên đối với dân Tây Tạng, bởi vì các Lạt ma cao cấp, sau khi chết và tái sinh các ngài đều nhớ được kiếp trước của mình, đã từng là ai, ở đâu, sống trong tu viện nào, và nhận diện ra các đệ tử cũ của mình.

Chúng ta không thấy và không biết được có kiếp trước chỉ vì tâm thức của chúng ta chưa được học hỏi, tu tập và phát triển.  Khoa học ngày nay cho biết là con người mới chỉ sử dụng được 10% bộ óc của mình mà thôi, còn lại 90% kia chưa được khai thác và biết đến.  Vì vậy một người thông minh nên có tinh thần cởi mở để học hỏi và khám phá ra những điều mới lạ, thay vì cố chấp khép tâm lại, chỉ tin những gì mắt thấy, tai nghe, tay sờ mó được.

Thích Trí Siêu 
Nguồn daitangkinhvietnam.org

Trục trặc trí nhớ tạo ra ký ức về tiền kiếp

Câu chuyện bí ẩn về những người tin rằng họ từng là một công chúa Ấn Độ hay một sĩ quan tái sinh ở kiếp này nhiều khả năng là sản phẩm của một dạng trí nhớ lệch lạc, nghiên cứu mới đây cho biết.
Có thể trước kia, chính thiên hướng tạo ra ký ức sai lệch này đã khiến người ta phải vin vào lý giải về tiền kiếp.
tk26

Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu những người mà sau khi qua điều trị thôi miên, trở nên tin rằng họ có kiếp trước.

Những người này được yêu cầu đọc to một danh sách gồm 40 cái tên vô danh. Sau 2 tiếng chờ đợi, các nhà khoa học bảo với họ rằng họ sắp đọc một danh sách gồm 3 loại tên: những người vô danh mà họ từng nhìn thấy (trong danh sách trước), những cái tên nổi tiếng, và tên của những người không nổi tiếng mà họ chưa từng đọc trước đó. Người thí nghiệm cần là xác định xem đâu là cái tên nổi tiếng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, so với những người đối chứng (không tin vào ý tưởng tiền kiếp), những người tin vào sự tái sinh có tỷ lệ nhận nhầm tên gấp 2 lần. Đặc biệt, họ có xu hướng nhận sai những cái tên vô danh từng nhìn thấy trong danh sách trước thành người nổi tiếng. Dạng sai lệch này chứng tỏ người ta gặp khó khăn trong việc nhận ra ký ức từ đâu đến.

Những người như vậy dễ tự huyễn hoặc vào những điều không có thực, trưởng nhóm nghiên cứu Maarten Peters từ Đại học Maastricht ở Hà Lan cho biết. Nếu họ trải qua trạng thái thôi miên và liên tục được yêu cầu nói về một ý tưởng tiềm thức nào đó – chẳng hạn cuộc sống tiền kiếp – có thể họ sẽ trở nên quen thuộc với ý tưởng này và cuối cùng biến nó thành một trí nhớ sai lầm hoàn hảo.

Đó là bởi họ không thể phân biệt những điều từng trải qua và những thứ được “nhồi” vào đầu, Peters nói.

Ký ức về tiền kiếp không chỉ là dạng sai lệch trí nhớ duy nhất được nghiên cứu trong công trình này. Richard McNally, một nhà tâm lý lâm sàng tại Đại học Harvard đã phát hiện thấy những người tự nhận là bị người ngoài trái đất bắt cóc cũng nhiều khả năng bị sai lệch trong ký ức.

T. An (theo LiveScience)
 Nguồn VnExpress.net

Con gái ông Cả Hiêu đầu thai ở cà Mau

Mặc dù vẫn chưa có lời giải đáp cụ thể về hiện tượng “đầu thai” nhưng những câu chuyện rất khó tin nhưng có thật trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nóiriêng đã khiến các nhà khoa học phải đau đầu.

Câu chuyện thứ nhất: Con gái ông Cả Hiêu ở cà Mau (Việt Nam)
Câu chuyện có thật này sảy ra tại làng Tân Việt ở Cà Mau (vùng Ðầm Giơi). Ở đây có một gia đình gồm hai vợ chồng và 3 người con. Người cha trong gia đình này là ông Cả Hiêu. Cô con gái trong gia đình được ông Cả Hiêu cưng chìu như trứng mỏng nhưng không may, cô bị bệnh và qua đời lúc 19 tuổi. Cả nhà ai cũng đau buồn thương xót, ông Cả Hiêu thì như điên như dại.

tk25
Câu chuyện không chấm dứt ở sự qua đời của cô gái mà lại là chuyện bắt đầu vì do sự trùng hợp nào đó, (mà sau này người trong hai vùng này mới tìm thấy thêm chi tiết). Ở cách làng Tân Việt cũng có một cô gái bị bệnh (cùng thời gian với cô con gái ông Cả Hiêu) và qua đời. Người nhà khóc lóc, lo việc tẩm liệm thì bất ngờ ngày hôm sau cô gái sống lại làm mọi người vừa mừng vừa sợ. Cô gái tự nhiên mạnh khỏe, như không có gì gọi là đau ốm bệnh hoạn cả. Ðiều lạ lùng là từ khi sống lại, cô gái này cứ một mực đòi người trong gia đình đưa cô đến nhà ông Cả Hiêu.
Mọi người trong nhà đều hết sức ngạc nhiên vì không biết ông Cả Hiêu là ai. Khi hỏi cô gái thì cô cho biết cha của cô chính là ông Cả Hiêu người làng Tân Việt. Người nhà nghỉ rằng cô gái có lẽ bị ma nhập, quỷ ám nên lo sợ, đi tìm thầy về cúng và trừ tà. Nhưng cô gái vẫn khăng khăng đòi đi gặp cha mình và bảo rằng cô biết rõ đường đến nhà ông Cả Hiêu. Cô mô tả đường đi, tả ngôi làng, tả cái nhà, số nhà từng chi tiết và kể về những người nhà ông Cả Hiêu nữa. Cô gái bảo ông bà Cả Hiêu là cha mẹ ruột của mình. Cuối cùng cha mẹ cô gái buộc lòng phải cùng đi theo chuyến xe đò đến làng Tân Việt để tìm hiểu thực hư.
Khi đến bến xe, mọi người xuống xe còn đang bỡ ngỡ không biết đi theo hướng nào để về nhà ông Cả Hiêu thì cô gái nói: “Ðừng có ngại, để con dẫn đường cho”. Thế rồi khi đến cổng nhà ông Cả Hiêu, cô gái tỏ vẻ mừng rỡ vô cùng và chạy nhanh vào nhà. Lúc đó hai vợ chồng ông Cả Hiêu đang ngồi trong nhà. Cô gái chạy lại ôm chầm lấy ông Cả Hiêu vừa khóc vừa nói: “Ba ơi, con đây ba ơi!” Hai vợ chồng ông Cả Hiêu còn đang ngơ ngác không hiểu chuyện gì sảy ra thì vừa lúc cha mẹ cô gái bước vào nhà kể lại chi tiết câu chuyện cho vợ chồng ông Cả Hiêu nghe.
Ông Cả Hiêu lấy làm lạ, cũng kể lại cong gái mình bị bệnh đã qua đời cho cha mẹ cô gái nghe. Ông còn chỉ tay lên bàn thờ có đặt tấm ảnh của cô con gái con ông. Trong khi đó cô gái mới đến cứ đi lại trong nhà tự nhiên như là người đã ở đó từ lâu rồi. Câu chuyện đến hồi kết thúc khi sự kiện đã rõ ràng; cô gái nhất quyết ông bà Cả Hiêu là cha mẹ mình và ông bà Cả Hiêu cũng chấp nhận điều đó vì cô gái nói rõ những chi tiết mà ngoài con gái ông Cả Hiêu ra khó có ai biết rõ chuyện gia đình ông bà. Thế là hai gia đình kết thân với nhau.
Dân chúng hai vùng Cà Mau, Bạc Liêu biết được một chuyện lạ lùng hãn hữu trên thế gian, họ bảo cô gái ấy có hồn là con của ông bà người làng Tân Việt nhưng thân xác lại là con của ông bà người làng Vĩnh Mỹ.

Nguồn baomoi.com.vn

Hư thực một trường hợp “đầu thai” ở Nga

Người phụ nữ ấy quả quyết rằng: con trai bà đã “trở lại” trong hình hài của cô con gái mới sinh. Thậm chí bà còn biết trước thời khắc hai mẹ con đoàn tụ: ngày bé gái chào đời chính là ngày sinh nhật của người anh trai cách đây 2 năm đã treo cổ tự vẫn trước nhà.
tk22
Olga Leonicheva vẫn nhớ như in cảnh tượng kinh hoàng xảy ra trong một ngày mùa hè 2 năm trước: thi thể của Dmitriy – đứa con trai đầu lòng 19 tuổi của bà – lơ lửng dưới sợi dây thường ngay ngưỡng cửa ra vào. Không một ai, kể cả bạn bè, người thân, biết nguyên nhân dẫn đến vụ tự sát. “Thằng bé đem theo bí mật xuống mồ. Nó thậm chí còn không để lại cho mẹ một lời nhắn”.

Năm 17 tuổi, Olga kết hôn và nhanh chóng sinh hạ bé trai Dmitriy. Cuộc hôn nhân đầu không trọn vẹn, hai vợ chồng ly dị nhau và cô được quyền nuôi con.

Không lâu sau đó, cô làm đám cưới với người chồng thứ 2 và có thêm cậu con trai Vladik. Mặc dù vẫn rất yêu thương, quấn quýt mẹ nhưng chưa bao giờ, Dmitriy tỏ ra hòa hợp với cha dượng và người em cùng mẹ khác cha. Cậu bé luôn có tính khí thất thường, lúc nào cũng cô lập mình với chúng bạn.

Tốt nghiệp trung học, chàng thanh niên gia nhập quân đội phục vụ tận miền Viễn Đông. 2 năm trong cuộc sống quân nhân hà khắc, việc thường xuyên bị đánh đập khiến cho tai trái Dmitriy bị hỏng hoàn toàn. Không chịu đựng nổi, anh chàng đào ngũ về nhà trong tâm trạng bế tắc và tuyệt vọng. Bà Olga đành phải bán chiếc xe hơi – tài sản đáng giá nhất của gia đình – để “chạy chọt” cho cậu con trở lại cuộc sống bình thường.

Trước khi xảy ra vụ tự sát, bà Olga tuyệt nhiên không nhận thấy cậu con trai có biểu hiện gì khác lạ. Hôm đó hai vợ chồng có việc đi xa, rồi đột nhiên linh cảm mách bảo bà phải quay trở về tức tốc, nhưng rốt cuộc cũng đã quá muộn…

Mất đi con trai, người mẹ đau khổ đã 2 lần tìm cách quyên sinh – một lần vào cái đêm sau đám tang và lần thứ 2 vào đúng hôm giỗ tròn 40 ngày.

 Cũng kể từ lúc đó, bà bắt đầu mơ những giấc mộng mị kỳ quái về Dmitriy. Họ bàn nhau về “ngày trở lại” và Dmitriy hứa với mẹ rằng, 2 năm nữa cậu nhất định sẽ tái sinh. Dmitriy cũng nói thêm: lần này, cậu sẽ là con gái.

Quả thật 1 năm sau, bà Olga mang thai bất chấp tuổi 40 muộn mằn. Biết tin, họ hàng người thân, kể cả ông chồng cũng thuyết phục bà bỏ đi đứa bé. Olga khăng khăng không chịu, bà tin rằng, đây là cách duy nhất có thể đưa cậu con trai đầu lòng trở về.

Bác sĩ khoa nhi chẩn đoán bé gái sẽ chào đời ngày 15 tháng 1, nhưng người mẹ thì quả quyết bà sẽ sinh vào đúng ngày 26 tháng 1 – ngày sinh nhật của Dmitriy, và thực tế chứng minh đúng như lời tiên đoán.

Thêm một trùng hợp kỳ lạ, bà đỡ cho bé Kseniya hôm ấy cũng chính là người 21 năm trước đã đón Dmitriy chào đời. Điều này càng khiến bà Olga tin tưởng rằng linh cảm của mình là đúng.

Ca sinh nở không gặp nhiều trở ngại, mẹ tròn con vuông. Mặc dù bé Kseniya không mang điểm nào giống Dmitriy đặc biệt, bà Olga vẫn khẳng định có bóng dáng của Dmitriy qua đôi mắt của cô con gái.

Hải Minh
Theo Pravda
Nguồn Kenh14

Chuyện đầu thai kỳ lạ tại Ấn Độ

Vợ chồng anh Chaudhary sống tại thành phố Ahmedabad (Ấn Độ) là một trong những cặp cha mẹ may mắn nhất thế giới. Năm 2005, họ đau đớn trước cái chết của con trai nhưng đúng một năm sau họ lại chào đón cậu bé từ cõi chết trở về.

Khi phóng viên có mặt tại ngôi nhà của anh Chaudhary ở thị trấn Thaltej, cậu bé Rakesh, 2 tuổi đang líu lo chỉ trỏ chỗ đỗ xe ô tô cho bố khi anh lùi xe vào trong sân nhà.

Anh Chaudhary không giấu nổi niềm vui và tâm sự: “Cháu vừa từ cõi chết trở về với tôi”.

Ngày 29/04/2005 là một ngày u ám đối với gia đình anh Chaudharys. Cậu con trai Rakesh (13 tuổi) ngồi sau xe máy do anh trai Kuldip (16 tuổi) đèo đến lớp học. Xe bị trượt bánh và đổ, 2 anh em bị văng xuống đường. Kuldip chỉ bị vài vết thương nhẹ do đội mũ bảo hiểm, còn Rakesh bị chấn thương rất nặng ở đầu và rơi vào hôn mê. Cậu bé qua đời 5 ngày sau đó.
Ngày 3/5, một vài giờ trước khi Rakesh qua đời, anh Chaudhary phải vội vã rời bệnh viện về nhà để chăm sóc vợ, cô Maniben, vì vợ anh bắt đầu gặp ảo giác, thậm chí thuốc giảm đau cũng chẳng có tác dụng gì. Cô Maniben nói với chồng rằng Rakesh đang đứng trước mặt mình và muốn nói lời từ biệt mẹ.

tk20
Cậu con trai xấu số hứa sẽ quay trở lại nếu cô nở một nụ cười từ biệt. Cô Maniben vật vã khóc. Cuộc đối thoại giữa 2 mẹ con diễn ra khoảng 1 giờ, trước đó anh Chaudhary đã cố gắng trấn tĩnh vợ và thuyết phục cô chia tay con trai. Lúc đó là 7 giờ 35 phút tối, đúng một vài phút sau, bệnh viện gọi điện thông báo cho anh Chaudhary rằng Rakesh đã trút hơi thở cuối cùng.
Ngày 22/4/2006, cô Maniben sinh hạ được một bé trai, họ cũng đặt tên con là Rakesh. Rakesh và người anh quá cố giống nhau như hai giọt nước, điều đặc biệt là cả 2 đều cư xử y hệt như nhau.

Cậu biết nơi anh trai Rakesh để đồ chơi, biết hộp thuốc của gia đình ở vị trí nào trong nhà. Không những thế, Rakesh có thể nhận ra những người họ hàng mà cậu chưa bao giờ gặp và gọi chính xác tên từng người.

“Khi chúng tôi đưa Rakesh về thăm lại ngôi làng nơi tôi đã chôn rau cắt rốn ở Palanpur, Rakesh bất ngờ gọi to Anila – tên cháu gái tôi. Anila là bạn chơi của Rakesh trước kia. Theo một bản năng nào đó giống anh trai, Rakesh chạy đến một cái cây đặc biệt ở trang trại của tôi. Tôi rất biết ơn Chúa đã trao trả lại Rakesh cho chúng tôi”, anh Chaudhary nói.
Đàm LoanTheo Timesofindia
Nguồn dantri.com.vn

Những câu chuyện li kỳ về luân hồi

Ý niệm về sự luân hồi xuất hiện trong đạo Hồi, đạo Do Thái, Ấn Độ giáo, trong quan niệm của người cổ Hy Lạp, và nhiều vùng miền trên thế giới.

Theo quan điểm của nhiều người, cuộc sống không kết thúc khi xác thân con người chết đi, mà linh hồn ấy đầu thai trở lại và bắt đầu một cuộc đời mới.

Đáng ngạc nhiên là không phải chỉ Phật giáo mới có khái niệm luân hồi và ý niệm về sự đầu thai, mà các khái niệm đó cũng tồn tại ở nhiều nơi khác. Ý niệm về sự luân hồi xuất hiện trong đạo Hồi, đạo Do Thái, Ấn Độ giáo, trong quan niệm của người cổ Hi Lạp, và nhiều vùng miền trên thế giới. Điều đáng kinh ngạc là nhiều nhà nghiên cứu cho rằng quyển sách Bible của đạo Thiên Chúa nguyên thủy có nhiều khác biệt so với hiện nay, trong đó từng có cả những nội dung về sự luân hồi đầu thai, nhưng đã bị một số thế lực chỉnh sửa và lược bỏ đi vào khoảng thế kỷ 4 và 5 vì những nguyên do bí ẩn.

Trường hợp tiêu biểu và nổi tiếng nhất về sự đầu thai và luân hồi chuyển kiếp có lẽ là việc đi tìm Đạt Lai Lạt Ma hay Ban Thiền Lạt Ma của Phật giáo Tây Tạng sau khi các Lạt Ma ấy qua đời. Những vị sư phụ trách việc này tiến hành tìm kiếm đứa trẻ nào sinh ra đúng vào thời điểm qua đời. Họ dựa vào những dấu hiệu và kiến thức đặc biệt của đứa trẻ mà tương hợp với vị Lạt Ma đó khi còn sống, và cả những mô tả của vị Lạt Ma trước khi viên tịch về kiếp sau của mình, để xác định xem đứa trẻ đó có phải là vị Lạt Ma ấy đầu thai hay không.

Tại các quốc gia phương Tây, các nhà nghiên cứu đã bỏ nhiều thời gian và công sức nghiên cứu hiện tượng luân hồi. Kết quả là: Không ai giải thích nổi tại sao những người “kiếp sau” lại có cách cư xử, thói quen rất giống những người đã khuất, thậm chí biết cả những bí mật riêng tư của họ, có những vết bớt khi mới sinh tương hợp kỳ dị với những vết thương của người đã khuất, hoặc những đứa trẻ đi còn chưa vững đã biết ngoại ngữ, biết làm toán, biết chơi đàn… giống y như những người mà chúng nói là chính chúng trong tiền kiếp, mặc dù không ai chỉ dạy chúng cả. Các kết quả thu được đó đã gây ra luận chiến dai dẳng giữa một bên thừa nhận, và một bên cố gắng phủ nhận hiện tượng luân hồi. Những người thừa nhận nói rằng, cách duy nhất để lý giải bí ẩn này là khoa học buộc phải công nhận hiện tượng luân hồi như một thực tại khách quan hiển nhiên mà thôi.

Trên thế giới đã có vô số trường hợp về sự đầu thai, gồm những trường hợp lưu truyền trong dân gian, hay được lưu trữ trong các kho tài liệu của các tu viện, các đền thờ, các thư viện và gần đây nhất là trong các Viện nghiên cứu Hiện tượng Luân hồi ở Hoa Kỳ, Ấn Ðộ, Anh, Pháp, Ý, Nga…

Sau đây là một số trường hợp Luân hồi đầu thai được ghi chép trong lịch sử.

tk18
Trường hợp Đại tướng George Smith Patton

Đại tướng George Smith Patton (11/11/1885 -21/12/1945) là một trong những viên tướng vĩ đại nhất lịch sử Hoa Kỳ, một nhà chiến lược kỳ tài lừng danh thế giới. Một bộ phim đã được làm năm 1970 để vinh danh ông. Tính ông nghiêm khắc và luôn luôn chủ trương “kỷ luật sắt, kỷ luật là sức mạnh của quân đội”. Người hùng ấy, lạ lùng thay, rất tin vào sự luân hồi. Ông thường bảo: “Cuộc đời và cuộc sống là một vòng tuần hoàn chuyển tiếp. Ðời tôi cũng nằm trong một vòng tuần hoàn chuyển tiếp nào đó”.

Một sĩ quan cao cấp của quân đội Hoa Kỳ kể lại câu chuyện mà ông nhớ mãi về tướng Patton:

Hôm đó tướng Patton đến thăm một địa danh lịch sử tại Ý. Ðó là vùng đất nằm cạnh sông Métaure, nơi mà xưa kia, trong trận chiến ác liệt giữa những đoàn quân dũng mãnh của đế chế Carthage và đế chế La Mã, đã để lại trên chiến trường hàng ngàn tử thi, mặc dầu hai bên đều do những chiến lược gia và danh tướng chỉ huy. Hình ảnh bi tráng ấy đã đi vào quá khứ, và cách thời của tướng Patton đến hơn 1800 năm, nhưng khi tướng Patton cùng các tướng lĩnh và một số nhà sử học đến thăm vùng đất này, và thử luận bàn về những chiến thuật và chiến lược của trận đánh ấy thì điều kỳ dị đã xảy ra. Trong khi tướng Patton nghe một viên Đại tá trình bày những địa điểm đóng quân của hai phe Carthage và La Mã, ông nhiều lần tỏ ý không hài lòng. Sau cùng tướng Patton cắt ngang lời viên Đại tá và nói:

“Xin lỗi Đại tá, mặc dù Ðại tá là chuyên gia nghiên cứu các trận chiến trong cuộc chiến tranh La Mã, nhưng tôi khẳng định rằng đoàn kỵ binh của tướng Hasdrubul trong trận này không phải đóng tại địa điểm đầu kia mà Ðại tá đã trình bày. Tôi quả quyết điều này vì một lẽ rất dễ hiểu là vào lúc ấy, chính tôi đã có mặt tại đó…”

Và rồi, tướng Patton nghiêm nét mặt, đưa cao chiếc can cầm ở tay lên chỉ về một địa điểm trước mặt và nói thật chậm rãi, rõ ràng:

“Ðó là địa điểm mà đoàn kỵ binh của Hasdrubul đã đóng quân, và tôi nhắc lại, lúc ấy tôi đã ở đó!…”

“Nó đây, chiến trường là đây. Những người Carthage đã phòng thủ thành phố trước cuộc tấn công của 3 quân đoàn La Mã. Người Carthage kiêu hùng và can đảm, nhưng họ đã không trụ vững được. Họ đã bị tàn sát. Những người đàn bà A Rập đã lột quân phục, kiếm và những ngọn giáo của họ. Những người lính đã nằm trần trụi dưới mặt trời, 2.000 năm trước đây. Và tôi đã ở đó!”.

Trong những lần dừng chân nơi chiến trận hay những lúc nghỉ ngơi, tướng Patto thường nói đến những địa danh và những chiến trường cổ xưa mà ông đã từng có mặt, tuy những nơi đó đã đi vào quá khứ xa xăm hay chỉ còn lại trong các pho sử liệu của các thư viện.

Trong nhật ký của mình, tướng Patton thường ghi lại những cảm nghĩ lạ lùng của mình về kiếp trước. Có đoạn ông viết:

“Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp. Tôi tin, thật ra là tôi biết, rằng tôi đã có ít nhất là một quãng đời trước đây trong binh nghiệp và hiện nay tôi lại đầu thai lần nữa vào đời binh nghiệp”.

Về sau, nhà văn đồng thời là nhà tư tưởng nổi tiếng Aldons Huxley (26/7/1894 – 22/11/1963) đã trình bày trường hợp của tướng Patton cùng câu chuyện lạ lùng xảy ra trong lần đi thăm chiến trường La Mã cổ xưa ấy, trong một hội nghị quốc tế có chủ đề “Ứng dụng của Khoa tâm lý học” tổ chức lần thứ 14 vào năm 1961. Aldons Huxley phát biểu: “Không riêng gì tướng Patton mà ngay cả chúng ta, đôi lúc ở những thời điểm nào đó trong đời bỗng ta có những cảm giác, những suy nghĩ, cái nhìn kỳ lạ mà ý thức của chúng ta như bỗng nhiên hé mở, có khi ta bắt gặp một hình ảnh, một sinh hoạt, một tiếng nói, một cảnh tượng, một con người mà hình như ta có lần đã thấy, đã nghe, đã ở, đã đi qua, mặc dầu trong cuộc đời chưa bao giờ gặp. Ðó là quá khứ, quá khứ ấy không phải trong một cuộc đời hay nói khác đi là trong “một kiếp” mà là trước đó nữa. Cảm nhận ấy đôi khi vượt ra khỏi những cảm nhận của các giác quan thông thường của con người chúng ta, mà thuộc về quá khứ xa xăm, hay có thể gọi là tiền kiếp”.

Tờ báo Paris Match danh tiếng đã đăng tải trường hợp của Đại tướng Patton vào ngày 23/3/1989.
Một số trường hợp khác

Chaokun Radzh-sutadzharn, sinh ngày 12/10/1908 ở miền trung Thái Lan, tên thường gọi là Choti. Cha cậu tên là Nai Pae, mẹ là Nang Rieng. Ngay khi mới biết nói, cậu bé đã khẳng định mình là Nai Leng, người bác ruột của cậu bé đã mất từ trước khi cậu bé ra đời. Đáng chú ý là cậu có thói quen gõ bàn giống hệt như người bác trai, có thể nói và đọc được các thứ tiếng mà người bác lúc sinh thời từng học, và biết chính xác từng chi tiết một trong cuộc đời ông ta. Sau này Choti đi tu ở một ngôi chùa ở Bangkok và sau đó xuất bản cuốn sách về cuộc luân hồi chuyển kiếp của chính mình.

Tại làng Nathul, phía bắc Myanmar, cô gái M Tin Aung Myo sinh ngày 26/12/1953 trong một gia đình có 3 chị em gái. Ngay từ nhỏ, cô bé luôn tự xem mình là con trai, và luôn miệng nói rằng mình là người lính Nhật đã bị quân đồng minh bắn chết cách ngôi nhà của cha mẹ cô bé gần 100m. Cô bé rất sợ máy bay, nhất định không chịu mặc quần áo con gái, nói tiếng Myanmar rất khó khăn, thích ăn và nấu các món ăn theo khẩu vị của người Nhật, và luôn buồn nhớ quê hương Nhật Bản. Ma Tin Aung Myo cho biết gia đình trước kia của “cô” ở miền Bắc nước Nhật. Trước khi nhập ngũ, “cô” là chủ một cửa hiệu nhỏ nhưng khi vào quân đội thì làm đầu bếp. Cô sống độc thân không chịu lập gia đình, bởi cô “là đàn ông” và chỉ có thể kết hôn với phụ nữ mà thôi.

Minh TríNguồn: tin180.com

Tiền kiếp của vua Minh Thần Tông ở nước Việt

Minh Thần Tông (1572-1620) tên thật là Chu Dực Quân, hoàng đế thứ 13 của triều Minh (Trung Quốc). Trong sử sách hiện lưu truyền một câu chuyện kỳ lạ về tiền kiếp của ông tại một ngôi chùa ở làng Bóng, xứ Đông của nước Đại Việt.

Thời vua Lê Kính Tông (1599-1619) và chúa Trịnh Tùng (1570-1623), năm ấy, triều đình cử một đoàn sứ bộ sang nước Minh; Nguyễn Tự Cường (1570-?), Tiến sĩ khoa thi Giáp Thìn (1604) được bổ làm Chánh sứ. Khi ở phương Bắc, vị sứ thần nước Việt đã vô cùng kinh ngạc khi được biết một câu chuyện ly kỳ do chính vua Minh Thần Tông kể.

Bấy giờ, sau khi thực hiện các nghi thức và công việc ngoại giao, lúc vào cung bái yết Hoàng đế, Minh Thần Tông bỗng hỏi sứ thần Nguyễn Tự Cường rằng: “Người ở nước Nam, vậy có biết chùa Quang Minh của nước Nam ở đâu hay không?”. Nguyễn Tự Cường đáp là không biết, ông băn khoăn tự hỏi không rõ vua Minh muốn biết đến ngôi chùa đó làm gì.

Thấy vẻ mặt đăm chiêu của viên Chánh sứ, Minh Thần Tông nhân đó mới nói với Nguyễn Tự Cường rằng: “Lúc mới sinh ra, trên vai ta đã có hàng chữ son, nói rõ kiếp trước của ta chính là vị Thiền sư ở chùa Quang Minh. Nay, ta muốn xóa dòng chữ ấy đi mà chưa biết phải làm như thế nào”. Nguyễn Tự Cường thưa: “Thần nghe nói nhà Phật có nước công đức để tẩy trần. Nếu Bệ hạ là kiếp sau của Thiền sư Trụ trì chùa Quang Minh thì phải lấy nước giếng của chính chùa Quang Minh mới có thể rửa được”.
tk2
Minh Thần Tông (1572-1620).

Về nước, Nguyễn Tự Cường đem việc này tâu với triều đình. Triều đình bèn cử người đi tìm ngôi chùa mà Minh Thần Tông đã nói tới.

Ngôi chùa đó chính là chùa Bóng tên chữ là Quang Minh Tự, vì xây dựng trên đất làng Bóng nên có tên dân gian như vậy; nơi đây thuộc địa phận xã Hậu Bổng, phủ Hạ Hồng, xứ Hải Dương (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ngày nay). Theo các thư tịch cổ như Lĩnh Nam chích quái, Công dư tiệp ký, Đại Nam nhất thống chí…, chùa được khởi công xây dựng vào cuối thời Trần. Ban đầu có quy mô nhỏ, nhưng qua nhiều đời được trùng tu, mở rộng và được coi là một trong những ngôi chùa đẹp. Sách Đại Nam nhất thống chí chép rằng: “Chùa Quang Minh ở xã Hậu Bổng, huyện Gia Lộc có ngàn cây xanh biếc, bốn mặt nước trong, xa xa phía trước có đường cái chạy qua và có dòng sông bao bọc, thật xứng đáng là một thắng cảnh của thiền lâm”.

Chùa Bóng không chỉ nổi tiếng về vẻ đẹp mà còn được biết đến bởi có nhiều vị cao tăng đạo hạnh, có công lao hoằng dương Phật pháp, trong đó, có Thiền sư Huyền Chân (còn gọi là Thiền sư Bật Sô). Theo Quang Minh tự sự tích cho hay, Thiền sư Huyền Chân người làng Hàm Nghi, xã Danh Hương, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc huyện Kiến Xương, Thái Bình) thế danh là Đức, sinh và mất năm nào chưa rõ.

Tương truyền rằng khi đã về già, một hôm, Thiền sư Huyền Chân nằm mơ thấy Phật A Di Đà (Amitabhâ) đến nói cho biết rằng: “Ngươi dày công với Phật sự đã lâu, lòng từ bi của ngươi đã được Phật Tổ thấu hiểu, vì thế, đến kiếp sau, ngươi sẽ được làm Đại đế ở phương Bắc”.

Tỉnh dậy, Thiền sư Huyền Chân liền kể lại giấc mơ với đệ tử của mình và dặn: “Sau này, lúc ta viên tịch, các con hãy lấy son viết lên vai ta mấy chữ sau: An Nam quốc, Quang Minh tự, Sa Việt Tì khưu sau đó mới đem nhục thân của ta đi hỏa thiêu”. Các đệ tử đều lắng nghe, ghi nhớ và về sau làm theo đúng ý của Thiền sư Huyền Chân.

Vậy là qua tìm kiếm, triều đình nhà Lê không chỉ biết được ngôi chùa Quang Minh mà còn khám phá ra một câu chuyện lạ về tiền kiếp của ông vua nước láng giềng phương Bắc. Sau đó, nhà Lê cho lấy nước giếng của chùa Quang Minh đem sang biếu Minh Thần Tông. Minh Thần Tông liền dùng nước ấy để rửa thì quả là rất hiệu nghiệm, lấy làm vui mừng vì thế đã sai gửi 300 lạng vàng thưởng cho Nguyễn Tự Cường. Tự Cường liền đem toàn bộ số vàng này cúng cho chùa Quang Minh để lo việc trùng tu.

Sau này Nguyễn Tự Cường làm quan đến chức Hữu Thị lang Bộ Lễ, tước Xuân Quận công; khi mất, ông được tặng chức Thượng thư, hàm Thiếu bảo.
Lê Thái Dũng
Nguồn Đất Việt

Thần bí chuyện đầu thai của Vua Lý Thần Tông

Sử sách lưu truyền một câu chuyện kỳ lạ về tiền kiếp của Vua Lý Thần Tông là thiền sư Từ Ðạo Hạnh tu ở chùa Thiên Phúc.
Vua Lý Thần Tông (1116 – 1138) là vị vua thứ năm của nhà Lý, trị vì từ năm 1127 đến năm 1138. Sách Đại Việt Sử ký toàn thư chép, vì Lý Nhân Tông không có con nên Từ Đạo Hạnh đầu thai làm con trai Sùng Hiền hầu để duy trì sự nghiệp của nhà Lý. Vị thiền sư đã thoát xác tại chùa Thiên Phúc năm 1116, ngay trước khi Lý Dương Hoán, tức Vua Lý Thần Tông sau này, ra đời. Từ một thiền sư… Từ Đạo Hạnh tên thật là Từ Lộ, có cha tên là Vinh, làm chức tăng quan đô sát ở triều Lý, thường qua chơi làng An Lãng, lấy con gái người họ Lỗ tên là Loan. Thuở niên thiếu, ông thích giao du hào hiệp, phóng khoáng, có chí lớn, hành động ngôn ngữ không ai có thể lường được. Sau dự kỳ thi tăng hương thí, Từ Lộ đỗ khoa Bạch Liên.
Tiền kiếp của Vua Lý Thần Tông là thiền sư Từ Ðạo Hạnh?
Tương truyền, vì cha của Lộ dùng tà thuật làm phật ý Diên Thành hầu, nên ông này sai Đại Điên thiền sư dùng phép đánh chết, ném xác xuống sông Tô Lịch. Để trả thù cho cha, Lộ ngày ngày đọc Đại Bi đà na li tâm kinh và luyện đạo pháp ở núi Phật Tích. Khi việc tu luyện đã thành, Lộ tìm Đại Điên báo thù, cứ thế cầm gậy đánh cho Đại Điên trở tay không kịp và chỉ một lát thì lăn ra chết.
Sau thù cha đã trả, Lộ du ngoạn các miền để tìm dấu Phật, đồng thời gặp gỡ, đàm đạo với những cao tăng nổi tiếng đương thời…
… Đến “thác” làm thiên tử
Lại nói Đại Điên chết, đầu thai làm Giác Hoàng, tuy mới 3 tuổi, nhưng tỏ ra thông minh hơn người. Tiếng ấy đến tai Vua Lý Nhân Tông. Do không có con, gặp Giác Hoàng, nhà vua lập tức có cảm tình, muốn lập làm người kế nghiệp.
Tuy nhiên, triều thần đều phản đối, tâu rằng: “Nếu Giác Hoàng thực là linh dị, tất phải thác sinh ở nơi cung cấm, sau mới có thể lập làm thiên tử”. Vua Lý Nhân Tông miễn cưỡng nghe theo và lệnh mở đại hội bảy ngày đêm cho Giác Hoàng đầu thai.
Từ Lộ biết chuyện, đã sai chị gái giả đò làm người đi xem hội, mật đem mấy tấm bùa treo ở trên rèm, ngăn chặn Đại Điên thực hiện mưu đồ xấu, nhưng cuối cùng ông đã bị Lý Nhân Tông bắt tội. Lúc đó, Sùng Hiền Hầu đi qua, Lộ đề nghị cứu giúp: “Ngày sau xin ngụ thai trong cung để báo đáp công đức này”.
Khi vào triều nghị, các quan đều nói: “Bệ hạ không có nối dõi nên mới cầu Giác Hoàng thác sinh làm con, vậy mà Từ Lộ dùng bùa phép cản trở, xin bệ hạ cho xử chém để thiên hạ hả lòng”. Trong khi đó, Sùng Hiền Hầu từ tốn tâu: “Giác Hoàng nếu quả có thần lực, thì dẫu cả trăm Từ Lộ cũng không làm hại được. Đằng này Giác Hoàng lại bị bùa chú không thác được, thế thì Từ Lộ cao tay pháp hơn Giác Hoàng. Theo ngu ý của thần, bệ hạ nên tha tội cho Từ Lộ và cho Từ Lộ thác sinh”.
Nghe lời xin tha của Sùng Hiền Hầu, vua miễn tội, rồi Từ Lộ về tu ở chốn cũ, tức chùa Thầy, Hà Nội ngày nay. Khi vợ có thai, Sùng Hiền Hầu báo tin cho Từ Lộ, ông liền tắm rửa, thay quần áo và bảo học trò rằng: “Mối túc nhân của ta chưa hết, phải làm thác sinh lần nữa ở đời, tạm làm đế vương…”; dặn xong rồi đọc một bài kệ, sau đó hoá. Đồng thời khi ấy, phu nhân Sùng Hiền Hầu sinh con trai kế nghiệp ngôi vương triều Lý. Đâu là bằng chứng?
Một số tài liệu cho biết, năm Lý Thần Tông 21 tuổi, Vua bỗng nhiên mắc bệnh lạ, trên người mọc lông hổ, ngồi xổm chụp người, cuồng loạn, gầm gừ đáng sợ. Các lương y trong thiên hạ vâng chiếu mà đến, kể hàng ngàn hàng vạn, đều chịu khoanh tay. Khi ấy có đứa trẻ hát rằng: “Dục trị thiên tử bệnh, tu đắc Nguyễn Minh Không”. (Nghĩa là: Muốn chữa bệnh nhà vua tất phải tìm Nguyễn Minh Không).
Triều đình bèn sai sứ đi tìm được Minh Không. Khi được đưa vào gặp vua Lý Thần Tông, Minh Không lớn tiếng hỏi: “Kẻ đại trượng phu được tôn lên ngôi thiên tử, giàu có khắp bốn bể, cớ sao còn phát bệnh cuồng loạn như vậy?” Vua nghe thấy vậy, rất run sợ, không dám kêu gầm nữa. Minh Không lại sai người lấy một vạc lớn đựng nước nấu sôi tới cả trăm lần, rồi dùng tay không quấy lên khoảng bốn lần, tắm vua trong đó. Ngay sau đó, bệnh của Vua bớt ngay và ít lâu sau thì khỏi hẳn.
Sau khi khỏi bệnh, cảm phục tài năng của Minh Không và cũng là để cảm tạ ơn cứu mạng của ông, Vua Lý Thần Tông phong cho Minh Không là Quốc sư, được đổi từ họ Nguyễn sang họ Lý, cấp cho nhà ở, ban lộc mấy trăm hộ và được miễn thuế má.
Theo sử sách, việc thiền sư Minh Khuông chữa bệnh cho Lý Thần Tông đã được ấn định từ trước. Khi sắp viên tịch, thiền sư Từ Đạo Hạnh đã cho gọi Minh Không đến mà dặn rằng: “Ta nay sắp xuất thế, ở cái địa vị làm thầy người ta, bệnh trái kiếp sau quyết là khó tránh nổi. Ta với người có duyên, nên cứu giúp nhau”. Nói xong, đưa cho Minh Không một gói thuốc đã được niệm chú dặn rằng: 20 năm sau, nếu nghe quốc vương bị bệnh thì lập tức đến chữa trị ngay.
Như vậy, đây có thể xem là bằng chứng cho rằng, Vua Lý Thần Tông là thiền sư Từ Đạo Hạnh đầu thai? – Câu hỏi quả khó trả lời!
Nguồn: baodatviet.vn

Tiền kiếp có hay không?

“Tiền kiếp – có hay không?” – Một cuốn sách và cũng có thể coi là một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường ĐH Virginia (Mỹ), bàn luận về một vấn đề còn gây ra nhiều tranh cãi: đó là những câu chuyện về tiền kiếp của con người. Các bằng chứng khoa học được trình bày rõ ràng, gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.
 “Tiền kiếp – có hay không?”
tk1
Một số trẻ nhỏ nói rằng chúng đã từng đến nơi này. Các em cho biết rất nhiều chi tiết về kiếp trước của mình và thường miêu tả cách mình đã chết như thế nào. Đúng là trẻ nhỏ thì rất hay nói và chúng ta có thể nghĩ đơn giản là các em đang tưởng tượng. Nhưng, giả sử trong một số trường hợp, có người lắng nghe các em nói và sau đó thử tìm hiểu xem những sự kiện các em miêu tả có từng xảy ra thật hay không thì sao? Và giả sử như những địa điểm, những sự kiện, những con người mà bọn trẻ nói đến đã từng là có thật trong quá khứ ? Và tại sao nhiều em nhỏ lại có những vết bớt hay những vết đánh dấu kỳ lạ? Liệu chúng có mối liên quan gì đến câu chuyện về tiền kiếp?

Tiền kiếp – có hay không? miêu tả 2.500 trường hợp thuộc dữ liệu của trường Đại học Virginia mà các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu một cách cẩn thận kể từ khi bác sĩ Ian Stevenson đi tiên phong cách đây 40 năm. Những đứa trẻ này thường bắt đầu kể về kiếp trước ở độ tuổi hai hoặc ba và có thể nói về gia đình lúc trước hoặc cách các em đã chết trong kiếp trước. Các câu nói của các em thường đã được kiểm định là đúng với một người đã chết cụ thể và một số trẻ còn nhận ra được nhiều người trong gia đình kiếp trước. Một số em khác lại có các vết bớt hoặc dị tật tương tự với các vết thương trên cơ thể người đã chết.

Cuốn sách trình bày các trường hợp này một cách rõ ràng và đi sâu vào giả thiết rằng ý thức vẫn có thể tồn tại sau khi bộ não chết đi. Sau khi chết, linh hồn hay tâm thức của con người có còn tồn tại? Liệu rằng khái niệm “linh hồn”, “đầu thai” chỉ là một hình ảnh tưởng tượng và chỉ có trong quan niệm của tôn giáo? Nếu như còn linh hồn hay tâm thức thì nó sẽ đi về đâu khi con người chết đi?
Tác giả của cuốn sách này là tiến sĩ y khoa Jim B. Tucker, bác sĩ nhi chuyên khoa tâm thần tại Đại học Virgina – Giám đốc bệnh viện thần kinh Gia đình và Trẻ em. Với ông, bằng chứng luôn là điều quan trọng nhất. Ông đặt ra câu hỏi với những bằng chứng đó, và đã bàn đến từng lập luận một cách rất kỹ càng. Cuốn sách đặc biệt ấn tượng bởi cách Jim Tucker dẫn dắt độc giả; những câu hỏi dành cho độc giả và gần như là yêu cầu độc giả cùng suy nghĩ, lập luận với mình. Ông trình bày các câu chuyện một cách khách quan nhất, và độc giả sẽ tự hình thành quan điểm của mình về nó. Câu hỏi: Liệu có đúng những đứa trẻ đang nhớ lại những sự việc trong kiếp trước của mình hay không đã thu hút các nhà nghiên cứu trong hàng chục thập kỷ qua và cuốn sách sẽ dẫn dắt độc giả cùng thử đi tìm câu trả lời cho nó.

Cuốn sách mang tính phân tích nhiều hơn cảm xúc và tôn giáo. Nhận xét về cuốn sách, hay cũng có thể gọi là công trình nghiên cứu này, Viện nghiên cứu ý thức Mỹ cho rằng: “Công trình nghiên cứu xuất sắc trong nhiều thập kỷ của các nhà khoa học về hiện tượng trẻ nhớ được kiếp trước chính là hiện thân của chủ nghĩa hoài nghi khoa học chân chính”. Cuốn sách thú vị này đã gợi những suy nghĩ có thể thách thức và làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn của độc giả về cuộc sống và cái chết.

Tác giả : Huyền Trang
Nguồn baomoi.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét