Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

BÍ ẨN LỊCH SỬ 59/1 (Chăm Pa)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Kazimierz Kwiatkowski

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kazimierz Kwiatkowski

Tượng tưởng niệm kiến trúc sư Kazik tại Hội An
Sinh Kazimierz Kwiatkowski
1944
Lublin
Mất 1997
Việt Nam
Quốc tịch Ba Lan
Tên khác Kazik
Quốc tịch Ba Lan
Công việc Kiến trúc sư, nhà bảo tồn
Kazimierz Kwiatkowski (1944-1997), còn được biết tới tại Việt Nam với tên gọi thân mật kiến trúc sư Kazik là một kiến trúc sư, nhà bảo tồn người Ba Lan. Ông được biết tới qua những nỗ lực bảo tồn các di tích lịch sử và khảo cổ tại Việt Nam như Hoàng thành Huế, Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. Kiến trúc sư Kazik được coi là người có đóng góp lớn trong việc bảo tồn các di tích lịch sử tại Việt Nam và góp phần đưa các di tích này được ghi danh trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO.

Tiểu sử

Kiến trúc sư Kazik sinh năm 1944 tại thành phố Lublin, Ba Lan. Ở Ba Lan, ông đã được biết tới qua các công trình khảo cổ, trùng tu tại Ai Cập hay Warszawa. Từ đầu thập niên 1980 ông đã tình nguyện sang Việt Nam khảo sát các di tích khảo cổ tại Mỹ Sơn, đây cũng là nơi ông gắn bó lâu nhất trong thời gian tại Việt Nam - gần 16 năm. Năm 1981, kiến trúc sư Kazik bắt đầu tiếp xúc với Hội An và lập tức nhận ra tiềm năng của thành phố (khi đó là thị xã) này. Ông đã nỗ lực vận động chính quyền địa phương tiến hành các biện pháp bảo tồn, trùng tu đô thị cổ Hội An đồng thời giới thiệu nét riêng biệt của Hội An ra thế giới. Trong thời gian ở Mỹ Sơn, đã có 8 người trong đoàn khảo cổ của kiến trúc sư Kazik thiệt mạng do bom đạn còn lại sau chiến tranh, do bệnh tật và cuộc sống kham khổ. Năm 1991, khi nguồn tài chính cho hoạt động khảo cổ của đoàn chuyên gia Ba Lan bị chấm dứt, kiến trúc sư Kazik đã tự đứng ra kêu gọi tạo quỹ cho hoạt động khảo cổ của mình tại Mỹ Sơn, ngay cả vào thời điểm khó khăn nhất này, ông vẫn nói:
Tôi chịu đựng được hết thảy, miễn sao được sống vì những ngôi tháp.
Bấp chấp sự phản đối từ một số chuyên gia, kiến trúc sư Kazik luôn kiên trì theo đuổi nguyên tắc trùng tu "khảo cổ học" trong đó di tích gốc sẽ được giữ gìn nguyên vẹn ở mức tối đa và các biện pháp trùng tu chỉ được áp dụng để duy trì hiện trạng. Đích thân kiến trúc sư Kazik đã quay về Ba Lan chỉ để mang hóa chất quay lại Việt Nam phục vụ cho công tác trùng tu Mỹ Sơn. Chính nhờ nguyên tắc này mà Hội An và Mỹ Sơn sau đó đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Gắn bó với Việt Nam suốt 17 năm, kiến trúc sư Kazik qua đời ngày 19 tháng 3 năm 1997 tại Huế khi vẫn đang tích cực tham gia trùng tu khu vực đại nội Huế. Di hài của ông sau đó được chuyển về an táng tại Ba Lan.

Di sản

Kiến trúc sư Kazik được coi là người góp công lớn trong việc đưa Hội An và Mỹ Sơn trở thành Di sản thế giới. Vì vậy năm 2007, thành phố Hội An đã dựng một bức tượng kiến trúc sư để tưởng nhớ công lao của ông. Năm 2009, một bức tượng khác tưởng nhớ kiến trúc sư Kazik cũng đã được khởi công tại Mỹ Sơn. Năm 1999, một tuyển tập các bài viết về kiến trúc sư Kazik đã được xuất bản tại Việt Nam với tựa đề Kazik, ký ức bạn bè.


Dấu tích tháp Chăm cổ lớn nhất được phát hiện

Cập nhật lúc 10h24' ngày 23/08/2012
Ngày 22/8, sau gần một tháng tái khai quật di tích Chăm Pa tại Đà Nẵng, lần đầu tiên đoàn khảo cổ phát hiện một hố trung tâm trong lòng tháp với nhiều hiện vật lạ mà kết cấu còn gần như nguyên vẹn.
Trao đổi với PV, ông Võ Văn Thắng, Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm (TP Đà Nẵng) cho biết, hố này vuông cạnh 4,25m, sâu 2m và được làm bằng gạch Chăm. Trong lòng hố được lấp đầy khoảng 30m3 cát, sỏi xếp lớp.
Khu hố trung tâm chứa nhiều hiện vật lạ vừa được phát hiện.
Khu hố trung tâm chứa nhiều hiện vật lạ vừa được phát hiện. (Ảnh: Tú Anh)
Sau khi múc toàn bộ số cát, sỏi ra khỏi hố, đoàn khảo cổ tiếp tục phát hiện 8 ô lõm chia ra 8 hướng, nằm ở 4 góc và cạnh. Trong mỗi ô lõm có xếp một viên gạch vuông nằm lên một viên đá cuội tròn. Giữa đáy hố còn sót lại một dãy đá cuội và thạch anh xếp thành hình bán nguyệt.
Ông Thắng và các cộng sự dự đoán, rất có thể dãy đá cuội này trước đây được xây theo hình tròn nhưng do nhiều lý do khác nhau mà đến nay bị biến dạng. "Theo tín ngưỡng của người Chăm, ở 8 hướng có 8 vị thần cai quản, do đó có thể đây là tín ngưỡng tâm linh nói đến các vị thần canh giữ", ông Thắng nói.
Về quy mô của kiến trúc vừa phát hiện được, đoàn khảo cổ nhận định nhiều khả năng đây là nền móng của một kiến trúc tháp Chăm như nhiều khai quật trước đó. Tuy nhiên theo ông Thắng, nếu căn cứ vào nền móng đồ sộ như vậy thì nơi đây đã từng tồn tại một tháp Chăm rất lớn, có thể nói phải là tháp lớn nhất từ trước đến nay, cho thấy sự tồn tại một trung tâm tôn giáo của người Chăm từ thế kỷ 12.
Đền tháp Chăm Pa nằm tại làng Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, Cẩm Lệ, Đà Nẵng) được khai quật giữa năm 2011, nhằm phục vụ công tác bảo tồn, giáo dục và du lịch. Tại đây, các nhà khảo cổ phát hiện một vùng diện tích rộng lớn là khu đền tháp Chăm Pa cách đây khoảng gần 1.000 năm.
Giới chuyên môn đang tiếp tục giải mã các hiện vật vừa tìm thấy để có kế hoạch cho việc khai quật tiếp theo.
 Theo VNE



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét