Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

SẴN SÀNG !

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                    
 

Tàu chiến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (Trích lược)

Mô hình tàu chiến "Mông Đồng" thời Trịnh
Tàu chiến (艚戰) hay chiến hạm (戰艦), chiến thuyền (戰舡), là loại tàu được đóng để dùng cho chiến đấu. Tàu chiến thường được đóng theo cách hoàn toàn khác với tàu chở hàng. Ngoài việc được trang bị vũ khí, tàu chiến được thiết kế để chịu thiệt hại và thường chạy nhanh hơn và di chuyển linh động hơn tàu chở hàng. Không như tàu chờ hàng, tàu chiến thường chỉ chở vũ khí, đạn dược và quân nhu cho thủ thủy đoàn của chính nó. Tàu chiến thường thuộc về một lực lượng hải quân, tuy có lúc chúng đã từng được các cá nhân hoặc công ty điều khiển.
Trong chiến tranh, ranh giới để phân biệt tàu chiến và tàu hàng không rõ ràng. Trong chiến tranh các tàu chở hàng thường được vũ trang và được sử dụng như các tàu chiến pha, ví dụ các tàu nhóm Q của Thế chiến thứ nhấttàu viễn dương vũ trang của Thế chiến thứ hai. Trong thế kỷ 17, có nhóm tàu chở hàng thường phục vụ không thường xuyên, không hiếm khi lên đến một nửa hạm đội. Trước thế kỷ 19 khi thiếu các tàu buồm thường có số lượng lớn các tàu thường vũ trang như các tàu ga-lê-ôn. Tàu chiến cũng có thể làm nhiệm vụ chở quân hay chở hàng tiếp viện như Hải quân Pháp trong thế kỷ 18 hay Hải quân Nhật trong Thế chiến thứ hai.

Phát triển tàu chiến

Thời đại tàu mái chèo


Thuyền chiến Đại Việt-tranh thời Lê-Trịnh thế kỷ 18, Bảo tàng lịch sử Việt Nam
Các thời đại cổ, như Cổ Ba Tư, Cổ Hy Lạp, Cổ La Mã tàu chiến thường là các loại tàu chèo tay như tàu birème, trirèmequinquérème. Đây là các tàu dài, nhọn, được đẩy bởi các hàng mái chèo và người chèo. Các tàu chèo tay cổ này được thiết kế để đánh chìm tàu địch bằng cách đâm thẳng vào hoặc tiếp cận tàu địch rồi thủy thủ nhảy sang giáp lá cà. Việc phát triển các máy bắn đá vào thế kỷ 4 TCN và tinh hoa kỹ thuật sau đó của nó cho phép chế tạo hạm đội đầu tiên dùng máy bắn đá, hải pháo, vào đầu thời Cổ Hy Lạp. Với sự hợp nhất chính trị khu vực Địa Trung Hải vào khoảng 2-thế kỷ 1 TCN thì hải pháo đó dần bị loại bỏ, trận Actium là trận đánh lớn cuối cùng hải pháo máy bắn đá được dùng đến.
Từ thời Cổ MuộnTrung Cổ, cho đến thế kỷ 16, vũ khí hải quân là của những người đi trên tàu chiến mang theo và sử dụng như mũi nhọn tàu, cung thủ trong thủy thủ đoàn, rất nhiều thứ bắn đi khác nhau như cung, tên, nỏ, nỏ chữ thập hạng nặng đặt cố định trên tường thành tàu. Cuộc chiến của hải quân có những hành động hàng đầu là đâm thủng và áp sát nên không cần vũ khí chuyên dụng đặc biệt.

Thời đại tàu buồm


Tranh Bắn pháo của Willem van der Velde, vẽ tàu chiến tuyến Hà Lan thế kỷ 17
Pháo hải quân được tái phát triển vào thế kỷ 14, tuy nhiên, việc sử dụng súng chậm trễ. Pháo chỉ được dùng như vũ khí trên biển khi tốc độ nạp đạn cải thiện đủ để tái sử dụng trong một trận đánh. Việc dùng nhiều pháo dẫn đến mất chỗ cho những người chèo thuyền. Thuyền buồm man-of-war (người của chiến tranh) là loại thuyền chạy chủ yếu bằng buồm nổi trội trong thế kỷ 16.
Giữa thế kỷ 17, tàu chiến phát triển theo hướng tăng cường số lượng pháo mạn, chiến thuật hải quân tàu buồm hướng đến việc đưa hỏa lực mỗi tàu đến chiến tuyến của trận đánh, kiểu tàu man-of-war phát triển thành tàu chiến tuyến. Trong thế kỷ 18, các tàu phrai-ghếtxà-lúp vũ trang quá nhỏ để đứng ở chiến tuyến; được dùng để hộ tống tàu buôn, trinh sát tìm tàu địch và phong tỏa bờ biển.

Thép, hơi nước và đạn nổ


Tàu bọc thép Pháp La Gloire
Vào thế kỷ 19, cuộc cách mạng kỹ thuật đem đến những thay đổi to lớn về đẩy, cấu trúc và vũ khí tàu chiến. Động cơ hơi nước dùng vào cuối nửa đầu thế kỷ 19, ban đầu cho các tàu bán vũ trang. Chiến tranh Krym đem đến kích thích mạnh cho phát triển súng. Việc dưa vào sử dụng đạn trái phá sớm dẫn đến đưa vào sử dụng sắt, rồi thép làm giáp cho mạn, boong của tàu chiến lớn. Các tàu chiến bọc thép đầu tiên, La Gloire của PhápHMS Warrior của Anh đã làm các tàu gỗ lạc hậu. Kim loại sớm thay thế gỗ làm vật liệu chính đóng tàu.
Từ thập niên 1850, tàu chiến tuyến được thay bởi thiết giáp hạm chạy hơi nước, tàu phrai-ghết được thay bởi các tàu tuần dương chạy hơi nước. Vũ khí có các ổ súng quaytháp pháo làm súng không lệ thuộc vào hướng của tàu, thay một số lớn súng nhỏ bằng số nhỏ súng lớn mang theo. Nhờ tiến bộ của súng, kiểu pháo đập đất howitzer (obusier) cổ điển được thay thế bằng lựu pháo bắn đạn trái phá tầm xa. Henri-Joseph Paixhans áp dụng tiếm bộ đó lên tàu và cho ra đời hải pháo. Chiến tranh Crưn hải pháo này được áp dụng, khẳng định vị trí của các Tầu tuần dương kiểu mới đa năng. Nội chiến Mỹ khẳng định vị trí của thiết giáp hạm trong đối kháng bằng súng.
Kết thúc thế kỷ 19 là sự phát triển ngư lôitàu phóng lôi. Tàu phóng lôi nhỏ chạy nhanh là một đối trọng với hạm đội thiết giáp hạm đắt đỏ. Ngư lôitàu phóng lôi được người Nga phát triển và sử dụng thành công trong chiến tranh Crưn.

Thời kỳ Dreadnought


HMS Dreadnought, 1906
Một cuộc cách mạng tàu chiến mới, thời kỳ Dreadnought bắt đầu rất nhanh theo thế kỷ 20, khi mà Anh hạ thủy con tàu HMS Dreadnought năm 1906. Tàu có hỏa lực toàn súng to. Tàu được đẩy bằng turbine hơi nước, tàu nặng hơn, nhanh hơn, to hơn tất cả các tàu đã có, những tàu mà nó đã làm cho lạc hậu. Các tàu tương tự lập tức được đóng theo ở nước khác.
Anh cũng phát triển các tàu tuần dương chiến đấu. Tàu này mang súng như thiết giáp hạm, cỡ thân như vậy. Tàu tuần dương chiến đấu hy sinh giáp để đổi lấy tốc độ. Tàu tuần dương chiến đấu nhanh chóng cho các tàu tuần dương khác thành lạc hậu. Những tàu tuần dương chiến đấu dễ tổn thương hơn thiết giáp hạm cùng thời.
Tàu khu trục phát triển cùng thời với các tàu Dreadnought. Tàu khu trục to hơn và mang súng to hơn tàu phóng lôi, tàu khu trục bảo vệ tàu chính của hạm đội trước các mối đe dọa từ tàu phóng lôi.

Thế chiến thứ hai

Buổi đầu Thế chiến thư hai, Đức và Anh lại một lần nữa trội lên như hai lực lượng mạnh nhất Đại Tây Dương. Đức bị hạn chế bởi Hòa ước Versailles, chỉ cho phép họ có một ít tàu nổi nhỏ. Nhưng bằng một cách đặt tên thông minh "thiết giáp hạm bỏ túi" đã đánh lừa Anh và Pháp. Họ có những tàu lớn gây ngạc nhiên như Admiral Graf Spee, Scharnhorst, Gneisenau đều đều tập kích đường vận chuyển Đồng Minh.
Hai chiến hạm đỉnh cao của Đức là BismarckTirpitz, được coi như hai vũ khí đáng sợ nhát của Hải quân Đức. Bismarck chìm nhanh chóng sau một loạt các trận đánh bắc Đại Tây Dương. Tirpitz bị vây hãm trước khi bị Không quân Hoàng gia Anh đánh quỵ. Hải quân Hoàng gia Anh một lần nữa trở thành mạnh nhất châu Âu sau 1943.

Phát triển tàu ngầm

Tàu ngầm thực tế được phát triển cuối thế kỷ 19. Nhưng chỉ đến khi hoàn thiện ngư lôi thì tàu ngầm mới trở thành mỗi nguy thật sự (và có tác dụng thực tế). Cuối Thế chiến thứ nhất tàu ngầm thể hiện năng lực tiềm tàng. Trong Thế chiến thứ hai các tàu ngầm của Hải quân Đức làm Anh khổ sở vì thiếu thốn, tấn công đánh chìm một số lượng lớn tàu ven biển Mỹ.
Việc xuất hiện các tàu ngầm thúc đẩy phát triển các tàu hộ tống chống ngầm cuối Thế chiến thứ nhất, như là các tàu khu trục hộ tống. Rắc rối, nhiều từ ngữ còn thừa kế từ các tàu nhỏ thời tàu buồm như là tàu hộ tống, tàu phrai-ghết và xà-lúp.

Tàu sân bay phát triển

Lực lượng chủ yếu của hải quân chuyển sang tàu sân bay. Trận đánh đầu tiên là trận Taranto, sau đó là trận Trân Châu Cảng, tàu sân bay đã chứng tỏ khả năng tấn công liên tục vào tàu địch ngoài khoảng quan sát và tầm của các tàu mặt nước khác. Hết Thế chiến thứ hai, tàu sân bay trở thành lực lượng trội của hải quân.

Tàu chiến hiện đại


Tàu frai-ghết của Hải quân Pháp, La Fayette
Tàu chiến hiện đại được chia thành 6 nhóm: tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm, tàu đổ bộ.
Thiết giáp hạm lập thành nhóm thứ 7, nhưng ngày nay thiết giáp hạm không còn phục vụ trong hải quân thế giới. Chỉ còn Mỹ giữ một ít thiết giáp hạm lớp Iowa vẫn còn như một lực lượng tác chiến, nhìn chung, thiết giáp hạm không thể quay lại như là lực lượng tàu mạnh nhất. Các tàu khu trục hứa hẹn sẽ nổi trội như các tàu mạnh nhất ở hầu hết lực lượng hải quân trên biển.
Tuy nhiên, khó phân biệt rõ ràng các đặc điểm và biểu hiện của tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu frai-ghết, gianh giới giữa chúng mờ nhạt và chỉ có ý nghĩa ngôn ngữ. Hầu hết các tàu đều trang bị với 3 nhiệm vụ: chống tàu nổi, tàu ngầm và phòng không. Mã hiệu của lớp tàu không chính xác lâu và đổi chỗ trên cây phân loại. Tất cả các cỡ tàu đều phát triển sau khi định nghĩa đầu thế kỷ 20.
Hầu hết các hải quân đều có tàu vũ trang nhẹ, như tàu rà mìn, tàu tuần tra, tàu tuần tra xa bờ.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 06:19, ngày 7 tháng 12 năm 2013.

10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới

Lực lượng hải quân chính là một yếu tố quan trọng để đánh giá sức mạnh quân sự của một quốc gia. Hãy xem đất nước sở hữu lực lượng hải quân 'nặng ký' nhất, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng
    Sắp xếp dựa trên tổng trọng tải của những chiến hạm mà các quốc gia này đang sở hữu:
    10. Đài Loan: 151,662 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 1
    Đài Loan có vẻ không quá bận tâm tới những chương trình phát triển tàu sân bay trong thời điểm hiện tại (tàu sân bay là trọng tâm phát triển lượng hải quân tầm xa). Điều quan trọng đối với Đài Loan là tự vệ ngay trên vùng biển đảo mình. Đài Loan hiện đang sở hữu 4 tàu khu trục nhỏ và lượng lớn tàu khu trục hạng nhẹ có khả năng bao vây, kìm chặt những kẻ xâm lược trong vùng vịnh.
    9. Ý: 173,549 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 2
    Người Ý sở hữu một vài tàu sân bay nhưng khá nhỏ, trong đó con tàu Guiseppe Garibaldi đã trên 30 tuổi. Quân đội Ý có một hạm đội hỗn hợp gồm các loại tàu khu trục, chiến hạm hạng nhẹ, tàu ngầm và tàu chiến đổ bộ. Căn cứ hải quân Ý nằm rải rác quanh bờ biển đầy nắng Mediterranean và không ai có thể trách họ vì không quan tâm đến việc mở rộng hải quân tầm xa.
    8. Hàn Quốc:178,710 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 3
    Hàn Quốc luôn chú trọng trong việc duy trì một lực lượng hải quân có quy mô và hiện đại trong bối cảnh những căng thẳng với Triều Tiên. Với GDP lớn trên 1 tỉ USD, Hàn Quốc hoàn toàn khả năng để phát triển hải quân tầm xa vào năm 2020. Với sự giúp sức của đồng minh Mỹ, Hàn Quốc đang trên con đường tiến tới mục tiêu với một lực lượng hải quân đáng tự hào gồm hàng tá tàu trục khu lớn và đội tàu ngầm tấn công nhỏ.
    7. Ấn Độ: 317,725 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 4
    Với trên 300.000 tấn trọng tải tàu biển, hải quân Ấn Độ là lực lượng xứng đáng được tính đến. Hai chiến tàu sân bay INS Viraat (28.700 tấn) và INS Vikramaditya (45.400 tấn), chỉ hướng đến một cường quốc châu lục. Hải quân Ấn Độ cũng đặt mục tiêu trở thành lực lượng tầm xa vào năm 2020. Ấn Độ thường tham gia các cuộc diễn tập quốc tế và từng cử quan sát viên đến Rim of the Pacific (RIMPAC) năm 2012 nơi hội tụ 42 đội tàu hải quân từ khắp thế giới.
    6. Pháp: 319,195 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 5
    Pháp sở hữu một trong những lực lượng hải quân lâu đời nhất thế giới. Hiện, hải quân Pháp đang ngày càng quan tâm hơn tới việc giữ gìn hòa bình và duy trì ổn định toàn cầu. Lực lượng hải quân Pháp được dẫn đầu bởi tàu sân bay Charles de Gaulle có khả năng chuyên chở tới 42.000 tấn.
    5. Hoàng gia Anh: 367,850 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 6
    Sức mạnh của hải quân hoàng gia chính là nguyên nhân chính giúp nước Anh xây dựng và củng cố đế chế hùng mạnh suốt thời kì Nữ hoàng Victoria. Với lực lượng hải quân lớn nhất và hùng mạnh nhất đồng nghĩa với việc Anh có thể vượt biển khắp các châu lục. Hải quân hoàng gia Anh ngày nay đã hiện diện tại nhiều điểm nóng trên toàn cầu. Người Anh đang xây dựng hai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales. Những con tàu này sẽ nặng khoảng 70.000 tấn và sẽ tiên phong trong việc mở rộng hải quân nước này trong suốt nửa đầu thế kỉ 21. Ngoài ra, người Anh còn duy trì sự hiện diện của những tàu ngầm lớn bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard.
    4.  Nhật Bản: 413,800 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 7
    Lực lượng Phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) đang tiến gần hơn tới mục tiêu của mình, đặc biệt khi tham gia chống lại các mối đe dọa của hải tặc Somalia.Những tuyên bố gần như chiến tranh của Nhật Bản với Hàn Quốc đã khiến Nhật càng phải xây dựng một lực lượng hùng mạnh và hiện đại. Hiện Nhật Bản có vài chiếc tàu sân bay trực thăng và rất nhiều tàu khu trục khác. Ngoài ra, JMSDF còn mở rộng lực lượng tàu ngầm và những chiến tàu lớn có thể xem vào hàng bậc nhất thế giới.
    3. Trung Quốc: 708,086 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 8
    7 lực lượng hải quân kể trên đều không thể so sánh được với lực lượng hải quân của Trung Quốc, trong đó sự tập trung được đặt nhiều nhất vào sức mạnh của tàu ngầm. Hải quân PLA hoạt động với trên 50 tàu ngầm thông thường và 13 tàu ngầm hạt nhân. Trung Quốc đang nuôi khoảng 290.000 người làm việc cho trên 500 chiếc tàu hải quân.
    2. Nga: 845,730 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 9
    Hạm đội Biển Bắc từng hoạt động với trên 200 tàu ngầm. Kể từ năm 1992, hải quân Nga kế thừa lượng lớn tàu chiến của lực lượng hải quân hùng mạnh và quyền uy Xô Viết cũ. Trong những năm gần đây, Nga đã tăng cường chi tiêu quân sự cùng với sự cải thiện nền kinh tế và có kế hoạch xây dựng những nhóm tàu sân bay mới.
    1. Mỹ: 3,415,893 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 10
    Mỹ có10 nhóm tàu sân bay, hàng tá tàu khu trục, 22 tàu tuần dương (trong ở vị trí thứ 2 Nga sở hữu 5 chiếc) và một lực lượng tàu ngầm lớn hiện đại. Lực lượng hải quân Mỹ bao gồm 320.000 người. Mỹ cũng là chủ sở hữu của các tàu chiến lớn nhất thế giới. Các tàu sân bay Nimitz nặng khoảng 100.000 tấn mỗi chiếc, cùng với tàu hộ tống có thể hoạt động như một ‘lực lượng hải quân mini’. Nhờ đó, Mỹ có khả năng hoạt động ở bất kỳ vùng biển và đại dương nào trên toàn cầu. Chỉ cần một trong số những tàu sân bay này Mỹ cũng có thể đứng trong top 16 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất, trước cả hải quân hoàng gia Úc với 98.426 tấn.
    Thu Hằng

    Lực lượng tàu chiến hùng hậu của Hải Quân Việt Nam

    Việt Nam là quốc gia có vùng biển rộng lớn, nên lực lượng Hải quân chính là một trong những lực lượng nòng cốt nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

    1.-Chiến hạm đầu tiên của Việt Nam: Tàu tuần dương Petya II – III

    Petya II và III là lớp chiến hạm hiện đại đầu tiên được hải quân Việt Nam nhận về sau khi giải phóng miền nam, năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc chiến với Khmer đỏ. Hiện nay Petya vẫn còn phục vụ trong lực lượng HQ Việt Nam.

    Loại chiến hạm Petya II này có độ giãn nước 1077 tấn, kích thước 81.8 x 9.2 x 2.85 m. Sức đẩy 3 trục, 6000bhp với hai động cơ đẩy Turbines khí 30.000 shp. Tốc độ của loại tàu này lf 29 hải lý/giờ.
    HQ-13 lớp Petya II

    Tàu được trang bị radar Fut-N/Strut Curve 2-D. Hệ thống vũ khí bao gồm: hai tháp pháo với súng hai nòng 76.2mm, 2 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, hai dàn phóng tên lửa RBUU-6000 ASWRL

    Còn loại tàu Petya III có độ giãn nước 1.040 tấn, kích thước 81.8 x 9.2 x 2.72 m. Sức đẩy 3 trục gồm một động cơ diesel, 6000 bhp với hai động cơ đẩy turbines khí 30.000 shp. Tốc độ tương đương với tàu tuần dương Petya II là 29 hải lý/giờ.

    Petya III được trang bị radar Fut-N/Strut Curve 2-D. Hơn nữa tàu còn được lắp đặt hệ thống định vị siêu âm Titan hull mounted MF có thể phát hiện tàu ngầm và hệ thống định vị Herkules lắp trên thân.

    Hệ thống vũ khí của Petya-III gồm có 2 tháp pháo với đại bác đôi 76,2 mm AK-726 với tầm bắn thẳng mục tiêu trên biển xa 8.2 km. AK-726 được điểu khiển bằng hệ thống tự động Fut-B có thể bắn hạ máy bay có tốc độ bay từ 350 – 650 m/s, ở độ cao từ 500 – 6000 m. Tầm bắn tối đa là 18,3 km. Tốc độ bắn là 45 viên trong 1 phút. Tuy nhiên đây là hệ thống pháo khá cũ được sản xuất vào các năm 1958 – 1964, cho nên có nhiều hạn chế về tầm bắn cũng như độ chính xác.
    Tháp pháo đôi Ak-726
    Tháp pháo đôi Ak-726

    Petya-III còn có 2 dàn Rocket RBU-6000 chống ngầm với 12 ống phóng mỗi dàn, sử dụng rocket cỡ 213 mm RGB-60 không điều khiển có khả năng bắn xuống mặt nước sâu từ 10-500m với tốc độ 11,5 m/s, tầm xa từ 350 – 5800 m. RBU-6000 được điều khiển bởi hệ thống Burya, ngoài nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm và tàu chiến khác, RBU-6000 còn dùng để oanh kích các mục tiêu bờ biển. Ngoài ra Petya-III còn có 10 trái ngư lôi cỡ 400 mm
    Giàn tên lửa RBU-6000
    Giàn tên lửa RBU-6000

    HIện nay Việt nam có ba tàu tuần dương Petya II và hai chiếc Petya III mang tên HQ-09 và HQ-11. Tuy nhiên, đây là loại tàu tuần dương nhỏ, khả năng chiến đấu còn hạn chế chính vì vậy Việt Nam trang bị thêm ccs loại tàu chiến hiện đại và có khả năng chiến đấu cao hơn.

    2. Tàu hỏa tiễn cỡ nhỏ lớp BPS 500

    Đây là loại tàu được Nga thiết kế nhưng các công việc sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam. Tàu có kích thước 62 x 11 x 2.5 m, độ giãn nước 517 tấn. Sức đẩy của tàu gồm hai động cơ diesel, 2 động cơ phản lực waterjets với 19.600bhp. Tốc độ đi của tàu khá nhanh 32 hải lý/giờ.
    Tàu BPS-500
    Tàu BPS-500

    BPS 500 được trang bị radar Positiv-E/Cross Dome air/surf search có thể định vị trên không và dưới biển và hệ thống phóng mồi bẫy 2 PK decoy.
    BPS -500 bắn đạn thật
    BPS -500 bắn đạn thật

    Hệ thống vũ khí gồm 8 hỏa tiễn KH-35 Uran SSM, 1 đại bác 76.2mm, một súng phòng không 30mm, 2 súng 12.7mm MG.

    3.-Tàu tên lửa Tarantul I

    Đây là loại tàu tên lửa Việt Nam mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 4 chiếc Tarantul 1, và 2 chiếc Tarantul thế hệ mới thuộc project 1412.8. Trong tương lai sẽ đóng thêm 20 chiếc Tarantul nữa.

    Tàu chiến Tarantul dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Tàu Tarantul trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.
    Hai chiếc Tarantil đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh
    Hai chiếc Tarantil đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh

    Tàu tên lửa Tarantul trang bị đầy đủ các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống ra-đa trinh sát và kiểm soát xạ kích. Ra-đa có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử. Hệ thống ra-đa kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và xử lý các tín hiệu đó chuyển thành dữ liệu tác xạ trên máy tính.

    Mô phỏng thiets ké hẹ thống vũ khí của tàu Taratul I

    Vũ khí chính trang bị trên tàu Tarantul gồm: hệ thống tên lửa đối hạm với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình KH-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình KH-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg. 12 tên lửa phòng không Igla-1M. Một pháo hạm 76mm AK-176M (với 316 viên đạn), tầm xa 15km, hai pháo phòng không 30mm AK-630M
    Súng phòng không AK-630
    Ảnh Vndefense.info

    Ngoài ra, tàu cũng có thể trang bị với loại tên lửa hành trình đối hạm Moskit – SS-N-22 với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg.
    Ảnh Vndefense.info
    Ảnh Vndefense.info

    Loại tàu này còn thích hợp với tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit “SS-N-2C” với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 80 km, tốc độ March 0.9.
    Ảnh Vndefense.info
    Ảnh Vndefense.info

    Hệ thống radar gồm radar trinh sát bằng HF, UHF, radar nhận biết mục tiêu không-biển, radar điều khiển, kiểm soát xạ kích cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống radar và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét.
    Hệ thống phóng mồi bẫy PK 10
    Hệ thống phóng mồi bẫy PK 10 120mm

    Tàu tên lửa Tarantul có độ giãn nước là 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 bhp, 3 động cơ Diesel, công suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Tốc độ 38 - 42 hải lý/ giờ.

    Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

    Theo một số nguồn tin nước ngoài, 2 tàu Tarantul thế hệ mới cũng đã có mặt tại Việt Nam . Đây chính là 2 tàu đầu tiên thuộc Project 1241.8 “Thần Sấm”. Loại này có tầm hoạt động và hệ thống vũ khí tấn công hơn hẳn Tarantul 1. 2 chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul Project 1241.8 mà VN đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do VN tự đóng theo công nghệ được chuyển giao .

      4. Tàu tên lửa lớp Osa-II: Ong bắp cày

      Tàu Osa là loại tàu tấn công cao tốc do Liên xô phát triển và sản xuất. Hiện Việt Nam hiện có khỏang 8 chiếc Osa 2 vẫn còn họat động tốt.
      Tàu tên lửa Osa
      Tàu tên lửa Osa
      Loại tàu Osa có khả năng đánh chìm một chiến hạm to hơn nó gấp nhiều lần. Thân tàu Osa được làm bằng hợp kim nhẹ với cấu trúc đặc biệt cùng với 3 động cơ công suất 15000 mã lực và 3 chân vịt, điều này giúp Osa đạt được tốc độ 40 hải lý/giờ. Osa có độ giãn nước là 226 tấn với kích thước 38.6 x 7.6 x 2 m.

      Thủy phi cơ lắp phía trước tàu giúp tốc độ tàu đạt vận tốc cao
      Thủy phi cơ lắp phía trước tàu giúp tốc độ tàu đạt vận tốc cao
      Vũ khí chính là 4 hỏa tiễn P-15 /SS-N-2B Styx SSM được điều khiển bằng ra đa có khả năng đánh chìm 1 chiến hạm to lớn gấp 10 lần Osa ở khỏang cách hơn 80 km. Ngoài ra Osa còn được trang bị vũ khí phụ là 4 đại bác 30mm AK-230, chủ yếu để phòng không hơn là chiến đấu với tàu chiến khác.

      Khẩu AK-230
      Khẩu AK-230
      Chiến thuật chủ yếu của Osa là “đánh và chạy”, lợi dụng tốc độ cao của mình Osa bất ngờ tiếp cận đối thủ và phóng tên lửa sau đó chạy thật nhanh trước khi tàu địch kịp phản ứng, nếu có máy bay địch truy kích thì dùng 4 súng phòng không để chống trả. Chiến thuật này có phần giống các tàu phóng lôi, nhưng khác ở cự ly tiếp cận là vài chục km và vũ khí là hỏa tiễn có tốc độ nhanh hơn nhiều so với ngư lôi.

      Tên lửa SS-N-2B Styx SSM
      Tên lửa SS-N-2B Styx SSM
      Điểm yếu chính là hệ thống điều khiển tên lửa và khả năng tự vệ không cao. Tuy nhiên với khối lượng chỉ 200 tấn và tốc độ cao cùng với 4 hỏa tiễn chết người, Osa vẫn là một đối thủ đáng gờm, đặc biệt khi hành quân với số lượng lớn.

      Osa neo đậu tại Tiên Sa - Đà Nẵng
      Ngày nay, Osa vẫn là vũ khí chính của Hải quân Việt Nam. Tuy vậy, Tarantul vẫn là lựa chọn số một dành cho dòng tàu cao tốc mang tên lửa không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước khác nữa.


      5. Tàu phóng lôi lớp Turya
      Là loại tàu được coi là “tiền bối” của tàu phóng lôi lớp Shershen nhập khẩu của Liên Xô, có kích thước 39.6 x 9.6 x 4. Độ giãn nước của tàu này là 250 tấn. Sức đẩy lên tới 15000 bhp với ba động cơ diesel và ba trục. Con tàu còn được gắn thủy phi cơ phía trước để gia tăng tốc độ, có thể đi từ  37-40 hải lý/giờ.

      Tàu phóng lôi lớp Turya
      Tàu phóng lôi lớp Turya
      Hệ thống định vị tàu ngầm Rat Tail dipping kết hợp với hệ thống vũ khí gồm một tháp pháo gắn súng AK – 257 hai nòng 57mm, một súng hai nòng 25mm, bốn ống phóng ngư lôi 533mm chống tàu và chống tàu ngầm. Ngoài ra tàu còn được trang bị hệ thống radar Pot Drum hoặc Muff comb.

      Hiện tại Việt Nam có 4 chiếc tàu này đang phục vụ trong lực lượng Hải quân.

      Tàu Turya TPF
      Tàu Turya TPF
      HQ-331 và HQ-335 là hai chiếc tàu thuộc lớp Turya PTF, thiết kế cũng tương tự như lớp Turya do Nga sản xuất, tuy nhiên vận tốc của loại tàu này nhanh hơn (42 hải lý/giờ). Hệ thống vũ khí được trang bị 1 cặp súng  57 ly/70cal AA, 1 cặp 25 ly, 4 ống phóng ngư lôi 533 ly.

      6. Tàu tuần tra lớp SO 1
      Đây là loại tàu cỡ nhỏ có kích thước 41.9 x 6.1 x 1.8 m, tốc độ 28 hải lý/giờ. Tàu SO 1 có độ giãn nước 213 tấn, sức đẩy 6000 bhp với 3 động cơ diesel 3 trục.

      Vũ khí trang bị cho tàu này là 4 tên lửa RBU-1200 ASW RL, 18 quả mìn và hai súng 2 nòng 25mm.



      7. Tàu phóng lôi lớp Shershen
      Được nâng cấp dựa trên tàu lớp Turya, giá thành rẻ và dễ bảo dưỡng. Động cơ tương tự như Turya hay Osa gồm 3 động cơ diesel M503A, 3 trục, 3 chân vịt. Độ giãn nước là 161 tấn. Kích thước 34.60 x 6.74 x 1.72 m. Sức đẩy là 12000 bhp. Tốc độ 42 - 45 hải lý/giờ.

      Vũ khí trang bị cho loại tàu này là hai súng AK - 230 hai nòng 30mm, 4 ống phóng lôi 533mm (loại ngư lôi 53-56), và mìn. Hệ thống radar OTA-53-206. 

      Hiện Việt Nam còn 4 chiếc đang phục vụ trong lực lượng Hải quân, tuy nhiên lớp tàu này còn được trang bị thêm tên lửa phòng không tầm gần SA-N-5 SAM


      8. Tàu quét mìn lớp Yurka

      Dựa theo thiết kế cua tàu quét mìn lớp T-43 của Liên Xô, nhưng có một số cải biến về việc chống mìn và hệ thống bảo vệ chống mìn nổ. Thân tàu được làm từ thép có từ tính thấp.
      Yurka có độ giãn nước là 560 tấn, kích thước nhỏ gọn 52.1 x 9.6 x 2.65 m. Tàu sử dụng hai động cơ diesel, hai trục với sức đẩy 5000bhp. Vận tốc trung bình của tàu là 16 hải lý/giờ.
      Mìn ADM
      Mìn ADM-1000
      Tàu được lắp hệ thống định vị chống mìn MD-69 Lan. Hệ thống vũ khí gồm hai khẩu AK-230 hai nòng 30mm, 10 quả mìn AMD-1000, tên lửa RBU 1200. Ngoài ra loại tàu này cũng có thể kết hợp hệ thống dò mìn dưới nước MKT-210 Sweeps BKT, AT-3, TEM-4.

      Hiện tàu lớp Yurka đang được neo đậu tại Hải Phòng và Đà Nẵng.

      9. Khu trục hạm Phạm Ngũ Lão

      Đây là khu trục hạm chiến lợi phẩm thu được của Hải quân chính quyền Sài Gòn trước năm 1975, ban đầu thuộc lực lượng tuần duyên Hoa kỳ sau đó chuyển giao do Hải quân Nam Việt Nam. Vũ khí trên tàu đã được thay thế bằng vũ khí của Liên Xô.
      Con tàu có kích thước tương đối lớn 94.7 x 12.5 x 4.1 m, độ giãn nước xấp xỉ 2800 tấn. Sức đẩy lên tới 6000 bhp nhờ 4 động cơ diesel, hai trục. Tốc độ trung bình 18 hải lý/giờ. Con tàu có thể chứa thủy thủ đoàn gồm 200 người.

      Vũ khí của tàu gồm 3 khẩu súng 37mm, 2 khẩu súng 2 nòng 25mm, 2 tên lửa SA-N-5 SAM, 2 cối 81 mm.

      10. Tàu tuần tra lớp Svetlyak

      Tàu tuần tra Svetlyak được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ. Từ nhiệm vụ tuần tra để ngăn bạo lực ở khu vực biên giới bờ biển, để bảo vệ tàu thuyền lớn và vật tư trên mặt nước và trên không.
      Độ giãn nước 375 tấn. Kích thước 49.5 x 9.2 x 2.2m. Động cơ đẩy gồm 3 động cơ diesel M504 với sức đẩy 16.200 bhp. Có thể hoạt động trong 10 ngày trên quãng đường 2200 dặm. Vận tốc tối đa 30 hải lý/giờ.
      Khẩu AK-176
      Khẩu AK-176
      Vũ khí gồm 1 khẩu AK-176M 76.2 mm, giàn phóng tên lửa 4 hàng, mỗi hàng 4 quả tên lửa Ingal-M SR-SAM (tức 16), 1 cặp AK-630 AA 30 mm, 1 súng phóng lựu đạn AGS-17. Hệ thống phóng mồi bẫy P3RK.
        11. Tàu chiến đấu Molnya

        Thế hệ tàu tên lửa chiến đấu Molnya dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Loại tàu này trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.
        Tàu tên lửa Molnya trang bị đầy đủ các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống radar trinh sát và kiểm soát bắn. Radar có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử. Hệ thống radar kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và sử dụng hệ thống dữ liệu bắn trên máy tính.

        Tàu tên lửa Molnya trang bị hệ thống với giàn phóng tên lửa Uran phóng tên lửa hành trình KH-35 gồm hai hàng, mỗi hàng tám ống phóng, như vậy tàu có thể phóng cùng một lúc 16 quả tên lửa. Tên lửa KH-35 sẽ được dẫn bằng radar chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa cách mặt nước 15 m, khi đến gần mục tiêu chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 3-5m. Loại tên lửa KH-35 có cự ly 130km, tốc độ 300m/s, đầu nổ HE nặng 145kg.
        Tên lửa chống tàu Moskit SS-N-22
        Tên lửa chống tàu Moskit SS-N-22
        Tàu chiến Molnya còn có thể trang bị tên lửa hành trình chống tàu Moskit SS-N-22 với hai dàn phóng (4 quả) tầm xa 90-120km, bay với tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa của Moskit là 250km, tốc độ Mach 3, đầu nổ 320kg.

        Ngoài ra tàu còn được trang bị 12 tên lửa phòng không Igla-1M, một pháo tàu AK-176M 76mm (cơ số 316 viên đạn pháo) với tầm xa 15km, hai pháo phòng không AK-630M 30mm.
        Hệ thống radar gồm các radar trinh sát băng HF, UHF, radar nhận biết mục tiêu trên không- biển, radar điều khiển, kiểm soát bắn cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống radar và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 m đến 1800 m.

        Tàu tên lửa Molnya có lượng giãn nước 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 bhp, 3 động cơ diesel, công suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu 44 người. Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

        12. Tàu quét mìn lớp Yevgenya

        Tàu do Liên Xô sản xuất, có kích thước 26,13 x 5,90 x 1,30, độ giãn nước 90 tấn, tầm hoạt động 300 dặm.  Động cơ tàu gồm 2 động cơ diesel, 2 trục với sức đẩy 850 bhp. Tốc độ tối đa của tàu là 11 hải lý/giờ.
        Hệ thống định vị gồm radar MG-7 gắn phía đuôi tàu.

        Tàu được trang bị vũ khí là một pháo 2 nòng cỡ 25mm, 10 quả thủy lôi, 2 khẩu súng máy 14,5 ly, thiết bị quét MT34, SEMT-1, AT-2, Neva, GKT-3.

        13. Tàu tuần tra cao tốc Mirage

        Hiện Hải quân Việt Nam có 4 chiếc tàu cao tốc này. Với hai động cơ diesl M520B, 2 trục, 2 động cơ waterjets kết hợp cùng thiết kế nhỏ gọn 35.45 x 6.79 x 2.76 m, sức đẩy của tàu lên tới 10.800 bhp, vận tốc khá nhanh là 50 hải lý/giờ.
        Tàu được trang bị 1 pháo phòng không cỡ 30 mm AK-306, loại pháo này có 6 nòng tốc độ bắn 600- 1000 phát / 1phút , 2 súng máy 14.5 mm. Hơn nữa, sức mạnh của tàu còn được củng cố bằng 1 hệ thống tên lửa phòng không Igla 1 M , súng phóng lựu chống ngầm cầm tay DP-64 và hệ thống tên lửa SHTURM và tên lửa ATAKA (6 tên lửa tầm xa 5800 mét).

        14. Khu trục hạm Đinh Tiên Hoàng - Gepard  3.9 đầu tiên tại Việt Nam

        Đây là chiến hạm thế hệ Gepard 3.9 Quân đội Nhân dân mới nhập về, có thể nói đây là loại chiến hạm “khủng” nhất trong lực lượng Hải quân Việt Nam cho tới nay. “Đinh Tiên Hoàng” là chiến hạm dùng để thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ như tìm kiếm, theo dõi và chống lại các mục tiêu trên không, ngầm và nổi; tiến hành các chiến dịch hộ tống và tuần tiễu; bảo vệ các khu đặc quyền kinh tế ở biên giới trên biển.
        Tàu Đinh Tiên Hoàng
        Tàu Đinh Tiên Hoàng
        Nổi bật nhất là hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E với sức mạnh hủy diệt nằm ở tên lửa 3M24E (Kh-35E) mang đầu đạn nặng 145kg. Sử dụng hệ dẫn quán tính cho giai đoạn bay giữa và radar chủ động ở giai đoạn cuối, “cú đấm” của Uran-E có độ chính xác cao và sức mạnh đáng kể đối với các mục tiêu tàu nổi trong cự ly 130km (70 hải lý).
        Pháo hạm AK-176 trên tàu Đinh Tiên Hoàng
        Pháo hạm AK-176 trên tàu Đinh Tiên Hoàng
        Để phòng thủ, Gepard 3.9 sử dụng 2 “lá chắn” tầm ngắn và tầm gần, đó là tổ hợp phòng không Palma (gồm tên lửa Sosna-R và pháo tự động 6 nòng AO-18KD/6K30GSh) và pháo cao tốc AK-630. Với 8 tên lửa Sosna-R có tốc độ siêu vượt âm (Mach 5), dẫn bằng laser, Palma sẽ hạ gục các mối nguy hiểm đến từ trên không xuất hiện trong cự ly 8km như tên lửa diệt hạm, máy bay, bom có điều khiển...
        Nếu các tên lửa Sosna-R chưa triệt hạ hết mục tiêu, các pháo cao tốc sẽ phun ra từ họng súng “lưỡi lửa” dài cả mét với tốc độ bắn chóng mặt 10.000 phát/phút (AO-18KD/6K30GSh) hoặc 6.000 phát/phút (AK-630) để triệt hạ mục tiêu.
        Hai chiếc Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ
        Hai chiếc Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ
        Ngoài ra, hệ thống vũ khí của Gepard 3.9 còn có pháo hạm đa năng AK-176M (cỡ nòng 76,2mm) có thể tấn công các mục tiêu mặt nước, mặt đất và trên không tầm thấp; hệ thống rải lôi phía đuôi tàu và đặc biệt là trực thăng chống ngầm Kamov trực chiến ở bãi đáp phía sau tàu.

        Nét đặc sắc trong thiết kế của Gepard 3.9 là ứng dụng công nghệ tàng hình, do đó giảm độ bộc lộ radar khiến tàu khó bị phát hiện. Thêm vào đó, là khinh hạm có tốc độ di chuyển nhanh (28 hải lý/giờ). Khi tuần tiễu trên biển, Gepard 3.9 giống như con báo đi săn, nhẹ nhàng tiếp cận mục tiêu và ra đòn hạ gục “con mồi”.
        Dàn phóng tên lửa chống hạm KH-35E trên tài Lý Thái Tổ
        Dàn phóng tên lửa chống hạm KH-35E trên tàu Lý Thái Tổ
        Tháng 7 vừa qua, Việt Nam đã nhập tiếp chiếc Geprd 3.9 của Nga, và đặt tên là Lý Thái Tổ. Khả năng của tàu Lý Thái Tổ được nâng cấp kéo dài thời gian đi biển, có khả năng cơ động hơn, nhanh nhẹn trong việc xử lý tình huống và hoạt động. Nội thất của chiếc Gepard thứ 2 này cũng được cải tiến, khiến con tàu có thể dễ dàng được bảo trì.

        15. Tàu bắn pháo Made-in-Vietnam đầu tiên TT400 TP

        Đây là chiếc tàu bắn pháo đầu tiên do chính kĩ sư, công nhân Việt Nam thiết kế và chế tạo ngay trên đất nước mình. Giúp quân đội tăng uy thế trên thế giới.
        Con tàu được các kĩ sư, chuyên gia nước ngoài đánh giá cao về mặt kĩ – mỹ thuật, và độ chuẩn xác cao.

        TT400TP là lớp tàu pháo có vũ khí điều khiển tự động hoạt động trên biển với bốn nhiệm vụ: tiêu diệt tất cả tàu chiến đổ bộ và tàu hộ tống của địch; bảo vệ căn cứ các đội tàu đổ bộ và đội tàu hộ tống ở vùng hoạt động của các lực lượng và tàu phục vụ các lực lượng rà quét mìn; bảo vệ tàu dân sự trên biển và trinh sát chiến thuật cảnh giới mặt nước.
        Chiều dài dài nhất 54,16m, chiều rộng rộng nhất 9,16m, tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ. Tàu hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, có khả năng tác chiến trong điều kiện gió cấp 9, 10 và sóng cấp 8, tầm hoạt động 2.500 hải lý.
        Ngoài ra, tàu pháo TT400TP được trang bị các thiết bị hiện đại có độ tích hợp cao, nhiều tính năng nổi trội hơn so với cùng lớp tàu 400 tấn (như điều khiển máy chính máy phụ, hệ thống báo cháy, tự động dập cháy, hệ thống điều khiển vũ khí tự động, ổn định).

        Với lực lượng tàu chiến hùng hậu, kết hợp với các loại tên lửa hiện đại như Bramos, Yakhont, SS-N-22, đặc biệt là dàn tên lửa được đánh giá là hiện đại bậc nhất thế giới S-300 nhập từ Nga và máy bay “khủng” Su-30 thêm 6 chiếc tàu Kilo, Việt Nam chắc chắn sẽ bảo vệ được lãnh hải của tổ quốc, duy trì hòa bình trong khu vực.

        • Pha Lê(Theo Wiki, Jane’s, Worldnavy, Mil, Vndefense, Qdnd, TT,PN Today)
                                             

        Tàu ngầm lớp Kilo

        Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (Trích lược)
        Lớp Kilo là tên định danh của NATO chỉ một loại tàu ngầm quân sự chạy bằng diesel-điện cỡ lớn được chế tạo tại Nga. Tên gọi chính thức của Nga đặt của lớp tàu ngầm này là Project 636 (Đề án 636). Phiên bản gốc của những tàu ngầm này được gọi ở Nga là Dự án 877 Paltus (Turbot). Có một phiên bản tối tân hơn, được gọi ở phương Tây là Kilo cải tiến và ở Nga là Dự án 636 Varshavyanka. Lớp Kilo sẽ được kế tiếp bởi lớp Lada, bắt đầu thử trên biển vào năm 2005.
        Tàu ngầm Project 636 được thiết kế nhằm tiêu diệt các loại tàu ngầm, tàu nổi cũng như các phương tiên thủy của đối phương, nó có thể hoạt động độc lập hoặc theo các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau. Tàu ngầm lớp Kilo có thể vận hành rất êm. Dự án 636, đôi khi được Hải quân Mỹ gọi là "Lỗ Đen" vì khả năng "biến mất" của nó, được cho là một trong những loại tàu ngầm chạy bằng diesel và điện êm nhất trên thế giới.
        Ngói chống dội âm được phủ trên vỏ tàu và cánh ngầm để hấp thu sóng âm sonar, làm giảm thiểu và méo đi những tín hiệu dội lại. Những ngói này cũng làm giảm đi những tiếng ồn gây ra bởi tàu ngầm, do đó làm giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar thụ động.

        Đặc điểm


        Tàu ngầm Kilo tên Varshavyanka của hải quân Nga
        Project 636 là bước phát triển tiếp theo của thế hệ tàu ngầm Project 877EKM, kế thừa những đặc tính ưu việt và được cải tiến đáng kể: động cơ diesel mạnh hơn, tăng tốc độ hành trình khi lặn, tầm hoạt động lên tới 7500 hải lý, giảm tiềng ồn khi hoạt động. Nhờ tiếng ồn được giảm đáng kể, tàu ngầm có khả năng tiếp cận tới các biên đội tàu nổi của địch và dùng tên lửa 3M-54E Club-S tiêu diệt, trước khi bị chúng phát hiện. Tàu Project 636 được trang bị hệ thống thông gió và điều hòa không khí mới, được thiết kế để có thể hoạt động trong các môi trường biển khác nhau, tạo thuận lợi trong sinh hoạt và chiến đấu của thủy thủ đoàn.

        Vũ khí

        Khả năng tác chiến của tàu ngầm Project 636 được tăng đáng kể nhờ việc sử dụng tên lửa đối hạm 3M-54E Club-S được hỗ trợ bởi các hệ thống điện tử tiên tiến. Với tầm bắn hiệu dụng đạt tới 220 km và mang theo đầu đạn 450 kg, cho phép Project 636 tấn công nhanh, từ xa, không cần phải thâm nhập vào tới tầm phát hiện và tấn công của tàu địch hay phải vượt qua những khu vực địch bẫy bằng mìn hoặc thủy lôi, giúp tăng khả năng sống còn. Ngoài ra, tàu còn có môt cơ cấu phóng tên lửa phòng không cho 8 tên lửa Strela-3 (SA-N-8 Gremlin, tầm bắn tối đa 6 km) hoặc 8 tên lửa Igla (SA-N-10 Gimlet, tầm bắn tối đa 5 km).

        Thông số kỹ thuật Project 636

        Kilo class SS.svg

        Trang thiết bị bên trong tàu ngầm Kilo
        Có vài điểm khác nhau của lớp Kilo, và những chi tiết kỹ thuật này có thể không đúng hết cho tất cả các phiên bản khác nhau. Những số liệu sau đây chỉ là ước tính.
        • Lượng choán nước:
          • 2,300-2,350 tấn khi nổi
          • 3,000-4,000 tấn khi lặn
        • Kích thước:
          • Dài: 73,8 m
          • Ngang: 9,9 mét
          • Mớn nước: 6,3 mét
        • Tốc độ tối đa
          • 10-12 hải lý nổi
          • 19 hải lý/h khi lặn
        • Tầm hoạt động
          • Khi được thông hơi (ở tốc độ tiết kiệm 7 hải lý/h): 7.500 hải lý
          • Khi lặn liên tục (ở tốc độ tiết kiệm): 400 hải lý
        • Sức đẩy: Diesel-điện 5900 mã lực (4400 kW)
        • Độ sâu tối đa: 300 mét (hoạt động ở độ sâu 240-250 mét)
          • Độ sâu hoạt động thông thường: 250m
          • Độ sâu hoạt động với kính tiềm vọng: 17,5m
          • Dự trữ hành trình 45 ngày
        • Vũ khí
        • Cơ số vũ khí: 4 tên lửa/18 ngư lôi/24 mìn.
        • Thủy thủ đoàn: 52 (trong đó có 13 sĩ quan).
        • Giá mỗi chiếc là 200 - 300 triệu USD tùy từng cấu hình (Trung Quốc trả khoảng 1,5 - 2 tỷ $ cho tàu ngầm Project 636 lớp Kilo).

        Nga


        Tàu ngầm lớp Kilo của Nga
        Chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của Nga Project 877 được hạ thủy năm 1979 và đưa vào trang bị cho Hải quân Liên Xô năm 1982. Hiện nay, Hải quân Nga đang sử dụng ba biến thể khác nhau của tàu ngầm lớp Kilo Project 877 gồm kiểu cơ bàn Project 877, Project 877K và Project 877M. Các tàu ngầm lớp Kilo được trang bị cho Hải quân Nga có số hiệu là B248, B260, B277, B871, B806, B800, B401, B402, B459... Cho tới nay, khoảng 30 tàu ngầm lớp Kilo đã được trang bị cho Hải quân Nga, một chiếc trong số này đã được bán cho lran. Tất cả 30 tàu này đều được gọi là Project 877, mặc dù 15 chiếc trong số này là phiên bản Project 877EKM, và 15 chiếc còn lại là các phiên bàn của Project 636. Năm 2008, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Thụy Điển thông báo có tổng số 15 tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga đang hoạt động, và 4 chiếc dự trữ. Hai chiếc được triển khai ở vùng biển Baltic, một chiếc ở vùng biển Đen, 6 chiếc ở Thái Bình Dương và 6 chiếc được trang bị cho Hạm đội Biển Bắc. Những chiếc tàu ngầm lớp Kilo này được đóng với tốc độ khoáng 2 chiếc một năm từ 1982 đến 1984, và 4 chiếc cuối cùng đã được hoàn thành trong giai đoạn 1991 - 1993. Người ta cho rằng, với vòng đời hoạt động 30 năm, thì đến giai đoạn 2015, tất cả số tàu ngầm này sẽ được đưa ra khỏi trang bị, chúng không thể kéo dài hoạt động sau năm 2020.

        Trung Quốc


        Tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc
        Trung Quốc là nước mua nhiều tàu ngầm lớp Kilo nhất. Hải quân Trung Quốc đã mua tổng số 12 chiếc tàu ngầm lớp Kilo với các phiên bản khác nhau của Nga. Năm 1994, Hải quân Trung Quốc ký hợp đồng mua 4 chiếc tàu ngầm Project 877EKM và Project 636 trị giá 1 tỷ đô la Mỹ. 2 tàu Project 877EKM được chuyển giao năm 1995 và 2 tàu Project 636 được chuyển giao vào năm 1997 và 1998. Trung Quốc là khách hàng đầu tiên mua tàu ngầm lớp Kilo Project 636. Tất cả 4 tàu mua năm 1994 đều được triển khai ở căn cứ tàu ngầm thuộc Hạm đội Biển Đông tại Chu Sơn, Triết Giang gần eo biển Đài Loan. Theo kế hoạch, 4 chiếc tàu ngầm này sẽ được đưa trở lại Nga để tiến hành hiện đại hoá, có thể chúng sẽ được trang bị thêm hệ thống tên lửa tự dẫn Club. Mặc dù, gặp một số vấn đề về kỹ thuật trong việc bảo dưỡng, huấn luyện thủy thủ, các vấn đề về máy phát điện và ắc quy nhưng Trung Quốc vẫn có kế hoạch mua thêm tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Đầu tháng 7/2002, Trung Quốc đã ký một hợp đồng trị giá 1,6 tỷ đô la Mỹ với Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosobornoexport của Nga mua thêm 8 tàu ngầm lớp Kilo Project 636 và 636M được trang bị hệ thống tên lửa tự dẫn Club-S (SS-N- 27) và một số tên lửa hành trình chống tàu Novator 3M-54E. Chiếc đầu tiên trong 8 chiếc này được hạ thuỷ vào năm 2004, và chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2005. Cho đến nay việc chuyển giao toàn bộ 8 chiếc Project 636 và 636M đã được hoàn tất.

        Trong khu vực Đông Nam Á, lndonesia đã đặt mua hai chiếc Project 636 vào năm 2007 và có ý định mua thêm. Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 chiếc Project 636 vào năm 2009, bắt đầu giao hàng khoảng 2012-2013.
        Tàu ngầm lớp Kilo của Nga, được các chuyên gia quân sự nước ngoài đánh giá là loại tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel - điện êm nhất trên thế giới hiện nay. Trong những năm 1980, tàu ngầm lớp Kilo Project 877 được đưa vào trang bị cho Hải quân Nga và xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng đáng kể. Giữa thập niên 1990 việc đóng tàu ngầm lớp Kilo Project 636, phiên bản cải tiến của Project 877, động cơ mạnh hơn, độ ồn thấp hơn, hệ thống điều khiển tích hợp điều khiển điện tử, vũ khí hoả lực mạnh,... đã thu hút nhiều khách hàng nước ngoài.
        Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 08:41, ngày 5 tháng 1 năm 2014. 

        Tàu ngầm Kilo của Việt Nam ‘lợi hại’ hơn Trung Quốc

        (TNO) Tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (Canada) mới đây nhận định rằng những tàu ngầm lớp Kilo mà Nga cho đóng cho Việt Nam có thể tân tiến và "lợi hại" hơn của Trung Quốc.

         
        Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát tàu ngầm lớp Kilo mang tên Hà Nội trong chuyến thăm Nga tháng 5.2013 - Ảnh: TTXVN
        Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm điện - diesel Kilo (Dự án 636 Varshavyanka) vào năm 2009, theo hãng tin Interfax.
        Hợp đồng này, bao gồm cả việc huấn huyện cho đội vận hành tàu ngầm Việt Nam, có thể trị giá đến 2 tỉ USD, theo hãng tin RIA Novosti (Nga).
        Trung Quốc là nước mua tàu ngầm lớp Kilo của Nga nhiều nhất. Hải quân Trung Quốc đã mua tổng số 12 chiếc tàu ngầm lớp Kilo với các phiên bản khác nhau của Nga. Cho đến năm 2006, Nga đã bàn giao tất cả tàu ngầm lớp Kilo cho Trung Quốc.
        Kanwa Defense Review ngày 29.10 nhận định rằng tàu Kilo của Việt Nam có kính tiềm vọng, hiện đại hơn tàu ngầm Kilo của Trung Quốc.
        Kính tiềm vọng, là một trong những “con mắt” của tàu ngầm, một ống kính quang học có thể kéo dài hoặc rút ngắn lại, đưa lên khỏi mặt nước để quan sát mục tiêu, khi tàu ngầm ở cách mặt nước khoảng 8-10m.
        Tàu ngầm Kilo 636 nổi tiếng nhờ khả năng hoạt động cực êm, khó bị phát hiện, được các chuyên gia quân sự phương Tây đặt cho biệt danh “Hố đen trong đại dương”.
        Kanwa Defense Review nhận định rằng tàu ngầm Kilo của Việt Nam được trang bị lớp vật liệu chống dội âm (hay còn gọi là ngói chống dội âm) tốt hơn của Trung Quốc.
        Lớp vật liệu dội âm được phủ trên vỏ tàu và cánh ngầm để hấp thu sóng âm sonar, làm giảm thiểu và méo đi những tín hiệu dội lại. Lớp vật liệu này cũng làm giảm đi những tiếng ồn gây ra bởi tàu ngầm, do đó làm giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar thụ động.
        Sonar thụ động của tàu ngầm cũng là “con mắt” của tàu khi đi ngầm thu âm thanh của chân vịt tàu đối phương, qua hệ thống phân tích và kinh nghiệm của thuỷ thủ sonar có thể biết được mục tiêu là chủng loại tàu nào, hướng đi, và tốc độ của tàu....
        Tổng cộng 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Dự kiến Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016.
        Tàu ngầm Kilo 636 mà Nga đóng cho Việt Nam là tàu ngầm thuộc thế hệ thứ 3, có lượng giãn nước 3.100  tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu đến 300 m, thủy thủ đoàn gồm 52 người.
        Loại tàu này còn được trang bị sáu ống phóng ngư lôi 533 mm, ngư lôi, thủy lôi và tổ hợp tên lửa đa năng 3M-54 Klub (hay còn gọi là Kalibr 3M54).
        Theo RIA Novosti, tàu Kilo 636 có thể thực hiện các sứ mạng chống tàu và chống tàu ngầm trong những vùng nước nông.
        Hãng tin Interfax (Nga) ngày 28.10 cho biết Nga sẽ bàn giao chiếc tàu ngầm đầu tiên trong lô 6 chiếc Kilo 636 cho Việt Nam vào tháng 11 năm nay.
        Phúc Duy




              Không có nhận xét nào:

              Đăng nhận xét