Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

DÃ TÂM GHÊ GỚM THẬT!

DÃ TÂM GHÊ GỚM THẬT!

                                   Bằng chứng Việt Nam có thể là Tổ Tiên của người Trung Quốc

-Thế lực cầm quyền Trung quốc hiện nay (xin lỗi những người chân chính!) là một lũ đã bị "thói" bành trướng, bá quyền của "hồn ma" đế vương chém giết thân bằng quyến thuộc không ghê tay trong lich sử "huynh đệ tương tàn" của bản thân mình hiện về lũng đoạn, làm cho mù quáng, điên rồ, hành động tưởng rằng vì lợi ích của đất nước mình, nhưng thực ra đang đi ngược lại hoàn toàn nguyện vọng của quảng đại nhân dân Trung Quốc-một nhân dân cun cút làm ăn, hiền hòa và yêu tha thiết hòa bình như mọi nhân dân khác trên thế giới.
-Khảo cổ học đã dần sáng tỏ, không có người Việt tối cổ sẽ không thể có tộc người Hoa Hạ-cội nguồn tổ tông của thế lực cầm quyền Trung Quốc ngày nay. Thế thì tại sao lại hành động theo xu thế phá vỡ mối quan hệ tình nghĩa thâm sâu ngàn đời giữa hai dân tộc Việt và Hoa, hỡi đám đế vương bạo cường ngụy quân tử đang cầm quyền Trung Quốc hiện nay?
-Dân tộc Trung Hoa hoàn toàn có quyền tự hào trước thế giới vì đã sản sinh ra biết bao nhiêu minh hiền, thánh triết vĩ đại, nhưng cũng thật bất hạnh bởi những hôn quân bạo chúa Kiệt, Trụ, Tần Thủy Hoàng... ngày xưa và đám cầm quyền Trung Quốc đang có tham vọng điên cuồng bá chủ thế giới ngày nay!
-Dân tộc Việt Nam hoàn toàn có quyền tự hào trước thế giới về tinh thần bất khuất giữ nước của mình, nhưng cũng thật bất hạnh có người anh hàng xóm suốt hàng ngàn năm nay chưa bao giờ từ bỏ tư tưởng đế quốc bành trướng, luôn lăm le xâm lấn, thôn tính nước Việt Nam. Đúng là có một giai đoạn (ngắn ngủn thôi!) anh giúp em thật và em luôn biết ơn điều đó. Nhưng nếu xét suốt chiều dài lịch sử thì nó chẳng thấm thía tí gì so với lượng của cải, tài nguyên rừng biển mà anh đã vơ vét cướp bóc của em, chưa kể cái nợ núi xương sông máu của anh đối với em sau những cuộc xâm lăng giết chóc do chính anh gây ra. Tuy nhiên, vì thấu hiểu tầm quan trọng lớn lao cũng như ý nghĩa thiêng liêng của hòa bình nên em đã thực tâm xóa bỏ hận thù, mong anh em mình cùng nhau gác lại quá khứ, sống hòa thuận bên nhau vì lợi ích của nhân dân mỗi nước. Muốn đơn giản có vậy thôi mà cũng không được là sao hả đám cầm quyền Trung Quốc?
-Đám cầm quyền Trung Quốc, trong vai người anh, đã không nhường nhịn thì thôi, lại còn ỷ mình lớn, có tiềm lực bạo cường, ngang ngược hiếp đáp, lường gạt, ăn cướp của Việt Nam (trong vai người em), bằng đủ mọi thủ đoạn, mưu mô xảo quyệt, rồi vừa trơ tráo vu khống Việt Nam gây hấn trước, vừa dựng chuyện vô lối hòng đánh lừa thế giới thì thật tệ bạc, đê hèn!
-Nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay đang định hướng phát triển đất nước của họ thành một đại đế quốc hiếu chiến với tham vọng trước mắt là thâu tóm Biển Đông và sau đó là thôn tính Đông Nam Á. Đó là điều đã quá rõ ràng, và nó làm cho người ta mường tượng đến một Tần Thủy Hoàng thời hiện đại!
-Lý luận quyền mưu thuộc tri thức nhân loại. Bản thân quyền mưu không hiền cũng không ác, chỉ có người sử dụng nó là hiền hay ác mà thôi. Vì vậy, cùng giỏi quyền mưu, nhưng đại chúng chỉ gọi (có ý khen ngợi) "mưu chước như thần" đối với những người quân tử, có chính nghĩa, còn đối với những kẻ tiểu nhân, theo phi nghĩa thì bị gọi (có ý chê khinh)  "mưu ma chước quỉ".
-Việt Nam biết tỏng tòng tong nhà cầm quyền Trung Quốc đã và đang sử dụng "Liên hoàn kế" (tất nhiên!) gồm những "mưu ma chước quỉ" gì rồi! Chuyện này, ngẫm nghĩ, thấy tiếu lâm thật đấy!
-Đọc phần tham khảo dưới đây, dù còn phiến diện và khái lược, thì cũng đủ cho bất cứ kẻ "phàm phu tục tử" nào cũng thấy ngay được dã tâm đen tối và mưu đồ bẩn thỉu của "anh" Trung Nam Hải. Nhưng trước hết xin nêu sơ sơ vài thí dụ. Lợi dụng tình thế, chớp cơ hội Mỹ "kẹt", dùng kế "Liên hoành" và "Hỗn thủy mạc ngư" (đục nước bắt cá), chiếm đảo Hoàng Sa. Dụ khị Khơ Me Đỏ gây chiến, tạo kế "Dương đông kích tây" hòng đưa Việt Nam vào thế "Lưỡng đầu thọ địch", nhưng thất bại. Đưa ra chiêu bài chỉ đàm phán song phương, không chịu đàm phán đa phương đối với các nước Đông Nam Á về vấn đề Biển Đông thực chất là kế "Ly gián" làm triệt tiêu khả năng "Hợp tung" giữa các nước này. Riêng trong trường hợp "Giàn khoan HD 981", đang áp dụng những kế, ít ra là: "Dĩ giả cầu chân" (lấy giả làm thật), "Đấu thạch vấn lộ" (ném đá hỏi đường), "Giả si bất điên" (giả ngu chứ không điên), "Kim thiền thoát xác" (ve sầu lột xác)...
ĐC

-----------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)

NHỮNG CÂU NÓI “BẤT HỦ” CỦA MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ GIỚI LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á.

Thật khó khăn và mất nhiều thời gian mình mới tìm được cuốn “SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM-TRUNG QUỐC TRONG 30 NĂM QUA”.
Đây là cuốn sách do NXB Sự Thật ấn hành tháng 10 năm 1979. Mở đầu cuốn sách là Lời Chú dẫn của NXB:  “Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 nhằm vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài. Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên”.
Chỉ cần mới đọc qua những dòng trên, mình biết ngay rằng đây là một cuốn sách vô cùng quí giá. Công sức tìm kiếm bấy lâu nay thật không uổng phí. Minh cho rằng cuốn sách vẫn có ý nghĩa vô cùng lớn cho đến tận ngày nay.
Mời bà con thử đọc hai đoạn sau đây:
“Trong 30 năm qua, những người lãnh đạo Trung Quốc coi Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với chiến lược của họ, luôn luôn tìm cách nắm Việt Nam. Muốn như vậy, nước Việt Nam phải là một nước không mạnh, bị chia cắt, không độc lập và lệ thuộc Trung Quốc. Trái lại, một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và giàu mạnh, có đường lối độc lập tự chủ và đường lối quốc tế đúng đắn là một cản trở lớn cho chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, trước hết là cho chính sách bành trướng của họ ở Đông Nam châu Á. Đó là nguyên nhân vì sao trước đây họ vừa giúp, vừa kiềm chế cách mạng Việt Nam, mỗi khi Việt Nam đánh thắng đế quốc thì họ lại buôn bán, thỏa hiệp với đế quốc trên lưng nhân dân Việt Nam, vì sao từ chỗ giấu mặt chống Việt Nam họ đã chuyển nhanh sang công khai thù địch với Việt Nam và đi tới trắng trợn tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam”. (Trang 20)
Hoặc là:
“Chiến lược quốc tế ngày nay của những người lãnh đạo Trung quốc mặc dù núp dưới chiêu bài nào, đã phơi trần tính chất cực kỳ phản cách mạng của nó và những người lãnh đạo Trung Quốc đã hiện nguyên hình là những người theo chủ nghĩa sô vanh nước lớn, những người dân tộc chủ nghĩa tư sản.
Chính sách ngày nay của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam, mặc dù được ngụy trang khéo léo như thế nào, vẫn chỉ là chính sách của những hoàng đế “thiên triều” trong mấy nghìn năm qua, nhằm thôn tính Viết Nam, biến Việt Nam thành một chư hầu của Trung Quốc”. (Trang 21)
Mới thấy các thế hệ cha anh của chúng ta đã có những nhận định đúng đắn, chính xác như thế nào về Trung Quốc. Mong sao sự dũng cảm, bản lĩnh, khôn khéo của các bậc đi trước trong chính sách đối với Trung Quốc luôn luôn là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi người Việt Nam, bây giờ và mai sau.
Vì nội dung của cuốn sách khá dài (109 trang) nên trong bài này, mình chỉ giới thiệu đến bà con những câu nói, một số phát biểu của Mao Trạch Đông và các lãnh đạo của Bắc Kinh nói về Việt Nam và các nước vùng Đông Nam Á được ghi rõ trong cuốn sách quí hiếm này. Qua đó phần nào cho thấy chân tướng của “ông bạn vàng” Trung Quốc trong quan hệ đối với Việt Nam từ năm 1949 đến năm 1979. Ngày ấy như thế nào thì bây giờ có lẽ cũng thế thôi, thậm chí âm mưu thâm hiểm hơn, trước đã tham lam thì bây giờ càng tham lam bội phần. Có điều nó đang được khoác bộ cánh mới rất màu mè “16 chữ vàng” và “4 tốt”, gây ngộ nhận cho một số người.
Mình sẽ trích lại nguyên văn các đoạn trong cuốn sách, còn các câu nói của Mao Trạch Đông và một số “lãnh tụ TQ” khác thì mình cho in nghiêng đậm. Mời bà con nhá:
- Tháng 9 năm 1959, tại Hội nghị Quân ủy trung ương, chủ tịch Mao Trạch Đông lại nói: “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta”.
- Ý đồ bành trướng của những người lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt lộ rõ qua câu nói của Chủ tịch Mao Trạch Đông trong cuộc hội đàm với Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam tại Vũ Hán năm 1963: “Tôi sẽ làm chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam châu Á”.
- Chủ tịch Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông-nam châu Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái-lan, Miến Điện, Ma-lai-xi-a và Sin-ga-po… Một vùng như Đông-nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông-nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô – Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây”.

- Về việc sử dụng lực lượng Hoa kiều, ý đồ của Bắc Kinh đã được thể hiện rõ nhất trong ý kiến của Bộ trưởng Ngoại giao Trần Nghị: “Xin-ga-po có đến 90% là người Trung Quốc, trong số dân hơn một triệu người thì có hơn chin mươi vạn làn người Trung Quốc. Cho nên Xin-ga-po hoàn toàn có thể trở thành một quốc gia do người Trung Quốc ở đó tổ chức”.
- Trong cuộc gặp giữa đại biểu bốn Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a và Lào tại Quảng Đông tháng 9 năm 1963, Thủ tướng Chu Ân Lai nói: “Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra. Cho nên rất mong Đảng Lao động Việt nam mở cho một con đường mới xuống Đông-nam châu Á”.
- Lập trường của Trung Quốc tại Hội nghị Giơ-ne-vơ khác hẳn lập trường của Việt Nam, nhưng phù hợp với lập trường của Pháp.

- Tháng 11 năm 1956, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói với những người lãnh đạo Việt Nam: “Tình trạng nước Việt Nam bị chia cắt không thể giải quyết được trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ… nếu 10 năm chưa được thì phải 100 năm”.
- Tháng 7 năm 1955, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Đạng Tiểu Bình dọa: “Dùng lực lượng vũ trang để thống nhất nước nhà sẽ có hai khả năng: Một là thắng, và một khả năng nữa là mất cả miền Bắc”.
- Tháng 7 năm 1957, Chủ tịch Mao Trạch Đông lại nói: “Vấn đề là phải giữ biên giới hiện có. Phải giữ vĩ tuyến 17… Thời gian có lẽ dài đấy. Tôi mong thời gian dài thì sẽ  tốt”.
- Tháng 1 năm 1965, qua nhà báo Mỹ Ét-ga Xnâu, Chủ tịch Mao Trạch Đông nhắn Oa-sinh-tơn: “Quân đội Trung Quốc sẽ không vượt biên giới của mình để đánh nhau. Đó là điều hoàn toàn rõ ràng. Chỉ khi nào Mỹ tấn công, thì người Trung Quốc mới chiến đấu. Phải chăng như vậy là không rõ ràng? Người Trung Quốc rất bận với công việc nội bộ của mình. Đánh nhau ngoài biên giới nước mình là phạm tội ác. Tại sao người Trung Quốc phải làm như vậy? Người Nam Việt Nam có thể đương đầu với tình hình”.
- Câu nói của Thủ tướng Chu Ân Lai nói với Tổng thống Ai Cập A.Nát-xe ngày 23 tháng 6 năm 1965 do ngài Mô-ha-mét Hát-xê-nen Hây-can, người bạn thân thiết và là cố vấn riêng của Tổng thống A.Nát-xe, kể lại, là một bằng chứng hùng hồn: “Mỹ càng đưa nhiều quân vào Việt Nam thì chúng tôi càng vui lòng, vì chúng tôi biết rằng chúng tôi nắm chúng trong tay, chúng tôi có thể lấy máu của chúng. Nếu Ngài muốn giúp đỡ Việt Nam thì Ngài cần khuyến khích Mỹ ném càng nhiều lính Mỹ vào Việt Nam thì càng tốt”.
- Ngày 9 tháng 10 năm 1968, một nhà lãnh đạo Trung Quốc đã gặp Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Việt Nam tại Bắc Kinh và yêu cầu báo cáo với lãnh đạo Việt Nam rằng họ coi việc Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc là “sự thỏa hiệp giữa Việt Nam với Mỹ”,“một tổn thất lớn, thất bại lớn đối với nhân dân Việt Nam, giống như cuộc đàm phán ký Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 là một sai lầm”. Họ đề nghị phía Việt Nam “nên để cho Mỹ bắn phá trở lại khắp miền Bắc, làm như vậy để Mỹ phân tán mục tiêu oanh tạc, đồng thời cũng chia sẻ bớt khó khăn cho miền Nam”.
- Trong cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại thương Việt nam nói trên, họ còn trắng trợn vu khống Việt Nam đàm phán với Mỹ là do “nghe theo lời Liên Xô” và yêu cầu phía Việt Nam lựa chọn: “Hoặc là muốn đánh thắng Mỹ thì phải cắt quan hệ với Liên Xô, hoặc là muốn thỏa hiệp với Mỹ, dùng viện trợ của Trung Quốc để đánh Mỹ để đạt mong muốn đàm phán với Mỹ thì sự viện trợ của Trung Quốc sẽ mất hết ý nghĩa của nó”.
- Ngày 17 tháng 10 năm 1968, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trần Nghị gặp đại diện Việt Nam thông báo tuyên bố của những người lãnh đạo Trung Quốc về cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ: “Lần này nếu các đồng chí chấp nhận bốn bên đàm phán tực là giúp cho Giôn-xơn và Hăm-phơ-rây đạt được thắng lợi trong bầu cử, để cho nhân dân miền Nam vẫn ở dưới sự đô hộ của đế quốc Mỹ và bù nhìn, không được giải phóng, làm cho nhân dân miền Nam Việt Nam còn có khả năng bị tổn thất lớn hơn… Như vậy giữa hai Đảng và hai nước chúng ta còn cần nói chuyện gì nữa?”.
- Trong cuộc hội đàm với phía Việt Nam tháng 11 năm 1971, họ nói: “Việt Nam nên tranh thủ thời cơ giải quyết trước vấn đề rút quân Mỹ và quan tâm giải quyết vấn đề tù binh Mỹ; việc đánh đổ ngụy quyền Sài Gòn là lâu dài”.
- Trong cuộc hội đàm tại Bắc Kinh tháng 6 năm 1973, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói với Tổng Bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Ở miền Nam Việt Nam cần ngừng (chiến đấu) nửa năm, một năm, một năm rưỡi, hai năm càng tốt”. Cách mạng miền Nam nên chia làm hai bước, gộp lại làm một người Mỹ không chịu đâu. Vấn đề là trong tay chính quyền Nguyễn Văn Thiệu còn có mấy chục vạn quân”.
- Thủ tướng Chu Ân Lai thì nói: “Trong một thời gian chưa thể dứt khoát được 5 năm hay 10 năm, Việt Nam và Đông dương nghỉ ngơi được thì càng tốt; tranh thủ thời gian đó mà nhân dân miền Nam Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia thực hiện hòa bình, trung lập một thời gian”.
- Những người cầm quyền Bắc Kinh còn khuyên Mỹ: “đừng thua ở Việt Nam, đừng rút quân khỏi Đông Nam châu Á”.
- Đây là một văn kiện tuyệt mật của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do tên Lê Xuân Thành, sinh ngày 20-3-1949 tại Quảng Đông, Trung Quốc cung khai. Tên Thành là công an của Trung Quốc, trú quán tại 165 đường Hồng Kỳ, khu Tuyên Vũ, thành phố Bắc Kinh. Tháng 3-1973 chạy sang Việt Nam làm gián điệp. Ngày 30-3-1973 bị bắt ở xã Ngư Thủy, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Trong văn kiện đó có một đoạn như sau: “…Nước ta và Việt nam có mối hằn thù dân tộc hàng nghìn năm nay… Chúng ta không được coi họ là đồng chí chân chính của mình, đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ. Ngược lại chúng ta phải tìm mọi cách để cho nước họ không mạnh, không yếu mới có thể buộc họ trong tình trạng hiện nay… Về bề ngoài chúng ta đối xử với họ như đồng chí của mình, nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta”.
- Ba lần họ phản bội Việt Nam, lần sau độc ác và bẩn thỉu hơn lần trước.
- Từ sự phản bội tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, việc lợi dụng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, đến việc dựng lên chế độ diệt chủng Pôn Pốt – Iêng Xa-ry, vũ trang xâm lược Việt Nam và uy hiếp xâm lược Lào, tất cả đều do:
Một tư tưởng chỉ đạo: Tư tưởng đại dân tộc.
Một chính sách: Ích kỷ dân tộc.
Một mục tiêu chiến lược: Chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và chủ nghĩa bá quyền nước lớn.
(Chép từ http://ygiao.blogspot.com) 



KẾ THỨ NHẤT : DĨ GIẢ CẦU CHÂN ( lấy giả làm thật )

Dĩ giả cầu chân là lấy chuyện giả làm chuyện thật để đánh vào tâm lý của đối phương kích động đối phương.

Kế này dựa trên nguyên tắc đồng thanh tương ứng hoặc còn gọi là đồng thanh tương hô thực lý đồng quy.

Xét cho cùng ai cũng có danh dự, quyền lợi, cuộc sống riêng. khi quyền lợi, danh dự , cuộc sống riêng bị xúc phạm , hoặc đe dọa nặng nề thì dễ dàng phản ứng bộc lộ cá tính, quyết tâm bảo vệ danh dự, quyền lợi và cuộc sống của mình.

THÍ DỤ A : MỘT NỀN ĐỒNG TƯỚC

Trong việc liên kết với LƯU BỊ để đánh TÀO , Ngô Quốc thái thấy TÔN QUYỀN nghi hoặc không quyết, mới bảo :

_Khi hấp hối mẹ con dặn phải theo lời di chúc của BÁ PHÙ , là phàm công việc trong nước không quyết định thì hỏi TRƯƠNG CHIÊU , việc bên ngoài không quyết định được thì hỏi CHU DU. Nay sao không cho mời CHU DU về mà hỏi.
QUYỀN mừng lắm , lập tức sai sứ ra Phiên Dương mời CHU DU về bàn việc.

* * * * *

Chiều hôm ấy được tin LỖ TÚC đưa KHỔNG MINH đến , Du ra tận cửa đón vào. Thi lễ xong , chia ngôi chủ khách ngồi chơi , TÚC hỏi CHU DU rằng :

_ Nay TÀO THÁO huy động lực lượng lấn chiếm miền Nam , hòa với đánh chỉ có 2 con đường. Chúa Công chưa quyết định , cốt đợi tướng quân. Ý kiến tướng quân thế nào?

DU nói :
_ TÀO THÁO mượn tiếng thiên tử , thì không nên kháng cự ; vả lại thế TÀO to lắm , chưa dễ địch nổi. Đánh thì tất thua , mà hàng thì dễ yên. Ý ta đã quyết, ngày mai ta vào hầu Chúa Công xin sai sứ đi hàng TÀO.

LỖ TÚC ngạc nhiên nói :

_ Ông nói lầm rồi ! Cơ nghiệp Giang Đông đã trải qua 3 đời rồi, sao 1 chốc để vào tay người khác? TÔN BÁ PHÙ trước đã dặn phàm công việc ngoài phó thác cho tướng quân .
Chính lúc này phải trông cậy vào tướng quân giữ sao cho cơ nghiệp Đông Ngô vững như núi Thái Sơn. Chẳng dè tướng quân cũng theo lời mấy đứa...hèn nhát đó sao?

DU nói :
_Sáu quận Giang Đông , nhân dân đông đúc biết bao. Nay nếu bị nạn binh đao
tất quy oán cho ta , nên ta nhất định xin hàng.

LỖ TÚC nói :
_ Không thể được . Tướng quân là bậc đại anh hùng , Đông Ngô là nơi hiểm trở , vị tất TÀO THÁO đã làm mưa làm gió gì được !

Hai người cùng tranh luận , KHỔNG MINH chỉ thu tay cười mát . DU hỏi :
_ Tiên sinh có việc gì mà phải cười ?
KHỔNG MINH đáp :
_ Tôi có cười gì đâu , chỉ cười TỬ KÍNH không thức thời.
TÚC hỏi ;
_ Sao tiên sinh bảo tôi không thức thời ?
KHỔNG MINH đáp :
_CÔNG CẨN hàng TÀO rất hợp lẽ.
DU nói :
_ KHỔNG MINH là người thức thời, tất 1 lòng như ta.
TÚC nói :
_ KHỔNG MINH ! Sao ông lại nói thế ?
KHỔNG MINH đáp :
_ THÁO rất giỏi việc dùng binh , thiên hạ không ai địch nổi. Trước chỉ có LÃ BỐ , VIÊN THIỆU , VIÊN THUẬT , LƯU BIỂU là dám chống cự . Mấy người ấy đều bị giết cả rồi, thiên hạ không còn ai nữa ! Chỉ có LƯU DỰ CHÂU là không thức thời , mới dám gượng gạo chống lại , nay thân cô thế cô ở đất Giang Hạ , mất còn chưa hiểu ra sao? Tướng quân quyết kế hàng TÀO , để bảo toàn vợ con, phú quý ; còn như vận nước đổi thay, phó mặc trời có chi đáng tiếc !
LỖ TÚC giận lắm nói :
_ Ngươi muốn cho chủ ta uốn gối chịu nhục với lũ giặc nước à?
KHỔNG MINH nói :
_ Ta có 1 kế không cần đến khiêng dê gánh rượu , không phải nộp nước dâng ấn ; không cần phải thân sang sông ; chỉ sai sứ với chiếc thuyền nhẹ đưa 2 người sang sông mà thôi. TÀO THÁO mà được 2 người ấy , thì lập tức trăm vạn quân cũng cởi giáp , cuốn cờ rút lui ngay.
DU hỏi :
_ Dùng 2 người nào mà lui được quân TÀO ?
KHỔNG MINH nói :
_ Đất Giang Đông mà bỏ 2 người ấy bất quá như cây to rụng cái lá , kho lớn mất 1 hạt thóc . Nhưng TÀO THÁO được 2 người ấy , lập tức sẽ cuốn cờ cởi giáp , vui mừng rút lui ngay.
DU lại hỏi :
_ Hai người nào ?
KHỔNG MINH nói :
_ Khi tôi còn ở Long Trung , nghe tin TÀO THÁO mới dựng cái đài ở trên sông Chương Hà , gọi là đài Đồng Tước , trang hoàng lịch sự , rồi kén những con gái đẹp trong thiên hạ nhốt đầy trong đó .
THÁO vốn là đồ hiếu sắc , biết bên Giang Đông ông Kiếu Công có 2 người con gái, con lớn là ĐẠI KIỀU , con nhỏ là TIỂU KIỀU . Hai người đều nhan sắc chim sa cá lặn ,
hoa nhường nguyệt thẹn . THÁO từng thề rằng : Một là ta thề đạp bằng 4 bể, dựng nên nghiệp hoàng đế ; Hai là lấy được 2 chị em nàng KIỀU ở Giang Đông , đem về đài Đồng Tước để vui tuổi già, thì dẫu chết cũng không tiếc gì đời nữa !
Nay sao không tìm Kiều Công , đem nghìn vàng mua lấy 2 người con gái rồi sai
người mang dâng cho TÀO THÁO. THÁO mãn nguyện tất rút quân về . Đó cũng là kế PHẠM LÃI dâng TÂY THI cho NGÔ VƯƠNG , sao không kíp làm đi ?
DU hỏi :
_ Có gì làm chứng về việc TÀO THÁO muốn được 2 nàng KIỀU không ?
KHỔNG MINH nói :
_ Con nhỏ TÀO THÁO là TÀO THỰC , tự là TỬ KIẾN , có tài đặt bút thành văn. THÁO sai làm 1 bài phú, gọi là phú đài Đồng Tước. Ý chính trong bài phú ấy , chỉ nói về nhà TÀO nếu làm thiên tử thì sẽ lấy cho kỳ được 2 nàng KIỀU.
DU hỏi :
_ Ông có nhớ bài phú ấy không ?
KHỔNG MINH nói :
_ Tôi thích lời văn hoa mỹ của bài ấy , nên cũng thuộc .
DU hỏi :
_ Xin thử đọc cho nghe.
KHỔNG MINH đọc luôn bài phú , trong bài có mấy câu :
Lập song đài ư tả hữu hề !
Hữu Ngọc Long dữ Kim Phụng ;
Lãm nhị KIỀU ư Đông Nam hề !
Lạc chiêu tịch chí dữ cộng .

tạm dịch :

Dựng 2 đài bên trái bên phải
Có đài Ngọc Long, có đài Kim Phụng
Nhốt 2 nàng KIỀU bên Đông Nam
Để sớm chiều cùng vui vầy.

CHU DU nghe xong mấy câu ấy, đỏ mặt tía tai ,đứng phắt dậy trỏ tay về phương Bắc mà mắng rằng :
_ Thằng giặc TÀO này khinh ta quá chừng !

KHỔNG MINH vội ngăn lại :
_ Ngày xưa chúa rợ Hung Nô hay xâm lấn bờ cõi , thiên tử nhà Hán còn phải đem công chúa gả cho nó , để cầu hòa , nay tướng quân tiếc làm chi hai con gái thường dân ấy ?

DU nói :
_ Ông chưa rõ : ĐẠI KIỀU là vợ TÔN BÁ PHÙ , TIỂU KIỀU là vợ DU đó .
KHỔNG MINH giả vờ sợ sệt nói :
_ Tôi thật vô tình , nói năng lỗ mỗ , tội thật đáng chết ! đáng chết !
CHU DU nói :
_ Ta thề cùng thằng giặc già một còn một mất !
KHỔNG MINH nói :
_ Tướng quân nên nghĩ cho chín , kẻo hối về sau .
DU nói :
_ Ta đã vâng lời TÔN BÁ PHÙ ủy thác , có lẽ đâu hạ mình mà hàng TÀO.Vừa rồi ta nói như thế , là thử lòng nhau đó thôi. Từ khi ta ở Phiên Duông về đây , vẫn có chủ trương đánh miền Bắc . Dù dao kề đầu cũng không lay được . Xin KHỔNG MINH giùp ta 1 tay , cùng phá giặc TÀO .
KHỔNG MINH nói :
_ Nếu ngài không bỏ LƯỢNG , thì LƯỢNG xin đem hết lòng khuyển mã , sớm tối vâng lời sai khiến .
DU nói :
_ Ngày mai ta vào yết kiến Chúa Công, sẽ bàn ngay việc cất quân .
KHỔNG MINH và LỖ TÚC từ biệt CHU DU ra về .

LẠM BÀN : Đây là cuộc gặp gỡ lần đầu hai kỳ tài thời Tam Quốc :GIA CÁT LƯỢNG và CHU DU.


1/. DU định muốn đánh nhưng chưa rõ lực lượng của TÀO THÁO , dấu ý nghĩ của mình nói hàng TÀO để thăm dò ý kiến của KHỔNG MINH ( thuật đóng mở ).

KHỔNG MINH tương kế tựu kế, dùng thuật đóng mở, khuyên CHU DU hàng , cố ý xem thường CHU DU không bằng những anh hùng hào kiệt của thời ấy , DU không phải là địch thủ của TÀO.

2/. Lồng trong thuật úp mở là thuật lấy giả làm thật, để đánh vào tâm lý CHU DU qua những bước khá rõ :

Cố tình đổi " nhị kiều" ( kiều là cầu ) ra " nhị KIỀU " ( ĐẠI KIỀU, TIỂU KIỀU )
Cố tình không biết ĐẠI KIỀU là vợ TÔN BÁ PHÙ , TIỂU KIỀU là vợ CHU DU.
Là 1 đại anh hùng tất nhiên CHU DU không thể bị xem thường , khinh miệt khi nghe TÀO THÁO muốn bắt vợ mình về nhốt ở Đồng Tước để hưởng lạc.

Danh dự bị xúc phạm, đời sống riêng tư bị đe dọa cho nên tức khí xung thiên, vô hình trung lọt vào bẫy của KHỔNG MINH .

KHỔNG MINH còn bồi thêm 1 đòn tâm lý nữa bằng cách hỏi CHU DU : Tướng quân nghĩ cho chín để khỏi hối về sau.

Thế là DU bày tỏ luôn ý định của mình , không còn úp mở : Vừa rồi ta nói thế, là thử lòng nhau đó thôi.

3/. Từ những bậc anh hùng đến những người bình thường ai cũng có lòng tự trọng , tự tôn , và tự ái cá nhân, có gia đình vợ con , quyền lợi riêng tư. Khi lòng tự trọng , tự ái, tự tôn bị chà đạp, vợ con gia đình bị xâm phạm, quyền lợi bị tước đoạt , tất nhiên có sự phản ứng , căm giận . Từ đó tìm cách chống lại hoặc trả thù.

4/. Sự giả dối, lừa dối của KHỔNG MINH được che đậy dưới lớp vỏ khôn khéo thật lợ hại, cộng với cơn giận của CHU DU thì ngọn lửa chiến tranh Nam Bắc bắt đầu bùng cháy .

5/. Kế dĩ giả cầu chân tương tự kế khích tướng . Khích động lòng người,chọc giận, chọc tức làm cho người ta tự ái đem hết sức lực ra để ganh đua hoặc tìm cách trả thù

Ví dụ : TÔ TẦN choc tức TRƯƠNG NGHI để TRƯƠNG NGHI tìm cách vào đất TẦN.

ĐỘ THƯỢNG đời Hán tự đốt trại mình để khích động lòng quân sĩ.

THÍ DỤ B : KHI VÀNG BẠC THÀNH TRO

ĐỘ THƯỢNG muốn dẹp 2 tên cướp , thế lực khá mạnh , ẩn trong rừng sâu lá PHAN HỒNG và PHỐC DƯƠNG , nhưng lâu ngày không thể nào đánh dẹp được.
Quân lính của ĐỘ THƯỢNG trong thời gian hành quân , ai nấy cũng vơ vét được 1 số vàng bạc của cải cất dấu trong trại ; lương thực khá dồi dào, lại thêm hàng ngày săn bắn kiếm được nhiều muông thú nên đời sống đầy đủ, ít ai nghĩ đến chuyện đánh giặc.

Một hôm quân sĩ theo lệ vào rừng săn bắn , ĐỘ THƯỢNG lén tự đốt sạch cả doanh trại và phao tin là quân của 2 tên cướp PHAN HỒNG và PHỐC DƯƠNG đột nhập tấn công.

Quân lính ĐỘ THƯỢNG săn về thấy của cải , vàng bạc lương thực thành đống tro , ai nấy đều tức giận.

Biết là lòng căm giận của binh sĩ lên cao , ĐỘ THƯỢNG ra lệnh xuất kích.
Quân ĐỘ THƯỢNG hăng hái sục sạo truy lùng.
Bị tấn công bất ngờ và táo bạo , bọn cướp không kịp trở tay, bị đánh tan tác. PHAN HỒNG và PHỐC DƯƠNG chết trong đám loạn quân.

...................................................
KẾ THỨ HAI : ĐẦU THẠCH VẤN LỘ (ném đá hỏi đường ).
Đầu thạch vấn lộ tượng như là ném đá hỏi đường. Trước là ném đá, sau đó là nghe ngóng sự động tĩnh, và cuối cùng là đi đến quyết định hành động cho thích hợp với hoàn cảnh.
THÍ DỤ A : GIÁ CÁI ĐẦU GIỬA CHỢ.
Từ đời TỀ TUYÊN VƯƠNG , TÔ TẦN được trọng dụng nên bọn tả hữ quý thích có nhiều người ghen ghét , đến đời MÂN VƯƠNG vẫn tin yêu TÔ TẦN.
Nhưng từ lúc MÂN VƯƠNG không nghe kế TÔ TẦN nữa, mà nghe kế của MẠNH THƯỜNG QUÂN ,đã có lòng ghen ghét TÔ TẦN , 1 tráng sĩ giắt đồ nhọn sắc lẻn vào đâm TÔ TẦN ở trong triều.
TÔ TẦN bị đâm thủng bụng , lấy tay bịt lại chạy tới kêu với MÂN VƯƠNG. MÂN VƯƠNG sai bắt hung thủ đã chạy thoát. TÔ TẦN nói :
_ Sau khi hạ thần đã chết , xin đại vương chém đầu hạ thần , cho người rao lên ở ngoài chợ rằng TÔ TẦN vì nước YÊN đến làm phản gián TỀ , nay may đã giết chết được TÔ TẦN rồi, có người nào biết được việc kín của TÔ TẦN đến tố cáo , sẽ thưởng cho ngàn vàng , như vậy có thể bắt được hung thủ. Nói xong , rút mủi nhọn ở trong bụng ra ,máu chảy đầy đất mà chết.
MÂN VƯƠNG nghe theo lời TÔ TẦN chém đầu TÔ TẦN đem hiệu lệnh ở trong chợ , bỗng có người đi qua dưới cái đầu , thấy có treo thưởng , liền khoe với mọi người rằng :
_ Kẻ giết TÔ TẦN là tôi đây !
Thị lại bèn bắt trói lại, dẫn vào nộp MÂN VƯƠNG , vua sai đem tra tấn , quả nhiên ra được người chủ mưu , trị tội tru diệt mất vài nhà.
LẠM BÀN :
1/. TÔ TẦN biết sau khi mình chết không dùng kế chặt đầu treo giửa chợ với tội phản gián cho TỀ, thì sẽ không bao giờ tìm ra hung thủ. Là thủ đoạn đầu thạch. Khi có người tự khoe mình giết TÔ TẦN để lãnh thưởng thì thủ phạm đã lộ ra , tượng như hỏi ra đường.
2/. Tương tự kế này là kế Đả thảo kinh xà , đập vào cỏ làm cho rắn sợ phải bò từ trong hang ra. Là cách dẫn dụ cho rắn ra khỏi động. Trong khi nghi hoặc không thấy rõ đối phương , thì đánh vào cỏ , tức là hành động do thám trinh sát , đe dọa , dẫn dụ...buộc đối phương kinh sợ phải lộ diện
THÍ DỤ B : TÁM LẠNG GẶP NỬA CÂN
CHU DU muốn lấy lại Kinh Châu nẩy ra 1 kế , nói với LỖ TÚC :
_ LƯU BỊ chết vợ tất nhiên phải lấy vợ khác. Chúa công có cô em gái can trường lắm ,luôn có vài trăm thị tỳ cắp gươm hầu bên cạnh. Trong phòng bày la liệt đủ thứ vũ khí , ngay đàn ông cũng không giỏi bằng.
Ta dâng thư lên Chúa công xin cho người sang Kinh Châu làm mối, dụ LƯU BỊ sang đính hôn rồi lừa hắn đến Nam Từ , không gả người cho mà bắt giam lại. Đoạn sai người đến đòi Kinh Châu đánh đổi LƯU BỊ. Khi nào lấy được kinh Châu ta lại liệu. Như thế TỬ KÍNH không phải lo gì nữa !
LỖ TÚC bái tạ.
CHU DU viết thư,chọn thuyền tốc hành đưa LỖ TÚC sang Nam Từ ra mắt TÔN QUYỀN.
Đến nơi, trước hết TÚC trình bày việc Kinh Châu, và đưa tờ văn tự lên.
QUYỀN nói :
_ Sao ngươi hồ đồ thế? cái thứ văn tự này dùng được việc gì ?
TÚC nói :
_ Đô đốc có thư đệ trình , bảo dùng kế đó thì sẽ lấy lại được Kinh Châu.
QUYỀN xem xong , gật đầu mừng thầm , nghĩ bụng :
_ Ai có thể đi được nhỉ ?
Rồi sực nhớ ra , QUYỀN nói :
_ Chỉ có LÃ PHẠM mới làm nổi việc này.
Liền cho gọi LÃ PHẠM vào, bảo rằng :
_ Ta nghe LƯU HUYỀN ĐỨC mới góa vợ , ta có người em gái , muốn kén y làm rễ, kết thân với nhau, đồng tâm phá TÀO , để giúp nhà Hán.
Ngoài TỬ HÀNH ra , không ai có thể làm mối được, mong người sang ngay Kinh Châu cho ta !
LÃ PHẠM vâng mệnh , thu xếp thuyền bè mang theo mấy tên tùy tùng thẳng tới Kinh Châu.
* * * * *
Lại nói , HUYỀN ĐỨC từ khi mất CAM phu nhân , ngày đêm buồn rầu. Một hôm, đang ngồi nói chuyện với KHỔNG MINH , sực có tin báo Đông Ngô sai LÃ PHẠM đến.
KHỔNG MINH cười nói :
_ Đây lại là mưu mô gì của CHU DU về chuyện Kinh Châu thôi ! Tôi ngồi nghe ở sau bình phong. Sứ giả có nói việc gì, Chúa công cứ việc nhận lời và giữ họ nghĩ ngơi ở nhà khách , rồi sau sẽ hay.
HUYỀN ĐỨC cho mời LÃ PHẠM vào .
Chào hỏi xong, trà nước đâu đấy , HUYỀN ĐỨC hỏi :
_ TỬ HÀNH lại đây chắc có việc gì dạy bảo ?
PHẠM nói :
_ Tôi nghe Hoàng Thúc thất ngẫu , nay có 1 nơi xứng đáng lắm , nên mạnh dạn sang đây làm mối , chưa biết ý Hoàng Thúc thế nào ?
HUYỀN ĐỨC nói :
_ Nửa đời góa vợ là 1 sự rất không may , nay nấm mồ còn chưa xanh cỏ , sao dám vội bàn chuyện lấy vợ khác ?
PHẠM nói :
_ Người ta có vợ , như nhà có kèo , không nên nửa chừng bỏ đạo nhân luân.
Chúa công tôi có 1 cô em gái có nhan sắc , lại hiền hậu , có thể nâng khăn sửa túi đỡ ngài được.
Nếu 2 nhà kết thân Tần , Tấn với nhau, thì giặc TÀO chắc không dám nhìn ngó đến
phía đông nam này nữa.
Việc này công tư đều vẹn cả , xin Hoàng Thúc chớ ngại ! Song Ngô Quốc Thái tôi yêu thương cô gái út lắm , không muốn gả chồng xa , chỉ muốn mời Hoàng Thúc sang Đông Ngô làm lễ thành thân.
HUYỀN ĐỨC hỏi :
_ Việc này Ngô Hầu có biết không ?
PHẠM đáp :
_ Chưa bẩm với Ngô Hầu , có đâu tôi dám đến đây.
HUYỀN ĐỨC nói :
_ Ta đã nửa đời người , đầu tóc hoa râm, em gái Ngô Hầu đang độ son trẻ , e không xứng đôi phải lứa.
_ Em Ngô Hầu tuy là con gái , nhưng chí khí hơn cả nam nhi. Cô ấy thường nói :"Không phải người anh hùng nhất thiên hạ , ta không thèm lấy ". Hoàng Thúc tiếng tăm lừng lẫy cả 4 bể , chính là thục nữ sánh với người quân tử ,có ngại gì tuổi nhiều hay ít ?
HUYỀN ĐỨC nói ;
_ Vậy ông hãy ở chơi đây , đến mai sẽ xin nói lại.
Hôm ấy , HUYỀN ĐỨC mở tiệc khoản đãi LÃ PHẠM , rồi lưu lại nhà khách. Đến tối HUYỀN ĐỨC bàn với KHỔNG MINH. KHỔNG MINH nói :
_ Ý tứ của họ thế nào , tôi đã biết cả rồi. Tôi vừa bói Dịch được 1 quẻ đại cát. Chúa công cứ nhận lời đi. Mai nên sai TÔN CÀN đi theo LÃ PHẠM sang thưa chuyện với Ngô Hầu ; hứa hẹn xong rồi ta sẽ chọn ngày sang cưới.
HUYỀN ĐỨC nói :
_ CHU DU lập mưu muốn hại ta , sao ta lại đem mình vào nơi nguy hiểm ?
KHỔNG MINH cười , nói :
_ CHU DU tuy giỏi dùng mưu , nhưng che sao được mắt tôi. Tôi chỉ dùng 1 chút mẹo nhỏ , khiến CHU DU không thò được ngón gì , mà em gái Ngô Hầu lại về tay Chúa công , Kinh Châu cũng vững như bàn thạch.
HUYỀN ĐỨC vẫn còn hoài nghi ; KHỔNG MINH sai ngay TÔN CÀN cứ việc sang Giang Nam nói việc hôn nhân, TÔN CÀN vâng mệnh cùng đi với LÃ PHẠM sang ra mắt TÔN QUYỀN
QUYỀN nói :
_ Ta muốn gả em gái cho HUYỀN ĐỨC , chớ không có bụng dạ nào khác.
TÔN CÀN lạy tạ , về thưa chuyện lại với HUYỀN ĐỨC , nói Ngô hầu chỉ mong Chúa công sang làm lễ thành hôn, HUYỀN ĐỨC ngại ngùng không muốn đi. KHỔNG MINH nói :
_ Tôi đã định sẵn 3 kế , việc này phi TỬ LONG đi không xong !
Bèn gọi TỬ LONG đến cạnh, ghé tai dặn rằng :
_ Ngươi bảo vệ Chúa công sang Đông Ngô , nên nhận lấy 3 cẩm nang này , trong đó có 3 kế rất hay , cứ theo thứ tự mà làm.
Nói đoạn , đưa 3 cẩm nang cho VÂN giấu kỹ trong người. Đoạn KHỔNG MINH sai người sang Đông Ngô dâng lễ cưới trước , lễ vật đầy đủ không thiếu gì.
Tháng 10 mùa Đông , năm Kiến An thứ 14 , HUYỀN ĐỨC cùng với TRIỆU VÂN , TÔN CÀN thu xếp chục chiếc thuyền tốc hành , mang theo 500 quân sĩ , dời Kinh Châu sang Nam Từ. Mọi việc ở Kinh Châu đều giao cho KHỔNG MINH trông coi.
HUYỀN ĐỨC trong lòng áy náy không yên. Khi thuyền đã đến Nam Từ , VÂN tự nhủ :
_ Quân sư trao cho 3 kế hay , dặn cứ thứ tự làm theo , nay đã đến đây , phải mở túi thứ nhất ra xem mới được !
VÂN bèn mở túi thứ nhất ra xem. Xem xong , VÂN gọi 500 quân sĩ , dặn bảo các việc. Lại nói với HUYỀN ĐỨC vào ra mắt KIỀU quốc lão trước. Cụ này nguyên là cha 2 nàng KIỀU,
nhà ở Nam Từ.
HUYỀN ĐỨC mang dê và rượu vào bái kiến Quốc lão, thuật lại việc LÃ PHẠM sang làm mối TÔN phu nhân. 500 quân sĩ , người áo thắm , kẻ quần điều , tấp nập ra phố mua bán đồ vật , nói toáng lên rằng HUYỀN ĐỨC vào làm rễ Đông Ngô. Mọi người trong thành đều biết chuyện cả.
TÔN QUYỀN thấy HUYỀN ĐỨC đã đến , sai LÃ PHẠM ra đón tiếp , mời đến nhà khách nghỉ ngơi.
Đây nói KIỀU Quốc lão gặp HUYỀN ĐỨC xong , vào ngay trong cung chúc mừng Ngô Quốc Thái.
Quốc Thái hỏi :
_ Có việc gì mà mừng?
KIỀU Quốc lão đáp :
_ Cô em đã gả cho HUYỀN ĐỨC làm phu nhân, nay chàng rễ đã sang đây rồi, sao còn giấu tôi ?
Quốc Thái ngạc nhiên nói :
_ Quả thật tôi không biết gì hết !
Lập tức 1 mặt Quốc Thái cho gọi Ngô Hầu lại hỏi xem hư thực ra sao, 1 mặt cho người ra phố xá nghe ngóng tình hình
Mọi người đều nói rằng :
_ Quả có việc ấy thực ! Chàng rễ mới đã nghĩ ở nhà khách , 500 quân sĩ đi theo đang tíu tít mua sắm dê lợn , hoa quả để sửa lễ kết hôn. Bên nhà gái là LÃ PHẠM , bên nhà trai thì TÔN CÀN , hai người làm mối , hiện đã ở cả nơi nhà khách tiếp đãi nhau.
Quốc Thái giật mình. Một lát, TÔN QUYỀN vào, Quốc Thái cứ đấm bụng khóc ầm lên. QUYỀN hỏi :
_ sao thân mẫu phiền não thế?
Quốc Thái nói :
_ Mày thật không coi tao ra gì nữa rồi ! Khi chị ta lâm chung , dặn mày những câu gì ?
QUYỀN thất kinh , hỏi :
_ Mẫu thân có điều gì cứ cho con biết , sao lại khổ sở như vậy ?
Quốc Thái nói :
_ Trai khôn dựng vợ , gái lớn gả chồng , vẫn là lẽ thường xưa nay. Tao là mẹ mày , có việc gì cũng phải nói với tao trước mới phải chứ ! Nay mày đem em gả cho LƯU HUYỀN ĐỨC , sao mày lại giấu tao? Con gái phải quyền ở tao chớ?
QUYỀN giật mình , hỏi :
_ Mẫu thân nghe chuyện ấy ở đâu vậy ?
_ Trừ khi không làm thì mới không biết thôi. Nay trăm họ trong thành , ai ai cũng biết cả , mày lại còn giấu diếm gì?
KIỀU Quốc lão nói :
_ Lão biết việc này đã mấy hôm nay rồi , nay vào mừng đấy !
QUYỀN nói :
_ Không phải đâu ! Đó là kế của CHU DU , vì muốn lấy Kinh Châu, cho nên mượn tiếng như thế , cốt lừa LƯU BỊ đến đây , bắt giam lại , đổi lấy Kinh Châu , nếu không nghe thì giết đi. Đó là mưu kế chớ không phải là sự thật !
Quốc Thái nổi giận , mắng CHU DU rằng :
_ Ngươi làm đại đô đốc 6 quận , 81 châu, không nghĩ được 1 mưu gì để lấy Kinh Châu mà phải mượn tiếng con gái bà , dùng kế mỹ nhân?
LƯU BỊ bị giết , con bà chưa chồng , mà té ra mang tiếng góa bụa, còn ai lấy nữa , có phải lỡ cả 1 đời con gái bà không? Thế cũng đòi lập mưu với mẹo !
KIỀU Quốc lão nói :
_ Nếu dùng kế ấy, dù có lấy lại được Kinh Châu , cũng bị thiên hạ chê cười !
TÔN QUYỀN ngồi im thin thít. Quốc Thái thì cứ chửi mắng CHU DU không ngớt miệng. KIỀU Quốc lão can rằng :
_ Việc đã lỡ thế này rồi, nhưng xét LƯU HUYỀN ĐỨC cũng là tôn thân nhà Hán , chi bằng gả đi, kẻo mang tiếng xấu.
QUYỀN nói :
_ E không vừa đôi phải lứa.
KIỀU Quốc lão nói :
_ LƯU Hoàng thúc là hào kiệt đời nay, nếu kén được người rễ ấy cũng xứng đáng , không nhục gì cô em đâu !
Quốc Thái nói :
_ Ta chưa biết mặt LƯU Hoàng Thúc ra sao , ngày mai mời đến chùa Cam Lộ cho ta xem mặt. Nếu không vừa ý ta thì mặc cho bọn ngươi muốn làm thế nào thì làm. Nếu vừa ý thì ta gả quách con ta cho Hoàng Thúc cũng được.
TÔN QUYỀN vốn là người chí hiếu , thấy mẹ nói thế, liền vâng lời, trở ra gọi LÃ PHẠM bảo :
_ Ngày mai mở 1 yến tiệc ở nhà phương trượng chùa Cam Lộ , để Quốc Thái xem mặt LƯU BỊ.
LÃ PHẠM nói :
_ Sao không sai GIẢ HOA phục sẵn 300 quân đao phủ ở 2 bên hành lang. Hễ thấy Quốc Thái có ý không bằng lòng , thì nổi 1 tiếng hiệu cho quân phục đổ ra mà trói LƯU BỊ lại.
QUYỀN y lời , bảo GIẢ HOA sắp sẵn mọi việc đâu vào đấy , chỉ chờ xem ý Quốc Thái ra sao thôi.
Lại nói , KIỀU Quốc lão từ biệt Quốc Thái trở về , sai người báo tin cho HUYỀN ĐỨC :
_ Ngày mai , Ngô Hầu và Quốc Thái thân đến gặp mặt vậy phải để ý cẩn thận !
HUYỀN ĐỨC bàn với TÔN CÀN và KIỀU Quốc lão , đến trước chùa Cam Lộ , vào nhà phương trượng ngồi chơi. TÔN QUYỀN dẫn 1 ban mưu sĩ cùng đến, sai LÃ PHẠM ra nhà khách mời HUYỀN ĐỨC.
HUYỀN ĐỨC mặc áo giáp nhỏ ở trong, ngoài khoác cẩm bào. Các tùy tùng đeo kiếm đi theo , lên ngựa thẳng tới chùa Cam Lộ.TRIỆU VÂN mặc áo giáp, nai nịt gọn ghẽ , dẫn 500 quân bảo vệ. HUYỀN ĐỨC đến cửa chùa xuống ngựa vào ra mắt TÔN QUYỀN trước. QUYỀN thấy HUYỀN ĐỨC diện mạo phi thường đã có ý sợ.
Hai bên chào hỏi nhau rồi , vào nhà phương trượng ra mắt Quốc Thái. Quốc Thái thấy HUYỀN ĐỨC mừng lắm , nói với KIỀU Quốc lão :
_ người này thật đáng rễ ta lắm !
Quốc lão nói ;
_ HUYỀN ĐỨC có dáng như rồng như phượng, uy nghi đường bệ. Vả lại nhân nghĩa dội khắp thiên hạ. Quốc Thái được rễ hiền như thế , thật đáng chúc mừng !
HUYỀN ĐỨC lạy tạ , cùng ăn yến ở trong nhà phương trượng. Một lát, TỬ LONG đeo gươm đi vào , đứng bên cạnh HUYỀN ĐỨC. Quốc Thái hỏi người nào? HUYỀN ĐỨC bẩm :
_ Đó là TRIỆU VÂN ở Thường Sơn.
Quốc Thái nói :
_ Có phải là tướng cứu được A ĐẨU ở trận Đương Dương Trường Bản đó không?
HUYỀN ĐỨC nói :
_ Bẩm chính phải !
Quốc Thái khen :
_ Thế mới thực là tướng quân !
Nói rồi ban cho TRIỆU VÂN 1 cốc rượu. VÂN bảo HUYỀN ĐỨC rằng :
_ Tôi vừa đi xem xét ngoài hành lang , thấy có quân đao phủ mai phục trong phòng , tất nhiên có chuyện chẳng lành ; Chúa công nên kêu với Quốc Thái.
HUYỀN ĐỨC liền đến quỳ trước mặt Quốc Thái , khóc mà nói rằng :
_ Quốc Thái nhược bằng muốn giết LƯU BỊ , thì BỊ xin ra đây để chịu chết !
Quốc Thái hỏi :
_ Sao lại thế?
HUYỀN ĐỨC thưa :
_ Quân đao phủ mai phục 2 bên hành lang, không có ý giết BỊ thì để làm gì?
Quốc Thái nổi giận mắng TÔN QUYỀN rằng :
_ Nay HUYỀN ĐỨC đã là rễ ta , thì cũng như con ta , sao dám phục quân để mưu hại ?
QUYỀN chối không biết , gọi LÃ PHẠM ra hỏi. PHẠM lại đổ lỗi cho GIẢ HOA. HOA cũng nín lặng. Quốc Thái sai tả hữu lôi ra chém. HUYỀN ĐỨC can rằng :
_ Trong việc vui mừng không nên chém đại tướng. Nếu chém thì việc kết thân sẽ bất lợi. BỊ này khó ở đây hầu hạ Quốc Thái.
KIỀU Quốc lão cũng khuyên can. Quốc Thái mới mắng đuổi GIẢ HOA. Quân đao phủ tên nào tên nấy ôm đầu lủi thủi đi ra.
LẠM BÀN :
CHU DU dùng các kế chính :
1/. Mỹ nhân kế, gả em TÔN QUYỀN cho LƯU BỊ.
2/. Điệu hổ ly sơn , dụ LƯU BỊ rời Kinh Châu , sang Đông Ngô , nhân đó bắt giam làm con tin để đòi lại Kinh Châu.
3/. Đánh rắn dập đầu , quyết giết tên đầu não là LƯU BỊ.
KHỔNG MINH áp dụng các kế chính :
1/. Đầu thạch vấn lộ hoặc đả thảo kinh xà , cho người mang dê và rượu vào bái kiến Quốc lão để KIỀU Quốc lão báo cho Quốc Thái biết , là hang ổ của TÔN QUYỀN , CHU DU. Đưa Quốc Thái và KIỀU Quốc lão vào cuộc.
2/.Phô trương thanh thế cho 500 quân lính, kẻ áo thắm , người quần điều tấp nập mua sắm để mọi người trong thành đều biết việc LƯU BỊ làm rễ Đông Ngô.
3/. Từ 2 kế trên dẫn đến kế thứ 3 là giả thành thật , Dĩ giả cầu chân ,chuyện đám cưới giả thành đám cưới thật. 
..........................................................
KẾ THỨ 3 : DĨ TĨNH CHẾ ĐỘNG ( lấy tịnh chế động )
Dĩ tĩnh chế động là lấy cái tĩnh khống chế cái động.
Nguyên tắc của kế lấy tĩnh chế động là muốn duỗi thì phải co , muốn cao thì phải thấp , muốn người khác nói thì phải im lặng ,muốn bắt thì thả ra. Lạt có mềm thì buộc mới chặt.
Tĩnh là Âm , là con mái , là ở dưới ; động là Dương , là con trống , là ở trên. Âm có thể chế được Dương.
Kẻ cương cường hành động thường bộc lộ yếu điểm.
Bình tĩnh quan sát đợi cho đối phương hành động và lộ ra yếu điểm thì có thể chế ngự được.
Tĩnh cũng có nghĩa là bình tĩnh thì mới tỉnh táo, không bị mê hoặc tâm trí bởi sự náo động ,tranh chấp.
THÍ DỤ A : TÔI ĐÃ TRÚNG KẾ RỒI .
TÔ TẦN lúc đó đã thuyết phục được vua Triệu và 5 nước kia ( Tề, Sở , Yên , Hàn , Ngụy ) , đã kết thành khối hợp tung. Nhưng sợ Tần đánh các nước này , dùng võ lực làm hỏng mất tung ước. TÔ TẦN muốn đặt 1 người bên cạnh vua Tần để ghìm lái vua Tần; nhưng thấy không ai làm nổi việc ấy, bèn cho người mớm ý cho TRƯƠNG NGHI rằng :
_ Xưa, ông thân với TÔ TẦN lắm. Hiện TÔ TẦN đã có địa vị, nắm quyền binh trong tay, sao ông không đến nhờ ông ấy giúp đỡ, kiếm đường cho ông thực hiện ý nguyện?
TRƯƠNG NGHI bèn sang Triệu,dâng thư xin yết kiến TÔ TẦN. TÔ TẦN dặn người canh cửa không cho TRƯƠNG NGHI vào và cũng không để cho đi, bắt chờ đợi cả mấy ngày rồi mới tiếp.
Lúc tiếp lại bắt ngồi dưới thềm và cho ăn như cho lũ con đòi đầy tớ. Còn trách móc , bảo :
_ Tài năng như anh mà chịu nước ấy ! Làm gì tôi chả giúp anh nên giàu nên sang , song thật ra anh không đáng cho tôi giúp.
Rồi thoái thác và để mặc cho TRƯƠNG NGHI đi.
TRƯƠNG NGHI đến thăm TÔ TẦN , lòng vẫn chắc mẩm rằng mình là chỗ bạn cũ thì thế nào cũng được giúp đỡ. Ai ngờ giúp đỡ đâu chưa thấy , chỉ thấy bị làm nhục. NGHI nghĩ bụng : Chư hầu chả có nước nào mình thờ được , chỉ có mỗi nước Tần là có thể làm cho Triệu khốn đốn mà thôi. TRƯƠNG NGHI bèn đến nước Tần.
TÔ TẦN làm nhục TRƯƠNG NGHI rồi nói với viên xá nhân của mình :
_ TRƯƠNG NGHI là bậc hiền sĩ trong thiên hạ , ta có phần không bằng ông ấy. Ta đắc dụng trước chả qua là nhờ may đó thôi. Cái người có thể cầm quyền ở Tần được là TRƯƠNG NGHI , chỉ có mỗi TRƯƠNG NGHI thôi. Có điều là ông ấy nghèo quá , không có tiền lo lót để giới thiệu ( cho vào yết kiến Tần Vương ). Ta sợ ông ấy hám cái lợi nhỏ mà lỡ việc , cho nên mới tìm cách cho ông ấy đến gặp ta để ta làm cho ông ấy nhục mà phẫn chí. Ông hãy ngầm giúp ông ấy hộ ta.
Rồi TÔ TẦN tâu Triệu Vương , xin xuất vàng lụa , ngựa xe và cho người ngầm theo TRƯƠNG NGHI , trọ cùng với TRƯƠNG NGHI 1 quán. Dần dà , người này lân la làm thân với TRƯƠNG NGHI , giúp TRƯƠNG NGHI ngựa xe , tiền bạc , cần cái gì , giúp cái đó , mà không cho biết những cái đó từ đâu ra. Nhờ vậy, TRƯƠNG NGHI được yết kiến Tần Huệ Vương. Huệ Vương dùng TRƯƠNG NGHI làm khách khanh , cùng TRƯƠNG NGHI bàn định kế hoạch đánh các nước chư hầu. Bấy giờ viên xá nhân của TÔ TẦN cho theo giúp TRƯƠNG NGHI mới cáo biệt TRƯƠNG NGHI. TRƯƠNG NGHI nói :
_ Nhờ ông , tôi mới được hiển đạt. Tôi sắp sửa đền ơn ông, tại sao ông lại đi ?
Viên xá nhân nói :
_ Tôi không biết ông. Người biết ông là Ngài TÔ. Ngài TÔ sợ Tần đánh Triệu làm hỏng kế hoạch hợp tung , và cho rằng trừ ông ra , không ai nắm nổi quyền hành ở Tần , cho nên mới chọc tức ông, rồi sai tôi ngầm giúp ông tiền bạc , tất cả đều là kế hoạch của Ngài TÔ. Nay ông đã đắc dụng , tôi xin được về báo tin cho Ngài TÔ rõ.
TRƯƠNG NGHI nói :
_ Trời ơi ! Thì ra tôi trúng kế TÔ TẦN mà không biết. Rõ ràng tôi không bằng TÔ TẦN . Vả lại tôi vừa mới cầm quyền, làm sao tính chuyện đánh Triệu được ? Ông hãy cảm ơn Ngài TÔ hộ tôi. Ngài TÔ còn sống ngày nào thì tôi chả dám nói năng gì đâu. Vả chăng Ngài TÔ còn thì TRƯƠNFG NGHI này còn có tài chi !
LẠM BÀN :
1/. TÔ TẦN muốn Tần không đánh các nước phá thế hợp tung, phải có người kềm giữ bên cạnh vua Tần , tức là tĩnh chế động. Là lạt mềm buộc chặt.
TÔ TẦN tìm cách kích bác , hạ nhục TRƯƠNG NGHI , để TRƯƠNG NGHI tức giận vào đất Tần tìm cơ hội trả thù TÔ TẦN . Là muốn bắt thì phải thả cũng là kế khích tướng.
2/. Có người cho rằng TÔ TẦN và TRƯƠNG NGHI là 2 tay lái buôn chính trị giỏi của thời Xuân Thu Chiến Quốc.
Cùng học với QUỶ CỐC , nhưng xét ra tình đồng học của TÔ TẦN đối với TRƯƠNG NGHI tốt hơn BÀNG QUYÊN đối với TÔN TẪN.
THÍ DỤ B : ĐƯỢC VOI ĐÒI TIÊN.
Đầu đời nhà Hán , MẠO ĐỐN nước Hung Nô vừa xưng Vương. Vua nước Đông Hồ muốn thăm dò thực lực , bèn sai sứ thần đến đòi MẠO ĐỐN dâng ngựa thiên lý.
MẠO ĐỐN họp quần thần thương nghị. Có người tâu :
_ Cả nước chỉ có con ngựa thiên lý , không thể dâng cho người khác.
MẠO ĐỐN nói :
_ Ta với nước Đông Hồ là nước láng giềng , vì một con ngựa mà mất đi tình nghĩa là không nên.
Nói xong giao ngựa cho sứ giả đem về.
Mười ngày sau , Đông Hồ sai sứ giả đến đòi MẠO ĐỐN dâng Hoàng Hậu.
MẠO ĐỐN lại hỏi quần thần. Ai nấy đều tức giận nói :
_ Vua Đông Hồ thật là láo xược , muốn lấy cả Hoàng Hậu nước ta . Trước là chém đầu sứ giả , sau là cất quân đi trị tội.
MẠO ĐỐN từ tốn nói :
_ Vua Đông Hồ đã thích vợ ta , thì dâng cho ông ấy. Không vì 1 người đàn bà mà mất tình nghĩa lân bang.
Nói xong lại giao Hoàng Hậu đưa về Đông Hồ.
Chưa được mấy tháng , sứ thần lại sang đòi MẠO ĐỐN phần đất biên giới của 2 nước.
MẠO ĐỐN lại họp triều thần . Mọi người tranh cãi , kẻ thì bảo cắt đất , người thì bảo là không nên.
MẠO ĐỐN đứng dậy dõng dạc phán :
_ Đất đai là gốc của 1 nước , làm sao có thể cho được ?
Nói xong thét tả hữu lôi sứ thần ra chém đầu.
Sáng hôm sau , MẠO ĐỐN khoác chiến bào , gióng trống , tiến quân ào ạt vào Đông Hồ , quân Đông Hồ không kịp trở tay , đại bại.
MẠO ĐỐN xông thẳng vào điện giết chết Vua Đông Hồ , tiêu diệt nước này.
LẠM BÀN :
1/. Vua Đông Hồ được voi đòi tiên , được ngựa thiên lý , đòi Hoàng Hậu , được Hoàng Hậu nước người lại còn đòi đất đai. Láo xược , hiếp người , gây chiến quá đáng.
Cái dỡ là gây chiến nhưng không phòng bị người phàn công. Cuối cùng , ngựa không được cưỡi , người đẹp không được sống chung , thân bị giết , nước bị tiêu diệt.
2/. MẠO ĐỐN là người bình tĩnh , kiên nhẫn và nhịn nhục hiếm có.
MẠO ĐỐN thỏa mãn những đòi hỏi của đối phương , kể cả những đòi hỏi vô lý là bắt dâng cả vợ , làm cho đối phương chủ quan , không phòng bị .
Khi đối phương thỏa mãn được những đòi hỏi , sinh ra kiêu mạn chủ quan , bộc lộ yếu điểm thì MẠO ĐỐN nhanh chóng hành động , ào ạt xuất quân , thanh toán kẻ thù nhanh gọn. Như hổ đói thu mình rồi lao xuống núi vồ mồi.
.........................................................
KẾ THỨ TƯ : GIẢ SI BẤT ĐIÊN ( giả ngu si nhưng không điên )
Giả si bất điên là giả kẻ tầm thường , ngu dại , hồ đồ để che dấu mưu mô , mục đích của mình , qua mắt đối phương. Ẩn kín sâu xa , im lặng như sấm sét tự dấu mình trong mây những ngày Đông giá rét.
Người muốn thực hiện kế này phải hết sức bình tĩnh ,tự hạ thấp mình , nghe ngóng , quan sát lời nói , sự việc của đối phương và biết lợi dụng những điều kiện hoàn cảnh khách quan để che giấu ý tưởng.
THÍ DỤ A : TÔI LÀ NGƯỜI TRẦN MẮT THỊT.
HUYỀN ĐỨC sau khi nhận chiếu chỉ trừ TÀO THÁO , sợ THÁO nghi mình mưu đồ gì , bèn làm 1 vườn rau ở sau nhà ngày ngày vun xới tưới tắm , để làm cách che mắt cho THÁO khỏi ngờ.
QUAN, TRƯƠNG thấy vậy hỏi rằng :
_ Anh không lưu tâm đến việc lớn thiên hạ , học làm chi cái việc của kẻ tiểu nhân này?
HUYỀN ĐỨC nói :
_ Hai em đâu biết ý anh !
Hai người từ đó không dám nói gì nữa.
Một hôm , QUAN VŨ , TRƯƠNG PHI cùng đi chơi vắng , HUYỀN ĐỨC đang lom khom tưới rau , bỗng thấy HỨA CHỮ và TRƯƠNG LIÊU dẫn vài chục người vào vườn , nói rằng :
_ Thừa tướng sai chúng tôi đến mời Sứ quân đến ngay phủ.
HUYỀN ĐỨC giật mình , hỏi :
_ Việc gì khẩn cấp thế hai ông ?
HỨA CHỮ thưa :
_ Hai chúng tôi thấy sai thì vâng mệnh đi mời , chớ không được biết chuyện chi.
HUYỀN ĐỨC theo hai người vào phủ yết kiến TÀO THÁO. THÁO cười nói rằng :
_ HUYỀN ĐỨC độ rày làm việc lớn lao đấy nhỉ !
HUYỀN ĐỨC sợ tái mặt , THÁO cầm tay HUYỀN ĐỨC dắt vào vườn ở sau nhà , nói rằng :
_ HUYỀN ĐỨC học làm vườn , chắc không phải là việc dễ dàng ?
HUYỀN ĐỨC bấy giờ mới vững dạ , đáp rằng :
_ Không có việc gì , làm để tiêu khiền đó thôi.
THÁO nói :
_ Vừa rồi thấy trên cành mai có quả xanh , sức nhớ khi đánh TRƯƠNG TÚ , đi đường không có nước , tướng sĩ khát rát cả cuống họng. Bấy giờ ta nghĩ ra 1 kế , cầm roi trỏ hảo nói rằng : trước mắt có rừng mơ. Quân sĩ nghe nói đến mơ , ai cũng ứa nước dãi , đỡ được khát nước. Nay có mơ thật , nay hái xuống mà thưởng. Vả lại , rượu nấu vừa chín , cho nên mời Sứ quân đến tiểu đình uống rượu.
HUYỀN ĐỨC bấy giờ trấn tĩnh lại được , theo đến tiểu đình , đã thấy bày mâm bát , giửa bàn bày 1 dĩa mơ xanh , 1 bình rượu nóng.
Hai người đối diện , ăn uống vui vẻ. Lúc rượu ngà say , chợt thấy mây đen mù mịt ,cơn mưa to sắp kéo đến.
Quân hầu trỏ lên trời bẩm :
_ Có vòi Rồng lấy nước.
THÁO và HUYỀN ĐỨC cùng dựa bao lơn ngắm xem , THÁO hỏi :
_ Sứ quân có biết Rồng biến hóa thế nào không ?
HUYỀN ĐỨC nói :
_ Tôi chưa được tường .
THÁO nói :
_ Rồng lúc thì to,lúc thì nhỏ , lúc thì bay,lúc thì nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù , lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng, khi bay ra thì liệng trong trời đất, khi ẩn thì lẩn núp ở dưới sóng.
Nay đang mùa Xuân , Rồng gặp thời biến hóa , cũng như người ta lúc đắc chí , tung hoành trong bốn bể. Rồng ví như anh hùng trong đời vậy. HUYỀN ĐỨC nay đã đi khắp 4 phương , bao nhiêu anh hùng đời nay hẳn đã biết cả , xin thử nói cho nghe.
HUYỀN ĐỨC thưa :
_ BỊ này người trần mắt thịt , biết đâu được anh hùng .
THÁO nói :
_ HUYỀN ĐỨC không nên nhún mình quá !
HUYỀN ĐỨC nói :
_ BỊ nay nhờ ơn Thừa tướng làm quan trong triều , anh hùng trong thiên hạ thực không được biết.
THÁO nói :
_ Đã đành không biết mặt , nhưng cũng có nghe tiếng chứ ?
HUYỀN ĐỨC nói :
_ VIÊN THUẬT ở Hoài Nam , binh lương nhiều , có thể cho là anh hùng được chăng ?
THÁO cười nói :
_ Xương khô trong mả , chỉ nay mai là ta bắt được !
HUYỀN ĐỨC lại nói :
_ Anh VIÊN THUẬT là VIÊN THIỆU ở Hà Bắc ,bốn làm tam công ,có nhiều đầy tớ cũ ;
hiện nay như con hổ dữ hùng cứ Quý Châu ; bộ hạ nhiều tay tài giỏi , có thể là anh hùng
được chăng ?
THÁO lại cười nói :
_ VIÊN THIỆU ngoài mặt mạnh bạo , trong bụng nhút nhát , thích mưu mẹo mà không quyết đoán , làm việc lớn mà lo đến bản thân , thấy lợi nhỏ thì lại quên mình , không thể gọi là anh hùng được !
HUYỀN ĐỨC nói ;
_ Có một người nổi tiếng trong đám kẻ tuấn kiệt , uy danh khắp cả chín châu là LƯU CẢNH THĂNG , có thể cho là anh hùng được chăng ?
THÁO lại cười nói :
_ LƯU BIỂU có hư danh nhưng không có thực tài , không phải là anh hùng.
HUYỀN ĐỨC lại nói :
_ Có một người sức lực đương khoẻ , đứng đầu xứ Giang Đông là TÔN BÁ PHÙ , hẳn là anh hùng.
THÁO nói :
_SÁCH nhờ danh tiếng của bố , không phải là anh hùng.
HUYỀN ĐỨC lại hỏi :
_ LƯU QUÝ NGỌC ở Ích Châu có phải là anh hùng không ?
THÁO nói :
_ LƯU CHƯƠNG tuy là tôn thất , nhưng chỉ là con chó giữ nhà , sao gọi là anh hùng được ?
HUYỀN ĐỨC lại nói :
_ Như bọn TRƯƠNG TÚ , TRƯƠNG LỖ và HÀN TOẠI thì thế nào ?
THÁO vỗ tay cười to :
_ Lũ tiểu nhân nhung nhúc ấy thì nói làm gì !
HUYỀN ĐỨC nói :
_ Ngoài những người ấy ra , BỊ thực không còn biết ai nữa.
THÁO nói :
_ Anh hùng là người trong bụng có chí lớn , có mưu cao ,có tài bao trùm được cả vũ trụ
có chí nuốt cả trời đất kia.
HUYỀN ĐỨC mới hỏi :
_ Ai có thể xúng đáng được như thế ?
TÀO THÁO lấy tay trỏ vào HUYỀN ĐỨC , rồi lại trỏ vào mình nói rằng :
_ Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ có Sứ quân và THÁO mà thôi.
HUYỀN ĐỨC nghe nói ,giật nẩy mình ! Thìa , đôi đũa đương cầm ở tay , rơi xuống đất
Giửa lúc bấy giờ , cơn mưa u ám , có một tiếng sét thực dữ. LƯU BỊ từ từ cúi xuống nhặt đũa và thìa , nói tảng rằng :
_ Gớm ghê ! tiếng sét dữ quá !
THÁO cười hỏi rằng :
_ Trượng phu cũng sợ sấm à ?
HUYỀN ĐỨC nói :
_ Đức Thánh ngày xưa lúc gặp sấm dữ gió to cũng đổi sắc mặt , huống chi là tôi đây sao lại không sợ ?
HUYỀN ĐỨC đã che đậy được hết cả việc giật mình đánh rơi cả thìa đũa khi nghe THÁO
gọi mình là anh hùng.
THÁO thấy thế không ngờ gì HUYỀN ĐỨC nữa.
LẠM BÀN :
1/. THÁO muốn khơi gợi bàn về thời thế luận anh hùng để cho LƯU BỊ bộc lộ quan điểm và chí hướng của mình. LƯU BỊ thì cố gắng che đậy , né tránh.
Khi TÀO THÁO chỉ thẳng vào LƯU BỊ.cho LƯU BỊ là anh hùng thời nay thì LƯU BỊ rất lúng túng , may nhờ tiếng sét mà trấn tĩnh lại được. LƯU BỊ còn giả làm vườn tưới rau làm cho THÁO lầm BỊ là kẻ tầm thường không có mưu đồ sâu xa.
2/. Hai mưu kế đối chọi nhau , TÀO THÁO ứng dụng đầu thạch vấn lộ. LƯU BỊ dụng kế giả si bất điên nhưng xem ra LƯU BỊ đóng kịch khéo hơn vì ở trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh
Đóng kịch không tỉnh táo , không nhập vai , không khéo thì bị trừ khử ngay.
3/. Nếu theo hình tượng thì LƯU BỊ như con Rồng lẩn khuất dưới vực sâu , ẩn náu chờ thời
4/. LÃO TỬ dạy người ta : Biết như con trống mà như con mái. Thông thường , khoe thông minh , khoe tài thì dễ ; giấu tài , giấu sự thông minh thì rất khó.
THÍ DỤ B : CON CHIM BA NĂM KHÔNG BAY , KHÔNG HÓT
Thời Tề Uy Vương , nhà Vua thích câu đố , tiếng lóng , ham mê khoái lạc , rượu uống thâu đêm ,chẳng còn để ý chính sự , nhất thiết phó thác cho các quan khanh, đại phu. Trong thì bách quan hoang loạn , ngoài thì chư hầu cùng xâm lấn , quốc gia nguy vong trong vòng sớm tối. Các quan thân cận chẳng ai dám can. THUẦN VU KHÔN dùng lời bóng gió tâu rằng :
_ Trong nước có một con chim lớn , đậu ở sân nhà Đại Vương ba năm cũng chẳng bay , cũng chẳng hót. Đại Vương có biết con chim đó là chim gì không ?
Vua nói :
_ Con chim đó không bay thì thôi , đã bay thì bay vút tận trời , không hót thì thôi , đã hót thì mọi người phải kinh ngạc.
Và cho triệu 72 viên huyện trưởng về triều , thưởng 1 viên ( TỨC MẶC đại phu ) , giết 1 viên ( A đại phu ) , ào ạt xuất quân. Chư hầu hoảng sợ , đều trả lại hết đất đai đã lấn của Tề. Uy danh Tề uy Vương lừng lẫy trong 36 năm.
LẠM BÀN :
1/. Có sách dẫn là Sở Trang Vương , khi lên ngôi còn quá trẻ , ông để cho triều thần nắm quyền.
2/. Trong 3 năm giả bộ ăn chơi , hư hỏng nhưng thực chất để quan sát tình hình , đợi thời cơ chín muồi mới hành động , lấy lại những gì đã mất.
(Trích lược từ  http://minhthiqs.blogspot.com)

Hợp tung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hợp tung (chữ Hán: 合縱) là kế sách liên minh giữa các nước chư hầu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Nội dung

Hợp tung là “hợp chúng nhược dĩ công nhất cường”, nghĩa là hợp nhiều nước nhỏ đánh một nước lớn, nhằm chống bị nước lớn thôn tính.
Trung kỳ thời Chiến Quốc, TầnTề nổi lên là hai nước mạnh ở phía tây và phía đông. Mặt khác, hai nước này còn tìm cách liên minh với nhau, tạo ra sự uy hiếp lớn đối với sự tồn tại của các nước khác. Trong hoàn cảnh đó, các nước khác liên hợp lại với nhau. Do các nước nhỏ này nằm trải từ bắc xuống nam, nên sự liên minh gọi là hợp tung (liên kết chiều dọc) (còn nước Tần ở phía tây liên minh với các nước khác phía đông gọi là liên hoành - liên kết chiều ngang).
Tùy từng giai đoạn có hoành cảnh cụ thể, hợp tung có thể có nhiều hoặc ít nước, nhưng đối tượng công kích trong thời kỳ đầu là Tần và Tề. Vào cuối thời Chiến Quốc, khi Tề bị suy nhược sau đợt chiếm đóng của Yên (284 TCN-278 TCN), chỉ còn Tần là hùng mạnh thì Tần là đối tượng công kích duy nhất của các nước hợp tung.

Đề xướng

Trước đây, người ta thường coi biện sĩ Tô Tần là người chủ xướng việc hợp tung, nhưng gần đây các sử gia khẳng định người đầu tiên đề xướng và thực hiện việc hợp tung không phải Tô Tần mà là Công Tôn Diễn, tướng quốc nước Ngụy. Tô Tần có niên đại hoạt động sau Công Tôn Diễn khoảng trên 20 năm, là người kế tục Công Tôn Diễn thực hiện hợp tung.
Năm 323 TCN, theo kế sách liên hoành của Trương Nghi, Tần Huệ Văn vương gặp và liên minh với Tề Tuyên vương, Sở Hoài vương. Cùng lúc đó, để đối phó, Công Tôn Diễn kiến nghị Ngụy Huệ vương hội kiến để liên minh với vua các nước Hàn, Triệu, YênTrung Sơn. Đó là sự kiện “5 nước cùng xưng vương” (“Ngũ quốc tương vương”), tiến hành hợp tung, thực hiện một mặt trận liên hợp.

Lần thứ nhất

Đối đầu chính trị với liên hoành

Liên minh hợp tung đạt được từ sự thuyết phục các chư hầu nhỏ yếu của Công Tôn Diễn về quyền lợi thiết thực của họ. Ngược lại, phái liên hoành cũng dùng đối sách ứng phó bằng những cuộc du thuyết và hoạt động ngoại giao.
Sự kiện “ngũ quốc tương vương” đánh dấu việc thành lập liên minh hợp tung lần đầu tiên, nhưng đó chỉ là giao ước về chính trị, mà chưa có hành động quân sự nào. Liên minh chính trị này trong thời kỳ đầu gặp phải sự ly gián của Tề Tuyên vương. Nước Tề lo ngại mối liên hợp 5 nước nên tìm cách phá hoại. Tề Tuyên vương muốn ly gián Trung Sơn với Triệu và Ngụy, rồi sau đó lại tìm cách ly gián Trung Sơn với Yên và Triệu, nhưng đều không thành công.
Nhưng liên minh hợp tung tiếp tục bị thử thách. Cuối năm 323 TCN, Sở Hoài vương cùng liên hoành với Tần, mang quân tấn công phía nam nước Ngụy. chiếm đóng 8 ấp của nước Ngụy.
Kế đó, để phá kế hợp tung của Công Tôn Diễn, năm 322 TCN, Trương Nghi từ nước Tần sang nước Ngụy thuyết phục Ngụy vương liên hoành với nước Tần và Hàn để tấn công Tề và Sở. Ngụy Huệ vương sau nhiều năm chiến tranh, hiện trạng lúc đó phía nam bị thất thế với quân Sở, nên muốn hòa giải với nước Tần để có đồng minh chống Sở. Do đó Ngụy Huệ vương trọng dụng Trương Nghi, phong làm tướng quốc và xa lánh Công Tôn Diễn.
Để đối phó, Công Tôn Diễn sai người sang nước Hàn, nói với tông thất nước Hàn là Hàn Công Thúc biết tác hại liên minh giữa Tần và Ngụy với nước Hàn: hai nước này dự định cùng đánh Hàn để xé đất, nếu nước Hàn trọng dụng ông thì ông có thể phá liên hoành Tần-Ngụy đó. Hàn Công Thúc tán thưởng ý kiến của Công Tôn Diễn và mời ông sang nước Hàn lo việc quốc sự.
Cùng lúc, Tề và Sở thấy việc liên hoành giữa Ngụy với Tần bất lợi cho mình, nên Tề Tuyên vươngSở Hoài vương cùng công khai ủng hộ Công Tôn Diễn làm tướng quốc nước Ngụy để phá liên minh đó. Ngụy Huệ vương vốn muốn lợi dụng quân Tần để chống Sở và Tề, nhưng sau đó nhận ra Trương Nghi chỉ muốn kéo mình sang phía nước Tần, nên rất bất mãn, không chịu thần phục nước Tần. Tần Huệ Văn vương thấy Ngụy Huệ vương không thần phục bèn ra quân đánh Ngụy.
Thấy nước Tần phát động chiến tranh chống Ngụy, các nước Tề, Sở, Yên, Triệu đều lo lắng. Các nước này cùng nhau ủng hộ chủ trương hợp tung của Công Tôn Diễn, mời ông tham gia bàn thảo kế sách cho nước mình. Năm 319 TCN, Ngụy vương thấy chư hầu mời Công Tôn Diễn bèn đuổi Trương Nghi trở về nước Tần và đưa Công Tôn Diễn trở lại làm tướng quốc chủ trì chính sự. Kết quả Công Tôn Diễn được đeo ấn tướng quốc 5 nước chư hầu, càng tích cực đẩy mạnh phong trào hợp tung.

Đối đầu quân sự

Sang năm 318 TCN, 4 nước Triệu, Hàn, Yên, Sở theo lời kêu gọi của Tê Thủ quyết định hợp binh với nước Ngụy cùng đánh nước Tần, cử Sở Hoài vương làm Tung trưởng. Tuy nhiên cuối cùng chỉ có 3 nước Hàn, Triệu, Ngụy (Tam Tấn) thực sự xuất quân hợp lực tấn công nước Tần.
Khi quân 3 nước tiến đến cửa ải Hàm Cốc thì bị tướng Tần là Thứ trưởng Sư Lý Tật đánh phủ đầu. Vì tổ chức quân 3 nước lỏng lẻo nên không địch nổi quân Tần. Sang năm 317 TCN, Sư Lý Tật đánh bại quân Hàn, Triệu, Ngụy tại Tu Ngư, hơn 8 vạn quân chư hầu bị giết, tướng Thân Sai bị Tần bắt sống. Trận thua quân Tần ở Tu Ngư khiến liên quân hợp tung của Công Tôn Diễn thất bại.

Lần thứ hai

Thành công của Công Tôn Diễn trong lần liên minh đầu tiên là phá được thế liên hoành giữa 3 nước lớn Tần, Tề và Sở, khiến họ đứng về phía mình. Sau thất bại của liên quân ở Tu Ngư, Công Tôn Diễn rời vũ đài chính trị, phái liên hoành thắng thế. Nước Tần sợ mối liên minh Tề và Sở nguy hại cho mình nên sai Trương Nghi đi sang Sở ly gián, lừa gạt Sở Hoài vương tới 2 lần, khiến nước Sở bị mất đồng minh Điền Tề (năm 312 TCN), mất nhiều đất đai về tay Tần, bản thân Hoài vương bị nước Tần bắt giữ khi đến hội họp và cuối cùng chết ở nước Tần (296 TCN).
Phong trào hợp tung lại được khôi phục, dưới sự phát động của quý tộc nước Tề là Mạnh Thường quân Điền Văn vào năm 298 TCN. Nhưng lần hợp tung này không có Sở, Triệu và Yên tham gia. Nước Sở vừa suy nhược sau khi bị Tần đánh bại nhiều lần và Sở Hoài vương bị bắt, Sở Khoảnh Tương vương mới lên ngôi thế lực còn rất yếu không thể động binh. Nước Triệu đang muốn tập trung binh lực tiêu diệt nước Trung Sơn nên Triệu Vũ Linh vương cũng không muốn sang mặt trận phía tây đánh Tần. Còn vua Yên khi đó là Chiêu vương mới lên ngôi sau cuộc biến loạn và bị chính quân Tề Mẫn vương tàn phá, rất căm thù nước Tề, chỉ nuôi chí báo thù Tề chứ không liên minh với Tề.
Do đó liên minh chỉ có Tề, Hàn và Ngụy tham gia. Mạnh Thường quân có phương lược lãnh đạo tốt, quân 3 nước cùng tiến đến ải Hàm Cốc, thu được thắng lợi. Sang năm 297 TCN, quân 3 nước lại đánh bại quân Tần lần thứ 2. Đến năm 296 TCN, Mạnh Thường quân lại chỉ huy liên quân đánh tới cửa Hàm Cốc lần thứ 2, chiếm được thành Diêm Thị. Tần Chiêu Tương vương sau nhiều thất bại liên tiếp phải cầu hòa, trả lại đất Phong Lăng cho nước Ngụy và đất Vũ Toại cho nước Hàn.

Lần thứ ba

Sau lần hợp tung thành công, nước Tề càng lớn mạnh. Tề Mẫn vương trở nên kiêu ngạo, không tin dùng Mạnh Thường quân. Để phá hợp tung, Tần Chiêu Tương vương lại sai sứ sang đề nghị Tần và Tề cùng xưng đế. Hai bên giao ước vua Tần xưng làm Tây Đế, vua Tề xưng làm Đông Đế, và cùng mang quân tấn công nước Triệu nằm giữa cũng trở nên lớn mạnh khi vừa tiêu diệt Trung Sơn.
Biện sĩ Tô Tần với tư thế của người giúp Yên Chiêu vương – vị vua muốn báo thù nước Tề - muốn làm yếu nước Tề trước hết phải phá việc liên hoành giữa Tề và Tần, ngăn cản hai nước xưng đế.
Năm 288 TCN, Tô Tần sang nước Tề. Ông chỉ ra cho vua Tề thấy rằng nếu cùng xưng đế với Tần thì các nước chỉ tôn trọng Tần mà không tôn trọng Tề, nếu bỏ đế hiệu thì các nước sẽ cảm tình với Tề mà ghét Tần, vì vậy vua Tề quyết định bỏ đế hiệu. Giữa đánh Triệu và đánh Tống, ông cũng cho vua Tề thấy Tống yếu Triệu mạnh, do đó đánh Tống dễ thành công hơn là đánh Triệu. Sau khi vua Tề bỏ đế hiệu, vua Tần cũng buộc phải bỏ đế hiệu vào tháng 12 năm 288 TCN.
Sau khi phá vỡ mối liên hoành Tề và Tần, Tô Tần tiếp tục đi du thuyết các nước Yên, Tề, Triệu, Ngụy, Hàn, tích cực liên hệ với Phụng Dương quân, Mạnh Thường quân, Hàng Mận, Chu Tới, Hàn Dư Vi là các đại thần ở các nước này để đẩy mạnh việc hợp tung.
Tề Mẫn vương muốn tham gia hợp tung chống Tần để làm Tần yếu đi khiến mình có thể dễ dàng chiếm Tống. Triệu nằm giữa Tần và Tề mạnh, rất sợ liên minh của hai nước này, nên tìm cách liên hệ với nước Tề phía đông để làm yếu Tần. Nắm quyền nước Triệu khi đó là Phụng Dương quân Lý Đoái. Lý Đoái là người thân Tề nên rất tán thành hợp tung.
Hàn và Ngụy nằm giáp với Tần, khi thấy Tề và Triệu liên minh thì họ muốn tham gia. Nước Yên vì lợi ích của nước nhỏ cũng phải tham gia liên minh. Kết quả năm 287 TCN, 5 nước Yên, Tề, Triệu, Hàn, Ngụy cùng hợp tung.
Tuy nhiên, liên quân 5 nước họp tại giữa Huỳnh Dương và Thành Cao, chưa phát động tấn công Tần thì giải tán. Chỉ có quân Tề nhân cơ hội đó xua quân đánh Tống, tiêu diệt nước Tống vào năm 286 TCN. Việc đánh Tần tuy không thành công, nhưng Tô Tần đã đạt được mục đích ly gián liên minh “liên hoành” giữa Tề và Tần.
Không lâu sau, cả Tô Tần và Tề Mẫn vương đều bị giết. Tề bị liên quân các nước đánh bại và bị Yên chiếm đóng trong 5 năm. Hợp tung tan vỡ.

Lần thứ tư

Sau khi đẩy lui quân Yên về nước, khôi phục quốc gia, Tề không thể lấy lại sức mạnh như thời Tề Mẫn vương. Bản thân các nước tham gia hợp tung gây chiến tranh làm suy yếu lẫn nhau, nên quân Tần thừa thế mở nhiều cuộc tấn công sang đông, lấn đất đai các nước. Ba nước nằm giáp Tần là Tam Tấn (Hàn, Triệu, Ngụy) bị thiệt hại nhiều nhất, sau nhiều lần chiến bại phải cắt đất cầu hòa liên miên.
Năm 260 TCN, quân Tần đánh bại quân Triệu một trận lớn ở Trường Bình, giết hơn 40 vạn quân Triệu. Sang năm 258 TCN, quân Tần thừa thắng tiến sang vây hãm kinh thành nước Triệu là Hàm Đan.
Nước Triệu nguy cấp, bèn sai sứ cầu cứu nước Ngụy, Tề, còn Bình Nguyên quân Triệu Thắng đích thân sang Sở đề nghị Sở Khoảnh Tương vương hợp tung chống Tần. Do sự thuyết phục của người khách Mao Toại (dưới quyền Bình Nguyên quân), vua Sở bằng lòng hợp tung, cử Xuân Thân quân Hoàng Yết đi cứu. Cùng lúc, Ngụy An Ly vương cũng cử Tấn Bỉ mang quân cứu Triệu. Tuy nhiên cả 2 cánh quân Sở, Ngụy đều chỉ hư trương thanh thế không giao chiến với quân Tần. Riêng nước Tề, khi đó dưới thời Tề vương Kiến, thế nước đã suy yếu, lại dùng chính sách liên hoành với Tần, giao hảo với nước Tần không chịu hưởng ứng hợp tung với chư hầu.
Em vua Ngụy là công tử Ngụy Vô Kỵ hăng hái hưởng ứng hợp tung, lấy trộm binh phù của vua anh Ngụy An Ly vương, ra mặt trận lừa giết tướng Tấn Bỉ đoạt lấy quân đội và dẫn quân đánh úp quân Tần. Tướng Tần là Vương Lăng thua to phải rút về nước.
Lần hợp tung chống Tần này chỉ có 3 nước Triệu, Ngụy, Sở, công lao lớn nhất thuộc về Tín Lăng quân Vô Kỵ.

Lần thứ năm

Mười năm sau (247 TCN), quân Tần vây hãm kinh đô Đại Lương của nước Ngụy. Vua Ngụy sai sứ đến mời Ngụy Vô Kỵ về nước trao binh quyền. Ngụy Vô Kỵ sai sứ báo khắp các chư hầu. Chư hầu các nước Triệu, Sở, Hàn, Yên nghe tin Ngụy Vô Kỵ làm tướng, đều sai tướng đem quân hợp sức cứu Ngụy. Chỉ có Tề vương Kiến vẫn tiếp tục chính sách liên hoành với Tần, dù có ý kiến khuyên nên hợp tung nhưng vẫn không phát quân theo Ngụy.
Tín Lăng quân cầm quân cả năm nước đánh tan quân Tần ở Hà Ngoại. Tướng Tần là Mông Ngao bỏ chạy. Nguỵ Vô Kỵ thừa thắng đuổi quân Tần đến ải Hàm Cốc, chẹn đường quân Tần, quân Tần không dám ra.
Hợp tung thắng lợi. Nhưng uy tín của Ngụy Vô Kỵ quá cao, lại do nước Tần ly gián làm Ngụy An Ly vương lo ngại. Cuối cùng Tín Lăng quân bị giải chức và qua đời năm 243 TCN.

Lần thứ sáu

Người phát động hợp tung lần thứ 6 là tướng Bàng Noãn nước Triệu vào năm 241 TCN. Theo sự vận động của nước Triệu, quân các nước Yên, Sở, Ngụy cùng đến họp.
Dưới sự chỉ huy của Bàng Noãn, liên quân 4 nước tấn công đất Loát của nước Tần. Tuy nhiên quân Tần giữ vững, quân 4 nước không hạ được phải rút lui về. Bàng Noãn lại tấn công nước Tề, đánh chiếm đất Nhiêu An.
Đó là lần hợp tung cuối cùng giữa các nước chư hầu Sơn Đông. Hơn 10 năm sau, nước Tần bắt đầu xóa sổ từng nước. Các nước không lập lại được thế hợp tung để cùng chống Tần, cuối cùng đều bị tiêu diệt.

Đánh giá

Hợp tung (cũng như liên hoành) không phải là một hệ phái chính trị hay hệ phái học thuật, chỉ là chính sách liên minh vì lợi ích sinh tồn trực tiếp của từng quốc gia. Hợp tung không bền vững ngay từ những lần tập hợp đầu tiên, nên các sử gia vẫn gọi vắn tắt là kiểu liên minh “sớm vầy tối khác”.
Các nước chư hầu đương thời có mối quan hệ phức tạp, nên các biện sĩ tìm nhiều cách để khai thác du thuyết nhằm kiếm danh lợi. Các sử gia cho rằng hợp tung có những nhược điểm lớn, là một nguyên nhân quan trọng khiến các nước hợp tung thất bại trong việc chống Tần:
  1. Quá coi trọng việc dựa vào sức mạnh bên ngoài (của nước khác), phóng đại quá mức tác dụng của sách lược và mưu kế, không quan tâm đúng mức tới phát huy những yếu tố nội tại như cải cách kinh tế, chính trị nước mình để cho nước giàu binh mạnh
  2. Thiếu tầm nhìn xa, chỉ mong muốn đạt được hiệu quả nhất thời
Trong 6 lần hợp tung, lần thứ 3 vào năm 287 TCN chỉ phát động mà không hành động nhằm vào Tần. Những cuộc tấn công khác hoặc thất bại hoặc không gây được tổn thất lớn cho nước Tần, cũng không đủ khả năng bù đắp những thiệt hại mà Tần đã gây ra cho các nước trước đó. Các nước tham gia hợp tung nhưng liên minh không chặt chẽ, không coi trọng tín nghĩa, thiếu lòng chân thành.
Hơn nữa, các nước hợp tung đều có những tính toán riêng vì lợi ích của mình, khi cần có thể lại ngả sang theo Tần và đánh nước đồng minh; bên ngoài có vẻ nhất trí nhưng bên trong lại do dự, mất đoàn kết. Ngoài ra, chính các nước Sơn Đông cũng gây nhiều cuộc chiến chống lại nhau nhằm thu lợi, tàn sát lẫn nhau, làm suy yếu đối thủ chung của nước Tần. Riêng nước Tề từ thời Tề vương Kiến chủ trương liên hoành, bỏ mặc các chư hầu không chi viện. Tất cả những yếu tố đó tạo điều kiện cho nước Tần càng về sau càng tiến về đông thuận lợi.
Xét trên thực tế, liên minh giữa các nước tạo ra sức mạnh đáng kể và khiến nước Tần phải dè chừng, vì thế để tiến về đông được, nước Tần phải tìm mọi cách phân hóa các nước hợp tung.
Trong sách Tư trị thông giám, sử gia Tư Mã Quang thời Bắc Tống cho rằng: “Hợp tung là quyền lợi cụ thể của 6 nước, giả dụ 6 nước có thể giữ chữ tín, chữ nghĩa để thân mật hợp tác, thì dù nước Tần cường bạo, sáu nước cũng không đến nỗi bị diệt vong”. Tư Mã Quang xem Tam Tấn (Hàn, Triệu, Ngụy) là rào giậu, là bình phong của Tề và Sở, còn Tề và Sở là gốc rễ của Tam Tấn, giữa họ phải có sự nương tựa, tuyệt đối không thể tấn công lẫn nhau. Vì vậy Tư Mã Quang xem việc Tam Tấn đánh Tề là tự nhổ gốc rễ của mình, còn Tề và Sở tấn công Tam Tấn là tự bỏ rào giậu của mình. Sự chia rẽ giữa các chư hầu Sơn Đông giúp nước Tần lần lượt gạt bỏ từng chướng ngại để đi đến tiêu diệt toàn bộ.

Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 10:07, ngày 14 tháng 5 năm 2013.

Viễn giao cận công

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Viễn giao cận công: Ở xa thì giao thiệp, ở gần thì tấn công. Đây là kế thứ 23 trong ba mươi sáu kế. Nguyên văn là: 形禁势格,利从近取,害以远隔。上� �下泽. Tể tướng nước Tần là Phạm Thư đề ra kế viễn giao cận công, theo đó với các nước gần, Tần sẽ dùng vũ lực uy hiếp, chiếm thành chiếm đất, với các nước xa không đem quân đi được thì lại dùng ngoại giao dụ dỗ làm đồng minh. Cứ như vậy Tần nhanh chóng trở thành bá chủ của cả 6 nước chư hầu, tạo điều kiện cho Doanh Chính thống nhất Trung Quốc sau đó. Khi Tần vương Doanh Chính lên ngôi, nước Tần đã rất lớn mạnh, có ưu thế áp đảo so với 6 nước chư hầu còn lại. Đất Tần đã mở mang về phía đông rất rộng, lấy từ các nước lân cận như Hàn, Triệu, Ngụy, Sở và nhà Chu (bị diệt năm 249 TCN).
Các nước chư hầu Sơn Đông luôn bị đẩy vào thế chống đỡ, nhiều lần tổ chức liên minh chống Tần nhưng chỉ đạt được một số thắng lợi tạm thời, không ngăn cản được quân Tần đông tiến. Tần vương tiếp tục duy trì chính sách "thân xa đánh gần", giao hảo với nước Tề, uy hiếp lấn chiếm Tam Tấn và Sở. Nước Tề giữ quan hệ với Tần nên không ra quân cứu các chư hầu khác. Tần vương Chính bên trong dùng Úy Liêu, Lý Tư bày mưu kế, bên ngoài dùng cha con Vương Tiễn, Vương Bí và Mông Ngao, Mông Vũ làm tướng đánh dẹp các nước. Năm 230 TCN, Tần vương Chính dự định đi kinh lược đất Hàn. Nước Hàn trước đó bị Tần đánh bại nhiều lần, đã rất nhỏ yếu không còn khả năng kháng cự. Hàn vương An sợ hãi, vội thu hết sổ sách, địa đồ trong nước sang đầu hàng nộp đất. Tần vương chính thức thôn tính nước Hàn. Sau khi diệt Hàn, Tần vương Chính điều quân đánh Triệu. Tướng Triệu là Lý Mục đẩy lui được quân Tần. Tần vương bèn dùng kế ly gián, sai người đút lót cho gian thần nước Triệu là Quách Khai, xui Khai gièm pha Lý Mục. Triệu U Mục vương nghe lời gièm, tin rằng Lý Mục có mưu phản, bèn giết chết Lý Mục. Tần vương Chính thúc quân đánh Triệu gấp. Năm 228 TCN, quân Tần phá vỡ kinh thành Hàm Đan, bắt sống Triệu vương Thiên. Anh Thiên là Triệu Gia chạy lên đất Đại phía bắc xưng vương. Thái tử Đan nước Yên lo lắng nước Tần sẽ đánh tới nước Yên, bèn sai dũng sĩ Kinh Kha đi hành thích Tần vương Chính, trên danh nghĩa là dâng địa đồ đất Đốc Cương. Vụ hành thích không thành, Kinh Kha bị giết. Tần vương Chính quay sang đánh Ngụy để hoàn tất chiến thuật diệt Tam Tấn đầu tiên trong 6 nước. Năm 225 TCN, quân Tần hùng mạnh tấn công Đại Lương, tháo nước sông vào thành. Ngụy vương Giả không chống nổi phải ra hàng. Ngay trong năm 225 TCN, Tần vương Chính sai Lý Tín mang 20 vạn quân đánh Sở. Lý Tín bị tướng Sở là Hạng Yên đánh bại. Tần vương Chính bèn nghe theo lão tướng Vương Tiễn, tổng động viên 60 vạn quân giao cho Vương Tiễn ra mặt trận. Vương Tiễn đánh Sở trong 2 năm, đánh bại Hạng Yên, bắt sống Sở vương Phụ Sô. Hạng Yên chạy thoát, lập vua Sở mới là Xương Bình quân lên ngôi. Vương Tiễn lại tấn công xuống phía nam, giết chết vua Sở và Hạng Yên, bình định nước Sở. Chỉ còn 2 nước Tề phía đông và Yên phía bắc. Năm 222 TCN, Tần vương sai con Vương Tiễn là Vương Bí mang quân tấn công Yên. Yên vương Hỷ sợ hãi bỏ Kế thành chạy sang Bình Nhưỡng, rồi lừa bắt giết thái tử Đan, nộp đầu cho nước Tần để tạ tội với Tần vương Chính. Nhưng Tần vương Chính vẫn hạ lệnh tiến quân, phá vỡ thành Bình Nhưỡng, bắt sống Yên vương Hỷ. Quân Tần nhân đó tiến sang đánh đất Đại. Đại vương Gia (anh Triệu vương Thiên) bị bắt bèn tự sát. Còn lại nước Tề, vốn không quen việc chiến tranh suốt hơn 40 năm. Năm 221 TCN, Tần vương Chính lấy cớ Tề vương Kiến mang quân phòng thủ ở biên giới phía tây là hành động gây hấn, bèn sai Vương Bí mang quân từ nước Yên tiến thẳng xuống phía nam đánh úp kinh thành Lâm Tri. Tề vương Kiến không chống nổi, phải đầu hàng. Cả 6 nước hoàn toàn bị thôn tính.

Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 17:35, ngày 19 tháng 4 năm 2014.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét