Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

VIỆT NAM HIỀN HÒA 4/1

(ĐC sưu tầm trên NET)

Tôn giáo và Tín ngưỡng
Ngoài tín ngưỡng dân gian, Việt Nam còn có một số tôn giáo lớn như: đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Ðài và đạo Hòa Hảo...





Ðạo Phật Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, đến đời Lý (thế kỷ thứ 11) Phật giáo ở vào giai đoạn cực thịnh và được coi là hệ tư tưởng chính thống. Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong nhân dân và có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội, để lại nhiều dấu ấn trong lĩnh vực văn hoá, kiến trúc. Nhiều chùa, tháp được xây dựng trong thời kỳ này.

Cuối thế kỷ thứ 14, Phật giáo phần nào bị lu mờ, nhưng những tư tưởng của Phật giáo còn ảnh hưởng lâu dài trong đời sống xã hội và sinh hoạt của Việt Nam. Hiện nay, số người theo đạo Phật và chịu ảnh hưởng của đạo Phật khoảng trên 70% số dân cả nước.

Công giáoÐược du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 17, nơi tập trung nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam hiện nay là vùng Bùi Chu - Phát Diệm (tỉnh Ninh Bình) và vùng Hố Nai - Biên Hoà (tỉnh Ðồng Nai). Số lượng tín đồ theo đạo Kitô chiếm khoảng trên 5 triệu người.




Ðạo Tin Lành
Ðược du nhập vào Việt Nam vào năm 1911 nhưng ít được phổ biến. Hiện nay, các tín đồ theo đạo Tin Lành sống chủ yếu ở vùng Tây Nguyên. Tại Hà Nội cũng có nhà thờ đạo Tin Lành tại phố Hàng Da. Số tín đồ theo đạo Tin Lành khoảng trên 400 nghìn người.

Ðạo HồiÐạo Hồi du nhập vào Việt Nam khá sớm, tín đồ đạo Hồi chủ yếu là người Chăm ở miền Trung Trung bộ, có khoảng hơn 60 nghìn người.



Ðạo Cao Ðài
Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1926. Toà thánh Tây Ninh là trung tâm hội tụ những người theo đạo Cao Ðài ở miền Nam. Số tín đồ theo đạo này khoảng hơn 2 triệu người.







Ðạo Hoà Hảo
Xuất hiện ở Việt Nam năm 1939. Số tín đồ theo đạo này khoảng trên 1 triệu người, chủ yếu ở miền Tây Nam bộ.

Tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu Trong đời sống tâm linh của người Việt Nam đã từng tồn tại nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Người Việt có tục thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Phật, thờ các thần linh, thờ các anh hùng có công với nước, với dân..., đặc biệt thờ Mẫu (Mẹ).

Thờ Mẫu có nguồn gốc của tục thờ thần thời cổ đại, thờ các nữ thần núi, rừng, sông, nước. Sau này, Mẫu được thờ ở các đền, phủ, và Mẫu luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất.  Thờ Mẫu có nguồn gốc ở miền Bắc, vào đến miền Nam, "Ðạo" này đã hoà nhập "Mẫu" với các nữ thần trong tín ngưỡng địa phương: Thánh Mẫu Thiên Y A Na (Huế), Thánh Mẫu Linh Sơn (Tây Ninh)

Trong thực tế việc thờ cúng của "Ðạo" Mẫu có sự hội nhập các hình thức của nhiều tôn giáo khác. Ngày nay, tín ngưỡng dân gian được coi trọng nên nhiều đền, phủ đã và đang được phục hồi và hoạt động sôi nổi. 


Phong tục tập quán

Cúng giỗ
Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Ðây cũng là dịp gặp mặt  người thân trong gia đình trong dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong.    

Lễ tết
Một năm, người Việt có Tết Nguyên Ðán (đúng mồng một tháng giêng âm lịch) là ngày tết lớn nhất, ngoài ra còn có rất nhiều lễ, tết đặc trưng khác.    

Ngày tết của các dân tộc
Nước Việt là một cộng đồng các dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một kiểu ăn tết riêng, đôi khi kéo dài rất dài ngày tạo thành mùa gọi là mùa Tết. Mỗi kiểu ăn Tết đều biểu hiện nét đặc trưng văn hoá riêng của dân tộc mình.  

Làng - Phường
Nền văn hoá truyền thống Việt Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp. Cuộc sống của mỗi người Việt Nam đều gắn bó mật thiết với xóm làng, quê hương...    

Giao thiệp
Theo phong tục Việt Nam "miếng trầu là đầu câu chuyện" miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giầu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có.     

Cưới hỏi
Cưới hỏi là một lễ trọng có quy định chặt chẽ của dân tộc Việt từ trước tới nay không có gì thay đổi trên nền tảng cơ bản, chỉ có một số lễ tục thay đổi để phù hợp với thời đại.     

Tục cưới hỏi của một số dân tộc
Tục cưới hỏi ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Đặc biệt hơn cả là tục cưới hỏi của đồng bào Ê Đê và La Hủ...    

Tang lễ Người Việt Nam quan niệm rằng "nghĩa tử là nghĩa tận" nên khi có người chết, tang lễ được tổ chức trọng thể.      

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét