Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

ĐIÊN RỒ TRONG VÒNG DANH LỢI ! 1

 (ĐC chép từ nguoiduatin.vn). 

Dương Chí Dũng: Từ đỉnh cao xuống vực sâu

Xuất thân danh giá, đường quan lộ lên như diều gặp gió, nhưng sức mạnh của đồng tiền đã khiến Dương Chí Dũng liên tiếp mắc sai lầm, kéo theo cả anh em ruột vào đường tù tội.

    Danh gia vọng tộc
    Dương Chí Dũng (SN 1957) là con trai cả của cựu đại tá Dương Khắc Thụ, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng.
    Sau khi tốt nghiệp THPT, Dương Chí Dũng không thi đậu đại học nên đi lao động xuất khẩu bên CHDC Đức.
    Được ít năm, Dương Chí Dũng buộc phải trở về nước do các nhà máy phía Đông Đức bị đình trệ, đóng cửa. Sau đó Dương Chí Dũng về làm việc tại văn phòng công đoàn Cảng Hải Phòng.

    Dương Chí Dũng sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 12/12 tới về 2 tội danh "Tham ô tài sản" và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

    Năm 1994, Dương Chí Dũng về làm cán bộ tại Tổng công ty Xây dựng Đường thủy (lúc đó là Liên hiệp các xí nghiệp nạo vét). Cũng trong năm này, Dương Chí Dũng được đưa về làm Phó giám đốc Công ty Nạo vét sông 1.
    Trong khoảng thời gian này, Dương Chí Dũng học lớp tại chức ngắn hạn ngành Kinh tế vận tải biển (3 năm) tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, ông làm luôn luận văn thạc sĩ rồi luận án Tiến sĩ kinh doanh thương mại tại Trường Đại học Thương mại.
    Sau khi có bằng Tiến sĩ kinh tế, tháng 9/2003, Dương Chí Dũng được điều sang làm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco).
    Tuy nhiên, khi lèo lái Vinawaco, Dương Chí Dũng đã đẩy công ty này liên tiếp rơi vào tình trạng thua lỗ nặng. Hiện Vinawaco vẫn phải gánh hơn 130 tỷ đồng tiền lãi mỗi năm trong khi lợi nhuận cao nhất 4 năm gần đây chỉ đạt gần 30 tỷ đồng/năm.
    Tháng 8/2005, Dương Chí Dũng được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc Vinalines.
    Đến tháng 7/2011, ông Dũng tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT Tổng công ty này.
    Trong 6 năm lèo lái Vinalines, Dương Chí Dũng dính nhiều lùm xùm liên quan tới tham ô, hối lộ. Công việc kinh doanh của Vinalines bị thua lỗ nặng, số tiền nợ lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
    Đầu tháng 2/2012, sau khi thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Vinalines, ông Dũng được điều động sang giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
    Xung quanh việc bổ nhiệm Dương Chí Dũng, Bộ GTVT khẳng định vẫn làm đúng nguyên tắc, đúng thẩm quyền và trình tự.
    Cụ thể, Bộ GTVT giải thích: "Trước khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, chúng tôi hoàn toàn không nhận được bất kỳ thông tin gì từ thanh tra, công an hay đơn tố cáo ông Dũng".
    "Đục khoét" Vinalines
    Năm 2007-2008, Vinalines triển khai dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam với tổng đầu tư 3.854 tỉ đồng, sau đó điều chỉnh dự án lên đến hơn 6.488 tỉ đồng và quyết định mua ụ nổi 83M từ Nga.
    Dù biết ụ nổi 43 năm tuổi này bị hư hỏng nhiều, không đủ điều kiện để lưu hành nhưng Dương Chí Dũng vẫn tìm cách móc nối, hợp thức hóa dự án này. Giá mua ụ nổi lên tới 9 triệu USD, trong khi giá gốc chỉ có 2,3 triệu USD.

    Ụ nổi 83M đắp chiếu nhiều năm nay, gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng.
    Sau khi mua về nước, do không thể sử dụng, Dương Chí Dũng chỉ đạo cấp dưới vung tiền ra để sửa chữa. Số tiền chi cho việc sửa chữa ụ nổi ngày càng lớn, cộng với tiền trả lãi ngân hàng, tiền bến bãi đã khiến tổng thiệt hại lên đến gần 370 tỷ đồng và con số này vẫn không ngừng tăng.
    Thương vụ trót lọt, Dương Chí Dũng cùng Mai Văn Phúc (cựu TGĐ Vinalines), Trần Hữu Chiều (cựu phó TGĐ kiêm Trưởng ban quản lý dự án mua ụ nổi 83M) và Trần Hải Sơn (cựu giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) được "lại quả" 1,66 triệu USD (28 tỷ đồng).
    Trong đó ông Dũng và Phúc chia nhau mỗi người 10 tỷ đồng, Sơn nhận hơn 7,8 tỷ đồng và Chiều 340 triệu đồng.
    Liên quan đến vụ mua ụ nổi, ngày 1/2/2012, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án tham ô tài sản, khởi tố và bắt tạm giam bốn bị can Trần Hải Sơn, giám đốc; Trần Văn Quang, trưởng phòng kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines; Trần Bá Hùng, cán bộ Hyundai Vinashin và Phạm Bá Giáp, giám đốc Công ty Nguyên Ân - Nha Trang, về hành vi “tham ô tài sản”.
    Hành trình chạy trốn
    Chiều 17/5/2012, cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc (phó vụ trưởng Vụ Vận tải Bộ GTVT, nguyên TGĐ Vinalines), Trần Hữu Chiều (phó TGĐ Vinalines) về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
    Tuy nhiên, đến khi CQĐT tống đạt quyết định khởi tố thì Dương Chí Dũng hoàn toàn biến mất trước sự bất ngờ của lực lượng cảnh sát điều tra khi sáng cùng ngày ông Dũng vấn đến cơ quan làm việc. Nhiều nghi vấn được đặt ra về việc lộ thông tin, bao che cho bị can này được đặt ra.
    Ngày 18/5/2012, truy nã đặc biệt đối với ông Dương Chí Dũng.
    Ngày 4/6/2012, ban tổng thư ký Tổ chức Interpol ban hành lệnh truy nã đỏ (truy nã quốc tế) đối với bị can Dương Chí Dũng.
    Ngày 24/7/2012, khởi tố thêm 6 bị can liên quan đến vụ án này gồm Bùi Thị Bích Loan (cựu kế toán trưởng Vinalines), Lê Văn Dương (đăng kiểm viên), Mai Văn Khang (cán bộ Ban quản lý dự án Vinalines), Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng và Huỳnh Hữu Đức (đều là cán bộ Chi cục Hải quan Tân Phong, tỉnh Khánh Hòa) về hành vi “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Khởi tố bổ sung đối với bị can Trần Hải Sơn về tội danh trên.
    Trong quá trình Dương Chí Dũng "biến mất", cơ quan điều tra đã truy tìm ra được đường dây đưa người trốn đi nước ngoài, trong đó "mắt xích" chính là Dương Tự Trọng (nguyên đại tá, Phó GĐ Công an TP Hải Phòng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an, em ruột Dương Chí Dũng) cùng gần 10 người trong ngành công an khác như Nguyễn Bình Kiên (em rể Dương Chí Dũng), Vũ Tiến Sơn, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh....
    Cụ thể, khi biết cơ quan điều tra chuẩn bị thực hiện lệnh bắt anh trai mình, Dương Tự Trọng đã hướng dẫn anh trai đến nhà bồ Dương Chí Dũng tại đường Nguyễn Khánh Toàn (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), tạm thời trốn ở đó chờ triển khai kế hoạch vượt biên.
    Sau đó, Trọng đã bàn bạc với Vũ Tiến Sơn (Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về trật tự xã hội (TTXH) - Công an TP Hải Phòng) và Hoàng Văn Thắng (cán bộ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TP Hải Phòng); Nguyễn Trọng Ánh (cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Công an TP Hải Phòng) lên kế hoạch đưa Dương Chí Dũng đi trốn.
    Tham gia kế hoạch này còn có Trần Văn Dũng (Dũng "Bắc Kạn") - giang hồ có tiếng ở Hải Phòng. Kế hoạch ban đầu dự định đưa Dương Chí Dũng từ Hà Nội xuống Quảng Ninh rồi sang Trung Quốc.
    Tuy nhiên khi xem quẻ bói, thấy không thuận nên Dương Chí Dũng quyết định chuyển hướng trốn sang Campuchia qua Singapore rồi sang Mỹ. Dương Tự Trọng lại lên kế hoạch đưa anh trai vào miền Nam để vượt biên.
    Do Interpol quốc tế đã nắm được thông tin, Dương Chí Dũng không được phép nhập cảnh vào Mỹ nên buộc phải quay lại Campuchia.
    Đến ngày 4/9/2012, Dương Chí Dũng bị bắt, kết thúc cuộc trốn chạy suốt 3 tháng đầy công phu.
    Ngày 6/12/2012, Vũ Tiến Sơn bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài theo Điều 175 Bộ luật Hình sự.
    Ngày 23/2/2013, Dương Tự Trọng bị bắt tạm giam và bị tước quân tịch để điều tra với tội danh tương tự.
    Ngày 7/11/2013, Viện KSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố bị can Dương Tự Trọng về tội danh "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài".
    Việc bắt Dương Tự Trọng từng gây xôn xao dư luận đất Cảng. Theo đánh giá, Dương Tự Trọng có nhiều tố chất nổi bật để có thể vươn cao hơn nữa, từng là nỗi kinh hoàng của tội phạm đất cảng.
    Mua nhà cho bồ nhí
    Dương Chí Dũng kết hôn với bà Phạm Thị Mai Phương (SN 1959) và có 3 cô con gái. 2 cô con gái lớn hiện đang học đại học.
    Tuy đã có vợ con đề huề, nhưng Dương Chí Dũng vẫn cặp bồ với Ph.T.T (SN 1982, quê Thiệu Hóa, Thanh Hóa, từng làm tiếp viên nhà hàng) và có với người này một cậu con trai.
    Tại cơ quan điều tra, Dương Chí Dũng cũng khai, vì trách nhiệm với giọt máu của mình đã có chung với Ph.T.T. nên Dũng đã cho tiền để T. mua, đứng tên một căn hộ cao cấp ở tòa nhà Skycity (88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) và một căn hộ ở tòa nhà Pacific (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) với tổng giá trị trên 32 tỷ đồng.
    Tuy nhiên vào đầu tháng 12 vừa qua, bà Phạm Thị Mai Phương (vợ Dương Chí Dũng) đã gửi đơn lên HĐXX TAND TP.Hà Nội kêu oan cho chồng.
    Trong đơn, bà Phương khẳng định số tiền ông Dương Chí Dũng mua 2 căn hộ chung cư nói trên là tiền của bà đưa cho chồng. Bà cũng thừa nhận đã biết chuyện ông Dũng có con trai riêng với người phụ nữ khác từ lâu, nhưng chấp nhận.
    Ngoài ra, bà Phương phủ nhận việc Dương Chí Dũng nhận hối lộ. 3 luật sư cũng đã bay sang nước ngoài để xác minh gốc gác vấn đề.
    Ngày 12/12 tới, Dương Chí Dũng sẽ bị đưa ra xét xử với 2 tội danh "Tham ô tài sản" và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
     
    Nguồn: Dân trí 
     

     

    Chánh toà Kinh tế bô bô khoe cách kiếm tiền bẩn... của mình

    "Ông ta coi trời bằng vung, ra quán nước vỉa hè hay ngồi cà phê nhưng cứ bô bô cách thức kiếm tiền "bẩn" của mình, như thể oai lắm. Ông ta "chém" rằng, chẳng vụ nào là không có "màu", bà A kể.

        Sau khi ông Đồng Xuân Thép (trú tại đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng), Giám đốc doanh nghiệp công bố ghi âm, tố cáo thẩm phán Ngô Văn Anh - Chánh toà Kinh tế và Phó Chánh án TAND TP. Hải Phòng Lê Khắc Hạnh đòi tiền "bôi trơn" bản án 130 triệu đồng, vẫn xử cho ông Thép thua kiện đến ban Nội chính Thành uỷ Hải Phòng thì sự vụ tiêu cực của vị Chánh tòa Kinh tế và Phó chánh án TAND TP. Hải Phòng đã bị lộ rõ. 
        "Ông ta đáng bị bắt từ lâu rồi..."!?
        Đi đâu, làm gì, Hải Phòng mấy ngày qua chỉ "dậy sóng" chuyện thẩm phán Ngô Văn Anh cùng với Phó Chánh án Hạnh hay còn có tên gọi khác là Hạnh "hói" cầm tiền "bôi trơn" bản án rồi lật kèo. Người dân Hải Phòng bảo rằng, đó là cách hành xử của giang hồ chứ không phải của cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật.
        Bà Nguyễn Thị A., một người từng được nghe rất nhiều chuyện chia chác, "vòi" tiền đương sự của ông Ngô Văn Anh, kể: "Ông ta coi trời bằng vung, ra quán nước vỉa hè hay ngồi cà phê nhưng cứ bô bô cách thức kiếm tiền "bẩn" của mình, như thể oai lắm. Ông ta "chém" rằng, chẳng vụ nào là không có "màu". Nếu đương sự không chi "màu", hồ sơ chờ đấy. Hơn nữa, theo "thuyết" ở đời thì "của nhà chia hai, của chùa thì chia ba..."”. 
        Bà A. cho biết thêm, nhiều dư luận phàn nàn về phẩm chất, đạo đức, thái độ tiếp đương sự của thẩm phán Ngô Văn Anh lắm. Song, không hiểu, đã có thế lực nào che chắn, "chống lưng" mà vị thẩm phán này rất "oai, oách". Đương sự đến phòng làm việc của ông ta, ông ta nói oang oang chuyện cần phải có kinh phí, thế này, thế khác... như thách thức cơ quan chủ quản. Vậy mà, chẳng thấy cơ quan chủ quản nhắc nhở gì?
        Cũng theo bà An, thẩm phán Ngô Văn Anh đáng bị bắt, bị xử lý từ lâu rồi!?
        Trụ sở TAND TP. Hải Phòng - nơi ông Ngô Văn Anh và Lê Khắc Hạnh làm việc.
        Thẩm phán phải...   cầu cứu sự trợ giúp của luật sư?
        Từng "lừa" gia đình ông Đoàn Văn Vươn rút đơn khởi kiện? Kể về thói "ăn bẩn" của thẩm phán Ngô Văn Anh, luật sư K. cho biết: Khi đang là Chánh toà Hành chính, thẩm phán Ngô Văn Anh thụ lý vụ kiện hành chính giữa ông Đoàn Văn Vươn với chính quyền huyện Tiên Lãng. Lẽ ra, với tinh thần, phẩm chất, đạo đức của người làm nghề, thẩm phán Ngô Văn Anh giải quyết vụ kiện thấu đáo thì đã không xảy ra "vụ án Tiên Lãng rúng động" rồi. Sau khi "lừa" gia đình ông Vươn rút đơn bằng biên bản hoà giải xong, vì gia đình này không "bôi trơn", thẩm phán Ngô Văn Anh vẫn còn vớt vát cái sự tham của mình bằng câu nói: "Bao giờ tôi xuống Tiên Lãng công tác, xin bữa thịt chó nhé...".
        Sau khi bị ban Nội chính thành ủy Hải Phòng "sờ gáy", dư luận lên án thẩm phán Ngô Văn Anh đạo mạo, coi trời bằng vung ấy đã gọi điện cầu cứu sự trợ giúp của luật sư. Vị luật sư vinh dự được thẩm phán Ngô Văn Anh tin tưởng, cầu cứu tên M.L.T., cho PV biết: "Bình thường, ông ấy "ăn uống tạp nham", nói năng chợ búa, bặm trợn lắm nhưng khi xảy ra "sự cố" vừa rồi, ông ta bắt đầu "bóp mồm, miệng hơn".
        Ông ta gọi điện cho tôi, nói thế này: "Anh cứu tôi với, chỉ có anh mới cứu được tôi thôi. Tôi đang bị bệnh, bị K giai đoạn cuối rồi. Tôi điều trị và ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Tôi đang xin nghỉ làm để đi điều trị đấy. Tôi cũng sắp về (về hưu - PV) rồi. Hãy giúp tôi!".
        Vị luật sư này cung cấp thêm, ông Ngô Văn Anh, theo đúng tuổi, chỉ còn khoảng vài tháng nữa thì về hưu, ông Hạnh cũng chừng đó nên chắc cũng định "buông mình". Không ngờ, "kẻ cắp gặp bà già"...
        Vị luật sư này cũng xác nhận: "Ông ta làm, ông ta chịu, "thánh" cứu". Lúc đầu tiên, ông ta chỉ trả vị Giám đốc kia 80 triệu đồng, bảo còn 50 triệu đồng, lên đòi ông Hạnh. Sau đó, đến thời điểm này, theo xác nhận của Giám đốc Thép thì ông Anh đã trả đủ ông 130 triệu đồng".
        Trao đổi với đại diện một số luật sư của đoàn Luật sư Hải Phòng, chúng tôi được biết một sự thật "khủng": Đó là, hầu như tất cả các luật sư ở Hải Phòng đều từng "va" với thẩm phán Ngô Văn Anh.
        Luật sư đến toà nghiên cứu hồ sơ, những vụ việc liên quan đến lĩnh vực ông Anh phụ trách, ông ta "kẻ cả" rằng: Cứ tiền vào là xong, bọn đương sự vớ vẩn thật, làm gì phải mời luật sư cho tốn thêm tiền. Có những vụ việc, đương sự không để ý đến những gợi ý của thẩm phán Ngô Văn Anh, ông ta gọi điện cho luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự trong vụ kiện đó, "phát giá" luôn bằng con số cụ thể.
        Khi đương sự không chấp nhận, ngày hôm sau xét xử, thẩm phán tuyên bất lợi cho đương sự này rất rõ ràng. Khi bị luật sư cự lại, thẩm phán Anh còn ngửa mặt lên trần phòng xét xử mà rằng: "Tuyên bố trên là tuyên bố của... trời", một luật sư cho biết.
        Vị luật sư này còn ám ảnh mãi cái vẻ mặt khiêu khích của thẩm phán Ngô Văn Anh hôm đó. Chúng tôi sẽ chuyển đến bạn đọc những vụ án thẩm phán Ngô Văn Anh xét xử đúng thành sai vì thiếu tiền "bôi trơn án" cho ông ta. Đó là những vụ án mà có đầy đủ căn cứ để đương sự A thắng kiện nhưng vì không đưa tiền "bôi trơn" cho thẩm phán nên ở sơ thẩm bị thua kiện, lên phúc thẩm ở TAND Tối cao thì lại thắng kiện.
        Viện KSND TP. Hải Phòng yêu cầu ông Nguyễn Tuấn Khanh giải trình Ông Vũ Mạnh Hùng, Phó viện trưởng, viện KSND TP.Hải Phòng cho hay, viện KSND TP. Hải Phòng đã yêu cầu ông Nguyễn Tuấn Khanh - Trưởng phòng 12, phòng Kiểm sát án Hành chính, Kinh doanh-Thương mại, Lao động, Phá sản làm báo cáo, giải trình vì liên quan đến nội dung đơn của ông Đồng Quang Thép tố cáo thẩm phán Ngô Văn Anh nói có chia cho ông Khanh 30 triệu đồng trong tổng số 130 triệu đồng ông Thép đã đưa để "bôi trơn án".
        Cũng theo đại diện lãnh đạo viện KSND TP. Hải Phòng thì, Viện sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng, có thẩm quyền của thành phố để làm rõ và xử lý nghiêm cán bộ, nếu sai phạm. Thực tế, ông Thép không tố cáo ông Khanh, nhưng trong đoạn băng ghi âm do ông Thép cung cấp có đề cập rằng, ông Ngô Văn Anh đòi tiền ông Khanh, vì đã đưa cho ông Khanh 30 triệu  đồng trong tổng số tiền mà ông Thép đã "bôi trơn án".
        Một tình tiết khác đáng lưu ý là sau khi Ban cán sự Đảng của TAND TP. Hải Phòng ra quyết định tạm đình chỉ công tác của thẩm phán Ngô Văn Anh để làm báo cáo, giải trình liên quan đến tố cáo của Giám đốc Thép, ông Ngô Văn Anh đã làm đơn xin nghỉ đi chữa bệnh.
        Nhóm PV

        Lộ ghi âm đòi Chánh tòa kinh tế Hải Phòng 130 triệu chạy án

        Ngày 29-11, TAND TP Hải Phòng chính thức có công văn thông báo việc Chánh án TAND TP.Hải Phòng ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ Chánh tòa kinh tế Hải Phòng, tạm đình chỉ nhiệm vụ xét xử của thẩm phán đối với ông Ngô Văn Anh để tiếp tục kiểm điểm, làm rõ nghi án thẩm phán này nhận hối lộ 130 triệu đồng.

            Người tố cáo là ông Đồng Xuân Thép, trú tại đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hồng Bàng, Hải Phòng.
            Ngoài việc tố cáo thẩm phán Ngô Văn Anh nhận “bôi trơn” 130 triệu đồng, ông Thép còn “tố” ông Lê Khắc Hạnh-Phó Chánh án TAND TP Hải   được chia 30 triệu đồng. Ông Khanh, lãnh đạo một phòng nghiệp vụ thuộc VKSND TP Hải Phòng cũng nhận được 30 triệu đồng tiền “bôi trơn”. Tổng số tiền mà ông Thép đã chi để “bôi trơn” cho cán bộ của tòa án, VKS là 160 triệu đồng.
            Ông Ngô Văn Anh chính là thẩm phán đã thụ lý vụ kiện phúc thẩm của ông Đoàn Văn Vươn kiện UBND huyện Tiên Lãng vì việc ra quyết định thu hồi đất trái luật. Sau đó, ông Ngô Văn Anh đã lập biên bản hòa giải giữa ông Vươn và UBND huyện Tiên Lãng, với nội dung ông Vươn rút đơn thì huyện Tiên Lãng sẽ tiếp tục giao đất. Tuy nhiên, sau khi tiến hành lập biên bản hòa giải, ông Vươn rút đơn khởi kiện thì UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định cưỡng chế. Hậu quả đã dần đến vụ án giết người, chống người thi hành công vụ của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
            Cùng với đơn tố cáo, ông Thép còn gửi kèm 4 file ghi âm. Trong những đoạn băng ghi âm này, giọng nói được cho là của vị Chánh tòa kinh tế với ông Thép về việc số tiền chạy án giữa 2 người này, đã thể hiện “Phải nộp đủ tao mới họp được, không nộp đủ không họp được”. Hoặc có đoạn “anh mới trả chú được 30 triệu… để anh lấy của thằng Hạnh (Phó Chánh án TAND TP Hải Phòng) 50 triệu, lấy của thằng Khanh bên VKS 50 triệu đồng…”. Còn giọng người đàn ông được cho là của ông Hạnh - Phó Chánh án TAND TP.Hải Phòng - khi trả lại tiền: “Cái hôm nọ chú đưa vẫn còn nguyên, tôi để trong cặp, nhưng không mang ở đây. Bây giờ chú qua chỗ anh, anh gửi trả chú cái hôm nọ, anh chưa biết là bao nhiêu?”. Ông Thép: “Ba chục”. Ông Hạnh: “Thì chú đưa thế nào thì vẫn thế...”.
            Liên quan đến nghi án, trước đó tháng 8-2010, ông Thép có đơn khởi kiện Cty CP xây dựng 204 để đòi tiền thi công 3 công trình biệt thự Bảo Đại Đồ Sơn, đường nước 353, dự án cầu Thành Trì (gói thầu số 1, số 2) với tổng số tiền khoảng 2 tỉ đồng.
            Ngày 22-10-2010, TAND TP.Hải Phòng mở phiên xét xử sơ thẩm, tuyên Cty CP xây dựng 204 phải trả cho ông Thép số tiền hơn 1,8 tỉ đồng. Đến ngày 18-3-2011, TAND Tối cao tại Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm, ra quyết định hủy bản án sơ thẩm đề giải quyết lại vụ án.
            Đến ngày 22-7-2013, TAND TP.Hải Phòng mở lại phiên tòa để giải quyết vụ án. Phiên tòa do thẩm phán Ngô Văn Anh đã tuyên ông Thép phải trả lại cho Cty CP xây dựng 204 số tiền trên 5 tỉ đồng.
            Theo ông Thép, trước khi mở phiên tòa, ông Anh yêu cầu ông Thép chi 130 triệu đồng “bôi trơn” để tổ chức cuộc họp và xét xử. Sau đó, ông Anh yêu cầu ông Thép đến gặp ông Hạnh - Phó Chánh án TAND TP.Hải Phòng để “bôi trơn” tiếp 30 triệu đồng cho ông này. Sau phiên tòa, vì thấy kết quả bất lợi cho mình, ông Thép đã có đơn tố cáo.
            Từ thông tin phản ánh của báo chí, lãnh đạo VKS cũng đã yêu cầu ông Khanh viết báo cáo giải trình về nghi án nhận tiền “bôi trơn” 30 triệu đồng.
            Một lãnh đạo của TAND TP Hải Phòng cho biết, đối với ông Lê Khắc Hạnh - Phó Chánh án TAND TP Hải Phòng, thuộc diện nhân sự TAND Tối cao quản lý, hiện TAND TP Hải Phòng đã báo cáo vụ việc cho TAND Tối cao chờ ý kiến. 
            Phong Dao

            Những nghi án mua giải Hoa hậu rúng động showbiz Việt 2013

            Quế Vân từng có 1 đời chồng, 2 con vẫn "ẵm" giải Á hậu, "ông bầu" Minh Chánh bị tố bán giải cuộc thi Hoa hậu Phu nhân người Việt... là những ghi án mua giải trong các cuộc thi nhan sắc rúng động showbiz Việt năm qua.

                Quế Vân dính nghi án bỏ 20.000 USD mua giải á hậu 2
                Ngôi vị á hậu của Quế Vân bị nghi ngờ được mua với giá 20.000 USD
                Từng có 1 đời chồng, 2 con, 30 tuổi và từng dính scandal đánh người cùng đàn em Hồng Quế trước đó, thế nhưng, ca sĩ Quế Vân vẫn nghiễm nhiên là một trong 4 thí sinh đến từ Việt Nam, tập trung với 21 thí sinh đến từ rất nhiều nước trên thế giới có cộng đồng người Việt sinh sống để dự thi. Bất ngờ hơn, Quế Vân đã đăng quang ngôi vị Á hậu 1.
                Cuộc thi Hoa hậu Người Việt Thế Giới 2013 năm nay được tổ chức tại một sân khấu lớn và hoành tráng tại khu Long Beach, California, Mỹ. Chương trình được tổ chức hoành tráng khi khán giả đầy kín khán phòng. Những phần biểu diễn ca nhạc của các ngôi sao đến từ Việt Nam: Đan Trường, Tim, Ưng Hoàng Phúc... đã khiến cho khán giả được thỏa mãn sự mong chờ âm nhạc trong nước bấy lâu nay.
                Tuy nhiên khán giả trong nước lại hoài nghi vì sao Quế Vân có thể tham gia cuộc thi này và đoạt giải khi đã có gia đình và chồng con. Cũng như nhiều người đẹp trước đó, Quế Vân dính phải nghi án mua giải. 
                Thí sinh Hoa hậu Phu nhân người Việt tố Phan Minh Chánh bán giải
                Người đẹp Diễm Kyly bị chèo kéo mua giải trong cuộc thi Hoa hậu Phu nhân Người Việt thế giới
                Diễm Kyly - một thí sinh lọt vào top 7 cuộc thi Hoa hậu Phu nhân Người Việt thế giới hồi tháng 12/2012 do Minh Chánh tổ chức, phản ánh việc chị đã bị chèo kéo mua giải. Và khi chị này cương quyết không chấp nhận, ban tổ chức đã “đánh” rớt chị một cách oan uổng, dù rằng khán giả đánh giá chị là một trong những thí sinh có khả năng nhất.
                “Tôi muốn lên tiếng là để cảnh báo cho nhiều cô gái khác. Tôi không muốn họ lại tin vào những cuộc thi nhan sắc mà Minh Chánh tổ chức, lại dốc công sức ra đi thi để rồi trắng tay, chỉ vì không chịu bỏ tiền ra mua giải… Tất cả các giải thưởng đều để người ta mua bán, sắp đặt trước hết rồi”, Diễm Kyly nói.
                Trước lời tố cáo về chuyện mua bán giải thưởng giữa Minh Chánh và Diễm Kyly, “ông bầu Ngọc Trinh” lên tiếng phủ nhận sự việc: Ban đầu Diễm KyLy nói với ông muốn mua giải Hoa hậu phu nhân với giá 10.000 USD. Sau cuộc thi Diễm Kyly cứ gọi nhiều cú điện thoại và thậm chí vào buổi khuya để hỏi thăm mua giải cho cháu của cô. Do muốn dò hỏi Diễm KyLy nên tôi đã nói chuyện. Khi Diễm Kyly hỏi giá thì tôi cứ nói đại ra một giá cao bất ngờ để Diễm Kyly khỏi suy nghĩ về việc mua giải nữa.
                Cũng theo ông Minh Chánh thì các thí sinh lọt vào tranh tài đêm chung kết đều được BTC điều tra nhân thân và lý lịch. Ngay trước đêm chung kết bên bộ phận điều tra của BTC có báo cáo về trường hợp của Diễm KyLy.
                BTC có nhiều lần họp mặt bàn chuyện về vấn đề lý lịch của Diễm KyLy, tuy nhiên chính tôi, trưởng BTC của cuộc thi đã quyết định cho Diễm KyLy ở lại và tham dự đêm chung kết.
                Hoa hậu các dân tộc Việt Nam dính tin đồn mua giải
                Vừa đăng quang, Ngọc Anh đã dính nghi án mua giải
                Ngay sau khi vừa đăng quang, tân Hoa hậu các dân tộc Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Anh đã dính tin đồn mua giải 1,5 tỷ đồng và ngủ với con trai 15 tuổi của phó BTC cuộc thi - bà Đoàn Thị Kim Hồng.
                Quý Bà Kim Hồng đã lập tức lên tiếng khẳng định hoàn toàn không thể có chuyện mua bán giải thưởng. Bà cho biết, Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần ba là cuộc thi do Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch cho phép, có Ban giám khảo là những người tên tuổi uy tín trong xã hội, có nhiều kinh nghiệm làm giám khảo các cuộc thi sắc đẹp tầm cỡ, có Ban chỉ đạo nghiêm túc, lại có Bộ công an tham gia giám sát từ đầu tới cuối. 
                Mai Nguyên (tổng hợp)

                Không có nhận xét nào:

                Đăng nhận xét