Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 5

(ĐC sưu tầm trên NET)

Đặng Trần Đức

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 

Thiếu tướng Đặng Trần Đức
Đặng Trần Đức (1922-2004), sinh tại Thanh Trì, Hà Nội; bí danh Ba Quốc3Q, Nguyễn Văn Tá; là Thiếu tướng tình báo Quân đội nhân dân Việt Nam. nguyên Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Cục trưởng Cục 12, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Tháng 3 năm 1945 tham gia Việt Minh tại khu Hàng Trống, Hà Nội; được tuyển vào Công an xung phong, từng giữ chức Trung đội trưởng Công an thanh niên xung phong Mặt trận Việt Minh khu Khâm Thiên, Hà Nội.[1]
Năm 1954, sau khi được Nha Liên lạc của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa điều vào miền Nam Việt Nam, ông được bố trí làm kế toán viên tại Nha Công an Nam phần. Sau đó năm 1957 chuyển về ban công tác đặc biệt Phủ Tổng thống của Việt Nam Cộng hòa, đặc trách tổ chức việc thu thập thông tin buôn lậu vàng. Tháng 4 năm 1959, Ba Quốc bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam khi thực thi chính sách tố cộng, diệt cộng (Luật 10-59).
Trong chiến tranh Việt Nam, vào những năm 60 đến khoảng đầu những năm 70 của thế kỷ 20, Ba Quốc hoạt động trong cơ sở tình báo số H.67 của Việt Cộng. Từ năm 1963, Ba Quốc được cài vào làm một trong những trợ lý "trung thành" của Bác sỹ Trần Kim Tuyến tại bộ phận tình báo trong nước thuộc Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo Việt Nam Cộng hòa (CIO) do Trần Kim Tuyến đứng đầu. Ở vị trí này, Ba Quốc được tiếp cận với hầu hết các tài liệu quan trọng trong mạng lưới tình báo của Việt Nam Cộng hòa.[2]
Ông mất hồi 5h30 phút, ngày 26 tháng 3 năm 2004 tại Quân y viện 175, thành phố Hồ Chí Minh.[3]

Phong tặng

Ông đã được Nhà nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam tặng thưởng nhiều huân huy chương:

Gia đình

Đặng Trần Đức có hai vợ là bà Phạm Thị Thanh (cả, đã mất) và bà Ngô Thị Xuân (lẽ); con trai cả là Đặng Trần Thành.

Chú thích

  1. ^ Khuất Quang Thụy (24/08/2010). “Người anh hùng thầm lặng” (bằng tiếng Việt). Báo Đại Đoàn Kết. Bản gốc lưu trữ 24/08/2010. Truy cập 15/12/2010.
  2. ^ Theo Tuổi Trẻ (10 tháng 3 năm 2007). “Điệp viên hoàn hảo (kỳ 5)” (bằng tiếng Việt). VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2007. Truy cập 15/12/2010. “Theo Tuổi Trẻ”
  3. ^ a b TRONGQUANG (Báo Hànộimới). “Thiếu tướng tình báo Đặng Trần Đức qua đời”. Báo Hànộimới. Bản gốc lưu trữ |url lưu trữ= cần |ngày lưu trữ= (trợ giúp). Truy cập tiếng Việt. “Theo Nhân Dân”

 

Đinh Thị Vân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 

Anh hùng Đinh Thị Vân (1916-1995)
Đinh Thị Vân (1916-1995) là một Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà là một tình báo viên nổi tiếng trong Chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
 

Thân thế và bước đầu sự nghiệp

Bà tên thật là Đinh Thị Mậu, sinh năm 1916 tại làng Đông An, tổng Cát Xuyên, huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường (nay là làng Đông An, xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường), tỉnh Nam Định. Ông nội bà là Đinh Mẫn Cấp, từng đỗ thi Hương năm Bính Tý (1876), sau về làm nghề dạy học, được dân làng thường gọi là “cụ Hương đồ”. Là một nhà nho, lại là người giàu có nhất làng, cụ Hương Cấp từng tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa thụcĐông du.
Thân phụ bà là ông Đinh Đức Hợp, từng học chữ Quốc ngữ tại trường Xuân Bảng, huyện Xuân Trường cùng với người em là Đinh Văn Bính. Ông Hợp về sau bỏ học, về làng làm nghề thầy thuốc trị bệnh cứu người. Ông có 2 đời vợ. Người vợ đầu là bà Nguyễn Thị Mộc, sinh cho ông được 3 con trai và 2 người con gái. Sau khi bà Mộc qua đời, ông Hợp tái giá với em bà Mộc là bà Nguyễn Thị Quì (1), và sinh một người con gái đặt tên là Đinh Thị Mậu.
Sau khi sinh được 6 tháng, thân phụ bà qua đời. Anh em bà được sự nuôi nấng và dạy dỗ của người ông nội Đinh Mẫn Cấp, sớm chịu ảnh hưởng tinh thần dân tộc chống lại quyền thống trị của thực dân Pháp. Năm 1933, được 2 người anh cùng cha khác mẹ là Đinh Lai Hạp và Đinh Thúc Dự (2), vốn là những đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, vận động tham gia hoạt động cách mạng, bà làm giao thông liên lạc, cất giữ tài liệu bí mật của Đảng và tham gia tổ chức nhóm “Ái hữu tương tế”, nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ cách mạng hoạt động tại địa phương… Thời gian này bà lập gia đình với một người cùng quê, từ đó mọi người thường gọi tên bà theo tên chồng là Vân. Cái tên Đinh Thị Vân ra đời từ đó.
Năm 1940, người chị dâu cả qua đời, bà nuôi ăn học 2 người cháu ruột là Đinh Xuân Mẫn và Đinh Văn Năng. Cả hai về sau đều tích cực tham gia hoạt động cho Mặt trận Việt Minh.
Tháng 8 năm 1945, với vai trò là cán bộ Việt Minh huyện Xuân Trường, bà tham gia công tác vận động dân chúng tham gia tổng khởi nghĩa ở hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy. Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, bà tham gia công tác xây dựng chính quyền mới ở huyện Xuân Trường.
Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 30 tháng 6 năm 1946, và được cử giữ các chức vụ Huyện ủy viên huyện Xuân Trường, Ủy viên ban Thường vụ Phụ nữ cứu quốc tỉnh Nam Định, Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định (1951-1953).

Bà Đinh Thị Vân (1954)

Hoạt động tình báo


Thiếu tá Đinh Thị Vân (người đúng giữa) 1970

Vinh danh

Để ghi nhận những đóng góp của bà, Nhà nước Việt Nam đã tặng thưởng:
  • Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân
  • 2 Huân chương Độc lập hạng Nhì
  • Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
  • Huân chương Chiến công hạng Nhất
  • Huân chương Quân kỳ Quyết thắng
và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác
Tên bà được đặt tên cho một đường phố tại phường Hạ Long, thành phố Nam Định.
Hiện nay, căn gác số 8 phố Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nơi bà sống những năm cuối đời được sử dụng làm nơi tưởng niệm cuộc đời bà. Một số kỷ vật về bà đang được lưu giữ tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Biasach.png

Chú thích

(1) Bà Nguyễn Thị Quì (mẹ của anh hùng Đinh Thị Vân) - Người được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng “Đồng tiền vàng” vì có công lao đóng góp cho cách mạng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bà là em ruột của bà Nguyễn Thị Mộc vợ cả ông Đinh Đức Hợp. (2) Đinh Thúc Dự (là anh cùng cha khác mẹ với anh hùng Đinh Thị Vân) - Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1930. Năm 1933 là Bí thư đầu tiên của chi bộ Đông An, Xuân Thành, Xuân Trường, Nam Định. Ông là người lãnh đạo chủ chốt của địa phương vùng lên giành lại Phủ Xuân Trường trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. - Sau Cách mạng Tháng Tám, ông đã kinh qua các cương vị: Huyện đội trưởng Quân sự Xuân Trường; Bí thư Huyện Ủy; Chủ tịch UBHC-KC Huyện Xuân Trường; Phó Chủ tịch Tỉnh Nam Đinh; Phó Bí thư Tỉnh Ủy Tỉnh Nam Định. Là đại biểu chính thức tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2, tổ chức tại Tuyên Quang, tháng 2 năm 1951. Ông hy sinh năm 1952. - Ông được truy tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp Hạng Hai (Chủ tich Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 22/LCT Đợt I - Năm 1961). Năm 1982, Bộ Thương Binh và Xã hội công nhận ông Đinh Thúc Dự là Liệt sỹ.
(3) Đinh Quang Tỉnh (người con nuôi) trong bài viết này là Họa sỹ Đinh Quang Tỉnh - biệt danh:Ba Tỉnh, là chủ bút trang Web: batinh.com


ĐỌC THÊM:

Ba Quốc Đặng Trần Đức, Thiếu Tướng Tình Báo QĐNDVN
Và Những Điệp Vụ Siêu Hạng

Hoàng Hải Vân - Tấn Tú
(Trích Tư liệu - Hồ sơ của Thanhnien.Online:
Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng)


NHẤN VÀO ĐỌC NỘI DUNG TOÀN BÀI

---------------------------- 

Tiết lộ về nữ tình báo nức tiếng của Việt Nam

(Kienthuc.net.vn) - Mười Hương là tướng tình báo nổi tiếng, nhưng ít người biết Việt Nam có một nữ tình báo với những chiến công lẫy lừng.
    Người vẽ bản đồ phòng ngự Nam vĩ tuyến 17
    Nữ tình báo đó không ai khác là đại tá, anh hùng LLVT Đinh Thị Vân. Bà nguyên là huyện ủy viên huyện Xuân Trường, Nam Định, hoạt động từ trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1954, bà bắt đầu được điều sang công tác tình báo rồi theo đoàn người di cư vào Nam đặt cơ sở hoạt động tình báo từ năm 1955.
    Lưới tình báo do bà xây dựng đã cung cấp cho quân ta nhiều tin tức có giá trị góp phần vào chiến công chung của ngành tình báo, mặc dù bà chưa một ngày học qua nghiệp vụ điệp viên. Một trong những thành tích đáng kể là điều tra tỉ mỉ hệ thống phòng ngự của quân đội Sài Gòn ở Nam vĩ tuyến 17 trong giai đoạn 1959 - 1960.
    Thời điểm này, ta bắt đầu mở đường Trường Sơn vào Nam, rất cần những thông tin về sự bố phòng của quân đội Sài Gòn ở nam vĩ tuyến 17. Ngoài ra, còn cần tìm hiểu xem đối phương đã biết những gì về việc quân ta xuất hiện ở Hạ Lào. Nhiệm vụ đó được cấp trên giao cho Đinh Thị Vân.
     Thiếu tá Đinh Thị Vân trong dịp phong anh hùng LLVT năm 1970. Ảnh: Wikipedia.
    Bà Vân tức tốc rời Sài Gòn khi Tết Kỷ Hợi (1959) đến gần. Bà tìm đến một thành viên trong lưới của mình là Đinh Thế Phiệt. Người này từng là sĩ quan chỉ huy cấp đại đội ở trong sư đoàn 1 Sài Gòn. Mặc dù hiện tại Phiệt đã bị loại ngũ do để cho lính đánh nhau với đàn em của Ngô Đình Cẩn nhưng vẫn có quan hệ rất thân thiết với nhiều sĩ quan trong sư đoàn 1 – là đơn vị chính phòng thủ ở Nam sông Bến Hải.
    Trong vai mẹ nuôi của Phiệt, bà Vân cùng với Phiệt ra Huế giả làm người đi du lịch, nhưng thực chất là để làm nhiệm vụ. Ở Huế, Phiệt đến thăm các sĩ quan bạn bè cũ. Phiệt mang theo cả máy ảnh nói là để chụp ảnh kỷ niệm nhưng cũng là để lợi dụng chụp những sự bố trí trong các doanh trại, hệ thống phòng ngự. Nhờ thế, chẳng bao lâu, một hệ thống phòng ngự của sư đoàn 1 đã bị bà Vân và Phiệt ghi nhớ hết.
    Bà Vân lại hướng dẫn Phiệt tìm cách rủ viên tiểu đoàn trưởng tên Thọ ra giới tuyến thăm chiến hữu để tìm hiểu hệ thống phòng ngự ở Nam sông Bến Hải. Trong hồi ký Tôi đi làm tình báo, bà kể: “Tôi đã nhắc cậu Phiệt rủ Thọ ra thăm mấy đứa bạn ngoài giới tuyến. Hôm qua, hắn hứa rồi nhưng chưa quyết định ngày nào thì sáng nay, Thọ đánh xe tới. Hắn chạy xăm xăm vào nhà ghé sát tai cậu Phiệt hỏi: Có đi giới tuyến thăm mấy thằng ngoài đó không? - Cám ơn anh, thế thì còn gì bằng. Tôi nghe hai người trò chuyện với nhau mà lòng thì khấp khởi mừng. Như vậy thì mọi việc chắc chắn sẽ thuận buồm xuôi gió.
    Thế là toàn bộ tuyến phòng ngự từ Huế ra đến Gio Linh, vị trí các trung đoàn, hệ thống công sự, bãi mìn cậu Phiệt đã nắm được khá chắc. Thọ còn để lộ cho Phiệt biết một số dự án tác chiến, hướng triển khai của các trung đoàn bộ binh. Phiệt đã quen địa hình nên nhận thức được rất nhanh”.
    Với yêu cầu thứ 2 của cấp trên đặt ra, Phiệt không mấy khó khăn để dò la. Trong một buổi tối sau khi cơm nước xong, Thọ và Phiệt vẫn ngồi thì thầm với nhau chuyện quân sự. Chính lúc này, Thọ đã tiết lộ cho Phiệt biết về tin tức có sự xuất hiện của đối phương ở Hạ Lào. Thọ nói: “Có độ 5 tiểu đoàn thôi. Các ông trên chỉ thông báo đến cấp trung đoàn, nhưng có thằng tiểu đoàn trưởng nào mà không biết, 5 tiểu đoàn nhưng có thể không phải tất cả quân chiến đấu”.
     Bà Đinh Thị Vân (đứng giữa) trong dịp phong anh hùng LLVT. Ảnh: Batinh.com.
    Thực tế, Phiệt đã dò hỏi được thông tin này từ một sĩ quan khác nhưng vẫn muốn duyệt lại qua Thọ để xem sự nhận định trong đám sĩ quan sư đoàn 1 có thống nhất không để nắm rõ xem đối phương đã biết về hoạt động của ta ở Hạ Lào đến mức độ nào.
    Rõ ràng ở vào thời điểm đó, việc nắm rõ hệ thống phòng ngự cho đến kế hoạch triển khai của các đơn vị quân đội Sài Gòn ở Nam vĩ tuyến 17 có giá trị rất to lớn. Có những thông tin ấy, ta sẽ chủ động hơn trong việc xác định các hướng xâm nhập vào Nam sao cho an toàn.
    Lập nhiều chiến công lẫy lừng
    Ngoài vụ trên, Đinh Thị Vân cùng với mạng lưới của mình còn lập nhiều chiến công khác. Chẳng hạn thông tin kịp thời về việc Mỹ sẽ đổ quân vào Nam Việt Nam sau khi chiến lược chiến tranh đặc biệt thất bại hay biết trước được kế hoạch của cuộc hành quân Junction City (Gian-Xơn-Xi-Ty) giúp quân ta chủ động đối phó làm thất bại âm mưu của chúng.
    Để có được những thành công đó, Đinh Thị Vân đã dày công xây dựng một mạng lưới tình báo rất kỳ công. Đó là một việc làm rất lâu dài và cẩn trọng. Chẳng hạn để tạo tai mắt ở trong lực lượng không quân Sài Gòn, bà đã cho Đinh Văn Đoan nộp hồ sơ thi vào ngành này khi nó bắt đầu tuyển người và đã hướng dẫn cho Đoan những cách để làm sao lấy được lòng tin của các sĩ quan. Có lúc người ta thấy Đoan có tài năng định cho đi học lái máy bay, bà lại phải bày cách cho Đoan từ chối vì làm công việc văn thư mới dễ lấy tin tức.
    Hay như trung úy Hà Đăng, vốn dĩ là con của một cơ sở cùng di cư năm 1955 với bà và khi còn nhỏ được bà đón về nhận làm con nuôi. Bà đã kiên trì thổi vào tâm hồn Hà Đăng từ khi còn thơ lòng tin và sứ mệnh phục vụ tổ quốc. Bởi thế lớn lên Hà Đăng đã đi học trường võ bị Thủ Đức rồi ra làm đại đội trưởng 1 đơn vị ở sư đoàn 5. Trong vị trí đó, anh đã nhiều lần báo cho quân ta biết trước những cuộc càn, hành quân của địch.
    Vào năm 1959 đến 1964, bà bị bắt giam do sơ hở trên đường đi công tác. Tuy nhiên suốt 5 năm giam giữ với đủ các ngón nghề từ tra tấn thể xác đến ru ngủ tinh thần, bọn an ninh của quân đội và Đoàn công tác miền Trung của Dương Văn Hiếu vẫn không moi được chút tin tức nào từ bà. Trái lại, ở trong trại Lê Văn Duyệt, bà còn nhiều lần lên tiếng đấu tranh với các thủ đoạn tâm lý chiến của địch để thức tỉnh các anh em bị ru ngủ. Mãi đến năm 1964, do chính trường Sài Gòn lục đục đảo chính nhau liên miên, bà mới được thả ra.
     Bà Vân (X) chia tay các đồng chí ở chiến khu Dương Minh Châu để ra Bắc năm 1969. Ảnh: Batinh.com.
    Được tự do, bà liền xốc lại mạng lưới của mình và hoạt động tích cực. Đặc biệt, trong kế hoạch Mậu Thân, lưới tình báo của bà đã đóng góp nhiều thông tin cho Bộ chỉ huy chiến dịch về sự bố phòng của Sài Gòn và sự hiểu biết của địch về kế hoạch của ta. Do sức khỏe giảm sút vì bị tra tấn dã man, tháng 3/1969, bà được tổ chức đưa ra Bắc để điều trị và làm công tác huấn luyện tình báo. Một năm sau, ngày 25/8/1970, Nhà nước phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân để ghi nhớ công lao của bà.
    Vũ Tiến Đức


    Cuộc đời huyền thoại của nữ anh hùng tình báo







    (ĐSPL) - Trong ngành tình báo Việt Nam, Đại tá Đinh Thị Vân là một cái tên nổi tiếng. Nhưng ít người biết bà cũng là một tấm gương sáng minh chứng cho đức hy sinh cao cả của người phụ nữ Việt Nam.
    Nữ đại tá tình báo
    Đại tá Đinh Thị Vân tên thật là Đinh Thị Mậu, xuất thân trong một gia đình Nho học ở làng Đông An, xã Xuân Thành – Xuân Trường – Nam Định. Trong gia đình, Đinh Thị Mậu là con gái út. Trên có hai anh trai là Đinh Lai Hạp và Đinh Thúc Dự. Chính hai người anh này đã giác ngộ và dìu dắt cho em gái trong những buổi đầu hoạt động cách mạng.
    Trước năm 1954 bà là huyện ủy viên Xuân Trường và công tác trong Hội phụ nữ cứu quốc huyện rồi làm Hội trưởng Hội Phụ nữ tỉnh Nam Định. Sự nghiệp của bà rẽ sang một hướng khác vào năm 1954 khi bà được điều về Cục Nghiên cứu Tổng Tham mưu (tiền thân của Tổng cục II).
    Khi dòng người công giáo ồ ạt di cư vào Nam, cấp trên quyết định cử bà hòa vào dòng người đó để vào đặt cơ sở phục vụ cho những nhiệm vụ sau này. Trong hoạt động tình báo, Đinh Thị Vân đã gây dựng được một lưới tình báo hiệu quả với những cơ sở có mặt từ văn phòng của Nguyễn Cao Kỳ tới các phòng ban của quân đội Sài Gòn.
    Nhờ thế đã cung cấp được nhiều tin tức quý giá cho quân ta. Tiêu biểu trong số đó là nắm được và báo cho Trung ương cục miền Nam bản kế hoạch chiến dịch Gian-xơn-xity của Mỹ - Ngụy trước khi nó được thực hiện. Do đó, trận càn này Mỹ Ngụy huy động lực lượng lớn nhất, phương tiện hiện đại nhất nhưng lại bị thiệt hại nặng nề nhất trong chiến lược chiến tranh cục bộ. 
    bao.jpg" alt="nữ anh hùng tình báo Đinh Thị Vân" width="500" />
    Bà Đinh Thị Vân (đứng giữa) trong dịp phong anh hùng LLVT năm 1970.
    Sau ánh hào quang
    Năm 1969, do sức khỏe giảm sút, Đinh Thị Vân được tổ chức đưa ra Bắc để điều trị và ở lại miền Bắc làm công tác huấn luyện tình báo. Một năm sau, ngày 25/8/1970, bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân để biểu dương công lao của bà.
    Ít người biết rằng, sau bản thành tích huy hoàng, Đại tá Đinh Thị Vân có một cuộc sống riêng tư không được hạnh phúc. Để chiến đấu vì tương lai của cả đất nước, bà đã tự nguyện hy sinh hạnh phúc riêng tư của mình.
    Trước khi chuyển sang hoạt động tình báo, Đinh Thị Vân đã lập gia đình. Tên Vân chính là tên chồng. Cả hai vợ chồng cùng tham gia công tác cách mạng nhưng ít khi có dịp ở gần nhau.
    Khi cấp trên điều bà về ngành tình báo, trong đời sống riêng tư nổi lên vấn đề phải giải quyết việc gia đình như thế nào cho ổn thỏa. Trong hồi ký Tôi đi làm tình báo, Đại tá Vân kể lại: “Một lần về tỉnh họp, nghe các chị trong cơ quan kể lại nhà tôi thường tìm đến hỏi thăm tin tức về tôi, lần nào cũng khóc, tôi thấy lòng không yên. Nếu để anh cứ phải lo nghĩ về mình thì cũng khổ cho anh mà mình thì không yên tâm làm nhiệm vụ được. Muốn lo tròn phận sự với gia đình thì chỉ có cách là thôi công tác. Tôi không thể làm vậy được. Trách nhiệm của một đảng viên không cho phép tôi bỏ công tác về lo việc gia đình. Vậy thì chỉ có cách khuyên anh lấy người khác để về phía anh, anh có người chăm sóc, về phía mình, mình được yên bề”.
    Nghĩ là vậy nhưng đâu phải đơn giản như thế. Những cặp vợ chồng bất hòa đến phải chia tay mà khi ly dị cũng còn day dứt hụt hẫng huống chi tình cảm vợ chồng bà Vân rất đằm thắm. Cả hai cùng thương yêu nhau hết mực. Bởi vậy nên quyết định của Đại tá Vân trong thời điểm ấy cũng cực kỳ khó khăn. Bà kể: “Thực tình tôi đã phải trải qua biết bao đêm trằn trọc không tài nào chợp mắt được để tự định đoạt lấy công việc nó hệ trọng đến cả cuộc đời và hạnh phúc của mình. Tôi biết như vậy tôi sẽ không còn được anh chăm sóc như những năm tháng sống với nhau ở Sơn Tây, Hà Nội, anh lo cho tôi từ quả bồ kết gội đầu. Cuộc đời rồi sẽ mất đi tình yêu thương của chồng, vĩnh viễn mất đi. Có đêm nghĩ đến đây tôi cảm thấy lòng trống trải, bâng khuâng ngồi dậy thắp đèn nhìn quanh, ngó quẩn rồi lại nằm xuống trùm chăn kín đầu muốn cho quên đi hết kỷ niệm nhưng không sao quên được”.
    Động lực chính để bà quyết định thực hiện suy nghĩ ấy là vì: “Nếu như có phải mất đi cái hạnh phúc riêng nhỏ bé đó vì sự nghiệp lớn lao chung của dân tộc đâu có phải là uổng… Bao nhiêu đồng chí đã hy sinh cả cuộc đời mình trong tù ngục, trong đấu tranh nơi mũi tên hòn đạn cũng vì mục đích như vậy”. Và thế là Đinh Thị Vân kiên quyết chia tay chồng trong sự phản đối quyết liệt của cả gia đình đôi bên và cả của chồng.
    Trước khi vào Nam, Đinh Thị Vân được tổ chức cho biết tin người chồng đã bằng lòng kết hôn với một người khác. Có ai hình dung được tâm trạng bà thế nào vào lúc ấy? Trong hồi ký bà nói rằng bà cảm thấy “mừng vì từ nay anh đã có người thương yêu để lại nơi quê nhà”. Tuy nhiên, có lẽ trong thẳm sâu lòng mình, bà không thể không buồn đau vì phải chính mình dứt bỏ tình cảm lớn nhất đời mình như vậy.
    Điều đáng nói, 21 năm sau, khi được tin ông Vân đau yếu, bà đã thu xếp công việc tức tốc về quê thăm ông rồi lại lo toan chu tất việc tang ma khi ông Vân qua đời với tình cảm quý trọng thương yêu như thưở nào. Bà cũng giữ đúng những lời nói với ông Vân khi chia tay: “Anh sẽ lấy một người khác và cô ấy sẽ là vợ chính thất của anh. Mà cũng không phải khi anh lấy vợ rồi thì em sẽ đi lấy chồng. Không đâu. E tự biết rằng hai vai em không đủ gánh nổi cả việc nước lẫn việc nhà. Mong anh hiểu cho như vậy”. Cho đến cuối đời, bà vẫn cô đơn sống một mình trong căn gác nhỏ bên phố Cửa Đông.
    Câu chuyện của nữ anh hùng Đinh Thị Vân một lần nữa lại cho chúng ta một minh chứng về đức hy sinh cao cả của người phụ nữ Việt Nam.
    Trần Vũ
     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét