Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 3

(ĐC sưu tầm trên NET)

Vũ Ngọc Nhạ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Vũ Ngọc Nhạ
Tiểu sử
Biệt danh Hai Long, Ông Cố vấn
Quốc tịch Flag of Vietnam.svgViệt Nam
Sinh 30 tháng 3, 1928
Vũ Thư, Thái Bình
Mất 7 tháng 8, 2002 (74 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh
Binh nghiệp
Thuộc Flag of Viet Nam Peoples Army.svg Quân đội Nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ 1945 - 1989
Cấp bậc Vietnam People's Army Major General.jpgThiếu tướng
Đơn vị Tình báo Quân đội
Chỉ huy Flag of North Vietnam 1945-1955.svg Quân đội Quốc gia Việt Nam
Flag of Vietnam.svg Quân đội Nhân dân Việt Nam
Khen thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba
Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất
Huân chương Chiến công (1 hạng Nhất; 2 hạng Nhì; 1 hạng Ba)
Huân chương Quân công hạng Ba
Huân chương Chiến thắng hạng Ba
Huân chương Chiến sĩ Vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba
Huy chương Quân kỳ Quyết thắng
Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng
Vũ Ngọc Nhạ (1928-2002) là một trong 4 huyền thoại trong ngành Tình báo Việt Nam, và là một Thiếu tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông nổi tiếng với biệt danh Ông cố vấn vì từng làm cố vấn cho một số chính trị gia cao cấp của Việt Nam Cộng hòa và là nhân vật chủ chốt trong vụ án cụm tình báo A.22 làm rung động chính trường Sài Gòn vào cuối năm 1969.

Thân thế và bước đầu hoạt động

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Vũ Ngọc Nhạ có nhiều tên gọi như Pièrre Vũ Ngọc Nhạ (tên Thánh), Vũ Ngọc Nhã, Hoàng Đức Nhã, Vũ Đình Long (còn gọi là Hai Long), hay như bí danh Lê Quang Kép. Ngoài ra ông còn được biết với các biệt danh như Thầy Bốn (do bà con Giáo xứ Bình An đặt cho vì ông là thầy giảng đã tu 4 chức), Ông cố vấn (do ông từng được xem là cố vấn của một số quan chức cao cấp của Việt Nam Cộng hòa).
Ông tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh 30 tháng 3 năm 1928 tại xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (quê cha) nhưng từ nhỏ sống tại quê mẹ - Giáo xứ Phát Diệm, Ninh Bình.
Thời thanh niên, ông có vào học ở trường dòng một thời gian, rồi lên Hà Nội để học thi bằng Tú tài. Đầu năm 1945, sau cuộc đảo chính 9 tháng 3, ông làm quen với một cán bộ Việt Minh là Hoàng Minh Vân[1] và được người này hướng dẫn tham gia cách mạng
Cuối năm 1946, ông tham gia chiến đấu chống Pháp tái chiếm Đông Dương tại mặt trận Hà Nội. Sau khi Việt Minh rút khỏi Hà Nội, ông trở về Thái Bình, tham gia công tác dân vận của chính quyền Việt Minh tại địa phương, phụ trách khối Công giáo vận, với bí danh là Lê Quang Kép. Năm 1951, để tiện hoạt động trong vùng bị Pháp kiểm soát, ông đã nhờ người em trai làm một chứng minh thư giả mang tên Vũ Ngọc Nhạ. Và cái tên này về sau trở thành nổi tiếng.
Năm 1953, qua sự giới thiệu của Bí thư Liên khu ủy Khu 3 là Đỗ Mười, ông được Trần Quốc Hương tuyển chọn vào cơ quan tình báo quân sự để đào tạo cán bộ hoạt động trong giới Công giáo.

Xuống tàu vào miền Nam

Năm 1954, Hoàng Minh Đạo, thủ trưởng cơ quan tình báo quân sự đã ra chỉ thị tung một số điệp viên chiến lược vào miền Nam để chuẩn bị cho thời kỳ "hậu Hiệp định Genève". Vũ Ngọc Nhạ là một trong số những điệp viên đó. Năm 1955, ông cùng vợ và con gái xuống tàu Hải quân Pháp lẫn vào 1 triệu người Công giáo di cư vào Nam. Bản lý lịch với cái tên mới: Vũ Đình Long, dùng sử dụng khi vào Nam của ông có hầu hết các chi tiết xác thực: sinh ngày 30 tháng 3 năm 1928 tại xã Vũ Hội, Vũ Thư, Thái Bình; tham gia Việt Minh sau ngày Toàn quốc kháng chiến; vào Đảng Cộng sản năm 1947, năm 1951 trở thành Thị ủy viên của thị xã Thái Bình; năm 1952, bất mãn vì bị kỳ thị do gia đình là địa chủ và Công giáo, nên trở về Phát Diệm tham gia "Tổng bộ tự vệ Phát Diệm", một tổ chức chống Cộng do giám mục Lê Hữu Từ và linh mục Hoàng Quỳnh lãnh đạo; giữa năm 1954, sang Pháp, nhưng không lâu lại trở về Hải Phòng và xuống tàu di cư vào Sài Gòn tháng 12 năm 1955.
Sau khi vào Nam, ông cùng gia đình cư trú tại giáo xứ Bình An, không lâu sau chuyển sang sinh sống khu chợ Thị Nghè. Ông xin được một chân đánh máy trong Bộ Công chánh. Trong thời gian này, ông chủ yếu tập trung vào việc xây dựng vỏ bọc an toàn, nên thường xuyên lui tới giáo xứ Bình An và văn phòng Hội cựu tự vệ Công giáo Phát Diệm, qua đó chiếm được cảm tình của linh mục Hoàng Quỳnh và trở thành người giúp việc cho Giám mục Lê Hữu Từ. Cũng trong thời gian này, ông nhận ra được những yếu điểm quan trọng trong mối quan hệ giữa giới Công giáo với chính quyền, yếu tố quan trọng mà về sau được ông sử dụng như một thủ pháp để hoạt động tình báo. Từ khi vào Nam, ông thường dùng các tên gọi như Hai Long, Hai Nhạ, Hai Nhã theo thứ bậc của người miền Nam và ông cũng được linh mục Hoàng Quỳnh đặt một tên gọi riêng là Hoàng Đức Nhã[2].
Tuy vậy, cuối tháng 12 năm 1958, ông bị một nhân viên phản gián của Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung, tên là Nguyễn Tư Thái (tự Thái đen)[3] nhận diện nhưng ông vẫn hoạt động tại vùng Thái Bình cho đến từ cuối năm 1952. Vì lý do này, ông bị Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung bắt giữ và bị giam để chờ xác minh tại trại giam Tòa Khâm, Huế. Do công tác chuẩn bị tốt, do sự vận động của linh mục Hoàng Quỳnh, cộng với sự may mắn, ông không bị kết tội vì không đủ hồ sơ, nhưng vẫn bị giam giữ một cách không chính thức đến tận giữa năm 1961.

Người giúp việc của Giám mục Lê

Một sơ hở lớn của Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung là tập trung giam giữ khá nhiều tình báo viên tại trại Tòa Khâm. Trong thời gian bị giam giữ tại Tòa Khâm, Vũ Ngọc Nhạ đã móc nối được với một số tình báo viên khác, thậm chí nhận được sự chỉ đạo của trùm tình báo Mười Hương, khi đó cũng bị giam tại Tòa Khâm[4]. Từ đó, ông đã chuyển phương cách hoạt động, xây dựng sự tín nhiệm của "Ông Cố vấn chỉ đạo miền Trung" Ngô Đình Cẩn bằng tờ trình "4 Nguy cơ đe dọa chế độ" viết vào cuối năm 1959. Tờ trình này đã gây được sự chú ý của Ngô Đình Cẩn và sau đó cả của Ngô Đình Nhu lẫn Ngô Đình Diệm. Do sự dự đoán chính xác của ông về khả năng xảy ra đảo chính và cuộc đảo chính đã diễn ra sau đó vào ngày 11 tháng 11 năm 1960, các anh em họ Ngô đã chú ý đến ông và nhờ đó ông thoát khỏi sự giam cầm kéo dài trong hơn 2 năm.
Tờ trình "4 Nguy cơ đe dọa chế độ" được viết trên cơ sở mối quan hệ giữa giới Công giáo với anh em họ Ngô. Chính yếu tố này đã gây được sự chú ý, cộng với bức bình phong "người giúp việc cho Giám mục Lê Hữu Từ" mà Vũ Ngọc Nhạ được sử dụng như một người liên lạc và cung cấp thông tin giữa anh em họ Ngô với giới Công giáo di cư. Chính ở vị trí này, ông không những thu được nhiều tin tình báo có giá trị, mà còn có ảnh hưởng nhất định đến một số thông tin trao đổi giữa hai bên. Từ đó, ông bắt đầu có biệt danh Ông cố vấn.

Xây dựng Cụm tình báo chiến lược A.22

Sau cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963, thế lực chính trị của Công giáo phát triển nhanh. Lúc bấy giờ, vai trò lãnh đạo Công giáo được chuyển vào tay linh mục Hoàng Quỳnh. Cuối năm 1965, do sự tranh giành quyền lực quyết liệt trong "nhóm tướng trẻ", tướng Nguyễn Văn Thiệu đã sử dụng Vũ Ngọc Nhạ giữ vai trò liên lạc viên giữa tướng Thiệu và Công giáo, qua sự giới thiệu của Linh mục Hoàng Quỳnh, nhằm tìm chỗ dựa chính trị. Là một điệp viên, Vũ Ngọc Nhạ đã khéo léo sử dụng vai trò này để tạo dựng các mối quan hệ và gây ảnh hưởng đến giới chính trị gia cả trong dân sự lẫn quân sự.

Bút tích được cho là của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu viết cho Vũ Ngọc Nhạ
Được xem như một cố vấn cho tướng Thiệu trong lĩnh vực quan hệ với giới Công giáo, ông nhanh chóng trở thành một "Ông cố vấn" lần thứ hai, với sức ảnh hưởng đến chính giới còn mạnh hơn so với thời anh em Diệm - Nhu, nhất là từ sau khi tướng Thiệu đắc cử Tổng thống vào năm 1967. Để khai thác một cách triệt để hơn sức ảnh hưởng và nguồn thông tin lớn, cấp trên của ông đã mở rộng nhiệm vụ của ông thành mạng lưới, rồi cụm tình báo A.22 (vốn là mật danh riêng của ông) do Nguyễn Văn Lê [5] làm Cụm trưởng, ông làm Cụm phó trực tiếp phụ trách lưới tình báo. Toàn bộ cụm A.22 được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Đức Trí[6], Chỉ huy phó Tình báo quân sự tại miền Nam.
Ban đầu cụm phát triển thêm Nguyễn Xuân Hòe, Vũ Hữu Ruật đều là những tình báo viên mà Vũ Ngọc Nhạ đã bắt liên lạc lúc ông bị giam ở Tòa Khâm. Sau phát triển Nguyễn Xuân Đồng, và quan trọng nhất là vào đầu năm 1967, cụm được bổ sung Lê Hữu Thúy (hay Thắng), mật danh A.25.
Các điệp viên này đều được giao nhiệm vụ "chui sâu leo cao" vào những chức vụ quan trọng để có thể thu thập thông tin chiến lược và có thể tác động đến chính quyền. Thành công lớn nhất của Cụm A.22 là cắm được một cơ sở của Lê Hữu Thúy là Huỳnh Văn Trọng, vào vị trí Phụ tá tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Chính Huỳnh Văn Trọng dẫn đầu một phái đoàn của Việt Nam Cộng hòa sang Hoa Kỳ tiếp xúc, gặp gỡ với hàng loạt tổ chức, cá nhân trong chính phủ và chính giới Hoa Kỳ để thăm dò thái độ của Chính phủ Johnson đối với cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam, đồng thời thu thập được nhiều thông tin tình báo chiến lược.

Vụ án Huỳnh Văn Trọng và 42 ông điệp báo

Tuy tổ chức rất chặt chẽ, nhưng do hoạt động mạnh và có ảnh hưởng đến chính giới cũng như chính quyền Sài Gòn, CIA nhanh chóng phát hiện thấy điều không bình thường của những nhân vật riêng rẽ này, vốn hầu hết đều là những nghi can về tội làm điệp viên và từng bị giam giữ tại trại Tòa Khâm. Do đó, cơ quan CIA đã tiến hành điều tra để phá vỡ cụm tình báo vô cùng nguy hiểm này. Hồ sơ các cựu tù nhân trại Tòa Khâm được giở lại từ giữa năm 1968. Do quy mô, cũng như sức ảnh hưởng quá lớn và tính chất phức tạp của vụ án, mãi hơn một năm sau CIA mới chuyển giao thông tin cho Tổng Nha Cảnh sát điều tra vụ án. Một đơn vị đặc biệt có mật danh S2/B đã được thành lập và đã tiến hành bắt giữ hầu hết những người của Cụm A.22 vào trung tuần tháng 7 năm 1969. Toàn bộ các điệp viên Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy (tức Thắng), Vũ Hữu Ruật, Nguyễn Xuân Hòe, Nguyễn Xuân Đồng, hầu hết các cơ sở như phụ tá Huỳnh Văn Trọng, cơ sở giao liên như bà Cả Nhiễm... đều bị bắt giữ. Tuy nhiên, Cụm trưởng Tư Lê đã kịp thời trốn thoát.
Về cơ bản, cụm tình báo gần như bị phá vỡ hoàn toàn. Các chứng cứ về hoạt động tình báo hầu như đầy đủ. Chính giới Sài Gòn rung động vì quy mô của vụ án: 42 cán bộ và cơ sở điệp báo, hoạt động rộng và có ảnh hưởng trong nhiều cơ quan chính quyền cũng như các tổ chức chính trị, một phụ tá tổng thống bị bắt... Khi vụ án được đưa ra xét xử vào tháng 11 năm 1969, báo giới Sài Gòn đã mệnh danh đây là “Vụ án chính trị của thế kỷ”[7], “Vụ án gián điệp lớn nhất thời đại”[8].
Để cứu vãn hoạt động điệp báo và duy trì thế đứng chính trị, các thành viên Cụm A.22 quyết định đi một nước cờ xoay chuyển tình thế: biến vụ án gián điệp thành vụ án chính trị, lợi dụng mức ảnh hưởng và mối quan hệ sâu rộng, các bằng chứng công khai, cũng như tình thế chính trị bấy giờ để dẫn phiên tòa vào thế bế tắc.
Và họ đã thành công. Phiên tòa trở nên khó xử vì nhất cử nhất động của các bị cáo đều dính tới các chóp bu chính quyền từ tổng thống, bộ trưởng đến dân biểu, CIA. Các bằng chứng được công khai để kết tội hoạt động gián điệp "móc nối với Việt Cộng" đều trở thành những vụ việc do chính... Tổng thống hợp hiến ủy thác hoặc ra lệnh. Nhân chứng quan trọng nhất của "vụ án" chắc chắn tòa sẽ không triệu tập được vì đó chính là Tổng thống. Và các bị cáo đều lập luận rằng họ hoạt động theo yêu cầu của chính quyền và lương tâm tôn giáo đã được hướng dẫn.
Do không có bằng chứng thuyết phục để khép vào tội tử hình, tòa án quân sự mặt trận lưu động Vùng 3 đã tuyên án Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Xuân Hòe án Chung thân khổ sai, những thành viên khác bị kết án từ 5 năm đến 20 năm. Tuy nhiên, dù sao thì Cụm A.22 cũng đã thực hiện thành công được ý định của mình: giữ được mạng sống các điệp viên, giữ lại được vị thế chính trị để hoạt động khi ra tù, đồng thời gây ra sự nghi kỵ lẫn nhau trong chính trường Việt Nam Cộng hòa.
Đánh giá mức độ thành công của Cụm A.22 có thể thấy được qua lời tuyên bố của Vũ Ngọc Nhạ trước khi lên xe giải về trại giam sau khi phiên tòa kết thúc và được báo giới ghi lại:
Lúc quân cảnh đưa lần ra khỏi phòng xử để lên xe bít bùng, Vũ Ngọc Nhạ hướng về đám đông ký giả ngoại quốc và thân nhân nói lớn:
- Tôi gởi lời về thăm ông Thiệu
Rồi ông nói lên câu tiếng Pháp:
- Ma Mission est Possible mais maintenant est impossible! (Sứ mạng của tôi trước có thể hoàn thành được nhưng bây giờ thì bất khả!)
Và ông nói với một số ký giả trong nước:
- Vụ tụi tôi chỉ có lịch sử phán xét![9]
Sự thành công này còn đạt được một kết quả bất ngờ: khi Cụm Tình báo A.22 bại lộ, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn chưa và không muốn tin vào sự thật, còn cho rằng đây là âm mưu của CIA dàn cảnh. Trong thời gian Vũ Ngọc Nhạ và các bạn đồng chí bị đày ra Côn Đảo, Thiệu đã triệu hồi viên Tỉnh trưởng Côn Đảo về Sài Gòn và thế vào đó là một tay chân của ông ta để có diều kiện chăm sóc Hai Long, coi ông như thượng khách. Bởi thế, quãng thời gian này, sống trên đảo, Vũ Ngọc Nhạ đã tự đánh giá "Đó là một chuyến dạo chơi trên Thiên đường", có dịp tiếp xúc với nhiều nhân vật có tiếng tăm của cả Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ...

Tiếp tục hoạt động

Đầu năm 1973, Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng được đưa về trại giam Chí Hòa quản thúc theo quy chế tù chính trị theo Hiệp định Paris. Trong thời gian này, lợi dụng ảnh hưởng của mình và nhờ sự giúp đỡ của linh mục Hoàng Quỳnh, Vũ Ngọc Nhạ nối lại mối quan hệ với các tổ chức chính trị thuộc "Lực lượng thứ 3" do tướng Dương Văn Minh cầm đầu. Lo ngại những hoạt động của ông có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính quyền, ngày 23 tháng 7 năm 1973, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã trao trả ông tại Lộc Ninh cho phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, với danh xưng là "linh mục Giải phóng", với mục đích đẩy ông ra xa các hoạt động của chính giới Sài Gòn.
Sau khi được trao trả, cuối năm 1973, ông được đưa về Phòng tình báo quân sự để làm công tác xác minh. Đầu năm 1974, sau khi đã kiểm tra thông tin, ông được khôi phục hoạt động bí mật và được công nhận quân hàm Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong thời gian này, ông đồng thời nhận được quyết định khen thưởng về thành tích của Cụm A.22 đồng thời với quyết định kỷ luật cảnh cáo vì chịu trách nhiệm trong việc lưới tình báo này bị vỡ. Tháng 4 năm 1974, ông trở về hoạt động bán công khai tại Củ Chi, với mục đích xây dựng một cụm tình báo chiến lược mới do ông làm cụm trưởng, xây dựng cơ sở tình báo và nối lại quan hệ với các tổ chức chính trị thuộc Lực lượng thứ 3, đặc biệt là khối Công giáo. Tháng 1 năm 1975, ông trở lại Sài Gòn, sống bất hợp pháp và hoạt động trong Lực lượng thứ 3 với tư cách là một đại biểu Công giáo. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông có mặt bên cạnh tướng Dương Văn Minh tại dinh Độc Lập, chứng kiến những giờ phút cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Thất sủng và được tôn vinh

Sau năm 1975, toàn bộ Hồ sơ mật về Cụm tình báo chiến lược A.22 của Nha Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia được thu hồi nguyên vẹn. Thậm chí, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, một chỉ huy tình báo cao cấp và là chỉ huy trực tiếp của Vũ Ngọc Nhạ là Đại tá Nguyễn Đức Trí cũng có mặt tại dinh Độc Lập. Tuy nhiên, thân phận thực của Vũ Ngọc Nhạ vẫn chưa được xác nhận. Mãi đến năm 1976, ông mới được điều về làm chuyên viên Cục 2 với quân hàm Thượng tá. Năm 1981, ông được thăng Đại tá. Tuy nhiên, ông chỉ được giao các công tác nghiên cứu và tổng hợp các báo cáo để phúc trình cho các lãnh đạo cao cấp của nhà nước như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh.
Mãi đến năm 1987, khi cuốn tiểu thuyết Ông cố vấn hồ sơ một điệp viên của Hữu Mai xuất bản, thân thế và sự nghiệp của ông mới được công chúng biết tới. Để tôn vinh sự nghiệp hoạt động của ông, năm 1988, Nhà nước Việt Nam phong hàm Thiếu tướng cho Vũ Ngọc Nhạ. Cụm tình báo chiến lược A.22 và Đại tá Lê Hữu Thúy được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Một bộ phim phỏng theo tiểu thuyết "Ông cố vấn" cũng được sản xuất và đã có một số phóng sự về ông và cụm tình báo A.22 được công chiếu trước khi ông mất.
Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng:
  • Huân chương Độc lập hạng ba,
  • Huân chương Quân công hạng ba,
  • Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì,
  • 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba,
  • Huân chương Chiến thắng hạng nhì,
  • Huân chương Kháng chiến hạng nhất,
  • 3 Huân chương Chiến sĩ giải phóng (hạng nhất, nhì, ba);
  • 3 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng nhất, nhì, ba);
  • Huy chương Quân kỳ quyết thắng,
  • Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
Tuy nhiên, cho đến lúc mất, ông vẫn không được nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang mà chính nhà văn Hữu Mai nhận định rằng chính ông rất xứng đáng được nhận.
Ông còn được Tòa thánh Vatican và Giáo hoàng Paulus VI tặng bằng khen và Huy chương "Vì hòa bình" vào tháng 6 năm 1971.
Ông qua đời lúc 6 giờ 7 phút ngày 7 tháng 8 năm 2002 tại TP Hồ Chí Minh, hưởng thọ 75 tuổi. Phần mộ cửa ông hiện nay được đặt tại nghĩa trang Lạc Cảnh, Thành phố Hồ Chí Minh, trong khu vực dành riêng cho các tướng lĩnh, gần mộ phần của 2 điệp viên nổi tiếng khác là Phạm Xuân ẨnĐặng Trần Đức. Mộ phần của Đại tá Phạm Ngọc Thảo cũng cách đó không xa.

Chú thích

  1. ^ Về sau trở thành Đại tá tình báo, và là tác giả tập thơ "Sống trong mồ"
  2. ^ Do tên hiệu này mà nhiều người nhầm lẫn với ông Hoàng Đức Nhã, người từng giữ chức Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi trogn chính phủ của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ tháng 4 năm 1973 đến tháng 4 năm 1975.
  3. ^ Nguyễn Tư Thái còn nhận mặt được khá nhiều cán bộ Việt Minh khác, trong đó có Lê Hữu Thúy, một tình báo viên huyền thoại khác, về sau cũng bị lộ trong vụ án gián điệp A.22
  4. ^ Bị giam tại trại Tòa Khâm còn có Lê Hữu Thúy, Nguyễn Xuân Hòe, Vũ Hữu Ruật về sau đều nằm trong cụm A.22.
  5. ^ còn gọi là Tư Lê, hay Tư Rỗ
  6. ^ Còn gọi là Sáu Trí, về sau là Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam
  7. ^ Báo Cấp tiến ngày 29 tháng 11 năm 1969
  8. ^ Báo Thời thế ngày 1 tháng 12 năm 1969
  9. ^ Báo Sài Gòn Mới ngày 1 tháng 12 năm 1969

Phạm Xuân Ẩn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Phạm Xuân Ẩn
PhamXuanAn.jpg
Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn
Tiểu sử
Biệt danh Trần Văn Trung,
Hai Trung
Quốc tịch Flag of Vietnam.svgViệt Nam
Sinh 12 tháng 9 năm 1927
Biên Hòa, Đồng Nai
Mất 20 tháng 9, 2006 (79 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh
Binh nghiệp
Thuộc Flag of Viet Nam Peoples Army.svg Quân đội Nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ 1945 - 2002
Cấp bậc Vietnam People's Army Major General.jpgThiếu tướng
Chỉ huy Flag of North Vietnam 1945-1955.svg Quân đội Quốc gia Việt Nam
Flag of Vietnam.svg Quân đội Nhân dân Việt Nam
Tham chiến Chiến tranh Đông Dương
Chiến tranh Việt Nam
Chiến dịch Mậu Thân 1968
Chiến dịch Hồ Chí Minh
Khen thưởng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Huân chương Độc lập hạng Nhì
Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất
Huân chương Chiến công (1 hạng Nhất; 2 hạng Nhì; 1 hạng Ba)
Huân chương Quân công hạng Ba
Huân chương Chiến thắng hạng Ba
Huân chương Chiến sĩ Vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba
Huy chương Quân kỳ Quyết thắng
Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng
Công việc khác Nhà báo
Phạm Xuân Ẩn (12 tháng 9 năm 1927 - 20 tháng 9 năm 2006) là một thiếu tướng tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam với biệt danh X6, Trần Văn Trung hay Hai Trung. Ông từng là nhà báophóng viên cho Reuters, tạp chí TIME, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor... Ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 15 tháng 1 năm 1976.

Thân thế

Phạm Xuân Ẩn sinh năm 1927 tại xã Bình Trước, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, trong gia đình một viên chức cao cấp của chính quyền thuộc địa. Quê gốc của ông tại Hải Dương. Gia đình ông chuyển đến sống tại Huế khi cụ nội của ông là nghệ nhân kim hoàn được gọi vào Kinh đô để chế tác đồ vàng bạc cho triều đình. Ông nội của Phạm Xuân Ẩn là hiệu trưởng một trường nữ sinh ở Huế, đã được Vua ban Kim khánh. Cha của ông là một kỹ sư công chánh cao cấp tại Sở Công chánh, làm công tác trắc địa trên khắp miền Nam. Ông được sinh tại Nhà thương Biên Hòa, do chính các bác sĩ Pháp đỡ đẻ. Tuy là một viên chức cao cấp, nhưng cha của ông không nhập quốc tịch Pháp.

Thời niên thiếu và thanh niên

Thời niên thiếu, ông sống tại Sài Gòn, sau chuyển về Cần Thơ học trường Collège de Can Tho.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông bỏ học và tham gia tổ chức Thanh niên Tiền phong, sau đó học một khóa huấn luyện của Việt Minh về công tác tuyên truyền.

Hoạt động tình báo


Ảnh thẻ Nhà báo Phạm Xuân Ẩn, cấp năm 1965
Năm 1947, ông trở về Sài Gòn để chăm sóc cha đang bệnh nặng. Tại đây, ông tổ chức các cuộc biểu tình của sinh viên Sài Gòn, đầu tiên là chống Pháp rồi sau chống Mỹ. Ông làm Thư ký cho Công ty Dầu lửa Caltex cho đến năm 1950.
Năm 1950, ông vào làm ở Sở thuế quan Sài Gòn. Thực chất lúc này ông được Việt Minh giao nhiệm vụ tìm hiểu tình hình vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự và quân đội từ Pháp sang Việt Nam và từ Việt Nam về Pháp. Đây là những bước đầu hoạt động tình báo đầu tiên của ông, một trong khoảng 14 ngàn điệp báo viên Cộng sản được cài cắm và hoạt động tại miền Nam Việt Nam.[1] Năm 1952, ông ra Chiến khu D và được Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - Ủy viên Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ - giao nhiệm vụ tình báo chiến lược.
Năm 1953 tại rạch Cái Bát, Cà Mau trong rừng U Minh, dưới sự chủ tọa của Lê Đức Thọ (khi này là Phó Bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam), Phạm Xuân Ẩn được chính thức kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1954 Phạm Xuân Ẩn bị gọi nhập ngũ và được trưng dụng ngay làm bí thư phòng Chiến tranh tâm lý trong Bộ Tổng hành dinh quân đội Liên hiệp Pháp tại Camp Aux Mares (thành Ô Ma). Chính tại đây, ông đã quen biết với Đại tá Edward Lansdale, Trưởng phái bộ quân sự đặc biệt của Mỹ (SMM), trên thực tế là người chỉ huy CIA tại Đông Dương cũng là trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US.MAAG) ở Sài Gòn. Theo hồi ức của một số tướng lĩnh miền Nam Việt Nam, chẳng hạn như trong tư liệu Hồi kí Đỗ Mậu của Đỗ Mậu, nguyên trưởng cơ quan tình báo của miền Nam Việt Nam, thì Edward Lansdale là người trực tiếp vạch kế hoạch cũng như chủ trì việc thực hiện các công tác chủ yếu nhằm tạo uy tín, chỗ đứng cho Ngô Đình Diệm trong thời kì giữa thập niên 50. Khi nhận thấy mức độ khó khăn cũng như khối lượng công việc phải làm quá lớn, Ngô Đình Diệm có ý định từ bỏ chức Thủ tướng, chính Landsdale là người cố vấn cho Diệm không quyết định như vậy.
Năm 1955 theo đề nghị của phái bộ cố vấn quân sự Mỹ (lúc này đã chính thức thay Pháp đứng ra huấn luyện và xây dựng Quân lực Việt Nam Cộng hòa), Phạm Xuân Ẩn tham gia soạn thảo các tài liệu về tham mưu, tổ chức, tác chiến, huấn luyện, hậu cần cho quân đội. Đặc biệt ông cũng tham gia thành lập bộ khung của 6 sư đoàn bộ binh đầu tiên của Quân lực Việt Nam Cộng hòa mà nòng cốt là sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính người Việt trong quân đội liên hiệp Pháp trước đây.
Phạm Xuân Ẩn còn được giao nhiệm vụ hợp tác với Mỹ để chọn lựa những sĩ quan trẻ có triển vọng đưa sang Mỹ đào tạo (trong số này có Nguyễn Văn Thiệu, sau này trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa).
Trong công tác tình báo, để có thể đi khắp nơi và tiếp cận với những nhân vật có quyền lực nhất, tháng 10 năm 1957, theo sự chỉ đạo của Mai Chí Thọ và Trần Quốc Hương (Mười Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương) Phạm Xuân Ẩn qua Mỹ học ngành báo chí tại Quận Cam, California, trong hai năm (1957-1959) và là người Việt Nam đầu tiên sang học báo chí tại quận Cam [2].
Tháng 10 năm 1959, Phạm Xuân Ẩn về nước, nhờ những mối quan hệ, ông được Trần Kim Tuyến, giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị Văn hóa Xã hội (thực chất là cơ quan mật vụ trực thuộc Phủ Tổng thống), biệt phái sang làm việc tại Việt tấn xã phụ trách những phóng viên ngoại quốc làm việc tại đây.
Từ năm 1960 đến giữa năm 1964, ông làm cho Hãng thông tấn Reuters.
Từ năm 1965 đến năm 1976 ông là phóng viên người Việt chính thức duy nhất của tuần báo Time, ngoài ra ông còn là cộng tác viên của các tờ báo khác như The Christian Science Monitor...
Từ khi ở Mỹ về nước cho đến năm 1975, với vỏ bọc là phóng viên, nhờ quan hệ rộng với các sĩ quan cao cấp, các nhân viên tình báo, an ninh quân đội và người của CIA, Phạm Xuân Ẩn đã có được mọi nguồn tin tức quan trọng từ quân đội, cảnh sát và cơ quan tình báo.
Những tin tức và phân tích tình báo chiến lược của Phạm Xuân Ẩn được bí mật gửi cho bộ chỉ huy quân sự ở miền Bắc thông qua Trung ương cục Miền Nam. Chúng sống động và tỉ mỉ đến mức người ta kể rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã reo lên: Chúng ta đang ở trong phòng hành quân của Hoa Kỳ[3]. Tổng cộng, Phạm Xuân Ẩn đã gửi về căn cứ 498 báo cáo bao gồm tài liệu nguyên gốc đã được sao chụp, các thông tin mà ông thu lượm cùng phân tích và nhận định của bản thân.Cụ thể là:
  • Giai đoạn 1961-1965: những bản tài liệu nguyên bản về chiến lược chiến tranh đặc biệt như Tài liệu McGarr; tài liệu Staley, tài liệu Taylor, tài liệu Harkins; tài liệu Ấp chiến lược... Ông gửi về nguyên bản kế hoạch kế hoạch Staley-Taylor.
  • Giai đoạn 1965 - 1968: các kế hoạch liên quan đến chiến lược chiến tranh cục bộ, phục vụ chiến thuật cho Mậu Thân 1968;
  • Giai đoạn 1969 - 1973: những tài liệu liên quan đến chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh
  • Giai đoạn 1973 - 1975: hàng trăm bản tin nguyên bản "phục vụ trên hạ quyết tâm giải phóng miền Nam"...
Ông là nhân vật được chèo kéo của nhiều cơ quan tình báo, kể cả CIA.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Phạm Xuân Ẩn là một trong những nhà báo chứng kiến sự kiện xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cổng dinh Độc Lập. Đến thời điểm đó cũng như một vài tháng sau, các đồng nghiệp phóng viên và những người thuộc chính quyền cũ cũng như chính quyền mới vẫn chưa biết ông là một điệp viên cộng sản. Khi đó vợ con của ông đã rời khỏi Việt Nam theo chính sách sơ tán của Mỹ, theo kế hoạch của miền Bắc, ông sẽ được gửi sang Mỹ để tiếp tục hoạt động tình báo[3]. Tuy nhiên, ông đã đề nghị cấp trên cho ngừng công tác do đã hoàn thành nhiệm vụ. Kế hoạch thay đổi, vợ con ông đã phải mất một năm để quay lại Việt Nam theo đường vòng: Paris - Moskva - Hà Nội - Sài Gòn.

Sau Chiến tranh Việt Nam

Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Trung tá Trần Văn Trung (tức Phạm Xuân Ẩn) cán bộ tình báo thuộc Bộ Tham mưu Miền được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang". Lúc này nhiều người mới chính thức biết ông là một tình báo viên thời chiến.
Tháng 8, 1978 ông ra Hà Nội dự một khóa học tập chính trị dành cho cán bộ cao cấp trong 10 tháng. Ông nói rằng đó là do ông đã "sống quá lâu trong lòng địch"[3]. Theo Larry Berman, ông bị nghi kị và bị quản chế tại gia, không được xuất ngoại, bị cấm tiếp xúc với bên ngoài, đặc biệt với giới báo chí ngoại quốc do cách suy nghĩ, cư xử "rất Mĩ" của ông cũng như việc ông giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến ra khỏi Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cho đến năm 1986, sự quản chế mới được nới lỏng dần. Trong vòng gần 10 năm, luôn có một nhân viên công an được giao nhiệm vụ canh gác trước cửa nhà ông.
Năm 1990, Đại tá Phạm Xuân Ẩn được thăng cấp Thiếu tướng.
Năm 1997, chính phủ Việt Nam từ chối không cho phép Phạm Xuân Ẩn viếng thăm Hoa Kỳ để dự một hội nghị ở thành phố New York mà ông được mời với tư cách khách đặc biệt[3].
Năm 2002, ông về hưu. Nhưng cho tới sáu tháng trước khi qua đời, Phạm Xuân Ẩn vẫn đóng vai trò như một cộng tác viên của tình báo Việt Nam. Ông tham gia vào việc bình luận và đánh giá các tài liệu của Tổng cục Tình báo (Tổng cục 2, trực thuộc Bộ Quốc phòng).
Các huân chương, huy chương ông đã được tặng thưởng:
Con trai lớn của ông, luật sư Phạm Xuân Hoàng Ân, đã từng được những người bạn Mỹ của ông quyên góp để giúp du học tại Mỹ, hiện nay đang làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam[4]. Phạm Xuân Hoàng Ân cũng là người phiên dịch cho buổi tiếp xúc giữa Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Mỹ George Bush, khi ông này tới Hà Nội vào năm 2006. Con gái ông hiện đang sinh sống ở Mỹ.[cần dẫn nguồn]
Trong những năm cuối đời, ông Ẩn đã cảm thấy thất vọng với những gì chứng kiến tại Việt Nam sau cuộc chiến, ông nói với Thomas A. Bass: "Dân chúng tại đây không được viết tự do. Đó là vì sao tôi không viết hồi ký".[3]. Tuy nhiên, ông vẫn ca ngợi chủ nghĩa cộng sản. Ông nói: "Đúng, tôi là một người cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản là một học thuyết rất đẹp, học thuyết nhân văn nhất. Lời dạy của Chúa trời, đấng Tạo hóa, cũng hệt như vậy. Chủ nghĩa cộng sản dạy ta yêu thương nhau, không giết nhau. Cách duy nhất để làm điều này là tất cả mọi người trở thành anh em, điều này thì có thể cần một triệu năm. Nó không tưởng, nhưng nó đẹp."[3].
Lúc 11h20 ngày 20 tháng 9 năm 2006, Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn đã qua đời tại Quân y viện 175, TP. Hồ Chí Minh sau một thời gian lâm trọng bệnh, hưởng thọ 80 tuổi. Tang lễ được tổ chức vào ngày 23 tháng 9 năm 2006 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng phía Nam. Có hơn 300 đoàn khách trong nước và quốc tế đã đến viếng ông.

Các câu nói ấn tượng của Phạm Xuân Ẩn

Đảng dạy tôi những điều về hệ tư tưởng. Từ người Mỹ, tôi học được những điều quan trọng khác về nghề báo và phương pháp tư duy. Đó là điều tôi muốn con mình cũng học được như vậy. Tôi muốn con trai tôi có những người bạn là người Mỹ.
Phạm Xuân Ẩn

Nhận định về Phạm Xuân Ẩn

Anh là một người bị xẻ đôi có lòng trung chính cao độ, một người sống với sự giả dối nhưng lại nói toàn sự thật.
Thomas A.Bass (Báo Người New York) - bài viết "Hai mặt cuộc đời của người thông tín viên tạp chí Time ở Sài Gòn trong chiến tranh Việt Nam”
Phạm Xuân Ẩn có những thông tin tốt nhất và tiếp cận được nguồn thông tin mật, thính nhạy hơn bất kỳ người nào khác. Nếu muốn biết chuyện gì đang xảy ra, Phạm Xuân Ẩn là người để hỏi.

Bìa cuốn Un Vietnamien bien tranquille của Jean-Claude Pomonti
Theo cuốn Perfect Spy của Larry Berman dựa trên những lần phỏng vấn với ông Ẩn và những người bạn và người thân của ông, ông Ẩn, khác với những thành viên khác trong Đảng Cộng Sản Việt Nam, là một người cực kì yêu quý nước Mĩ, người Mỹ và những gì mà người Mỹ bảo vệ. Tuy nhiên, ông cho rằng nước Mĩ không nên can dự vào chuyện nội bộ của Việt Nam. Ông cũng hi vọng rằng sau khi chiến tranh kết thúc, hai nước sẽ hòa giải, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Ước muốn này của ông sau một thời gian dài mới bắt đầu trở thành hiện thực. Cũng khác với các đảng viên khác, ông không căm ghét những người làm việc cho chính quyền Sài Gòn và Mĩ trước chiến tranh mà ngược lại còn tìm cách giúp đỡ họ thoát khỏi sự trừng phạt của chính phủ nhà nước CHXHCN Việt Nam (Trần Kim Tuyến, Cao Giao). Chính điều này cùng với những tính cách khác của ông đã khiến cho rất nhiều người bạn ở "phía bên kia" của ông, mặc dù sau này biết được ông là điệp viên của Hà Nội vẫn không tin rằng mình đã bị ông lợi dụng mà ngược lại tiếp tục yêu quý, tôn trọng và thông cảm cho ông - một con người bị xé đôi giữa tình cảm cá nhân và lòng yêu nước.
Trả lời trong bài phỏng vấn đăng trên báo The New Yorker, ông Mai Chí Thọ nói: "Lúc bấy giờ Đảng rất nghèo, nhưng chúng tôi nghĩ việc làm này có nhiều lợi ích. Phạm Xuân Ẩn là người đầu tiên chúng tôi gởi anh sang Mỹ để học biết cái văn hóa của những người thay thế Pháp làm kẻ thù của chúng tôi... Phạm Xuân Ẩn là một người hoàn hảo cho công tác này. Đó là một việc làm thành công lớn của chúng tôi... Phạm Xuân Ẩn có được những nguồn tin tốt nhất và được phép tiếp cận các thông tin mật. Sau chiến tranh, chúng tôi phong tướng cho Phạm Xuân Ẩn và danh hiệu Anh hùng Quân đội Nhân dân. Không cần phải nói thêm những chi tiết gì nữa, chỉ điều ấy thôi cũng đủ nói lên tầm quan trọng của những gì Phạm Xuân Ẩn đã làm cho quê hương của anh."[3].
Thiếu tướng Nguyễn Đức Trí, nguyên thủ trưởng cơ quan tình báo miền kể rằng khi nguyên bản toàn bộ các kế hoạch về chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ được chuyển ra Hà Nội, Tổng bí thư Lê Duẩn đã biểu dương cơ quan tình báo quân sự và coi đây là "chiến công có tầm cỡ quốc tế".
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã vào Sài Gòn gặp Phạm Xuân Ẩn. Tướng Dũng đã nghe Phạm Xuân Ẩn nói chuyện về tình hình nội bộ chính quyền Sài Gòn từ sau trận Phước Long (tháng 1 năm 1975). Nghe xong những đánh giá của Phạm Xuân Ẩn, tướng Dũng nói rằng nếu như gặp được Phạm Xuân Ẩn sớm hơn thì những tin tức mà Ẩn cung cấp "sẽ giúp Bộ Chính trị hạ quyết tâm nhanh hơn để giải phóng Sài Gòn".
Frank Snepp, cựu chuyên viên thẩm vấn của CIA, tác giả cuốn sách Decent Interval (Khoảng cách thích đáng) nói về sự sụp đổ hỗn loạn của Sài Gòn năm 1975, nói: "Phạm Xuân Ẩn đã có được nguồn tin tức tình báo chiến lược. Điều đó là rõ ràng. Nhưng chưa ai 'dẫn con mèo đi ngược', thực hiện một cuộc xét nghiệp pháp y về các tác hại mà ông đã gây ra. Cơ quan CIA không có gan làm việc đó"[6].
Murray Gart, thông tín viên trưởng của Time trong thời gian chiến tranh, sau khi biết tin Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên, nói rằng "thằng chó đẻ ấy, tôi muốn giết nó."[3].
Một phóng viên khác, Peter Arnett nói: "Tôi không biết phải xử lý ra sao đối với Phạm Xuân Ẩn. Tôi hiểu anh là một người Việt Nam yêu nước, nhưng tôi vẫn cảm thấy bị phản bội về phương diện nghề nghiệp... Trong hơn một năm trời, tôi cảm thấy bị xúc phạm, nhưng sau đó tôi lại nghĩ ra rằng chẳng qua đó là công việc riêng của anh."[3].
McCulloch từng là giám đốc các văn phòng của Time ở châu Á nói: "Tôi có căm giận Phạm Xuân Ẩn không sau khi tôi biết qua những hoạt động gián điệp của anh? Hẳn nhiên là không. Tôi nghĩ Việt Nam là quê hương của anh. Nếu tình thế đổi ngược lại, chắc tôi cũng sẽ làm như anh mà thôi. Phạm Xuân Ẩn là đồng nghiệp của tôi và là một phóng viên sáng giá. Phạm Xuân Ẩn có một sự hiểu biết tinh tường về hiện tình chính trị Việt Nam, và đáng chú ý là những tin tức tài liệu của anh chính xác một cách lạ thường."[3].
Trong cuốn sách Making of a Quagmire (Một thế sa lầy đang thành hình) năm 1965 nói về Chiến tranh Việt Nam của David Haberstam, một người bạn của Phạm Xuân Ẩn tại báo Time, Haberstam đã miêu tả Phạm Xuân Ẩn như là "cái đinh chốt của một mạng lưới tình báo nhỏ nhưng hạng nhất" của các phóng viên. Khi biết về câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn, và trả lời về thái độ cá nhân, ông nói: "Đây là một câu chuyện đầy mưu mô, khói và gươm, nhưng tôi vẫn quý mến Ẩn. Tôi chưa bao giờ cảm thấy bị Ẩn phản bội. Anh ta đã phải sống với việc là một người Việt Nam trong một thời điểm gian nan trong lịch sử của họ..." Ông nhận xét: "Câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn nhắc lại tất cả những câu hỏi căn bản do Graham Green từng nêu ra trong tác phẩm The Quiet American: Thế nào là sự trung thành? Thế nào là lòng yêu nước? Thế nào là sự thật? Anh là ai khi anh nói những sự thật ấy?" Và Halberstam kết luận: "Có một mâu thuẫn đối với Phạm Xuân Ẩn mà chúng ta không thể hình dung được. Nhìn lại quá khứ, tôi thấy ông là một con người bị xẻ làm đôi ở giữa."[3].
Thomas A. Bass, báo The New Yorker, viết: "Ẩn là một người 'Việt Nam thầm lặng', một nhân vật tiêu biểu, vừa là một người với lý tưởng cách mạng thuần thành, vừa là một người ngưỡng mộ nhiệt tình đối với nước Mỹ. Ông nói rằng ông không bao giờ dối ai, rằng ông cung cấp cho báo Time chính những bài phân tích chính trị mà ông đã gởi cho Hồ Chí Minh. Ông là con người bị xẻ đôi với lòng trung chính cao độ, một người sống trong sự giả dối nhưng lại luôn nói sự thật"[3].

Sách và phim về Phạm Xuân Ẩn

Toichetbatdaumotthegioisong.jpg
  • Nguyễn Thị Ngọc Hải, Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời, (đoạt giải A cuộc thi văn học Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống (1995-2005) do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức, 2005)
  • Jean-Claude Pomonti, Un Vietnamien bien tranquille (Một người Việt Nam trầm lặng)
  • Larry Berman, Perfect Spy: The Incredible Double Life of Pham Xuan An Time Magazine Reporter and Vietnamese Communist Agent, Harper Colins, 2007. Bản dịch tiếng Việt: "Điệp viên hoàn hảo: Cuộc đời hai mặt không thể tin được của Phạm Xuân Ẩn phóng viên tạp chí Time và điệp viên Cộng Sản Việt Nam" NXB Thông Tấn, phát hành tại Việt Nam ngày 1-10-2007
  • Huyền thoại về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, phim tài liệu dài tập của Hãng phim TFS, HTV
  • Larry Berman, Perfect Spy X6 - The Incredible Double Life of PHAM XUAN AN, Reuters, Time, New York Herald Tribune Reporter & Vietnamese Strategic Intelligence General,, bản dịch tiếng Việt mang tên Điệp viên hoàn hảo X6, sách phát hành tại Việt Nam ngày 12-9-2013, nhà sách First News - Trí Việt.

Chú thích

  1. ^ Con số 14 ngàn tình báo viên cộng sản được biết trong cuốn sách Decent Interval (Khoảng cách vừa phải) của Frank Snepp, cựu chuyên viên thẩm vấn của CIA. Nguồn: [1]
  2. ^ http://www.sggp.org.vn/thoisu/2006/9/62016/
  3. ^ a b c d e f g h i j k l Thomas A. Bass, The Spy Who Loved Us, The New Yorker, May 23, 2005
  4. ^ Larry Berman, Perfect Spy
  5. ^ Phạm Xuân Ẩn, từ góc nhìn của báo chí Mỹ
  6. ^ Nguyên văn, dẫn tại The Spy who Loved Us của Bass: "An had access to strategic intelligence. That’s obvious," Snepp says. "But no one has ’walked the cat backward,’ done a postmortem of the damage he did. The agency didn’t have the stomach for it."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét