Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Võ thuật cổ truyền Việt Nam

(ĐC sưu tầmtrên NET)

                                        
  Võ thuật cổ truyền Việt Nam
      Di sản truyền thống thượng võ, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
                  
        
                                                                                                                              Trần phú Hữu

   
  Con người nguyên thủy từ thời Cổ Ðại, sinh sống dựa trên thu lượm,  nhặt hái các thức ăn có sẳn ở thiên nhiên  và săn bắt thú rừng là chủ yếu. Những động tác, cách thức rình rập, rượt đuổi đánh giết dần trở thành quen thuộc hàng ngày.
       Tiếp đến là những trường hợp phải xữ trí trong quan hệ giữa người và vật trong săn bắn, giữa người và người để tự vệ,  để chiến đấu  gìn giử các vật thực do thành quả lao động,  hoặc quyền sở hữu miếng đất, khoảnh rừng đang sinh sống.

        Tất cả các động tác, các cách thế đó, từ đơn giản đến phức tạp, đã là  cội nguồn của các đòn thế, bài bản của các trường phái võ thuật trên thế giới. Qua quá trình gian khổ dựng nước và giử nước, từ thời khai nguyên dân tộc và kháng chiến chống quân xâm lược, giử yên bờ cõi, bảo vệ sự toàn vẹn lảnh thổ.

        Người dân Việt trưởng thành từ vùng đất châu thổ sông Hồng đã tự hình thành, phát triển và đúc kết được  những kinh nghiệm quý báu về kỷ thuật chiến đấu cá nhân và những cách thức,  sách lược trong vận dụng và huy  động lực lượng quân sự vào cuộc chiến đấu tập thể :  " chiến tranh. "
     
         Kỷ thuật chiến đấu cá nhân, cơ sở cho một đội quân tự vệ quốc gia  đó chính là nguồn gốc sâu xa,  đích thực của một nền võ học cổ truyền, phong phú và đa dạng của đất nước Việt Nam anh hùng, bất khuất.


    
     
Ðặc thù của nền võ học cổ truyền Việt Nam

  
        Nước Việt là một vùng đất hẹp, người thưa,ở sát cạnh một quốc gia phong kiến phương Bắc to lớn,   luôn luôn chực chờ cơ hội để thôn tính và đồng hóa thành một châu huyện của họ.

        Một ý thức quốc gia độc lập, tự chủ và một truyền thống dân tộc bất khuất, một tinh thần thượng võ cao độ  đã hình thành một cách sâu sắc trong huyết thống của người dân đất Việt anh hùng thể hiện qua những cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ ngoại xâm :
 
      " Muốn thoát ách nô lệ lầm than cơ cực, nhục nhã thì phải
         chiến thắng kẻ thù xâm lược "


   
 
 Trước những đòi hỏi luôn luôn cấp bách và thiết thực cho vận mệnh đất nước như thế, hơn ai hết, người Việt luôn tìm tòi học hỏi và sáng tạo những cách đánh riêng biệt, độc đáo,phù hợp với đặc điễm của đất nước và con người với trình độ phát triển kỷ thuật , sinh hoạt xã hội và kinh tế nhất định. Những phương cách chiến đấu đủ   sức đương đầu, ngăn chận bước chân xâm lược tàn ác, bạo ngược của ngoại bang.

      Vó ngựa hung hãn của đoàn kỵ binh Mông cổ ngạo nghễ giày xéo một cách man rợ bao lãnh thổ từ Âu sang Á, lập nên một đế quốc rộng lớn, menh mông từ bờ biển Hắc hải đến bờ biển Thái bình Dương, nhưng rồi đã phải  quỵ ngã ở dãy đất nhỏ bé nầy ! !

      Câu chuyện tưởng chừng như hoang đường, nhưng đó đã là sự thật ! !

     Và sự thực đó đã được kiên quyết khẳng định khi đoàn quân bách chiến bách thắng Mông Cổ quay lại tiến công phục thù lần thứ 2 và lần thứ 3, mỗi lần quay lại là một lần lớn hơn, mạnh hơn, nhưng cuối cùng đã phải nuốt hận  và bỏ chạy lấy thân một cách nhục nhã, thãm thương ! !

          Người dân đất Việt anh hùng đã dõng dạt nói lên lời quyết chiến, quyết thắng, chấp nhận mọi hy sinh,  mất mác. Những chiến công hiển hách, lẫy lừng đó đã là của toàn dân.

      Với ý chí sắt thép
" Sát Thát " và với những cách đánh dũng mãnh, mưu trí, đoàn chân đất đã ngoan cường  chiến đấu và giành lấy những chiến thắng oanh liệt, viết lên những trang sử vẽ vang trong lịch sử hơn 4 ngàn năm  lập quốc kiêu hùng của dân tộc     Việt Nam.

      Từ một thực tế chiến đấu vô cùng nghiệt ngã đó, những cách đánh sáng tạo, tài tình , độc đáo của  dân Việt đã  được khẳng định là đúng đắn, thích hợp và có hiệu quả.

      Nội dung tinh thần của những nét đặc thù đó là :

              Võ thuật cổ truyền Việt Nam là " Võ Trận ".
              Võ thuật cổ truyền Việt Nam là một thể hiện cho ý chí sắt đá,
                  xã thân, vì nước quên mình của dân quân đất Việt.
              Võ thuật cổ truyền Việt Nam là một thể hiện của tinh thần :

                                 
Nhu chế cương.
                                 
Ðoản chế Trường.



  

  1/ Võ thuật cổ truyền Việt Nam là " Võ TRẬN "
     
  
      
Võ thuật cổ truyền Việt Nam được gọi là " Võ trận " với ý nghĩa là võ thuật để dùng trong chiến đấu chống  giặc giử nước. Thể hiện đầy sinh động trong tính cách quyết chiến, quyết thắng : đó là một lối đánh tiêu diệt, dứt khoát một mất một còn, không khoan nhượng của cả một dân tộc để giử yên bờ cõi, bảo vệ biên cương  Tổ quốc.

   2/ Võ thuật cổ truyền Việt Nam là một thể hiện cho ý chí sắt đá,
       xã thân, vì nước quên mì
nh
  của dân quân đất Việt .
        

 
    Cuộc kháng chiến hào hùng của dân quân nước Việt từ ngàn xưa trước một đối phương phương Bắc rộng lớn   tựa như một hình tượng đầy sinh động sau đây :

                        
"  Nực cười châu chấu đá xe. . . . . "

             Thế nhưng, những con người ở vùng đất châu thổ sông Hồng nhỏ bé đã chứng minh một sự thực
  oanh liệt, bao lần đậm nét trong những trang sử hào hùng của dân tộc :

                        " Tưởng rằng chấu ngã, ai ngờ xe nghiêng . . . ."

         Hiện thực đó chỉ có thể có được với một tinh thần thượng võ cao độ, đầy sức 
         thuyết phục :

                       
"  Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn,
                           Ðem chí nhân để thay cường bạo " . . . . . ( 1 )

                           ( 1 ) Nguyễn Trãi, Bình Ngô Ðại Cáo.

         
Và một truyền thống bất khuất, sắt đá :

                        
"  Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình
                             ở  biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ,
                             chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người " . . . . .( 2 )

                             ( 2 ) Lời Bà Triệu Trinh Nương .

        
     Chấp nhận thử thách, đương đầu với gian khổ, mất mác đau thương .
         Người dân Việt đã chấp nhận hy sinh tất cả để giành lấy quyền sống tự do, độc lập
         cho đất nước :

                            
" Ta thà làm quỷ nước Nam ,
                               Còn hơn làm Vương đất Bắc .". . . . ( 3 )

 
                           
( 3 ) lời của Tướng Trần Bình Trọng trong buổi tiệc đầu người
                                  nơi trại giặc .

     
         Tất cả là thể hiện một đặc thù nổi bật nhất về ý chí quên mình, xã thân cho 
       đại nghĩa dân tộc của Võ thuật  Cổ truyền Việt Nam hình thànn trong quá trình
       dựng nước và giử nước .

   3/ Võ thuật cổ truyền Việt Nam là một thể hiện thực sự cho tinh thần
       Nhu chế Cương, Ðoản chế Trường .

      
  Trong thực tế chiến đấu, làm sao có thể lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh ?

     Người dân Việt, lấy cá nhân mà xét, lấy tập thể mà tính, là yếu kém hơn nhiều so với
     các thế lực phương Bắc.

     Nếu chỉ thuần dựa trên ý chí và tinh thần mà không có được một sách lược đối phó thích hợp, một phương cách  đối trị hữu hiệu,  làm sao có thể ngăn cản được các âm mưu xâm lược thâm độc của giặc ngoại xâm  ?

       Dân tộc Việt Nam đã có được những kinh nghiệm quý báu qua thực tiển chiến đấu giành lấy quyền sống còn ,  cởi bỏ xiềng xích nô lệ ngoại bang với những thể hiện sáng tạo trong võ thuật cổ truyền, một trang bị không thể  không có cho đoàn dân quân nước Việt, áp dụng linh động và triệt để 2 nguyên lý  căn bản :

         

          a. NHU chế CƯƠNG

          Vì yếu hơn nên không thể dùng   " lực đối lực "

        Dân quân nước Việt luônluôn phải đối phó với một lực lượng quân sự phương Bắc đông đảo gấp bội, về chiến thuật cũng như chiến lược, vì ít hơn nên ta phải làm sao nhanh chóng giải quyết chiến trường, tiết kiệm sức lực, bằng cách luồn lách, tránh né, mềm dão, hư thực.   Trong công có thủ, trong thủ đã tiềm ẩn thế tấn công vào nơi địch sơ hở, bỏ trống.
   
             
  Đó là ý nghĩa của tinh thần dùng  "  Nhu chế  Cương "

         
b. ÐOÃN  chế  TRƯỜNG

         
Áp dụng cho cá nhân người chiến sỉ và cho cả tập thể lực lượng kháng chiến, chống giặc giử nước, người dân nước Việt luôn xử dụng những chiến thuật thần tốc, chớp nhoáng, không mất thì giờ và công sức để triệt phá sức tấn công của đối phương mà chỉ cần nhanh chóng tránh né, tiếp cận, khám phá những sơ hở nhất định của chúng để dứt khoát, dũng mãnh tấn công tiêu diệt ngay chính tiềm năng của sức tấn công ấy
:

               Đó là ý nghĩa của tinh thần dùng 
" Ðoãn chế Trường "

      
Võ thuật cổ truyền Việt Nam là những tinh hoa kế thừa bao kinh nghiệm xương máu và tim óc của tổ tiên bao đời : đó là một sự thực hiển nhiên không thể phủ nhận được và đừng bao giờ khinh suất coi thường .

        Cùng với quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế với nước ngoài. Người dân Việt cũng luôn tìm hiểu và học hỏi  những tinh hoa cốt lõi nhất của họ để có được những cách đánh năng động, sáng tạo và có hiệu quả nhất đối với   giặc xâm lược :

               Học lấy cái hay của địch để có thể tìm ra được cách đánh thích hợp nhất
                chế ngự  được địch, đó là cách  " Dỉ độc trị độc "
                hoặc còn có thể gọi là : " Gậy ông đập lưng ông ".

               Dung hợp những điều hay của địch thành những kinh nghiệm quý báu
                của mình, giúp cho kho tàng truyền thống đất Việt thêm phong phú, đa dạng,
                nhưng vẩn luôn hài hòa thuần phác, đó là tinh thần của  " Tri kỷ tri bỉ "  
                ( biết người biết ta trăm trận trăm thắng ).
   
         Võ thuật cổ truyền Việt Nam luôn thắm đượm tinh thần cao đẹp đó và đã thể hiện trọn vẹn bản sắc độc đáo,  anh hùng của dân tộc .

        Bề dầy lịch sử anh hùng hơn 4 ngàn năm dựng nước và giử nước cho phép chúng ta hiểu được như vậy  và khẳng định tầm vóc vô cùng to lớn đó.

            Ðừng bao giờ nhầm lẩn, chớ khi nào quên cội nguồn sâu xa đó .
            Hãy ra sức giử gìn và kế thừa sao cho xứng đáng !




Sa Long Cương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phù hiệu
Sa Long Cương (Chữ Hán: 沙龍崗) là tên một võ đường dạy võ cổ truyền Việt Nam. Ngày nay Sa Long Cương được hiểu là một nhánh võ thuộc vùng đất võ Bình Định với tên đầy đủ là "Võ thuật cổ truyền Việt Nam - Bình Định - Sa Long Cương". Môn phái này có nguồn gốc từ vùng đất Nam Trung Bộ. Sa Long Cương có nghĩa là Rồng nằm đồi cát, đó là biệt hiệu của người sáng lập võ đường này.

Nguồn gốc

Võ đường Sa Long Cương được thành lập năm 1964 tại Sài Gòn bởi cố võ sư Trương Thanh Đăng.
Kỹ thuật của môn phái là sự kết hợp của kỹ thuật từ võ Bình Địnhvõ Thiếu Lâm.

Môn quy

Nội dung sinh hoạt của võ đường được quy định rất nghiêm ngặt với tinh thần: Tiên học lễ, hậu học võ. Người môn sinh của võ đường luôn được nhắc nhở: Học nhưng phải biết lấy lễ làm đầu trong mọi việc, hòa nhã, khiêm tốn trong mọi cư xử ở đời chứ đừng bao giờ ỷ sức, cậy tài, ngông cuồng, hống hách.

Đặc điểm

Đặc điểm của hệ phái Sa Long Cương là lấy nhu thắng cương, các đòn thế biến hóa khôn lường, không bó buộc cứng nhắc trong một bài quyền hay trong một đòn thế. Khi đã tập luyện thuần thục, võ sinh có thể kết hợp đòn thế của các bài quyền khác nhau để tạo ra đòn thế mới, khắc phục nhược điểm và phát huy ưu thế của đòn thế cũ.

Phát triển

Hiện tại hệ phái phát triển rộng rãi ở Việt Nam và một số nước khác như: Anh, Pháp, Ý, Mỹ, Úc,...
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 00:54, ngày 13 tháng 6 năm 2014.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét