Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI I/b

(ĐC sưu tầm trên NET)

 

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (tiếptheo)

Nguyên nhân, bản chất chiến tranh

Nguyên nhân trực tiếp

Sự việc Đại công tước (tiếng Đức: Erzherzog, tiếng Anh: Archduke) Franz Ferdinand của Áo – Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princip ám sát tại Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 được coi là khởi nguồn của cuộc thế chiến này, nhưng thực ra đó chỉ là "giọt nước tràn ly". Chiến tranh là "phải nổ ra" do mâu thuẫn giữa các quốc gia của các bên đã chín muồi và các bên tham chiến từ lâu đã chuẩn bị chiến tranh để giải quyết các mâu thuẫn đối kháng với nhau và phân chia lại thế giới.
Nguyên nhân và bản chất của chiến tranh này là rất phức tạp, đa diện, nhưng có thể được tổng kết như sau:

Chủ nghĩa đế quốc

Lenin và những người Bolshevik, cùng một phần lớn những người xã hội chủ nghĩa của châu Âu phân tích có cơ sở và cho rằng chiến tranh là mâu thuẫn của sự phát triển của các nước chủ nghĩa đế quốc cầm đầu ở châu Âu và chiến tranh có tính chất chiến tranh đế quốc: đó là sự phân chia lại thế giới của các đế quốc, là cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với tất cả các phe tham chiến.
Nguyên nhân theo phân tích của Lenin: sự lớn mạnh của Đế quốc Đức sau Chiến tranh Pháp-Phổ đã đẩy mạnh những tham vọng chiếm lĩnh thuộc địa và chia lại thị trường thế giới của nước này, nhưng tham vọng này gặp phải sự phản kháng của các "đế quốc già" là Anh Quốc, Pháp và Nga. Các "đế quốc già" này về cơ bản đã chiếm lĩnh những thuộc địa bao la khắp thế giới và muốn duy trì quyền thống trị của mình, không muốn "chia phần" cho những thế lực mới nổi như Đức. Đế quốc Áo – Hung và Đế quốc Ottoman từ lâu đã suy yếu không còn đủ "tư cách" và vai trò để có ảnh hưởng trong khu vực Trung Âu, BalkanKavkaz. Các cường quốc khác can thiệp vào khu vực đó để tranh giành ảnh hưởng với nhau... Sự mâu thuẫn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa đòi hỏi một cuộc "chém giết lớn" để phân ngôi thứ và lập lại trật tự thế giới có lợi cho kẻ thắng trên cơ sở chiếm mất phần của kẻ thua.

Liên minh quân sự, chạy đua vũ trang, quân phiệt

Một nhóm nguyên nhân khác cũng được các nhà nghiên cứu chỉ ra là hệ thống các liên minh quân sự, sự chạy đua vũ trang và chủ nghĩa quân phiệt của các đế chế:
  • Liên minh quân sự theo khối: Trong các mâu thuẫn và tương đồng quyền lợi, các quốc gia tìm kiếm lôi kéo thành lập các hiệp ước liên minh quân sự để tăng cường thế lực, bành trướng ảnh hưởng. Việc này làm cho tình hình thế giới càng trở nên cực kỳ căng thẳng vì bất cứ một xung đột quốc gia nào đều có thể trở thành xung đột quốc tế, điều này là rất điển hình cho Thế chiến I. Và thực tế cho thấy từ một sự kiện ám sát có tính dân tộc trong một Đế chế Áo – Hung, mâu thuẫn đã được cộng hưởng, khuếch đại và trở thành chiến tranh thế giới.

Lính Áo trên chiến trường
  • Chạy đua vũ trang: điển hình là trước thế chiến Anh Quốc cho hạ thuỷ lớp chiến liệt hạm Dreadnought với các tính năng chiến đấu cách mạng trên biển, tạo nên chạy đua vũ trang quyết liệt giữa Anh Quốc và Đức. Việc các quốc gia chạy đua vũ trang để duy trì và giành ưu thế quân sự trên bộ và trên biển dẫn đến sự phản ứng tương ứng của phía đối địch. Kết quả là cả hai phe đều cảm thấy bị đe doạ từ phía bên kia và lại càng chạy đua vũ trang và lại bị đe doạ ở mức độ mới cao hơn. Đây cũng là một nguyên nhân gây nên chiến tranh.
  • Chủ nghĩa quân phiệt: tại các quốc gia quân chủ chuyên chế như Đế quốc Nga, Đế chế Đức, Đế quốc Áo – Hung và Đế quốc Ottoman và cả ở các quốc gia khác thì tầng lớp quân nhân, tướng lĩnh có một thế lực và ảnh hưởng rất lớn. Họ không hề bị kiểm soát bởi các thiết chế dân chủ, lại rất gần gũi Hoàng đế và luôn có xu hướng hiếu chiến và tinh thần ái quốc mãnh liệt của chủ nghĩa Sôvanh (chauvinism).

Chủ nghĩa dân tộc

Sau thế kỷ 19 tại châu Âu khi những giá trị tự do cá nhân và quyền tự quyết của cá nhân được nhận thức thì hiển nhiên nhận thức về quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc đang bị điều khiển bởi các dân tộc cường quốc sẽ trỗi dậy và gặp phải sự ngăn trở của các dân tộc khác. Sự thức tỉnh tình cảm dân tộc thường đi kèm với chủ nghĩa xô-vanh và trên con đường tìm vị thế của mình các dân tộc nhỏ thường tìm sự bảo trợ của các đồng minh lớn để chống lại các kẻ thù cận kề. Điều đó dẫn đến các xung đột được tích luỹ và chiến tranh là cách giải toả cuối cùng.
Chủ nghĩa dân tộc là nguyên nhân chính của vụ ám sát hoàng tử Áo-Hung tại Bosnia. Đế quốc NgaĐế chế Ottoman đã đi đến chiến tranh tại Balkan năm 1878. Sau cuộc chiến, Nga có ảnh hưởng lớn ở Balkan. Áo-Hung lại điều khiển chính phủ ở Bosnia và năm 1908 thì gạt Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi đây, nắm toàn bộ ảnh hưởng ở Bosnia. Nga vận động các nước còn lại trên bán đảo Balkan lập ra Liên minh Balkan hi vọng khối này sẽ đẩy lùi Áo-Hung. Nhưng do những mâu thuẫn trước kia đối với Đế chế Ottoman, khối này đã không chống lại Áo-Hung mà gây Chiến tranh Balkan lần thứ nhất năm 1912-1913 với Thổ Nhĩ Kỳ. Song do sự phân chia quyền lợi không đều, Chiến tranh Balkan lần thứ hai năm 1913 lại bùng phát, và Bulgaria là nước bại trận. Đến năm 1914, Thổ Nhĩ Kỳ gần như chỉ có một ít ảnh hưởng ở bán đảo này, chủ yếu ở Albania. Áo-Hung lại trở thành kẻ thù lớn của Liên minh Balkan. Serbia, nước theo chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ nhất tại Balkan lúc này đã vận động chủ nghĩa dân tộc Bosnia là nước có chung đường biên giới với Serbia để đánh đuổi Áo-Hung ra khỏi Balkan. Một phần tử được trợ giúp bởi tổ chức dân tộc Bàn tay đen của Serbia đã ám sát hoàng tử Áo-Hung vào 28 tháng 6 năm 1914. Sau đó, Áo-Hung đe dọa Serbia và một tháng sau, Áo-Hung tuyên bố chiến tranh với Serbia vào ngày 28 tháng 7 năm 1914.

Chiến tranh là tất yếu?

Trong các học giả thế giới khi đề cập nguyên nhân chiến tranh có xuất hiện câu hỏi: Liệu có thể tránh được cuộc chiến tranh này không? Với những nguyên nhân khách quan và chủ quan như vậy thì ở tầm quốc tế và lịch sử nhân loại có thể nói: với trình độ giác ngộ chính trị của nhân loại vào đầu thế kỷ 20, khi tư duy chính trị vẫn là tư duy nước lớn, tư duy đế quốc chủ nghĩa, khi cách tiếp cận các vấn đề quốc tế luôn theo nguyên tắc "tối đa quyền lợi cho mình, tối thiểu cho đối phương" thì Thế chiến thứ nhất là "phải xảy ra và không thể tránh được". Cuộc chiến này sẽ cùng với Thế chiến thứ hai sẽ tập cho nhân loại phải suy nghĩ theo kiểu tư duy mới là "cùng tồn tại hoà bình, các bên cùng có lợi". Để nhận thức được như vậy nhân loại phải trả giá gần trăm triệu mạng người trong hai cuộc đại chiến và các cuộc chiến khác trong thế kỷ 20. Đó là bài học chính trị quý giá nhất của đại chiến mà nhiều khi nơi này hay nơi khác bài học đó vẫn còn bị "quên".

                                         
                                          

Các quan tâm quyền lợi

Các nước tham chiến

  • Anh: Chặn đứng tham vọng tranh giành thuộc địa, chia lại thị trường của Đế chế Đức. Ngăn cản ảnh hưởng của nước này, cố gắng giới hạn Đức trong phạm vi châu Âu không để nước này thành cường quốc đại dương đe dọa quyền lợi thương mại thuộc địa của mình. Hạ cấp Đế quốc Ottoman và Đế quốc Áo - Hung xuống thành những cường quốc hạng hai để chiếm lĩnh quyền lợi tại khu vực Trung Cận Đông rất nhiều dầu mỏ.
  • Pháp: Cũng giống như Anh nhưng ngoài ra còn để phục thù Chiến tranh Pháp – Phổ (1871) quyết giành lại hai tỉnh AlsaceLorraine từ Đức. Hạ bậc Đế quốc Đức để trừ mối hoạ sau này (sau chiến tranh phía Pháp đề nghị trong Hội nghị Versailles một hình thức bồi thường chiến phí khủng khiếp để Đức không bao giờ ngóc đầu dậy được).
  • Nga: Loại bỏ sự can thiệp và ảnh hưởng của Đức tại Ba Lan, Ukraina và vùng Baltic, loại bỏ sự cản trở của Đế quốc Ottoman khỏi các vùng KavkazBalkans và loại bỏ sự xuất hiện của Áo-Hung tại Balkan. Xâm chiếm các vùng ảnh hưởng của Ottoman và Áo-Hung.
  • Đức: Thoát khỏi sự kiềm tỏa của Anh-Pháp, đòi hỏi một thị trường, thuộc địa tương xứng với tiềm lực cường quốc thế giới của mình. Mở rộng vùng ảnh hưởng của mình về phía Đông tại Ba Lan, Ukraina, Baltic, sau đó là Phần Lan.
  • Áo – Hung: Nỗ lực cuối cùng chứng tỏ mình còn là một cường quốc, cố giữ lại những gì còn giữ được trước sự nhòm ngó của các cường quốc khác. Hai địch thủ trước mắt của Áo – Hung là Nga và Ý.
  • Ý: Một cường quốc đang lên nhưng chưa định hình, muốn có một vai trò và tiếng nói lớn hơn ở châu Âu và đặc biệt tại Balkans. Trở lực chính của nước này đầu tiên là Anh sau đó định hướng lại chĩa mũi nhọn đấu tranh vào Áo – Hung.
  • Ottoman: Đây là một đế chế lâu đời và lạc hậu ở Trung Cận Đông bị Anh, Pháp, Nga chèn ép ở Cận Đông (Anh, Pháp) và tại Kavkaz và Balkans (Nga). Đây là nỗ lực cuối cùng để duy trì đế chế.
  • Nhật Bản: Cũng là một cường quốc đang lên. Sau chiến tranh Nga-Nhật, Nhật Bản trở thành cường quốc và có tham vọng được xâm chiếm cả Trung Quốc, gây ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Sau khi ký kết Hiệp ước Anh-Nhật năm 1902, Nhật Bản chĩa súng vào Đức và Áo-Hung.
Ngoài ra các đế quốc quân chủ Nga, Đức, Ottoman, Áo-Hung, Nhật Bản muốn dùng chiến thắng trong chiến tranh với tinh thần yêu nước dâng cao để trì hoãn cải cách dân chủ, xã hội trong nước.

Các nước đồng tham chiến khác

  • Hoa Kỳ: Giống như Ý và Nhật, Hoa Kỳ cũng là một cường quốc đang nổi. Hoa Kỳ muốn có ảnh hưởng lớn hơn trên thế giới, và yêu cầu các nước tôn trọng quyền lợi của Hoa Kỳ trên toàn cầu, trong đó có cả châu Âu, châu Á và châu Phi. Đức và Anh không ủng hộ lắm về việc này.
  • Brazil: Từng là một đế quốc, song Brazil vẫn không từ bỏ tham vọng được gây ảnh hưởng trên thế giới. Brazil đã có ý định can thiệp vào chiến tranh từ năm 1914, nhưng phải chờ khi Hoa Kỳ tuyên chiến, thì Brazil mới vào cuộc.
  • Romania: Là một quốc gia được Nga giải phóng khổi ách cai trị của người Thổ, Romania có tham vọng được tham chiến cùng Nga trong chiến tranh. Romania muốn có ảnh hưởng ở vùng Transilvania vốn đang bị kiểm soát bởi Áo-Hung và gây ảnh hưởng lên các nước Balkan khác. Romania còn muốn giành lấy vùng Wallachia khỏi tay người Áo-Hung.
  • Bulgaria: Là nước mạnh nhất vùng Balkan. Bulgaria nung nấu tham vọng phục thù sau chiến tranh Balkan lần 2 bằng việc đòi lại quyền lợi ở Macedonia và bán đảo Tiểu Á.
  • Hy Lạp: Muốn chiếm lại những vùng đất đã mất dưới tay người Thổ. Chiếm đảo Síp và chiếm lại cố đô Constantinople.
  • Bồ Đào Nha: Theo Anh, không muốn chia thị trường cho Đức.
  • Bỉ: Giống Anh nhưng do ít thuộc địa, nên chấp nhận trung lập. Song sau khi Đức xâm lược Bỉ, nên Bỉ tuyên chiến. Ngoài ra Bỉ còn muốn giành lấy phần còn lại của vùng Wallonie khỏi tay người Đức.
  • Serbia: Là nước mang nặng chủ nghĩa dân tộc nhất vùng Balkan. Serbia muốn giải phóng toàn bộ Balkan, chủ yếu là Bosnia, CroatiaSlovenia khỏi tay Áo-Hung.

Các nước trung lập có liên quan

  • Tây Ban Nha: Là một cựu đế quốc đã suy yếu và khủng hoảng trầm trọng, thậm chí nặng hơn Nga, Tây Ban Nha đã vậy còn thua trận trong chiến tranh với Hoa Kỳ. Khi cận kề chiến tranh, vua Alfonso XIII đã quyết định trung lập. Tuy vậy, Tây Ban Nha dường như khá ủng hộ Đức để phục thù Anh và Hoa Kỳ, những nước có mâu thuẫn gay gắt với Tây Ban Nha trong lịch sử.
  • México: Là quốc gia có biên giới chung với Hoa Kỳ. Sau chiến tranh Hoa Kỳ-México, México đã bị Hoa Kỳ cướp mất một phần lãnh thổ lớn ở phía Bắc mà ngày nay đã sáp nhập vào Hoa Kỳ. México có tham vọng trả thù Hoa Kỳ nên đã dẫn đến xung đột. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng Mexico đã khiến Mexico lục đục, dẫn đến hai phe phái thân Mỹ-Anh và thân Đức, trong đó, Pancho Villa, một người theo chủ nghĩa dân tộc, đã ủng hộ Đức chống lại Hoa Kỳ trong khi phe chính phủ của Porfirio Díaz và sau đó là Victoriano Huerta thì ủng hộ Anh-Mỹ.
  • Hà Lan: Là một đế quốc già và ốm yếu, nhưng Hà Lan đã tránh xung đột thành công với Đức và sau đó là Anh. Khi gần xảy ra xung đột giữa Anh và Đức, Hà Lan, bất chấp được Anh mời chào, vẫn tuyên bố trung lập.
  • Thụy Điển: Giống Brazil, Thụy Điển là một cựu đế quốc, song lại thiếu tham vọng. Tuy nhiên, khi gần chiến tranh, Thụy Điển cũng tuyên bố trung lập, song thái độ của Thụy Điển, cùng với Tây Ban Nha, lại khá ủng hộ Đức vì một lí do: thù địch dai dẳng với Nga trong lịch sử, chủ yếu về lãnh thổ Phần Lan. Thụy Điển đã cho các tàu chiến và tàu ngầm Đức đóng quân tại các căn cứ hải quân của Thụy Điển.
  • Đan Mạch: Khi còn mang tên Phổ, Phổ đã đưa quân tấn công Đan Mạch và thắng lớn trong chiến tranh Schleswig. Từ đó, Đan Mạch liên tục thù hằn Phổ và sau đó là Đức, nên tuy tuyên bố trung lập, song Đan Mạch vẫn ngầm ủng hộ Anh. Thêm nữa là xích mích với Thụy Điển cũng khiến Đan Mạch thêm thù địch với Đức.
  • Na Uy: Là một vương quốc độc lập nhưng lệ thuộc Thụy Điển, Na Uy tỏ ra ủng hộ Thụy Điển hơn so với các nước khác. Khi xảy ra nguy cơ chiến tranh, Na Uy và Thụy Điển tuyên bố trung lập, nhưng ủng hộ Đức.
  • Ba Tư: Ba Tư, dưới sự lãnh đạo của triều đại Pahlavi, đã liên tục bị châu Âu chèn ép. Tuy nhiên, triều đình ở đây lại bị chính phủ Thụy Điển, một nước thân Đức, khống chế. Ba Tư muốn đòi lại quyền lợi chính đáng, song do bị Thụy Điển kiểm soát nên liên tục gặp khó khăn.
(còn tiếp) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét