Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 13 (Triệu Quang Phục)

(ĐC sưu tầm trên NET)




Triệu Việt Vương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Triệu Quang Phục là con Triệu Túc, người huyện Chu Diên. Ông cùng cha theo Lý Nam Đế khởi nghĩa từ ngày đầu (541), có công lao đánh đuổi quân Lương    về nước, được trao chức tả tướng quân nước Vạn Xuân.
Tháng 5 năm 545, quân Lương do Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy lại sang đánh Vạn Xuân. Lý Nam Đế giao chiến bất lợi. Năm 546, sau khi Lý Nam Đế thua trận phải lui về động Khuất Lạo, đã ủy thác cho ông giữ việc nước, điều quân đi đánh Trần Bá Tiên của nhà Lương.
Năm 547, tháng giêng, ông lui về giữ đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Đầm này rộng, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể vào được. Nếu không quen biết đường đi thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết. Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn 2 vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm,Ông dùng chiến thuật du kích, ban ngày tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên cướp hết lương thực vũ khí, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên không đánh được. Người trong nước gọi ông là Dạ Trạch Vương (夜澤王). Bãi ấy gọi là "bãi Tự Nhiên", đầm ấy là "đầm Nhất Dạ", ngày nay vẫn còn tên gọi cũ.
Năm 550, Trần Bá Tiên mưu tính cầm cự lâu ngày để làm cho quân của ông lương hết, quân mệt mỏi thì có thể phá được. Gặp lúc nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, gọi Trần Bá Tiên về (sau này Trần Bá Tiên cướp ngôi vua của nhà Lương năm 557.), ủy cho tì tướng là Dương Sàn ở lại. Ông tung quân ra đánh. Sàn chống cự, thua chết. Quân Lương tan vỡ chạy về Bắc. Ông vào thành Long Biên ở.
Anh của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo, ở đất của người Di Lạo, xưng là Đào Lang Vương, lập nước gọi là nước Dã Năng. Trước đó, khi Lý Nam Đế tránh ở động Khuất Lạo, Thiên Bảo cùng với tướng người trong họ là Lý Phật Tử đem 3 vạn người vào Cửu Chân. Trần Bá Tiên đuổi theo đánh, Lý Thiên Bảo thua, thu nhặt quân còn sót được vạn người chạy sang đất người Di Lạo ở Ai Lao, thấy động Dã Năng ở đầu nguôn Đào Giang, đất phẳng rộng màu mỡ có thể ở được, mới đắp thành để ở, nhân tên đất ấy mà đặt quốc hiệu. Đến bây giờ quân chúng tôn làm chúa, xưng là Đào Lang Vương.
Năm 555, Đào Lang Vương mất ở nước Dã Năng, không có con nối, quân chúng suy tôn Lý Phật Tử lên nối ngôi, thống lĩnh quân chúng.
Năm 557, Lý Phật Tử đem quân xuống miền Đông đánh nhau với quân của Triệu Việt Vương ở huyện Thái Bình, năm lần giáp trận, chưa phân thắng bại, mà quân của Lý Phật Tử luôn thua, ngờ là ông có thuật lạ, bèn xin giảng hòa. Ông nghĩ rằng Lý Phật Tử là người trong họ của Lý Nam Đế, không nỡ cự tuyệt, bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần (nay là hai xã Thượng Cát, Hạ Cát ở huyện Từ Liêm, Hà Nội) cho ở phía tây của nước, Lý Phật Tử dời đến thành Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Từ Liêm, xã ấy nay có đền thờ thần Bát Lang, tức là đền thờ Nhã Lang). Lý Phật Tử có con trai là Nhã Lang, xin lấy con gái của ông là Cảo Nương. Ông bằng lòng, kết thành thông gia. Ông yêu quý Cảo Nương, cho Nhã Lang ở gửi rể. Triệu Quang Phục quá tin vào sức mạnh quân sự của mình, mất cảnh giác nên đã bị suy yếu đáng kể. Nhã Lang ở rể, thực chất là để hoạt động gián điệp nên nội tình của Triệu Việt Vương đã bị Lý Phật Tử nắm rõ.
Năm 571, Lý Phật Tử phụ lời thề, đem quân đánh. Ông yếu thế không thể chống được, bèn đem con gái chạy về phía nam, tìm nơi đất hiểm để ẩn náu, nhưng đến đâu cũng bị quân của Lý Phật Tử đuổi theo sát gót. Ông cưỡi ngựa chạy đến cửa biển Đại Nha, bị nước chắn, bèn nhảy xuống biển tự vẫn. Họ Triệu mất nước.
Theo Đại Nam Quốc sử Diễn ca, Trương HốngTrương Hát đã can Triệu Việt Vương đừng gã Cảo Nương cho Nhã Lang:
Có người: Hống, Hát họ Trương
Vũ biền nhưng cũng biết đường cơ mưu,
Rằng: "Xưa Trọng Thuỷ, Mỵ Châu,
Hôn nhân là giả, khấu thù là chân.
Mảnh gương vãng sự còn gần,
Lại toan dắt mối Châu Trần sao nên?

Truyền thuyết

Trong sử sách cổ đại có nói rằng nguyên nhân được thua của ông là do được và mất mũ đầu mâu móng rồng. Thực ra, đó chỉ là huyền thoại. Truyện kể như sau:
Năm 549, ông ở trong đầm thấy quân Lương không lui, mới đốt hương cầu đảo, khẩn thiết kinh cáo với trời đất thần kỳ, thế rồi có điềm lành được mũ đâu mâu móng rồng dùng để đánh giặc. Từ đó quân thanh lừng lẫy, đến đâu không ai địch nổi (tục truyền rằng thần nhân trong đầm là Chử Đồng Tử bấy giờ cưỡi rồng vàng từ trên trời xuống, rút móng rồng trao cho ông, bảo gài lên mũ đâu mâu mà đánh giặc). Năm 557, con gái của Triệu Quang Phục lấy con trai của Lý Phật Tử là Nhã Lang. Năm 570, Nhã Lang nói với vợ rằng: "Trước hai vua cha chúng ta cừu thù với nhau, nay là thông gia, chẳng cũng hay lắm ư? Nhưng cha nàng có thuật gì mà có thể làm lui được quân của cha tôi?". Cảo Nương không biết ý của chồng, bí mật lấy mũ đâu mâu móng rồng cho xem. Nhã Lang mưu ngầm tráo đổi cái móng ấy, rồi bảo riêng với Cảo Nương rằng: "Tôi nghĩ ơn sâu của cha mẹ nặng bằng trời đất, vợ chồng ta hòa nhã yêu quý nhau không nỡ xa cách, nhưng tôi phải tạm dứt tình, về thăm cha mẹ". Nhã Lang về, cùng với cha bàn mưu đánh úp, chiếm được nước.
Ngô Sĩ Liên nói: Đàn bà gọi việc lấy chồng là "quy" thì nhà chồng tức là nhà mình. Con gái vua đã gả cho Nhã Lang thì sao không cho về nhà chồng mà lại theo tục ở gửi rể của nhà Doanh Tần để đến nỗi bại vong?
Truyện này giống như truyền thuyết Mỵ Châu-Trọng Thủy thời Triệu Đà đánh An Dương Vương.

Thờ phụng


Đình Phù Sa ở cửa Thần Phù

Đền thờ Triệu Quang Phục ở thị trấn Yên Ninh, Yên Khánh, Ninh Bình
Người đời sau lập đền thờ ông ở cửa biển Đại Nha (Đại Nha có tên khác là Đại Ác, thời nhà Lý đổi là Đại An), nay là cửa Liêu (cửa sông Đáy). Các đền thờ tập trung chủ yếu ở vùng ven biển 2 tỉnh Ninh BìnhNam Định.
Nam Định, Ông được thờ tại chùa Độc Bộ, huyện Ý Yên. Một nơi khác ở Nam Định nữa thờ ông là chùa Thiên Biên Tự, thuộc xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Tại vùng đất mới xã Nam Điền huyện Nghĩa Hưng nằm ở gần cửa Đáy, người dân cũng xây dựng đền thờ.
Ninh Bình hiện là tỉnh có nhiều đền thờ Triệu Việt Vương nhất. Huyện Kim Sơn-Ninh Bình nay nằm ở cửa sông Đáy, có rất nhiều đền thờ Triệu Việt Vương như: Đình Chất Thành (xã Chất Bình), đình làng Kiến Thái, xã Kim Chính, miếu Thượng (xã Thượng Kiệm), đền Ứng Luật (Quang Thiện), Đình làng Chỉ Thiện, Xuân Thiện, đình xã Lưu Phương, Kim Sơn.
Tại vùng văn hóa cửa biển Thần Phù, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, Ninh Bình có đình Phù Sa là di tích văn hóa cấp quốc gia thờ Triệu Việt Vương là thành hoàng làng. Xã Yên Từ cũng có đền thờ Triệu Việt Vương. Tại Ngã ba mỏ neo (sông Hoàng Long, Hoa Lư) người dân cũng lập đền thờ Vương.
Yên Khánh là vùng đất thuộc cửa biển xưa nay đã lùi xa vào đất liền, tại đây có hàng chục đền thờ Triệu Quang Phục nằm ở các xã như: đền Duyên Phúc xã Khánh Hồng, đền Triệu Việt Vương ở Thị trấn Yên Ninh, đền Triệu Việt Vương ở xã Khánh Hải,....
Tại Đền Hóa Dạ Trạch xã Dạ Trạch - Khoái Châu, bên cạnh ban thờ của Chử Đồng Tử có ban thờ của Triệu Việt Vương.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 09:20, ngày 20 tháng 6 năm 2014.

Chử Đồng Tử

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chử Đồng Tử
Chử Đạo Tổ
Chu Dong Tu WikiHanoi.jpg
Kiệu rước Chử Đồng Tử trong Đền Hóa Dạ Trạch
Đệ tam Tứ bất tử
Thông tin chung
Thê thiếp Mỵ Nương Tiên Dung
Tên thật Chử Đồng Tử (褚童子)
Chử Đồng Tử (chữ Hán: 褚童子) là tên của một vị thánh nổi tiếng, một trong "Tứ bất tử" trong tín ngưỡng Việt Nam.Truyền thuyết về Tiên Dung-Chử Đồng Tử là một trong những huyền sử được ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái kể về thời kì cổ xưa của nước Việt Nam.

Truyền Thuyết

Tương truyền Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Cù Vân tại Chử Xá huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên(xã Văn Đức, huyện Gia Lâm ngày nay) (có bản viết là Chử Vi Vân. Theo "Việt sử Giai Thọai" của Nguyễn Khắc Thuần - NXB Giáo dục). Chẳng may nhà cháy, mất hết của cải, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố phải thay nhau mà mặc. Lúc người cha lâm chung, ông gọi con lại bảo rằng hãy giữ chiếc khố lại cho bản thân. Thương cha nên Chử Đồng Tử liệm khố theo cha, mình thì chịu cảnh trần truồng khổ sở, kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn.
Thời ấy vua Hùng Vương thứ 18 có cô con gái tên là Tiên Dung đến tuổi cập kê mà vẫn chỉ thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của công chúa đến thăm vùng đó. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, Chử Đồng Tử hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng.
Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Nàng biết ý nên cùng chồng mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Buôn bán tấp nập, phồn thịnh, ai cũng kính thờ Tiên Dung-Chử Đồng Tử làm chúa (Theo "Việt sử Giai Thọai" của Nguyễn Khắc Thuần-NXB Giáo dục). Một hôm có người bày cho cách ra ngòai buôn bán nhiều lãi, Tiên Dung khuyên chồng nghe theo. Chử Đồng Tử bèn theo khách buôn đi khắp ngược xuôi. Một hôm qua ngọn núi giữa biển tên Quỳnh Tiên (có bản ghi là Quỳnh Vi - tham khảo "Việt sử Giai thọai" Chuyện kể Chử Đồng Tử) Đây là tên một ngọn núi chỉ có trong thần thọai), Chử Đồng Tử trèo lên am trên núi và gặp một đạo sĩ tên Phật Quang. Chử Đồng Tử bèn giao tiền cho khách buôn đi mua hàng, còn mình thì ở lại học phép thuật. Sau thuyền quay lại đón, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông.
Về nhà, Chử Đồng Tử truyền mọi sự lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán, cùng chồng chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng la liệt. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dâng hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng.
Nghe tin, vua Hùng cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Quân nhà vua đến, mọi người xin ra chống cự nhưng Tiên Dung chỉ cười và từ chối không kháng cự cha mình. Trời tối, quân nhà vua đóng ở bãi Tự Nhiên cách đó một con sông. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung-Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn.
Nhân dân cho đó là điều linh dị bèn lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế, và gọi đầm đó là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm), bãi cát đó là Bãi Tự Nhiên hoặc Bãi Màn Trù và chợ đó là chợ Hà Thị.
Lễ hội Chử Đồng Tử tại Đền Hóa Dạ Trạch
Thực sự về mặt lịch sử thì có thể Chử Đồng Tử cũng là một trong những đệ tử đầu tiên của Phật giáo cổ ở nước ta. Truyền thuyết cũng khẳng định đạo Phật cổ đã du nhập vào nước ta từ thời kỳ Hùng vương khoảng 200-300 năm trước công nguyên. Truyền thuyết cũng cho thấy ban đầu cũng có xung đột chính trị giữa tín ngưỡng đạo Phật và tín ngưỡng cổ Văn Lang, giữa Phật giáo cổ và giới cầm quyền của các vua Hùng.

Thờ cúng

Đền thờ Chử Đồng Tử bao gồm hai đền chính
  • Đền Hóa (nơi Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân hóa về trời) là đền thờ "Chính" thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khóai Châu, tỉnh Hưng Yên. Trong đền thờ còn có ban thờ Triệu Việt Vương (Do ngày xưa Triệu Việt Vương đóng quân ở đây - đằng sau đền thờ, sâu dưới đất các nhà khảo cổ đã tìm thấy di tích doanh trại có niên đại thời nước Vạn Xuân). Khi thực dân Pháp xâm lược Bắc Kỳ đã đốt đền thờ nhưng không đốt được bia đá. Các di vật như 3 pho tượng cổ bằng vàng-đồng đen, lọ cổ 100 chữ thọ đã được dân cất dấu và sau này chuyển tạm về đền thờ "Tránh" Đa Hòa. Đền đã được nhân dân Khoái Châu dựng lại.
  • Đền Đa Hòa thuộc thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Sau khi bình định Bắc Kỳ, trước sự phản ứng của dân chúng, để lấy lòng dân, thực dân Pháp buộc phải chi tiền để khôi phục lại đền Hóa Dạ Trạch. Nhưng tổng đốc Khoái Châu đã lấy kinh phí này xây một đền mới ở Đa Hòa tục gọi đền "Tránh" Đa Hòa (tránh nạn) và chuyển các cổ vật như 3 pho tượng vàng - đồng đen và bình cổ 100 chữ thọ về đây. Hướng của Đền Đa Hòa không vuông góc với Sông Hồng mà chéo hướng về phía đền "Chính" Dạ Trạch. Khi bạn đến vái Chử Đồng Tử - Tiên Dung ở đền này là vái vọng về đền Hóa Dạ Trạch.(Khi Pháp phát hiện điều này đã buộc tổng đốc Khoái Châu phải huy động dân chúng dựng lại đền "Chính" Hóa Dạ Trạch nhưng không trả lại các cổ vật).
Cả hai đền đều thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử và Nhị vị phu nhân
Ngoài ra còn một số đền Làng thờ như: Đền Ngự Dội Làng Màn Trầu, huyện Đông Yên nay là thôn Toàn Thắng, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đền Làng Quan Xuyên xã Thành Công huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Các truyền thuyết khác

Có thuyết kể rằng Chử Đồng Tử trong lúc chu du tìm thầy học đạo cùng vợ đã lấy thêm một người vợ thứ hai là một tiên nữ giáng trần. Cả ba người đã giúp dân chữa bệnh.

 Guanyin 00.jpg
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 02:54, ngày 11 tháng 4 năm 2014.
 
 

Sự tích Đầm Dạ Trạch

Discussion in 'Góc tâm linh & Văn hóa Việt' started by Jr, Jun 11, 2010.
Jr

Jr Thiếu tướng

Credit:
2,379,541,223$

Ở huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên ngày nay, có khu đầm lầy rất rộng, với nhiều tên gọi khác nhau như: đầm Dạ Trạch, Nhất Dạ Trạch (cái đầm hình thành sau một đêm), Mạn Trù Châu (bãi Giăng Màn), Tự Nhiên Châu (bãi Tự Nhiên),v.v. Tuy nhiên, tên gọi phổ biến và quen thuộc nhất vẫn là đầm Dạ Trạch. Sự tích đầm Dạ Trạch khá li kì. Nay, xin được trích từ sách Lĩnh Nam chích quái để giới thiệu về đầm Dạ Trạch, còn lời bàn về câu chuyện li kì này, xin kính nhường bạn đọc.

“Vua Hùng Vương thứ ba sinh hạ được một người con gái, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung lên mười tám tuổi, dáng người xinh đẹp, chỉ thích ngao du thiên hạ, không muốn lấy chồng. Nhà vua yêu chiều nên cũng để nàng thỏa thích. Hàng năm, cứ vào khoảng tháng hai hoặc tháng ba, Tiên Dung sắm sửa thuyền bè, chu du ra tận ngoài biển, có khi mải vui quên cả ngày về.

Bấy giờ ở làng Chử Xá, có hai cha con rất hiền từ và hiếu thảo là Chử Vi Vân và Chử Đồng Tử. Chẳng may nhà họ gặp hỏa hoạn, của cải cháy hết, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố bằng vải, ra vào phải thay nhau mà mặc. Đến lúc cha già lâm bệnh, gọi con là Chử Đồng Tử tới, nói rằng:

- Cha chết cứ để trần truồng mà chôn, con hãy giữ khố lại, có thế mới mong khỏi xấu hổ.

Nhưng khi cha mất, Chử Đồng Tử cứ chôn khố theo cho cha, còn mình thì chịu cảnh đói rét trần truồng, rất khổ sở. Chử Đồng Tử thường ra sông câu cá, hễ thấy có thuyền buôn đi qua thì đứng ngâm mình dưới nước mà xin ăn.

Thế rồi hôm đó, không ngờ thuyền của Tiên Dung tới. Nghe có tiếng chiêng trống, sáo kèn náo nhiệt và thấy nghi trượng cờ quạt, Chử Đồng Tử hoảng sợ lắm. Nhân thấy trên bãi cát ven sông có mấy khóm lau lơ thơ vài ba gốc, Chử Đồng Tử bèn vào moi cát vùi thân, nấp ở đó. Phút chốc, thuyền của Tiên Dung tới. Nàng dừng lại và lên bờ dạo chơi rồi hạ lệnh cho quây màn chung quanh khóm lau làm nơi tắm gội. Tiên Dung vào màn cởi áo tắm rửa, dội nước khiến cho cát trôi, lộ ra thân hình của Chử Đồng Tử. Tiên Dung kinh ngạc, nhìn một lúc lâu, biết đó là người con trai, liền nói:

- Ta vốn không muốn lấy chồng. Nay gặp người con trai này trần truồng trong chỗ tắm gội này, ắt là do trời xui như thế. Thôi, chàng hãy mau dậy cùng tắm rửa đi.

Tiên Dung ban cho Chử Đồng Tử áo quần rồi bảo xuống thuyền, cùng dự tiệc vui vẻ. Người trong thuyền, ai ai cũng cho là cuộc kì ngộ xưa nay chưa từng có. Chử Đồng Tử nói rõ vì sao mình lại làm như thế. Tiên Dung bùi ngùi than thở, bảo chàng cùng kết duyên vợ chồng.

Chử Đồng Tử cố từ chối nhưng Tiên Dung nói:

- Sự thể gặp nhau là do trời xui ra thế, xin đừng chối từ làm gì nữa.

Những kẻ theo hầu về tâu với Hùng Vương. Hùng Vương giận dữ, nói rằng:

- Tiên Dung không hề biết tiếc danh tiết là gì. Nó đã không hề biết tiếc của cải của ta, rong chơi khắp chốn, lại còn hạ mình lấy kẻ nghèo hèn, thế thì còn mặt mũi nào mà nhìn ta nữa. Từ nay cứ mặc nó, muốn làm gì thì làm, không được trở về nữa.

Tiên Dung nghe được tin ấy, sợ không dám về, bèn cùng Chử Đồng Tử mở phố xá, lập quán chợ để mua bán với dân, tạo ra chợ lớn, tức chợ Thám bây giờ (chợ Thám thuộc Văn Giang, nay thuộc tỉnh Bắc Giang). Con buôn nước ngoài tới lui buôn bán, ai ai cũng kính thờ Tiên Dung, tôn Tiên Dung và Chử Đồng Tử làm chúa.

Một hôm, có con buôn đến nói với Tiên Dung rằng: - Nếu quý nhân bỏ ra một dật vàng (mỗi dật tương đương với 24 lạng) cùng con buôn ra ngoài buôn bán, thì sang năm sẽ sinh lợi đến mười dật.

Tiên Dung nghe vậy, lấy làm mừng, bèn nói với Chử Đồng Tử:

- Duyên vợ chồng là do trời định, còn như cái ăn cái mặc của ta là do ta tự làm. Nay thử mang một dật vàng theo bọn con buôn ra ngoài mua vật quý về sống xem sao.

Chử Đồng Tử bèn theo người khách buôn ấy đi buôn bán, xuôi ngược khắp cả xứ người. Một hôm qua núi Quỳnh Vi (tên một quả núi chỉ có trong thần thoại), nhân khi khách buôn ghé vào lấy nước, Chử Đồng Tử bèn lên núi dạo chơi, thấy trên đó có một cái am nhỏ, trong am có một vị sư tên là Phật Quang. Phật Quang truyền phép cho Chử Đồng Tử. Chử Đồng Tử bèn đưa tiền cho người khách buôn đi mua hàng, còn mình thì ở lại học phép thuật. Sau, khách buôn trở lại am đón Chử Đồng Tử cùng về. Sư Phật Quang tặng cho Chử Đồng Tử một cái gậy, một chiếc nón lá và dặn:

- Tất cả các phép thần thông linh ứng đều đã ở cả đây.

Chử Đồng Tử về, đem chuyện học đạo kể hết cho Tiên Dung. Tiên Dung giác ngộ, bỏ cả quán chợ và nghề buôn, cùng Chử Đồng Tử đi chu du tìm thầy học đạo. Có hôm đi xa, tối đến vẫn chưa kịp về nhà, đành nghỉ tạm dọc đường, dựng gậy rồi úp nón lên để làm chỗ che thân, chẳng dè vào đến canh ba thì các thứ lầu vàng gác tía, thành quách, lâu đài, kho tàng, miếu mạo cùng vô số vàng bạc châu báu, giường chiếu trướng màn, tôi tớ nam nữ và thị vệ... hiện ra la liệt trước mắt. Sáng hôm sau, ai ai trông thấy cũng đều kinh ngạc, bèn đem hoa quả cùng các thức ăn ngon tới dâng, xin làm bề tôi. Từ đó, (Chử Đồng Tử và Tiên Dung) có đủ trăm quan văn võ và binh sĩ túc vệ, dựng thành một nước riêng.

Hùng Vương nghe tin ấy, cho là con gái có ý làm loạn, bèn đem quân đi đánh. Quân của Hùng Vương sắp tới nơi, quần thần xin đem binh lính ra chống cự. Tiên Dung cười nói:

- Việc này không phải do ta làm mà là do trời khiến vậy. Sống chết có trời, làm con ai chống lại cha bao giờ. Xin hãy thuận theo lẽ, cứ để mặc cho (quân của vua cha) chém giết.

Lúc ấy, những dân mới theo đều sợ mà chạy tứ tán, chỉ có dân cũ ở lại cùng Tiên Dung. Quân của Hùng Vương đến, vì trời đã tối nên dựng dinh trại ở bãi Tự Nhiên, phía bên kia bờ sông. Đêm ấy, trời nổi gió to, cây bật gốc, cát bay mù mịt, quân của Hùng Vương rối loạn. Tiên Dung cùng Chử Đồng Tử và bộ hạ phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụt xuống thành một cái đầm rất lớn. Sáng sớm hôm sau, người ta chẳng thấy lâu đài thành quách đâu nữa, cho đó là điều linh dị, bèn lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế. Người ta nhân đó gọi đầm ấy là Nhất Dạ Trạch, bãi cát ấy là bãi Tự Nhiên hoặc bãi Màn Trù và chợ ấy là Hà Thị”.

(st)


Nguồn:
Code:
http://www.thegioivohinh.com/diendan/showpost.php?p=117314&postcount=1

   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét