Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI I/a

 (ĐC sưu tầm trên NET)

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Entente Flag of Russia 12 triệu
Cờ của Đế quốc Anh 8.841.541
Cờ của Pháp 8.660.000
Cờ của Vương quốc Ý (1861-1946) 5.093.140
Cờ của Hoa Kỳ 4.743.826
Cờ của Brasil 2.930.000
Cờ của Vương quốc Romania 1.234.000
Flag of the Empire of Japan 80 vạn
Cờ của Vương quốc Serbia 70.3430
Cờ của Bỉ 38 vạn
Cờ của Vương quốc Hy Lạp 25 vạn
Cờ của Bồ Đào Nha 20 vạn
Cờ của Vương quốc Montenegro 5 vạn
Tổng cộng: 45.889.850
Liê
 
n minh Trung Tâm Cờ của Đế quốc Đức 13.250.000
Cờ của Đế chế Áo-Hung 7.800.000
Ottoman flag 2.998.321
Cờ của Vương quốc Bulgaria 1.200.000
Tổng cộng: 25.248.321
Tổn thất
Binh lính chết:
5.525.000
Binh lính bị thương:
12.831.500
Binh lính mất tích:
4.121.000
Tổng cộng:
22.477.500 chết, bị thương và mất tích 
Binh lính chết:
4.386.000
Binh lính bị thương:
8.388.000
Binh lính mất tích:
3.629.000
Tổng cộng:
16.403.000 chết, bị thương và mất tích 
.
Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Thế chiến thứ nhất hay Đệ nhất thế chiến, diễn ra từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. Khác với các cuộc chiến tranh trước đó, người Âu châu phải chiến đấu cả trên chiến trường lẫn ở hậu phương. Phụ nữ phải làm việc thay nam giới, đồng thời sự phát triển của kỹ nghệ cũng có ảnh hưởng đến tính chất chiến tranh; có thể thấy sự hiệu quả của xe tăng trong chiến đấu kể từ cuộc Đại chiến này. Chiến tranh chiến hào gắn liền với cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất trong thời gian đầu của nó.
Đây là cuộc chiến giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga, Ý và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) và phe Liên Minh (chủ yếu là Đức, Thổ Ottoman, Áo-HungBulgaria). Cuộc Đại chiến mở đầu với sự kiện Hoàng thái tử Áo-Hung bị ám sát, dẫn đến việc người Áo - Hung tuyên chiến với Serbia. Sự kiện này được nối tiếp bởi việc Hoàng đế Đức là Wilhelm II truyền lệnh cho các tướng xua quân tấn công Bỉ, Luxembourg, và Pháp, theo kế hoạch schlieffen. Hơn 70 triệu quân nhân được huy động ra trận tiền, trong số đó có 60 triệu người Âu châu, trong một trong những cuộc chiến tranh lớn nhất trong sử sách. Trong cuộc chiến tranh kinh hoàng này, Pháp là nước chịu tổn thất nặng nề hơn cả và hoàn toàn bị khánh kiệt, dẫn tới đại bại của bọn họ trong các cuộc chiến tranh về sau. Những trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cũng diễn ra trên đất Pháp. Một trận đánh đáng nhớ của cuộc Đại chiến là tại Verdun cùng năm đó, khi quân Đức tấn công thành cổ Verdun của Pháp, nhưng không thành công. Song, trận chiến đẫm máu nhất là tại sông Somme (1916), khi liên quân Anh - Pháp đánh bất phân thắng bại với quân Đức.
Tất cả những Đế quốc quân chủ đều sụp đổ trong cuộc chiến tranh này, nó tạo điều kiện cho đảng Bolshevik lên nắm quyền tại nước Nga, và mở đường cho Adolf Hitler lên nắm quyền tại Đức. Tuy nước Đức thua cuộc nhưng về thương mại và công nghiệp họ không bị tổn hại gì lớn (ít ra còn hơn hẳn Pháp), vì thế về những mặt này họ đã chiến thắng cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Không có một nước nào thật sự chiến thắng cuộc chiến tranh này. Sau chiến tranh, châu Âu lâm vào tình trạng khủng hoàng và những cao trào dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy ở các nước bại trận. Điển hình là ở Thổ Nhĩ Kỳ, bão táp phong trào Cách mạng Giải phóng Dân tộc rầm rộ, đưa dân tộc này dần dần hồi phục, và buộc phe Entente phải xóa bỏ những điều khoản khắc nghiệt sau khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất chấm dứt.
Trước đây ở các nước nói tiếng Anh dùng từ "Đại chiến" (Great War). Vài thập kỷ sau, tên gọi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (World War I) mới được áp dụng để phân biệt với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Chính những vấn đề liên quan tới Hiệp định Versailles (1918) đã khiến cho cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.

Mục đích

Đây là một cuộc chiến để lập lại trật tự thế giới mới, nó làm sụp đổ bốn đế chế hùng mạnh của châu Âu và thế giới lúc đó là Đế quốc Nga, Đế chế Đức, Đế quốc Áo-HungĐế quốc Ottoman, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của châu Âu và thế giới. Tuy nhiên mặc dù là cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt như vậy nhưng cuộc chiến này đã không giải quyết được các mâu thuẫn gốc rễ và "thế giới mới" mà nó tạo ra còn đặt châu Âu và thế giới trước các vấn đề và mâu thuẫn khác còn trầm trọng hơn như phát sinh nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản tại Nga, chủ nghĩa quân phiệtchủ nghĩa phát xít tại Ý, ĐứcNhật, sự chia cắt, xâm phạm quyền tự quyết của các dân tộc... Những vấn đề đó sẽ dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là lý do một số nhà nghiên cứu cho rằng Chiến tranh thế giới thứ hai chỉ là sự nối tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất sau 20 năm tạm nghỉ lấy sức.
Chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra giữa hai khối liên minh quân sự được hình thành sau thế kỷ 19: một bên là liên minh ba đế quốc Anh - Pháp - Nga, hay được gọi là khối hiệp ước Entente ba bên (trong tiếng Pháp entente có nghĩa là sự đồng thuận, hiệp ước) sau này còn thêm Hoa Kỳ và một số nước khác tham gia; bên kia là phe Liên minh Trung tâm (Central Powers, hay còn gọi là Liên minh ba nước) gồm Đức, Áo – Hung và Ý. Tuy nhiên sau đó Ý chiến đấu bên phía Entente ba bên nhưng Liên minh Trung tâm lại có thêm đồng minh là Đế quốc Ottoman, Bulgaria. Trong khi vai trò của các đồng minh chính trong Entente ba bên khá đồng đều trong việc gánh vác sức nặng chiến tranh thì ở bên phía Liên minh Trung tâm vai trò các đồng minh chính là mờ nhạt hơn, chỉ Đức có vai trò trụ cột vì thực tế mâu thuẫn chủ yếu gây nên chiến tranh là gắn liền với tham vọng chính trị kinh tế của đế quốc Đức lúc đó. Lúc bấy giờ, hai cường quốc quân sự hùng mạnh nhất của châu Âu là Đức và Anh.

Quy mô, tính chất


Các nước tham chiến tại châu Âu. Hình dáng tiểu bang Illinois nằm ở bên trái để có thể so sánh diện tích.
   Khối Trung tâm (Central Powers)
   Khối Liên minh (Entente Powers)
   Các nước trung lập
Về khía cạnh chính trị – quân sự đây là lần đầu tiên thế giới biết đến một kiểu chiến tranh tổng lực, chiến tranh toàn diện. Chiến tranh diễn ra không những ác liệt trên bộ, trên không, trên biển mà các bên thực hiện bao vây bóp nghẹt kinh tế của nhau, đánh vào ý chí và bản lĩnh chịu đựng của dân tộc, thử thách tiềm lực kinh tế và sức mạnh tinh thần của đối phương. Các cường quốc như Đế quốc Nga và đặc biệt là Đế quốc Đức đã thất bại và sụp đổ khi quân đội của họ còn đang trên đất đối phương, khi quân địch còn chưa xâm phạm lãnh thổ của mình, mà họ đã thua trận vì xã hội kiệt sức không thể kham nổi chiến tranh – một kiểu chiến tranh tiêu hao với cường độ cực cao.
Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra theo một kiểu chiến lược chiến tranh hiện đại. Trước đây châu Âu đã từng có các cuộc chiến theo liên minh nhiều nước như Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, Chiến tranh Kế vị Áo, Chiến tranh Bảy năm, Chiến tranh Napoléon, v.v... Nhưng những cuộc chiến đó có kết quả chiến tranh phụ thuộc vào một hoặc vài trận đánh lớn có tính quyết định diễn ra trong 1–2 ngày tại một điểm quyết chiến hoặc một vài chiến dịch trong vài tuần hoặc một vài tháng, các hoạt động chiến sự xen kẽ với hoà bình. Kết cục chiến tranh không triệt để: thua trận thì ký hoà ước nhượng bộ, chờ vài năm hồi phục tiềm lực rồi lại tham chiến tiếp (điển hình như các cuộc chiến thời Napoléon I). Các cuộc chiến đó phụ thuộc rất nhiều, nếu không nói là phần lớn, vào tài thao lược của nhà cầm quân. Còn từ nay, kể từ Thế chiến I, lần đầu tiên nhân loại chứng kiến một kiểu chiến tranh lâu dài, quy mô, huỷ diệt. Chiến sự dàn trải trên khắp chiến trường, khắp cả châu lục. Vai trò cá nhân của thống soái trong chiến tranh bị hạn chế mà tiềm lực kinh tế và ý chí, sức mạnh tinh thần của quốc gia nổi lên là yếu tố quyết định.
Trên chiến trường về khía cạnh thuần tuý quân sự đây là một cuộc chiến tranh đã có các đặc trưng hiện đại: quân đội là quân đội đông đảo. Lần đầu tiên trên thế giới chiến tranh theo chiến thuật đội hình tản mát không còn các khối quân lực xếp hàng tấn công và phòng thủ theo đội hình ô vuông dày đặc rất đặc trưng của mọi cuộc chiến tranh trước đây. Cuộc chiến tranh này đặc trưng áp đảo bởi hình thức chiến tranh trận địa mà điển hình nhất là hệ thống chiến hào trở thành phương tiện phòng thủ chính yếu, thành quách pháo đài đã không còn vai trò phòng ngự quan trọng nữa. Các bên phòng thủ trong chiến hào với hệ thống ụ súng máy, dây thép gai, bãi mìntrận địa pháo dày đặc với chiến tuyến ngăn đôi giữa hai phía đối địch. Chiến tranh trận địa hay chiến tranh chiến hào ở thời kỳ đó thường có tính chất là rất khó tấn công và rất dễ phòng thủ nên chiến tranh có diễn biến chậm chạp ít năng động ít có các chiến thắng quân sự dứt khoát. Kết cục chiến tranh phụ thuộc vào sự chịu đựng dẻo dai của các bên đối kháng đối với gánh nặng chiến tranh tiêu hao tổng lực.
Trong lực lượng Hiệp Ước, Anh-Pháp và Nga chia sẻ gánh nặng chiến tranh tương đối đồng đều trong khi phe Liên Minh chỉ có thể trông cậy vào nước Đức là chủ yếu.
(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét