Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2022

TT&HĐ V - 49/e

 
Đi tìm nguyên nhân gây ra vụ nổ Big Bang

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       


  CHƯƠNG X (XXXXIX): LỜI "LẢM NHẢM" SAU CÙNG
 
“Điều gì đã thổi sức sống vào các phương trình và làm cho chúng có thể mô tả Vũ Trụ?”
Stephen Hawking

“Không có thiên tài nào mà không pha lẫn sự điên rồ trong đó”
Arixtốt

“Thiên tài khác ngu ngốc ở chỗ thiên tài có giới hạn”
A. Anhxtanh

“Nếu thực tại không tương đồng với lý thuyết, hãy thay đổi thực tại”
A. Anhxtanh

“Có thật nhiều thứ để tìm hiểu, nhưng cũng thật ít thứ đã được tìm hiểu thấu đáo”
Robert A. Heinlein

“Từ Vũ Trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu”. Gagarin

“...Đặt cược cho một vũ trụ duy nhất và sự tồn tại của một nguyên lý sáng tạo chịu trách nhiệm cho việc điều chỉnh Vũ Trụ một cách vô cùng chính xác... Nguyên lý này không đại diện bởi một vị Chúa rậm râu; đó là một nguyên lý phiếm thần biểu hiện qua các định luật của tự nhiên.”
Trịnh Xuân Thuận

“Chắc chắn rằng, tựa như tình cảm tôn giáo, niềm tin rằng thế giới là lý tính, hay ít nhất là có thể hiểu được, chính là cơ sở của mọi công trình khoa học. Niềm tin này tạo nên quan niệm của tôi về Chúa. Đó là quan niệm của Spinoza”. 
Albert Einstein

"Có một thứ chúng ta thấy ngay từ khi chào đời và hầu như thường xuyên trong cuộc đời, nhưng chúng ta vẫn tưởng là chưa từng thấy, đó là không gian. Có một thứ chúng ta tưởng thực sự tồn tại như dòng trôi cuốn chúng ta đi nhưng không biết trôi về đâu, đó là thời gian. Ngày nay, chưa ai nhận thức được hoặc nhận thức vẫn sai lầm về chúng. Chỉ khi nào loài người nhận thức chính xác và cặn kẽ hai thứ thiết yếu ấy, thì nhiệm vụ khoa học của loài người mới có cơ may hoàn thành".
TC
 
"Sau nhiều năm nghiền ngẫm, ở chặng cuối cuộc đời tôi mới ngộ ra: Vũ Trụ không hỗn độn như chúng ta tưởng mà là một khối gắn kết thống nhất vĩ đại, không phải vì phục tùng ý Chúa (làm gì có Chúa!) mà vì chính bản thân nó: Tồn Tại. Vạn vật trong lòng nó luôn vận động để tránh Hư Vô, nghĩa là vận động cho nó và vì nó, luôn tự giác răm rắp tuân theo một nguyên lý chung nhất và duy nhất: nguyên lý Tự Nhiên". 
 NTT

""Của dân,do dân và vì dân" là nguyên tắc cơ bản của mọi nhà nước trong việc duy trì và bảo toàn xã hội chứ không phải sở hữu riêng của NNVN". 
NTT
 
 


(Tiếp theo)
***
Trong lịch sử nghiên cứu khoa học của nhân loại, không hiếm những ý tưởng mới hôm qua còn bị cho là ngớ ngẩn, điên rồ “điếc không sợ súng” như trên đã làm nên những điều kỳ diệu của hôm nay, và nói cho công bằng, không hiếm những điều hôm nay được xem như kỳ diệu thì ngày mai đã thành ấu trĩ, ngây thơ, thậm chí là “vớ vẩn”, sai lầm. Phải chăng quá trình đi nhận thức để tìm hiểu Tự Nhiên Tồn Tại là tất yếu như thế? Có lẽ, đó là quá trình vừa “tình cờ” vừa “cố ý”, là xâu chuỗi và đan xen những sự kiện, biến cố ngẫu nhiên như “bèo dạt mây trôi” theo dòng chảy tất yếu hướng về một chân lý đích thực cuối cùng. Chúng ta cũng là những kẻ học hành không được bao nhiêu không phải vì không được học mà vì học không được. Cha mẹ sinh ra chúng ta là một thân xác tương đối hoàn hảo nhưng Trời lại chỉ ban cho chúng ta một bộ não hoạt động ở mức thiểu năng trí tuệ nên đành sống một cuộc đời đầy hoài nghi, lúc nào cũng ngơ ngơ ngác ngác. Chính vì như thế nên chúng ta đã cố học nhưng không thể nào lĩnh hội được “tảng” lý thuyết toán - lý cao siêu và vĩ đại đang “trị vì” kiến thức nhân loại. Sự thể ấy đã làm cho chúng ta, vào thời xưa kia, khi còn chưa già, nhiều lúc vô cùng buồn nản và thất vọng. Còn bây giờ thì… không hề nhé, hỡi “ông” Toán - Lý!
Hoài nghi và ngơ ngác có cái dở nhưng cũng có cái hay. Cái hay đó là đã tạo ra trong chúng ta sự tò mò “ghê gớm” về thế giới khách quan làm bật ra nỗi ước vọng mãnh liệt: hiểu được bản chất của Vũ Trụ và giải thích được vì sao nó lại vốn dĩ thế chứ không thể khác.
Sự thực không thể phủ nhận được là toán - lý ngày nay, dù có thể còn hàm chứa những ngộ nhận này nọ thì xét một cách tổng thể, vẫn là thành quả mang tính “có lý” chứ không thể phi lý được. Quá trình hình thành, phát triển, vượt qua thử thách suốt hàng mấy ngàn năm nhận thức của loài người chứng tỏ rõ ràng như vậy. Vậy thì muốn nhận biết đến căn nguyên về sự tồn tại của Vũ Trụ, không thể chối bỏ toán - lý mà ngược lại, phải tiến tới theo hướng mà toán - lý đã khai mở và chỉ ra, phải sử dụng những “phương tiện” mà toán - lý đã sáng tạo. Nhưng như đã thổ lộ, năng lực trí tuệ yếu kém của chúng ta đã không cho phép chúng ta sánh vai, đồng hành với lực lượng tinh nhuệ, đi tiên phong của toán - lý để thực hiện ước vọng cháy bỏng của bản thân mình. Đó là cái mâu thuẫn đối kháng cực kỳ gay gắt, tuy không đến nỗi một mất một còn, nhưng đến Tạo Hóa (xin lỗi Ngài!) cũng không khắc phục được!
Nếu không khắc phục được mâu thuẫn thì tìm cách vượt qua mâu thuẫn, nếu không có “tảng” lý thuyết toán - lý cao siêu và vĩ đại làm điểm tựa thì chúng ta hãy hành động như anh chàng nọ: tự túm tóc làm mình bay lên và hành trình đó đây cho thỏa niềm ước ao, khát vọng. Lời tự nhủ thầm ấy, ai nghe thấy mà không cười hô hố vì đối với họ rõ ràng là nó đầy ngông cuồng và hão huyền. Nhưng đối với chúng ta, đó là lời tự nhủ tuyệt vời bởi vì chúng ta đã biết tỏng, một cách tương đối, và nếu tìm ra cách tự tạo một động cơ phản lực trong nội tại bản thân mình bằng những vật liệu và phương tiện thông dụng nhất, thì chúng ta cũng sẽ hóa thành trái tên lửa vi vu đến mọi chân trời góc bể của Vũ Trụ.
Tuân theo lời khuyên nhủ, việc đầu tiên chúng ta làm là đặt ra câu hỏi: toán - lý là cái gì? Và chúng ta đã trả lời được: toán - lý là một Vũ Trụ ảo do loài người sáng tạo ra trong quá trình quan sát và nhận thức Vũ Trụ thực tại, nhằm mô phỏng, miêu tả thực tại theo nhãn quan, cách thức đặc thù và ý chí (tức lý trí chưa hoàn toàn sáng suốt) của mình. Cũng do đó mà Vũ Trụ ảo toán - lý vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan, vừa như thực thể vừa là nguyên lý. Nói cách khác, toán - lý là một thực tại kỳ ảo hòa quyện với hoang đường huyễn hoặc. Còn thực chứng có ảo không? Ảo luôn! Tất cả các thí nghiệm đúng là thực tại, nhưng kiến thức rút ra được từ các thí nghiệm ấy đều phải thông qua suy luận. Cho dù suy luận có tính trực giác đến mấy thì cũng không thoát khỏi sự lũng đoạn của suy nghĩ chủ quan con người, nghĩa là các thí nghiệm ấy đã bị “ảo hóa”. Ví dụ, để chứng minh xung quanh một dây dẫn điện có tồn tại trường điện từ, người ta phải dùng thiết bị đo. Nếu thiết bị đo hoạt động, ta rút ra kết luận rằng ở đó tồn tại một trường điện từ, dù ta có đo nó hay không. Nhưng có chắc trong vùng không gian xung quanh dòng điện, thực sự tồn tại trường điện từ không? Nếu hỏi các nhà vật lý theo chủ nghĩa thực chứng, thì 100% câu trả lời là khẳng định. Chúng ta thắc mắc: đành rằng khi đưa thiết bị đo đến đó thì phải thừa nhận là có, nhưng khi lấy thiết bị đo đi khỏi thì sao lại khẳng định được (vì đã có thực chứng đâu!?)? Dòng điện dùng năng lực của mình để tạo dựng một trường tương tác cố định trong vùng không gian bao quanh nó nếu là sự thực thì thật…phi thường!
Có thể hiểu nôm na: “tư duy” là “nghĩ” và “suy”. Ở loài vật (không phải loài người) có thể có “nghĩ” nhưng không có “suy”, hoặc sự “suy” của chúng là nông cạn, nhất thời và được gọi là bản năng, vô thức. Một con báo nằm rình rập con mồi, chờ đợi thời cơ để xông ra vồ chụp, không thể nói khác được, phải là một quá trình được điều khiển bởi sự  "nghĩ". Nhưng cũng không thể nói khác được, đó là sự "nghĩ" thiếu "suy", nhất thời, nông cạn, tương tự một phản xạ bản năng đã được tự nhiên hun đúc qua nhiều thế hệ. Sự  nghĩ đó mau chóng nhạt nhòa sau quá trình săn bắt mồi và không còn được lưu giữ như một “kỷ niệm” trong não con báo nữa. Như thế, nếu ở loài vật có tồn tại sự suy nghĩ nào đó thì sự suy nghĩ đó hầu như không có hồi ức (sự nhớ lại), và đã thành bản năng của con vật thông qua con đường tiến hóa-thích nghi sinh vật. Vậy, có thể quan niệm: tư duy là những cảm giác về thế giới khách quan được lưu giữ tương đối dài lâu theo thời gian mà bộ não có thể tái hiện lại trong tâm thức (hồi ức), nhờ đó mà chọn lựa (suy ra) được hành động được coi là tốt nhất cho đảm bảo sống còn trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Nói cách khác, tư duy là “nghĩ” và có khả năng “suy” từ sự “nghĩ” ấy. Tư duy mà loài người có được chính là một trong những thành quả của tiến hóa thích nghi thông qua quá trình đấu tranh sinh tồn ở một giống loài có cơ thể sinh học đặc thù tồn tại trong một môi trường thiên nhiên đặc thù, với thời gian đủ lâu.
Nhờ có tư duy ấy mà loài người nhận thức ngày một sâu sắc về tự nhiên. Quá trình nhận thức tất yếu làm xuất hiện toán học và vật lý học. Toán - lý thuở ban đầu chỉ có mục đích duy nhất là đáp ứng đòi hỏi nảy sinh ra từ cuộc mưu sinh và ước ao được sống ổn định hơn, sung sướng hơn của loài người. Chính vì sự nhận thức còn yếu kém của loài người, cũng như sự thể hiện “lấp lửng”, “hai mặt” của hiện thực khách quan mà trong toán - lý xuất hiện những mâu thuẫn nội tại gây rạn vỡ niềm tin đối với nhận thức và buộc loài người phải tìm cách giải quyết. Lịch sử cho thấy việc giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong toán - lý là một công cuộc vô cùng khó khăn gian khổ, nhưng cũng hết sức oanh liệt, hào hùng, tuy rằng cho đến tận ngày nay vẫn còn đầy những “ngổn ngang”. Mặt khác, cũng cần thấy rằng công cuộc đó đã làm cho toán - lý ngày nay đã vượt xa mục đích “thực dụng” dung dị thuở ban đầu của nó để đảm nhiệm luôn cái vai trò mà triết học không kham nổi: mô tả và giải thích Tự Nhiên Tồn Tại một cách định tính, và cả định lượng. Chính quá trình thực thi sứ mạng ấy mà chúng dần chuyển hóa thành thực tại ảo. Nhưng đến nay toán - lý vẫn chưa hoàn thành vai trò đó, trái lại, toán - lý ngày một phát phì với “ngổn ngang” những lý thuyết, giả thuyết nhân tạo vô cùng phức tạp, vô cùng rối rắm, trở thành cao siêu, huyền bí mà dù cho một người có bộ não nhận thức kiệt xuất, bỏ cả đời để học, cũng không thể lĩnh hội hết được. Điều đó ám chỉ rằng Vũ Trụ là cực kỳ khó hiểu và người thường như chúng ta, nếu muốn nhận thức nó thì trước hết phải thấu suốt toán - lý, nhưng vì chúng ta (cũng như những thế hệ mai sau) không thể thực hiện được điều đó, nên đành “bất khả tri” trước thực tại khách quan. Nếu sự ám chỉ ấy là sự thực tất yếu thì… buồn quá! Nhưng thật là may lại không phải như vậy! Bởi vì như chính toán - lý đã phô bày ra, nhiều trường hợp, một hiện tượng có thể hiểu được theo nhiều cách, bằng nhiều lý thuyết khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Vì sao vậy? Vì Vũ Trụ là thực tại khách quan vốn dĩ hai mang như thế, hay tại vì tư duy "sáng tạo" ra như thế?
Vũ Trụ thực tại có rắm rối và quá ư phức tạp như toán - lý đã chỉ ra không? Ngắm nhìn hiện thực khách quan, chúng ta bao giờ cũng có cảm nghĩ vạn vật - hiện tượng sao mà hồn nhiên thế. Mọi quá trình trong Vũ Trụ, trừ của loài biết tư duy, đều là mù quáng, mà sao lại có thể triển khai nhịp nhàng, hợp lý đến mức tối ưu như thế? Vì là mù quáng nên các sự vật - hiện tượng không biết “tính toán” các phương trình để lựa chọn giữa có nghiệm và vô nghiệm, giữa bất toàn và tối ưu trong sự vận động duy trì tồn tại của chúng, ấy vậy mà chúng chưa một lần mảy may phạm sai lầm, vẫn tuân thủ tuyệt đối chính xác những vốn dĩ cần phải tuân thủ mà loài người đã khám phá ra (có lẽ là hầu hết) và gọi đó là những nguyên lý, qui luật của tự nhiên. Hơn nữa sự chính xác tuyệt đối ấy chứng tỏ trong Vũ Trụ thực tại khách quan, mọi quá trình nhân - quả bao giờ cũng dẫn đến “có nghiệm” chứ không thể “vô nghiệm”, và “nghiệm” được tạo thành bao giờ cũng xác định, tồn tại một cách dứt khoát. Trong khi đó ở Vũ Trụ ảo toán - lý, đầy rẫy những bất định, những khiên cưỡng không thể hình dung nổi, những hoang cảnh kỳ dị ẩn chứa mâu thuẫn lôgic sâu sắc, chẳng hạn nếu không là tất cả thì cũng gần như tất cả các hằng số mà toán - lý rút ra được từ suy luận khoa học đều là số vô tỷ. Làm thế nào mà các bộ phận trong Vũ Trụ kết hợp với nhau một cách đồng bộ được, nhịp nhàng được, nếu kết quả cho thấy chúng vô tỷ!? Tóm lại, nếu Vũ Trụ thực tại được thấy là một tổng thể được bảo toàn, do đó sự vận động, chuyển hóa trong nội tại nó phải luôn luôn mạch lạc và cân bằng, thì Vũ Trụ ảo toán - lý lại được thấy là một tổng thể bất toàn, bộc lộ nhiều trục trặc, nghịch lý giả tạo đến…vô tỷ...! 
Những suy nghĩ nêu trên đã dẫn chúng ta đến kết luận: toán - lý ngày nay chưa thực sự kiện toàn, vừa thiếu vừa thừa vừa sai lạc, thừa trong chức năng ứng dụng, thiếu trong chức năng giải mã tự nhiên và sai lạc khi là công cụ thuyết minh Vũ Trụ. Như vậy có nghĩa rằng toán - lý ngày nay vẫn chưa hoàn hảo trong vai trò mô phỏng, miêu tả Vũ Trụ thực tại. Như đã nhận xét thì thành quả mà toán - lý tạo lập được trong suốt hàng ngàn năm thật là vĩ đại. Đó là những nguyên lý, định lý, qui luật, định luật và dạng định lượng của chúng là những phương trình, biểu thức, được thiết lập thông qua quá trình nhận thức và nhận thức lại dài lâu của loài người, đồng thời cũng đã kinh qua biết bao thử thách để tự điều chỉnh và định hình mà có dạng như ngày nay. Thành quả ngày nay của toán - lý, do đó, về mặt hình thức và nhất là về mặt định lượng, nói chung là đúng đắn, không thể không thừa nhận được, nhưng cũng không thể cho rằng chúng là “bùa hộ mệnh” vạn năng được, vì chúng là thành quả tạo dựng còn "vương vấn" tính chủ quan và bảo thủ của con người.
Nếu các phương trình, biểu thức toán - lý nói chung là đã xác đáng thì toán - lý không hoàn hảo ở chỗ nào? Chính câu hỏi của nhà vật lý nổi tiếng S. Hawking, mà chúng ta chép lại ở đầu chương, đã gợi ý ra câu trả lời!
Từ quá trình khảo cứu để tìm hiểu một hiện tượng hay một loại hiện tượng của tự nhiên, các nhà nghiên cứu thu được những kết quả có tính đồng nhất và từ đó rút ra được kết luận dưới dạng một định luật, đồng thời đưa ra qui ước và bằng những ký tự cũng như ký số thiết lập nên những phương trình, biểu thức (những biểu diễn toán học) nhằm “cô đọng” định luật ấy dưới dạng định lượng. Như vậy, không phải “điều gì đã thổi sức sống vào các phương trình?” mà chính các nhà nghiên cứu đã gửi gắm nhận thức khoa học của họ vào trong đó. Đối với những “người trần mắt thịt” hoặc thất học thì những phương trình toán - lý chỉ là những hiện hữu vô hồn, những dòng ký hiệu vô tri, chứ không hề có chút sức sống nào cả. Mặt khác, đành rằng những phương trình toán - lý “có thể mô tả Vũ Trụ” (bởi chúng được sinh ra vì mục đích đó mà!) thì thử hỏi sự mô tả đó đã thỏa đáng chưa? Trả lời được câu hỏi này thì vấn đề toán - lý hoàn hảo hay chưa hoàn hảo cũng được làm sáng tỏ.
Nói chung, bản thân các phương trình, biểu thức toán - lý, do đã được xác minh và tỏ ra vững vàng qua thử thách ứng dụng nên đó là những kết quả đúng, diễn tả thích đáng các hiện tượng, phù hợp với những gì mà các nhà nghiên cứu quan sát, đo lường được. Tuy nhiên sự diễn tả ấy chỉ là hình thức, có tính suy diễn phi thực hoặc trực giác bản năng. Bản chất của hiện tượng là do các nhà nghiên cứu chủ quan suy ra trên cơ sở nhận thức khoa học về tự nhiên đã được thừa nhận và đóng vai trò là kiến thức chính thống của đương thời. Một khi nhận thức về tự nhiên của thời đại chưa hoàn hảo thì sự suy lý về bản chất hiện tượng đang nghiên cứu cũng chưa hoàn hảo và đương nhiên phương trình đã thiết lập, đóng vai trò như “phát ngôn viên” của các nhà nghiên cứu, cũng chưa thể hoàn hảo. Nói cách khác, các nhà nghiên cứu đã chưa thấy được đích xác ý nghĩa mà các phương trình, các biểu thức hàm chứa. Có lẽ, bức tranh về thực tại khách quan vốn dĩ đơn giản lắm. Nó phức tạp, trở nên rắm rối, sai lạc là do sự tưởng tượng thái quá của con người, và phải chăng, chỉ khi nào con người xác định được các hằng số Vũ Trụ đều là hữu tỷ, thì thực tại khách quan mà con người vẽ ra mới thực sự đích đáng!? Có lẽ, con đường đi tới chân lý khoa học có nhiều ngã rẽ và toán học là kẻ tiên phong, đóng luôn vai trò là bảng chỉ đường. Vì toán học vẫn chưa chân chính nên đã dẫn vật lý lạc đường, đến với quan niệm về điểm kỳ dị, vụ nổ Big Bang, và một Vũ Trụ dãn nở!?.
Trước đây, kể cũng rất lâu rồi, chúng ta đã từng suy nghĩ rất nhiều đối với quan niệm của toán - lý về Tự Nhiên Tồn Tại và dù còn mờ nhạt, cũng đã thấy hiện lên không ít những ngộ nhận tồn tại trong hệ thống quan niệm ấy. Lúc đó, chúng ta tự cười mình vì nghĩ rằng toán - lý không thể sai được mà chính bản thân chúng ta đã sai khi “nhìn gà hóa cuốc”.
Thế rồi, trong một lần cố hiểu cho được thuyết tương đối hẹp, chúng ta đã phát hiện ra cái sai của Anhxtanh chỉ bằng một thao tác đơn giản với phương tiện là toán học phổ thông. Lúc đầu tưởng mình phạm sai lầm ấu trĩ ở khâu nào đó, nhưng thử đi thử lại mãi vẫn đúng. Dù sao thì chúng ta cũng không hề tin rằng đã tìm ra được “gót chân Asin” của nhà vật lý vĩ đại nhất thế kỷ XX, nhất là khi thấy toán - lý cao cấp (phép toán tenxơ) cũng không hề phát hiện ra cái sai ấy…
Sự hạn chế về kiến thức toán - lý đã buộc chúng ta quay về với triết học Mác - triết học mà chúng ta đã từng cho là nói đúng nhất về tự nhiên, đã từng đặt niềm tin tuyệt đối vào nó thuở thiếu thời, để cố tìm ra một hướng đường thực hiện khát vọng tìm hiểu căn nguyên Vũ Trụ. Vô vọng! Té ra, khi đã có ít nhiều “kinh nghiệm” về nhận thức thì mới thấy triết học này cũng y hệt như một tôn giáo, như Phật giáo chẳng hạn: mê lầm trong cực đoan, cuồng tín và ru ngủ!
Biết rằng nguồn cội của triết học châu Âu là triết học Hi Lạp cổ đại, chúng ta về đó mong tìm ra một sự gợi mở nào đó dù nhỏ nhoi. Và đúng là chúng ta đã tìm được cái gợi mở nhỏ nhoi ấy: ý niệm về tồn tại và sự cần thiết phải phân biệt giữa tồn tại và sự hiện hữu. Ít ỏi thế thôi nhưng cực kỳ quan trọng!
Người ta cho rằng triết học Hi Lạp cổ đại rực rỡ được là nhờ công lao không nhỏ của triết học phương Đông cổ đại. Tin theo nhận định đó nên chúng ta quay sang triết học Ấn Độ cổ đại. Chính ở đây đã bật lên trong chúng ta một ý tưởng hoàn toàn mới mẻ, vô cùng khác lạ, nhưng có vẻ không đến nỗi vô lý lắm: không gian có tính thực thể và là cội nguồn của tất cả, kể cả thời gian. Ý niệm ấy tất nhiên bày ra câu hỏi: vậy thời gian là gì? Lúc đó chúng ta không trả lời nổi, nhưng đã hiểu rằng: ai thấy được bản chất của không gian và thời gian, người đó mới có cơ may thấu tỏ được căn nguyên Vũ Trụ.
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét