Thứ Ba, 25 tháng 1, 2022

TT&HĐ V - 49/a

                                            

                    Bí ẩn Vũ trụ: Vũ trụ Phản vật chất | Khoa học vũ trụ - Khoa học và Khám phá


PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       


 CHƯƠNG X (XXXXIX): LỜI "LẢM NHẢM" SAU CÙNG
 
“Điều gì đã thổi sức sống vào các phương trình và làm cho chúng có thể mô tả Vũ Trụ?”
Stephen Hawking

“Không có thiên tài nào mà không pha lẫn sự điên rồ trong đó”
Arixtốt

“Thiên tài khác ngu ngốc ở chỗ thiên tài có giới hạn”
A. Anhxtanh

“Nếu thực tại không tương đồng với lý thuyết, hãy thay đổi thực tại”
A. Anhxtanh

“Có thật nhiều thứ để tìm hiểu, nhưng cũng thật ít thứ đã được tìm hiểu thấu đáo”
Robert A. Heinlein

“Từ Vũ Trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu”. Gagarin

“...Đặt cược cho một vũ trụ duy nhất và sự tồn tại của một nguyên lý sáng tạo chịu trách nhiệm cho việc điều chỉnh Vũ Trụ một cách vô cùng chính xác... Nguyên lý này không đại diện bởi một vị Chúa rậm râu; đó là một nguyên lý phiếm thần biểu hiện qua các định luật của tự nhiên.”
Trịnh Xuân Thuận

“Chắc chắn rằng, tựa như tình cảm tôn giáo, niềm tin rằng thế giới là lý tính, hay ít nhất là có thể hiểu được, chính là cơ sở của mọi công trình khoa học. Niềm tin này tạo nên quan niệm của tôi về Chúa. Đó là quan niệm của Spinoza”. 
Albert Einstein

"Có một thứ chúng ta thấy ngay từ khi chào đời và hầu như thường xuyên trong cuộc đời, nhưng chúng ta vẫn tưởng là chưa từng thấy, đó là không gian. Có một thứ chúng ta tưởng thực sự tồn tại như dòng trôi cuốn chúng ta đi nhưng không biết trôi về đâu, đó là thời gian. Ngày nay, chưa ai nhận thức được hoặc nhận thức vẫn sai lầm về chúng. Chỉ khi nào loài người nhận thức chính xác và cặn kẽ hai thứ thiết yếu ấy, thì nhiệm vụ khoa học của loài người mới có cơ may hoàn thành".
TC
 
"Sau nhiều năm nghiền ngẫm, ở chặng cuối cuộc đời tôi mới ngộ ra: Vũ Trụ không hỗn độn như chúng ta tưởng mà là một khối gắn kết thống nhất vĩ đại, không phải vì phục tùng ý Chúa (làm gì có Chúa!) mà vì chính bản thân nó: Tồn Tại. Vạn vật trong lòng nó luôn vận động để tránh Hư Vô, nghĩa là vận động cho nó và vì nó, luôn tự giác răm rắp tuân theo một nguyên lý chung nhất và duy nhất: nguyên lý Tự Nhiên". 
 NTT

""Của dân,do dân và vì dân" là nguyên tắc cơ bản của mọi nhà nước trong việc duy trì và bảo toàn xã hội chứ không phải sở hữu riêng của NNVN". 
NTT



Đã điên rồ thì chắc chắn thường làm những điều ngược ngạo và ngu ngốc rồi. Nhưng không phải chỉ có điên rồ mới làm những điều ngược ngạo, ngu ngốc. Nghĩa là thiên tài đôi khi cũng làm những điều ngu ngốc và trái lại ngu ngốc chưa hẳn đã điên rồ!
Tuy nhiên, một cách tương đối, có thể gộp điên rồ và ngu ngốc vào một cái tên chung: rồ dại. Thường thì nhiều người nghĩ rằng một kẻ có ý nghĩ và hành động rồ dại là kẻ không có lý trí hoặc mất hết lý trí. Nghĩ như vậy là không đúng. Theo chúng ta, người rồ dại (hoặc đang ở trạng thái rồ dại) là người thiếu hẳn hoặc mất hết sự tự giác, tỉnh táo trong suy nghĩ và hành động, hay cũng có thể nói, là người đã bị suy giảm nghiêm trọng lý trí, thậm chí là đến mất hết lý trí, nhưng không phải là đã mất hết ý chí. Lý trí và ý chí là hai thứ khác nhau, trong lý trí có ý chí và trong ý chí có lý trí. Dù có những suy nghĩ và hành động gàn dở, ngược đời, thì không phải vì thế mà cho rằng người rồ dại không còn lý trí. Người rồ dại vẫn sống có lý trí, chỉ có điều lý trí ấy so với chuẩn mực qui ước thông thường, được đánh giá là khác thường, có ý chí không tỉnh táo, mê sảng, u muội…Đã là con người thì phải có lý trí. Có thể nói ý chí là lý trí đã ít nhiều bị tính chủ quan, mê muội lũng đoạn. Có thể nói, người lý trí là người minh mẫn, kẻ ý chí là kẻ có tiềm lực.
Thường, chúng ta đều cho rằng những ý tưởng và hành động mang tính sáng tạo chỉ có thể có ở những người bình thường (không rồ dại), có ý chí mà sự lũng đoạn của tính chủ quan đã giảm thiểu, tức là đã có lý trí tỉnh táo và hơn nữa là vào những lúc lý trí đó trở nên sáng suốt cao độ. Điều đó có vẻ như không còn phải bàn cãi nữa vì trong đời sống hàng ngày luôn xảy ra như thế và hơn nữa, dường như đã được xác nhận hoàn toàn bởi lịch sử phát triển khoa học. Có lý trí thì có sáng tạo! Tuy nhiên, nếu soi xét kỹ thì thấy nhận định đó không chính xác. Thật ra, hiện tượng sáng tạo ở những lý trí tỉnh táo chỉ mang tính phổ biến thông thường chứ có khi cũng từ ý chí, mang tính đột xuất, bất ngờ.
Nếu coi sự sáng tạo là làm xuất hiện cái mà trước đó chưa từng xuất hiện, chưa từng có, nhằm thỏa mãn mục đích nào đó của chủ thể tạo dựng thì sự sáng tạo không phải chỉ riêng ở loài người mới có. Sáng tạo bao hàm đổi mới, nghĩa là không có đổi mới thì không có sáng tạo. Trong thế giới sinh vật, nếu không có sự đổi mới, nếu không có hiện tượng xuất hiện cái mới mà trước đó chưa từng có thì cũng không thể có quá trình tiến hóa thích nghi và do đó, bản thân thế giới sinh vật đã phải chấm dứt tồn tại ngay từ thời trứng nước xa xưa. Chính cái đặc tính được chúng ta nêu lên thành nguyên lý gọi là tác động - phản ứng đã làm cho các thực thể, dù là vô tri vô giác, cũng luôn có xu thế “cố gắng” bảo toàn và duy trì sự tồn tại của chúng. Hiện tượng ấy, trong thế giới sinh vật được thấy dưới dạng “cố gắng” để sống còn. Ở mức tri giác cao hơn, sự “cố gắng” ấy trở nên gay gắt hơn, quyết liệt hơn, đòi hỏi phải đổi mới, sáng tạo và được gọi dưới cái tên “hành động tự giác sáng tạo trong đấu tranh sinh tồn”. Vì vậy mà đấu tranh sinh tồn là quy luật nòng cốt, cơ bản bậc nhất đối với sự tồn tại và duy trì tồn tại của thế giới sinh vật. Chính quy luật này đã chi phối đời sống sinh vật, là tiền đề làm xuất hiện quá trình tiến hóa thích nghi hoạt động một cách phổ biến và xuyên suốt lịch sử tồn tại của thế giới sinh vật, trong đó có cả loài người. Có thể nói quá trình tiến hóa thích nghi ở mỗi giống loài sinh vật là một quá trình tự phát sáng tạo vì kết quả của quá trình đó là làm xuất hiện cái mới, cái chưa từng có trước đó và mục đích của nó là giúp cho bản thân giống loài tăng cường khả năng duy trì sự sống còn. 
Loài người cũng không nằm ngoài tình hình chung ấy. Nhờ có sáng tạo mà loài người mới tiến lên được văn minh. Hay có thể nói, tiến lên văn minh là hướng đi tất yếu của xã hội loài người. Nhưng ở loài người, vì tư duy đã là một đặc điểm nổi bật đến độ có thể cho rằng chỉ ở loài người mới có nên sự sáng tạo ở loài người cũng trở nên đặc thù, độc đáo, có thêm tính tự giác: sáng tạo gắn liền với tư duy nhận thức và là kết quả của tư duy nhận thức, đồng thời cũng là một “bệ phóng” quan trọng trong việc nâng tầm cho tư duy nhận thức. Tư duy nhận thức càng sâu rộng bao nhiêu thì thành quả sáng tạo càng trở nên tinh vi, tuyệt diệu bấy nhiêu và ngược lại, thành quả sáng tạo càng tinh vi, tuyệt diệu bao nhiêu thì càng làm cho tư duy nhận thức nâng tầm sâu rộng lên bấy nhiêu.
Như vậy, ở loài người nhìn chung, không có lý trí tỉnh táo hay gọi nôm na là “sự khôn ngoan” thì không có sáng tạo, mà đã không có quá trình sáng tạo từ thấp đến cao thì xã hội loài người cũng không có được một trình độ văn minh như ngày nay. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được rằng, dù là cá biệt và có phần hiếm hoi, có vẻ ngẫu nhiên, thì không phải không có những sáng tạo được tạo ra bởi ý chí rồ dại (lý trí khác thường), mà thuở ban đầu, theo số đông đánh giá là mù quáng, mê sảng, lạc lối hay chí ít, thì cũng có khởi đầu hình thành từ những lý trí loại ấy (gọi nôm na là sự rồ dại), góp phần vào sự phát triển nền văn minh nhân loại. Thậm chí, nếu xét theo một nhãn quan khác (không theo định kiến số đông hoặc thông lệ!), phải cho rằng dù là ít ỏi thì cũng có những sáng tạo loại đó (có tính rồ dại) đã tác động thực sự cách mạng, bất ngờ, mang tính đột phá làm chuyển biến mạnh mẽ quan niệm của nhân loại về thực tại khách quan và qua đó đồng thời tạo bước tiến nhảy vọt trong quá trình phát triển lên tầm cao nhận thức, lên văn minh.
Nói chung, có thể phân sự sáng tạo thành hai loại là sáng tạo tự phát và sáng tạo tự giác. Sáng tạo tự phát là sáng tạo không có sự tham gia của lý trí và là của chung thế giới sinh vật. Sáng tạo tự giác là sự sáng tạo có sự tham gia của lý trí, là sự sáng tạo có chủ đích, chỉ ở loài người - loài có tư duy trừu tượng mới có.
   
Đã bị coi là rồ dại thì…không còn lời để nói! Nhưng để cho vui, có thể phân chia sự rồ dại ra thành hai dạng tương đối: dạng có căn nguyên bệnh lý phi trí tuệ (gọi tắt là rồ dại bệnh lý) và dạng có căn nguyên trí tuệ (hay còn gọi là rồ dại vượt tầm trí tuệ). Dù là có căn nguyên bệnh lý hay phi bệnh lý thì sự rồ dại không phải là không có lý trí, chỉ có điều, đó là lý trí không mạch lạc, bất thường, mang nặng mê sảng và bất chấp lôgic (chúng ta hiểu bất chấp lôgic là không coi trọng lôgic trong lập luận, thường có vẻ phi lôgic, không hình dung được, nhưng nhiều khi lôgic hơn cả lôgic!). Nói cách khác, người rồ dại vẫn là “một con người tư duy” dù sự tư duy đó được đánh giá là lệch lạc, bất bình thường. Nhưng chính cái biểu hiện lệch lạc, bất bình thường về tư duy đó lại mách bảo rằng, ở những người rồ dại cũng đã lấp ló mầm mống về sự sáng tạo rồi. Rõ ràng là không hề toát ra một chút tính sáng tạo nào từ những suy tư và hành động theo lệ thường, cho nên phải thừa nhận những ý tưởng và hành vi của những người rồ dại là có tính sáng tạo, vì đó chính là kết quả của một tư duy theo một lôgic khác lạ, không theo qui ước thông lệ (theo lôgic đã được số đông thừa nhận), và bị số đông cho là ngược đời, lập dị, mê sảng. (Nhớ là không nên đánh đồng sự sáng tạo thực sự (có chủ đích) với tính sáng tạo, “hơi hướng” sáng tạo, “mầm mống” sáng tạo…!). Cho nên Arixtốt mới nói: “Không có thiên tài nào mà không pha lẫn sự điên rồ trong đó”.
Về mặt hình thức, rồ dại có căn nguyên bệnh lý và rồ dại không có căn nguyên bệnh lý là tương tự nhau, nghĩa là đều bị đánh giá có lối tư duy và hành vi bất bình thường, ngược đời,và nhiều khi “không ai hiểu nổi”. Tuy nhiên, về mặt bản chất, giữa hai dạng rồ dại đó, có sự khác biệt sâu sắc. Nếu ở dạng rồ dại bệnh lý, những ý tưởng, hành vi dị thường là kết quả của lý trí mù quáng do tư duy bị rối loạn, đứt quãng, thì ở dạng rồ dại trí tuệ, thường xuất hiện những ý tưởng và hành vi dị thường, bất ngờ, và là kết quả của sự bùng phát lý trí, lý trí đột nhiên bùng nổ chói lòa, khai mở con đường mới cho tư duy đang bị cuồng loạn, bị ức chế bởi bế tắc…Đó phải chăng là tiền đề của khám phá, phát minh? Có thể nói, không có tư duy thì không có chủ động sáng tạo, không có sáng tạo thì không có khám phá, phát minh, không có khám phá, phát minh thì loài người hôm nay đang ở đâu, đã thoát khỏi "ăn lông, ở lỗ" chưa?
Tư duy là một quá trình vận động sinh học cực kỳ phức tạp. Đến tận ngày nay, bản chất đích thực của nó vẫn là một bí ẩn lớn đối với khoa học. Có lẽ vì vậy mà rất khó đánh giá xác đáng một tư duy vẫn tỉnh táo hay đã rồ dại, trừ những trường hợp cụ thể, có vẻ đã rõ ràng và được y học xác định dựa trên những trắc nghiệm cũng như những định ước mang tính thống kê về sự tổn thương, rối loạn một cách trầm trọng, rất khó hoặc không thể hồi phục lại bình thường được của bộ não. Ở đây chúng ta không quan tâm tới những đánh giá về trạng thái hoạt động của bộ não bình thường hay không bình thường theo chuẩn đoán chuyên môn sâu của y học thần kinh cũng như sự định ước về mức độ “khôn - ngu” theo tiêu chuẩn “định lượng” của nó (hệ số IQ). Cần biết rằng một người bị đánh giá là rồ dại chưa chắc đã rồ dại, mà chính sự đánh giá mới rồ dại! Con người thường đi theo lối mòn vì thừa nhận lối mòn là hợp lý. Nhưng họ biết đâu rằng có những lối mòn thuở ban đầu được khai mở từ những ý tưởng hoàn toàn rồ dại!
Thực ra từ nãy đến giờ chúng ta cũng đâu có bàn luận về những biểu hiện tương phản nhau về mặt trí tuệ trong hoạt động tư duy của con người theo định ước chuyên môn của y học thần kinh (vì chúng ta không có khả năng theo hướng ấy), hơn nữa, không biết theo hướng ấy để làm gì?!), mà theo tinh thần suy lý triết học (ở mức độ thô phác) và chỉ lấy định kiến xã hội (nặng cảm tính chủ quan) làm cơ sở đánh giá tương đối mê sảng hay sáng suốt, rồ dại hay tinh tường, ngu muội hay khôn ngoan… đối với một tư duy hay hành vi có lý trí, nhằm mục đích… mua vui cho cuộc “trà dư tửu hậu” mà thôi. Vui, nhưng... không hề chê trách và khinh khi ai cả. Vì...biết đâu đấy(!?)
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------------------




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét