Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

TẶNG MÁ, VỢ VÀ...NGƯỜI TÌNH !

(ĐC sưu tầm trên NET)


Ngày Phụ nữ Việt Nam

Ngày Phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh phụ nữ Việt Nam, được tổ chức vào ngày 20 tháng10 hàng năm ở Việt Nam. Vào dịp này, phụ nữ ở Việt Nam, cũng như tại các nơi khác trên thế giới, được nhiều người bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất vẫn là tặng hoa hồng, thiệp và kèm theo những lời chúc mừng.

Lịch sử

Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam".
_____________

1- TRƯNG TRẮC - TRƯNG NHỊ

Tương truyền, Hai Bà Trưng đã đọc lời thề trước khi xuất binh :
"Một xin rửa sạch nước thù Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này"
(Tthiên Nam ngữ lục)

2- TRIỆU THỊ TRINH (226-248)

Năm 19 tuổi, đáp lời người hỏi bà về việc chồng con, Bà Triệu nói:

Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!
3- LÊ KHIẾT NƯƠNG(?)- Ỷ LAN (1044(?)-1117)
Một lần vua Lý Thánh Tông hỏi Ỷ Lan về kế trị nước, Ỷ Lan tâu :

Muốn nước giàu dân mạnh, điều quan trọng là phải biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng khó uống nhưng chữa được bệnh...Phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hóa dân thì sâu hơn mệnh lệnh. Dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Muốn nước mạnh hoàng đế phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch.
4- LÊ NGỌC HÂN (1770-1799)
Sau khi chồng mình-Hoàng đế Quang Trung- đột ngột băng hà, bà viết bài thơ "Ai tư vãn" (gồm 164 câu) bày tỏ lòng đau thương vô hạn. Dưới đây xin trích đoạn:

(...)

Từ cờ thắm trỏ vời cõi Bắc,
Nghĩa tôn phù vằng vặc bóng dương.
Rút dây vâng mệnh phụ hoàng,
Thuyền lan chèo quế thuận đường vu quy.

(...)


Những ao ước chập chùng tuổi hạc,
Nguyền trăm năm ngõ được vầy vui.
Nào hay sông cạn, bể vùi,
Lòng trời giáo giở, vận người biệt ly.


(...)

 
Nghe trước có đấng vương Thang, Võ,
Công nghiệp nhiều tuổi thọ thêm cao;
Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình!

Nghe rành rành trước vua Nghiêu, Thuấn,
Công đức dày, ngự vận càng lâu;
Mà nay lượng cả, ơn sâu,
Móc mưa rưới khắp chín châu đượm nhuần.

Công dường ấy, mà nhân dường ấy,
Cõi thọ sao hẹp bấy hóa công?
Rộng cho chuộc được tuổi rồng,
Đổi thân ắt hẳn bõ lòng tôi ngươi.

  (...)
Giờ sao bỗng cách xa đôi cõi,
Tin hàn huyên khôn hỏi thăm nhanh.
Nửa cung gẫy phím cầm lành,
Nỗi con côi cút, nỗi mình bơ vơ!

Nghĩ nông nỗi ngẩn ngơ đòi lúc,
Tiếng tử quy thêm giục lòng thương.
Não người thay, cảnh tiên hương,
Dạ thường quanh quất, mắt thường ngóng trông.

 (...)

Cảnh ly biệt nhiều phần bát ngát,
Mạch sầu tuôn ai tát cho vơi?
Càng trông càng một xa vời,
Tấc lòng thảm thiết, chín trời biết chăng?

 (...)


Chữ tình nghĩa trời cao, đất rộng,
Nỗi đoạn trường còn sống còn đau.
Mấy lời tâm sự trước sau,
Đôi vầng nhật nguyệt trên đầu chứng cho.
 


5- BÙI THỊ XUÂN (?-1802)



Trước khi bùi Thị Xuân bị hành hình một cách tàn độc, Nguyễn Ánh sai người áp giải bà đến trước mặt rồi hỏi với giọng đắc chí: 
-Ta và Nguyễn Huệ ai hơn?
Bà trả lời: 
-Chúa công ta, tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà người đi cầu viện ngoại bang. hết Xiêm đến Thanh làm tan nát cả sơn hà, cuối cùng đều bị chúa công ta đánh cho không còn manh giáp. Đem so với chúa công ta và nhà ngươi, chẳng qua là ao trời nước vũng. 
Nguyễn Ánh gằn giọng: 
-Người có tài sao không giữ nổi ngai vàng cho Cảnh Thịnh?
Bà đáp: 
Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân được tới đất Bắc Hà...
5- ĐOÀN THỊ ĐIỂM (1705-1748)
 + Một hôm, thấy cô Điểm vào buồng tắm, nhà vắng, Quỳnh nghịch ngợm gõ cửa đòi vào. Cô Điểm vốn hay chữ, tức cảnh, ra ngay một vế đối, bảo Quỳnh đối được thì cho vào. Câu đối như sau:      - "Da trắng vỗ bì bạch!". (Bì bạch, chữ hán cũng có nghĩa là da trắng).
     Quỳnh nghĩ nát óc cũng không tìm ra câu để đối lại. Và hình như cho đến nay vẫn chưa có câu đối lại nào "chuẩn không cần chỉnh".
+ Năm ấy, được tin sứ nhà Thanh khét tiếng hống hách sắp sang nước ta, vua Lê, chúa Trịnh tỏ ý lo ngại. Tin vào tài ứng đối của Quỳnh, triều thần giao cho trạng giữ việc tiếp sứ. Trạng cho dựng một ngôi quán nhỏ bên bờ sông Cái, xin vua triệu bà Điểm ra đó ngồi bán hàng. Còn mình tự quản một chiếc đò, nhận đón chở sứ bộ qua sông.
Mấy tên trong sứ bộ Tàu vừa đến nước ta, qua ngôi quán bà Điểm, nhác trông cô hàng nước xinh tươi óng ả, liền thả lời bỡn cợt. Một tên líu lớ đọc bâng quơ:
     - Nam bang nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh.
(Nghĩa là: Một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày. Ý nói mỉa đàn bà nước này lẳng lơ).
Bà Điểm đang nhai trầu, nhổ toẹt một bãi nước cốt xuống đất, nói trống không:
     - Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất. (Nghĩa là: Bọn quan to, ông lớn ở nước phương Bắc đều từ chỗ ấy mà chui ra cả).
Câu đối lọt vào tai bọn sứ bộ, chúng giật mình, câm họng!
6- NGUYỄN THỊ HINH (Bà Huyện Thanh Quan, 1805-1848)
+Lúc ông huyện Thanh Quan (Lưu Nghi) đi vắng, có một cô gái tên là Nguyễn Thị Đào đã đệ đơn lên trình bày rằng chồng cô đã ruồng bỏ cô để xin được ly dị, lấy chồng khác. Vì thương cảm, Bà Huyện Thanh Quan đã thay chồng phê đơn bằng mấy câu thơ:
Phó cho con Nguyễn Thị Đào
Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai?
Chữ rằng: Xuân bất tái lai
Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già!
Hay chuyện, chồng cô Đào kiện quan trên. Quan trên ăn của đút, giáng chức ông huyện Thanh Quan

+Có một ông đỗ hương cống tới xin mổ trâu để giỗ bố. Lúc bấy giờ, triều đình đã ban lệnh hạn chế mổ trâu, để phát triển việc canh nông. Cảm động trước hiếu hạnh của ông này mà chồng thì đi vắng, Bà Huyện Thanh Quan đã cầm bút phê vào đơn câu thơ:
Người ta thì chẳng được đâu
"Ừ " thì ông Cống làm trâu thì làm.
Biết bà huyện dùng chữ nghĩa để lỡm mình, nhưng vì được việc nên ông cũng vui vẻ ra về.

+Bài thơ tuyệt bút của bà:
QUA ĐÈO NGANG 
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà, 
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. 
Lom khom dưới núi tiều vài chú, 
Lác đác bên sông rợ mấy nhà. 
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, 
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. 
Dừng chân đứng lại trời non nước, 
Một mảnh tình riêng ta với ta.

7- HỒ XUÂN HƯƠNG (Bà Chúa thơ Nôm, 1772-1822)



+Bọn Đồ Dốt
Dắt díu nhau lên đến cửa chiền,
Cũng đòi học nói, nói không nên.

Ai về nhắn bảo phường lòi tói,

Muốn sống, đem vôi quét trả đền 
+Đèo Ba Dội 
Một đèo, một đèo, lại một đèo,

Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.

Cửa con đỏ loét tùm hum nóc,

Hòn đá xanh rì lún phún rêu.


Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,

Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.

Hiền nhân quân tử ai là chẳng

Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
+Đền Trấn Quốc
Ngoài cửa hành cung cỏ dãi dầu,

Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau!

Một tòa sen lạt hơi hương ngự,

Năm thức mây phong điểm áo chầu.


Sóng lớp phế hưng coi vẫn rộn.

Chuông hồi kim cổ lắng càng mau.

Người xưa, cảnh cũ đâu đâu tá?

Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu.
+Đền Thái Thú
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,

Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo.

Ví đây đổi phận làm trai được,

Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu.
8- PHẠM THỊ HẰNG (Từ Dụ, 1810-1902) 
 HoangthaihauTuDu.jpg
+Nhân lễ ngũ tuần, vua Tự Đức cùng đình thần dâng sớ khẩn thỉnh tấn tôn mỹ hiệu, bà dụ rằng: 
"Ta đã được thiên hạ phụng sự, thì nên lo những việc thiên hạ đương lo. Năm nay chưa đặng mùa, nhân dân đều chưa được vui sướng, chính lúc Hoàng Đế phải chăm lo, lòng ta nào nỡ thản nhiên. 
Vả lại tánh ta vốn kiệm ước chẳng chuộng phù hoa, không ngờ ngày nay hưởng được tôn vinh, ta thường e sợ, tu tỉnh chẳng rồi, huống chi còn gia thêm cho hư danh để ta còn nặng cái lỗi thất đức hay sao? Vậy thì sớ thỉnh ấy nên bãi đi, chỉ nguyện chư công và quần thần lo giúp chính trị, giáo dục thế nào cho ta được thấy thạnh trị thái bình, thì không chi vui bằng".
+Trong cuộc sống hằng ngày, bà rất tiết kiệm tiêu dùng và nghiêm khắc đối với sự lãng phí, xa hoa. Bà thẳng thắn phê phán tệ tham ô chức quyền trong triều chính và các địa hạt. Bà nói: "Từ xưa đến nay, quan lại chỉ một chữ tham mà chưa trừ được. Mọt nước hại dân cũng từ đó mà ra. Làm quan mấy năm vị nào cũng giàu có gấp bội. Của ấy không lấy của dân thì lấy ở đâu? Nên phải quyết trừ.".
+Bà khuyên triều thần: "một sợi tơ, một hột gạo cũng đều là máu mỡ của dân, cho nên lãng phí đã không ích gì, mà lại đáng tiếc lắm vậy, chi bằng cất vào kho để dùng vào việc nước"
 +Bà cũng bảo vua Tự Đức rằng: "ngưòi trong dòng họ chớ lo việc không được làm quan, phải chuyên cần học hỏi, thi đậu vẻ vang gia tộc; chỉ lo là bất tài mà thôi. Ngoài ra, kẻ làm điều trái phép, Hoàng đế nên triệu về kinh, nghiêm trị để làm gương cho người ta biết".
9- NGUYỄN THỊ KHUÊ (Sương Nguyệt Anh, 1864-1921)
 
+Bà được coi là người chủ bút nữ đầu tiên của giới báo chí Việt Nam. Bà là con gái thứ tư của của nhà thơ yêu nước nổi tiếng Nguyễn Đình Chiểu. Tờ "Nữ giới chung" (Tiếng chuông giới phụ nữ) của bà kêu gọi: 
 Chị em ơi!... Muốn có cái địa vị ngang hàng với nam giới thì (chẳng những) việc tề gia nội trợ phải thuộc lòng, tình thế trong ngoài cũng nên ghé mắt, tuy chưa được như người Âu Mỹ song cũng đừng phụ tiếng Lạc Hồng”
+Khi vua Thành Thái tuần du vào Sài Gòn, bà có bài thơ “Thành Thái nghị yến Sài Gòn”:
“Ngàn thu nay gặp hội minh lang,

Thiên hạ ngày nay chí mở mang

Tấc đất ngọn rau tràn dưới mắt,

Đài cân bầu nước chật ven đàng!

Vui lòng thánh đế nơi xe ngựa

Xót dạ thần dân chốn lửa than

Nước mắt cố cùng, trời đất biết

Biển dâu một cuộc nghĩ mà thương”.

10- NGUYỄN THỊ ĐỊNH (Ba Định, 1920-1992)
Nguyenthidinh.jpg

Nếu không có tình thương sâu thẳm, không có cái nhìn thấu đáo, khi nghe thành tích đặc biệt của nữ du kích Võ Thị Mô, dù hết lời khen ngợi sự dũng cảm của chị nhưng bà cũng phân tích, đưa ra lời khuyên chí tình: “Nữ không nên đánh công đồn, bởi công đồn không hợp với sức khỏe phụ nữ, do mỗi lần vô đồn phải vác mìn DH.10 nặng 15 ký, vác khẩu AK cùng 6 băng đạn, một số lựu đạn. Những cuộc hành quân chiến đấu gian khổ không hợp với chị em. Chị em chỉ nên đánh gọn, đánh nhỏ và nắm tình hình, làm trinh sát, báo tin cho lực lượng ta tấn công địch. Ở vùng giải phóng, địch ném bom, bắn pháo dữ dội, sinh hoạt ăn uống thiếu thốn, nên chị em rất vất vả. Vì vậy, chỉ nên xây dựng lực lượng nữ du kích ở xã, huyện, không nên tổ chức ở tỉnh. Và cần phải tổ chức các đơn vị nữ xen kẽ với các đơn vị nam để hiệp đồng chiến đấu, hỗ trợ nhau”.

Tôi (Trương Mỹ Hoa-Phó chủ tịch nước) vô cùng xúc động khi cầm trên tay tờ giấy đã ố vàng, cũ kỹ ghi những dòng bút tích đầy trăn trở, tâm huyết của bà, hình như đó là thư bà gửi cho lãnh đạo một cơ quan làm nhiệm vụ chính sách: “...tác phong thái độ của cán bộ có số chưa thể hiện được tinh thần trách nhiệm và tình thương đối với quần chúng đối tượng, cửa quyền rầy rà hơn là giải thích chính sách. Cách giải quyết chế độ chính sách còn máy móc, chưa vận dụng  có tình, có lý, đồng chí chú ý giáo dục anh chị em ngành TBXH nhận thức rõ là cơ quan thay mặt Đảng bộ thể hiện tình nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn, có như thế mới củng cố chỗ dựa cách mạng vững chắc, dù kẻ thù lắm mưu nhiều kế cũng không làm gì ta được". 

11- NGUYỄN THỊ ÚT (chị Út Tịch, 1931-1968)
 Đầu năm 1950, bà lập gia đình với ông Lâm Văn Tịch (người Việt gốc Khơme) cũng là chiến sĩ trong lực lượng vũ trang địa phương. Từ đó bà mang tên Út Tịch ghép từ tên của bà và của chồng. Ông Tịch hy sinh ngày 14 tháng năm 1974 và được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Liệt sĩ. Hai câu nói nổi tiếng của bà thời chống Mỹ:
"Nó đánh mình, mình đánh nó!"
"Còn cái lai quần cũng đánh!"
  

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét