Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

NGÀY ẤY - BÂY GIỜ - MAI SAU

(ĐC sưu tầm trên NET)

NGÀY NÀY NĂM XƯA



Từ sáng sớm ngày 10-10-1954. Nhân dân Thủ đô quần áo chỉnh tề, mang cờ, ảnh Bác Hồ và những bó hoa tươi thắm, thành đội ngũ trật tự theo từng công sở, xí nghiệp, trường học, khu phố... kéo tới những con đường được báo trước là bộ đội hành quân qua.
Đoàn xe đầu tiên do thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Uỷ ban quân chính và bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó chủ tịch Uỷ ban Quân chính Hà Nội dẫn đầu.
8 giờ: Cánh quân phía Tây xuất phát từ Quần Ngựa. Đó là những chiến sĩ bộ binh của trung đoàn Thủ đô, do Trung đoàn trưởng Nguyễn Quốc Trị, anh hùng quân đội dẫn đầu. Các chiến sĩ diễu binh qua Kim Mã, Hàng Đẫy, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang... Đến 9 giờ 45 tiến vào Cửa Nam, thành Hà Nội.
8 giờ 45 phút. Cánh quân phía Nam xuất phát từ Việt Nam học xá, tiến qua Bạch Mai, phố Huế, vòng quanh Hồ Gươm rồi vòng lại chiếm lĩnh toàn bộ khu vực Đồn Thuỷ và Đấu Xảo.
9 giờ 30 : Đoàn Cơ giới và pháo binh xuất phát từ Bạch Mai, qua Phố Huế; 10 giờ 15 đến Bờ Hồ, qua Hàng Đào, Hàng Ngang, Chợ Đồng Xuân, rẽ sang đường Cửa Bắc, tiến vào thành lúc 10 giờ 45 phút.
15 giờ: Còi Nhà hát thành phố nổi lên một hồi dài. Mấy chục vạn quân dân Hà Nội, đã trang nghiêm dự lễ chào cờ do Uỷ an quân chính tổ chức tại sân vận động Cột Cờ với sự tham gia của các đơn vị quân đội. Sau lễ chào cờ, Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Vương Thừa Vũ đã trân trọng đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng.
Mở đầu lời kêu gọi Bác viết: "Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau, nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào.
Ngày nay do nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hoà bình đã thắng lợi, Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng không xiết kể".
(Trích từ Báo điện tử Đảng CS Việt Nam) 

 
(Trích lược bài viết từ trang "Người đưa tin")

59 năm về trước, khi Thủ đô Hà Nội được giải phóng, quét sạch bóng quân xâm lược, vị Anh hùng của dân tộc - Đại tướng võ Nguyên Giáp đã đọc Nhật lệnh trước toàn thể nhân dân và tham gia trong Lễ diễu binh mừng giải phóng.

    Ngày ấy, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào từ 5 cửa ô, tiếp quản Thủ đô Hà Nội sau 9 năm bị tạm chiếm.

    Sau 9 năm tạm chiếm, quân Pháp đã buộc phải rút quân và bàn giao cho Bộ đội Việt Nam tiếp quản Hà Nội.

    Niềm vui của các chiến sĩ ta trong ngày Hà Nội được giải phóng, nhân dân lại được sống trong hòa bình, xây dựng đất nước phát triển, khẳng định chủ quyền, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.



    Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đọc bản Nhật lệnh trên Quảng trường Ba Đình trong ngày Thủ đô giải phóng.


    “Không phải chỉ có những người ra đi nhớ về Hà Nội, người ở lại cũng trông đợi từng ngày người ra đi mau chóng trở về. Chiến thắng Đông Xuân 1953-1954 và đại thắng ở Điện Biên Phủ đã mang lại cuộc trùng phùng lịch sử”.Trong tập hồi ức Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết những dòng như vậy về cuộc giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954.
     Đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô là Đại đoàn 308 với trung đoàn Thủ đô – những người 8 năm trước đã quần nhau với xe tăng Pháp trong từng ngôi nhà, góc phố ở Hà thành. Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ lãnh trách nhiệm chủ tịch ủy ban quân quản Hà Nội bên cạnh đồng chí Trần Duy Hưng là chủ tịch thành phố Hà Nội từ đầu kháng chiến.

    Trên đường về tiếp quản Hà Nội, một số đại diện của Đại đoàn 308 được triệu tập tới gặp Bác ở Đền Hùng. Tại đây Bác căn dặn cán bộ, chiến sĩ đại đoàn phải triệt để chấp hành 8 chính sách của Chính phủ, 10 điều kỷ luật trong quân đội, “không được xâm phạm đến cái kim sợi chỉ của dân”. Bác nhấn mạnh phải tôn trọng dân và giúp đỡ dân, thực hiện thật tốt nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô. Cũng ở đây, cán bộ, chiến sĩ đại đoàn 308 được nghe câu nói nổi tiếng của Bác: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

    Ngày 9/10/1954, một số đơn vị của đại đoàn 308 vào trước tiếp quản các công sở, nhà máy từ tay quân Pháp. Thành phố lúc này đang bị đặt dưới lệnh giới nghiêm, không một bóng người, các ngôi nhà đều đóng kín cửa. Nhưng bên trong cái không gian im lìm đó, nhân dân đang nô nức chuẩn bị để đón anh bộ đội cụ Hồ trở về sau 8 năm luồn rừng lội suối gian khổ hy sinh.
     Trong ngày đoàn quân về tiếp quản Thủ đô, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn ở phía sau và sáng 11/10 mới vào thành nhưng ông vẫn liên lạc và nắm tình hình xát sao. Có lẽ qua các báo cáo từ bộ phận đi trước, tướng Giáp vẫn nhớ chi tiết không khí buổi tiếp quản thủ đô năm ấy. Trong hồi ức ông kể: “ Một đơn vị tới Cầu Giấy làm thủ tục bàn giao. Những chiếc xe bọc thép của quân Pháp chưa kịp quay đầu thì từ ngôi nhà tranh xiêu vẹo bên đường đã xuất hiện một lá cờ đỏ sao vàng, những tiếng hô không biết từ đâu nổi lên: Hồ Chủ tịch muôn năm! … Hoan nghênh các anh bộ đội trở về giải phóng Thủ đô! Rồi những cánh cửa bật mở, bà con ùa ra, xúm xít chung quanh các chiến sĩ tủi tủi mừng mừng. Chỉ trong giây lát, cả dãy phố nghèo ở ngoại ô đã đỏ rực màu cờ”.

     
    Hà Nội ngày Giải phóng 10/10/1954.
     Trần Vũ

     (Từ VnExpress)
    Lễ viếng Đại tướng sẽ kéo dài gần 14 giờ

    Lễ viếng chính thức Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ kéo dài liên tục từ 7h30 sáng tới 21h ngày 12/10.

    Ngày 9/10, Ban tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra thông báo về lễ viếng ở Hà Nội, Quảng Bình và TP HCM. Theo lịch trình, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), lễ viếng bắt đầu từ 7h30 đến 21h ngày 12/10.
    Vào buổi sáng, thứ tự các đoàn viếng gồm Ban Chấp hành Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương, gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.

    1-7877-1381235467-5253-1381310224.jpg
    Dòng người từ khắp mọi miền Tổ quốc xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tư gia. Ảnh: Nguyên Anh.
    Tiếp đó là các đoàn của lãnh đạo cấp cao nước ngoài; Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố Hà Nội; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; các đoàn quốc tế và ngoại giao. Đoàn viếng cuối cùng được xếp lịch vào buổi sáng là Cựu chiến binh Việt Nam.
    Vào buổi chiều, từ 12h đến 14h là các đoàn viếng của các tỉnh, thành phố; 14h đến 15h các đoàn viếng của các ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương.
    Trong 6 giờ còn lại, 15h đến 21h là các đoàn viếng còn lại và các cá nhân.
    Tại tỉnh Quảng Bình, lễ viếng được tổ chức tại trụ sở UBND tỉnh để các cơ quan, đơn vị, cá nhân; các đoàn ngoại giao và quốc tế khu vực miền Trung đến viếng và dự lễ truy điệu. Tại TP HCM, lễ viếng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất để các cơ quan, đơn vị, cá nhân; các đoàn ngoại giao và quốc tế khu vực miền Nam đến viếng. Thời gian tổ chức lễ viếng ở hai địa điểm này đồng thời với Hà Nội.
    Ngày 13/10, lễ truy điệu bắt đầu lúc 7h. Sau đó, linh cữu Đại tướng sẽ được đưa bằng máy bay từ Hà Nội về Quảng Bình an táng.
    Để giúp tiếp nhận thông tin liên quan đến lễ tang và cung cấp thông tin chính thức, Ban tổ chức Lễ tang thành lập bộ phận thường trực giúp việc tiếp nhận thông tin tại số 51B, Phan Đình Phùng (Ba Đình, Hà Nội).
    Nguyễn Hưng

     VỀ QUÊ:
    + Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cho biết Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tiên liệu trước được ngày ra đi của mình: "Dịp tết Nguyên Đán năm 2008, tôi chúc Đại tướng sống lâu trăm tuổi. Đại tướng liền giơ tay ra hiệu, tôi hiểu động tác đó tỏ ý chưa hài lòng với lời chúc. Tôi liền chúc lại rằng, chúc Đại tướng sống trên trăm tuổi. Khi đó Đại tướng mới tỏ vẻ hài lòng, tươi cười nhận bó hoa tôi tặng, rồi Đại tướng cùng chúng tôi chụp một bức ảnh kỷ niệm. Lúc đó Đại tướng mới ghé vào tai tôi nói nhỏ: 'Có người nói tôi sẽ sống 103 tuổi. Đồng chí hãy nghiệm xem có đúng không nhé'.
    Sau hôm ấy tôi đã nhiều lần nói với mọi người về chuyện này. Vậy mà, Đại tướng ra đi đúng tuổi 103"

    + Đại tướng qua đời lúc 18h09 ngày 4/10 tại Viện quân y 108 (Hà Nội) khi ông vừa bước sang tuổi 103 chưa lâu.

    + Nơi an nghỉ cuối cùng:
     Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đích thân chọn nơi an nghỉ cho mình tại quê hương Quảng Bình từ năm 2006, đó là Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc huyện Quảng Trạch.  
    vungchua3-JPG-2811-1381232023.jpg 
     Khu vực Vũng Chùa được bao bọc bởi đảo Hòn La, Hòn Gió và Hòn Nồm. Vũng Chùa là vũng biển nhỏ, có bờ cát trắng và bằng phẳng, sóng êm dịu, được hình thành bởi một triền núi đá đâm ra biển, người dân địa phương gọi là mũi Rồng. Vị trí an táng có cao độ 110 m, trên núi Vũng Chùa; trước mặt là Đảo Yến nằm cách bờ khoảng 500 mét; phía tây là điểm cao 136 (núi Sú); phía bắc là dãy núi cao chắn giữ những cơn gió mùa Đông Bắc; phía đông là Mũi Rồng nhô ra biển.

    + Vùng biển hoang sơ Đảo Yến.
    Vung-Chua-1-8161-1381327320.jpg

    + Tháp chuông trong khu vực an táng, phía xa là đảo Yến
    Tháp chuông trong khu vực an táng.  

    + Điểm cao 130 - nơi chôn cất Đại Tướng
    Điểm cao 130 - Nơi an táng thi hài Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

    +Theo Trần Hữu Thắng (trên G+):
      "(...). Rất may mắn, năm 2006 mình về quê theo chân gia đình Cụ (tướng Giáp) đi thăm Cảng Hòn La. Chắc Cụ đọc rất nhiều tài liệu, nên biết phong thủy ở đây rất thiêng liêng vì là nơi dãy Hoành Sơn đâm ra biển với ba mũi, là nơi nhô ra biển xa nhất của đất nước hình chữ S (mở bản đồ sẽ thấy). Nói xa hơn, nơi đây cách cả ngàn năm trước, người Tàu đã xây miếu, chùa và có nhiều mộ quân Tàu trấn yểm nhưng đã bị phá từ rất lâu. Sau đó, có một thầy địa lý phán rằng chỉ có một người có công lao rất lớn với Dân Tộc mới được an cư ở đây (và lúc đó, sẽ có điềm tốt cho Dân Tộc). Điều đó được truyền lại cho các thế hệ nơi đây, nhưng họ chỉ biết đó là vùng đất linh thiêng, nên cũng chỉ khuyên bảo con cháu khi đến vùng đất đó không được nói bậy, tiểu tiện kẻo bị thần linh trách mắng. Cho nên dù là thung lũng đẹp, trù phú nhưng không ai dám khai khẩn, đến cả đem gia súc vào đó cũng không dám. Chắc là thần linh đã mách bảo cho Cụ! (...) Đất ở đó rất lành, con người hiền hòa, trên núi đầy trái sim chín mọng, phong cảnh rất nên thơ, gần đó lại có đền thờ và mộ của công chúa Liễu Hạnh, có cổng Hoành Sơn Quán nổi tiếng với bao nhiêu bài thơ trứ danh, ví như của Bà huyện Thanh Quan (...)".

    + Một góc cảng Hòn La:
     

    + Hoành Sơn (núi ngang) là một dãy núi ở phía nam tỉnh Hà Tĩnh, phía bắc tỉnh Quảng Bình. Hoành Sơn và sông Gianh là biểu trưng lịch sử, văn hóa, địa lý của tỉnh Quảng Bình. Hoành Sơn dài 50 km, chạy từ dãy Trường Sơn ở phía tây ra Biển Đông. Đỉnh cao nhất trong dãy núi có độ cao tuyệt đối là 1044 m. Trước kia, muốn vượt qua dãy núi này, người ta thường phải đi lên đèo Ngang cao tới 256 m và dài tới 6 km rất khó đi. Từ tháng 8 năm 2004, một hầm đường bộ được hoàn thành giúp cho việc đi lại giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh trở nên thuận tiện hơn. Vào thế kỷ XVII, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói với sứ của Nguyễn Hoàng rằng "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân".

    + Dãy núi Hoành Sơn, nhìn từ Hà Tĩnh:

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét