Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

TT&HĐ IV - 33/o

                                                      Đàn Nam Giao - Triều Tây Sơn

PHẦN IV:     BÁU VẬT 
 
"Dọc đường lịch sử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..."
NTT 
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.” 
 
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng niềm hạnh phúc này.
D. Henziut
 
Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự trong lòng khoan khoái.
Ngạn ngữ Trung Quốc 
 

Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. 

Rene Descartes

Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. 
 Voltaire 
 
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách. 
 Plato 

“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.” 
 
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
 Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
  
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG I (XXXIII): TRỐNG ĐỒNG

“Khi đã biết sự thực của vật thể, ta sẽ thấy rằng thật vô lý khi tôn thờ các sản phẩm cô lập của dòng chảy không ngừng nghỉ của sự biến hóa, làm như chúng là vĩnh cửu và đích thực. Đời sống không phải là vật thể hay dạng của vật thể mà là một sự vận động liên tục hay chuyển hóa”
S. Radhakrishnan
 
“Nếu có ai hỏi di vật thuộc nền văn minh cổ xưa nào của những người anh em ruột thịt thiểu số phương Nam của Trung Hoa là quan trọng nhất, chúng ta có thể trả lời không do dự rằng đó chính là Trống Đồng”
Wen You
 

Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ – ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt ở đất Giao Chỉ.

Nguyễn duy Hinh

 

 

 (Tiếp theo)

 

 Hoạt cảnh cuối cùng của phần này cũng tương tự như hoạt cảnh cuối cùng của phần kia, chỉ có khác chút ít về tư thế, điệu bộ của 4 hình người khắc họa trên đó. Vượt qua hoạt cảnh này chúng ta lại trở về C.
 Vành chim thú trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.

Tại vị trí C là vạch phân cách. Vạch này cũng đóng vai trò như hình tượng một cái cột cao vẽ trên đỉnh cột có treo một miếng giống bảng hiệu gì đó có vẽ một vòng tròn chấm giữa, phía dưới vòng tròn chấm giữa là 3 vạch song song “chiếu” thẳng góc xuống mặt đất.
Nhìn toàn cảnh mặt trống đồng Ngọc Lũ, chúng ta có cảm giác rằng những nhà thông thái và nghệ nhân Việt cổ đã rất tỉ mỉ, chú trọng đến từng chi tiết và đạt đến độ tinh xảo, chính xác cao nhất trong việc khắc họa, bài trí hệ thống hoa văn trên đó. Đó là một công việc hết sức công phu và có tính thiêng liêng, không thể tùy tiện thêm bớt chi tiết và “xê dịch” được. Phải nói rằng hệ thống hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là thành quả tự hào của nền văn minh Hùng Vương. Nó như một cái đĩa vi tính, chứa đầy ắp tâm tư, tình cảm, nhận thức, quan niệm được cho là tinh túy nhất của một thời đại. Vì lẽ đó, hình khắc như biển hiệu trên đỉnh “cây cột” ở C phải mang một ý nghĩa nào đó không kém phần hệ trọng.
Thời cổ xưa, quá trình tìm hiểu, nhận thức và xác lập thời gian (bản thân Tự Nhiên, vì không cần biết nên cũng không có thời gian, chỉ con người quan sát mới thấy Tự Nhiên bộc lộ ra thời gian nên mới tìm cách xác lập nó!), bắt đầu từ việc quan sát sự vận hành của Mặt Trời và chủ yếu học hỏi được nhiều điều quí báu từ “ông thầy” này. Dựa vào bóng trên mặt đất của cây cối, núi non… do tia Mặt Trời rọi xuống tạo ra mà người ta áng chừng được khoảng thời gian nào đó trong ngày (rồi dần dà vào ban đêm thì nhờ ánh trăng, nhờ sự xê dịch vị trí của các vì sao). Lúc đầu, đơn giản là trồng những cây cột cao để nhờ ánh mặt trời mà đo đạc, xác định, phân chia, qui ước những đơn vị thời gian cho ngày, cho tuần trăng, cho mùa và cho năm một cách ngày càng phù hợp với vận hành biến đổi của thiên nhiên trong thực tại. Quá trình đó cuối cùng và tất yếu dẫn đến việc xác định thời điểm mốc để phân chia thời gian. Thời điểm mốc đó chính là giữa trưa (chính Ngọ, khi cây cột chuẩn “đứng bóng”) đối với ngày và ngày Đông Chí đối với mùa, năm.
Có lẽ không đến nỗi quá đáng nếu cho rằng 4 người ở cạnh cột C đang làm những công việc phục vụ cho một cuộc xác định thời gian và cột C đóng vai trò như cột chuẩn (mẫu) với biển báo trên đầu cột chỉ ra rằng đang là thời điểm chính Ngọ, ngày Đông Chí. Nếu cột ở C là tượng trưng cho thời điểm chính Ngọ, ngày Đông Chí thì đối ứng tương phản với nó là cột D phải tượng trưng cho thời điểm đúng nửa đêm, ngày Hạ Chí (và vòng tròn “rỗng” trên “lá cờ đuôi nheo” treo ở đỉnh cột là tượng trưng cho trăng khuất). Lúc này vị trí E là thời điểm (ngày) Xuân phân và vị trí F là thời điểm (ngày) Thu phân.
Biểu tượng Mặt Trời với những tia soi rọi thẳng góc mặt đất trên đỉnh cột C còn mang hàm ý nào nữa không? Có thể còn!
***
Như một cuộc cưỡi ngựa xem hoa “mini”, chúng ta về đại thể đã khảo sát xong hệ thống hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Lúc này, một ý nghĩ lóe sáng trong đầu chúng ta: trong số rất nhiều ý tình hàm chứa ở mặt trống đồng Ngọc Lũ, có một ý tình lớn lao mà các nhà thông thái Việt cổ (và cả Hùng Vương nữa) muốn lưu giữ để truyền đời cho con cháu mai hậu. Ý tình đó như sau:
Nhà nước Văn Lang, do Hùng Vương đứng đầu, là nhà nước minh trị, có vua sáng tôi hiền. Đất nước Văn Lang là một đất nước giàu mạnh, xã hội thịnh vượng thái bình, dân tình thuần phác sống đời vui tươi, hoan lạc. Sắc dân Văn Lang (tiền thân dân tộc Đại Việt (sau này)) là kết quả của một quá trình thống nhất, hòa hợp dân tộc và sự biến đổi thích nghi với điều kiện sống có hoàn cảnh thiên nhiên đặc thù. Thủy tổ của người Văn Lang là Tiên - Rồng. Dân tộc Văn Lang đã từng sinh sống trên lãnh thổ Văn Lang từ thời xa xưa và đến thời Hùng Vương thì đã trải qua 3 thời đại. Thời đại thứ nhất là thời đại Kinh Dương Vương (vành tròn có đàn chim Lạc). Thời đại thứ hai là thời đại Âu - Lạc (còn gọi là thời Hồng Bàng, thời được tượng trưng bằng vành tròn chim - hươu), và thời đại ba là thời đại Hùng Vương với nền văn minh Văn Lang rực rỡ, chói lọi (được biểu trưng bằng vành tròn thứ ba và hình tròn trung tâm). Nhưng trước cả ba thời đại đó là thời đại hỗn mang (vành hoa văn hình học ngoài cùng).
Chúng ta nói thêm: truyền thuyết cổ xưa của nhiều dân tộc trên thế giới thường nói về một thời đại hỗn mang, hồng hoang trước khi xuất hiện loài người. Có như thế không phải là trời đất hỗn mang, như “trộn lộn lại làm một” thật mà gián tiếp (và vô tình) vạch ra rằng con người “thấy” như vậy là do cái tâm trí còn hỗn mang của bản thân mình. Có lẽ gần với sự thực hơn, phải cho rằng thời con người vẫn chưa biết đến những ghi chép lịch sử (nghĩa là khi chưa có chữ viết, khi còn là thời tiền sử, những dấu vết về cuộc sống cũng như những hiểu biết còn ngây thơ của thời gian đã qua chỉ được lưu giữ lỏng lẻo bằng truyền khẩu), con người coi thời đại chưa có cuộc sống định cư lâu dài, hợp quần thành xã hội là thời đại hỗn mang, hồng hoang, trời đất chưa phân, như "trộn lộn làm một". Con người tối cổ đã chưa đủ sức tưởng tượng ra thời chưa có con người (không có con người quan sát, nhìn nhận thì trời - đất hỗn mang, chưa phân là điều tất nhiên!). Nếu thời đại Hùng Vương có công xác định chủ quyền lãnh thổ dựng nên một đất nước thịnh trị của dân tộc Văn Lang (mà sau này gọi là Dân tộc Việt) thì công “khai thiên lập địa” định hình lãnh thổ tự nhiên, là của thời đại Ông Đùng (!). Phải chăng Ông Đùng còn có tên là ông… "Bùi Liển" (Biển Lùi)?
Chính khảo cổ học và truyền thuyết lịch sử đã dẫn đến lời khẳng định là người Việt cổ thời Hùng Vương đã có ý niệm rõ ràng về truyền thống dân tộc và ý thức thờ cúng, tôn sùng tổ tiên. Có thể họ đã xác định được tương đối thời gian tồn tại của các đời vua trước đó trong thời đại Hùng Vương, thậm chí cũng biết một cách áng chừng thời gian tồn tại của hai thời đại trước đó. Mặt trống đồng Ngọc Lũ có lưu giữ những thông tin ấy không? Có thể là có. Tuy nhiên, qua bao nhiêu thời gian, qua bao nhiêu biến động xã hội vô cùng lớn lao, các nhà thông thái Việt cổ mai một dần và chìa khóa mật mã trong tay họ đã vĩnh viễn thất lạc. Sự tàn phá, tận diệt của Mã Viện đối với nền văn hóa có một thời văn minh rực rỡ, ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu đã là tội ác đối với Dân tộc Việt nói riêng và đối với thế giới nói chung. Nhưng thôi, lịch sử đã là như thế, giận hờn, tiếc nuối mà làm gì! Chúng ta nhắc lại không phải để hận thù gì mà là để nâng cao cảnh giác.
Chúng ta nói sang vấn đề khác.
Toán học ra đời trên cơ sở đầu tiên là số học, sau đó là hình học. Số học là linh hồn của hình học và hình học là thể xác của số học.
Để chế tác được hệ thống hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, trước đó, các nhà thông thái Việt cổ đã phải am tường về nhiều vấn đề số học và hình học, nhất là hình học. Việc phân chia đường tròn thành những phần bằng nhau với số phần lẻ không thể chia chính xác bằng thước kẻ và compa đã buộc họ phải “động não”. Nhất là quá trình đo đạc xác định thời gian nhờ ánh nắng Mặt Trời càng buộc họ phải tìm hiểu ngày càng sâu hơn về những vấn đề như dựng hình, quan hệ tỉ lệ, tính chu vi, diện tích… Có một câu hỏi đặt ra là trong quá trình “làm việc” với tia nắng mặt trời, phải đo đạc khoảng cách, xác định xa, gần, cao, thấp… họ có bao giờ thắc mắc mặt trời cao bao nhiêu và đi tìm lời giải đáp (bởi vì, chính chúng ta ngày nay cũng thấy, mặt trời hình như không đến nỗi cao lắm, thậm chí chưa chắc đã cao hơn… mặt trăng, còn mặt trăng thì gần đến nỗi thấy rõ cả cây đa, chú Cuội)?
Chúng ta đột ngột nêu ra thắc mắc như thế vì thấy ở cột C có một biển hiệu rất giống với một thứ xuất hiện trong phong tục cổ truyền người Việt.
Có thể các nhà thông thái Việt cổ đã từng thực hiện việc đo đạc, tính toán xem mặt trời cao bao nhiêu (vì mặt trời ở trên trời nên nếu biết mặt trời cao bao nhiêu so với mặt đất thì cũng có nghĩa là trời cao bấy nhiêu). Nhưng họ đã tiến hành như thế nào? Chúng ta khó lòng biết được. Tuy nhiên dưới đây, chúng ta sẽ trình bày một cách tính góp vui và mai kia, nếu có dịp, sẽ “bắc thang lên hỏi Ông Trời” xem có đúng ngày xưa tổ tiên tính như vậy không?
Trước hết cần phải nói chữa là vừa rồi, chúng ta cho rằng chiếc cột “trồng” tại vị trí C là tượng trưng cho ngày Đông Chí, thì đó chỉ là võ đoán. Sao không cho vị trí đó là tượng trưng cho ngày lập mùa nào đó, vì làm như vậy sẽ thấy sự phân định các mùa trên vành tròn thứ ba rõ ràng, mạch lạc hơn? Hơn nữa, nếu “chiếu xuống” vành tròn thứ hai sẽ thấy thời điểm C là bắt đầu của một mùa có đàn chim (én?) bay. Vậy thì sao không chọn thời điểm C (cũng có thể chọn thời điểm D) làm thời điểm Lập Xuân? Chúng ta sẽ chọn C là tượng trưng cho ngày bắt đầu của mùa Xuân vì lẽ trên cột C xuất hiện ánh mặt trời ấm áp qua một mùa Đông u ám và lạnh giá. Như thế các điểm C, E, D, F lần lượt sẽ tượng trưng cho Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu và Lập Đông.
Muốn biết Trời cao bao nhiêu, việc làm đầu tiên để chuẩn bị cho cuộc đo đạc và tính toán vào chính ngọ ngày Lập Xuân (mà thuở xa xưa kia, chắc hẳn là ngày Mùng Một Tết), là trồng cây cột (hay sào) chuẩn mốc. Trồng thì dễ rồi, nhưng người xưa làm cách nào mà biết nó thẳng đứng (vuông góc) so với mặt đất (tạm cho rằng mặt đất đã được làm phẳng và trùng với mặt phẳng chân trời - là mặt phẳng tiếp xúc với Trái Đất (lúc này được cho là có hình cầu chuẩn) tại nơi chân cột). Nếu đã có “êke” thì dùng “êke” để định vị và kiểm tra lại. Nếu không sẵn “êke” thì dựa vào bản chất mối quan hệ của 3 khoảng cách có độ dài lần lượt là 3, 4, 5 hoặc 6, 8, 10 để xác định (xem hình 13a). Nhưng để cố định cột mốc hoặc những cột phụ trong suốt quá trình thì làm thế nào? Có thể hình tượng mà chúng ta từng gọi là “cái ụ” thể hiện ở vành thứ ba trên trống đồng Ngọc Lũ đảm nhận chức năng đó.
Dù có “dựng đứng” được cột chuẩn mốc chính xác đến mấy và xác định được thời điểm chính Ngọ đúng đến mấy, mà vị trí Trái Đất lúc đó “chưa hợp thời” thì sự “đứng bóng” của cột chuẩn mốc vẫn… còn bóng (hình 13b).
Cũng trên hình 13b, chúng ta thấy vào lúc chính Ngọ (giữa trưa), sẽ có (những) tia mặt trời đi qua đỉnh O của cột mốc, đến mặt đất (mặt phẳng chân trời) tại K. CK chính là bóng của cột mốc CO lúc “đứng bóng”. Dựng một cột phụ (hay cột còn gọi là cột tiêu) BF sao cho nó vuông góc với mặt đất và tia sáng OK cũng đi qua đỉnh B. FK chính là bóng của cột BF lúc chính Ngọ. Trên mặt đất, vẽ đường thẳng qua K, vuông góc với CK. Trên đường thẳng này, chọn 2 điểm I và L sao cho: IK bằng KL. Qua B dựng một đường thẳng khác, song song với đường thẳng qua K vừa xác định. Trên đường thẳng này, chọn 2 điểm A và D sao cho AB=AD=IK=KL. Dựng hai cột tiêu mới có đỉnh lần lượt là A và D, gốc lần lượt là G và E sao cho chúng vuông góc với mặt đất. Rõ ràng là đường thẳng qua G và E cũng qua F và nó phải song song với 2 đường thẳng vừa dựng.
Hình 13: Người Việt cổ xưa đo đường đến Thiên đình bằng cách này chăng?


Nếu giả sử rằng vị trí Mặt Trời là tại điểm O (đỉnh của cột chuẩn mốc) thì sẽ có hai tia sáng phát ra từ O qua A đến H và qua D đến M. GH và EM chính là bóng của cột AG và cột DM vào thời điểm chính Ngọ. Hãy tưởng tượng rằng điểm O ở rất cao, rất khó với tới và khi dựng cột OC, chúng ta quên đo chiều cao của nó. Bây giờ muốn xác định chiều cao của OC, ta chỉ còn cách xác định gián tiếp.
Việc này được thực hiện một cách dễ dàng vì chúng ta có thể đo đạc được các khoảng cách ở trên mặt đất và ở tầm thấp (với tay tới được!). Với số liệu đó, dựa vào hiện tượng tam giác đồng dạng, trong nháy mắt, chúng ta sẽ biết được trời cao bao nhiêu (bằng độ dài cột OC!).
Tuy nhiên, đó chỉ là giả định. Trong thực tại, chốn Thiên đình (đồng thời cũng là cõi Thiên Đường) không bao giờ “sà xuống” thấp như thế được vì vướng núi non, nhất là sợ núi Tu Di chọc thủng (theo ý chúng ta thì trời cao bằng chiều cao của Tu Di huyền thoại và đỉnh của Tu Di do đó được gọi là Đỉnh của ngàn đời mơ ước hay Thiên đỉnh, sau này các nhà thiên văn học “gọi lung tung” bất cứ điểm cao nào có vẻ xa vời cũng là Thiên đỉnh mà chưa bao giờ biết được chỉ có duy nhất một Thiên đỉnh!!!).
Trực quan cho thấy Mặt Trời ở đâu đó tít xa vời trên nền trời xanh, chiếu vô vàn tia sáng xuống Trần gian, trong đó có (qui ước là) một tia đi qua đỉnh cột OC, đến mặt đất tạo thành bóng của cột OC là CK. Vậy, nếu đi lên trời theo “đường" KO sẽ tới được Mặt trời.
Cùng lúc đó, từ Mặt trời cũng sẽ có 2 tia sáng mà mỗi tia đi qua mỗi đỉnh cột phụ A và D đến chạm mặt đất tại I’ và L’, nghĩa là nếu đi theo “đường” I’A hay “đường” L’D cũng “đụng” phải Mặt trời. Nói cách khác, vị trí thực của Mặt Trời (gọi là điểm O’) là nơi gặp gỡ của 3 tia sáng: và tia có đoạn KO.
Vì Cổ Loa, kinh đô nước Văn Lang, cũng là nơi thực hiện việc đo đạc (chúng ta đoán mò thế!), thuộc vùng nhiệt đới, nên “độ đứng bóng” trung bình của cột OC lúc giữa trưa là cao (đỉnh bóng gần chân cột), thậm chí có hai thời điểm hoàn toàn đứng bóng. Hiện tượng này kết hợp với vị trí thực của Mặt trời ở quá xa làm cho ngay cả khi chưa hoàn toàn đứng bóng thì khoảng cách từ C đến Mặt trời được coi như bằng khoảng cách từ K đến đó và nếu thực sự đứng bóng thì K trùng với C. Vậy bài toán sẽ được đưa về dạng dễ thấy ở hình 12c.
Hình 12c thể hiện lúc chọn a=3, b=4. Do đó c=5, cột chuẩn đã được “dựng đứng”. Tam giác AHI đồng dạng với tam giác OHK và vì HI=1 nên OK=12.
Tuy nhiên, Mặt trời không ở O mà là O’ nên 2 tia đi qua A và D, không tới I và L mà tới I’ và L’. Lúc này, để xác định “Trời cao bao nhiêu”, chúng ta phải đo đoạn I’I. Sau khi đã biết I’I=x, thì “đường lên Trời” ngắn nhất (lúc đứng bóng hoàn toàn) sẽ có độ dài là:                   
Nếu cho a=7, b=24 (nghĩa là đoạn HI bằng 17) thì c=25 (mối quan hệ: 72+242=252), và: 
                      
Rốt cuộc, muốn biết xem Trời cao bao nhiêu thì việc mấu chốt là phải đo được x (hoặc y). Chắc rằng các nhà thông thái Việt cổ nếu có “phát hiện” được ra cách tính toán vừa rườm rà vừa “hơi” mất chính xác này thì cũng để… cho vui thôi chứ chẳng thể tính ra cái khoảng cách “thăm thẳm chiều trôi” O’C vì x (hoặc y) là không thể đo được. Ngày nay chúng ta biết khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời trung bình là 149,6.106 km. Để “rộng đường dư luận”, chúng ta cũng chọn các số độ dài của chúng ta là km, và sẽ có:
                     
Những khoảng cách gây tuyệt vọng lớn lao trước ánh sáng ban ngày!
Tuy nhiên, với cách tương tự, dùng những bộ ba số 3 - 4 - 5; 6 - 8 - 10; 7 - 24 - 25 và có thể nhiều hơn nữa, người Việt cổ có thể xác định những độ xa, độ cao do nhiều nguyên nhân không tiếp cận được, một cách tương đối hiệu quả (chẳng hạn đo núi cao, hồ rộng, sông dài…) ở cõi… Trần Thế!
Có thể việc tìm cách đo trời cao bao nhiêu, là ước vọng không thành của các nhà thông thái Việt cổ, nhưng họ dựng cây cột chuẩn OC không phải vì mục đích ấy mà là để nghiên cứu điều chỉnh lại thời gian, xác định ngày lập xuân, theo dõi sự chuyển hóa 4 mùa, quan sát sự vận hành của mặt trời… và có thể là của cả trăng, sao nữa. Chính vì lẽ đó mà cột OC có tầm quan trọng đặc biệt để được thể hiện trên mặt trống đồng Ngọc Lũ chăng? Hơn thế nữa, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình, cây cột OC không mất đi, mà hóa thân thành cây Nêu trong Tết cổ truyền của dân tộc Việt sau này, trở thành một hoài niệm thiêng liêng.
Nói thêm về các bộ số 6 - 8 - 10; 7 - 24 - 25 vì chúng ta vẫn còn “khắc khoải” về sự lạ lùng của chúng.
Nếu cộng ba số 6, 8, 10 lại, sẽ có số 24 - là một số trong bộ số thứ hai. Nếu cộng 6 và 8, sẽ có số 14. Nhân 14 lên 4 lần, sẽ có kết quả bằng tổng của ba số 7, 24, 25. Đem chia số 6 cho số 8, sẽ có số 0,75. Nhân 0,75 với 9 sẽ có số 6,75; cộng 6, 7, 5 lại, được số 18 rồi chia cho 2 sẽ có lại số 9. Nhưng nếu nhân 0,75 với 96 sẽ xuất hiện số 72. Số 72 chia cho 9 rõ ràng ra số 8 (thuộc bộ số thứ nhất), hoặc chia cho 4 để có số 18.
Lấy số 25 chia cho số 24, xuất hiện số 1,041666… và khi nghịch đảo nó sẽ có số 0,96. Nếu không chú ý tới dấu “phẩy” thập phân thì số 96 ám ảnh chúng ta ghê gớm. Ngày xưa, đơn vị độ dài gọi là “thước” và 1 thước bằng 0,4 m ngày nay. Nếu nhân 2 bộ số trên cho 0,4 (để qui ra “mét”) thì:
1/ (6 x 0,4)2 + (8 x 0,4)2 = (10 x 0,4)2 =
= 5,76 + 10,24 = 16;
hay có bộ ba số mới là: 2,4 - 3,2 - 4;
2/ (7 x 0,4)2 + (24 x 0,4)2 = (25 x 0,4)2 =
= 7,84 + 92,16 = 100;
hay có bộ ba số mới là: 2,8 - 9,6 - 10. Con số 10 ở bộ số này gợi cho chúng ta một ý sau:
     (0,6)2 + (0,8)2 = (0,28)2 + (0,96)2 = 12;
hay cũng là: 602 + 802 = 282 + 962 = 1002.
Còn nữa, nếu lấy 7 nhân với chính nó (bình phương) sẽ cho ra một con số là kết quả của tổng hai số kia trong bộ số (24 + 25 = 49).
Rất nhiều những con số ở trên có mặt một cách “tường minh” hoặc ẩn tàng trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Vì sao vậy? Có dụng ý hay là sự ngẫu nhiên vô tình? Tại sao lấy số thiêng liêng của Trời - Đất (số 15) trừ đi 1 thì ra số cánh của ngôi sao (số 14) trên trống đồng Ngọc Lũ; tại sao lấy số đại diễn của Trời (số 50) trừ đi 1 lại ra số không - thời gian (số 7) bình phương, tại sao lấy số 96 trừ đi số thiêng liêng Trời - Đất (cũng là tổng 2 số hạng của 96, số 15) lại cho ra số 81, là bình phương của số tiểu diễn Trời - Đất (số 9), tại sao… và tại sao?
Đối với những bậc uyên bác thì vấn đề thật tầm thường, chả có gì phải ầm ĩ. Thậm chí họ còn cho những kẻ đặt ra những vấn đề và câu hỏi như trên là bị điên. Nhưng chúng ta đâu có điên! Chúng ta chỉ hoang tưởng thôi. Hay chúng ta đã tưng tửng mà không hay biết? Thế nào thì thế, chúng ta, trong cái thế giới riêng tư, lung linh huyền hoặc của mình vẫn tin tưởng vào điều này: trong thế giới các con số, sự biến đổi của chúng, sự vận động chuyển hóa qua lại giữa chúng, dù hết sức đặc thù, vẫn phải tuân thủ những nguyên lý cơ bản nhất của Tự nhiên Tồn Tại, chẳng hạn như nguyên lý lặp lại, nguyên lý tương tự , nguyên lý bảo toàn, nguyên lý nhân quả… chỉ vì chúng ta lầm tưởng rằng con người đã tạo dựng ra chúng một cách tuyệt đối, đã tầm thường hóa chúng, nên cũng thường quan sát chúng một cách trịch thượng. Chính vì thế mà chúng ta chưa hiểu hết chúng để rồi khi cần thiết phải “đụng” đến chúng thì thấy hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, thấy chúng đột nhiên “nhảy nhót” tưng bừng, vừa lạ lùng, vừa ly kỳ, lại cũng vừa có cái vẻ định mệnh như có Thượng Đế nhúng tay vào. Đến giờ đây, chúng ta mi hiểu vì sao Pitago cùng các môn đồ của ông đã mê man trong thế giới các con số, đã tôn thờ và hiến dâng cuộc đời cho thế giới ấy.
Và trong trạng thái ngập lụt hoang tưởng của mình, chúng ta còn thấy, có thể chức năng ban đầu của các loại đàn như đàn xã tắc, đàn Nam dao, đàn tế Trời....là xác định thời gian mùa màng, thời gian chuyển hóa thời tiết trong nông nghiệp. Về sau, do khoa học phát triển, nên chức năng đó không còn hữu dụng nữa, bị lãng quên, nhường chỗ cho chức năng tâm linh.

(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét