Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021

TT&HĐ III - 32/???

                                              Ngọn cờ BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI

                                                          Hào Khí Nguyễn Trung Trực

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

 

(Tiếp theo)



Theo "Sử họ Hồ Việt Nam" của Hồ Bá Hiền thì: "Viễn Tổ xa xưa của họ Hồ là Vua Ngu Thuấn cách đây khoảng 43 thế kỷ rồi đến Hồ Công (Ngu Vĩ Mãn) khoảng hơn 30 thế kỷ trước. Vì vậy khi Hồ Quý Ly lên ngôi, lập ra triều đại nhà Hồ đã đặt Quốc hiệu nước ta là Đại Ngu. Ngu đây theo danh từ cổ là sự yên vui (Hồ Quý Ly muốn xây dựng đất nước ta thành một nước thịnh trị, yên vui theo gương một vua hiền thời thượng cổ Trung quốc mà người Trung Hoa xưa nay vẫn tôn thờ).
 Nhà thờ họ Hồ Quỳnh Đôi có câu đối “Cổ nguyệt môn cao hệ xuất thần minh Ngu Đế trụ”nghĩa là họ Hồ gốc từ vua Ngu Thuấn. (Phụ lục I sẽ nói kỹ về vua Ngu Thuấn và ngài Ngu Vĩ Mãn)
I. Nguồn gốc sự nghiệp Nguyên tổ: Theo Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) của các sử thân nhà Lê (NXB KHXH 1971 - Tập II trang 224): “Tổ tiên họ Hồ là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang, thời Hậu Hán Ngũ Quý sang làm Thái thú Châu Diễn, sau nhà ở hương Bào Đột rồi làm trại chủ” (Chú ý: Quốc sử ghi là sang làm,không ghi là được cử sang. Vì lúc này nước ta đã độc lập tự chủ (sau Ngô Quyền xưng vương năm 939 nên bọn phong kiến Trung Quốc không thể cử Ngài sang đươc). Theo “Hồ tông thế phả” phần nói về Nguyên Tổ Hồ Hưng Dật (dịch nghĩa-đại ý): “Đức Nguyên Tổ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật, người Vũ Lâm -Tích Giang - Phúc Kiến thời Ngũ Đại còn gọi là Ngũ Quý hậu Hán Ẩn Đế là Nho thần sang nước ta thời hậu Ngô (1)làm Thái thú lộ (2) Diễn Châu, đến thời nước ta có loạn 12 sứ quân, Ngài lui về làm trại chủ hương Bào Đột (Bào Trạch) nay là Bào Giang Về sau các chi phái phồn thịnh, các người họ Hồ trong châu đều là con cháu của Ngài….”.

       Còn chúng ta kể: 

Trên đất nước Trung Hoa trong giai đoạn cuối thời kỳ “Ngũ đại, Thập quốc”, đầu thời Bắc Tống, tồn tại tình trạng chia cắt, cát cứ trầm trọng, chiến tranh thôn tính lẫn nhau xảy ra triền miên. Ở những nơi có chiến tranh, thây người chết đầy đường, ruộng đồng bỏ hoang, cảnh vật tiêu điều, có khi cả ngàn dặm cũng không thấy bóng người. Đời sống nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ vô cùng khốn khổ, nhiều người, nhiều gia đình đã phải rời bỏ quê hương bản quán đi xa, ly tán, chạy trốn chiến tranh, lang thang đây đó tìm nơi nương náu, tìm chốn dung thân.

A map showing the territory of the Song, Liao, and Xia dynasties. The Song dynasty occupies the east half of what constitutes the territory of the modern People's Republic of China, except for the northernmost areas (modern Inner Mongolia province and above). The Xia occupy a small strip of land surrounding a river in what is now Inner Mongolia, and the Liao occupy a large section of what is today northeast China.
                                                                  Bắc Tống năm 1111
Vào khoảng thời gian từ năm 960-980 có một bầu đoàn thê tử họ Hồ, do trưởng họ là trạng nguyên (đang bị triều đình truy đuổi vì có những hành động chống đối) Hồ Hưng Dật dẫn dắt, từ vùng Triết Giang - Trung Quốc ra khơi, dong buồm lánh nạn xuống phương Nam và đã cập vào bờ biển Nghệ An. Người Việt ở xứ Nghệ vốn mang bản tính nhân hậu, bao dung từ ngàn xưa thời các vua Hùng của dân tộc Việt, đã sẵn lòng dung nạp, cưu mang đoàn người. Đoàn người Trung Quốc ấy chính là gốc gác họ Hồ bên cạnh nhiều dòng họ khác của dân tộc Việt, chung sống hòa thuận trên đất nước Việt. Dần dần, giọt máu họ Hồ tan hòa vào dòng máu người Việt, lan tỏa ra Thanh Hóa, cả những nơi khác nữa và con em họ Hồ sau này đã trở thành con em của dân tộc Việt, đấu tranh cho quyền lợi dân tộc Việt. Nhiều người trong số họ đã có công lao đối với dân tộc Việt.
Vào thời Việt Nam xảy ra nạn Trịnh - Nguyễn phân tranh, có một vài người họ Hồ ở Nghệ An do bị bắt làm tù binh hoặc đơn thuần là mưu sinh đã xuất hiện tại xứ Quảng Nam - Đàng Trong khai khẩn đất hoang, định cư, lạc nghiệp.
Những người họ Hồ ấy đã phải cải sang họ khác để dễ bề làm ăn, sinh sống. Chủ yếu là cải sang họ Nguyễn và trong số này có cụ tổ bốn đời của anh em nhà Tây Sơn, đồng thời cũng có (hoặc cũng là) cụ tổ của một võ tướng họ Nguyễn của phong trào Tây Sơn, người mà sau này trở thành cái gốc xuất phát của dòng họ Võ Duy (?). Vị tướng này phải trạc tuổi anh em nhà Tây Sơn để có con trạc tuổi con đầu Nguyễn Huệ là Nguyễn Quang Toản (vua Cảnh Thịnh) hoặc có thể lớn hơn một chút để cho ra đời Võ Duy Ninh vào năm 1804 và trước đó là Võ Duy Thành. (Năm 1792, khi Quang Trung mất, Quang Toản mới 10 tuổi!).
Như vậy vị võ tướng nói trên chính là ông nội của anh em nhà Võ Duy. Khi triều Cảnh Thịnh bị tiêu diệt, thân phụ của anh em Võ Duy Thành, Võ Duy Ninh đã phải mai danh ẩn tích, cải họ thành Võ Duy (không biết miếu hiệu của Quang Trung là Thái Tổ Vũ Hoàng Đế có liên quan gì đến việc cải họ thành Võ Duy này không? Vì Vũ, nói trại đi để kiêng húy thành Võ).

 cangdanangkhiphapvao_500
Đến năm 1857, vua Tự Đức vẫn duy trì chính sách cấm đạo nghiệt ngã; tư bản phương Tây mượn cớ đó bèn đẩy mạnh việc vũ trang xâm lược nước ta. Giữa năm 1858, chiến hạm Pháp và chiến hạm Tây Ban Nha đến hội quân tại Hải Nam để chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
                          Pháp tấn công và đổ bộ vào bán đảo Sơn Trà
Thành Điện Hải sau những đợt oanh tạc đại bác của Pháp sáng ngày 1 - 9 - 1858


tranchien
Một bức tranh của người Pháp từ cuối TK19
mô tả trận chiến 1858 tại bán đảo Sơn Trà
 
Võ Duy Ninh sinh năm 1804 tại làng Đại An, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, tổ quán của Võ Duy Ninh là ở Bình Định. Nghe đâu cụ tổ năm đời của Võ Duy Ninh là Võ Hữu Man. (Có thể là Hồ Hữu Man cải thành Nguyễn Hữu Man, rồi sau này, khi triều Tây Sơn sụp đổ, trong cuộc lùng sục đàn áp trả thù những người theo Tây Sơn của Nguyễn Ánh, con cháu đã sửa lại thành họ Võ. Rất tiếc dòng họ Võ này có gia phả nhưng đã bị thiêu hủy vào năm 1972). Hữu Man là người Đàng Ngoài vào khai khẩn lập nghiệp tại Cù Lâm Nam (thôn Nam Tượng, xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định; hiện nay Nam Tượng chỉ là một thôn nhỏ với mươi nóc nhà, sau lưng là núi Thơm, trước mặt là núi Hòn Giang, bên trái là núi An Tượng, bên phải là sông Côn, cách làng Kiên Mỹ (quê hương Nguyễn Huệ) 12 km, xa xa về phía trước mặt là núi chàng Lía). Có thể cha của Võ Duy Ninh đã ra Quảng Ngãi lánh nạn rồi lấy vợ và sống ẩn dật ở đó, hoặc cũng là sự thường tình xưa nay, trên con đường binh nghiệp của mình, ông đã có vợ bé ở làng Đại An? Năm 30 tuổi (năm Giáp Ngọ - 1834, Minh Mạng thứ 15), ông đỗ cử nhân tại Huế, là một trong 11 vị khoa bảng đầu tiên của đất Quảng Ngãi. Ngay sau khi đỗ cử nhân, Võ Duy Ninh được triều đình Huế giao cho nhiều trọng trách: Hành tẩu Bộ Lại (năm 1834), Bố chánh Hưng Yên (năm 1847), Hữu Tham tri Bộ Lại (năm 1852), Phó Chủ khảo trường thi hương Thanh Hóa (năm 1850), Quan duyệt quyển khoa thi Hội năm Bính Thìn (năm 1856). Tháng 7-1858 (tức năm Mậu Ngọ - Tự Đức thứ 11), trước tình hình Thực dân Pháp lăm le đánh Đà Nẵng và các tỉnh Nam Kỳ, triều đình Huế đã điều động Võ Duy Ninh vào giữ chức Hộ đốc thành Gia Định, sau thăng lên chức Tổng trấn Định Biên. Ông là một vị quan bản lĩnh, hiểu biết về quân sự và có đức độ nên được quân sĩ dưới quyền nể phục, dân chúng địa phương tôn kính.
Thực dân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng vào ngày 31-8-1858, với âm mưu thực hiện đánh nhanh thắng nhanh hòng “giáng cho Huế một đòn quyết định”. Nhưng âm mưu đó bất thành trước sự phản ứng quyết liệt và có hiệu quả của quân dân Đà Nẵng - Quảng Nam, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương , Tổng đốc quân thứ Quảng Nam. Tướng Pháp là Đô đốc Giơnuy phải thay đổi kế hoạch, quyết định kéo quân xuống phía nam đánh chiếm Gia Định.
Ngày 10-2-1859, tàu chiến Pháp bắn đại bác vào Vũng Tàu. Trong vòng 6 ngày (từ ngày 10-2 đến 15-2), quân Pháp tiến từ Cần Giờ đến Nhà Bè (sát thành Gia Định), triệt phá được 12 đồn trong hành tiến.
Ngày 17-2-1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định, dùng chất nổ phá tường thành, đánh thủng Cửa Đông. Pháo thần công của quân triều đình bắn xuống tàu chiến và bộ binh Pháp nhưng không hiệu quả. Quân Pháp xông được vào thành, hai bên cận chiến, xáp lá cà. Quân triều đình không chống cự nổi, đến trưa đành phải rút đi, bỏ lại nhiều xác chết, hầu hết súng đạn, thóc gạo và hơn 100 chiến thuyền gỗ trên sông Thị Nghè. Đô đốc Trần Trí, Bố chánh Vũ Trực, Lãnh binh Tôn Thất Năng lui quân về ụ Tây Thái, án sát Lê Tứ tự vẫn, còn Tổng trấn Võ Duy Ninh thì dẫn một cánh quân rút về làng Phước Lý, huyện Phước Lộc, Biên Hòa. Quân Pháp kéo tới bao vây, dụ hàng. Trong cảnh binh hao, lực tận và bản thân đã bị thương, Tổng đốc Võ Duy Ninh biết rằng chống cự nữa là điều không thể, chỉ gây thêm những cái chết vô ích cho quân lính triều đình đã thiếu hẳn vũ khí tự vệ. Để tỏ lòng trung quân ái quốc, khí phách không khiếp sợ của mình, ông đã chọn con đường tuẫn tiết chứ không chịu rơi vào tay giặc, trở thành tấm gương bất khuất, sáng ngời cho con em đời sau. Những người tâm phúc đã âm thầm chôn cất và giấu kín tung tích mộ phần của Tổng trấn Võ Duy Ninh để về sau thân nhân đưa hài cốt ông về táng ở quê nhà. Nhân dân Gia Định - Biên Hòa và toàn cõi Nam Kỳ vô cùng chua xót và kính phục Võ Duy Ninh khi biết ông tuẫn tiết.

Giadinh.jpg
Tháng 11 năm 1858, triều đình cử ông vào Nam Kỳ giữ chức Hộ đốc thành Gia Định. Sau đó một năm, đầu năm 1859, ông được thăng làm Tổng đốc Định - Biên, cai quản hai tỉnh Gia Định và Biên Hòa. Tuy nhiên, khi ông vừa đến Gia Định nhậm chức Tổng đốc mới vẻn vẹn được hai ngày thì quân Pháp nổ súng tấn công Cần Giờ - Gia Định. Cuộc chiến đấu chống giặc Pháp từ Cần Giờ đến thành Gia Định diễn ra trong gần một tháng trời với ưu thế về vũ khí nghiêng hẳn về phía quân Pháp.
Nhận thức được tiềm lực của quân Pháp, một mặt Võ Duy Ninh tìm cách gọi quân cứu viện từ các tỉnh đến cứu thành, một mặt chấn chỉnh đội ngũ và tinh thần binh lính. Khi quân Pháp ồ ạt tiến vào cửa thành, bắn phá các pháo đài dọc sông và tiến thẳng vào thành Gia Định, Võ Duy Ninh đốc thúc quân đội kháng cự dũng mãnh, song không giữ nổi thành trước binh lực mạnh áp đảo của địch. Kể từ khi Pháp nổ súng đánh thành Gia Định, chỉ sau vài ngày, quân Pháp đã vào được thành. Tổng đốc Võ Duy Ninh cũng trúng đạn trọng thương bất tỉnh.
Ông được quân sĩ cõng về làng Phước Lý thuộc huyện Phước Lộc. Sau khi tỉnh dậy, biết được quân Pháp đã chiếm được thành Gia Định, ông đã rút gươm tự sát vào ngày 17 tháng 2 năm 1859.
Về gia đình, Võ Duy Ninh có hai người vợ và bốn người con gồm hai trai, hai gái. Bà chánh thất Đào Thị Thạnh là con gái của Thượng thư Bộ lại Đào Nguyên Phổ (không thể được vì 1861 ông Phổ mới đẻ mà! NV), quê ở Bà Chiểu, Gia Định. .
Đại bác của hải quân Pháp, được đúc năm 1868, bên cạnh những khẩu "Thần uy tướng quân" của quân đội nhà Nguyễn.
Võ Duy Ninh có vợ là người huyện An Nhơn - Bình Định. Họ sinh được 2 người con trai, người con đầu tên Ngọc, người thứ hai tên Lập.
Võ Duy Lập được sinh ra tại Hành Thuận, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi vào năm 1827. Là hậu duệ của một võ tướng, ông thích võ hơn văn, tuy học văn rất giỏi nhưng không ứng thí vì không thích chốn quan trường. Ông học võ từ rất sớm và ngay từ thuở nhỏ đã được tặng biệt danh Ngũ Linh Dương nhờ một lúc cử được 5 trái linh (mỗi trái 60 cân) trong một kỳ thi võ. Ở tuổi thanh niên, dáng vóc ông to lớn, mạnh mẽ và rất giỏi võ nghệ. Ông cũng thường giao du với những thanh niên có lòng yêu nước cùng lứa và cả lớp đàn anh như: Trương Định, Trương Gia Mô, Nguyễn Thông, Âu Dương Lân, thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa…
Trong khoảng những năm từ 1840 đến 1845, có lần Võ Duy Lập đã theo cha mình là Võ Duy Ninh vào Gia Định như một chuyến được ngao du và với mục đích là thăm thú bà con họ hàng đang sống và làm ăn ở đó (vì trước đó đã có một bộ phận dòng họ Võ Duy từ Quảng Ngãi vào định cư tại huyện Bình Dương - Gia Định). Trong thời gian thăm thú Gia Định, Võ Duy Lập gặp một người con gái (có thể là do mai mối) tên là Trương Gia Hương, thuộc dòng dõi thế gia rất nổi tiếng ở Gia Định, Bến Tre và Bình Thuận. Nàng là em họ của cử nhân Trương Gia Hội, là cô họ của Trương Gia Mô, nhà cách mạng đồng thời với Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và cũng là người sau này dẫn lối cho Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn. Năm 1910, một thanh niên tên Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) cầm thư giới thiệu của cha là ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đến gặp ông ở làng Hà Thủy, tổng Đa Phước, tỉnh Bình Thuận. Được sự gửi gắm của bạn, lại thấy Tất Thành có chí hướng, nên ông viết thư giới thiệu Thành với ông Hồ Tá Bang - một trong các sĩ phu sáng lập viên của Liên Thành Thương Quán và trường Dục Thanh ở Phan Thiết. Sau đó, ông Hồ Tá Bang đã cho người ra đón Nguyễn Tất Thành vào dạy học tại Trường Dục Thanh. Tháng 3 năm 1911, ông Hồ Tá Bang và Trần Lê Chất đưa Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn để tìm cách sang Pháp.
Sau chuyến đi này, Võ Duy Lập về quê, lấy Trương Gia Hương làm vợ, vợ ông sinh đứa con đầu lòng, đặt tên là Võ Duy Cung. Năm 1858, bà sinh người con thứ hai, đặt tên là Võ Duy Phụng.
Năm 1857, hưởng ứng chính sách khai hoang, chiêu dân lập ấp của triều đình Huế (mà người trực tiếp phát động phong trào là Nguyễn Tri Phương), Võ Duy Lập cùng bạn bè và những người có chí tang bồng xuôi thuyền vượt biển vào Nam, đến đất Ba Giồng, Tiền Giang ven Đồng Tháp Mười, khai khẩn. Vì là cuộc đi khai khẩn vùng đất mới có thể gặp rừng thiêng nước độc nên Võ Duy Lập đã để vợ con ở lại quê nhà (lúc này vợ ông đã cấn thai người con thứ hai), và có thể vì lý do không muốn ai biết mình là con của vị quan lớn Võ Duy Ninh nên ông cũng đổi họ thành Nguyễn Duy Dương (thậm chí là Nguyễn Văn Dương, trở về họ gốc).
Khi được biết Võ Duy Ninh đã vào Gia Định nhận chức Hộ đốc, Lập có đến ra mắt cha mình. Người cha biết được cuộc khẩn hoang, lập ấp của con ở đất Ba Giồng, nhưng không biết được Lập đã đổi họ tên. Chính lần gặp gỡ này đã cho Nguyễn Duy Dương biết cha mình được phái vào Nam mộ quân ở các tỉnh Long - Tường - An – Hà (Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên), tăng cường phòng thủ cho Gia Định thành. Từ đây, ngoài việc vận động dân ở các địa phương, nhất là dân các tỉnh miền Trung tụ về làm hình thành nên khu vực định cư mới ở đất Ba Giồng, Nguyễn Duy Dương còn phải nhanh chóng chiêu mộ lập nên một đội nghĩa binh, tích cực rèn chí, luyện gan theo lời cha dặn.
Ngày Pháp đánh Gia Định thành, Nguyễn Duy Dương kéo số dân binh ít ỏi của mình đến trợ chiến quân triều đình. Sau khi thành Gia Định thất thủ, ông cùng số dân binh đó trở về lại Ba Giồng, xây dựng Lý Nhơn thành căn cứ địa, quyết tâm chống Pháp. Nghe tin cha tuẫn tiết, ông đã bí mật lặn lội đến Phước Lý chịu tang, đồng thời bí mật vận động được một số binh lính triều đình ở đó theo về cùng ông tiếp tục chiến đấu, trả thù cho cha.

1. KHÁNG CHIẾN Ở GIA ĐỊNH


DIỄN BIẾN
1859Pháp lại đánh Gia Định, chứ không đánh ra Bắc Kì

Giáo sĩ Pellerin (đóng vai trò cố vấn chính trị và quân sự) khuyên nên đem quân ra chiếm Bắc Kỳ, vì ở đó có giáo sĩ và giáo dân Thiên Chúa giáo, và những người tôn phù nhà Lê nổi lên góp sức, nhưng sau khi cân nhắc, tướng De Genouilly không tán thành. Theo thư, ngày 29 tháng 1 năm 1859 của viên tướng này gửi Bộ trưởng Hải quân Pháp ở Paris, thì “Sài Gòn nằm trên một con sông mà chiến thuyền của chúng ta dễ vào, và hễ quân lên bộ thì đánh thành ngay, không phải lưng cõng, vai mang, băng đồng mệt nhọc. Sài Gòn lại là một vựa thóc. Nhân dân và binh lính ở kinh thành Huế sống một phần nhờ gạo Sài Gòn. Đến tháng Ba thì thuyền chở thóc gạo, sẽ kéo buồm từ Sài Gòn ra Huế. Chúng tôi quyết chặn thóc gạo đó lại…”.

Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.

Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.

Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.

Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.

 Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương Cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.

 Sau khi bị bại trận ở Đà Nẵng, tháng 1/1859, Rigault de Genouilly đề nghị Bộ Hải quân một cuộc chiến đánh chiếm Gia Định ở Nam Kỳ, một thành phố có ý nghĩa chiến lược quan trọng như một nguồn cung cấp thực phẩm cho quân đội Việt Nam.

 Bị cầm chân ở Đà Nẵng, Charles Rigault de Genouilly (gọi tắt là De Genouilly) buộc phải thay đổi kế hoạch, là rút đi hai phần ba số quân (tức 2.000 người) [1] và 8 trong số 14 chiến thuyền ở mặt trận này để vào đánh chiếm Gia Định.
___________
[1] Sách Gia Định xưa (tr. 96) ghi là 2.176 quân.
Hình: Thành Phụng theo mô tả trong một sơ đồ quy hoạch của Pháp năm 1867.

Hình: Charles_Rigault_de_Genouilly, chỉ huy quân đội Pháp tấn công Gia Định năm 1859. Hình chụp khoảng năm 1870.

Trên đường tiến quân

   Ngày 10 tháng 2, đại bác Pháp bắn vào Vũng Tàu.

   Ngày 11 tháng 2, đoàn tàu chiến Pháp vào sông Cần Giờ. Quân Pháp vừa đi vừa tháo gỡ những chướng ngại vật trên sông và triệt phá 12 đồn trại của quân Việt ở hai bên bờ, nên mãi tới chiều 15 tháng 2, quân Pháp mới đến được ụ Hữu Bình [2]. Cuộc đấu pháo đã diễn ra dữ dội suốt đêm. Quân Việt dùng thuyền nhỏ chở đầy thuốc súng và rơm khô, định dùng kế hoả công nhưng bị quân Pháp biết, sai người lén đốt trước.

  Ngày 16 tháng 2, bảy tàu chiến Pháp dàn trận, ra sức bắn phá cho đến khi quân Việt phải bỏ chạy và quân Pháp xông lên chiếm được pháo đài.

__________
[2] ụ Hữu Bình vốn là một đồn nhỏ nằm bên hữu ngạn sông Sài Gòn đắp từ thời chúa Nguyễn Ánh (1789) và gọi là đồn Thảo Câu. Sau lại gọi là đồn Giao Khẩu. Năm Minh Mệnh thứ 15 (1834) đổi tên là pháo đài Hữu Bình. Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), cho tu bổ, đắp thêm núi đất và lập riêng xưởng pháo (theo Đại Nam nhất thống chí, tập 31: “tỉnh Gia Định”, mục: “Cửa quan và tấn sở”). Theo Nguyễn Đình Đầu, đồn còn có tên là đồn Vàm Cỏ, khi quân Pháp chiếm gọi là Fort du Sud (người Việt dịch là Đồn Nam). Đồn này nằm ở cuối kho Thương cảng, góc sông Sài Gòn với cầu Tân Thuận ngày nay. Đối diện với đồn Vàm Cỏ là đồn Giác Ngư (hay Dốc Ngư, tục gọi là đồn Cá Trê) đắp năm 1789, sau đổi là Tả Định, quân Pháp gọi là Fort du Nord (người Việt dịch là Đồn Nam). Đồn này nằm bên Thủ Thiêm trên bờ tả ngạn sông Sài Gòn (Địa chí văn hóa TP. HCM, tập 1, tr. 172).

Hình: Tàu chiến của lực lượng viễn chinh Pháp và Tây Ban Nha từ sông Sài Gòn bắn vào thành Gia Định (tranh của Antoine Léon Morel-Fatio) – Năm 1859.

 

Hình: Thần công thành Gia Định, đang được trưng bày tại Lăng Ông Bà Chiểu.

Tấn công thành Gia Định

     Sáng sớm ngày 17 tháng 2, tướng De Genouilly cho đại bác trên tất cả các tàu chiến bắn yểm hộ rồi cho một cánh quân đổ bộ. Đội quân ấy đi theo con đường mà sau này (1865), Pháp đặt tênđường Citadelle rồi dùng chất nổ phá thành. Pháo trên thành bắn xuống tàu đối phương nhưng không mấy hiệu quả. Và khi đánh thủng được cửa Đông, quân Pháp dùng thang cao leo vào thành, thì đôi bên liền xông vào đánh xáp lá cà. Đến khoảng 10 giờ trưa, Hộ đốc Võ Duy Ninh [3], đang giữ trọng trách trấn thủ thành, ra lệnh lui quân, bỏ lại hầu hết súng đạn, thóc gạo và hơn trăm chiến thuyền gỗ trên sông Thị Nghè.

     Sau khi Pháp đã chiếm được thành Gia Định, ông đã rút gươm tự sát vào đêm 17-2-1859. Bộ tướng của ông là án sát Lê Từ cũng tự vẫn. Pháp chiếm được hơn 200 khẩu pháo, 20.000 vũ khí cầm tay như súng, súng ngắnkiếm, 100 tấn đạn dược, 80.000 tấn gạo130.000 franc tiền mặt. Tổng thiệt hại vật chất ước tính vào khoảng 20 triệu franc khi đó.

     Trận đánh này được bắt đầu vào rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1859kết thúc khoảng 10 giờ trưa cùng ngày.

     Tuy thắng trận, nhưng thực dân Pháp không đủ quân để giữ thành, không nhận được sự hỗ trợ từ các giáo sĩ và giáo dân Thiên Chúa giáo và luôn bị các đội nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây, nên quân Pháp đã phải quyết định phá hủy thành Gia Định.

Hình:Quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định (Đại Nam) – năm 1859.

__________
[3] Võ Duy Ninh (1804-1859) tên tự là Trọng Chí, biệt hiệu Trúc Nghiêm Võ Chí Hiên, sinh năm 1804 tại làng Đại An, xã Hành Phong (nay là xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành), tỉnh Quảng Ngãi. Năm Minh Mạng thứ 15 (1834), ông đỗ cử nhân khoa Giáp Ngọ. Tháng 11-1858, triều đình cử ông vào Nam Kỳ giữ chức hộ đốc thành Gia Định. Đầu năm 1859 ông được thăng làm tổng đốc Định – Biên, cai quản hai tỉnh Gia Định và Biên Hòa. Tuy nhiên, khi ông vừa đến Gia Định nhậm chức tổng đốc vỏn vẹn được hai ngày thì quân Pháp nổ súng tấn công Cần Giờ – Gia Định. Hài cốt của ông hiện an táng tại xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi).

Hình: Tướng Võ Duy Ninh

Biến thành tro bụi

     Theo sách Sài Gòn xưa và nay, sau khi chiếm được thành Gia Định (thành Phụng do vua Minh Mạng xây), để tránh quân triều đình nhà Nguyễn đánh chiếm lại, ngày 8/3/1859 tướng De Genouilly cho đặt 32 ổ mìn đánh sập thành Phụng. Đồng thời, quân Pháp cũng cho tiêu hủy toàn bộ kho bên trong, đốt cả thóc lúa.

     Chuyện này được nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu ghi lại:

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuộm màu mây“.

 

Sau khi phá thành

 Phá tan thành Gia Định xong, De Genouilly chỉ để lại một số quân đóng giữđồn Nam (đồn Hữu Bình), còn bao nhiêu rút hết xuống các tàu chiến.

 Ngày 20 tháng 4 năm 1859, viên tướng trên giao quyền cho Đại tá hải quân Jauréguibery chiếm giữ Gia Định, rồi lui tàu trở lại mặt trận Đà Nẵng với phần lớn lực lượng của mình để tăng cường lực lượng bảo vệ của Thoyon. Vào ngày 8 tháng 5 năm 1859, ông ta trực tiếp dẫn đầu một cuộc tấn công của Pháp vào các cuộc bao vây của Việt Nam tại Đà Nẵng. Cuộc tấn công đạt được thành công hạn chế, nhưng người Pháp không thể phá vỡ cuộc bao vây.

 

Báo cáo của Pháp

     Sách Địa chí văn hóa TP. Hồ Chí Minh, tập 1 trích lại báo cáo của quân Pháp [4]:

 Trong một báo cáo gửi về Bộ Hải quân Pháp ở Paris, tướng De Genouilly đã than rằng: “Bây giờ tôi không biết bằng cách gì và đến chừng nào cái sự việc Nam Kỳ này mới được giải quyết” và “Không thể không thừa nhận rằng cuộc chiến tranh ở xứ này còn khó hơn cuộc chiến tranh với Trung Hoa”.

 “Người Việt Nam tự vệ mạnh mẽ, đường đạn của họ không phải là không chính xác, tàu La Dragonne bị trúng ba phát đạn, tàu Avalanche bị 7 phát…”.

__________
[4] Địa chí văn hóa TP. HCM, tập I, tr. 249-250.

 

Nhận xét

Sử gia Trần Trọng Kim:
     Ở Gia Định, bấy giờ tuy có nhiều binh khí, nhưng quân lính không luyện tập, việc võ bị bỏ trễ nải, cho nên khi quân Pháp ở cửa Cần Giờ tiến lên, quan hộ đốc là Vũ Duy Ninh vội vàng tự đi các tỉnh lấy binh về cứu viện; nhưng chỉ trong hai ngày thì thành vỡ… [5]

GS. Trần Văn Giàu:
     Lúc Pháp đến đánh, trong thành Gia Định chỉ có hơn một nghìn quân thủ thành, trong thành có đủ khí giới, lương thực cho mười ngàn quân đóng giữ trong một năm. Điều đó chứng tỏ rằng, triều đình thờ ơ với sự phòng vệ. Mặc dầu, năm sáu tháng nay Pháp đánh Đà Nẵng, và từ hơn tuần nay đối phương vào Cần Giờ liên tiếp… [6]


Đại đồn Chí Hòa - kỳ 1: Trận chiến không thể quên - Ảnh 4.
Quân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa
GS. Trần Văn Giàu viết:
Đại đồn là một cái đồn rộng quá, chiều dài 3.000 mét, chiều ngang 1.000 mét. Nó thiếu cao thừa rộng, mặt thì yếu (hai bên hông), mặt thì mạnh (mặt tiền ngó ra sông Sài Gòn), nên quân của đối phương dễ leo vào, đánh xuyên hông, đánh bọc hậu.
Về vũ khí, trên mặt tường đồn, có 150 đại bác đủ loại, nhưng phần nhiều là đại bác bắn đạn gang, trúng ai nấy chết. Nếu là chiến tranh thời trung cổ với vũ khí thô sơ, thì đại đồn có thể xem như khá kiên cố...nhưng ở đây nó phải đối chọi với những vũ khí hiện đại, hùng hậu, có sức công phá mãnh liệt...
Tuy có chủ trương "vừa công vừa thủ", nhưng không hơn gì Tôn Thất Hiệp, Thống tướng Nguyễn Tri Phương vẫn án binh bất động, chỉ khác một điều là ông tập trung sức lực quân dân (khoảng 30.000 người) không phải vào việc đánh mà vào việc xây dựng Đại đồn Chí Hòa nhằm bao vây địch chặt chẽ hơn, tính không cho địch bung ra rộng hơn nữa...(Để rồi) Đại đồn xây dựng gần một năm với công sức của mấy vạn quân và dân, chỉ bảo vệ được hơn một ngày thì mất!. Đại đồn Chí Hòa, biểu hiện chiến lược phòng thủ tai hại của tướng Nguyễn Tri Phương...
Qua Chí Hòa hoài cổ
Tiện bước qua thăm cảnh Chí Hòa
Đây nơi chiến địa buổi can qua.
Đống xương vô định sương vùi lấp,
Giọt máu hy sanh cỏ nhuộm lòa.
Cứu nước chẳng nề thân sống thác,
Liều mình không quản sức xông pha!
Người xưa, cảnh cũ nay còn nhớ?
Tang hải buồn thay nỗi nước nhà!
Sài Sơn P.H.C (Phụ nữ tân văn số 28 ngày 7 tháng 11 năm 1929)

Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu chiến Pháp ngay trên sông Vàm Cỏ Đông
Đó là trận đánh chìm tàu chiến Et-phê-răng ( Hi vọng ) của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo) của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.
Nguyễn Trung Trực: tên thật là Nguyễn Văn Lịch, người phủ Tân An, Định Tường ( nay thuộc Long An ). Khi Pháp xâm lược Nam Kì, ông đã cùng nhân dân đứng lên chống Pháp. Trận đánh nổi tiếng của ông là vụ đốt cháy chiến hạm Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông trưa ngày 10/12/1862. Ông đã cùng một toán nghĩa quân dụ giặc lên bờ rồi cầm đầu 5 chiếc thuyền áp tới khiến bọn giặc trên tàu không kịp trở tay, bị tiêu diệt hầu hết. Sau trận đánh đó ông được triều đình phong chức Quân cơ coi giữ vùng Hà Tiên. Trận đánh trên sông Nhật Tảo khích lệ mạnh mẽ tinh thần cứu nước của nhân dân lục tỉnh. Thực dân Pháp đã thú nhận:“Đây là một trận đau đớn làm cho tinh thần người Việt phấn khởi và gây cảm xúc sâu sắc trong một số người Pháp”.
Năm 1867 triều đình phong cho ông chức Lãnh Binh, rồi điều ông ra miền Trung nhưng ông đã chống lệnh, lập căn cứ ở Hòn Chông. Rạng sáng ngày 16/6/1868 ông đưa quân đánh úp đồn Kiên Giang ( nay là thị xã Rạch Giá ) tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đó. Tháng 9/1868 ông bị giặc bắt, dụ dỗ nhưng ông kiên quyết không đầu hàng, ông đã nói một câu nổi tiếng: ”Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.Ngày 27/10/1868 giặc Pháp đã hành hình ông ở Rạch Giá.
 

Chân dung anh hùng Nguyễn Trung Trực.

Cũng trong khoảng thời gian này, Quản cơ Trương Công Định đem quân bản bộ của mình (gồm lính đồn điền và nông dân được chiêu mộ) về Lý Nhơn, hợp sức với người bạn trẻ Nguyễn Duy Dương gấp rút xây dựng thành một căn cứ địa vững chắc, rồi lấy đó làm bàn đạp, nhanh chóng xuất quân trở lại Gia Định tổ chức đánh phục kích tiêu hao lực lượng quân Pháp.
Sau đó, khi Nguyễn Tri Phương (được triều đình Huế cử vào thay Tôn Thất Hiệp, chỉ huy cuộc kháng Pháp ở Gia Định) kêu gọi quân dân hợp sức chống giặc (tập trung chủ yếu vào việc xây dựng đại đồn Chí Hòa, đồn này rộng 300m, dài 1000m, chia làm 5 khu ngăn cách nhau bằng bờ rào gỗ, rào tre, đào hào cắm chông, 150 cỗ đại bác các loại, bắn bằng đạn gang được bố trí trên mặt thành), thì các toán quân “ứng nghĩa”, trong đó có quân của Quản cơ Trương Công Định và của Nguyễn Duy Dương, đều qui tụ về Chí Hòa, đầu quân dưới sự chỉ huy của ông. Chính trong dịp này, Quản cơ Trương Công Định được triều đình thăng lên chức Phó lãnh binh, còn Nguyễn Duy Dương được phong chức Thiên Hộ (chức này cũng như một chức võ quan có lực lượng dân binh riêng hàng ngàn người, cai quản một khu vực dân cư khoảng ngàn gia đình)).
Đến đây, họ tên Võ Duy Lập đã mất hút từ lâu và đến tên Lập cũng chẳng ai còn nhớ nữa. Võ Duy Lập, con Tổng trấn Võ Duy Ninh coi như đã bặt vô âm tín. Ngay cả đối với bà con họ hàng ruột thịt của Võ Duy Ninh ngụ tại Bình Dương cũng coi như thế. Mối liên hệ giữa Võ Duy Lập và Thiên hộ Nguyễn Duy Dương đã hoàn toàn bị xóa sạch. Thậm chí, cái họ Nguyễn Duy cũng rất ít người biết vì trong đời sống hàng ngày, không ai gọi tên họ cả mà chỉ gọi tên, kèm theo thứ tự anh em trong gia đình (người miền Nam không gọi người con đầu là “cả” mà là “hai”), hoặc kèm theo chức vụ, phẩm hàm… Ví dụ đối với Nguyễn Duy Dương, người ta chỉ gọi: Dương, Ba Dương (vì có anh hai là Ngọc), Năm Linh, Thiên Hộ Dương. Chỉ có những người thân tín nhất, theo sát ông nhất, vào sinh ra tử cùng ông, mới biết Thiên hộ Dương chính là con trai của quan Tổng trấn Võ Duy Ninh, từ đó mà suy ra họ của ông phải là Võ Duy, thế thôi chứ không hề hay biết Dương cũng là Lập.
Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, Nguyễn Tri Phương cùng quân triều đình rút chạy. Phó lãnh binh Trương Công Định và Thiên Hộ Dương cũng rút quân về Lý Nhơn. Tại đây Trương Công Định cùng Nguyễn Duy Dương và Âu Dương Lân cắt máu ăn thề kết làm huynh đệ sống chết có nhau và bàn tính phương kế liên kết chống Pháp. Dù căn cứ địa Lý Nhơn đã được bố trí, tạo dựng vững vàng nhưng thấy tập trung quân vào một chỗ là hạ sách nên Trương Công Định để lại một phần quân số tăng cường cho Thiên Hộ Dương ở lại Lý Nhơn, rồi cùng Âu Dương Lân dẫn hơn một ngàn nghĩa binh về Gò Công, xây dựng căn cứ địa, củng cố lực lượng và tích cực chiêu mộ thêm nghĩa binh. Lực lượng của Trương Công Định nhanh chóng lớn mạnh, và cùng với Thiên hộ Dương, tiếp tục gây cho giặc Pháp nhiều thiệt hại, làm cho chúng mất ăn mất ngủ.
Ngày 5-6-1862, Triều đình Huế bạc nhược ký hòa ước (thực chất là hàng ước!) dâng ba tỉnh miền Đông (gồm Biên hòa, Gia Định, Định Tường) và đảo Côn Lôn cho Thực dân Pháp. Tháng 9-1862, triều đình Huế ra lệnh cho Trương Công Định và Nguyễn Duy Dương phải bãi binh, điều Trương Công Định đi lãnh nhiệm vụ mới ở An Giang. Trương Công Định cưỡng lệnh, giương cao ngọn cờ “Bình Tây Đại Nguyên Soái” tiếp tục chống Pháp. Lực lượng Thiên Hộ Dương tiếp tục đi theo ngọn cờ được nhân dân suy tôn đó.
Trong những tháng ngày rong ruổi dẫn dân binh đi “ứng nghĩa”, hộ chiến cho quân triều đình ở Gia Định và bước đầu xây dựng căn cứ Lý Nhơn, Nguyễn Duy Dương đem lòng yêu một người con gái ở Gia Định và coi nàng như vợ bé. Việc kết giao giữa hai người trong thời buổi loạn lạc, lòng người khó dò, là việc cần được giấu kín nên trong số những người tâm phúc nhất của Thiên Hộ Dương cũng rất ít người biết được tường tận, còn hầu như là chỉ biết mơ mơ hồ hồ, và dù có biết thì họ cũng có ý thức không mảy may tiết lộ ra ngoài.
(Về truyền thuyết người vợ bé của Thiên Hộ Dương, có nhiều câu chuyện còn lan truyền trong dân gian rất đáng được quan tâm, suy nghĩ.
Chuyện thứ nhất:
Ngày xưa, ở thôn Hòa An (phủ Tân Thành, An Giang) có một ông bá hộ ăn ở nhân hậu. Gia đình ông hiếm hoi, chỉ có một người con gái. Nàng duyên dáng, mặn mà, đã đến tuổi cập kê nhưng chưa chịu lấy chồng. Giống tính cha, dù là con nhà khá giả song nàng sống chan hòa với bà con tá điền và thường hay giúp đỡ những người nghèo khó. Nàng rất yêu hoa, thường thơ thẩn trong vườn hoa trước nhà, nên mọi người gọi nàng là Bướm.
Một hôm, có một đoàn thương lái lỡ đường, ghé nhà xin bữa cơm. Trong đoàn có một thanh niên diện mạo khôi ngô, vạm vỡ, cốt cách oai phong của một vị tướng. Thấy đây không phải là đám lái buôn bình thường, ông bá hộ bèn mời vào nhà thết đãi tử tế và gọi nàng Bướm ra hầu rượu.
Cơm nước xong, chàng thanh niên ấy mở lời cảm ơn và xin hoàn lại tiền bữa ăn. Ông bá hộ ngăn lại, đoạn bảo nàng Bướm lấy ra một túi bạc và nói:
- Theo chỗ lão xét đoán thì ngài không phải là lái buôn mà là tráng sĩ đang lo việc dân việc nước. Xin cho lão được góp phần nhỏ mọn này.
Sau một thoáng ngạc nhiên, người thanh niên thú thực:
- Quả thật là cụ tinh đời. Chúng tôi là nghĩa quân của ngài Thiên Hộ… Tôi xin thay mặt nghĩa quân nhận số bạc và hết sức cảm ơn nghĩa cử hào hiệp của cụ.
- Chẳng hay quí danh tráng sĩ là chi?
- Dạ, tên tôi là Kiều, họ Nguyễn.
- Té ra tráng sĩ là ngài Đốc binh Kiều. Thật là vạn hạnh cho lão. Nghe tiếng tráng sĩ đã lâu, hôm nay lão mới được diện kiến. Bây giờ lão có một đề nghị này: số là lão chỉ có mỗi một mụn con gái đây, nhiều thanh niên trong vùng ngấp nghé nhưng nó chưa ứng đám nào; xin tráng sĩ nhận làm thê thiếp cho nó có dịp nâng khăn sửa túi bậc anh hùng.
Người thanh niên vội nói:
- Thưa lão gia, tôi xin cảm ơn lòng tốt của lão gia một lần nữa. Nhưng về việc này thì cho tôi xin thất lễ vì tôi đã có hiền thê ở nhà. Hơn nữa, chốn lửa đạn có nữ nhi kề bên e bất tiện.
Ông bá hộ nài nỉ mãi làm người thanh niên không thể từ chối được nữa và hôm đó được coi như ngày đính ước.
Từ đó, nàng Bướm tự coi mình là gái đã có chồng. Ít lâu sau, được tin Đốc binh Kiều tử trận ở Gò Tháp, nàng lặng lẽ chít khăn tang, lập bàn thờ chồng rồi cứ thế sống thủ tiết với chồng chưa cưới cho đến lúc qua đời.
Tấm lòng nhân hậu và trung trinh tiết liệt của nàng được dân quanh vùng ngợi ca và con rạch chảy qua vườn nhà nàng được gọi là rạch Bà Bướm từ thuở đó.


                      Tượng Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều trong Bảo tàng Đồng Tháp
                  Đền thờ Võ Duy Dương và Đốc Binh Kiều ở Gò Tháp, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười
Câu chuyện này làm bật ra câu hỏi: phải chăng trường hợp có vợ bé của Thiên Hộ Dương đã xảy ra tương tự như thế hoặc đó chính là câu chuyện có xuất phát trực tiếp từ trường hợp có thực của Thiên Hộ Dương vì Nguyễn Kiều chưa chắc là Nguyễn Tấn Kiều - Đốc binh Kiều mà chỉ là một cái tên che đậy tung tích? Rất tiếc là cho đến nay, chưa ai biết đích xác họ và quê quán cụ thể của Đốc binh Kiều. Dân gian thường gọi ông là Lê Công Kiều, Trần Phú Kiều hoặc Nguyễn Tấn Kiều nhưng phổ biến nhất là quan lớn Thượng. Tương truyền ông gốc miền Trung, vào Nam sinh sống ở huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường.
Câu chuyện thứ hai:
Ông Nguyễn Văn Biểu gốc người làng Tân Phú, tổng Kiến Phong, huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường (nay thuộc huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), là con thứ tám trong một gia đình nông dân. Lúc nhỏ có theo học võ nghệ và chữ nho. Tương truyền, ông có vóc người cao lớn, rất khỏe, da đen, môi chì, tướng tá bặm trợn, trông rất dữ dằn.
Đến khi trưởng thành, ông cùng người anh thứ bảy là Nguyễn Văn Phương theo người cậu về làng Mỹ Thọ (thuộc huyện Cao Lãnh) để kiếm việc làm.
Lúc đầu ông sinh sống bằng cách làm mướn và theo người cậu đóng cối xay đi bán dạo. Thấy ông khỏe mạnh lại làm lụng siêng năng, trông tướng dữ mà té ra tính tình nhân hậu nên một gia đình khá giả, có nhiều ruộng đất ở Rạch Miễu, cũng thuộc làng Mỹ Thọ, kêu gả con gái cho. Từ đó, ông Biểu thôi đi làm mướn, quay sang trông nom ruộng đất cho nhà vợ.
Khi được tin Thiên Hộ Dương kéo quân về lấy Đồng Tháp Mười làm căn cứ chống Pháp, ông liền từ giã vợ con lên đường gia nhập hàng ngũ nghĩa quân. Nhờ khỏe mạnh, giỏi võ, gan dạ và một lòng trung thành nên được Thiên Hộ Dương chọn làm chỉ huy đội phòng vệ. Vì thế mọi người lúc bấy giờ thường gọi ông là Phòng Biểu hay Phòng Tám (vì ông thứ tám). Từ đó, tiếng tăm ông vang dội khắp vùng Cao Lãnh.

Năm 1957 Ngô Đình Diệm xây tháp 10 tầng ở Gò Tháp


Phế tích tháp Mười Tầng bị phân đội đặc công tỉnh Kiến Phong đánh sập tháng 1 năm 1960.
Trong suốt thời gian theo nghĩa quân, trải qua bao trận mạc, lúc nào ông cũng tỏ ra là người chỉ huy có tài, dốc lòng hy sinh cho đại cuộc. Thiên Hộ Dương rất tin cậy ông và ông trở thành người hộ vệ thân tín bên cạnh vị chủ tướng.
Khi Đốc binh Kiều nắm binh quyền thay Thiên Hộ Dương tiếp tục chống Pháp ở Đồng Tháp Mười thì Phòng Biểu trở thành cánh tay đắc lực của Đốc binh Kiều trong việc cố gắng xây dựng lại căn cứ và củng cố lại lực lượng nghĩa quân. Trong một trận đánh, Đốc binh Kiều bị thương nặng rồi hy sinh. Sau khi chôn cất đâu đó Đốc binh Kiều, ông Phòng Biểu rút quân qua Sình Lớn, về cố thủ ở ngã ba Thông Bình (Tân Thành). Mặc dù quân số ít, vũ khí thiếu thốn, thô sơ và bị Pháp tập trung càn quét liên miên, ông vẫn cùng nghĩa quân chiến đấu cầm cự kéo dài suốt bốn năm liền. Tuy nhiên, vì lực lượng ngày một hao mòn, thấy không thể duy trì được nữa nên ông ra lệnh giải tán nghĩa quân. Riêng ông phiêu bạt rày đây mai đó.
Pháp và tay sai truy lùng tìm bắt ông ráo riết nhưng không có kết quả. Chúng bèn quay sang tìm cách bắt con cháu ông để bức ông ra hàng. Túng thế, ông phải cải họ người con trai duy nhất của ông từ họ Nguyễn sang họ Võ và giao cho bà Nguyễn Thị Chung là cháu gái của ông (lúc bấy giờ đã theo chồng về ở rạch Cái Da, xã Nhị Mỹ) trông nom giúp.
Ông Phòng Biểu tiếp tục sống đời ẩn dật đến năm 1914 thì mất, thọ 84 tuổi. Phần mộ của ông hiện ở xóm Giồng, rạch Cao Miên, thuộc xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Câu chuyện thứ hai này bật ra câu hỏi: người con trai duy nhất của ông Phòng Biểu lớn lên rồi ra sao và sao ông Phòng Biểu không đổi họ cho con từ Nguyễn sang bất cứ họ nào khác mà phải là họ Võ? Hay phải chăng đứa con trai đó chính là con của Thiên Hộ Dương có với người vợ bé và đã gửi gắm lại cho gia đình ông Phòng Biểu, một trong những thủ hạ thân tín nhất của mình? Có thể nào cha vợ của Phòng Biểu cũng là cha vợ của Thiên Hộ Dương và vợ bé của Thiên Hộ Dương là chị ruột của vợ Phòng Biểu?
Câu chuyện thứ ba được lan truyền trong dân gian vùng Bình Cách:
Ông Năm Linh (tức Ngũ Linh Dương?) người miền Trung, võ nghệ cao cường, tính tình cương trực, hay làm việc nghĩa, giao du rộng, …, vào Nam lập nghiệp. Lúc Tây xâm lược Nam Kỳ, ông đứng ra chiêu mộ nghĩa dũng, quyên góp lúa gạo, mua súng đạn đánh Tây, được nhiều người hưởng ứng. Bá hộ Học (Trần Văn Học) là điền chủ giàu có nhất nhì trong vùng chẳng những ủng hộ lúa gạo mà còn bán ruộng lấy tiền bạc mua súng đạn ủng hộ nghĩa quân. Để khích lệ người anh hùng có chí lớn, bá hộ Học đem đứa con gái duy nhất là Trần Thị Vàng (bà Bảy Vàng) gả cho ông Năm Linh. Từ khi về với ông Năm Linh, dù là gái đưa chứ không phải là vợ chính thức có cưới hỏi, nhưng bà Bảy Vàng chẳng những một lòng chung thủy mà còn giúp chồng nhiều việc trong công cuộc quốc sự. Khi ông Năm Linh cùng nghĩa quân rút vào Đồng Tháp Mười, bà cũng theo chồng để lo việc tiếp tế lương thực nuôi quân. Đến khi Đại đồn Tháp Mười thất thủ, ông Năm Linh theo ghe bầu về Huế cầu viện, bà ở lại nuôi con chờ chồng. Khi ông Năm Linh bị chết ngoài biển, bà Bảy Vàng nghe tin, buồn rầu mà mất.
Câu hỏi đặt ra cho câu chuyện này là: ông bá hộ Học phải chăng cũng là ông bá hộ ở câu chuyện thứ nhất? Phải chăng bà Bảy Vàng đã quá yêu người anh hùng mà tình nguyện đi theo nghĩa quân và đã có với người anh hùng một đứa con gái?
Câu chuyện thứ tư là theo lời kể của Võ Quế (85 tuổi vào năm 1989), cháu nội của Võ Duy Dương:
Trong thời gian ở Nam Kỳ, Võ Duy Dương có lấy vợ hai và đã sinh hạ được hai người con trai tên là Võ Châu và Võ Phong. Nhưng tên tuổi và quê quán của bà này thì chưa xác định được. Sau khi Võ Duy Dương qua đời, có một người đàn bà ở trong Nam ra Huế tâu với triều đình về hoạt động chống Pháp và gia đình của Võ Duy Dương trong Nam. Sau đó bà này tìm đến dòng tộc của Võ Duy Dương ở Nhơn Tân (An Nhơn, Bình Định), sống một thời gian rồi qua đời tại đây. Hiện nay mộ của bà vẫn nằm chung trong khu mộ gia đình họ Võ dưới chân núi Thơm. Ngôi mộ này được gọi là mộ của bà Đồng Nai (vì bà là người xứ Đồng Nai, tức miền Nam).
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Phải chăng bà Đồng Nai chính là Trần Thị Vàng và bà này đã mang người con gái của bà với Võ Duy Dương ra Bình Định, đến nhà bà vợ cả rồi nghe tin Võ Duy Dương đã chết thì buồn rầu ngã bệnh mà mất? Phải chăng người con gái đó lại là Võ Thị Thắm (tên đổi lại từ Võ Châu)? Còn Võ Phong chính là Võ Sắc, con trai của Võ Duy Dương với một người vợ thứ nữa? Vậy, có thể Thiên Hộ Dương khi hoạt động đã có 2 người vợ thứ? Chuyện nhiều vợ ngày xưa là thường tình! Cũng có thể người vợ thứ sinh thành ra Võ Sác chính là Trương Gia Hương còn bà vợ cả tên là Phạm Thị Liệu, người thôn Tráng Long cùng huyện nay thuộc xã Nhơn Tân? Hay bà Liệu cũng chỉ là vợ thứ sau này của ông Thiên Hộ, khi ông từ Nam ra mới tác hợp?)
Sau hàng ước của triều đình Huế, lực lượng quân triều đình rút khỏi 3 tỉnh miền Đông làm cho sức mạnh kháng Pháp bị suy giảm đáng kể. Sự quay lưng của triều đình Huế đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp rảnh tay đàn áp quân ứng nghĩa. Biết không thể lung lạc được Trương Công Định và Nguyễn Duy Dương, quân Pháp tập trung lực lượng, với sự tham gia cúc cung, chỉ đường mách lối của đám tay sai phản dân hại nước người Việt, tổ chức hành quân đánh chiếm, quyết tâm tiêu diệt cuộc kháng chiến do Trương Công Định lãnh đạo.

Ông Ba Trọng (phải) và GS Võ Tòng Xuân trong những ngày đầu thiết lập Nông trường Giồng Găng .



Trong tháng 1-1863, nghĩa quân tổ chức chiến đấu, cản phá có hiệu quả các cuộc hành quân càn quét của địch bằng những trận đột kích, phục kích, tập kích chớp nhoáng… trên địa bàn khắp 3 tỉnh miền Đông. Quân Pháp bị tiêu hao nhiều binh lực, buộc phải dừng cuộc tiến công, chia nhau đóng giữ những nơi hiểm yếu.
Sau khi đã có thêm viện binh, Thực dân Pháp tập trung đánh vào Gò Công - Căn cứ đầu não của cuộc kháng chiến do Trương Công Định chỉ huy. Mở đầu cuộc tiến công, quân Pháp đánh Gò Đen, Đồng Sơn, Vĩnh Lợi (là hệ thống tiền đồn bảo vệ căn cứ). Ngày 26-2-1863, đại binh Pháp tiến về Trại Lá (Bến Chùa). Trương Công Định khéo léo tổ chức các trận đánh ngăn chặn, tiêu hao địch, đồng thời bí mật tổ chức cho đại bộ phận lực lượng vượt ra khỏi vòng vây. Khi quân Pháp lọt được vào đại bản doanh thì nghĩa quân đã rút đi tự bao giờ.

Đám lá tối trời (dừa nước)
                                           Đám lá tối trời (dừa nước,gọi đám lá tối trời để chỉ đám dừa nước rậm rạp, kín bưng ). Nguyễn Liên Phong – một người thân Pháp, tác giả cuốn Nam Kỳ phong tục nhân vật diễn ca (1909) – từng ca tụng ông:

Tiếng đồn Đám Lá Tối Trời
Có ông Trương Định trải phơi gan vàng
Hiền vi cơ chưởng nan minh
Lưỡi gươm đâm bụng liều mình như chơi
Nên hư số hệ ở trời
Khá đem thành bại luận người hùng anh.

 
Để bảo vệ Cửa Tiểu, năm Minh Mạng thứ 15 (1834) triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng tại đây một Bảo bằng đất gọi là Đồn Từ Linh, chu vi 60 trượng (378mét), cao 5 thước 5 tấc (2,57 mét), mở hai cửa. Năm Thiệu Trị thứ 3 và thứ 7 (1834-1847) được sửa chữa lại.

  Di tích Lũy Pháo Đài được đưa vào tuyến tham quan truyền thống với các cụm di tích quốc gia khác ở Gò Công như Đền thờ Trương Định, Nhà Đốc Phủ Hải, Đám lá tối trời.
ao dinh gò công Di tích Ao Dinh Gò Công ngày nay

Xem bài viết gốc tại: http://mamgocong.com/news/go-cong/ve-go-cong-tham-lang-mo-binh-tay-dai-nguyen-soai-truong-dinh-90.html
Copyright © Mắm Gò Công Trường Thủy
Đường%20dẫn%20vào%20Chiến%20lũy%20Pháo%20Đài.                                               Đường dẫn vào Chiến lũy Pháo Đài.
ao dinh gò công Di tích Ao Dinh Gò Công ngày nay

Xem bài viết gốc tại: http://mamgocong.com/news/go-cong/ve-go-cong-tham-lang-mo-binh-tay-dai-nguyen-soai-truong-dinh-90.html
Copyright © Mắm Gò Công Trường Thủy
Rời căn cứ Gò Công, Trương Công Định cùng toàn bộ nghĩa quân bí mật trở lại căn cứ Lý Nhơn, hợp binh với Thiên hộ Dương, tiếp tục tổ chức đánh du kích chống Pháp. Với một căn cứ Lý Nhơn chắc chắn không thể trụ vững đánh lâu dài trước một đội quân viễn chinh và tay sai đông đảo, được trang bị vượt trội hơn hẳn về vũ khí. Do đó trong thời gian này, Trương Định và Thiên Hộ Dương cùng các bộ tướng thân tín bàn thảo và quyết định tạo dựng 2 căn cứ mới để tránh bị co cụm và tạo khả năng phát triển thêm lực lượng nghĩa binh. Căn cứ thứ nhất dự định thành lập tại khu vực giữa làng Tân Phước và Kiểng Phước thuộc đất Gò Công. Đó là nơi cây lá rậm rạp bên hữu ngạn sông Soài Rạp nên cũng được dân chúng gọi nôm na là vùng “Đám lá tối trời”. Căn cứ thứ hai được dự định xây dựng trong Đồng Tháp Mười mênh mông, lấy Gò Tháp làm vị trí trung tâm (và đây cũng được xác định là căn cứ chính). Thiên Hộ Dương, với tài tổ chức, xây dựng căn cứ ở Lý Nhơn mà chính Trương Công Định đã công nhận, trở thành nhân vật chính khẩn trương tạo dựng căn cứ địa Gò Tháp và đồng thời cũng là người lãnh đạo nghĩa quân ở căn cứ này. Đi đôi với việc đó, Thiên Hộ Dương đã cử người tâm phúc đi các tỉnh Định Tường, An Giang, Hà Tiên, Vĩnh Long, Cà Mau, để vận động quyên góp tiền bạc, mua súng đạn. Đến giữa năm 1863, ông giao trọng trách này cho bạn mình tên là Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, người tâm phúc và cũng là trợ thủ đắc lực của ông. (Đến giữa năm 1864, đám quan lại trung quân mù quáng, răm rắp chấp hành Hiệp ước 1862 đã bắt giam Thủ khoa Huân tại Châu Đốc rồi giao cho thực dân Pháp trước áp lực của chúng. Thực dân Pháp sau đó đã xử tử ông. Khẩu khí và khí phách của hàng loạt văn thân như Thủ khoa Huân vẫn còn vang vọng đến tận ngày nay, qua lời thơ của Mai Xuân Thưởng:
               Cửa trường tiếng dạ miệng còn hơi
               Cờ nghĩa treo lên đã ngất trời
Đạo trọng vua tôi mình dám quản
               Oán hờn người Pháp có đâu vơi
Đúng là bất khuất, đúng là anh hùng!)

                                                                                             Mặt trước lăng Mai Xuân Thưởng
Trần Bá Lộc dụ hàng, Mai Xuân Thưởng khẳng khái nói: Chỉ có đoạn đầu tướng quân, chứ không có hàng đầu tướng quân. Biết không thể khuất phục được, đối phương đã đưa ông cùng các thuộc hạ ra xử trảm tại Gò Chàm (phía đông thành Bình Định cũ). Thi hài ông sau đó được đưa về táng tại Cây Muồng (nơi cha ông đã yên nghỉ), thuộc thôn Phú Lạc.
Và theo báo cáo do Tirant thiết lập ngày 11 tháng 6 năm 1887 gửi Thống đốc Nam Kỳ (tư liệu số Aix11.929), thì:
Có ba đợt hành quyết: ngày 1 tháng 6 có năm người, trong đó có Lê Khanh; ngày 7 tháng 6 có 12 người, trong đó có Phạm Xuân Thưởng và Bùi Điền; ngày 12 tháng 6 có chín người và ngày 13 tháng 6 có một người. Tổng cộng có 27 người bị hành quyết, trong đó có một vài người là thủ lĩnh lớn nhất của phong trào Bình Định-Phú Yên.
Căn cứ vào đây thì Mai Xuân Thưởng bị xử chém vào đợt thứ hai, ngày 7 tháng 6 năm 1887, chứ không phải ngày 6 tháng 6 như tài liệu lâu nay đã ghi.
Năm 1961, nhà thơ Quách Tấn và nhiều người dân đã đứng ra vận động xây dựng lăng mộ nhà Phạm Xuân Thưởng và các lãnh tụ Cần Vương khác của quê hương Bình Định. Ngày 22 tháng 1 năm đó (1961), nhân dân ở Tây Sơn đã làm lễ đưa hài cốt ông từ Phú Lạc về lăng mộ trên một quả đồi cao thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường. Đây cũng chính là căn cứ mà lúc sinh thời, ông dựng cờ khởi nghĩa chống Pháp

Thơ Mai Xuân Thưởng

Thơ làm trong lúc chiến đấu:
Chết nào có sợ, chết như chơi,
Chết bởi vì dân, chết bởi thời.
Chết hiếu chi nài xương thịt nát,
Chết trung bao quản cổ đầu rơi.
Chết nhân tiếng để vang nghìn thủa,
Chết nghĩa danh thơm vọng mấy đời.
Thà chịu chết vinh hơn sống nhục
Chết nào có sợ, chết như chơi.
Thơ làm trước lúc bị hành hình:
Không tính làm chi việc mất còn,
Nợ trai lo trả ấy là khôn.
Gió đưa hồn nghĩa gươm ba thước,
Ðá tạc lòng trung quý mấy hòn.
Tái ngắt mặt gian xương tợ giá,
Ðỏ loè bia sách máu là son.
Rồi đây thoi ngọc đưa xuân tới,
Một nhánh mai già nảy rậm non 
Được Việt gian mật báo, ngày 25-9-1863, quân Pháp bất ngờ bao vây tập kích Lý Nhơn. Nghĩa quân chống trả quyết liệt, chọc thủng vòng vây, nghi binh đánh lạc hướng địch. Một bộ phận nghĩa quân theo Trương Định bí mật rút về vùng “Đám lá tối trời”, bộ phận còn lại theo Thiên Hộ Dương bí mật rút vào Đồng Tháp Mười. Người đời sau, may mắn đã ghi tạc được lời nói lúc bấy giờ của ông Thiên Hộ: “Tôi sẽ rút lui về Tháp Mười ẩn nấp, chờ đợi thời cơ để quật trả một trận mới… Tôi luôn sẵn sàng đáp ứng lời kêu gọi của nhân dân”.
Khoảng cuối năm 1862, khi còn ở căn cứ Lý Nhơn, Thiên Hộ Dương, từ một nguồn tin bí mật, biết được người thiếu nữ mà ông coi là vợ bé đã sinh hạ cho ông một người con trai. Ông bèn đặt tên con là Nguyễn Duy Sác (ám chỉ rừng sác, nơi có căn cứ Lý Nhơn?).
Nhận thấy rằng cuộc chiến đấu chống Pháp sẽ ngày càng ác liệt, có thể sống nay chết mai, nên Thiên Hộ Dương cử người thuộc hạ thân tín nhất trong hàng thân tín, bí mật đi gặp người vợ trẻ của ông để chu cấp, dặn dò kỹ lưỡng, phòng khi có biến, bị tai ương đe dọa thì biết đi đâu, gặp ai để mà nhờ cậy. Người hầu cận thân tín này về sau đã hy sinh trong chiến đấu nên thông tin về người vợ bé của Thiên Hộ Dương cũng trở nên nhạt nhòa huyễn hoặc.
Vừa chân ướt chân ráo đến Đồng Tháp Mười, Thiên Hộ Dương tức tốc tiếp tục xây dựng căn cứ qui mô hơn, kiên cố hơn để tạo nên một khu vực có sức đề kháng mạnh mẽ. Ông đặt đại bản doanh tại Gò Tháp, xây dựng đồn Trung ở đó, với nhiều trạm gác ở bốn phía và đài quan sát trên đỉnh gò. Ngoài đồn Trung, ông còn dựng thêm 3 đồn chính án ngữ 3 “con đường gạo”: Đồn Tiền trên đường Cái Nứa, Đồn Tả trên đường Mộc Hóa hướng Gò Bắc Chiêng, đồn Hữu trên đường Cần Lố, khoảng từ 200 - 300 quân trấn giữ một đồn.
Năm 1864, nghe tin đồn Thiên Hộ Dương chiêu binh khởi nghĩa ở Đồng Tháp Mười, nhiều bậc quân tử, mã thượng, tinh thông võ nghệ, nổi tiếng trong dân dã kéo thuộc hạ tới đầu quân. Trong đó, có những người như: hai anh em Hùynh Lực, Huỳnh Thất (lưu dân gốc Quảng Nam ở Đồng Nai), Thủ Chiến, Phòng Biểu, Nhiêu Bá, Nhiêu Chấn (là chiến hữu của anh em họ Huỳnh, ở Mộc Hóa), đặc biệt có bốn người là: Trần Công Thuận, Nguyễn Thanh Long, Ngô Tấn Đức, Trương Văn Rộng đến từ Cai Lậy mà sau này lừng lẫy với danh thơm: “Tứ Kiệt Cai Lậy” (ngày nay vẫn còn miếu thờ tứ kiệt ở thị trấn Cai lậy, tỉnh Tiền Giang và nhân dân vẫn gìn giữ, nhang khói quanh năm)…


             Lăng Tứ Kiệt

             Khu mộ của  bốn ông

 

Cũng trong năm 1864, khi giặc Pháp đánh vào “Đám lá tối trời”, Trương Công Định hy sinh, các bộ tướng dưới quyền và hầu hết số nghĩa quân còn lại đã vượt thoát được vòng vây, như đã hẹn trước, bí mật lần về Đồng Tháp Mười theo Thiên Hộ Dương tiếp tục chống Pháp. Trong số nhiều chỉ huy nghĩa quân của Trương Định đến được Đồng Tháp Mười, có : Đốc binh Dương, Trần Kỳ Phong, Thống Bình, Thương Chấn, Thống Đa, Quản cơ Văn, Quản cơ Là (Bùi Quang Diệu)…
Nhờ đó lực lượng nghĩa quân của Thiên hộ Dương lớn lên nhanh chóng, thực sự trở thành trung tâm kháng chiến mới, thu hút hầu hết lực lượng chống Pháp ở Nam Kỳ vào những năm 1864 - 1866.
Ngay những tháng cuối năm 1864, nghĩa quân của Thiên Hộ Dương đã bắt đầu tăng cường hoạt động chiến đấu, tuy nhiên chủ yếu là tổ chức đánh du kích, tiêu hao sinh lực địch, giữ vững thế phòng ngự. Sang năm 1865, nghĩa quân mở rộng địa bàn hoạt động, tổ chức những trận đánh lớn hơn, tấn công những đồn bốt quan trọng của địch như Mỹ Trà, Mỹ Quí, Cái Bè, Thủ Thừa, gây cho địch nhiều tổn thất về người và vũ khí. Nhất là tại hướng Cái Bè, Mỹ Quí, nghĩa quân đã có lúc chọc thủng phòng tuyến địch.
Năm 1865, nghĩa quân Thiên Hộ Dương thực sự đã gây cho Pháp và tay sai nhiều khốn đốn. Nhân dân Nam Kỳ, đặc biệt là nhân dân miền Tây, ngày càng ủng hộ, ngày càng tích cực đóng góp khí giới, lương thực cho nghĩa quân. Tuy đã xuất hiện xu thế và triển vọng nhưng thời gian là quá ngắn để cuộc kháng chiến của Thiên Hộ Dương bùng lên, lan tỏa rộng khắp thành cuộc chiến tranh nhân dân đúng nghĩa.
Ngày 14-4-1866, thực dân Pháp huy động một lực lượng áp đảo, hơn hẳn nghĩa quân, gồm hơn 1.000 lính viễn chinh với nhiều tàu chiến và đại bác, chưa kể lực lượng mã tà (ngụy quân), chia ra làm 3 đạo đồng loạt tiến công căn cứ Đồng Tháp Mười theo 3 hướng Cần Lố, Cái Nứa và Gò Bắc Chiêng.
Nghĩa quân trong các đồn Sa Tiền, Ấp Lý, Tiến đã chống trả rất quyết liệt nhưng dưới tầm công phá mãnh liệt của đại bác địch, họ yếu dần đi, buộc phải bỏ đồn, lần lượt rút ra, về phía sau. Dù chiếm được các đồn đó nhưng địch đã phải chịu thiệt hại nặng.
Đạo quân Pháp thứ ba, sau khi chiếm được đồn Gò Bắc Chiêng thì không còn sức tiến sâu hơn, phải chờ viện binh tới để đánh đồn Tả.
Đồn Tả lúc này có 350 nghĩa quân, 40 khẩu đại bác, do Thiên hộ Dương đích thân chỉ huy. Nghĩa quân chiến đấu từ trưa đến chiều tối thì hết đạn, phải bỏ đồn, tản về phía sau.
Khi địch chiếm được đồn Trung thì nghĩa quân đã rút đi hết. Tuy nhiên chúng không đám tiến sâu hơn và cũng không dám ở lại đồn.
Căn cứ kháng chiến Gò Tháp đến ngày 18-4-1866 coi như không còn nữa. Lực lượng nghĩa quân Thiên Hộ Dương dần tan rã, tứ tán: nhóm của Tứ Kiệt Cai Lậy rút về Thuộc Nhiêu (Cai Lậy), tiếp tục lập mặt trận đánh Pháp, nhóm trong đó có anh em họ Huỳnh thì kéo về với Quản cơ Trần Văn Thành ở Láng Linh (Châu Đốc), riêng nhóm của Đốc binh Kiều thì ở lại bám trụ, tiếp tục chiến đấu. Sau một thời gian ngắn, khi Đốc binh Kiều hy sinh thì nhóm này cũng tan rã. Ngọn cờ kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ lúc này được nhân dân miền Tây đón nhận và tiếp tục giương cao.
Trong dân gian còn lưu truyền bài thơ ca ngợi Đốc binh Kiều  như sau:

"Vì nước quên mình bởi chữ trung,
Thương dân chi sá chốn sình bùn,
Mấy năm Đồng Tháp danh vang dội,
Cọp rống ngoài truông, cáo hãi hùng,
Hai thước im lìm nơi thạch động,
Đồng bào tưởng nhớ đứng thờ chung,
Nỗi lòng nghĩ đến nhiều năm trước,
Hương lửa đều không cảnh lạnh lùng."
Vì sao khởi nghĩa Thiên Hộ Dương đã có lúc bật dậy khá mạnh như thế nhưng vẫn phải chịu thất bại cay đắng? Có thể cho rằng cuộc kháng chiến đó đều khiếm khuyết cả 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Nếu có một chút thiên thời nào thì triều đình Huế cũng đã chặn đứng mất rồi. Căn cứ địa Gò Tháp đúng là có tính lợi hại, nghĩa là nếu biết vận dụng địa hình, áp dụng cách đánh phù hợp với địa hình đó thì nó có lợi, còn không nó sẽ trở nên tai hại. Đồng Tháp Mười vào mùa khô là một vùng tương đối bằng phẳng, làm cho hiệu quả công phá bằng đại bác được phát huy tối đa. Dùng đồn trại cố thủ, khi đồn vỡ thì mất luôn cả thế đứng, đành phải chạy dài. Muốn duy trì cuộc chiến đấu lâu dài ở căn cứ Đồng Tháp, thì phải kết hợp giữa cố thủ trong đồn và vận động chiến bên ngoài trên cơ sở lấy chiến tranh du kích làm nền tảng: rút nhưng không chạy dài, tiến mà địch không hay, đánh xuất kỳ bất ý, kết hợp đánh từ trong ra, đánh từ ngoài vào (không cần phân biệt đâu là trong, đâu là ngoài), nếu cần bảo toàn lực lượng thì dứt khoát phá đồn, rút ngay; thậm chí bỏ luôn căn cứ (vì đâu cũng là căn cứ!)… Muốn làm được điều đó thì phải có đủ nhân hòa, vì chỉ khi có đủ nhân hòa mới tạo ra địa lợi và thậm chí trong chừng mực nào đó là cả thiên thời. Cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương (và trước đó là của Trương Định) cũng như các cuộc nổi lên đánh Pháp khác ở Nam Kỳ - Lục Tỉnh là hoàn toàn chính nghĩa, nhưng chúng chưa đủ thời gian (hay chưa thể) để trở nên hoàn toàn sáng tỏ, nên chưa kịp bám rễ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân thì đã sớm bị tiêu diệt, đánh bại. Mặt khác hàng ngũ chỉ huy nghĩa quân hầu hết là những dân binh nghĩa hiệp trưởng thành lên qua trận mạc nên họ thiếu hẳn kiến thức về nghệ thuật quân sự. Đến cả những người chỉ huy xuất thân từ quân đội chính qui của triều đình cũng bị lối đánh máy móc lạc hậu với những vũ khí cổ lỗ, lấy thành quách làm nơi phân định thắng bại, luôn bị cuốn hút vào lối đánh trận tuyến của quân đội viễn chinh, thiện chiến, có vũ khí đầy đủ và hiện đại hơn hẳn. Ngay Nguyễn Tri Phương vẫn lẩn quẩn với cách đánh lạc hậu đó thì còn nói tới ai? Đại đồn Chí Hòa to thế, có quân đông thế mà chỉ “đùng một phát” là thất thủ. Thật quá rõ! Sự dũng cảm tuyệt vời của nghĩa quân, sự bất khuất của các thủ lĩnh nghĩa quân, là không thể phủ nhận được. Nhưng như thế thôi chưa đủ. Cần phải có một lãnh tụ có tài năng kiệt xuất, biết qui tụ bốn phương về một mối, biết lôi kéo quần chúng về mình, đánh lâu dài để ngày một tỏ rõ chính nghĩa, tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện chống quân xâm lược.
Ngày nay, khi nhìn lại thời kỳ ấy, chúng ta thấy cái tinh thần lăn xả đánh giặc, “vì nước quên thân” mà bất chấp tất cả của các sĩ phu, hào kiệt, dân binh, là bất hủ, nhưng cũng có cả cái cảm giác quặn thắt, bùi ngùi xót thương, tiếc  nuối, dâng ngập cõi lòng.
Con người Thiên Hộ Dương và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo đã được nhân dân Nam Kỳ lúc bấy giờ nói riêng và cả nước nói chung kính phục, mến mộ và tôn vinh, chúng ta sẽ mượn lời của những chiến hữu của Thiên Hộ Dương, từng theo Thiên Hộ Dương vào sinh ra tử nói về ông:
Huỳnh Trung Thu, cháu nội Huỳnh Thất có để lại di bút, nội dung có đoạn:
“…
Ngài Thiên Hộ Dương dũng lược vô song, được nhân dân vùng Nam Kỳ - Lục tỉnh tôn thờ và ngưỡng mộ. Đâu đâu cũng gọi ngài là “quan lớn”, mặc dầu ngài không hề thích làm quan.
Dòng họ Huỳnh chúng tôi đời đời tôn thờ ngài Võ và nguyện theo gương ngài…”.
Đây là một đoạn trong di bút của Huỳnh Kim Trọng, cha của Huỳnh Trung Thu:
“Trước lúc lâm chung, cha tôi (Huỳnh Thất) còn căn dặn con cháu: “Dòng họ ta tuy không sinh ra ở miền Nam Kỳ - Lục tỉnh này, nhưng đã coi như đây là quê hương. Bởi miền Trung có công sinh, thì nơi này có công nuôi dưỡng, hun đúc cho ta thành người. Vậy các con phải xem đây là đất tổ, là ngôi nhà chung. Điều quan trọng nữa mà các con phải ghi lòng, tạc dạ, đó là nghĩa vụ phải thờ cúng ông Thiên Hộ Võ Duy Dương, người mà ta coi như người anh em ruột thịt của mình, người chủ tướng kính yêu của cả quê hương lục tỉnh này… Nay ông đã ra người thiên cổ mà không còn ai thờ phượng. Vậy các con hãy giữ bài vị với mấy chữ “Võ Duy Dương vị quốc vong thân” này để thờ như thờ cha vậy…
Nguyện hương hồn người vị quốc vong thân
Sinh vi tướng, tử vi thần
Xin gia hộ chúng dân an lạc”.
Ông Ba Đương, người thân cận của Thiên Hộ Dương ở chiến khu Đồng Tháp, có để lại thủ bút như sau:
“Cuộc đời tôi may mắn gặp được người họ Võ, đồng hương Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. Tôi vốn là một nông dân, tưởng suốt đời sẽ mãi mãi là dân đen bị áp bức, chỉ khi gặp được ông Võ thì mọi thứ mới đổi thay. Chính Võ gia đã cứu gia đình tôi, nhân dân tôi…”.
Sau khi căn cứ Gò Tháp vỡ lở, thực dân Pháp loan tin hai vị, chủ tướng Thiên Hộ Dương và phó tướng Đốc binh Kiều đã bị giết chết. Đốc binh Kiều hy sinh là điều có thật, nhưng trường hợp ông Thiên Hộ thì mờ mịt hơn nhiều. Pháp nói Thiên Hộ Dương đã bỏ xác cùng nhiều nghĩa quân khi chiến khu Đồng Tháp Mười thất thủ, nhưng không trưng ra được bằng chứng. Sau đó chúng lại tung tin Thiên Hộ Dương đã bị một tên cướp biển là Lý Sen giết chết tại cửa biển Thần Phù, khi ông định vượt biển ra Bình Thuận. Tung tin như thế để "an dân", nhưng Pháp vẫn tổ chức lùng sục ráo riết vì chính Pháp cũng không biết đích xác. Như vậy, tin đó cũng  chỉ có thể là tin giả do chính ông Thiên Hộ bày ra để đánh lừa mật thám Pháp.
Dư luận xã hội hồi đó nói chung đều thừa nhận Thiên Hộ Dương đã chết và vì ông là một người cô độc, không có bất cứ người thân nào ở cạnh nên sau khi chết, mồ mả của ông cũng không có người chăm sóc, nhang khói. Vì vậy mà có câu hò não ruột và đầy thương cảm đối với một người anh hùng:
Ai về Đồng Tháp mà coi
Mả ông Thiên Hộ trăng soi lạnh lùng…
Sự thực thì ở Gò Tháp chỉ có mộ Đốc binh Kiều. Khắp Nam Kỳ - Lục tỉnh chẳng nơi nào có mộ Thiên Hộ Dương.
Thế thì sau khi căn cứ kháng chiến Đồng Tháp Mười bị tan vỡ, Thiên Hộ Dương đã anh dũng hy sinh hay còn sống? Ông Trương Hiếu Nghĩa, người xã Cần Đăng, An Giang có viết:
“Theo ông ngoại tôi kể lại thì xưa, lúc ông Quản Thành khởi nghĩa ở Láng Linh, ông tôi có theo ngài Cố quản để đánh Tây. Thời gian này, ông ngoại tôi có liên lạc với ngài Nhiêu Chấn, vốn là một quan triều đình ở An Giang trấn, sau bỏ theo ngài Thiên Hộ Dương ở Đồng Tháp Mười để đánh Tây.
Có lúc ông Võ Duy Dương về An Giang trấn để bắt liên lạc với nghĩa quân Láng Linh và với ông Thủ khoa Huân nhưng không thành. Sau nghe nói ngài Võ Duy Dương rời Đồng Tháp Mười trở về quê ở Quảng Ngãi ngoài miền Trung.
Đây là những việc tôi biết khá chính xác nên ghi lại để người sau nhớ”.
Vậy thì Thiên Hộ Dương, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Đồng Tháp Mười vẫn còn sống và đã vượt thoát sự truy lùng của Pháp để trở về ẩn náu tại quê nhà. Nhiều nhà nghiên cứu sử ngày nay, qua những tài liệu quan trọng thu thập được, qua những nhân chứng đáng tin cậy tiếp xúc được, đều thừa nhận như vậy.

Đền thờ chung của Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều
Và chúng ta tiếp tục xây dựng truyền thuyết của mình:
Nghe tin chồng mình, Thiên Hộ Dương đã bị sát hại, người vợ trẻ vô cùng đau đớn. Từ nay, nàng đã mất người chồng mà nàng tôn thờ, kính phục.
Mật thám Pháp và tay sai trong khi tích cực dò la tung tích của Thiên Hộ Dương (xem thực sự còn sống hay đã chết và ở đâu) cũng cố gắng xác định danh tính và chỗ ở của người phụ nữ mà theo nguồn tin phong phanh, là vợ lẽ của ông.
Để bảo vệ giọt máu đào của Thiên Hộ Dương, người phụ nữ xinh đẹp, tuổi đời còn rất trẻ và đáng thương, nghe theo lời dặn xưa kia của chồng mình, đã bế con lần tìm đến gặp một người ở Bình Dương, vùng đất định cư ở phía nam của dòng họ Võ Duy. Vị thân tộc, sau khi nghe người phụ nữ trình bày, lần đầu tiên mới biết Thiên Hộ Dương chẳng phải ai xa lạ: chính là Võ Duy Lập. Tuy nhiên sau đó ông luôn giấu kín điều này vì có thể gây nguy hại khó lường.
Vị thân tộc nghe xong câu chuyện, đã khẩn trương thu xếp; bí mật tổ chức đưa vợ con ông Thiên Hộ Dương ra Hòa Đa - Bình Thuận, lúc này vẫn là “đất riêng” của triều đình Huế nên cũng tương đối an toàn hơn, tìm gặp một người họ Trương, thân tộc bên vợ cả của ông Thiên Hộ.
Thân tộc họ Võ và thân tộc họ Trương định tìm cách đưa hai mẹ con ra Nghĩa Hành - Quảng Ngãi. Nhưng người phụ nữ xin ở lại vì chồng thì chết rồi, thân gái dặm trường mù mịt quá. Hai người kia nghe thấy có lý, nhưng nếu người phụ nữ không đi thì cũng phải gửi đứa con ra ngoài đó, vừa đảm bảo an toàn cho nó, vừa đưa nó về với dòng tộc quê hương. Người phụ nữ tuy buồn khổ nhưng cũng đành chấp nhận. Nàng nghĩ rằng mai kia, khi sóng yên biển lặng, sẽ còn có dịp ra đó thăm con.
Tuy nhiên, việc gửi đứa bé ra Quảng Ngãi chưa hẳn đã hay, vì nếu mật thám Pháp dò biết được quê của Thiên Hộ Dương ở Nghĩa Hành và vợ con ông đang sống ở đó thì rất có thể đứa bé phải chịu vạ lây. (Đến lúc này mật thám Pháp vẫn chưa biết quê Thiên Hộ Dương ở đâu. Ngay cả triều đình Huế, mãi đến năm Tự Đức thứ 32, tức năm 1879, trong một sắc phong mới thấy nói đến tổ quán Võ Duy Dương ở Quảng Ngãi). Hơn nữa, Thiên Hộ Dương mất rồi (họ nghĩ thế), gửi đứa bé về đó có được sống trong tình bao bọc không, hay là bị hắt hủi, hoặc cũng có thể người vợ cả của ông không còn ở Nghĩa Hành nữa mà đã lẳng lặng về quê mẹ chồng (vợ Võ Duy Ninh) đâu đó ở An Nhơn - Bình Định tá túc, tránh sự rủi ro. Suy đi tính lại, họ cho rằng gửi đứa bé ra Nghệ An, nhờ gia đình danh sư Hoàng Đường cưu mang là hợp tình hợp lý hơn cả, vì Hoàng Đường có quan hệ ruột thịt với Hoàng Diệu, Hoàng Diệu là bạn thân của Võ Duy Ninh, trong khi đó Hoàng Đường cũng là bạn tâm giao của Trương Gia Hội, mà Trương Gia Hội vừa là anh họ vợ, vừa là bạn thân của Võ Duy Dương.
Thế là đứa bé được đưa về Nghệ An. Gia đình Hoàng Đường đã mở rộng vòng tay yêu thương đón nhận và nuôi dạy đứa bé nên người. Cái tên Sác được dân địa phương đọc trại ra, hiểu là Sắc; cái họ Nguyễn Duy được đổi thành Nguyễn Sinh để tuyệt đối không cho dính dáng gì đến ông Thiên Hộ nữa. Từ đó cậu bé mang một họ tên mới: Nguyễn Sinh Sắc (họ Nguyễn sinh ra Sắc?). Có thể rằng, trước khi chuyển họ Nguyễn Duy sang Nguyễn Sinh, trong thực tế đã có một sự dàn xếp bí mật nào đó để danh chính ngôn thuận, Nguyễn Duy Sắc trở thành con em ruột thịt thuộc dòng họ Nguyễn Sinh. Chính sự dàn xếp bí mật này đã làm cho tông tích của Nguyễn Sinh Sắc trở thành uẩn khúc, khó hiểu đối với chúng ta.
Sinh Sắc lớn lên được ông Hoàng Đường gả con gái là Hoàng Thị Loan cho. Họ tác hợp và sinh ra người con mà cả dân tộc Việt đang mỏi mòn chờ đợi: Nguyễn Sinh Cung, người mà sau này trở thành vị đại anh hùng dân tộc có tên Hồ Chí Minh.
Sau khi gửi gắm đứa con, người vợ bé của Thiên Hộ Dương trở về bản quán (có thể là ở đâu đó thuộc Định Tường mà cụ thể có thể là ở …, theo như cách gọi ngày nay là Cao Lãnh - Đồng Tháp, còn Gia Định chỉ là tạm cư). Năm tháng qua đi, người thiếu phụ trẻ và xinh đẹp ấy đã ở vậy, lặng lẽ sống đến cuối đời thường tình như bao người phụ nữ khác. Câu chuyện thầm kín của nàng đã không một lần được thổ lộ. Người dân địa phương không thể ngờ được nàng đã từng làm vợ một vị anh hùng nổi tiếng khắp Nam Kỳ - Lục Tỉnh, người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp kiên cường ở Đồng Tháp Mười. Tuy nhiên, khả năng nhiều hơn là sau khi gửi con đi và nghĩ rằng ông Thiên Hộ đã hy sinh, nàng quá đau buồn nên lâm bệnh, mất sớm.
Truyền thuyết kể tiếp:
Trong trận tấn công tổng lực của quân Pháp vào căn cứ Đồng Tháp Mười, Thiên Hộ Dương bị thương nặng khi trực tiếp chỉ huy nghĩa quân chiến đấu ở đồn Tả. Một vài thuộc hạ tâm phúc nhất khiêng ông ra khỏi đồn về phía sau rồi bí mật tìm đường thoát khỏi vòng cuộc chiến, đưa đến một cơ sở tuyệt đối tin cậy để chữa trị. Trong thời gian chữa trị, Thiên Hộ Dương đã định quyên sinh một phen bởi quá đau buồn trước sự thất bại của cuộc kháng chiến, trước tin tức các chiến hữu cùng mình vào sinh ra tử đã hy sinh, nhất là sự hy sinh của Đốc binh Kiều và tin thủ khoa Nguyễn Hữu Huân - bạn chiến đấu và trợ thủ đắc lực của nghĩa quân Đồng Tháp bị bắt. Tuy nhiên, nhờ có sự ngăn chặn kịp thời của một thuộc tín tâm phúc túc trực nên cuộc quyên sinh bất thành. Sự kiện này xảy ra vào tháng 10-1866. Thuộc tín này cũng chính là bạn chiến hữu trong số các bạn bè chiến hữu theo ông rời quê hương vượt biển vào Nam đi khai hoang lập ấp năm 1857.


Hình ảnh các vị anh hùng trong lịch sử Việt Nam
Chúa Nguyễn Hoàng (1525-1613) người có công khai phá, mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía Nam. Tranh miêu tả chúa Nguyễn cùng dân di cư xuống miền Nam. Y phục dựa theo tượng của ông tại đền thờ.

Hình ảnh các vị anh hùng trong lịch sử Việt Nam
Nguyễn Huỳnh Đức: Ông là một trong những hổ tướng của vua Gia Long (Ngũ hổ tướng Gia Định). Cảnh vẽ Nguyễn Huỳnh Đức đã dũng cảm cứu Nguyễn Ánh khi ông bị quân Tây Sơn vây (lúc Nguyễn Ánh còn trẻ) Trong rừng sâu, Nguyễn Ánh đã gối đầu lên đùi Nguyễn Huỳnh Đức ngủ vì tin cậy vào vị tướng này.

Hình ảnh các vị anh hùng trong lịch sử Việt Nam
Nguyễn Thiện Thuật cùng nghĩa binh căn cứ Bãi Sậy trong cuộc kháng chiến chống Pháp, hưởng ứng Hịch Cần Vương. Tranh vẽ mô phỏng theo di ảnh của ông.

Hình ảnh các vị anh hùng trong lịch sử Việt Nam
Nguyễn Tri Phương: Tranh thể hiện hình ảnh Nguyễn Tri Phương đôn đốc quân chống giặc Pháp đang tấn công thành. Tranh vẽ dựa theo di ảnh chân dung của ông.

Hình ảnh các vị anh hùng trong lịch sử Việt Nam
Nguyễn Trung Trực: Tranh thể hiện chiến tích khi ông cùng nghĩa quân cải trang thương buôn đột kích đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ. Di ảnh chân dung ông được dùng trong tranh và các bó đuốc lá dừa đặc trưng của miền Nam.

Hình ảnh các vị anh hùng trong lịch sử Việt Nam
Phan Đình Phùng và Cao Thắng: Tranh vẽ được họa theo di ảnh của Phan Đình Phùng. Cao Thắng bên cạnh, tay cầm súng trường vì ông là người đã sáng chế súng cho nghĩa quân.

Hình ảnh các vị anh hùng trong lịch sử Việt Nam
Tống Duy Tân là một nghĩa sỹ đã lãnh đạo nghĩa binh nội dậy tại Thanh Hóa nhằm hưởng ứng lời kêu gọi Hịch Cần Vương.Tranh vẽ dựa theo di ảnh thật của ông.

Hình ảnh các vị anh hùng trong lịch sử Việt Nam
Đinh Công Tráng và Phạm Bành cùng nghĩa quân tại căn cứ Ba Đình được bao bọc bởi lũy tre dày. Lá cờ của triều Nguyễn và phong trào hưởng ứng hịch Cần Vương.
(Có thể rằng sau khi căn cứ địa Đồng Tháp Mười thất thủ, một cánh nghĩa quân do Võ Duy Dương chỉ huy rút về phía đông và bị Pháp chặn đánh. Trận đánh lớn giữa hai bên diễn ra mấy ngày liền tại vùng Cái Thia thuộc quận Cái Bè và Thiên Hộ Dương bị thương nặng trong trận này. Cánh quân này tiếp tục rút về Mỹ Tho, Cai Lậy, sang Cao Lãnh, lên Ba Thằng Minh, rồi Gò Bắc Chiêng. Tại đây, cánh quân này đã hợp được với cánh nghĩa quân rút về phía tây (lên Hồng Ngự - Lăng Xăng - Thông Bình) do Nguyễn Văn Cẩn chỉ huy và một vài toán nhỏ khác của Trương Tấn Minh, Phòng Biểu… chỉ huy.
Ở đó, nghĩa quân đã củng cố lại lực lượng nhưng chỉ huy chung và trực tiếp không còn là Thiên Hộ Dương nữa mà là một nhân vật khác. Tuy nhiên, để giữ vững tinh thần nghĩa quân và cũng nhằm cố gắng phát triển lực lượng về sau mà những thủ lĩnh nghĩa quân lúc này đã thống nhất ý kiến và loan tin rằng Thiên Hộ Dương vẫn trực tiếp cầm quân chiến đấu.
Củng cố lực lượng xong, nghĩa quân của Thiên Hộ Dương tích cực bố trí lại thế trận, chọn những cách đánh linh hoạt hơn. Trung tâm kháng chiến được chuyển về khu vực tổng Cầu An Hạ ở Bắc Đức Hòa, liền với Trảng Bàng - Tây Ninh. Thủ lĩnh nghĩa quân cũng đã tìm gặp Trương Quyền (còn gọi là Trương Tuệ, con Trương Định), thủ lĩnh phong trào kháng chiến tại đây để bàn bạc phối hợp và liên minh với Poucombo, một thủ lĩnh kháng chiến khác, người Khơ-me.
Mở màn cuộc liên minh Việt - Khơme này là chiến thắng Tây Ninh vào ngày 7-6-1866. Nghĩa quân tiêu diệt tại trận 12 quân Pháp, trong đó có chủ tỉnh Tây Ninh là Larclauze và viên thiếu úy Le Sage. Ngày 14-6-1866, Marchaise, trung tá thủy quân lục chiến Pháp, chỉ huy 150 lính với hai cỗ đại bác tìm diệt nghĩa quân. Trong lúc lội qua rạch Dinh, đội hình quân Pháp bị lọt ổ phục kích. Bằng cung nỏ, gươm giáo và một ít súng trường, nghĩa quân đã dũng cảm đánh giáp lá cà, giết chết Marchaise và nhiều lính Pháp, số còn lại bỏ chạy tán loạn.
Hai chiến thắng đó đã tạo được tiếng vang lớn, làm nức lòng những người yêu nước. Về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân thời kỳ đó, một học giả người Pháp tên là Paulin Vial có viết: “Người An Nam với vũ khí thô sơ chống với súng carbine, họ cứ việc nhào vô và đánh với một nghị lực mù quáng, chứng tỏ rằng họ can đảm và quyết tâm một cách phi thường…”.
Ngày 24-6-1866, nghĩa quân lại tấn công đồn Thuận Kiều và Trảng Bàng.
Ngày 27-6-1866, Pháp điều một lực lượng mạnh gồm 200 lính Pháp, 100 lính mã tà và một pháo thuyền do thiếu tá Rosse chỉ huy đến bao vây căn cứ Cầu An Hạ. Nghĩa quân chủ động đánh mở ra ba mặt. Tuy nhiên, do tương quan lực lượng và vũ khí quá chênh lệch, dù đã kháng cự quyết liệt nhưng cuối cùng cũng phải chịu thiệt hại nặng ở ấp Bình Thủy, Ba Hầm và Bình Điền. Nguyễn Văn Tài, một trong số những thủ lĩnh nghĩa quân bị bắt. Căn cứ địa kháng chiến bị san bằng. Nghĩa quân phải rút lên Tây Ninh. Từ ngày 2 đến ngày 11-7-1866, liên quân Việt - Khơme còn chạm trán với quân Pháp trong các trận: Trà Vang (Tây Ninh), Củ Chi, Hóc Môn, Trảng Bàng, Long Trì (Tân An), Bình Thới)…
Sau một thời gian khá dài chữa trị vết thương, Thiên Hộ Dương dần bình phục nhưng sức khỏe của ông đã giảm sút nhiều, không được như trước nữa. Ông và thuộc tín bắt đầu lần mò theo dọc sông Vàm Nao nghe ngóng và tìm hiểu tình hình. Lúc này, Thiên Hộ Dương lấy tên mới là Võ Qua. Truyền khẩu riết rồi Qua thành Quá, nên cuối cùng gọi là Võ Quá. Võ Quá cũng đã ghé Lý Nhơn và Gò Công. Tình hình cho Võ Quá thấy phong trào kháng chiến ở ba tỉnh miền Đông, trước sự đàn áp của địch đã lắng hẳn xuống. Các anh hùng hào kiệt từng là chiến hữu của ông, số thì ngã xuống, số bị cầm tù, số còn lại thì đã dồn sang 3 tỉnh miền Tây tiếp tục chống Pháp. Ở ba tỉnh miền Đông, bộ máy cai trị của Pháp đã được củng cố ngày một mạnh. Như vậy việc gầy dựng lại từ đầu một đội ngũ nghĩa quân đủ mạnh để nổi dậy khởi nghĩa một lần nữa là điều vô vọng, nếu may lắm không bị tiêu diệt ngay từ trứng nước thì trước sau gì cũng lại chuốc lấy thất bại. Thời thế đã đổi thay! Không còn cách nào khác, Võ Quá quyết định trở về quê hương bản quán, muốn thế trước hết là phải ra Bình Thuận. Ông cùng thuộc tín theo thuyền dọc sông Vàm Nao ra biển…
Bàu Trắng, Mũi Né, Bình Thuận là nơi mà ngày xưa dân đi biển từ Ngũ Quảng vào và từ Nam Kỳ - Lục Tỉnh ra thường dùng làm nơi cặp thuyền (đóng vai trò như một trạm trung chuyển). Võ Quá và thuộc tín đặt bàn chân đầu tiên lên đất Bình Thuận khi theo thuyền từ Nam ra chính là tại chốn này.
Vừa bước chân lên bờ là hai người khẩn trương đến ngay một địa chỉ ở Hòa Đa nhưng đã không gặp được người họ Trương nọ (có thể lúc đó người họ Trương nọ đang ở đâu đó trên chặng đường Bình Thuận - Nghệ An để thực hiện cái công việc ân tình mà bạn bè đã gửi gắm!). Võ Quá dò hỏi người xung quanh và chỉ biết mơ hồ rằng: cũng chưa lâu lắm, có một người phụ nữ bồng một đứa con khoảng 4 tuổi ra đây, được mấy bữa thì cô ta đi đâu không rõ, hình như là ra Trung, đến Quảng Ngãi, còn người họ Trương thì nghe nói có việc ở quê phải về gấp và chưa thấy trở lại. Cho rằng nấn ná ở lại chỉ vô ích và nhất là dễ lộ chuyện nên Võ Quá quyết định bỏ đi. Từ đây, Võ Quá và thuộc tín - đồng thời cũng là bạn chiến hữu chí cốt, sau khi giao ước và hứa hẹn với nhau xong thì chia tay, tìm đường, kẻ trước người sau, ai về quê nấy.
Võ Quá không về Quảng Ngãi mà ghé Bình Định, về tổ quán ở An Nhơn tá túc. Lúc này Võ Quá đã chuyển thành Võ Bông. Sau bao nhiêu năm xa cách, Võ Duy Lập, mà bây giờ là Võ Bông đã đoàn tụ với vợ con tại đây. Võ Bông đã kể cho vợ nghe nhiều điều bí mật trong quãng đời hoạt động tại Nam Kỳ của ông, kể cả việc ông có đứa con riêng mà không biết đang ở phương trời nào. Để phù hợp với cái tên hiện tại là Võ Bông, ông đã cải lại họ hai người con trai của mình, bỏ chữ Duy đi, để rồi: Võ Duy Cung thành Võ Tường và Võ Duy Phụng thành Võ Ký, thêm Nguyễn Duy Sác thành Võ Sác, Võ Châu thành Võ Thị Thắm. Sau này ông còn có thêm 1 người con gái nữa, được đặt tên là Võ Thị Lan…


Di tích nền gạch xây dựng thời Vương quốc Phù Nam tại Gò Tháp


Bia đá thời Phù Nam ở Gò Tháp


Cổ vật trong khu di tích Gò Tháp



Hiện vật khai quật
Ẩn mình ở Bình Định một thời gian, Võ Bông trở về Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, nơi chôn nhau cắt rốn của ông và cũng là nơi chôn cất di hài người cha của ông. Trước đó khá lâu, vợ con ông đã về đó để lo nhang khói mồ mả, thờ phượng cho người cha tiết nghĩa - Tổng trấn Võ Duy Ninh (hiện nay mộ phần vị Tổng trấn này vẫn được bảo lưu tại làng Đại An, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi). Về đến quê cha thì cái tên Võ Bông đã hóa thành Võ Sen. Nếu ghép hai cái tên đó lại thì sẽ có được một… Bông - Sen. Ở Đồng Tháp Mười xưa kia, dù là bao la mùa khô hay mênh mông mùa nước nổi, bao giờ cũng hiển hiện sen và tràm. Đặc biệt, hoa sen đã trở thành biểu tượng bất tử về sự thuần khiết của tâm hồn con người chân phác và của đất trời hoang vắng ở xứ sở đó. Chắc hẳn trong lòng ông Thiên Hộ không bao giờ nguôi ngoai được nỗi niềm thương nhớ về một vùng dung dị mà khoáng đạt, hiền lành mà kiên trung, nơi ông đã từng lăn lộn, vẫy vùng, anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược để trả thù cho cha, báo đền cho nước, cùng với các chiến hữu và những “dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ”; nơi mà ông đã có thêm một mối tình phu - phụ với người thiếu nữ có tên là Sen (hoặc cũng có thể là Bông). Như là thể hiện của sự cảm ứng huyền linh, sau này, trong văn học sử Việt Nam có hai câu thơ được đặt vào vị trí rất trang trọng, ngầm mách bảo rằng có thể coi hai cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ nhất và lần thứ hai là một cuộc kháng chiến duy nhất có tính truyền đời truyền kiếp rất thiêng liêng mà cũng thật lạ lùng:
“Tháp Mười đẹp nhất Bông Sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
(Kể thêm: ngôi làng ôm ấp quãng đời thơ ấu của Hồ Chí Minh cũng có tên là Sen. Hòa Đa, thủ phủ của tỉnh Bình Thuận có tên xưa kia là  Liên Thành (nghĩa là: thành hoa sen). Ở đây, tháng 3-1906 xuất hiện tổ chức Liên Thành Thương quán, hoạt động kinh tế nhằm gây quỹ cho phong trào Duy Tân; tháng 5-1906 xuất hiện Liên Thành Thư xã nhằm truyền bá sách báo có nội dung yêu nước, mở mang dân trí. Đó là kết quả vận động của các nhà yêu nước Bình Thuận, trong đó hạt nhân gồm Nguyễn Trọng Lợi, Nguyễn Quí Anh (hai người con của Nguyễn Thông), Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang và một số người khác. Xa xưa hơn nữa, ít ra cũng cả ngàn năm, ngay trong kinh thành Thăng Long đã xuất hiện biểu tượng trác tuyệt về hoa sen: Chùa Một Cột. Phải chăng đó là kiến tạo từ hồi ức đã khắc tạc không thể phai mờ trong tâm trí dân tộc Việt về một thời xa xưa hơn nữa, khi mà một vùng rộng lớn bao gồm cả Thăng Long còn mênh mang nước nổi với bát ngát những đầm sen, và phải chăng bông sen đã là đặc trưng của những vùng duyên hải nước ngập lầy lội tràn lan?
Và phải chăng hoa sen cũng đã từng được coi là một biểu tượng của sự thơm tho, thanh khiết của nền văn minh sông Hồng thời cổ đại?).


Chùa Một Cột

Võ Sen về sinh quán nhưng không về làng Đại An sum họp với vợ con mà về ở đâu đó tại Chợ Chùa. Thiên Hộ Nguyễn Duy Dương - Võ Duy Lập, vĩnh viễn mai danh ẩn tích. Trong phả đồ có ghi ông mất vào năm 1923.
Sau này, trên bước đường hành phương nam, phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (còn có tên là Nguyễn Sinh Huy) có ghé lần lượt qua Nghĩa Hành - Quảng Ngãi thăm quê cha đất tổ, ghé Hòa Đa - Bình Thuận, nơi xưa kia đã ly biệt mẹ mình. Đích đến cuối cùng của ông là Cao Lãnh - Đồng Tháp. Ông hoạt động yêu nước và hành nghề bốc thuốc ở đây cho đến cuối đời. Phải chăng Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đến sống ở Cao Lãnh - Đồng Tháp còn với mục đích sâu xa là muốn về quê mẹ để tìm hiểu tung tích người mẹ đồng thời cũng thăm lại nơi người cha của mình đã khai hoang lập ấp, về chiến trường xưa để tìm hiểu cuộc chiến đấu chống Pháp của người cha mà ông nghĩ rằng đã hy sinh anh dũng tại đó?
Ngày nay, bên đường Phạm Hữu Lầu, gần cầu Cái Tôm, cách trung tâm thị xã Cao Lãnh 1 km có khuôn viên rộng khoảng 1 mẫu, đó chính là khu mộ của Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ của vị đại anh hùng Hồ Chí Minh.


Khu di tích cụ phó bảnhg Nguyễn Sinh Sắc

Mộ cụ Nguyễn SInh Sắc


(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét