Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

TT&HĐ IV - 33/n

 
 
đêm việt trì thu hút du khách tìm về kinh đô văn lang xưa


PHẦN IV:     BÁU VẬT 
 "Dọc đường lịch sỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..."
NTT 
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.” 
 
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng niềm hạnh phúc này.
D. Henziut
 
Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự trong lòng khoan khoái.
Ngạn ngữ Trung Quốc 
 

Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. 

Rene Descartes

Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. 
 Voltaire 
 
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách. 
 Plato 

“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.” 
 
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
 Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
  
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG I (XXXIII): TRỐNG ĐỒNG

“Khi đã biết sự thực của vật thể, ta sẽ thấy rằng thật vô lý khi tôn thờ các sản phẩm cô lập của dòng chảy không ngừng nghỉ của sự biến hóa, làm như chúng là vĩnh cửu và đích thực. Đời sống không phải là vật thể hay dạng của vật thể mà là một sự vận động liên tục hay chuyển hóa”
S. Radhakrishnan
 
“Nếu có ai hỏi di vật thuộc nền văn minh cổ xưa nào của những người anh em ruột thịt thiểu số phương Nam của Trung Hoa là quan trọng nhất, chúng ta có thể trả lời không do dự rằng đó chính là Trống Đồng”
Wen You
 

Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ – ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt ở đất Giao Chỉ.

Nguyễn duy Hinh





(Tiếp theo)

 

Cuối cùng là điều lạ lùng nhất vẫn ám ảnh mạnh mẽ tâm can chúng ta mãi. Không hiểu duyên cớ gì mà người xưa phân số chim và số hươu ra, mỗi loài thành 2 đàn rồi bố trí xen kẽ nhau: chim - hươu - chim - hươu, nghĩa là mỗi loài gồm 2 đàn được bố trí tương phản đối ứng qua trung tâm của vành tròn. Tuy nhiên, trong khi đối với hươu, người ta phân chia tổng số 20 con thành 2 phần 10 - 10 đều nhau, thì đối với chim, tổng số là 14 con lại không được chia đều 7 - 7 mà thành 8 - 6 (bên này có 6 con chim thì bên kia có 8 con). Chia như vậy có ẩn ý gì? Nếu chỉ chú ý tới số lượng thôi thì chúng ta thấy được trình tự sắp xếp bắt đầu bằng số 8 là: 8 - 10 - 6 - 10. Thật ngạc nhiên khi đó chính là cột số thứ 2 (mà chúng ta đã nêu ra trước đây ở phần lạm bàn thêm về Hà - Lạc) được đặt nằm thành hàng. Nếu đem chia cột số thứ 2 cho 2 thì chúng ta sẽ “về” cột số thứ 1 và từ cột số thứ 1 sẽ dẫn đến cách sắp xếp Hà Đồ theo Khổng An Quốc (xem lại hình 10). Phải chăng Khổng An Quốc đã thấy được điều ông cần trên mặt trống đồng Ngọc Lũ trong quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin để xây dựng lại hình tượng Hà Đồ đã mất dạng trước cả thời Khổng Tử hàng trăm năm?
Chúng ta đều biết 6, 8, 10 cũng là ba cạnh của một tam giác vuông nguyên (mà cạnh có độ dài 10 là cạnh huyền). Tam giác này có diện tích bằng 4 lần diện tích tam giác vuông nguyên có độ dài các cạnh: 3, 4, 5 và có mối liên hệ:
22 (32 +42) = 22.52 = 62 + 82 = 102
Và mối quan hệ về chu vi của 2 tam giác là:
2(3 + 4 + 5) = 2 x 12 = 6 + 8 + 10 = 24
(trùng với số giờ của một ngày và còn có thể viết: 10 + 14 = 24)
Không thể phủ nhận được rằng các nhà thông thái, nghệ nhân Việt cổ đến thời đúc trống đồng Ngọc Lũ đã khám phá được nhiều điều sâu sắc nhất về hình học cũng như số học. Có nhiều khả năng bản chất của định lý Pitago đã được phát hiện trước đó từ lâu rồi.
Hình khắc cảnh sinh hoạt trên trống đồng
Các nhân vật trên thuyền tương tự như ở trống Ngọc Lũ, nhưng thứ tự bố trí hơi thay đổi một chút. Các trống đồng tìm thấy ở Hoa Nam, Lào, Cam bốt, Mã Lai tuy về hình thức (hình dáng và trang trí) có giống trống đồng Lạc Việt, nhưng những nét chạm trổ còn thô sơ vô cùng. Có thể đấy chỉ là những trống bắt chước trống Lạc Việt một cách vụng về mà thôi. Trống đồng Hoàng Hạ là một di vật rất quý.
Vượt qua vành tròn thứ hai, chúng ta đến vành tròn thứ ba (cũng là vành cuối cùng).
Điều đầu tiên đập vào mắt chúng ta là quang cảnh những hoạt động văn hóa nào đó, có tính tiêu biểu, điển hình của xã hội dân cư thời Hùng Vương, giai đoạn ấp ủ và hình thành trống đồng Ngọc Lũ. Phải chăng đó là mô tả hai đoàn nghi lễ: đoàn đưa ma và đoàn đám cưới, những nét tiêu biểu của đời sống cộng đồng xã hội thời tiền sử? Các hoạt cảnh được trình bày theo quan niệm tương phản đối ứng, tạo nên sự cân xứng về đại thể nhưng có nhiều khác biệt về mô tả chi tiết, đã làm cho bức tranh trở nên hết sức sinh động. Hơn nữa, cùng với những nét khắc họa tạo dáng hình thể có chủ đích tôn vinh, cái không khí hồ hởi vui sống trong một xã hội đang kỳ sung túc cũng làm cho bức tranh bừng sáng. Ngắm nhìn quang cảnh xã hội đó, chúng ta có cảm giác như mọi thứ đang “cựa quậy” thực sự, đang hối hả thực hiện phận sự, hòa nên dòng đời trôi theo chiều định mệnh, có tính chu chuyển, luân hồi đến bất tận trong thời gian.
Về trống đồng Đông Sơn nói chung và vành thứ ba của trống đồng Ngọc Lũ nói riêng, các nhà nghiên cứu với cái nhìn chuyên môn sâu của họ, đã đưa ra rất nhiều những ước đoán, lý giải. Chúng ta không nhắc lại làm gì. Ở đây, chúng ta chỉ cố chú tâm nêu ra những cảm nhận của riêng mình có được nhờ bộ não đã sẵn chứng hoang tưởng lại thêm được thiền ngộ, về vành hoa văn người - vật, vành thứ ba của trống đồng Ngọc Lũ. Để tiện cho việc diễn giải, chúng ta cố nhìn trống đồng Ngọc Lũ sao cho chỉ thấy rõ vành thứ ba thôi, rồi điền thêm một số ký hiệu tại những vị trí được cho là cần thiết. Đó là hình 12.
mat_trong_dong_1.jpg
                                                          Mặt Trống Đồng  
Đặc điểm đầu tiên trong trang trí hoa văn người - vật ở vành thứ ba là nó được phân đôi bằng hai vạch ngăn chia tại C và D, tạo thành 2 phần (được thể hiện giống nhau về đại thể, sai khác về tiểu tiết) với những hoạt cảnh tương tự nhau, được đặt tương phản đối ứng qua tâm mặt trống. Ở mỗi phần, theo chúng ta thì đều gồm những phân cảnh sau đây. Nếu chúng ta bắt đầu từ vị trí C (vạch phân cách) và quan sát theo chiều vận động của toàn thể người - vật trên mặt trống (cũng chính là tượng trưng cho chiều xoay vần duy nhất của vạn vật hiện tượng - chiều thời gian) thì sẽ thấy phân cảnh đầu tiên là một đoàn người đang đi theo hàng một. Trang phục của những người đó thật cầu kỳ. Họ đang dự một cuộc lễ hội nào chăng? Cũng có thể đó là cách ăn mặc của tầng lớp sang trọng, quyền quí, nhưng có lẽ đúng hơn, nên cho rằng họ thuộc hàng ngũ quan lại nhà nước và đang đi thực hiện phận sự gì đó. Phải chăng trên tay họ là những dụng cụ dùng để đo đạc, vạch vẽ… và nếu thế, họ chính là các nhà thông thái, được tôn vinh?
Tiếp theo, trước đoàn người đó, (vị trí E) là một hình tượng toát lên cái vẻ đền đài, cung điện, nhà thờ có mái vòm và hai ngọn tháp sừng sững hai bên. Trên chân mỗi tháp được khắc họa 2 hàng bông lúa, và đỉnh của chúng là 2 hình tròn có “tròng” (giống mắt chim ở vành tròn thứ hai) như đang thao láo, thị uy, quan sát bờ cõi. Ở giữa nhà vòm đó có một người đang đứng (có lẽ là đứng nghiêng), tay cầm dây buộc vật gì đó giơ lên (có thể là cái chiêng hoặc chuông dùng để chẳng hạn như báo giờ, truyền tin…). Hai bên “ô cửa” (nơi người đó đứng) là 2 “bức vách” mà trên mỗi bức vách thể hiện 7 vòng tròn có chấm giữa (tiền bạc?). Như chúng ta sẽ thấy, còn nhiều chỗ khác trên vành tròn này thể hiện những tập hợp gồm 7 đơn vị. Điều đó cho thấy thời xuất hiện trống đồng Ngọc Lũ, con số 7 (hay đúng hơn là số lượng 7 đơn vị) đã có ý nghĩa rất quan trọng, đến mức được tôn sùng và có tính thiêng liêng trong quan niệm của con người Việt cổ. Quan sát kỹ hơn nữa, ở phần dưới của “nền” nhà, có hai hàng vạch khắc phân bố ở hai bên ô cửa, mà mỗi hàng gồm 10 dấu vạch (đơn vị). Nếu không chú ý tới bông lúa thì tổng số vòng tròn chấm giữa là 14, tổng số dấu vạch là 20 và tổng cả hai loại là 34. Phát hiện này của chúng ta có vĩ đại không? Chắc không, nhưng kể cũng lạ! Dù sao cái khối có vẻ đồ sộ, uy nghi cùng với những khắc họa về thóc lúa, tiền bạc đã khơi gợi rằng đó là nơi tập trung quyền lực, chất chứa nhiều của cải, châu báu, là điện vua phủ chúa, hoặc chí ít cũng là nhà quan đầu lĩnh.
Hình 12: Khảo sát ý nghĩa vành người - vật của trống đồng Ngọc Lũ
Tiếp theo là một “cụm” gồm một hình giống người, trên đầu có con chim đang bay, rồi đến 2 người (một đàn ông, một đàn bà) đứng đối mặt nhau, trong tay mỗi người là một cái gì đó giống như cái gậy dài và giữa họ, dưới mặt đất có đặt một vật thể có thể là cái cối đá (vị trí B). Hình như họ đang giã gạo thì phải, và trong tai chúng ta lúc này đang văng vẳng “tiếng chày trên sóc BoBo”. Tuy nhiên, trên đầu mỗi cây gậy dài lại có gắn 2 tấm gì đó như cờ hiệu hoặc bố cáo. Như đã nêu ra, bên cạnh 2 người như đang giã gạo đó là một hình tuy giống người nhưng (nhìn mãi vẫn thấy) không phải người. Hay đó là người nhưng đã chết? Nếu hình tượng đó thực sự là sự thể hiện về xác người chết thì có thể nói người đó đã “mất” hồn và linh hồn người đó đã thoát xác hóa thành con chim ở phía trên đang bay đi. Cũng có khi đó là hình tượng của người ốm nặng thập tử nhất sinh, sắp chết. Chúng ta chợt nhớ lại thời Hùng Vương. Khi có người lìa đời, việc đầu tiên là người ta giã cối. Tiếng chày cối va chạm phát ra những âm thanh đặc thù theo qui ước, vang xa, đóng vai trò như loan tin cáo phó. Hàng xóm, láng giềng nghe tin sẽ kéo đến phụ giúp tang ma. “Có người thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu” (Lĩnh nam chích quái). Ở người Mường và một số vùng người Việt, tục lệ này vẫn còn được bảo lưu cho mãi đến thời mới qua gần đây. Cụm hoạt cảnh này chắc chỉ mang nội dung như vậy. Cần nói thêm rằng trên mỗi tấm “cờ hiệu” gắn trên đầu mỗi cây gậy (dùng để giã cối) có khắc một hàng vạch và nếu “chịu khó” đếm, chúng ta sẽ thấy đúng 7 vạch
Chúng ta thực chất vẫn chưa hiểu ý nghĩa đích xác của con số 7 trong quan niệm của người Việt cổ xưa, nhưng thấy nó xuất hiện một cách nổi trội trong quá trình thực hiện tang lễ - tang chế cổ truyền của người việt. Cuốn “Phong tục cổ truyền người Việt” do Thục Anh biên soạn (NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội - năm 2007) có kể rằng, trước khi người nhà tắt thở, thân nhân lấy 7 thước (bằng 2,8m ngày nay, nghĩa là 1 thước bằng 0,4m) lụa trắng đắp lên ngực. Khi người ấy thực sự đã chết, thân nhân đem lụa này kết thành hình người có đủ đầu mình chân tay rồi đặt lại lên mình người đã khuất, gọi là Hồn bạch. Lúc nhập quan thì Hồn bạch được để trong linh sàng, linh tọa, tượng trưng cho người quá cố (ngày nay, thay cho Hồn bạch, người ta dùng một bức hình chân dung). Tính từ ngày chết, cứ 7 ngày thì tổ chức một lần cầu siêu và cúng cơm. Cúng như vậy 7 lần. Ngày cuối cùng, tức là ngày thứ 49, được gọi là lễ 49 hay lễ Chung thất. Phật giáo quan niệm rằng tuần Chung thất rất quan trọng, là quá trình đưa người đã khuất lên chùa để nương cửa Phật. Vì vậy, lễ này mà tổ chức tại nhà thì thường có tế lễ, nếu mang lên chùa thì phải rước Hồn bạch và thần chủ lên và làm chay để tụng kinh sám hối. Ở một số nơi, lễ này kéo dài 9 ngày đêm để vong hồn người chết được siêu thăng tịnh độ. Nghi thức làm chay Chung thất gồm 7 lễ: lễ Phật, lễ tam phủ, lễ cầu vong, lễ phá ngục, lễ giải oan, lễ phóng đăng (thả đèn, thả chim), lễ cúng chào. Ngày rằm tháng 7 đầu tiên sau giỗ đầu (giỗ đúng 1 năm sau ngày chết), tang gia làm lễ Đốt mã cho người quá cố. Nếu mất trước ngày rằm tháng 7 thì chưa đến giỗ đầu, phải đốt mã vào ngày Trung Nguyên năm ấy (như vậy là có 2 lần đốt mã). Mã là thứ làm bằng giấy phỏng theo đồ dùng hàng ngày như: quần áo, giày dép, chăn gối, tiền bạc… (bây giờ, thời hiện đại, để người chết được phủ phê, người thân còn gửi (đốt mã) cho cả những đồ dùng “cao cấp” như: nhà lầu, xe hơi, đôla… thậm chí là cả du thuyền, máy bay (đương nhiên là bằng giấy… kém chất lượng thôi!). Nhưng không hiểu sao, chưa thấy ai gửi tàu vũ trụ con thoi cho người thân ở chín suối cả (!)

Vòng sinh hoạt của người:
Vòng này quan trọng hơn, tiết rằng việc nghiên cứu của chúng tôi bị hạn chế, vì ngại rằng người vẽ có thể đã theo định kiến cũ về người lên đồng, ca múa cầu thần linh, không lưu ý đến những ý nghĩa tượng trưng của các hình vẽ, khiến có thể đã bỏ sót những chi tiết có ích chăng ?
Tiết đông chí:
Ta gặp trên đường bán kính từ trung tâm bông hoa kéo ra, hình vẽ cái nhà sàn, có hai vợ chồng con chim trên nóc mái, và trong nhà có ba người đang nằm vừa ngồi nhỏm dậy. Góc phải của nhà sàn ở mặt đất có cái gì như cái cối đặt nằm nghiêng. Góc trái có đứa nhỏ gõ vào cái gì như cái trống con, có vẻ để báo thức.
trong12
Ta hiểu rằng trải qua một mùa đông, các loài vật đông miên ngủ vùi đến ngày đông chí mới tỉnh dậy, mầm mộng của các loài hoa lá trên cành cũng đến ngày ấy mới “ngồi dậy”. Cả đến cái cối nằm ngủ mãi có lẽ cũng sắp được dựng dậy để làm việc.
Tiết hạ chí:
Đối điểm của Đông chí bên kia vòng tròn, trên cùng đường kính là tiết hạ chí.
Ta gặp những cái nhà sàn ấy. Nhưng trên nóc mái chỉ có một con chim trống. Vợ nó đâu ? Vợ nó đương ở nhà ấp trứng. Do đó mùa hè phải đóng bè làm phúc, không được phá phách các tổ chim, bắt được chim còn phải phóng sinh nó đi, để nó về nuôi vợ con nó. Thương biết là bao nhiêu, truyền thống ấy còn mãi đến thế hệ chúng ta !
trong12b
Trong nhà sàn ta thấy hai đứa nhỏ đối mặt nhau, tóc buông sau gáy, ngồi co dầu gối đặt hai bàn chân lên nhau và đưa hai bàn tay lên cao để úp vào nhau cho rơi cái gì như hai viên sỏi. Đúng là hai đứa trẻ đang vui chơi, Cha mẹ chúng đâu ? Cha mẹ chúng đi làm việc ngoài đồng áng.
Tháng tư đi tậu trâu bò.
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm.
Câu ca dao này về sau mới có. Nhưng thời dụng biểu của nhà nông trong hoàn cảnh địa lý, khí hậu, và điều kiện đất nước, để làm mùa, thì đã có ngay từ hồi đầu định cư. Hình vẽ đã nói lên thực rõ.
Bên dưới nhà sàn, góc phải, có cái cối đặt ngang và bên trái có một đứa trẻ ngửa mặt, tóc xoã sau lưng, đưa tay kéo một trục tròn có vẻ xoay được một trục đứng. Hình vẽ có nghĩa xoay và nặn đồ gốm chăng ? Còn cối đặt nằm nghiêng có nghĩa là bận việc đồng áng, nghỉ giã gạo chăng ?
Hội hè, gõ trống:
Tiếp theo nhà sàn nói về Đông chí và Hạ chí, đều có cảnh gõ trống và đều có 4 cái đặt úp trên bệ của nó trong 4 cái hố. Bệ là một chân đội một mặt tròn, như hình cái nấm, để trống úp đúng vào vành mặt ấy. Mặt ấy chắc là bằng gỗ, hẵng phải khoan thủng nhiều lỗ thì khi gõ, tiếng trống mới có lối thoát ra và vang đi xa. Nếu đúng như dự đoán thì tuỳ theo mặt tròn có nhiều hay ít lỗ, và lỗ lớn hay nhỏ của 4 cái khác nhau, mà âm thanh của cả 4 cái khi cùng gõ lên đã có thể trở thành một bản hòa tấu.
trong13
Theo hình vẽ thì trống đặt bên dưới nhà sàn, trong hố, không trông thấy. Người ngồi trên sàn gõ vào mặt trống. Như vậy trống để gõ đã không cùng loại với trống biểu tượng quyền uy của tù trưởng như trống Ngọc Lũ này.
Bên cạnh nhà Hạ chí, cả bốn người gõ trống đều ngồi quay mặt theo hướng chung, riêng bên cạnh nhà Đông chí lại có một người đứng và quay lưng lại hướng chung ấy và một người ngồi đưa bàn chân để cho dùi trống không gõ xuống. Đó là hai điệu nhạc khác nhau của 2 dịp hội hè lớn khác nhau trong một năm.
Tiếp tục “tiến lên”, chúng ta đến hình vẽ thứ ba. Đó là một ngôi nhà hình thuyền, mái cong (ở 2 đầu vút lên, cuộn lại thành 2 vòng tròn không biết là biểu thị về điều gì). Trên mái là con chim đứng “buồn thiu” như có vẻ đang… ngủ. Trong nhà có 2 người ngồi đối diện nhau, cùng dơ tay lên cao như đang chúc tụng nhau trong một cuộc “trà dư tửu hậu”. Hay đó là hai nhà thông thái đang đàm luận về khoa học? Những hình tam giác được khắc họa khá to và rõ ràng sau lưng họ là nhằm ngụ ý gì? Nếu coi mái nhà là một hình thang mà đáy nhỏ ở phía dưới thì trên 2 cạnh bên và cạnh đáy nhỏ, mỗi cạnh có 1 hàng chấm mà số lượng dấu chấm của mỗi hàng là 7 đơn vị. Tổng cộng chúng cho ra số 21. Đặc biệt hơn, ở rìa 2 cạnh bên có hai hàng vạch khắc với số lượng dấu vạch lần lượt là 6 và 8 đơn vị. Tổng cộng của hai hàng là 14 dấu vạch.
Cộng cả vạch lẫn chấm, chúng ta sẽ có con số 35 và… mù tịt, chẳng hiểu nó mang ý tình gì ngoài cái nghĩa “hơi bị phê phán” ngày nay là… dê xồm. Một cách tổng thể thì hình tượng này gợi cho chúng ta sự liên tưởng mãnh liệt đến nhà ở của tầng lớp giàu sang, phú quý.
Hoạt cảnh cuối cùng của phần này là 4 người trong tư thế như đang đua nhau trèo lên 4 cây cột mà gốc của chúng được đặt đúng chính giữa 4 “cái ụ” gồm 4 cái gì đó có hình dạng rất giống trống đồng được đặt trong 4 bệ đỡ. Có nhà khảo cổ học cho rằng 4 người đó đang đánh trống đồng; nhưng theo chúng ta nghĩ thì chắc là không phải và 4 vật giống trống đồng đó cũng không phải là trống đồng. Hoạt cảnh này có thể là sự mô tả về cuộc đo đạc gì đó về không gian hoặc thời gian, mà cũng có thể chỉ đơn giản là sự mô tả về một cuộc vui thể thao (như cột bôi mỡ thời Nguyễn Khuyến chẳng hạn). Hết hoạt cảnh này là đến vị trí D, nơi có vạch phân chia vành tròn thứ 3 thành hai phần, tương tự như ở vị trí C. Có thể hình dung  vạch ngăn ở D cũng đồng thời là biểu tượng của một cái cột cao mà trên đầu đỉnh của nó “phất phới” một mảnh gì đó giống như lá cờ đuôi nheo có hình vòng tròn chấm giữa. Khái niệm “treo giải thưởng” bắt nguồn từ hiện tượng này chăng?
Bắt đầu từ vạch ngăn D là những hoạt cảnh nửa phần còn lại của vành tròn. Tương tự như cách sắp xếp, phân cảnh của nửa đầu phần đầu, ở đây, cũng bắt đầu là một đoàn người ăn mặc cầu kỳ nối nhau đi theo hàng một. Tiếp đến là tòa nhà mái vòm - nơi tập trung quyền lực hay có thể gọi là tòa toàn quyền (vị trí F). Tòa này giống hệt tòa trước, duy chỉ có điều khác là người đứng trong đó giơ cả 2 tay lên Trời. Có thể hình tượng người giơ tay lên trời là biểu thị sự gấp đôi, nhiều hơn, lớn hơn và như thế có thể hiểu là tòa quyền lực này có uy thế hơn tòa quyền lực kia. Đây mới là chốn cung đình nhà vua, còn tòa kia, cao lắm chỉ đóng vai trò như phủ chúa, hay nói rõ hơn là nơi ngự trị của Lạc tướng.
Vị trí của hai tòa nhà mái vòm đó đối ứng nhau qua tâm mặt trống đồng và cũng đồng thời như mốc phân đôi mỗi nửa phần của vành tròn, nghĩa là hai điểm E và F kết hợp với hai điểm C và D, phân định vành tròn thứ ba thành 4 phần tương đối bằng nhau. Phải chăng các nhà thông thái Việt cổ, bố trí như thế để biểu diễn hiện tượng thiên nhiên có 4 mùa khác biệt rõ rệt và biến đổi tuần hoàn qua 4 mùa ấy một cách kế tiếp nhau đến bất tận, với chu trình chuyển hóa qua hết 4 mùa, xét về mặt thời gian (độ dài lâu) là 1 năm? Thậm chí, có thể tưởng tượng thêm rằng, hai điểm E, F hoặc C, D còn đóng cả vai trò là những thời điểm mốc phân đôi một ngày thành ban ngày, ban đêm?

Sửa soạn hội hè:
Người ta phải sửa soạn từ trước ngày Đông chí, bằng cách giã gạo để ủ lên men làm rượu, hoặc để làm bánh, nấu xôi.
Hình hai người giã chày đứng trong một cái cối ở trước hai nhà đông chí và hạ chí nói về việc ấy. Nhưng cảnh giã gạo bên hạ chí có vẻ thong thả, người đàn ông chếch một chân đạp vào chân cối.
trong13b
Còn bên đông chí thì vội vã hơn, ngưởi đàn ông đứng cả hai chân trên mặt đất và người đàn bà tóc xoã tay cầm chày giơ cao hơn.
trong13c
Hình người và gà cạnh đó cũng khác nhau. Sau xuân phân, người cầm gậy quay mặt lại có vẻ là chăn dắt nuôi gà. Sau thu phân, người kiễng chân, không có gậy, có vẻ là nhảy để bắt gà. Đó là những việc phải làm để sửa soạn cho ngày lễ.
Xuân phân thu phân:
Trên cùng một đường kính vạch ngang hơi chếch lên đường Đông chí Hạ chí, là đường Xuân phân Thu phân, ta thấy 2 kiến tạo giống nhau, mái hình khum mui thuyền, gác trên hai trụ đứng cũng khum lại, trên đầu gọt tròn đều nhau, với hai vòng trang trí tròn, còn phiá chân cột có sàn bắt ngang, để hở ở dưới hai tảng kê hai bên với một vật gì như để chồng ở giữa.
Bên trong khung hình khum ấy, khoảng trống được vạch chia làm 3 phần, bên Xuân phân thì ở giữa hình chữ nhật vẽ một người đứng nghiêng, quay mặt theo hướng chung, tay cầm cuống một trái gì như trái bầu tròn. Hai phần tả hữu, một bên vẽ bảy vòng tròn, một bên vẽ tám, tất cả đều có một chấm ở giữa.
trong14
Nếu vòng tròn ấy là hình trái cây thì kiến tạo miếu thờ vị thần phù trợ cho cây cối sinh nhiều trái. Còn bên Thu phân thì vẽ hình người dang chân và dang tay lên trời, hai bên không có vòng tròn mà có 4,5 vết như lá tụng. Người vẽ tỏ ra rất hiện thực vậy.
trong14b
(Có ý kiến cho rằng các vòng tròn có chấm là nhạc cụ còng, chiên; có ý kiến lại cho rằng đó là biểu tượng của hào âm hào dương; xem thêm bài “ Dạng nguyên thuỷ của Âm Dương ” )
Kế đến là hoạt cảnh “giã cối” vị trí A. Hoạt cảnh này không có gì khác hoạt cảnh “giã cối” ở nửa phần kia. Rồi đến tòa nhà mái cong (làm chúng ta liên tưởng đến đình làng ở làng quê Bắc Bộ hoặc nhà rông của người Thượng - Tây Nguyên). Về vóc dáng thì tòa nhà này cũng giống tòa nhà mái cong “phía bên kia”, nhưng về chi tiết thì có nhiều khác biệt. Tòa nhà này trông có vẻ bề thế hơn (trên mái không phải một mà là hai con chim, trong nhà không phải hai mà là ba hình người). Trên hai đuôi mái cong vút lên của tòa nhà này tuy cũng có 2 vòng tròn nhưng không phải là 2 vòng tròn “trơn” như của tòa nhà kia mà là 2 vòng tròn có chấm giữa và trên đầu chúng còn được thể hiện có cả “mào” (thường được người xưa hiểu như sự phô diễn quyền uy). Phải chăng chúng là tượng trưng cho những đầu rồng, một trong những con vật tổ linh thiêng nhất của dân tộc Việt. (Hai vật linh kia là chim Lạc và rùa. Chúng ta ước đoán, hai tòa nhà mái vòm với hai “con mắt” thao láo rất có thể là hình rùa cách điệu). Ở đây, chỉ có 3 người đang “leo”, người còn lại thì đứng quay lưng lại và hơi ngẩng lên như muốn xác định cái gì đó trên thân cột (hay cây sào) đang cầm trong tay.

(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét