Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

TT&HĐ IV - 33/l



                                          Truyền thuyết về nguồn gốc 12 cung hoàng đạo
 
Khám phá bí ẩn các ngôi sao trên bầu trời - chòm sao Thiên Nga Cygnus |Khoa học vũ trụ - Top thú vị|
                                                         
PHẦN IV:     BÁU VẬT 
 "Dọc đường lịch sỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..."
NTT 
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.” 
 
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng niềm hạnh phúc này.
D. Henziut
 
Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự trong lòng khoan khoái.
Ngạn ngữ Trung Quốc 
 

Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. 

Rene Descartes

Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. 
 Voltaire 
 
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách. 
 Plato 

“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.” 
 
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
 Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
  
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG I (XXXIII): TRỐNG ĐỒNG

“Khi đã biết sự thực của vật thể, ta sẽ thấy rằng thật vô lý khi tôn thờ các sản phẩm cô lập của dòng chảy không ngừng nghỉ của sự biến hóa, làm như chúng là vĩnh cửu và đích thực. Đời sống không phải là vật thể hay dạng của vật thể mà là một sự vận động liên tục hay chuyển hóa”
S. Radhakrishnan
 
“Nếu có ai hỏi di vật thuộc nền văn minh cổ xưa nào của những người anh em ruột thịt thiểu số phương Nam của Trung Hoa là quan trọng nhất, chúng ta có thể trả lời không do dự rằng đó chính là Trống Đồng”
Wen You
 

Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ – ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt ở đất Giao Chỉ.

Nguyễn duy Hinh 

 

 

(Tiếp theo)


Các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng Âm lịch (lịch trăng) ra đời trước Dương lịch (lịch Xuân Phân) trong lịch sử. Thế nhưng, niên đại ra đời của những loại Âm lịch cổ xưa nhất trên thế giới vẫn chưa được biết chắc chắn. Theo truyền thuyết được các sử gia cổ đại ghi lại thì từ trước thời Hoàng Đế (khoảng năm 2697 - 2597 TCN), người Trung Hoa đã biết dùng Âm lịch và chính Hoàng Đế đã cho dựng tháp để quan sát bầu trời sao mà chỉnh sửa hệ Âm lịch đó. Tương truyền, đến đời vua Thuấn (2255 - 2205 TCN) cũng đã từng sửa lại Âm lịch. Còn người cổ Ai Cập, thì được cho rằng đã định hình hệ Âm lịch của họ vào khoảng năm 2000 TCN. Tiếp đến là người Do Thái cổ, người Hy Lạp cổ, người Ả Rập cổ. Đến khoảng năm 800 TCN, người Etruscan đã tiếp thu Âm lịch của người Do Thái cổ và người Hy Lạp cổ, áp dụng nó trên vùng Tuscany thuộc miền Bắc Ý ngày nay. Hệ Âm lịch này lại được người La Mã cổ tiếp thu, sử dụng sau khi đã chinh phục người Etruscan vào cuối thế Kỷ III TCN.
Hiên Viên Hoàng Đế 
Vua huyền thoại của Trung Hoa 
Yellow Emperor.jpg
Ngũ Đế
Có một điều rất đáng chú ý: Âm lịch (nói chung) đều được cho là di sản của những nền văn minh cổ đại - những trung tâm văn minh lớn nhất và xuất hiện sớm nhất trên thế giới. Tuy nhiên, lạ lùng là trong di tích của những nền văn minh cổ sơ ấy, hầu như không thấy (ngay cả khi đã xuất hiện số đếm và phép tính (cộng, trừ…)) sự biểu hiện của Âm lịch như một công cụ dùng để biên niên hay dưới dạng những biên niên. Hoặc là thời đó chưa xảy ra nhu cầu phải biên niên một cách cụ thể và chính xác các sự kiện để lưu truyền cho đời sau, hoặc Âm lịch còn ở dạng sơ khai và chưa có khái niệm về “năm”, về số lượng năm, tháng đã trôi vào quá khứ?
Vì sao lại có hiện tượng đó? Chúng ta đoán rằng thuở ban đầu, cái đơn vị thời gian trực giác nhất đối với con người là “ngày”. Tiếp đó, đơn vị thời gian dễ xác định rõ ràng được là khoảng thời gian gồm những ngày vào ban đêm có trăng, hay nói chính xác hơn là số (ngày) đêm giữa hai lần trăng tròn. Quá trình quan sát sự tròn, khuyết của trăng rồi cả bầu trời đêm sao đã đưa con người đến khái niệm “tháng” trăng và một tháng trăng thì gồm trung bình 29,5 ngày. Và chỉ đến thế thôi chứ chưa có khái niệm “năm” trăng, vì không thể cảm nhận dù là tương đối được bằng trực giác một khoảng thời gian không có một mốc so sánh nào như thế. Vậy, cần phải phán đoán rằng trước khi xuất hiện Dương lịch, Âm lịch chỉ mới ở dạng sơ khai có vai trò đơn giản như một lịch trình chuyển biến một cách chu kỳ của Trăng, biểu hiện ra bằng quá trình biến dạng tròn - khuyết của nó, để dựa trên cơ sở đó mà con người có thể phán đoán, xác định những biểu hiện thiên nhiên có liên quan. Không thể dùng nó để xác định hiện tượng chu chuyển lớn hơn nhưng có vẻ cũng rất đều đặn của thiên nhiên là thời tiết bốn mùa (có thể sơ khởi, con người chỉ phân biệt ra 2 mùa: nóng nực, ấm áp và mát mẻ, lạnh giá?), nếu không liên tục bổ sung, điều chỉnh lịch trình đó. Chính sự bất ổn định của lịch trình Âm lịch đã làm cho nó không thể đáp ứng thỏa đáng yêu cầu của công tác biên niên.
Sự đòi hỏi phải có một công cụ tính thời gian xác định chính xác và ổn định khoảng thời gian tồn tại của từng mùa trong 4 mùa thời tiết và quá trình chuyển biến tuần hoàn của 4 mùa đó, cũng như dùng để “đếm” thời gian phục vụ cho việc biên niên các sự kiện đã dẫn đến nhiều khám phá về mối quan hệ khăng khít giữa Trái đất và Mặt trời để từ đó mà sáng tạo ra Dương lịch. Dương lịch ra đời trên cơ sở đã xác lập khái niệm “năm”. Năm là gồm 365,25 ngày (chọn số nguyên ngày là 365 rồi đưa ra một nguyên tắc điều chỉnh cho phù hợp với thời gian thực tại). Đó là số ngày lần lượt xuất hiện đủ 4 mùa và đóng vai trò là thời gian của một chu kỳ vận động của thời tiết Trái đất (Trái đất quay đúng một vòng xung quanh Mặt trời). Có thể người Ai Cập cổ đại đã xác định được lượng thời gian này qua việc quan sát sao Thiên Lang (Sirus) - bằng khoảng thời gian giữa hai lần mọc của ngôi sao này. Thời điểm sao Thiên Lang mọc cũng là lúc nước sông Nin bắt đầu dâng!

Khi quan sát bầu trời đêm, ta có thể nhìn thấy được nhiều ngôi sao. Tuy nhiên không phải ngôi sao nào cũng đều giống nhau và nhìn được bằng mắt thường.

Những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời

10. Archerna

10 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời

Ngôi sao Archerna nằm trong chòm sao Eridanus. Ngôi sao có độ sáng rõ ràng là 0.46 và độ sáng tuyệt đối là -1.3. Ngôi sao này nằm cách Trái Đất 69 năm ánh sáng ( 1 năm ánh sáng bằng 9000 tỷ km).

9. Procyon

10 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời

Tiếp theo trong danh sách là Procyon, nằm ở chòm sao Canns Minor, cách Trái Đất 11,4 năm ánh sáng. Ngôi sao có độ sáng rõ ràng là 0.38 và độ sáng tuyệt đối là 2.6.

8. Rigel

10 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời

Nằm trong chòm Orion, cách Trái Đât 1400 năm ánh sáng, Độ sáng rõ ràng của nó là 0.12 và độ sáng tuyệt đối là -8.1. Trong ảnh là ánh sáng từ Rigel phản chiếu cụm bụi không gian tạo thành cụm tinh vân Nebula.

7. Capella

10 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời

Capella nằm trong chòm sao Auriga, 41 năm ánh sáng từ Trái Đất. Độ sáng rõ ràng của ngôi sao này là 0.08 và độ sáng tuyệt đối là 0.4

6. Vega

10 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời

Ngôi sao Vega ở chòm Lyra, cách Trái Đất 25 năm ánh sáng. Có độ sáng rõ ràng là 0.03 và độ sáng tuyệt đối là 0.6. Trong hình là dải ngân hà chiếu sáng bầu trời phía Tây của Iowa Hoa Kỳ vào 31/3/2013. Ngôi sao Vega sáng nổi bật ở phần giữa phía trên.

5. Arcturus

10 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời

Nằm trong chòm sao Bootes, cách Trái Đất 34 năm ánh sáng. Độ sáng rõ ràng của nó là -0.04 và độ sáng tuyệt đối là 0.2. Trong hình, ở trung tâm là Mặt Trăng, còn Arcturus là ngôi sao sáng thứ 4 nằm ở góc phải phía trên.

4. Rigil Kentaurus

10 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời

Là ngôi sao sáng thứ ba trên bầu trời đêm, mặc dù độ sáng của nó là do mật độ của hệ thống sao quanh nó - được biết đến với cái tên Alpha Centauri. Là hàng xóm gần nhất của Mặt Trời, Rigil Kentaurus cách Trái Đất 4.3 năm ánh sáng, thuộc chòm Centaurus. Ngôi sao có độ sáng rõ ràng là -0.27 và độ sáng tuyệt đối là 4.4

3. Canopus

10 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời

Cách Trái Đất 74 năm ánh sáng, Canopus thuộc chòm Carina. Độ sáng rõ ràng của ngôi sao này là -0.72 và độ sáng tuyệt đối là -2.5. Canopus, ngôi sáng sáng thứ hai trên bầu trời, hiện rõ trong tấm ảnh của phi hành gia Donald R. Pettit, chụp trên Trạm vũ trụ ISS.

2. Sirius

10 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời

Nằm ở chòm Canis Major, cách Trái Đất 8.6 năm ánh sáng. Sirius có độ sáng rõ ràng là -1.46 và độ sáng tuyệt đối là 1.4. Hình chụp từ kính thiên văn vũ trụ Hubble cho thấy Sirius A, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm, đốm xanh bên phải là bà con của nó, Sirius B

1. The Sun ( Mặt trời)

10 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời

DĨ nhiên ngôi sao sáng nhất không gì khác chính là Mặt Trời, gần nhất với hành tinh của chúng ta. Cách Trái Đất 9149 668 992 km, với độ sáng rõ ràng là -26.72 và độ sáng tuyệt đối là 4.2.

Nếu quan niệm một lịch pháp hoàn chỉnh phải thỏa mãn được đòi hỏi phản ánh chính xác thời tiết và có công dụng biên niên thì rõ ràng Dương lịch ra đời trước Âm lịch. Chính nhờ có Dương lịch đóng vai trò như sự “cứu rỗi” mà lịch trình Âm lịch đã thăng hoa lên hoàn thiện thành một lịch pháp thực thụ với một năm Âm lịch là 354 ngày (đúng ra là 354,36708 ngày) kèm theo qui tắc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thời tiết 4 mùa (và hơn nữa là phù hợp với Dương lịch).
Thế thì Dương lịch ra đời lần đầu tiên từ khi nào và ở đâu? Theo lịch sử chính thống (được đa số nhà sử học thừa nhận) thì bộ Dương lịch mà toàn thế giới hiện đang sử dụng, có khởi thủy bắt nguồn từ một lịch trình đếm thời gian theo sự vận động tương đối giữa Trái đất và Mặt trời, xác định được chu kỳ vận hành của thời tiết của người Ai Cập cổ đại. Nhờ phát hiện một cách chính xác thời lượng không đổi của chu kỳ đó (cũng là thời lượng Trái đất quay hết đúng một vòng quanh Mặt trời, mà theo quan niệm bấy giờ là Mặt trời quay quanh Trái đất) là 365 ngày, 5 giờ, 48 phút, 48 giây (viết dưới dạng thập phân là 365,245199 ngày), các nhà thiên văn cổ Ai Cập đã chế định được một lịch pháp Dương lịch sơ khai tương đối chuẩn xác để (có lẽ) với công dụng ban đầu là làm cơ sở cho việc cải tiến Âm lịch.
 La Mã mới là quốc gia chính thức sử dụng bộ lịch pháp Dương lịch sớm nhất. Vào khoảng năm 46 TCN, để cho ngày tháng phù hợp với sự vận hành, chu chuyển của các mùa thời tiết trên Trái đất, người La Mã đã thay thế Âm lịch Etruscan bằng loại Dương lịch này. Lịch này còn được gọi là lịch Julian. Tên gọi Julian có xuất xứ từ Juliuxơ Xêđa (Julius Caesar, 100 - 44 TCN), tên vị quan chấp chính của nhà nước La Mã đồng thời là một thiên tài quân sự thế giới, sau trở thành độc tài và cuối cùng bị Brútuxơ và Cátxiuxơ - những kẻ thân tín nhưng lại phản bội Xêđa - đâm chết trong khi ông đang chủ trì buổi họp của Viện nguyên lão (một tổ chức tương tự Quốc hội ngày nay). Theo lịch Julian mỗi năm bình thường có 365 ngày, và cứ 4 năm có 1 năm nhuận (thêm một ngày vào tháng 2 là tháng lúc bình thường chỉ có 28 ngày, tức mỗi năm bình quân có 365,25 ngày).
Sự sai lệch giữa số ngày bình quân trong một năm của lịch Julian so với số ngày thực tế của một năm làm cho sự đếm thời gian theo lịch đó từ năm 46 TCN đến năm 1582 chậm mất 12,70028 ngày. Đó là lý do vào năm 1582, Giáo hoàng La Mã khi đó là Gregory (1502 - 1585) đã cải tiến lại lịch Julian mà sau này mang tên gọi mới là Lịch Gregorian. Từ đó, lịch Gregorian bắt đầu được áp dụng ở Tây Âu. Theo lịch này thì mỗi năm bình thường vẫn là 365 ngày, nhưng cứ 400 năm thì nhuận 97 ngày (vẫn thêm 1 ngày vào tháng 2). Như vậy 1 năm bình quân theo lịch Gregorian chỉ chậm hơn 1 năm thực tế có 0,00301 ngày, và phải sau 4000 năm mới chậm hơn 1,204 ngày. Với độ chính xác như thế nên lịch Gregorian đã trở thành lịch chung của toàn thế giới ngày nay.


              Hình khắc trên mộ của Giáo hoàng Gregorius XIII, kỷ niệm sự việc ban hành lịch Gregorius
Đặc biệt, Dương lịch cũng đã từng được sử dụng ở miền Bắc - Ấn Độ từ thế kỷ I trở về trước. Bộ Dương lịch này qui định mỗi năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, và cứ 5 năm lại nhuần 1 tháng, tức bình quân mỗi năm của lịch này có đến 366 ngày, kém chính xác hơn cả lịch Julian của người La Mã. Đó có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc từ thế kỷ I trở về sau, Dương lịch Ấn Độ bị Âm lịch của người Saka thay thế sau khi bị bộ tộc này xâm nhập vào miền Bắc - Ấn.
Còn theo các nhà sử học Trung Quốc thì Khổng Tử có nhắc đến lịch đời nhà Hạ. Nhưng lịch đời nhà Hạ “mặt mũi” như thế nào thì đời sau không ai biết. Trước đó rất lâu, ở tận thời vua Nghiêu, ông này đã định ra phép đo lường để tính Âm lịch, nhưng cũng chỉ “nghe nói thế” chứ chưa tìm ra bất cứ dấu di tích nào mách bảo điều đó. Loại Âm lịch được biết đến sớm nhất ở Trung Quốc là lịch đời Ân - Thương. Lịch đời Thương chia một năm thành 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày và đã biết điều chỉnh cho phù hợp với lịch trình thời tiết bằng cách thêm tháng nhuận. Lúc đầu, tháng nhuận để ở cuối năm gọi là tháng 13, về sau nó được để ở giữa năm. nếu quả đúng như thế thì cần phải cho rằng trước đó, người Trung Hoa cổ đã phải biết đến khái niệm sơ khởi cũng như thời lượng của “năm” (Mặt trời), nghĩa là đã phải có một lịch trình thời gian nào đó về sự chu chuyển, biến hóa của thời tiết, có bản chất Dương Lịch. Bởi vì khi đã biết thời lượng theo đơn vị ngày của một quá trình chuyển hóa thời tiết và quá trình đó luôn là sự lặp đi lặp lại thì “tội gì” không dựa luôn vào nó (như một hệ tọa độ thời gian) để xác định những thời khoảng biến đổi, xuất hiện các tiết khí trong quá trình đó và chỉ việc đếm số những thời lượng rồi khắc ghi lại là có được ngay một “biên niên sử”?
Điều lạ lùng nhất là sau khi đã biết đến lịch trình vận động của thời tiết Trái đất một cách chính xác thì các dân tộc Á Đông lại không “tiện đà” xây dựng và sử dụng một hệ lịch vừa giản tiện hơn, vừa hợp lý hơn mà lại chỉ dựa vào đó để tìm cách điều chỉnh theo từng thời đoạn qui ước đối với Âm lịch cho phù hợp với chu kỳ biến chuyển thời tiết và vẫn sử dụng Âm lịch trong suốt một khoảng thời gian rất lâu trong lịch sử. Chỉ có thể giải thích được điều lạ lùng đó, khi cho rằng lịch trăng từ lâu đã trở nên rất quan trọng đối với dân cư cổ xưa trong lao động, sản xuất, nhất là trong quá trình gieo, trồng, chăm sóc, gặt hái ngũ cốc cũng như các loại cây trồng nói chung. Kinh nghiệm phán đoán, nhận biết những biểu hiện khác thường của điều kiện, khí hậu môi trường, được đúc kết từ đời này qua đời khác của họ, có một phần không nhỏ là dựa vào sự quan sát trăng, sao.
Để có được Dương lịch Julian, loài người đã phải trải qua một chặng dài đăng đẳng trên con đường nhận thức tự nhiên. Điều kiện cần có để xây dựng lịch Julian là phải xác định được đơn vị đo thời gian, lượng đơn vị thời gian đo của 1 ngày, phải phát hiện được thời lượng (tính theo đơn vị thời gian là ngày) của một chu kỳ biến đổi thời tiết của Trái đất biểu hiện ra thành 4 mùa kế tiếp nhau đến bất tận, và trước hết phải phát minh ra được một công cụ đo thời gian đạt đến độ chính xác khả dĩ chấp nhận được. Có được những điều kiện đó vào thời nhận thức (so với ngày nay) còn chìm sâu trong mù quáng là vô cùng khó khăn và thậm chí là không thể. Tuy nhiên, nếu bây giờ ai đó bảo chúng ta xây dựng nên bộ Dương lịch kiểu Julian thì đó là một việc thật dễ dàng. Một cách “lý thuyết”, chúng ta cũng nhanh chóng xác định được như sau:
Biết một chu kỳ biến đổi thời tiết Trái đất có thời lượng là 365,25 ngày (với 1 ngày gồm 24 tiếng đã được xác định trước). Gọi thời lượng đó là “năm”. Sự trải nghiệm đã dẫn con người đến việc phân 1 năm thời tiết ra thành 4 trạng thái gọi là 4 mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Vậy thời lượng của 1 mùa là:
                           365,25 ngày : 4 mùa = 91,3125 ngày/mùa
Khi đã qui định đơn vị nhỏ nhất thì không thể hình dung được thời lượng của mùa (và cả của năm) lại là số thập phân (người xưa càng không thể hình dung được!). Trong thực tiễn đời sống, phần thập phân của thời lượng là không thể đếm được. vậy phải chọn thời lượng của 1 mùa là 91 ngày.
Đến đây, một năm đã có 2 đơn vị thời gian để đếm là ngày và mùa. Tuy nhiên đơn vị mùa thì lớn quá, đơn vị ngày thì nhỏ quá trong việc theo dõi sự biến chuyển của thời tiết và xác định mùa màng trong lao động nông nghiệp. Cần tìm một (hay vài) đơn vị thời gian mới với điều kiện nhỏ hơn mùa nhưng lớn hơn ngày và phải là số nguyên lần của ngày đồng thời mùa phải là nguyên lần của nó. Tìm tòi theo hướng ấy sẽ đi đến điều “hi hữu”: số 91 chỉ chia hết cho con số 7 trong các số từ 1 đến 10 - là con số mang “đức tính” đơn vị như con số 1, nghĩa là không thể chia hết nó cho bất cứ số nào ngoài số 1 và chính nó (số nguyên số). Người xưa thấy ở con số 7 tính huyền bí, thiêng liêng có lẽ một phần là vì thế chăng? Và thế là thời lượng 7 ngày được chọn làm đơn vị mới, gọi là “tuần”.
Khi chia 91 cho 7, được kết quả 13. Số 13 cũng là số nguyên tố và cũng có thể đã được người xưa chọn làm một loại đơn vị thời gian cho năm nữa.
Như vậy, chúng ta đã có một lịch trình Dương Lịch: 7 ngày là 1 tuần, 13 tuần là 1 mùa, 4 mùa là 1 năm. Lịch trình này có 1 năm ngắn hơn 1 năm thực là:
                           0,3125 x 4 = 1,25 ngày
Để có thể đưa lịch trình đó vào sử dụng “ngon cơm” hơn, chúng ta “cho phép” tuần đầu của mỗi năm có thêm 1 ngày, nghĩa là gồm 8 ngày và cứ 4 năm thì tuần cuối cùng của năm thứ tư cũng được thêm 1 ngày, nghĩa là nó cũng gồm 8 ngày.
Đó là một lịch pháp khá giản dị và tiện lợi trong việc theo dõi thời tiết và biên niên. Thế nhưng nếu đem nó ra sử dụng vào thời đại mà hầu hết dân cư sống bằng sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, đánh bắt hải sản…, thì không những chẳng có “ma” nào hưởng ứng mà trái lại sẽ phải nghe toàn những lời ta thán đến “nản lòng”. Vì rằng dân cư thuở ấy không chỉ đã quen dùng lịch trình theo chu kỳ vận động của Trăng mà còn (và đây mới là điều quan trọng hơn) thấy ở đó những lợi ích to lớn và sát sườn. Dù có thể là đại khái thì dựa vào lịch trình trăng và quan sát trực quan những biến động của môi trường thiên nhiên, họ cũng ước lượng được quá trình chu chuyển của thời tiết. Chẳng hạn người Ai Cập cổ đại, lúc đầu đã lấy sự lên xuống của nước sông Nin (chu kỳ bồi đắp phù sa) để định lượng thời gian trong sản xuất nông nghiệp. Thời lượng đó lặp đi lặp lại tương đối ổn định đã dần làm nảy sinh ra khái niệm mà ngày nay chúng ta gọi là “năm”. Năm mới của người Ai Cập cổ thời ấy bắt đầu từ ngày nước sông Nin dâng (vào khoảng tháng 7 dương lịch) và một năm của họ được chia làm 3 mùa là mùa Nước Dâng, mùa Ngũ Cốc và mùa Thu Hoạch. Rõ ràng điều bức thiết đối với cư dân tiền sử là mưu sinh sao cho ngày một hiệu quả chứ không phải biên niên. Rất có thể nhu cầu biên niên sử, mãi về sau, khi trình độ toán học - thiên văn cho phép và vào lúc hình thành sự chuyên chế, độc tài trong xã hội.

Y nghia Tet Trung Thu theo truyen thong A Dong hinh anh 2
Đối với cư dân nông, ngư nghiệp cổ đại, nhất là ở những vùng duyên hải Đông và Nam Á, khi đã quen lao động và sinh hoạt dựa vào kinh nghiệm quan sát được từ trạng thái của Trăng, sao. Khi đã có một lịch trình theo chu kỳ vận động của mặt Trăng, thì đòi hỏi tiếp theo không phải là một hệ Dương lịch mà chính là dựa vào những số liệu đo đạc thời gian (tạm gọi là) của Dương lịch để hoàn thiện lịch trình có sẵn sao cho nó vừa đảm bảo được những thông tin, dự báo liên quan đến khí hậu, mùa màng vừa phù hợp với chu kỳ chuyển vận thời tiết Trái đất, đồng thời đáp ứng được cả cho công việc biên niên sử. Nguyên nhân ra đời các hệ lịch pháp Âm Lịch của các dân tộc có thể là như vậy. Sự ra đời của nông lịch là một ví dụ.
Sự sản xuất có tính hàng hóa thúc đẩy các ngành nghề thủ công phát triển. Tiểu thủ công nghiệp ngày càng chuyên sâu và mở rộng đã làm hình thành trong xã hội một hình thức kiếm sống mới, tương đối không còn phụ thuộc trực tiếp vào khí hậu, thời tiết nữa, đó là công - thương nghiệp. Hoạt động công - thương nghiệp phát triển ngày một mạnh mẽ theo xu thế tất yếu của đời sống xã hội dần dần trở nên nổi trội, biểu hiện (có vẻ) lấn át hoạt động nông nghiệp và có tính chất đa quốc qua. Hoạt động công - thương nghiệp cùng với một số hoạt động lao động phi sản xuất khác hợp thành một lực lượng người to lớn thoát ly khỏi sản xuất nông nghiệp, (kể cả ngư nghiệp, chăn nuôi…), tạm gọi là mưu sinh phi nông nghiệp, hoạt động trên khắp các khu vực lãnh thổ và có mối quan hệ (với nhau) ngày một rộng khắp. Trạng thái xã hội đó đã là nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh đòi hỏi phải có một lịch pháp chung tiện dụng, chính xác, thỏa mãn yêu cầu của biên niên. Có thể thấy rằng Dương lịch xuất hiện, được áp dụng ngày một rộng rãi là một tất yếu lịch sử.
Tuy nhiên, dù có vẻ bị lấn át, có vẻ lặn đi trên thương - chính trường, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn luôn là nền tảng của mưu sinh xã hội (đến ngày nay vẫn vậy!). Giả sử rằng nếu đột nhiên không còn sản xuất nông nghiệp nữa thì ngay lập tức, không những công - thương nghiệp sẽ trở nên hoảng loạn và mau chóng sụp đổ tan tành, mà ngay bản thân xã hội loài người cũng “tắt tiếng”, chấm dứt tồn tại. Do đó, một trong những đòi hỏi là nếu Dương Lịch muốn xuất hiện và được ứng dụng rộng rãi thì nó phải “bắt chước”, “thỏa hiệp” với Âm Lịch và nhất là ở những vùng sản xuất nông nghiệp truyền thống, nó và Âm Lịch sẽ “thỏa thuận với nhau” cùng tồn tại. 
Ấn tượng mạnh mẽ nhất tác động đến tâm thức người thượng cổ là những đêm trăng tròn vành vạnh và sáng vằng vặc. Nhờ thế mà sự vận động theo một chu kỳ xác định đã được họ biết từ lâu, và trong Âm Lịch, tất yếu phải tồn tại một thời lượng đóng vai trò là đơn vị thời gian cơ bản gọi là “tháng Trăng”. Một tháng của lịch trăng (Âm lịch) được xác định bình quân là 29,53 ngày.
Chính khái niệm “tháng” trong Âm Lịch đã “gợi ý” cho Dương lịch, cũng phải có đơn vị thời gian “tháng” và để “thỏa hiệp” được với Âm lịch thì thời lượng của tháng Dương lịch phải tương đối “hòa đồng” với tháng Âm lịch.
Điều may mắn lạ lùng và có tính định mệnh là thế này, nếu lấy thời lượng bình quân của một tháng trăng chia cho 4, sẽ có:
                           29,53 : 4 = 7,3825    ;
Trong khi thời lượng bình quân thực của một tuần dương lịch là:
                           (365,25 : 4) : 13 = 7,024   ;
Nếu không chú ý đến phần thập phân (sau dấu phẩy), chúng ta sẽ có 2 kết quả đều là 7 - đúng bằng số ngày của một tuần Dương lịch qui ước!
Chắc rằng các nhà thiên văn thời tiền - sơ sử, cũng như các nhà làm lịch cổ đại, dù chưa nhận thức được đích xác bản chất vận động của các vì tinh tú, của Mặt Trăng, Mặt Trời, của sự chuyển biến ngày đêm, các sự xoay vần thời tiết… nhưng đã cảm nhận được mối liên quan hết sức mật thiết giữa chúng, giữa thời lượng cũng như quĩ đạo chu chuyển của các vì tinh tú trên bầu trời đêm và của Mặt Trời, của chu kỳ thời tiết; giữa chu kỳ tròn - khuyết của ánh Trăng và thời lượng 7 ngày của một tuần. Đối với họ, hình như Vũ Trụ đã được một lực lượng siêu nhiên nào đó sắp xếp, điều hành để vận động một cách trật tự, đồng bộ theo một lịch trình chu chuyển vĩ đại. Phải chăng vì thế mà họ đã thấy ở con số 7 (số lượng 7 đơn vị) sự biểu hiện của điều huyền bí thiêng liêng ấy? Và đơn vị tuần, qua bao nhiêu lần “vật đổi sao dời” vẫn tồn tại trong Dương Lịch cho đến tận ngày nay như để kỷ niệm buổi ban sơ của lịch sử hình thành Dương Lịch?
Sau khi vừa phỏng đoán (một cách vô ý vô tứ?), vừa tự diễn giải (theo hướng ưu tiên cho định kiến của mình!) để rồi từ đó mà tự giác ngộ (sao cho mình được lợi nhất!), chúng ta thấy rằng bộ Dương Lịch mới tạo dựng được ở trên là còn “thô quá!”, cho nên cần phải điều chỉnh và hoàn thiện hơn nữa.
To mo xem nguoi Ai Cap co dai don nam moi Tại Ai Cập, năm mới không được tổ chức vào một ngày cố định vì thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới được đánh dấu bằng sự kiện lũ lụt hàng năm của dòng sông Nile xảy ra. Thông thường, năm mới của Ai Cập thường rơi vào tháng 7 hàng năm .
To mo xem nguoi Ai Cap co dai don nam moi-Hinh-2 Khi đến năm mới, người dân Ai Cập sẽ tổ chức lễ hội lớn có tên Wepet Renpet (có nghĩa "mở cửa năm mới"). 
To mo xem nguoi Ai Cap co dai don nam moi-Hinh-3
To mo xem nguoi Ai Cap co dai don nam moi-Hinh-5
To mo xem nguoi Ai Cap co dai don nam moi-Hinh-7
 
Chúng ta sẽ tiếp tục chọn thêm một đơn vị thời gian nữa có thời lượng giữa đơn vị mùa và tuần. Bắt chước Âm Lịch, chúng ta gọi đơn vị thời gian mới, cũng để “đo” năm, là “tháng”. Thời lượng của tháng phải được chọn là nguyên và như đã nói, phải tương đương với tháng Âm Lịch để “thân thiện” với nó. Đã biết thời lượng của 1 mùa là 91 ngày và chỉ chia hết cho 7 (và 13), do đó có thể chọn tháng dương lịch có thời lượng:
                           13 x 2 = 26 ngày
                       7 x 4 = 28 ngày
So với thời lượng trung bình của tháng Trăng (29,5 ngày) thì thời lượng 28 ngày là phù hợp hơn và có thể chọn nó (chỉ chênh lệch có 1,5 ngày)
Với 1 tháng Dương Lịch được chọn là 28 ngày thì 1 mùa sẽ có:
                           91 : 28 = 3,25 tháng
Tuy nhiên đó chưa phải là cách chọn tối ưu. Nếu chọn 1 tháng Dương Lịch gồm 30 ngày thì so với tháng Trăng, (bình quân), chỉ còn chênh lệch 1 ngày, và 1 mùa bình quân lúc này là:
                           91 : 30 = 3,033… tháng Dương lịch.
nghĩa là thời lượng của mùa “lý thuyết” và mùa “thực tế” trong cách chọn này “gần nhau” hơn cách chọn trên.
Vậy, chúng ta tạm chọn 30 ngày làm thời lượng của tháng Dương Lịch; và thấy rằng với cách chọn đó thì 1 năm Dương lịch “chỉ còn” 360 ngày, hụt mất 5,25 ngày so với 1 năm thực tế. Để khỏa lấp sự sai biệt đó và đảm bảo sự phân bố thời lượng của các tháng trong năm cho tương đối “suông sẻ”, hài hòa, chúng ta sẽ tự nhiên đi đến một lựa chọn chung cục là chọn 2 loại tháng Dương lịch có thời lượng chênh nhau 1 ngày, nghĩa là có tháng 30 ngày và tháng 31 ngày, cho các tháng đó xen kẽ nhau, mà tháng đầu tiên của năm là tháng 31 ngày.
Sắp 12 tháng như vậy thật là đẹp nhưng té ra 1 năm lại gồm 366 ngày, dài hơn năm thực 0,75 ngày. Vậy phải giảm bớt 1 ngày của tháng nào đó (chúng ta chọn tháng 2) làm cho 1 năm còn 365 ngày, thiếu mất 0,25 ngày. Đến đây chúng ta quyết rằng năm thường có 365 ngày, trong năm đó, tháng 2 chỉ có 29 ngày; sau 2 năm thường sẽ đến 1 năm “nhuận”, năm nhuận có 366 ngày và tháng 2 của năm đó có “đủ” 30 ngày.
Thế thì tại sao tháng 2 trong năm thường của lịch Julian chỉ có 28 ngày? Có thể là do những “khúc mắc” nào đó trong lịch sử, những “kiêng kỵ” nào đó của thời xa xưa mà trong lịch Julian có đến 7 tháng với thời lượng 31 ngày (lại con số 7!!!).
Ngày nay, chúng ta thấy sự tồn tại của đơn vị thời gian tuần (gồm 7 ngày) thật lạ lùng. Nó không cần “biết” đến tháng đến năm. Không ai có thể xác định được một tháng gồm mấy tuần, cũng không ai xác định được bao nhiêu tuần thì đủ 1 năm. Thế nhưng nó cứ mặc nhiên tồn tại như một sự cần thiết cho mọi tầng lớp dân cư, nhất là cho lực lượng mưu sinh trong lĩnh vực công - thương và hành chính - sự nghiệp.
Đúng là con người sẽ sáng tạo ra đơn vị thời gian “tuần”. Thế nhưng cơ sở để xây dựng được đơn vị thời gian có vẻ chủ quan đó lại là “ngày” - một đơn vị thời gian nhỏ hơn, có tính hiển nhiên và có thể nói là hoàn toàn khách quan. Việc định ra thời lượng bảy ngày cho một đơn vị thời gian “tuần” không phải là một sự tùy tiện lựa chọn mà là do có sự mách bảo thầm kín của Thiên Nhiên. Hình như nó đã phải tất yếu xuất hiện trong buổi bình minh của quá trình hình thành Dương Lịch để rồi sau khi đã “hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng” và không còn tác dụng gì đối với lịch pháp nữa, nó vẫn không chịu rời bỏ “vũ đài xã hội” mà tiếp tục tồn tại như một “thực thể độc lập”. Dù hầu như không ai dùng đơn vị tuần để “đo” tháng, “đo” năm nhưng trong đời sống lao động và sinh hoạt thường nhật, con người lại gắn bó với nó có vẻ mật thiết hơn tháng, hơn năm. Ngày nay, trong chúng ta đây, mấy ai mà không mong ngóng đến Chủ Nhật cũng như những ngày nghỉ cuối tuần? Tục ngữ “mắt thứ hai, tai thứ bảy” là một báo hiệu rằng “tuần” đã xâm nhập vào tâm trí con người và đóng vai trò như một nhịp điệu sinh học.

anh2-684339-1372709463_500x0.jpg
Lịch của người Aztec.
Người Maya quan niệm thời gian như là dòng chảy của các dòng sông. Với họ, thời gian trôi đi luôn gắn với từng nốt nhạc, vần thơ khác nhau chứ không đơn thuần là cái gì đó biến mất vào hư không. Vì lẽ đó mà Người Maya luôn trong tâm niệm “hãy thưởng thức cuộc sống một cách tự do như nó vốn có mà không cần để ý đến khái niệm thời gian, ngày hay đêm”. Và điều này thể hiện rõ ràng trong lịch người Maya, cứ mỗi cuối năm, họ lại dành ra “Năm ngày Không tên” (hay còn gọi là “Time Out of Time”) của dịp Wayed để kết thúc năm cũ và chuyển sang một năm mới.
anh3-842904-1372709463_500x0.jpg
Bên cạnh ý nghĩ của “khoảng thời gian rảnh rỗi”, năm ngày trong dịp lễ Wayed còn là khoảng thời gian thiêng liêng và bí ẩn mà người Maya gọi là “Những ngày sống trong sự sợ hãi”. Với họ đây là thời điểm “giao thoa” giữa thế giới âm phủ và trần gian, không gì có khả năng ngăn chặn những người âm này gây bệnh tật, khổ đau”. Theo lịch niên đại, Wayed rơi vào khoảng 28/3 đến 1/4.
Hệ thống lịch này xuất hiện khoảng 5000 năm Trước Công nguyên, được coi là một trong những bức lịch làm bằng giấy cói cổ nhất, đẹp nhất và tinh xảo nhất trong lịch sử xuất hiện loài người.
anh4-760138-1372709463_500x0.jpg
anh5-585902-1372709463_500x0.jpg
Đây là hình ảnh bức lịch thiên văn lớn, dễ dàng cho ta thấy những nét tinh xảo, tỉ mỉ, phức tạp như một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc (Bạn có thể bắt gặp các tác phẩm mô phỏng này tại các quán bên đường Thủ đô Cairo, Ai Cập ngày nay).
Dưới đây là một số hình ảnh lịch cổ ở các nước khác:
anh7-843469-1372709464_500x0.jpg
Lịch cổ của người Nga.
anh8-991384-1372709464_500x0.jpg
Hình ảnh bức phù điêu thiết kế thời Trung Cổ vào năm 1383 sau Công nguyên.
anh9-391003-1372709464_500x0.jpg
Đây là hình ảnh bức lịch của người Ấn Độ cổ, bản lịch cổ có tên Codex Borbonicus tìm thấy năm 1507.
Có nhiều thuyết lí giải về sự xuất hiện của “tuần” trong lịch pháp. Một số người cho rằng “tuần lễ bảy ngày” có nguồn gốc từ Ai Cập cổ đại và họ đặt tên cho các ngày trong tuần theo tên các vị thần của họ. Tuy nhiên, nhiều người hơn lại cho rằng “tuần lễ bảy ngày” là do người Babylon đặt ra. Các nhà thiên văn học Babylon, trong quá trình quan sát bầu trời đã phát hiện có 5 thiên thể (hành tinh) thấy được bằng mắt thường “phiêu du” quanh Trái đất (có vẻ như) trên cùng một lộ trình (quanh đường Hoàng Đạo) theo chiều từ Đông sang Tây tương tự như Mặt Trời, Mặt Trăng. Sau khi đã định ước ra đơn vị thời gian “tuần lễ bảy ngày”, họ dùng luôn tên của năm hành tinh đó (“hành tinh” có gốc từ ngôn ngữ Hi Lạp cổ, có nghĩa là “kẻ lang thang”), cùng với Mặt Trời và Mặt Trăng đặt cho bảy ngày đó theo thứ tự (có thể là theo quan niệm thời đó về độ xa gần, độ sáng, tầm quan trọng…) là (viết theo tiếng Việt): ngày Mặt Trời, ngày Mặt Trăng, ngày Sao Hỏa, ngày Sao Thủy, ngày Sao Mộc, ngày Sao Kim và ngày Sao Thổ.
Sau này, người La Mã, Giecmanh, Hi Lạp… cũng áp dụng cách tính thời gian theo “tuần lễ bảy ngày”. Người La Mã, trừ ngày Mặt Trời được đổi tên khác, còn những ngày còn lại vẫn gọi theo tên cũ. Cách gọi tên này được người Pháp dùng theo người Giecmanh giữ nguyên tên gọi ngày Mặt Trời, ngày Mặt Trăng, ngày Sao Thổ. Các ngày còn lại được họ thay bằng tên các vị thần của mình: Twia (hay Tiu), Woden, Thór, Feya (hay Frea). Kế thừa cách gọi này mà trong tiếng Anh ngày nay, bảy ngày của tuần lễ được viết lần lượt như sau: Sunday, Monday, Tuesday, Wednesday, Thursday, Friday, Saturday.
Ngày Mặt Trời được người Pháp gọi là Dimanche. Từ này có nguồn gốc từ chữ La tinh là Diesdominicus có nghĩa là “ngày của Chúa” hay “Chúa nhật”. Có thể cách gọi này xuất phát từ đạo Thiên Chúa (đạo Ki-tô), một đạo có xuất xứ từ khu vực phía Đông của Đế quốc La Mã mà “Thánh Kinh” của nó được cấu thành trên cơ sở “Kinh Cựu Ước” - bộ kinh của đạo Do Thái.
Người Do Thái không dùng tên các hành tinh mà dùng tên các con số để gọi các ngày của tuần lễ. Có lẽ, đạo Ki-tô đã tiếp thu cách gọi các ngày của tuần lễ rồi dựng nên huyền thoại Chúa sinh ra thế giới muôn loài trong sáu ngày, ngày thứ bảy thì xong việc, Chúa nghỉ ngơi. Ngày Chúa nghỉ trở thành ngày thiêng liêng, được chọn là ngày đầu tuần và gọi là “Chúa nhật”.
Năm 321, Hoàng đế La Mã lúc bấy giờ là Cônxtăngtin (Constancetine) chính thức công nhận cách gọi tên ngày theo người Babylon trừ ngày Mặt Trời, được đổi thành ngày của Chúa.
Ngày nay, ngày Mặt Trời còn mang những tên gọi có nghĩa khác nhau như trong tiếng Nga là “sự phục sinh”, trong tiếng Ba Lan là “ngày không làm việc”, trong tiếng Việt là “Chủ nhật”… Có người nói rằng trong tiếng Bồ Đào Nha, các ngày trong tuần lễ được gọi theo số đếm: Thứ Nhất, Thứ Nhì, Thứ Ba… Thứ Bảy. Cách gọi ấy theo các nhà truyền đạo Bồ Đào Nha phổ biến vào nước ta từ đầu thế kỷ XVII, chỉ thay ngày Thứ Nhất thành Chúa Nhật. Sau, từ Chúa Nhật bị biến âm đi, đọc trại ra thành Chủ Nhật.
Có lẽ không đơn giản thế! Chủ Nhật, theo nghĩa là ngày chủ của ngày thường, ngày quan trọng, ngày đứng đầu của một nhóm ngày nào đấy chắc rằng đã có trước tiếng Chúa Nhật từ rất lâu trong ngôn ngữ của người Việt. Thậm chí nguồn gốc của nó có thể là đã xuất phát từ khái niệm cổ xưa hàm nghĩa như ngày làm chuẩn mốc, ngày phân chia thời lượng, ngày thiêng liêng của Trời - Đất, thần linh ban cho, hay nghĩa chung nói theo ngày nay là: Ngày Lễ.


Do vậy nói “Sóc Vọng” là chỉ ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch và ngày này các thiên nam tín nữ đều thắp hương tại nhà hay lên chùa.
Thực tế tên gọi “Trăng non”, “Trăng đầu” và “Trăng già”, “Trăng cuối” là để chỉ hình ảnh “khuyết”, tròn” của Mặt Trăng từ Trái đất nhìn thấy được trong tháng đó chứ tuổi của “Ông Trăng” hay “Bà Nguyệt” hoặc “Chị Hằng” đều rất cao. Theo các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore của Mỹ khi phân tích một viên đá mà tàu Apollo 16 mang từ mặt trăng về trái đất cho thấy tuổi thực của Mặt Trăng là 4 tỷ 360 triệu năm!
Dù thế nào, Mặt Trăng luôn gắn với tuổi thơ, nhất là tuổi thơ nơi, những khi không có “đèn điện sáng át trăng sao”. Vào tuổi trưởng thành, làm chủ gia đình thì vầng Thái âm này và chu kỳ quay của nó gắn với ngày Sóc Vọng, gắn với việc thờ cúng hằng tháng của các Thiện nam tín nữ.
Kết quả hình ảnh cho hình ảnh các ngày sóc vọng
Hễ gặp tiết đẹp đêm trăng, các ngày tam nguyên, sóc vọng thì treo đèn, đặt án, đua tranh kỳ xảo...
 
Nếu thực sự có khái niệm Ngày Lễ thì khái niệm này muộn nhất cũng đã xuất hiện vào thời Hùng Vương, khi mà lịch pháp kiểu Âm - Dương lịch như mô tả ở hình 11 đã được xác lập. Trong lịch pháp ngày, có thể người xưa đã phân biệt rạch ròi giữa ngày của Tuần (ngày thường) và ngày của Lễ (sau này mới có cách nói gộp thành “Tuần lễ” để biểu thị một thời đoạn nào đó trong năm (tất nhiên) có cả tuần, cả lễ; chẳng hạn: đã trôi qua 2 tuần lễ, 3 tuần lễ nữa là đến kỳ gặt lúa… Cũng theo lịch này thì một năm có 48 tuần, nghĩa là có 336 ngày thường, và có 30 ngày lễ. Trong 30 ngày lễ đó, có: 12 ngày lễ vọng (lễ Trăng), 12 ngày lễ sóc (lễ tháng), 4 ngày lễ quỉ (lễ mùa), 1 ngày lễ nhuận (4 năm có 1 lần) và 1 ngày lễ năm - còn gọi ngày Chủ Lễ, Ngày Chủ Niên và Ngày Chủ Nhật?).
Chúng ta biết rằng mọi truyền thuyết đều chứa đựng trong lòng chúng không ít thì nhiều những sự thực của quá khứ và ngay bản thân chúng cũng chính là những di tích có thực của quá khứ; nhưng lại đồng thời không phải là những câu chuyện kể về sự thật của quá khứ. Chủ nghĩa thực chứng cho rằng để xác minh một chân lý thì phải có bằng chứng. Nhưng muốn chứng minh sự đúng đắn của một lịch sử thì lấy bằng chứng ở đâu nếu không phải là từ chính lịch sử ấy? Bằng chứng lịch sử là gồm những dấu tích (thời xa xưa thường là câm nín huyền bí) còn lưu lại, những quan sát, tổng kết và đánh giá của các nhà nghiên cứu, các sử gia đi trước theo cách nhìn chủ quan (vô tình hay cố ý) của mình trên cơ sở một quan niệm nào đó trong đa dạng, đa chiều quan niệm cũng nặng tính chủ quan nốt. Vậy thì những bằng chứng lịch sử ấy đã đáng để tin cậy hoàn toàn chưa? Câu trả lời chỉ có thể là phủ định. Cho nên, để chứng minh cho những sự kiện đã từng thực sự tồn tại, thực sự xảy ra trong quá khứ, nghĩa là chứng thực cho một lịch sử thì việc chỉ trưng ra đủ những bằng chứng lịch sử không thôi là không đủ, mà còn cần phải biết hoài nghi để soi xét lại, nhận thức lại và đánh giá lại theo quan niệm được đa số thừa nhận của thời đại mới. Quan niệm đó càng sát với thực tại thì càng có cơ may thấy được, hiểu được một cách đúng đắn nhất về một lịch sử. Nhưng làm sao biết được quan niệm đó đã phù hợp với thực tại? Chào thua!!! 
Chúng ta chỉ có thể biết chắc chắn điều này: trong một chừng mực nhất định, thực chứng là vô cùng quan trọng trên con đường nhận thức chân lý, nhưng một cách phổ biến và tuyệt đối thì thực chứng đơn thuần không đủ khả năng xác nhận chân lý. Chỉ có thể nhận thức được chân lý đích thực thông qua suy lý và trên cơ sở thực chứng được xây dựng nên từ suy lý. Bởi vì Tự Nhiên Tồn Tại là duy nhất mà cũng có tính nước đôi, khách quan mà cũng là chủ quan, thực tại mà cũng là phi thực, vừa là này vừa là kia, là cả hai mà cũng không phải cả hai!

(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét