Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

TT&HĐ IV - 33/g


 
Miền Cổ Tích - Mị Châu Trọng Thủy (Sự Tích Nỏ Thần)

                                              
PHẦN IV:     BÁU VẬT 
 "Dọc đường lịch sỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..."
NTT 
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.” 
 
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng niềm hạnh phúc này.
D. Henziut
 
Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự trong lòng khoan khoái.
Ngạn ngữ Trung Quốc 
 

Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. 

Rene Descartes

Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. 
 Voltaire 
 
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách. 
 Plato 

“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.” 
 
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
 Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
  
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG I (XXXIII): TRỐNG ĐỒNG

“Khi đã biết sự thực của vật thể, ta sẽ thấy rằng thật vô lý khi tôn thờ các sản phẩm cô lập của dòng chảy không ngừng nghỉ của sự biến hóa, làm như chúng là vĩnh cửu và đích thực. Đời sống không phải là vật thể hay dạng của vật thể mà là một sự vận động liên tục hay chuyển hóa”
S. Radhakrishnan
 
“Nếu có ai hỏi di vật thuộc nền văn minh cổ xưa nào của những người anh em ruột thịt thiểu số phương Nam của Trung Hoa là quan trọng nhất, chúng ta có thể trả lời không do dự rằng đó chính là Trống Đồng”
Wen You
 

Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ – ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt ở đất Giao Chỉ.

Nguyễn duy Hinh

 

 

 

(Tiếp theo)



Hình 6: Tái hiện di vật bằng đồng thuộc thời Hùng Vương
***
Trong số các di vật đồng thau thời văn hóa Đông Sơn đã phát hiện được, có một loại mà ba đại diện của chúng được thể hiện trên hình 6. Đó là những tấm đồng hình vuông hay hình chữ nhật dày khoảng 0,1 cm được trang trí hoa văn khá đẹp.
Trước đây, các học giả xem là đồ trang sức trên áo váy phụ nữ, dù vẫn có đôi chút nghi ngờ rằng đó không phải là đồ trang sức dành riêng cho phụ nữ vì cũng còn bắt gặp nó cùng với các vũ khí và đồ dùng khác trong ngôi mộ mà chủ nhân hẳn phải là người đàn ông.
Đến nay, người ta đã có 30 tiêu bản của loại hiện vật độc đáo này, gồm 5 chiếc hình chữ nhật và 25 chiếc hình vuông. Ý kiến ngày nay của các nhà nghiên cứu hầu như cho rằng những hiện vật đó không hẳn đã là đồ trang sức mà chính là những tấm che ngực, phòng vệ trong chiến đấu.
Đối với loại hình chữ nhật, chúng có kích thước trung bình 31,1 x 13,3 cm và được trang trí hoa văn khá nhất quán. Hoa văn trung tâm (theo nhiều nhà nghiên cứu) là cảnh người hóa trang lông chim, ngồi dọc sát nhau với động tác cùng chèo thuyền theo một nhịp thống nhất, được trang trí trong một khung chữ nhật lớn ở giữa với kích thước trung bình khoảng 24 x 38 cm và được viền xung quanh bằng các dải hoa văn hình học quen thuộc là vòng tròn tiếp tuyến và chấm dải. Đối với loại hình vuông (có chiếc chỉ gần vuông), chúng có kích thước trung bình (đo trên 100 chiếc) là 14,4 x 14,3 cm. Hoa văn trang trí của loại này: tất cả đều có hoa văn hình chữ X ở trung tâm, xung quanh để trơn, trang trí thành các khung kín hay các mảng rời đối xứng. Cụ thể hơn, người ta chia làm 3 kiểu thể hiện hoa văn như sau:
Kiểu 1: Là những tấm thường có kích thước nhỏ hơn so với cùng loại, đơn giản chỉ có hoa văn chữ X ở giữa.
Kiểu 2: Hoa văn được bố trí theo các nhóm dạng mảng đối xứng nhau quanh hoa văn chữ X ở trung tâm. Các hình hoa văn đối xứng ấy có thể khác nhau trên các tấm, có chiếc trên 4 góc là hình 4 cặp cá sấu cách điệu, có chiếc lại là 4 mặt trống đồng Đông Sơn, cũng có khi là gồm hình 4 con chim đứng xen kẽ giữa các cặp cá sấu và các cặp người hóa trang được thể hiện cùng với thuyền (4 thuyền ở 4 mảng đối xứng).
Kiểu 3: Phần lớn các tấm loại hình vuông đều trang trí theo kiểu này, với đặc điểm nổi bật là các vành hoa văn hình học và hiện thực xem kẽ nhau bao kín quanh hoa văn chữ X ở giữa. Các băng hoa văn hình học, ngoài hoa văn chấm dải và vòng tròn tiếp tuyến, còn gặp hoa văn xương cá, văn hoa thị, nổi đậm là bảng hồi văn gấp khúc chữ nhật ở giữa và nhọn góc, ở các góc có hoa văn động vật với đề tài duy nhất thể hiện các cặp cá sấu cách điệu. Ở những chiếc có 2 vành hoa văn cá sấu thì vành ngoài lớn hơn thường khắc họa tới 8 cặp, còn vành đơn hay vành trong bao giờ cũng có 4 cặp (xem hình 6a).


Thành Cổ Loa, huyện Đông Anh (Hà Nội) là một trong những quần thể di tích có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử.






Về nhận định cho rằng các tấm đồng nói trên dùng để che ngực phòng vệ hoặc dùng làm đồ trang sức, chúng ta có ý kiến khác.
Thường, chúng ta vẫn định kiến cho rằng con người ngày nay thông minh hơn con người cổ đại, trí não ngày nay, xét về mặt thuần túy tư duy, sắc sảo hơn trí não cổ đại. Có thể là như thế, song nếu đặt trên cùng một bình diện kiến thức thì chắc gì chúng ta đã suy nghĩ sâu sắc hơn họ? Vì được sống ở một trình độ văn minh cao hơn, người ta, phần đông vô tình hay hữu ý đều có cái nhìn “bề trên” đối với những tộc người được phát hiện đâu đó trong rừng sâu, núi thẳm trong tình trạng gọi là tách biệt với thế giới văn minh, thấy ở họ chỉ là sự ngu muội, dã man… Thực dân châu Âu khi xâm chiếm châu Mỹ đã nhìn những tộc người da đỏ bằng cặp mắt như thế. Thực dân Pháp khi tiến hành xâm lược Việt Nam cũng từng nhìn dân tộc Việt bằng cặp mắt như thế. Những người thợ đúc đồng ngày nay với những công cụ và phương tiện của người Đông Sơn, chắc gì đã đúc được những chiếc trống đồng với hệ thống hoa văn tinh xảo hơn trống đồng Ngọc Lũ?
Suy nghĩ trên tinh thần đó, cũng như quan sát trên những di tích, di vật còn lưu lại được của nền văn hóa Đông Sơn, chúng ta có cảm nhận là con người Việt cổ thời kỳ Hùng Vương đã có được nhận thức tinh tế về thẩm mĩ, và nếu như thế thì không ai lại đeo vào người hoặc buộc gắn vào quần áo những tấm đồng đó (có tấm dài “thậm thượt” đến hơn 80 cm) để làm đẹp cả. Cũng không phải dùng chúng làm tấm che ngực; bởi vì với độ cứng của đồng thau thì các cạnh do chỉ mỏng có 0,1 cm sẽ trở thành những lưỡi dao sắc và các góc trở thành những đầu nhọn sắc dễ gây thương tích, vướng víu trong vận động chiến đấu cho những người đeo chúng, hơn nữa với những bề rộng chỉ khoảng trên dưới 14 cm thì tác dụng che chắc là hạn chế và muốn khắc phục hạn chế đó, phải đeo lên mình một lúc nhiều tấm; nghĩa là làm cho cơ thể phải mang một khối lượng không nhỏ. Trong khi đó, việc dùng những tấm chắn bằng gỗ, bằng tre nứa đan, ghép lại có thể tỏ ra hữu hiệu và tiện lợi hơn trước các loại vũ khí còn thô sơ thời ấy.

                         Phục dựng thiết kỵ thời nhà Trần, dựa vào hiện vật mũ sắt và khiên
Tượng võ sĩ nhà Trần mang sư tử mão






Cây đèn đồng hình người quý - bản vẽ
Sau 24 năm thai nghén, bằng lối viết bút ký, O.Janse đã kể lại câu chuyện này trong một tập sách lừng danh “Bí mật cây đèn hình người”. Cuốn sách đầy chất nghệ thuật này đã đưa tên tuổi ông có mặt trong hầu hết các văn liệu khảo cổ học về văn hóa Đông Sơn.
Nhưng nếu không mang chức năng trang sức hay hộ vệ thì những tấm đồng có khắc họa hoa văn phải nói là công phu ấy được chế tác ra để làm gì? Về những tấm đồng hình chữ nhật, có thể chúng là những bài vị, bản văn viết bằng chữ dây thắt nút mang những nội dung có tầm quan trọng nhất định, cần được lưu giữ lâu dài, chẳng hạn như sắc phong của vua, chiếu chỉ của vua, “sách” dạy binh pháp, diễn giải nội dung hàm chứa bên trong khung chữ nhật trung tâm mà nội dung đó có vẻ nói về những vấn đề liên quan đến số lượng (chưa hẳn là những người hóa trang lông chim đang chèo thuyền) hay liên quan đến sóng nước, mưa nắng, thủy triều…
Với trình độ khắc họa đã khá tinh luyện thể hiện trên các đồ vật bằng đồng khác hoặc trên ngay chính những tấm chữ nhật ấy mà trong khung chữ nhật trung tâm, các đường khắc vạch, đường cong lại được thể hiện có vẻ vụng về, lộn xộn, cũng hình thành nên các phần giống nhau về hình thức nhưng số lượng đường vạch ở mỗi phần là không đồng nhất, cho thấy việc làm đó là có chủ ý khác thường. Biết đâu chừng hệ thống các đường vạch trong khung chữ nhật trung tâm hàm chứa một nội dung nào đó bằng loại chữ dùng dấu chấm và vạch, mà tiền thân của chữ này là chữ sắp xếp bằng các dây thắt nút, và hai hàng chữ bên ngoài (cách điệu từ dây thắt nút, đã được cải tiến cho tiện dụng hơn) là những dòng diễn giải thông dịch?...
Còn về những tấm hình vuông, chúng có thể đóng vai trò như những chiếc “ấn” xác nhận vai vế, quyền lực của những người thừa hành trong chính quyền trung ương (Hùng Vương) - những quan lại, tướng lĩnh…, mà cũng có thể chúng đơn giản chỉ là những tấm bùa hộ mệnh được gán cho cái chức năng trừ tà ma, xua đuổi thuồng luồng, thú dữ…
Như đã nói, điểm chung nhất trong bài trí, sắp xếp bố cục hoa văn ở những tấm đồng hình vuông này là hoa văn chữ X luôn xuất hiện và nằm ở vị trí trung tâm. Một điểm chung nữa, có để ý mới thấy, là cách bài trí sắp xếp đó mang tính đối xứng về đại thể nhưng bất đối xứng về tiểu tiết (tương tự như trường hợp trống đồng Ngọc Lũ). Ngay bản thân hoa văn chữ X cũng vậy, nó đối xứng qua trục mà không đối xứng qua tâm, hơn nữa có thể nói nó “trái ngược” qua tâm, hay “nghịch đảo” qua tâm. Cuối cùng, còn một điểm chung nổi bật là các khối mảng hoa văn thường biểu hiện tính cặp (như cặp cá sấu, cặp trống đồng, hoa văn chữ X được coi như là cặp chữ C…).
Sự thể hiện hoa văn chữ X ở trung tâm như là một sự bắt buộc đối với tất cả các tấm đồng hình vuông nói trên (thậm chí có những tấm chỉ thể hiện nó mà không cần thể hiện các hoa văn khác) đã nói lên tầm hết sức quan trọng của nó trong suy nghĩ của người Việt cổ thời Hùng Vương. Vậy thì hoa văn chữ X mang ý nghĩa trọng đại gì, hay là biểu trưng về điều thiêng liêng gì?

Chữ Việt Cổ (khoa đẩu tự)




Chữ Việt cổ trên thân trống đồng Lũng Cú


Chữ cổ trên bãi đá cổ Sapa

Một số văn bản có chữ Việt cổ tìm được tại Sơn La.


Trên một lưỡi cày đồng thời Đông Sơn (minh họa ở hình 5c), người ta thấy ở 2 vị trí đối xứng nhau qua đường trục lưỡi cày, có khắc 2 họa tiết lần lượt như sau:

                         
                         
Trong khi một hình là đường tròn (kín) thì hình kia là 2 nửa đường tròn “áp lưng” vào nhau. Rõ ràng đó là hai hình, về vị trí là đối xứng nhau nhưng về hình dáng là trái ngược nhau. Chúng ta tạm gọi đó là hiện tượng đối xứng nghịch đảo (dù không đúng tí nào!). Sự đối xứng nghịch đảo còn được thấy rất nhiều trên mặt đồ gốm, đồ đồng thời Phùng Nguyên cho đến Đông Sơn. Người việt cổ từ rất lâu đã ưa thích những họa tiết hoa văn có dạng đối xứng nghịch đảo như:

  
 
Và cách sắp xếp bài trí đối xứng trên đại thể nhưng bất đối xứng ở chi tiết.
Chúng ta cho rằng mọi hình trang trí, mọi sự bài trí hoa văn đều mang tâm tư, tình cảm của người thực hiện chúng, và một khi việc sử dụng những họa tiết, những cách thức bài trí hoa văn lặp đi lặp lại một cách phổ biến toàn xã hội thì chúng cũng chính là  sự biểu hiện tư tưởng, quan niệm của con người thời đại đó về thế giới khách quan.
Tóm lại, chúng ta dông dài nãy giờ chỉ nhằm muốn nói lên ý này: từ rất lâu trong thời gian, người Việt cổ đã quan sát được một hiện tượng đặc trưng và phổ biến của thiên nhiên, đó là sự phân ly tương phản đồng thời với hợp thành thống nhất, nhờ có tương khắc đồng thời với tương sinh mà có tàn lụi và sinh nở, có cái chết và sự sống, thời gian trôi đi cho thiên nhiên xoay vần. Từ đó làm hình thành nên cái quan niệm hết sức đặc sắc và nói chung là đúng đắn về thế giới khách quan, mà có tính cơ bản, cốt lõi, nền tảng là quan niệm lưỡng phân lưỡng hợp. Lưỡng phân là phân đôi nhưng phân đôi ở đây không phải là phân chia ra thành hai phần bằng nhau một cách cơ học mà phân ra thành hai tương phản, trái ngược nhau như (người) đực (người) cái, (mùa) hạ (mùa) đông… Do bị tương khắc mà những thứ trái ngược nhau gặp nhau sẽ hủy diệt nhau. Nhờ có tương sinh mà có những cặp vừa giống nhau vừa trái ngược nhau. Sự trái ngược làm cho chúng cần đến nhau và sự giống nhau làm cho chúng tác hợp được với nhau theo từng cặp gọi là tương hợp. Lưỡng hợp làm cho sự sống được duy trì và sinh sôi nảy nở.
Quan niệm lưỡng phân lưỡng hợp đã in đậm vào tâm trí người Việt cổ và bộc lộ ra rõ rệt trong trang trí hoa văn. Một trong những bộc lộ ấy là sắp xếp và trình bày hoa văn theo lối đối xứng nghịch đảo. Gọi đối xứng nghịch đảo là không hợp lý, cho nên chúng ta gọi lại là “đối ứng tương phản”. Đối ứng tương phản là trường hợp phổ biến của Tự Nhiên và sự đối xứng (lệ thuộc rất nhiều vào sự qui ước!) chỉ là trường hợp riêng của đối ứng tương phản. Vậy, hai hình chính là 2 tương phản đối ứng của nhau. Nếu hình tượng trưng cho quả trứng, có ý nghĩa như đóng kín, sự sống chưa thành hình, sau này có thể còn thêm nghĩa là mái, cái, thì hình cũng tượng trưng cho quả trứng nhưng có nghĩa ngược lại là mở ra, nở ra, sự sống đã thành hình (gà con, vịt con…), sau này có thêm nghĩa là trống, đực. Thêm nữa, vì chỉ chú ý đến sinh nở thôi nên   là quả trứng, nghĩa là không có gì, còn là quả trứng đã nở ra (ra gà con chẳng hạn) nên có nghĩa là đã có, hay đó chính là cặp mang khái niệm tương phản Có - Không có, hoặc Đóng - Mở.


Những vở diễn để đời - Kỳ 7: Nỏ thần - ảnh 1
                        Huỳnh Đông (Cao Lỗ) và Mai Phương (Mỵ Châu) trong Nỏ thần - Ảnh: H.T.T
Tòa thành xây dựng kiểu vòng ốc ở ngoại thành Hà Nội là một di sản văn hóa quý báu với những dấu tích cổ còn sót lại cho đến nay.
Gieng ngoc Trong Thuy - My Chau, Co Loa nhin tu camera bay hinh anh 1
Câu chuyện cổ tích về Mỵ Châu Trọng Thủy vẫn được lưu truyền mãi cho đến ngày nay. Sau khi công chúa bị vua An Dương Vương chém, Trọng Thủy đuổi theo đến nơi, thấy Mỵ Châu đã chết, thương khóc ôm xác đem về chôn ở Loa Thành, hóa làm đá ngọc. Trọng Thủy nhớ tiếc Mỵ Châu, trở lại nơi vợ tắm gội trang điểm thương nhớ không nguôi, cuối cùng nhảy xuống giếng chết. Hiện nay giếng Trọng Thủy - Mỵ Châu nằm ngay cửa đền An Dương Vương, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh (Hà Nội).
 c.

Gieng ngoc Trong Thuy - My Chau, Co Loa nhin tu camera bay hinh anh 5
Năm 1962, thành Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Mê man suy diễn tiếp, như vậy, trứng nở là từ “vô” mà sinh “hữu”. Nhưng trứng từ đâu ra? Từ gà mẹ lưỡng hợp với gà trống mà ra. Gà mẹ và gà trống từ đâu ra? Từ sự sống ra. Sự sống từ đâu ra? Từ hoa lá cỏ cây ra. Còn hoa lá cỏ cây? Từ Đất ra. Đất từ đâu ra? Từ cái vĩ đại, mênh mông, cao vời thăm thẳm, cái bao trùm lên tất cả, cái sinh ra tất cả và chẳng còn cái gì sinh ra được nó (ngoài Tự Nhiên), sinh ra. Cái đó còn được gọi là cái Hằng Cửu hay Trời!
Khi Trời chưa sinh ra Đất thì Trời là Vô, khi Trời đã sinh ra Đất thì Trời là Hữu. Trời là vô của mọi cái vô nên gọi là vô cực, là hữu của mọi cái hữu nên gọi là thái cực. Vậy Trời là tất cả, là thiêng liêng nhất và uy quyền nhất, là vô cực mà cũng thái cực, là ngọn nguồn sinh ra Đất. Đất nhờ có Trời, lưỡng hợp với Trời mà tạo ra thiên nhiên xoay vần, sinh ra cỏ cây vạn vật và con người.
Quả trứng đã nở () là hữu đối với quả trứng chưa nở () và là vô đối với gà con mới được sinh thành, do đó nó cũng vừa là hữu vừa là vô, và là “bà đỡ” cho sự sống ra đời nên nó cũng có tính thiêng liêng đầy quyền uy. Nó giống Trời nhưng là con của Đất nên không thể bằng Trời mà chỉ có thể, giỏi lắm, là con của Trời - Đất, hay còn gọi là con Trời - Thiên tử.
Hình , nếu được nhìn ở góc độ khác, hoặc xoay nó một góc 90o, chính là hình chữ x , tiền thân của hoa văn chữ X thể hiện ở trung tâm các tấm đồng hình vuông. Nếu quả đúng thực như vậy thì hoa văn chữ X là sự biểu trưng của sức mạnh, uy quyền. Người nào được trao tấm “ấn” hình vuông sẽ trở thành người có quyền lực. Nếu tấm “ấn” hình vuông là biểu hiện một cương vực lãnh thổ nhất định thì người có nó chính là quan đầu lĩnh của khu vực đó. Nếu mặt của tấm hình vuông được coi là nước Văn Lang thì hoa văn chữ X được coi như Hùng Vương, có quyền uy tối thượng sau Trời - Đất, là cha của muôn dân nhưng là con của Trời (Thiên tử). Nếu mặt của tấm vuông được coi là Đất thì hoa văn chữ X chính là Mặt Trời (đời sau gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế), đấng thiêng liêng có quyền uy vô địch, và khi Trời, Đất hợp nhau thì sẽ tạo ra sự xoay vần của thiên nhiên theo chu kỳ hàng năm, mà một năm gồm 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông và 8 tiết khí gọi là “tứ thời bát tiết” hay mượn cách gọi của người Trung Hoa là “Tứ tượng, Bát quái” (xem hình 6b).

anduongvuong
Tâm thức dân gian vùng Cổ Loa ghi nhớ vua Thục là “người thượng du” hay rõ hơn là “người Cao Bằng”, “chỉ chuyên săn bắn”, “thạo nghề cung nỏ”.Không chỉ trong lễ tế An Dương Vương hàng năm mà trong tết nhất người Cổ Loa không thiếu được món bánh chưng Tày.
Phải chăng người Trung Hoa đã tiếp thu cái quan niệm lưỡng phân lưỡng hợp, đối ứng tương phản về thế giới cùng với những cách thức biểu đạt, diễn tả trong khắc họa của người Việt cổ, rồi từ đó cùng với những sáng tạo mới hết sức độc đáo của riêng họ như: khái niệm âm - dương, ký hiệu âm dương bằng vạch liền, vạch đứt, khái niệm lưỡng nghi, tương sinh, tương khắc… mà mở rộng hơn nữa về ý nghĩa và ứng dụng, vượt ra ngoài cả các nội dung ban đầu của nó là nhận thức tự nhiên, để có được một Kinh Dịch vô tiền khoáng hậu?
Nhìn đồ hình Bát quái của người Trung Hoa (hình 7), chúng ta không cưỡng nổi ý nghĩ rằng nó có xuất xứ từ hình 6b. Trong tiếng Trung Quốc, “quái” là từ “quải” mà ra, có nghĩa là treo, cái dùng để treo, người Trung Quốc và người Việt Nam thường treo hình Bát quái trên mặt tiền nhà ở để trừ tà. Có lẽ tập tục này đã có từ thời Hùng Vương với miếng bùa được treo là tấm đồng hình vuông như hình 6a và 6b?
Hình 7: Đồ hình Bát Quái
Những hoang tưởng vừa rồi thật kỳ quặc, nhưng kỳ quặc nhất vẫn là hoang tưởng sau đây. Nếu đặt hình 6a và 6b cạnh nhau mà quan sát một cách thật chăm chú, mắt chúng ta sẽ đột nhiên mờ đi, không còn thấy điều gì khác ngoài một màu nền trắng mịn như ngà, trên đó ảo huyền, nổi lên một màu xanh biếc như ngọc, và bên tai chúng ta văng vẳng tiếng vọng về từ đâu đó trong âm u ngàn xưa mà qua thần giao cách cảm hình như là mách bảo: “Các con thấy chưa? Đó chính là hồn vía của Hà Đồ, Lạc Thư, hai trang của pho sách đá bất hủ mà tổ tiên dân tộc Việt đã sáng tác ra được! AUM!”.
Sau khi hồi tỉnh lại, chúng ta không bao giờ nghi ngờ về điều đã chiêm nghiệm. Nếu ở hình 6a toát lên cái hồn vía của Hà Đồ, thì ở hình 6b toát lên cái hồn vía của Lạc Thư.
Yêu cầu của cuộc sống sẽ tự nhiên đưa con người nguyên thủy đến với sự đếm và tính toán. Sự đếm và tính toán dựa trên các ngón tay đã làm xuất hiện “bản cửu chương” Hà Đồ. Sau khi việc tính toán theo chỉ dẫn của “bản cửu chương” đã trở thành “quá dễ”, không cần thuộc cũng nhẩm ra kết quả một cách nhanh chóng như một bản năng thì công dụng tính toán của Hà Đồ cũng mất đi. Nó chỉ còn như một kỷ niệm. Tuy nhiên do tính hợp lý tự nhiên trong cách sắp xếp của nó mà theo nguyên lý tương tự, nó cũng phản ánh được phần nào nét cơ bản của thiên nhiên và sự vận hành của thiên nhiên. Một nhà thông thái nào đó đã có sáng kiến dùng Hà Đồ để mô tả, lý giải tính lưỡng phân lưỡng hợp, đối ứng tương phản của thiên nhiên. Rồi sau đó, một nhà thông thái khác thấy như thế là chưa đủ, bèn nảy ra sáng kiến xoay đi một chút theo cách đặc biệt, sắp xếp lại “hàng ngũ” một chút và làm Hà Đồ “biến tướng” thành Lạc Thư, trên cơ sở Lạc Thư mà tiếp tục mô tả, lý giải các hiện tượng thiên văn, địa lý cũng như sự chuyển vận của thiên nhiên trong khoảng Trời - Đất.

quipu_Inca
Quipu của đế chế Inca, Nam Mỹ.
hado
Hà đồ












                                              Lạc thư 


Chinese Abacus 02
Chiếc bàn tính truyền thống của người Trung Hoa, là sự tổng hợp các nút dây và những con số trong Hà Đồ và Lạc Thư.

Nhiều khả năng pho sách đá Lạc Thư (gồm hai “trang” Hà Đồ - Lạc Thư) xuất hiện đâu đó trong thời Phùng Nguyên, thời đại mà kỹ thuật chế tác đá đã đạt đến tinh xảo, đủ khả năng tạo nên một báu vật có một không hai của tổ tiên dân tộc Việt. Đến lúc đó chắc rằng chức năng “dạy” tính toán của Hà Đồ đã bị quên lãng từ lâu mà chỉ còn chức năng, cùng với Lạc Thư, “luận về chuyện Trời - Đất”. Nếu thế thì thời điểm ra đời của Hà Đồ còn sớm hơn rất nhiều, có thể là trước cả thời điểm ra đời của dây thắt nút một khoảng thời gian dài. Lúc đầu, có thể chỉ khi cần tính toán, người ta mới lấy những hòn sỏi viên đá ra sắp xếp Hà Đồ. Sau người ta dùng dây thắt nút để sắp xếp, sau nữa thì dùng những chuỗi hạt đá. Khi không còn chức năng tính toán số lượng nữa và Lạc Thư đã xuất hiện, người ta đã cố định hình dáng chúng lên mặt đất sét nung với những dấu tròn biểu thị hạt đá.
Nói riêng về cụm gồm 5 đơn vị ở trung tâm Hà Đồ cũng như Lạc Thư. Thuở sơ khai, đó chỉ là một túm hỗn độn, ngẫu nhiên. Dần dần, theo quan niệm thẩm mỹ và nhận thức tự nhiên mà nó được thể hiện một cách có trật tự theo dạng này hay dạng khác, để rồi cuối cùng thành hình hoa văn chữ X cách điệu trên các tấm đồng hình vuông, như chúng ta thử trình bày dưới đây:

Nếu trên trống đồng Đông Sơn, chúng ta không thấy xuất hiện hình hoa văn chữ X ở trung tâm trống đồng thì đơn giản chỉ có thể là chúng đã ra đời trước thời điểm ra đời của trống đồng và đến thời trống đồng Đông Sơn thì những hình hoa văn chữ X ấy chỉ còn đóng vai trò đơn thuần là… hoa văn, và ý nghĩa của chúng chỉ còn “phục vụ” trong phạm vi bùa chú, trừ tà, chiếu yêu mà thôi. Hoặc cũng có thể là chúng ta đã đoán sai một chi tiết. Có thể chính hình  mới mang ý nghĩa là: cái, mái, đàn bà… chứ không phải hình , và các tấm hình vuông đó ra đời vào thời kỳ mà xã hội vẫn còn tồn tại phổ biến chế độ Mẫu quyền. Sau này, đến thời trống đồng, chế độ Phụ quyền mới phổ biến nổi trội hẳn.
Nghề đúc đồng, chỉ sau khi biết cách chế tạo ra các hình thể tròn xoay thì trống đồng mới ra đời. Lúc này, để biểu thị cái quyền uy vô biên của Trời đã cụ thể hóa bằng Mặt Trời. Mặt Trời đóng vai trò Thiên sứ đến cai quản, điều hành thiên nhiên. Mọi biến động vĩ đại trên mặt đất này đều do thần Mặt Trời gây ra cả cho nên để có một cuộc sống may mắn, an lành, con người phải khiêm cung thờ phụng vị thần thiêng liêng số 1 ấy (tuy nhiên cũng phải thờ phụng, cúng kiếng những vị thần khác như thần núi, thần sông, thần nước, thần lửa… nhưng tất cả những vị thần này đều đứng dưới thần Mặt Trời, đều là sứ giả do thần Mặt Trời phái đến thế gian, và vua cố “chen chân”, tự nhận mình cũng là một sứ giả được thần Mặt Trời phái đến trị vì thiên hạ).
Cho dù hình hoa văn chữ X, thứ một thời là biểu trưng cho uy quyền tối cao, là “tâm điểm” diễn giải sự lưỡng phân lưỡng hợp, tính đối ứng tương phản của thực tại, không được thể hiện trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, song hệ thống hoa văn với lối bài trí sắp xếp đối xứng qua tâm về đại thể nhưng bất đối xứng ở tiểu tiết một cách có dụng ý, vẫn bảo lưu cái quan niệm truyền thống về một thế giới tương phản đối ứng, lưỡng phân lưỡng hợp, phân ly để thống nhất và thống nhất để sinh thành.
Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, xen kẽ với những vòng tròn hoa văn hình học là 3 vành hoa văn người - vật. Chắc chắn nhiều thông tin còn chưa biết về nội dung cũng như ý nghĩa của trống đồng Ngọc Lũ ẩn chứa ở 3 vành hoa văn đó. Chúng ta sẽ quan sát chúng và cố đưa ra một vài ý kiến có tính nghi vấn. Nhưng trước tiên, chúng ta sẽ xem xét lần nữa vùng hình tròn trung tâm, nơi nổi lên ngôi sao 14 cánh.
Nếu các cánh sao chỉ là tượng trưng cho những tia sáng rực rỡ của mặt trời (hay là của ngôi sao đêm nào đó) thì tại sao lại cần phải thể hiện ra nhất thiết có 14 cánh? Trên đồ gốm của cư dân tiền Đông Sơn, người ta đã thấy cách sắp xếp họa tiết hoa văn lặp lại, chạy kín khắp một vòng tròn quanh vật thể, chiếm đúng 6 khoảng bằng nhau. Điều đó cho thấy, ngay từ buổi đó người Việt cổ có thể đã phát hiện được bán kính một đường tròn bằng dây cung của 1/6 đường tròn. Vậy tại sao trên trống đồng Ngọc Lũ, họ không chọn thể hiện ngôi sao 12 cánh cho dễ dàng hơn? (Chia đường tròn thành 14 khoảng bằng nhau với thước kẻ và compa là một điều khó khăn, mà chia được chính xác là điều bất khả!).
 
Am Lich Viet.jpg
Chúng ta nhớ lại: theo sử cũ thì nước Văn Lang được chia làm 15 bộ, nghĩa là gồm 15 khu vực lãnh thổ tương đối độc lập với nhau, hợp thành theo thể chế liên minh, trong đó, bộ Văn Lang mạnh nhất, nắm quyền lãnh đạo (minh chủ). Tuy nhiên, có điều lạ là trong 15 bộ ấy, có 14 bộ có “địa chỉ” rõ ràng, riêng bộ có tên gọi là Bình Văn thì không biết nằm ở đâu. Hay là thực ra chỉ có 14 bộ thôi, bộ mang tên Văn Lang chính là bộ Bình Văn còn Văn Lang là tên của đất nước gồm 14 bộ, người đời sau ngộ nhận cho là Hùng Vương chia nước thành 15 bộ?
Cứ tạm cho rằng nước Văn Lang thời xuất hiện trống đồng Ngọc Lũ là gồm 14 khu vực lãnh thổ hợp thành thì đó là do tồn tại thực tế trước đó và Hùng Vương thần phục, thừa nhận, hay chính Hùng Vương là người đã phân chia địa phận cho các lạc tướng - trưởng bộ lạc độc lập cai quản (gọi là bộ lạc nhưng thực ra đã là khu vực dân cư gồm một vài hay nhiều tộc người sống chan hòa)? Theo chúng ta thì sự hình thành nên 14 bộ là do nhân tạo. Hùng Vương phân chia như vậy là tùy tiện hay có chủ ý?
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét