Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2021

TT&HĐ IV - 33/f

 
PHỤC DỰNG NỎ THẦN CỔ LOA - THỜI VUA AN DƯƠNG VƯƠNG


PHẦN IV:     BÁU VẬT 
 "Dọc đường lịch sỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..."
NTT 
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.” 
 
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng niềm hạnh phúc này.
D. Henziut
 
Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự trong lòng khoan khoái.
Ngạn ngữ Trung Quốc 
 

Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. 

Rene Descartes

Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. 
 Voltaire 
 
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách. 
 Plato 

“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.” 
 
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
 Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
  
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG I (XXXIII): TRỐNG ĐỒNG

“Khi đã biết sự thực của vật thể, ta sẽ thấy rằng thật vô lý khi tôn thờ các sản phẩm cô lập của dòng chảy không ngừng nghỉ của sự biến hóa, làm như chúng là vĩnh cửu và đích thực. Đời sống không phải là vật thể hay dạng của vật thể mà là một sự vận động liên tục hay chuyển hóa”
S. Radhakrishnan
 
“Nếu có ai hỏi di vật thuộc nền văn minh cổ xưa nào của những người anh em ruột thịt thiểu số phương Nam của Trung Hoa là quan trọng nhất, chúng ta có thể trả lời không do dự rằng đó chính là Trống Đồng”
Wen You
 

Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ – ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt ở đất Giao Chỉ.

Nguyễn duy Hinh



 

(Tiếp theo)


 

Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn, thuộc văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm. Là pho tượng sinh động nhất trong hệ thống tượng tròn Đông Sơn. Tượng miêu tả hai người đàn ông đóng khố, đầu chít khăn, đeo khuyên tai lớn chạm vai. Người cõng trong tư thế khom lưng, hai tay vòng ra sau ôm đỡ người ngồi trên lưng, hai chân như đang nhún nhảy theo điệu nhạc. Pho tượng không chỉ là bằng chứng về một loại hình âm nhạc truyền thống dân tộc đã được khởi nguồn từ văn hóa Đông Sơn mà còn phản ảnh đời sống tinh thần phong phú, sự lạc quan, yêu đời cũng như trình độ đúc đồng đỉnh cao của người Việt cổ.
Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn, thuộc văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm. Là pho tượng sinh động nhất trong hệ thống tượng tròn Đông Sơn. Tượng miêu tả hai người đàn ông đóng khố, đầu chít khăn, đeo khuyên tai lớn chạm vai. Người cõng trong tư thế khom lưng, hai tay vòng ra sau ôm đỡ người ngồi trên lưng, hai chân như đang nhún nhảy theo điệu nhạc. Pho tượng không chỉ là bằng chứng về một loại hình âm nhạc truyền thống dân tộc đã được khởi nguồn từ văn hóa Đông Sơn mà còn phản ảnh đời sống tinh thần phong phú, sự lạc quan, yêu đời cũng như trình độ đúc đồng đỉnh cao của người Việt cổ.

Đấu tranh sinh tồn khi được trang bị tư duy trừu tượng sẽ làm cho sự cảm giác ngày càng sâu sắc, ghi nhớ lâu dài, thăng hoa lên thành cảm giác gián giác. Cảm giác gián giác là cảm giác phi trực giác, được hình thành thông qua kinh nghiệm và sự trừu tượng. Ví dụ chúng ta sẽ cảm giác đau khi thấy người khác đứt tay hay sẽ cảm thấy rát khi nghĩ về cái tát. Cảm giác gián giác thuộc về hoạt động tinh thần của con người. Ở mức độ cao các cảm giác gián giác sẽ hun đúc nên những trạng thái tinh thần khác nhau, lập thành cái gọi là hệ thống tình cảm, ví dụ như sự sướng hay khổ, nỗi khổ đau hay niềm hạnh phúc.... Đó chính là nguyên nhân cơ bản tạo ra mọi sự hỉ, nộ, ái, ố trong xã hội, là cội nguồn của tham, sân, si, tham lam thèm khát lý tính mà đạo Phật đã giãi bày có phần sai lạc.
Và phàm những gì thỏa mãn sự thèm khát đó đều đáng được chú ý. Cái đáng chú ý càng có khả năng làm tăng mức độ thèm khát (tăng cảm giác thỏa mãn) thì càng có vẻ hiếm hoi và do đó càng đáng quí để rồi trở nên quí báu. Cái đáng quí, bản thân nó cũng trở thành đối tượng của sự thèm khát, lâu dần, tạo nên một cảm giác nền tảng trong vô thức được con người đánh giá hoặc biểu hiện ra thành tâm trạng của con người, được con người phân biệt, định nghĩa thành những cặp khái niệm tương phản như thơm - thối, ngon - dở… mà ở mức độ cao nhất là cặp hạnh phúc - bất hạnh. Đối với thị giác thì có cặp khái niệm đặc trưng và cơ bản là đẹp - xấu. Nguồn gốc của thẩm mỹ cũng từ đó mà ra. Cái đáng quí đồng thời cũng thường là cái đẹp và ngược lại cái đẹp cũng là cái đáng quí. Sự đáng quí của một cái gì đó không phải là bất biến, ổn định theo không gian và thời gian, do đó quan niệm thẩm mỹ có tính thời đại và tính tư tưởng.

Hình ảnh Tìm lại văn hoá Đông Sơn trong Bảo tàng Hà Nội số 4
Quả cân đá.
Hình ảnh Tìm lại văn hoá Đông Sơn trong Bảo tàng Hà Nội số 5
Đồ gốm phát hiện ở Hà Nội.
Hình ảnh Tìm lại văn hoá Đông Sơn trong Bảo tàng Hà Nội số 6
Móc đồng.
Hình ảnh Tìm lại văn hoá Đông Sơn trong Bảo tàng Hà Nội số 7
Sưu tập lưỡi cày đồng (thế kỷ III trước Công nguyên) phát hiện trong lòng trống đồng Cổ Loa.
Hình ảnh Tìm lại văn hoá Đông Sơn trong Bảo tàng Hà Nội số 8
Khuyên tai, vòng trang sức.
Hình ảnh Tìm lại văn hoá Đông Sơn trong Bảo tàng Hà Nội số 9
Sưu tập rìu đồng.
Hình ảnh Tìm lại văn hoá Đông Sơn trong Bảo tàng Hà Nội số 10
Thạp đồng.
Hình ảnh Tìm lại văn hoá Đông Sơn trong Bảo tàng Hà Nội số 11
Trống chậu.
Hình ảnh Tìm lại văn hoá Đông Sơn trong Bảo tàng Hà Nội số 12
Lẫy nỏ và mũi tên đồng Cổ Loa.
Hình ảnh Tìm lại văn hoá Đông Sơn trong Bảo tàng Hà Nội số 13
Sưu tập vũ khí.
Hình ảnh Tìm lại văn hoá Đông Sơn trong Bảo tàng Hà Nội số 14
Lưỡi câu.
Hình ảnh Tìm lại văn hoá Đông Sơn trong Bảo tàng Hà Nội số 15
Đồ trang sức: vòng đá, hạt chuỗi đá.
Hình ảnh Tìm lại văn hoá Đông Sơn trong Bảo tàng Hà Nội số 16
Tiền thời Hùng Vương.
Hình ảnh Tìm lại văn hoá Đông Sơn trong Bảo tàng Hà Nội số 17
Sưu tập cuốc (mai).
Trên cơ sở đó, có thể giải thích được những vòng xâu chuỗi hạt đá được khoan, tiện công phu, phát hiện khảo cổ được ở thời cổ đại vì sao trở thành một thứ “tiền tệ” có khả năng “mua” được những thứ đáng quí nên bản thân chúng trở nên quí báu. Con người giữ gìn cẩn thận chúng, trân trọng nâng niu chúng. Sở hữu chúng tạo một niềm mãn nguyện và càng có nhiều chúng thì càng tự hào. Người ta đeo chúng vào tay, vào cổ (rồi sau này hạt đá còn biến tướng thành vòng đeo tai, thành nhẫn xỏ ngón tay…) để tiện “đi buôn” và cũng còn để tích lũy,“khoe của”.
Sự quí giá của những vòng hạt đá đeo trên người làm nên một hình tượng “đẹp quá” nên có thêm chức năng làm đẹp, làm đồ trang sức. Sau này, theo đà tiến triển về trình độ sống, trình độ lao động của con người mà đồ trang sức trở nên đa dạng, phong phú và khi đã nhường chức năng tiền tệ cho những vật thể khác (tiện lợi hơn trong mua bán, cất giữ) thì chúng chỉ còn chức năng làm đẹp và đối với những thứ rất quí giá (bán được nhiều tiền, có từ cổ xưa, là kỷ vật thiêng liêng, có cuộc đời “ba chìm bảy nổi” lừng danh, hiếm hoi…) thì được xung vào hàng ngũ những báu vật.
Có thể nói thẩm mỹ nguyên thủy gắn liền với tính dục (hiểu theo nghĩa rộng là thèm muốn bản năng được tăng cường bởi lý trí). Điều này giúp chúng ta hiểu được vì sao có nhiều thứ người cổ xưa cho là tuyệt đẹp trong khi trước mắt chúng ta là “tuyệt xấu xí”; vì sao thời đó lại thấy được cái đẹp của hình thể của các bộ phận sinh dục ở người để mà dựng tượng tôn vinh chúng (cặp Linga - Yôni) trong khi chúng ta thường coi chúng là đồ xấu xí và thật là xấu xa khi nhắc công khai đến chúng bằng những cái tên “dân dã” (thật ra trong phòng the lúc nổi hứng vẫn thấy chúng “đẹp quá”!). Sự sung túc sẽ phân định rõ rệt dần cái đẹp thành hai bộ phận là cái đẹp vật chất và cái đẹp tinh thần. Cũng có thể gọi cái đẹp tinh thần là cái đẹp thuần túy và trở thành đối tượng của “mua bán”. Người ta trang điểm chỉ vì muốn… đẹp.
 
Bộ sưu tập trang sức cổ từ thời Đông Sơn cách đây 2000 – 2500 năm của ông Đào Tam Tỉnh.
Bộ sưu tập trang sức cổ từ thời Đông Sơn cách đây 2000 – 2500 năm của ông Đào Tam Tỉnh.
Các trang sức làm bằng đồng từ thời Đông Sơn có niên đại cách đây 2000 – 2500 năm.
Các trang sức làm bằng đồng từ thời Đông Sơn có niên đại cách đây 2000 – 2500 năm.
Những chiếc trâm bằng đồng thuộc thời Đông Sơn.
Những chiếc trâm bằng đồng thuộc thời Đông Sơn.
Một chiếc hoa tai được chế tác tinh xảo cũng xuất phát từ niên đại này.
Một chiếc hoa tai được chế tác tinh xảo cũng xuất phát từ thời này.
Hai chiếc vòng tay có từ thời Đông Sơn.
Hai chiếc vòng tay có từ thời Đông Sơn.
Chiếc khuyên tai ba mẫu bằng đá ngang thời Đông Sơn. Được biết, tại 2 tỉnh Nghệ Tĩnh, hiện chỉ có Bảo tàng Hà Tĩnh còn giữ được một chiếc và chiếc còn lại nằm trong bộ sưu tập của ông Tỉnh.
Chiếc khuyên tai ba mẫu bằng đá ngang thời Đông Sơn. Được biết, tại 2 tỉnh Nghệ Tĩnh, hiện chỉ có Bảo tàng Hà Tĩnh còn giữ được một chiếc và chiếc còn lại nằm trong bộ sưu tập của ông Tỉnh.
Từ cách đây hơn 2000 năm, người Việt cổ đã làm ra chiếc khuy cài áo.
Từ cách đây hơn 2000 năm, người Việt cổ đã làm ra chiếc khuy cài áo.
Không chỉ có trang sức bằng đồng, người thời Đông Sơn còn sửa dụng các vật liệu khác làm đồ trang sức như xương, gốm, đá quý, thủy tinh tự nhiên, vỏ sò. Một chiếc vòng được làm từ thủy tinh tự nhiên.
Không chỉ có trang sức bằng đồng, người thời Đông Sơn còn sửa dụng các vật liệu khác làm đồ trang sức như xương, gốm, đá quý, thủy tinh tự nhiên, vỏ sò. Một chiếc vòng được làm từ thủy tinh tự nhiên.
Ảnh chụp những đồ trang sức làm từ xương động vật.
Đồ trang sức làm từ xương động vật.
Tiền ốc và trang sức làm từ ốc ở thời Đông Sơn. Đây cũng là món đồ không thể thiếu trong số những lễ vật thách cưới của người xưa.
Tiền ốc và trang sức làm từ ốc ở thời Đông Sơn. Đây cũng là món đồ không thể thiếu trong số những lễ vật thách cưới của người xưa.
Một chiếc khuyên tai 3 đầu thú bằng ngọc có độ tuổi trên dưới 2000 năm.
Một chiếc khuyên tai 3 đầu thú bằng ngọc có độ tuổi trên dưới 2000 năm.
Để sở hữu bộ đồ trang sức cổ, ông Tĩnh không ngần ngại mua nguyên bộ khuyên tai từ làm bằng thủy tinh, đá cho đến bằng ngọc.
Đây là bộ khuyên tai từ làm bằng thủy tinh, đá cho đến bằng ngọc.
Một chiếc khuyên tai được làm từ Ngọc Bích có từ thời Đông Sơn được tìm thấy ở làng Vạc, Thái Hòa, Nghệ An.
Một chiếc khuyên tai được làm từ Ngọc Bích có từ thời Đông Sơn được tìm thấy ở làng Vạc, Thái Hòa, Nghệ An.
Ông Tỉnh cho biết, vật ông đang cầm trên tay chính là khuôn đá đúc vòng đồng mà người thời Đông Sơn sử dụng làm đồ trang sức.
Ông Tỉnh cho biết, vật ông đang cầm trên tay chính là khuôn đá đúc vòng đồng mà người thời Đông Sơn sử dụng làm đồ trang sức.
Những hạt trang sức làm từ đá, thủy tinh từng được xâu làm vòng vào thời Đông Sơn tìm thấy ở làng Vạc, Nghệ An.
Những hạt trang sức làm từ đá, thủy tinh từng được xâu làm vòng vào thời Đông Sơn tìm thấy ở làng Vạc, Nghệ An.
Còn số hạt trang sức làm từ đá và thủy tinh này lại có từ thời Chăm, Óc Eo ở miền nam.
Còn số hạt trang sức làm từ đá và thủy tinh này lại có từ thời Chăm, Óc Eo ở miền Nam.
Đến thời Phùng Nguyên, kỹ thuật chế tác đá càng điêu luyện. Người cổ dùng các loại đá như amphibolít, néphrit cho việc chế tạo các viên đá có lỗ xỏ xâu. Sau khi đã được tiện, khoan, mài bóng những viên đá đó có hình dáng tròn xoay, tâm có lỗ xỏ, bề mặt trông như sừng, ngà, ngọc, thường có màu xanh biếc, trắng muốt hay tím hồng rất đẹp. Thời này, chức năng tiền tệ của các hạt đá xâu chuỗi, chắc rằng càng được tăng cường, thậm chí là đóng vai trò chính trong việc trao đổi, “mua bán” trong nền sản xuất hàng hóa sơ khai đã hình thành.
Nhờ đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội cũng như hình dáng hài hòa, cân đối của các viên đá hình tròn xoay mà những chuỗi xỏ xâu những viên đá đó trở nên quí báu, đẹp đẽ và đương nhiên hình dáng của chúng phải được ghi nhớ, lưu giữ trên đồ gốm, đồ đồng như một sự trang trí làm đẹp, nâng cao giá trị của đồ vật mà chúng được thể hiện trên đó. Sau khi đã được cách điệu hóa, những hình chuỗi viên đá xỏ xâu hóa thành những vòng hoa văn gồm các hình tròn chấm giữa liên kết với nhau bằng những đường lượn tiếp tuyến và được ưu tiên thể hiện dồi dào trên trống đồng Ngọc Lũ với ý nghĩa: sung túc, thịnh vượng. Bản thân vòng tròn có chấm giữa nói lên sự quí giá, cao sang. Đó chính là hình tượng “đồng tiền” của đất nước mà người đương thời gọi là Mặt Trời, người đời sau gọi là Văn Lang (hoặc cũng có thể đất nước Mặt Trời xuất hiện và tồn tại vào thời xa xưa hơn nữa và là tiền thân cổ xưa nhất của đất nước Văn Lang?).


                                            Đồ trang sức của cư dân Phù Nam.

tiền-cổ, kho-báu, bí-mật, sưu-tầm, tiền-đồng, tiền-xu, lòng-đất, khai-quật, triệu-Đinh, Hoa-Lư, Ninh-Bình
Hai đồng tiền cổ: Thái Bình hưng bảo (thời Đinh, là đồng tiền cổ nhất của Việt Nam) và Nguyên Phong thông bảo (thời Trần)
(Xin kể thêm: công cuộc khảo cổ đã phát hiện được nhiều di vật được cho là những quả cân thuộc thời đại Đông Sơn, một số bằng gốm nhưng phổ biến hơn cả là bằng đá. Người ta cũng phát hiện được 4 quả cân bằng đồng tại các di chỉ Đông Sơn, Đào Thịnh, Làng Cả và Làng Nhâm. Quả cân Làng Nhâm có dáng nửa hình cầu dẹt, trên mặt được trang trí hoa văn hình sao 10 cánh, xen giữa các cánh sao là hoa văn tam giác gạch chéo (mô típ này giống như trên một số trống đồng Đông Sơn), bao quanh ngôi sao là vành trang trí các đường gạch chéo. Quả cân Đông Sơn có trang trí hoa văn thừng xoắn nổi đánh đai gợi lên hình ảnh những quả cân được buộc dây treo khi cân. Đặc biệt là quả cân Làng Cả (xem hình 4). Trên mặt quả cân này được trang trí những cặp hoa văn gồm hai vòng tròn có chấm giữa liên kết nhau bằng đường lượn tiếp tuyến (như nói lên sự tương phản đối ứng khi cân hay cũng có thể mang ý nghĩa về sự liên quan đến “tiền bạc”, mua bán).

Chú tâm vào những xâu chuỗi hạt đá quí báu, chúng ta đã “bỏ rơi” dây thắt nút. Để cho công bằng, chúng ta nên nói một chút về nó. Có thể thân phận của dây thắt nút là nghèo hèn, nhưng chắc chắn nó đã có một cuộc đời oanh liệt. Công lao to lớn của nó trên lãnh thổ Việt Nam, thời tiền - sơ sử là không thể phủ nhận. Có thể lúc đầu, dây thắt nút chỉ đóng vai trò là phương tiện lưu nhớ về số lượng thành quả lao động trong hoạt động sống của con người, sau đó thêm chức năng dùng để “tính toán” giản đơn như thêm, bớt, gom vào, phân ra… Khi trình độ tính toán của con người được nâng lên đến mức những kết quả tính toán nhờ dây thắt nút, chỉ cần nhẩm cũng ra (cách tính nhẩm này đã trở thành kỹ năng gần như bẩm sinh nhờ được học truyền miệng từ tấm bé, qua các trò chơi dân dã, tương tự như chẳng hạn trò “ô ăn quan”, “chơi chuyền”, “nhảy lò cò”, “trốn tìm”…), thì dây thắt nút cũng mất chức năng này (hoặc xuất hiện chức năng cao hơn), xuất hiện chức năng khác như theo dõi thời gian (xác định ngày trăng tròn, thời điểm chuyển biến thời tiết khí hậu…), lưu nhớ các sự kiện, diễn giải các hiện tượng bằng cách biểu thị sự tăng giảm về số lượng kèm theo một số qui ước nào đó (sinh nở, tuổi đời, hôn nhân, tang ma, lễ hội, cúng kiếng…). Nhiều khả năng nhờ có dây thắt nút mà lịch pháp xuất hiện. Dần dần sự biểu đạt các ý tưởng bằng dây thắt nút ngày càng phong phú làm cho nó trở thành một loại chữ viết tạm gọi là “sắp đặt”. Để biểu đạt một nội dung nào đó, người ta sắp xếp (các) dây thắt nút theo một hình dáng nào đó, trong một trình tự nào đó, thông qua một hệ thống những qui ước đã có sẵn và người “đọc” nó sẽ hiểu được ý người sắp xếp muốn thổ lộ. Chúng ta có thể tưởng tượng loại chữ viết đó, không phải tượng hình, cũng không phải tượng thanh mà tương tự như cách biểu đạt súc tích trong “ngôn ngữ toán học”, tương tự như tín hiệu “moóc” (chấm gạch) trong thông tin vô tuyến thời mới qua gần đây. Nhiều khả năng, do sự thao tác phức tạp và đặc thù xã hội (tồn tại nhiều loại chữ viết sơ khai khác nhau trong liên minh các bộ lạc) mà loại chữ viết “sắp xếp” bằng dây thắt nút chỉ phổ biến trong bộ máy chính quyền, như một “văn tự” chung để phục vụ cho mục đích điều hành đất nước liên minh (liên bang). Sau này, để lưu giữ những nội dung quan trọng như những tài liệu, những câu chuyện lịch sử trên những “trang” đất sét, những mặt đồ gốm trước khi nung, chữ sắp xếp dây thắt nút được cải tiến, giản lược hóa, dùng ngay hoa văn vòng tròn tiếp tuyến có chấm giữa là hình tượng dây thắt nút, thêm vào những ký hiệu phụ trợ như dấu chấm tròn, dấu móc  mà thành chữ viết thực thụ. Có thể rằng đến thời Thục Phán - An Dương Vương, chữ viết dây thắt nút đã được thay thế bằng loại chữ ở hình 5e (và ký hiệu các số từ 1 đến 8 được ký hiệu như hình 5d?).
 
Hình 5: Có thể là những dấu vết về chữ viết cổ của người Đông Sơn?
Rất nhiều biển hiệu trong những di tích khảo cổ cho phép nhận định rằng thời Hùng Vương, dây thắt nút đã trở thành phương tiện biểu đạt đa năng và chữ viết trên cơ sở dây thắt nút đã được dùng phổ biến trong tầng lớp trên, ở những người có học thức cao và hàng ngũ thư lại của chính quyền trung ương.
Để giải trí một chút, chúng ta thử chế một câu văn viết kiểu “thắt nút” xem sao. Trước hết, chúng ta qui ước:


 “Vợ chồng, buổi sáng ra sông bắt được 2 con cá, buổi chiều, ra đồng gặt lúa.”
Phải chăng văn tự thắt nút ngày xưa đại khái như thế? Trong “An Nam chí lược” có ghi là thời Hùng Vương: “Chưa có chữ nghĩa, còn dùng lối thắt nút dây làm dấu ghi nhớ”. Trong “Việt sử lược” cũng viết: “Chính sự dùng lối kết nút”. Kinh nghiệm cho thấy trong cổ sử thiếu gì những nhận định không chính xác. Có thể thời Hùng Vương, chữ viết kiểu dây thắt nút như một thứ “xa xỉ”, không bức thiết đối với cuộc sống thường nhật nên cũng không phổ biến và lưu truyền trong dân dã, nơi mà ngôn ngữ và những sợi dây thắt nút đã đủ đáp ứng nhu cầu trong lao động và sinh hoạt (hiện tượng hầu hết dân thường mù chữ trong xã hội là phổ biến trên thế giới ở mọi thời đại cho đến thời cận đại, và tương tự như thế, ngày nay, dân chúng không nhất thiết phải thông đạt những kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến mới sinh tồn được, thậm chí là hoàn toàn không cần thiết vì đã có bộ phận các nhà thông thái hướng đạo.)
Sử xanh nói khác, các nhà ngôn ngữ học còn ý kiến này nọ, mặc lòng, chúng ta tin tưởng vào sự ước đoán của mình: thời Hùng vương đã có chữ viết đích thực. Niềm tin đó càng được củng cố vững chắc vì chúng ta đã nghiền ngẫm rất lâu trước di vật bằng đồng thuộc thời Hùng Vương được tái hiện trên hình 6c.
Thế thì các “dây chuyền” gồm các vòng tròn chấm giữa nối nhau bằng đường lượn tiếp tuyến, có trên trống đồng Ngọc Lũ, ngoài sự tượng trưng cho sung túc, thịnh vượng ra, có mang thêm chức năng là những dòng văn tự không? Có lẽ chúng chỉ mang thêm chức năng trang trí. Ngay thời nay, trên quốc huy của các nước cũng rất “kiệm lời”.
Hình 6: Tái hiện di vật bằng đồng thuộc thời Hùng Vương 

(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét