Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

TT&HĐ IV - 33/h


 
Truyền Thuyết Lạc Long Quân Và Âu Cơ - Văn hóa đáng tự hào của dân tộc Việt Nam
                                            

PHẦN IV:     BÁU VẬT 
 "Dọc đường lịch sỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..."
NTT 
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.” 
 
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng niềm hạnh phúc này.
D. Henziut
 
Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự trong lòng khoan khoái.
Ngạn ngữ Trung Quốc 
 

Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. 

Rene Descartes

Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. 
 Voltaire 
 
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách. 
 Plato 

“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.” 
 
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
 Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
  
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG I (XXXIII): TRỐNG ĐỒNG

“Khi đã biết sự thực của vật thể, ta sẽ thấy rằng thật vô lý khi tôn thờ các sản phẩm cô lập của dòng chảy không ngừng nghỉ của sự biến hóa, làm như chúng là vĩnh cửu và đích thực. Đời sống không phải là vật thể hay dạng của vật thể mà là một sự vận động liên tục hay chuyển hóa”
S. Radhakrishnan
 
“Nếu có ai hỏi di vật thuộc nền văn minh cổ xưa nào của những người anh em ruột thịt thiểu số phương Nam của Trung Hoa là quan trọng nhất, chúng ta có thể trả lời không do dự rằng đó chính là Trống Đồng”
Wen You
 

Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ – ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt ở đất Giao Chỉ.

Nguyễn duy Hinh
 

 

(Tiếp theo)


Trong quá trình luận giải, minh chứng cho cái quan niệm về tính lưỡng phân lưỡng hợp của thế giới, người Việt cổ xưa đã sáng tạo ra đồ hình Lạc Thư và cho đó là “tượng Trời”. Trời là cao cả, phi thường và tối thượng uy linh, vì thế mà “tượng Trời” cũng thể hiện ra những điều, đối với người xưa là huyền bí, thiêng liêng.
Chúng ta đã quá quen thuộc Hà Đồ, Lạc Thư. Nhưng ở đây, để cho câu chuyện diễn tiến thuận lợi hơn, chúng ta sẽ tái hiện chúng dưới dạng “kỹ thuật số” ở hình 8. (Nhân tiện, với hệ thống được cho là ký hiệu số thời Hùng Vương ở hình 5d và thêm ký hiệu , chúng ta cũng thể hiện Lạc Thư như ở hình 8d)


Biểu tượng âm dương nói lên bản chất và mối quan hệ giữa âm và dương.
 
Chu kỳ dòng khí luân phiên trong 8 đường kinh.
 
                                  Kết quả hình ảnh cho hình ảnh  tượng số trong kinh dịch                         Hà Đồ - Lạc Thư theo tưởng tượng của Khổng An Quốc
 
Con Long Mã huyền thoại từ 6000 năm trước, nay trở thành một biểu tượng cho điềm lành
dùng trong những gia đình tin vào tác dung mang lại may mắn của nó. Nguồn: mynga.vn


Trước đây, chúng ta có suy diễn rằng Hà Đồ là hình tượng của Trời - Đất lúc chưa phân. Nhưng có lẽ điều suy diễn đó không đúng.   Đúng hơn có thể là người xưa coi Hà Đồ là Đất và Lạc Thư là Trời theo quan niệm "Trời tròn Đất vuông". Nếu Lạc Thư được cho là “tượng Trời” thì Hà Đồ chính là “tượng Đất”. Từ tượng Đất mà có thể sinh ra tượng Trời và ngược lại từ tượng Trời có thể sinh ra tượng Đất. Tuy nhiên chúng là hai thể lưỡng phân tương phản của nhau, giống nhau về tượng số, cùng nhận tượng số 5 làm Thái cực, làm cái căn cốt sinh thành của chúng, và tổng lực lượng của mỗi thể đều là 45 (bằng nhau về lực lượng).
Cái quan niệm Trời và Đất bằng nhau về lực lượng thật là đáng ngờ, khó lòng thuyết phục được ai vì trực giác mách bảo Đất là lớn nhưng Trời còn lớn hơn, bao trùm cả Đất. Vậy thì 45 không hẳn là lực lượng của riêng Đất mà tạm cho rằng nó còn phải hàm chứa lực lượng của vạn vật, muông thú, trong đó có cả con người (lực lượng này là tạo tác của chung Trời - Đất và thực ra, tất cả, kể cả Đất đều do Trời sinh ra). Cách lý giải này cũng chưa ổn lắm. Nhưng thôi, hãy tạm hiểu và nếu ai đó thắc mắc thì chúng ta sẽ gân cổ hét lên không ngần ngại: “Trời sinh ra thế đấy!”.
Hình 8: Hà Đồ (a), Lạc Thư (b) “cách điệu”
Dù sao thì chúng ta chẳng quan tâm lắm tới điều nói trên mà là điều này: trên Lạc Thư hình tròn 8b có một hiện tượng đặc biệt là tổng các số nằm trên một đường kính (kể cả số 5 ở trung tâm) luôn bằng 15. Lạ lùng hơn nữa, nếu sắp xếp Lạc Thư theo dạng hình vuông (hình 8c) thì tổng các số theo bất cứ hàng cột nào hay đường chéo qua tâm hình vuông đều bằng nhau và cũng bằng 15. (Trong toán học, người ta gọi cách sắp xếp các con số có tính chất như vậy là ma phương. Hình vuông như vậy gọi là hình ma phương và Lạc Thư chính là ma phương nhỏ nhất. Tuy nhiên, nếu cho phép số nguyên âm xuất hiện trong ma phương thì ta có thể trừ tất cả các số của hình 8c cho 5, ta sẽ làm xuất hiện một bóng ma thực thụ ở hình 8e. Đó là một ma phương chỉ có linh hồn chứ không có thể xác, vì tổng các số theo hàng, cột, hàng chéo đều bằng hư vô - số 0). Chính sự lạ lùng đó đã toát lên cái vẻ huyền bí huyn hoặc của tượng Trời - Lạc Thư đối với người xưa và cả đối với chúng ta nữa. Bởi vì không phải người ta ngay từ đầu đã có chủ đích đi tìm một hình như thế mà là từ sự tìm tòi cách sắp xếp hợp lý cho Hà Đồ. Quá trình tìm tòi đó chính là quá trình thống nhất giữa quan niệm lưỡng phân lưỡng hợp, tương phản đối ứng về thế giới khách quan (vốn dĩ là đúng đắn) với bản chất tự nhiên của số đếm cũng như sự biến đổi, chuyển hóa có tính bảo toàn, hiển nhiên, “hợp đạo lý” giữa chúng với nhau. Sự thống nhất đó đã tác thành nên một Hà Đồ độc nhất vô nhị, vừa cân đối, vừa hài hòa, vừa cực kỳ sinh động, như vốn dĩ phải thế chứ không thể khác. Hà Đồ đẹp như vậy nên Lạc Thư (được suy diễn ra từ Hà Đồ) cũng thật là đẹp bởi cũng mang cái bản chất hợp lý, cũng như một thực thể đầy biến hóa, cân bằng trong sống động xoay vần đến vĩnh viễn đồng thời lại như bất biến, hằng cửu. Hiện tượng ma phương của Lạc Thư cứ như là một hiện tượng tình cờ “chẳng ai muốn” vậy và nhờ thế mà con số 15 trở nên thiêng liêng. Nó được cho là số lượng biểu trưng đặc tính của tượng Trời và vì Trời sinh ra Đất nên cũng là biểu trưng đặc tính của Trời - Đất.
  Nguyên lý Thái Cực cho rằng bản thân vũ trụ là có con số, chúng sinh vạn vật trong vũ trụ cũng đều có số, tất cả mọi thứ trong vũ trụ tồn tại đều là sự thể hiện của những con số. Cũng có thể nói rằng tất cả đều là con số, sinh mệnh và vật chất, thời gian và không gian đều là thể hiện của những con số, tất cả đều có con số, tất cả cũng đều nằm trong các con số. Kết cấu và sự phát triển diễn hoá của tất cả sinh mệnh và vật chất, thời gian và không gian đều đang thuận theo và thể hiện quy luật vận hành của những con số, quy luật này chúng ta cũng gọi nó là định số.
Thông thường chúng ta nhận thức rằng tất cả mọi con số chẳng qua đều chỉ là một khái niệm, là không thực chất, trong thế giới hiện thực hoàn toàn không có bất kỳ “số” nào “đặt” cụ thể ở đâu đó. Nhưng cuộc sống hàng ngày của chúng ta lại không thể rời xa những con số. Ví như nói rằng đã tiêu bao nhiêu tiền, mua bao nhiêu đồ, thời gian bây giờ là mấy giờ mấy phút, ngày mấy tháng mấy năm bao nhiêu, trong đó đều có chữ số. Dẫu rằng như vậy, chúng ta vẫn nhận thức được rằng tiền là tiền, đồ là đồ, tiền và đồ đều là những thứ rất thực tại. Nhưng con số chỉ là con số, con số không phải là tiền, con số cũng không phải là đồ, con số vẫn chỉ là một khái niệm, là thứ không hề có thực, quả thực có đúng như vậy không? Cũng không đúng.
Tượng Trời còn có một đặc tính khác thường nữa. Số 5 ở trung tâm Lạc Thư là Thái Cực mà cũng chính là cái căn cốt của tượng Trời, tượng Đất. Nếu đem nó nhân với số 3 sẽ sinh ra con số 15 thiêng liêng:
5 x 3 = 15
Lấy số thiêng liêng nhân với 3, sẽ ra lực lượng của tượng Trời:
15 x 3 = 45
Lực lượng đó cũng chính là Thái Cực nhân với 9:
5 x 3 x 3 = 5 x 9 = 45
Ở hình tượng Hà Đồ cũng bàng bạc con số 15. Nếu chúng ta giả sử rằng Thái Cực 5 ở Hà Đồ bây giờ ám chỉ con người và tổng các số trên đường tròn phía trong (bằng 10 đơn vị) là vạn vật muông thú thì tổng của vạn vật muông thú và người chính là bằng 15 (nghĩa là 1+2+3+4+5=15). Vậy lực lượng của riêng Đất thôi là tổng các số trên đường tròn ngoài và bằng 30. Với giả sử này, ta thể hiện một tượng Đất giống tượng Trời ở hình 9a.

Hình 9: Hà Đồ “rút gọn” và tượng Trời - Đất
Ta thấy tổng các cặp số đối ứng qua tâm đường tròn (không tính số 15 ở trung tâm) đều cho ra con số 15 và tổng các số có trên đường tròn cho ra số 30. Rõ ràng nếu nhân đôi số 15 sẽ cho ra lực lượng của Đất:
15 x 2 = 30
Phải chăng cái ý tưởng số Đất là 2, số Trời là 3 xuất phát từ việc nhân số thiêng liêng với số 2 hoặc 3:
15 x 2 = 30 = lực lượng của Đất (khi đứng phân ly)
15 x 3 = 45 = lực lượng của Trời (khi đứng phân ly)
Chúng ta có thể tổng kết thế này: 5 là tượng trưng con người (còn gọi là (chúng ta đặt) số "tiểu diễn" của Trời).
5 x 2 = 10 là tượng trưng của vạn vật, muông thú (gọi tắt là vạn vật)
5 x 3 = 15 là số thiêng liêng của Trời và cũng là lực lượng vạn vật, và người
15 x 2 = 30 là tượng trưng cho Đất
15 x 3 = 45 là tượng trưng cho Trời
Nếu chia tất cả vế phải (tức là các số 5, 10,15, 30, 45) cho 5 ta được dãy số:
1, 2, 3, 6, 9 (Cộng năm số đó lại được số 21. Chia số 21 cho 3 ta được số 7. Cộng(hoặc trừ) 21 với 7 ta được số 28 (hoặc số 14). Chia số 28 cho 2 ta được số 14. Số 14 là số cánh của ngôi sao trung tâm trên mặt trống đồng Ngọc Lũ). Có kỳ lạ không?
Số 1 là tượng trưng cho sự bắt đầu, chỉ Thái Cực mà cũng tượng trưng cho người, nên con người cũng giống Trời, tuy nhỏ nhoi hơn, được gọi là con Trời và tự vỗ ngực ta đây là… tiểu Vũ Trụ).
Có thể cái hình tượng ở hình 9a đã khơi gợi ý tưởng cho các nhà thông thái Việt cổ (chắc là uyên thâm, giàu trí tưởng tượng hơn NTT của chúng ta!) tạo tác nên hình tượng đầy công phu, sắc sảo và thật là tươi sáng, đẹp đẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, vừa đóng vai trò là biểu tượng của đất nước Văn Lang hùng cường, an thái, vừa là nơi gửi gắm quốc hồn quốc túy ngàn đời của một thời khai mở, tạo dựng và thăng hoa lên văn minh của một nền văn hóa có lịch sử xuyên suốt, liên tục từ rất sâu trong tối cổ.
Đất và Trời ở trạng thái lưỡng phân là tượng Đất, tượng Trời “đứng” tách biệt thành 2 thể tương phản đối ứng. Khi lưỡng hợp, chúng tạo nên sự vận động biến hóa không ngừng của vạn vật hiện tượng. Trong thực tại, Trời và Đất tỏ vẻ lưỡng phân nhưng không tách biệt hẳn thành hai thể độc lập như mô tả ở hình 8a+b, tỏ vẻ lưỡng hợp nhưng không thành khối hỗn độn hay “hòa tan” vào nhau.
Lưỡng phân rồi lưỡng hợp, lưỡng hợp rồi lưỡng phân, phân phân hợp hợp là quá trình tự nhiên của vạn vật, là nguyên nhân làm cho vạn vật biến biến hóa hóa thành muôn hình vạn trạng và không ngừng đến bất tuyệt. Trời và Đất cũng thế, phân rồi hợp, hợp rồi phân, phân mà hợp, hợp mà phân. Theo quan niệm người xưa, thoạt kỳ thủy, Trời và Đất chưa phân, chỉ là một thể hỗn mang, Trời Đất trộn lộn làm một. Thế rồi trong cõi tối tăm, mịt mùng, không đầu không cuối ấy, kết tụ một Thái Cực thúc đẩy một năng lực vĩ đại: Ông Đùng. Ông Đùng vươn vai đứng dậy, đạp Đất đội Trời, đắp đá thành cột trụ chống Trời. Từ đó Đất và Trời lưỡng hợp trong trạng thái lưỡng phân, bốn bề trở nên trật tự, tươi sáng, vạn vật đâu vào đấy. Cỏ cây, muông thú, loài người lần lượt được Đất sinh ra và dung dưỡng…  
 Nhất nhị tam mà Lão Tử nói chủ yếu ứng dụng về ý nghĩa tượng trưng của những con số, mục đích của ông không phải là để giảng về những con số, mà là để giảng Đạo, là để nói rõ trật tự sáng tạo ra Thiên Địa Nhân, trật tự này cũng là một trong những nội hàm về những con số trong nguyên lý Thái Cực
 Nguyên lý Thái Cực cho rằng, mọi sinh mệnh và vật chất trong vũ trụ này của chúng ta đều do ngũ hành cấu thành, tức là vi lạp cấu thành nguyên thuỷ nhất, nguyên sơ nhất của mọi sinh mệnh và vật chất chính là Ngũ hành. Trong lý luận của Đạo gia thời Trung Quốc cổ đại, trạng thái nguyên sơ của Ngũ hành tại vi quan được gọi là “Khí 炁”, cũng viết là “Khí 氣”, cho rằng khí của Ngũ hành tụ lại thì thành hình, tản đi thì là khí. Lão Tử cũng có câu rằng: “Vạn vật phụ âm nhi bão dương, sung khí dĩ vi hoà” (Vạn vật chứa âm mà ôm dương, khí đầy đủ thì hoà), cũng là ý nghĩa này.



Cấu trúc cửu trù theo Lạc Thư – Trù thứ nhất nói về Ngũ hành. 
 
Chắc rằng sau khi đã có tượng Đất, tượng Trời, thì người xưa sẽ nảy ra băn khoăn: tượng của Đất, Trời hợp nhất trông như thế nào? Một nhà thông thái Việt cổ đã có sáng kiến “trộn” tượng Trời và tượng Đất làm một để cho ra tượng Trời - Đất lúc chưa phân (được mô tả ở hình 9a) và cả tượng Trời - Đất sau khi đã “lưỡng phân lưỡng hợp” (được mô tả ở hình 9c).
Hình 9b cho thấy, khi Trời - Đất chưa phân, đúng là hỗn độn thật, chẳng biết đâu là Trời và đâu là Đất. Chỉ biết rằng tổng số lượng trên vòng tròn ngoài là 70, trên vòng tròn trong là 10 và ở trung tâm (vị trí Thái Cực) cũng là 10. Do đó mà cũng biết được tổng lượng Trời - Đất là:
70 + 10 + 10 = 90
Khi Trời - Đất ở trạng thái lưỡng phân - lưỡng hợp (hình 9c), hình tượng của nó rõ ràng là “nề nếp”, sáng sủa. Vòng tròn ngoài cùng tượng trưng cho Trời, có tổng lượng là 50 (mà người Trung Hoa gọi là số "đại diễn" của Trời). Vòng tròn trong (được Trời bao bọc) tượng trưng cho Đất, có tổng lượng là 30. Vòng tròn nhỏ ở trung tâm (được Đất bao bọc) tượng trưng cho muôn vật (mà con người là đại diện) có tổng lượng là 10. Ba số đó có mối quan hệ:
10 + 30 = 40
10 + 40 = 50
10 x 3 = 30
10 x 5 = 50
Đem chia tất cả các vế cho số Đất (số 2), sẽ có:
5 + 15 = 20
5 + 20 = 25
5 x 3 = 15
5 x 5 = 25
Chia tiếp cho số tiểu diễn của Trời (số 5) để được một biểu diễn mới, có thêm một biểu diễn nữa, rồi lại nhân với 2:
                      
Nếu gọi số 1 là số Thái Cực (cũng là số tiểu diễn của Thái Cực) thì khi nó hợp với số Đất (số 2) sẽ cho ra số Trời (số 3 - chúng ta gọi thêm là số tiểu diễn của Đất); số Đất hợp với số Trời sẽ cho ra số Trời - Đất (số 5 và chúng ta gọi thêm là số tiểu diễn của Trời). Theo cách gọi qui ước như vậy thì số 9 chính là số tiểu diễn của Trời - Đất và số 90 là số đại diễn của nó (hay còn gọi là (số) lượng Trời - Đất).
Nếu gọi số 10 là số đại diễn của Thái Cực thì lượng Trời - Đất bằng số tiểu diễn của nó (số 9) tích hợp với số đại diễn Thái Cực (9 x 10 = 90)…
Nói chung, chúng ta có thể tung hứng đủ kiểu đối với những con số trên, nhưng sẽ chỉ gây ra những nhàm chán, nên chỉ xin nói thêm đôi điều mà chúng ta cho là rất đáng quan tâm.
Như vậy, những số: 1, 3, 5 (số tiểu diễn Thái Cực, Đất - Trời) đóng vai trò như mật mã thông tin, như cơ sở nền tảng, thiết yếu làm hình thành nên tượng số Trời - Đất. Đó là một điều huyền bí có nguồn gốc từ thực tại. Bàn tay năm ngón của con người đã làm nên vô vàn điều kỳ diệu và chính nó đã là xuất phát điểm làm nên Hà Đồ, cội nguồn của tất cả các hình tượng diễn tả Trời - Đất mà người Việt cổ xưa đã sáng tạo ra được. Phải nói rằng Hà Đồ vừa giản dị vừa cao siêu, vóc dáng tưởng nhỏ bé mà hóa ra thật là vĩ đại. Nó là biểu tượng tuyệt vời về sự thống nhất huyền bí giữa tư tưởng đầy ắp tính sáng tạo của con người và nguyên lý linh diệu của Tự Nhiên Tồn Tại. Con người đã may mắn được Tạo Hóa trao cho chiếc chìa khóa là bàn tay năm ngón (với 4 ngón 3 đốt, một ngón 2 đốt, gồm vị chi là 14 đốt) để có cơ hội biểu diễn nói chung là đúng đắn hình tượng và sự vận hành của Trời - Đất mà tổng quát hơn là của Thế giới Tự Nhiên, hay con người sở hữu bàn tay năm ngón là một định mệnh “bắt buộc”? Nếu là định mệnh phải như thế chứ không thể khác, thì cần phải tìm nguồn gốc của nó ở đâu đó rất sâu trong thế giới vi mô và thậm chí với ý nghĩa là một thực thể được hợp thành từ 5 yếu tố, thì đặc tính ấy có khả năng đã được thể hiện ra ngay từ thể nhỏ nhất của Vũ Trụ: hạt Không Gian.

 
Sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN – mất khoảng năm 500 đến 490 TCN) là một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagoras. Ông thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học vĩ đại. Trong tiếng Việt, tên của ông thường được phiên âm từ tiếng Pháp thành Pytago.

Nếu cộng 3 số ấy ta có tổng là 9 - số tiểu diễn của Trời - Đất.
Vì số Trời - Đất là tổng hợp của số Trời và số Đất (5 = 3 + 2) nên khi “bớt” số Trời, sẽ có số Đất. Số Đất hợp với các số 1, 3, 5 sẽ được dãy số thiêng liêng mới: 1, 2, 3, 5. Tích hợp (nhân) tất cả các số đó với số Trời - Đất (số 5) rồi tổng hợp (cộng) lại sẽ có kết quả là số 55 (Kinh Dịch gọi số này là số Trời - Đất!).
Nếu lấy số Đất tích hợp với chính nó, sẽ xuất hiện số 4. Chúng ta gọi số 4 là số Phương Chiều của Đất hoặc của Trời, hay còn gọi là số tiểu diễn Không Gian và đặt thêm tên cho số 2 là số tiểu diễn phương chiều. Cộng 2 với 4 sẽ có 6 và được chúng ta gọi là số tiểu diễn phương chiều không gian của Đất hoặc của Trời khi chúng “đứng” riêng biệt. Nếu chúng ta cộng 4 với 4 (hoặc nhân 4 với 2) sẽ cho ra số 8. Số 8 là hỗn hợp các số phương chiều của Trời và Đất, đồng thời cũng là số đại diễn phương chiều của Trời hoặc Đất. Ở trạng thái “gắn bó” với nhau, Trời và Đất lưỡng phân mà cũng lưỡng hợp, do đó giữa chúng cũng có sự liên thông với nhau về mặt phương chiều. Vậy phương chiều của Trời hợp với phương chiều của Đất thông qua một cặp phương chiều chung, nghĩa là:
4 + 4 + 2 = 10,
và chúng ta gọi số 10 là số phương chiều không gian của Trời - Đất. Số phương chiều không gian của Trời - Đất còn có thể được tính ra bằng cách tổng hợp số phương chiều không gian của Trời (hay Đất) với số phương chiều không gian của Đất (hay Trời), nghĩa là:
6 + 4 = 10
Nếu cho rằng Tự Nhiên là cái còn lớn hơn cả Trời - Đất, thao túng cả Trời - Đất, thì số 10 (số đại diễn của Thái Cực, số phương chiều không gian của Trời - Đất) còn được gọi là số tiểu diễn của Tự Nhiên và số đại diễn của nó là:
10 x 10 = 100
Nếu không có phương chiều thì cũng không thể xác định được vị trí của Thái Cực. Vô Cực hiển nhiên thành Thái Cực là nhờ có phương chiều. Có thể thấy số tiểu diễn Thái Cực hợp với số tiểu diễn Phương Chiều sẽ tạo ra số tiểu diễn của Đất (số Trời):
1 + 2 = 3;
số tiểu diễn Phương Chiều hợp với số tiểu diễn của Đất sẽ tạo ra số tiểu diễn của Trời:
2 + 3 = 5
Đặc biệt, nếu hợp số tiểu diễn Không Gian với số tiểu diễn của Đất, hoặc hợp số tiểu diễn Phương Chiều với số tiểu diễn của Trời, chúng ta sẽ có được một số mới, rất ít xuất hiện:
4 + 3 = 2 + 5 = 7
Số 7 cũng chính là hợp của số 6 (tiểu diễn Phương Chiều Không Gian) với số 1 (tiểu diễn Thái Cực). Trong thực tại, nếu không có điểm gốc tọa độ thì phương chiều không gian cũng không được xác định, nghĩa là không có số 1 thì số 6 không thể hiện hữu và biến hóa được. Vậy, chúng ta có thể gọi số 7 là số tiểu diễn Không Thời Gian và có tính thiêng liêng.
Đến đây, chúng ta đã có thể thiết lập được một dãy số từ 1 đến 10 và gọi nó là dãy tiểu diễn, hay dãy cơ sở của thế giới khách quan “kỹ thuật số”. Dãy này có tổng bằng 55(!) và có thể phân nó thành 2 dãy chẵn lẻ (tương phản đối ứng) như sau:
1 + 3 + 5 + 7 + 9 = 25
10 + 8 + 6 + 4 + 2 = 30
(Thấy ngay: 25 + 30 = 55, hay 11 x 5 = 55)
25 là một số đặc biệt, là kết quả của số Trời - Đất (số tiểu diễn của Trời) tích hợp với chính nó (5 x 5 = 25), nếu nhân nó với số 2 ta sẽ có số đại diễn của Trời (lượng Trời). Một số tích hợp với chính nó còn gọi là tích hợp tự nó (bình phương). Điều huyền bí nhất là ở đây:
           
Đó là trường hợp đặc biệt của Định lý Pitago nổi tiếng: trong một tam giác vuông, tổng bình phương hai cạnh góc vuông bao giờ cũng bằng cạnh huyền bình phương).

Giả thuyết về Lạc thư - Hà đồ phát hiện ngay từ thời đầu lập quốc được bổ trợ bằng một di vật khảo cổ là một chiếc rìu đá tìm thấy ở Bắc Sơn, trên đó khắc chòm sao Vũ Tiên (Hercules), có niên đại từ 5000 năm tr.CN, được minh họa ở bên. (theo Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Gs. Trần Ngọc Thêm - Nxb T/p Hồ Chí Minh, In lần thứ 2,1997). Khoa thiên văn học hiện đại đã xác nhận: Chòm sao Vũ Tiên cách đây 7000 năm chính là chòm sao Thiên cực Bắc trên bầu trời nhìn từ trái Đất. Điều này chứng tỏ rằng: từ thời tối cổ, những con người đầu tiên ở vùng đất này đã quan sát thiên văn, để hơn 2000 năm sau đến khoảng đầu thiên niên kỷ thứ 3 tr.CN đã tạo dựng nên một nền văn minh kỳ vĩ với bề dày tính bằng thiên niên kỷ còn truyền lại đến tận bây giờ.
Rùa Thần cõng Lạc thư và cái tích thời xưa
Rùa Thần cõng Lạc thư và cái tích thời xưa


Đến đây, thật không tìm được lời nào để tỏ lòng kính phục của chúng ta đối với sự tài giỏi của tổ tiên. Chỉ với 10 ngón tay của hai bàn tay, họ đã sáng tạo ra Hà Đồ - Lạc Thư, bước đi đầu tiên của toán học và biểu tượng đầu tiên, đúng một cách ngây thơ về Trời - Đất. Trong tiềm thức sâu thẳm, chúng ta còn ngờ rằng người Việt cổ là người đầu tiên khám phá ra, hoặc tiếp thu từ nền văn minh Mẫu La đã khuất cái định lý thuộc hàng đầu tiên của hình học: định lý Pitago.
Có thể phát biểu trường hợp độc nhất vô nhị của Định lý Pitago bằng lời như sau: tích hợp tự nó của số Trời (mà cũng là số tiểu diễn của Đất) cộng với tích hợp tự nó của số Phương Chiều (mà cũng là số tiểu diễn của Không Gian) sẽ bằng với tích hợp tự nó của số Trời - Đất (mà cũng là số tiểu diễn của Trời) hay là bằng với một nửa số đại diễn của Trời.
Nói thêm:
1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 15
      2 + 3 + 4 + 5 = 14
            3 + 4 + 5 = 12
                  4 + 5 = 9
Tổng cộng: 55
Con số 55 làm chúng ta nhớ lại hình tượng Hà Đồ do Khổng An Quốc (cháu đời thứ 12 của Khổng Tử) lập ra. Tổng số các chấm tròn trên hình Hà Đồ đó cũng bằng 55 đơn vị với sự xuất hiện 2 hàng 5 chấm tròn nằm đối xứng qua cụm 5 trung tâm.

(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét