Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

HAY VẪN DỞ, ĐÚNG CÒN SAI

(ĐC sưu tầm trên NET)

Tư duy định hướng hay rồi
Chỉ còn thực tiễn rối bời, chưa hay!
ĐC
http://www.youtube.com/watch?v=R6zc3zZPvkA

Nguyễn Phú Trọng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyen Phu Trong.jpg
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhiệm kỳ 19 tháng 1, 2011 – nay
2 năm, 300 ngày
Tiền nhiệm Nông Đức Mạnh
Kế nhiệm đương nhiệm
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Nhiệm kỳ 26 tháng 6, 2006 – 23 tháng 7, 2011
7 năm, 142 ngày
Tiền nhiệm Nguyễn Văn An
Kế nhiệm Nguyễn Sinh Hùng
Bí thư Thành ủy Hà Nội
Nhiệm kỳ 1 năm 2000 – 26 tháng 6, 2006
Kế nhiệm Phạm Quang Nghị
Bí thư Quân ủy Trung ương
Nhiệm kỳ 19 tháng 1, 2011 – nay
2 năm, 300 ngày
Tiền nhiệm Nông Đức Mạnh
Kế nhiệm đương nhiệm
Thông tin chung
Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam
Sinh 14 tháng 4, 1944 (69 tuổi)
xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội
Học trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Dân tộc Kinh
Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944) là một chính khách Việt Nam. Trước khi được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 19 tháng 1 năm 2011, ông từng giữ chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ ngày 26 tháng 6 năm 2006 đến ngày 23 tháng 7 năm 2011. Ông cũng là một Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng), Cử nhân Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông Nguyễn Phú Trọng còn giữ chức vụ Bí thư Quân ủy Trung ương và Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Tiểu sử Ông sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1957 đến năm 1963, ông học trường cấp II rồi cấp III Nguyễn Gia Thiều đóng tại huyện Gia Lâm nay là quận Long Biên Hà Nội.
Năm 1963, ông học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (từ năm 1965 đến năm 1967, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán lên huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái - nay là Thái Nguyên). Ông tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương.
Năm 1967, ông trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân của tạp chí Cộng sản), một trong ba cơ quan tuyên truyền quan trọng và chuyên chính nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (cùng với báo Nhân DânQuân Đội Nhân Dân).
Năm 1973, ông được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Năm 1981, ông được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh, học tập và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô (thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô).
Tháng 8 năm 1983, ông về nước, tiếp tục công tác ở Ban Xây dựng Đảng của tạp chí Cộng sản. Được đề bạt làm Phó trưởng ban (tháng 10 năm 1983), Trưởng ban (tháng 9 năm 1987), Uỷ viên Ban biên tập (tháng 3 năm 1989), Phó tổng biên tập (tháng 5 năm 1990) rồi Tổng biên tập tạp chí Cộng sản (tháng 8 năm 1991).
Năm 1992, ông được phong học hàm Phó giáo sư và 10 năm sau (2002) ông được phong học hàm Giáo sư.
Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 1 năm 1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, họp tại Hà Nội, ông cùng với 19 người khác được bầu bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII.
Tháng 8 năm 1996, ông làm Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội, kiêm Trưởng Ban Đại học, phụ trách công tác tuyên giáo của Thành ủy.
Tháng 2 năm 1998, ông phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Hiệu phó trường KHXH và Nhân Văn.
Từ tháng 8 năm 1999 cho tới hết nhiệm kì của Đại hội VIII, ông tham gia Thường trực Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII; trực tiếp chỉ đạo việc biên soạn Văn kiện Đại hội IX của Đảng.
Tháng 1 năm 2000, ông làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Tháng 11 năm 2001, ông kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng. Từ đầu năm 2003, ông trực tiếp chỉ đạo công tác tổng kết 20 năm đổi mới, chuẩn bị và biên soạn văn kiện Đại hội X của Đảng.
Ngày 26 tháng 6 năm 2006, ông đảm nhận chức vụ Chủ tịch Quốc hội thay ông Nguyễn Văn An, xin từ nhiệm. Hai ngày sau, Bộ Chính trị đã chỉ định ông Phạm Quang Nghị, người vừa được Quốc hội miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, làm Bí thư Thành ủy Hà Nội kế nhiệm.
Tại kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII, ông tái đắc cử chức Chủ tịch Quốc hội.
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 19 tháng 1 năm 2011. Ông Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều nỗ lực trong công tác chỉnh đốn Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, như việc đề ra Nghị quyết Trung ương 4 với phong trào "Phê bình và tự phê bình".

___________________

Ông nói hay vì chân tình, thoải mái
Chưa hẳn hay vì chướng ngại tầm nhìn!
Ông nói đúng vì qua nhiều từng trải
Và còn sai vì chưa thấy căn nguyên!...
He,he...he!...
ĐC
 http://www.youtube.com/watch?v=3BhkOu_4TtU
http://www.youtube.com/watch?v=mlaPA606M-c

Trần Phương 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trần Phương
Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Nhiệm kỳ tháng 4, năm 1982 –
tháng 1, năm 1986
Bộ trưởng Bộ Nội Thương
Nhiệm kỳ tháng 1, 1981 – tháng 4, 1982
Tiền nhiệm Trần Văn Hiển
Kế nhiệm Lê Đức Thịnh
Thông tin chung
Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam
Sinh 1 tháng 7, 1927 (86 tuổi)
Mỹ Hào - Hưng Yên
Trần Phương sinh năm 1927, Giáo sư Kinh tế; nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam Khóa VII (1981-1987), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV (dự khuyết; 1976–1982), V (1982-1986), Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1982-1986), Bộ trưởng Bộ Nội Thương (1981-1982) nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tiểu sử

Trần Phương tên thật là Vũ Văn Dung, sinh năm 1927 tại Mỹ Hào, Hưng Yên. Trong thời kỳ chống Pháp ông có biệt danh là Trần Phương.
  • Năm 1941 ông vào học Trường Bưởi, Hà Nội.
  • Năm 1943, ông tham gia hoạt động cách mạng. Bị mật thám thực dân Pháp truy lùng, ông lánh về quê để hoạt động. Tới năm 1945, ông là lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở quê hương ông trong thời kỳ cách mạng tháng 8.
  • Trong thời kỳ 9 năm chống Pháp (1945-1954), ông lãnh đạo cuộc chống Pháp ngay trong khu vực đồng bằng Pháp kiểm soát.
  • Năm 1946, ông là Bí thư huyện ủy, năm 1948 là Phó Bí thư tỉnh ủy Hưng Yên khi mới 21 tuổi.
  • Năm 1947, ông là Giám đốc Sở Thông tin Liên khu 3 kiêm Chủ nhiệm Báo Cứu quốc Liên khu 3.

Sau chiến tranh chống Pháp

  • Sau năm 1954, ông được cử sang Trung Quốc học ở Học viện Mác-Lê Nin, sau 2 năm ông là Chủ nhiệm Khoa Kinh tế.
  • Năm 1959, ông được cử về Ủy ban Khoa học Nhà nước, và cùng với một số người xây dựng Viện Kinh tế, và sau đó là Viện trưởng Viện Kinh tế.
  • Năm 1968, ông được bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội, sau đó làm Trợ lý cho Bí thư Lê Duẩn.
  • Năm 1977, ông được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nội thương, chuyển vai trò từ nghiên cứu sang công việc điều hành quản lý kinh tế Việt Nam sau chiến tranh.
  • Năm 1979, ông được bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, hàm Bộ trưởng.
  • Năm 1981, ông được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nội thương.
  • Năm 1981-1987, Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khóa VII (đại biểu tỉnh Tiền Giang).
  • Từ năm 1982-1986, ông là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó Thủ tướng) thời điểm đất nước sắp chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường.
  • Năm 1986 ông nghỉ hưu, đến năm 1996 ông sáng lập nên Trường Đại học Dân lập Quản lý và Kinh doanh Hà Nội, đóng vai trò trong hoạt động giáo dục đào tạo.

Đánh giá

Ông được xem là một trong những người nghiên cứu sâu về thực trạng nền kinh tế bao cấp của nhà nước, đặc biệt là cơ chế giá bao cấp. Từ những năm 1960, khi làm công việc nghiên cứu ở Viện kinh tế, ông đấu tranh không khoan nhượng, tranh luận gay gắt với các đại biểu của ủy ban Vật giá Nhà nước về sự bất hợp lý của cơ chế trên, và đến cuối thập niên 1970 những quan điểm của ông đã được thực thi khi ông là Bộ trưởng Bộ nội thương.
Trong nền kinh tê bao cấp, ông cũng là người không đồng tình với chế độ cung cấp phân biệt thứ bậc A,B,C trong ngành thương nghiệp - Hệ thống bìa A,B,C. Ông đã trình bày với Tổng bí thư Lê Duẩn và Trưởng ban tổ chức Lê Đức Thọ và cuối cùng cũng đã xóa được hệ thống cửa hàng cung cấp.
Ông cũng là người khởi xướng bãi bỏ chính sách nghĩa vụ bán gia súc của người dân cho nhà nước, ông đã cùng với Tố Hữu, lúc đó là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bộ trưởng phá rào bằng Quyết định số 4/HĐBT với 3 điều do Tố Hữu ký, với quyết định này từ năm 1985, sản lượng thu mua tăng gấp đôi so với các năm trước, nông dân được bán sản phẩm theo giá thỏa thuận mà không bị ép phải bán theo giá nhà nước chỉ định như trước.

_________________________

                                         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét