Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

PHÙ THỦY 1

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bạn biết gì về thuật phù thủy?

THUẬT PHÙ THỦY! Từ đó gợi lên điều gì trong trí bạn?
Ðối với nhiều người, đó là một loại mê tín và sự tưởng tượng kỳ quặc, không đáng để ý. Theo họ, thuật phù thủy chỉ có trong lĩnh vực tưởng tượng—những mụ phù thủy già mặc áo choàng có mũ trùm đen, bỏ cánh dơi vào vạc bọt sôi sùng sục, biến người ta thành ếch nhái và vừa bay vút qua bầu trời đêm trên một cán chổi vừa cười khúc khích cách hiểm độc.
Ðối với những người khác, thuật phù thủy không phải là trò đùa. Một số nhà nghiên cứu nói hơn nửa dân cư trên thế giới tin rằng phù thủy có thật và có thể gây ảnh hưởng trên đời sống người khác. Hàng triệu người tin rằng thuật phù thủy là xấu, nguy hiểm và rất đáng sợ. Thí dụ, một cuốn sách về tôn giáo ở Phi Châu tuyên bố: “Sự tin tưởng vào chức năng và mối nguy hiểm của loại ma thuật độc ác, yêu thuật và phép phù thủy bén rễ sâu trong đời sống người Phi Châu... Những mụ phù thủy và những thầy pháp là những kẻ bị dân chúng trong cộng đồng ghét nhất. Ngay đến ngày nay, có những nơi và những trường hợp họ bị dân chúng đánh đến chết”.
Tuy nhiên, ở các nước Tây Phương, thuật phù thủy mang một bộ mặt mới, đáng kính trọng. Sách báo, truyền hình và phim ảnh đã làm cho người ta bớt sợ thuật phù thủy. David Davis, người chuyên phân tích ngành tiêu khiển, nhận xét: “Ðột nhiên những mụ phù thủy trở nên trẻ và duyên dáng hơn, rõ ràng là duyên dáng hơn. Hollywood thật nhạy bén nắm bắt thị hiếu... Bằng cách tạo những nàng phù thủy duyên dáng và dễ thương hơn, họ có thể lôi cuốn lượng khán giả đông hơn, kể cả phụ nữ và trẻ em”. Hollywood biết cách biến đổi bất cứ thị hiếu nào trở thành một mối lợi béo bở.
Một số người nói thuật phù thủy trở thành một trong những phong trào thuộc linh phát triển nhanh nhất ở Hoa Kỳ. Trong khắp những nước phát triển, vì được phong trào giải phóng phụ nữ gợi cảm hứng và bị thất vọng đối với các tôn giáo chính nên càng có nhiều người tìm đến nhiều hình thức thuật phù thủy để thỏa mãn nhu cầu thiêng liêng. Trên thực tế, có quá nhiều hình thức thuật phù thủy đến nỗi người ta bất đồng ý kiến, ngay cả về ý nghĩa của chữ “phù thủy”. Tuy nhiên, những người tự nhận là phù thủy thường đồng hóa mình với Wicca—được định nghĩa trong một tự điển là “một tôn giáo thờ thiên nhiên của dân ngoại có nguồn gốc trước thời đạo Ðấng Christ ở tây Âu và nay đang trải qua sự phục hưng vào thế kỷ 20”.* Do đó, nhiều người cũng tự cho mình là dân ngoại giáo hoặc dân ngoại giáo tân thời.
Trong suốt lịch sử, giới phù thủy đã bị người ta thù ghét, ngược đãi, tra tấn, ngay cả sát hại. Chẳng lạ gì khi những người thực hành thuật phù thủy tân thời rất muốn cải tiến hình ảnh phù thủy của mình. Theo một cuộc thăm dò, hàng chục phù thủy được hỏi rằng họ muốn truyền đạt thông điệp gì cho quần chúng. Nhà nghiên cứu Margot Adler đã tóm tắt lời đáp của họ như sau: “Chúng tôi không phải là kẻ ác. Chúng tôi không thờ phượng Ma-quỉ. Chúng tôi không làm hại hay cám dỗ người ta. Chúng tôi không phải là những kẻ nguy hiểm. Chúng tôi bình thường như các bạn. Chúng tôi có gia đình, nghề nghiệp, hy vọng và ước mơ. Chúng tôi không phải là một giáo phái nguy hiểm. Chúng tôi không là những kẻ kỳ quặc... Các bạn không nên sợ chúng tôi... Chúng tôi giống các bạn nhiều hơn là các bạn nghĩ”.
Thông điệp đó ngày càng được chấp nhận. Nhưng phải chăng điều này có nghĩa là không có lý do để lo ngại về thực hành này? Chúng ta hãy xem xét câu hỏi này trong bài kế tiếp.

[Chú thích]
Chữ thuật phù thủy trong Anh ngữ có nguồn gốc từ Anh ngữ xưa “wicce” và “wicca” ám chỉ những người nữ và người nam thực hành phù phép.

Huyền bí nguồn gốc của bùa chú và phép thuật

(Kienthuc.net.vn) – Ở những nơi mà người ta tin vào bùa chú và phù thuỷ thì vẫn còn có những cái chết đầy bí ẩn chưa lời giải đáp…
Bùa chú chỉ tồn tại khi…

Từ thời cổ Ai Cập đến nay, các truyền thuyết về những người đang khoẻ mạnh bỗng dưng đổ bệnh rồi chết do mắc phải những bùa chú độc hại hoặc phép phù thuỷ ở khắp các vùng thuộc Haiti, châu Úc, châu Phi…

Trong các tư liệu cổ có ghi lại một phương pháp ám thị để giết người mà thổ dân châu Úc thường dùng là “thuật cốt chỉ”. Đó là phương pháp mà thổ dân phù thuỷ dùng xương giết người mà cái xương không cần phải tiếp xúc với người bị hại. Xương chỉ vào ai thì người đó giống như bị cái mác nhọn xuyên tim, chắc chắn không thoát khỏi số kiếp.

Xương giết người có thể được chế tạo bằng xương, bằng gỗ, hoặc đá nhưng điều quan trọng nhất là đương sự và những người trong cộng đồng phải tin tuyệt đối vào phép màu của nó. Trong cuốn sách “Thổ dân châu Úc” của tiến sĩ Bruce năm 1925 có miêu tả rất sinh động về hậu quả một người bị xương giết người chỉ vào.

Tiến sĩ Bruce kể chi tiết, một người khi phát hiện đã bị xương giết người chỉ vào mình thì tình cảnh thật đáng thương. Anh ta đứng đờ người ra ở đó, mặt đăm đăm nhìn cái xương giết người. Hai tay đưa lên, dường như muốn ngăn chặn luồng sát khí đang tràn tới. Mắt anh ta hết cả thần khí, mặt thì đờ ra lộ rõ vẻ đau khổ và sợ hãi khủng khiếp. Anh ta muốn kêu lên, nhưng cổ họng dường như bị tắc nghẽn, không thể kêu thành tiếng. Miệng anh ta chảy bọt rãi, run khắp người, cơ bắp co giật, không điều khiển được nữa. Tiếp đó anh ta loạng choạng lùi lại rồi ngã vật ra ngất xỉu.

Sau đó không lâu, anh ta cuộn người giãy giụa một cách đau khổ, hai bàn tay ôm mặt rên rỉ. Tiếp đó, anh ta trở nên yên ổn hơn, rồi tự bò về lều của mình. Bắt đầu từ đó anh ta sinh bệnh, bồi hồi, nóng nảy không yên, cự tuyệt ăn uống. Anh ta không nghe cũng không hỏi tới mọi việc trong bộ tộc. Chỉ có thầy phù thuỷ dùng phép thuật giải bùa, nếu không thì cái chết sẽ không xa nữa. Nếu thầy phù thuỷ kịp thời cứu giúp thì anh ta được cứu sống.

Ngoài “thuật cốt chỉ”, bùa chú và phép thuật còn rất nhiều kiểu, nhiều loại. Một số nơi thì dùng sáp, gỗ, bùn đất, mì hoặc rơm rạ làm thành hình nộm người bị hại, rồi dùng kim đâm vào khắp hình nộm, hoặc châm lửa thiêu cháy nó đi. Một số nơi lại lấy tóc hoặc những mảnh vụn của móng tay chân rồi tổ chức nghi thức bùa chú. Lại có những nơi bùa chú dùng hình thức ngâm nga hoặc ca hát để biểu hiện. Lại có nơi đem lửa đặt lên hòn đá hoặc vũ khí; hoặc dùng một lọ thuốc thảo dược; hoặc thuốc bột để làm phù phép và bùa chú.


Phương pháp có khác nhau, nhưng chỉ cần người hành động, người bị hại và những người xung quanh họ đều tin ma lực của phép thuật đó thì bùa chú sẽ phát huy tác dụng. Nếu tất cả những người trong một vùng sinh hoạt đều tin vào bùa chú, coi người bị bùa chú là người đã chết và đối xử với họ như đối với người chết, thì hậu quả sẽ rất nhiêm trọng. Tinh thần của người bị hại có thể vì thế mà bị tổn thương, từ đó không buồn ăn uống, và mau chóng tử vong.


Giải mã những cái chết từ bùa chú

Các nhà khoa học không ngừng khám phá, nghiên cứu bí ẩn của bùa chú và các phép thuật. Năm 1921 nhà nhân loại học nước Anh Macerliter Mary, khi nói về những hiểu biết liên quan đến phép phù thuỷ, thừa nhận, phép phù thuỷ từ thời xa xưa chẳng phải do người ta bịa ra, mà chính nó là ảnh hưởng của một tín ngưỡng dị giáo, bắt nguồn từ những người ở hang động thuộc thời kỳ đồ đá cũ.

Về phản ứng của người bị hại đối với xương giết người, đã từng có người giải thích theo sinh lý học, cho rằng phản ứng sinh lý xảy ra khi sự sợ hãi đến tột độ cũng tương tự như khi căm giận đến tột độ. Sợ hãi hay căm phẫn tột độ đều làm cho mạch ở vai tăng lên, đồng thời làm giảm máu ở các bộ phận không quan trọng khác. Như thế cơ thể đảm bảo cho cơ bắp được cung cấp đầy đủ máu, để tăng cường hiện năng cho nó, khiến người đó trong lúc cố sức vật lộn trước cơn nguy biến có thể thoát chết. Mạch tố ở vai có thể khiến cho những mạch máu nhỏ ở một phần cơ thể bị giảm một phần lượng máu và thu nhỏ đi một ít, để đạt được hiệu quả ấy.


Những phản ứng tự nhiên đó của cơ thể có lợi nhưng cũng có hại, bởi vì khi máu được cung cấp ít đi, thì lượng ôxy được hồng cầu đưa đến cũng giảm tương ứng. Nếu trong các mao mạch mà thiếu ôxy, huyết tương sẽ dễ xâm nhập vào các tổ chức xung quanh. Nếu như trạng thái sợ hãi và căm giận tột độ kéo dài quá lâu, thì sự lưu thông máu trên toàn bộ cơ thể sẽ giảm đi. Lượng máu lưu thông sẽ giảm khiến huyết áp bị giảm thấp, có thể dẫn đến sự tuần hoàn ác tính. Bởi vì áp huyết xuống thấp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới công năng của khí quản trong việc đảm bảo tuần hoàn máu, từ đó dẫn đến việc lưu thông máu tiếp tục giảm, rồi lại hạ huyết áp xuống nữa. Cứ tiếp tục như vậy, thì sự tuần hoàn ác tính ấy sẽ dẫn tới cái chết.

Thuật phù thuỷ và bùa chú có thể khiến cho cơ thể người ta xảy ra phản ứng sinh lý bất thường như vậy đã là điều huyền bí khó lường. Thế nhưng, cái khiến người ta khó hiểu nhất là, có một số người chết sau khi được xét nghiệm đã chứng thực huyết áp không hề tụt xuống, hồng cầu vẫn lưu thông bình thường. Trong đó, có một vài ví dụ được kiểm tra một người da đỏ Mỹ, và một thí dụ khác là một người thổ dân châu Úc thuộc tộc người Canac. Người thổ dân này nói là bị người ta dùng thuật phù thuỷ tất sẽ chết, bác sĩ khám không thấy bệnh gì, nhưng mấy hôm sau thì người thổ dân đó chết thật.

Như thế, ở những nơi mà người ta tin vào bùa chú và phù thuỷ, vẫn còn có những cái chết đầy bí ẩn chưa có lời giải đáp.

Công cuộc săn lùng phù thủy ghê rợn thời xưa

00:01:00 29/07/2012
Tùng Hương - Theo Màn Ảnh Sân Khấu (http://kenh14.vn)

    Một khi bị coi là phù thủy, họ bị truy sát, tra tấn hết sức dã man...

    Một số vùng trên thế giới tin tưởng vào quyền năng của phù thủy, song ở nhiều quốc, con người đổ lỗi cho dịch bệnh, chết chóc là do phép thuật của phù thủy hại người. Những quan điểm sai lầm này đã dẫn tới các cuộc truy sát, hành hình, tra tấn những người bị coi là phù thủy hết sức dã man.

    cong-cuoc-san-lung-phu-thuy-ghe-ron-thoi-xua

    Trong tín ngưỡng châu Âu, phù thủy là những phụ nữ có liên quan đến nữ thần Diana và là kẻ thù của Kitô giáo thời Trung cổ. Những cuộc săn lùng phù thủy diễn ra hết sức gắt gao ở miền Nam nước Pháp và Thụy Sĩ trong thế kỉ 14 và 15.

    cong-cuoc-san-lung-phu-thuy-ghe-ron-thoi-xua
    Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, nhiều người châu Âu coi phù thủy là mối nguy hiểm lớn đối với nhân loại. Vì vậy, các chính phủ và xã hội tổ chức "săn" những người bị cáo buộc là phù thủy. Hàng ngàn người đã bị buộc tội và bị tra tấn hết sức dã man.  

    cong-cuoc-san-lung-phu-thuy-ghe-ron-thoi-xua

    Chủ trương “Săn lùng phù thủy” cũng được giới Tin Lành áp dụng ở Mỹ thời bấy giờ. Năm 1692,  tại thành phố Salem, hơn 160 người đã bị buộc tội là phù thủy. Trong số đó, ít nhất 25 người bị thảm sát, 19 người bị treo cổ, một số thì bị tra tấn đến chết hoặc chết trong tù ngục, nhiều người phải chạy trốn khỏi nơi ở của mình. 

    Cuộc truy lùng kéo dài từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18 là một trong những trang sử đen tối và nhiều tội ác nhất của Công giáo La Mã và Tin Lành, với cao điểm cực kỳ dã man và tàn bạo trong 300 năm.

    cong-cuoc-san-lung-phu-thuy-ghe-ron-thoi-xua
    “Săn phù thủy” là một hủ tục vẫn còn tồn tại ở những vùng nghèo đói, hoang vu, hẻo lánh của châu Phi và Ấn Độ. Những vùng đất lạc hậu chìm trong hủ tục mê tín dị đoan, cho rằng bệnh tật, bùa chú là do những “phù thủy” hại người gây ra và họ đáng phải trả giá bằng cái chết.

    Ở Nam Phi, hàng ngàn người dân châu Phi đã bị buộc tội là phù thủy, họ phải chạy trốn khỏi nơi ở, bỏ lại của cải, đất đai, hơn 300 người đã bị giết. Họ đều bị cáo buộc là phù thủy “biến hình” từ người sang dơi, chim hoặc Zombie, hại người bằng cách sử dụng bùa chú và độc dược.
    cong-cuoc-san-lung-phu-thuy-ghe-ron-thoi-xua
    Tại những vùng nông thôn của Papua New Guinea - một quốc đảo đa sắc tộc ở Tây Nam Thái Bình Dương, ma thuật vẫn là nguyên nhân gây ra những cái chết thương tâm cho nhiều người bị coi là phù thủy. Theo tiếng địa phương, phù thủy là Sanguma. 

    Nếu một người trong gia đình bị ốm, họ sẽ đến tìm một thầy lang phù thủy để tìm ra kẻ chịu trách nhiệm về căn bệnh. Vị thầy lang này chỉ tay vào người nào thì người đó là Sanguma hại người. Ở Papua New Guinea, người ta luôn lo sợ vào sự tồn tại của phù thủy có thể hại mình. 

    Khoảng 40 năm qua, ở Papua New Guinea có khoảng 86% người bị kết tội làm phù thủy, hầu hết là phụ nữ, họ bị tra tấn dã man đến chết. Chỉ riêng ở tỉnh Simbu, mỗi năm ước tính đã xảy ra khoảng 200 vụ hành quyết phù thủy trái phép.

    cong-cuoc-san-lung-phu-thuy-ghe-ron-thoi-xua
    Các vùng quê lạc hậu và nghèo đói của Ấn Độ hiện còn chìm trong những hủ tục mê tín dị đoan, số phận con người bị quyết định một cách phi nhân tính. Theo con số thống kê của Văn phòng Tội phạm Quốc gia Ấn Độ, hàng năm có khoảng 200 phụ nữ bị tuyên án tử hình trái phép vì tội làm phù thủy.  

    Khi đã bị cáo buộc là kẻ gây ra thiên tai, bệnh tật và chết chóc, họ sẽ phải chịu đựng sự kỳ thị, không thể sống yên thân trong ngôi nhà của mình và buộc phải bỏ đi nơi khác nếu không muốn bị giết chết.
     (Chép từ http://kienthuc.net.vn)

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét