vua hề Sác-lô 4
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đường tình trắc trở của vua hề Sác Lô
Trong cuộc đời đằng đẵng 88 năm của mình, vua hề Sác Lô - Chaplin cưới cả thảy 4 lần, đã có tới 10 mặt con...
Vua hề Sác Lô (Charlie Chaplin) bên người vợ cuối - bà Oona O'Neill. |
Làm sao kể hết được những vùng đất mà Chaplin đã đặt
chân: Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Mexico, Australia... cũng như
có thể biết và liệt kê được tường tận tên tuổi của những phụ nữ mà người
nghệ sĩ đào hoa này đã tán tỉnh, đã quen thân và đã có quan hệ tình
cảm. Chỉ chắc chắn một điều: Trong cuộc đời đằng đẵng 88 năm của mình,
Chaplin đã cưới cả thảy 4 lần, đã có tới 10 mặt con...
Nhắc đến nhà nghệ sĩ vĩ đại Charlie Chaplin (người được
công chúng yêu điện ảnh Việt Nam gọi bằng cái tên đầy trìu mến: Vua hề
Sác Lô), hẳn chúng ta dễ dàng hình dung ra ngay một người đàn ông có vóc
dáng nhỏ nhắn, có gương mặt thông minh, bước đi lập bập mà nhanh và
chốc chốc lại va vấp (hình ảnh chúng ta thường thấy trong những bộ phim
hài mà ông vừa là người viết kịch bản, vừa là đạo diễn kiêm diễn viên
chính).
Liên hệ với những bước phiêu lưu tình ái của Chaplin,
chúng ta sẽ thấy có những điểm tương tự: Nó xảy ra một cách bốp chốp,
bất ngờ, và thường xuyên... va vấp! Sự thực, người nghệ sĩ lão luyện
trong nghệ thuật gây cười này đã có thời kỳ trở thành "con mồi" của báo
giới chỉ bởi những bước tình duyên lập bập của mình...
Dường như trời sinh ra Chaplin là để đi, để gặp gỡ, để biểu diễn, để yêu và để... chia tay.
Làm sao kể hết được những vùng đất mà Chaplin đã đặt
chân: Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Mexico, Australia... cũng như
có thể biết và liệt kê được tường tận tên tuổi của những phụ nữ mà người
nghệ sĩ đào hoa này đã tán tỉnh, đã quen thân và đã có quan hệ tình
cảm.
Chỉ chắc chắn một điều: Trong cuộc đời đằng đẵng 88 năm
của mình, Chaplin đã cưới cả thảy 4 lần, đã có tới 10 mặt con. Trình tự
của các mối quan hệ đó như sau:
Người đầu tiên mà Chaplin kết hôn là nữ diễn viên nổi
tiếng kiều diễm tên gọi Mildred Harris. Cuộc tình của hai người đã đổ vỡ
vào năm 1920, sau khi đứa con chung của họ ra đời được mấy tiếng thì
tắt thở! Là một nghệ sĩ bắt đầu có tên tuổi và thu nhập cao, từ nước Mỹ
trở về London (Anh), Chaplin có ý định nối lại mối quan hệ với người bạn
gái năm xưa của mình là Kennington Pat.
Thuở ấy, cách đó 10 năm, chàng mới 22 tuổi và nàng vừa
mới chớm 16, hứa hẹn tương lai sẽ là một nữ diễn viên thành đạt. Bấy
giờ, bởi Chaplin còn quá nghèo, thành thử ông không dám "đặt vấn đề".
Bây giờ, khi tiền đã dư dật rồi thì thật đen đủi cho Chaplin, trong quá
trình tìm lại dấu xưa, ông đã hay tin người "trong mộng" của mình đã từ
giã cõi đời khi tuổi còn rất trẻ.
Ba năm sau, trong quá trình đi tìm diễn viên phụ cho bộ
phim "Đổ xô đi tìm vàng", Chaplin đã gặp Lita Grey, và ngay lập tức,
sắc đẹp thiên thần của nàng đã làm cho ông choáng váng. Người nghệ sĩ đa
tình có hay đâu ông đã bị bà mẹ vợ tương lai đưa vào bẫy.
Vốn là người đàn bà đầy ham hố về địa vị và tiền tài,
bà này đã tìm mọi cách để ép Chaplin lấy con mình. Mặc dù lễ cưới đã
được chính thức tổ chức, rồi tiếp đến là việc hai cậu con trai lần lượt
ra đời, song không khí gia đình họ vẫn có cái gì đó gượng gạo, nhiều lúc
trở nên rất đỗi căng thẳng.
Điều này rõ ràng ảnh hưởng nhiều đến quá trình tư duy
nghệ thuật của Chaplin. Và thế là, vì chán nản, Chaplin tìm cớ bỏ đi
rong ruổi khắp đó đây. Mặc nhiên, phần tài sản ở nhà của ông lần lượt
nằm dưới sự quản lý và sử dụng của bà mẹ vợ.
Mặc dù trước tòa (xử vụ ly hôn của ông), Chaplin đã rất
tích cực bảo vệ quyền lợi của mình, song vì trước đấy, Lita Grey và mẹ
cô ta đã chu đáo lo lót những người cầm cân nảy mực, thành thử Chaplin
bị thua kiện. Tòa buộc ông phải bồi thường cho Lita khoản tiền tới một
triệu USD.
Hơn mười năm sau, trong một lần trở lại California
(Mỹ), Chaplin đã gặp và bị quyến rũ bởi một thiếu nữ xinh đẹp, mới 16
tuổi (Chaplin có đặc điểm là thường yêu và lấy những cô gái tuổi đời còn
rất trẻ, kém ông khá nhiều tuổi). Ngày 1 tháng 6 năm 1936, hôn lễ của
họ đã được bí mật tổ chức trên một chiếc tàu ở giữa Thái Bình Dương.
Ngỡ tưởng sau cuộc hôn nhân ấy, đôi trai tài gái sắc
này sẽ mãi sánh bước bên nhau trên mọi nẻo đường nghệ thuật. Nhưng
không! Một lần nữa số phận lại cợt đùa với Chaplin!
Sống với nhau chưa đầy mười năm, Pauletta Goddard (tên
cô gái, một ngôi sao sáng giá của Hollywood thời ấy) đã bỏ mặc Chaplin
ngơ ngác bên đám người cuồng mộ để chạy theo một người tình khác!
Thấm thoắt, Charlie Chaplin đã ở tuổi ngoài năm mươi.
Đây là giai đoạn thử thách đối với toàn thế giới. Chiến
tranh đang lan rộng và ngày càng trở nên khốc liệt. Dẹp nỗi buồn riêng,
Chaplin lao vào sáng tác và dàn dựng những bộ phim mang tinh thần phản
chiến, với những tình tiết hài hước nhằm đả phá những tên đầu đảng phát
xít như Hitler, Mussolini...
Những tưởng người nghệ sĩ đào hoa có tiếng của
Hollywood này từ nay sẽ giữ chặt trái tim từng rạn nứt vì bị bội phản
của mình, không bao giờ chịu trao cho một người đàn bà nào nữa. Tất cả
tâm trí ông dồn hết cho hoạt động sáng tác và biểu diễn.
Nhưng rồi, cánh cửa tâm hồn rộng lớn đã lại bất chợt mở
ra, để rồi từ đây cho tới khi từ giã cõi đời, nó không ngừng xôn xao,
dào dạt...
Vào một ngày của năm 1942, có cô gái tên gọi Oona đã
chủ động tìm gặp Chaplin xin được thử một vai trong bộ phim "Ảo ảnh và
thực tại" của ông. Ngay từ phút đầu tiên, cô gái 17 tuổi xinh đẹp này -
với ánh mắt đen nhánh mê hoặc, ẩn chứa sự thông minh, cương nghị - đã
làm xáo động tâm hồn Chaplin.
Người nghệ sĩ tài hoa này từng nhiều lần phải lẩn trốn
đám đông hâm mộ, đã hết sức nhiệt tình mời cô gái trẻ đang trong quá
trình tập việc ấy đến chơi nhà mình.
"Mình vừa gặp Charlie Chaplin xong. Đôi mắt của ông ta
mới xanh biếc làm sao" - Ít ngày sau cuộc gặp gỡ đó, Oona O'Neill đã
viết thư tâm sự với bạn gái.
Như đã nói, trong quá trình chung sống với người vợ thứ
hai, Chaplin đã có với bà hai cậu con trai. Khi Chaplin gặp Oona thì
hai cậu con trai của ông cũng bắt đầu trưởng thành. Vì cùng trang lứa
với Oona, nên thoạt đầu, khi cô gái này đến chơi nhà Chaplin thì cả hai
cậu con trai của ông đều có "cảm tình đặc biệt" với cô. Sự thể thật trớ
trêu khi họ phát hiện ra rằng ông bố của họ cũng yêu cô gái này say đắm.
"Đó là một mối tình lý tưởng, thật tuyệt vời, không chỉ
là một cảm xúc mãnh liệt mà còn là một cảm xúc lâu dài" - Chứng kiến
cuộc tình của Chaplin và Oona, một người bạn gái của cô đã nhận xét.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thiện chí như cô bạn
nói trên. Sau khi Oona gặp Chaplin ít lâu, hãng Herst - một hãng báo chí
có ảnh hưởng rất rộng suốt dọc miền duyên hải nước Mỹ đã tung tin làm
dấy lên dư luận đòi buộc tội Chaplin.
Báo chí liên tiếp đăng bài với loạt tít lớn liên quan
đến ông, đến việc nữ diễn viên Joan Bery, 24 tuổi đột nhiên gây giật gân
bằng tuyên bố Chaplin là bố của đứa bé trong bụng cô và đòi ông phải có
trách nhiệm đối với hiện tại và tương lai của nó.
Với Chaplin, đây rõ là chuyện bịa tạc trắng trợn, bởi
thế, trong một cuộc mít tinh quần chúng đông đảo, ông đã lên tiếng tuyên
chiến với báo chí và đòi vụ việc phải được xác minh. Ông hứa sẵn sàng
tạo điều kiện để cơ quan y tế xét nghiệm máu nhằm chứng thực ông là
người vô tội.
Để tránh những xáo trộn không cần thiết về mặt tâm lý,
Chaplin đã đưa Oona về miền quê gần Santa Barbara, bang California và tổ
chức lễ cưới tại đó. Bấy giờ là vào năm 1943.
Nghe tin này, ông Eugene O'Neill, bố của Oona đã vô
cùng phẫn nộ. Ngay lập tức, ông tuyên bố truất bỏ quyền thừa kế của con
gái. Điều này làm cho Chaplin rất buồn khổ, tinh thần suy giảm. Tiền bạc
đối với Chaplin vào thời điểm ấy không còn nhiều ý nghĩa. Điều ông day
dứt là danh dự liên tiếp bị bôi nhọ.
Vả chăng, O'Neill đâu phải là một người bố bình
thường. Đó là một nhà soạn nhạc trứ danh của nước Mỹ, người từng đoạt
giải Nobel văn học năm 1936. Là người đồng lứa với Chaplin (O'Neill sinh
năm 1888, Chaplin sinh năm 1889), lại đều là những người đạt thành tựu
lớn trong sáng tạo nghệ thuật, chưa kể, về đời tư họ ít nhiều cũng có
điểm giống nhau (đã từng ly hôn), đáng ra O'Neill phải là người có sự
trân trọng, cảm thông với Chaplin hơn ai hết.
Bất chấp những điều tiếng từ phía công luận và sự ngáng
trở của gia đình, Oona luôn tìm cách an ủi chồng. Sau này, chính
Chaplin đã thổ lộ trong "Quyển tự thuật của tôi" rằng Oona đã "không
ngừng khích lệ tinh thần cho tôi", và rằng nàng là người "luôn luôn hiểu
được ý nghĩ của người khác".
Sự gắn bó, chăm sóc "thái quá" của Oona đối với chồng
đã phần nào khiến các con của bà phải lấy làm ghen tị. "Đôi khi tôi có
cảm tưởng như mình là người thừa thãi trong mối tình của họ" - Cô con
gái tên Jane đã phát biểu như vậy. Nhưng cô cũng không quên nói thêm:
"Bây giờ tôi mới hiểu rằng đó chính là tình yêu, là lẽ sống".
Với Oona, tình yêu, lẽ sống của cô chính là việc ở bên
Chaplin, cô "cảm thấy mình chín chắn hơn", và ngược lại, cô luôn làm cho
Chaplin cảm thấy ở bên cô, ông "trẻ trung hơn". Không dưng năm 1959,
nhân dịp kỷ niệm lần thứ 70 ngày sinh của mình, Chaplin đã phấn chấn
khẳng định với các nhà báo: "Nhờ sự chăm sóc của Oona, nhờ niềm vui bên
các con, tôi không còn biết tuổi già là gì".
Charlie Chaplin mất vào dịp
lễ Giáng sinh (25/12/ 1977), tại một điền trang rộng bên cạnh hồ Genève
(Thụy Sĩ), nơi ông cư ngụ hơn hai mươi năm, thọ 88 tuổi.
Theo Phạm Mạnh Hoàng
Công an Nhân dân
Công an Nhân dân
Vua hề Sác lô: Góc tối dữ dội của người chọc cười cả thế giới
Những chi tiết thú vị con người thực sự của Charlie Chaplin vừa được tiết lộ trong một cuốn tiểu sử viết về Chaplin, ra mắt nhân 125 năm ngày sinh của ông.
Khán giả tôn
thờ Charlie Chaplin (ở Việt Nam ông được biết tới với tên Vua hề Sác
lô), nhưng với vợ con và bạn diễn, ông là con quỷ tàn nhẫn.
"Xin chào mừng bạn tới với thế giới của Nam London trong thập kỷ cuối của thế kỷ 19" - cuốn tiểu sử của Peter Ackroyd viết về Charlie Chaplin mở màn bằng những lời như thế - "Mùi hương tràn ngập trong không khí tới từ dấm, phân chó, khói thuốc, bia... kết hợp thành cái mùi kinh tởm của đói nghèo".
Tuổi thơ khốn cùng
Hai chữ "đói nghèo" ấy đã ám ảnh gần như toàn bộ tuổi thơ của Charlie Chaplin, xuất phát từ một gia cảnh vô cùng đặc biệt. Cha ông chết vì nghiện rượu ở tuổi 38. Mẹ ông bị tống vào trại thương điên trong 17 năm trời.
Cậu bé Chaplin không nơi nương tựa phải tự bấu víu lấy cuộc đời mà sống. Năm lên 7 tuổi, ông ở trong trại cứu tế. Năm lên 8, ông ở trường dành cho trẻ vô gia cư. Năm 9 tuổi, ông ngủ vạ vật trên các con phố ở Nam London.
Nhưng năm 26 tuổi, Chaplin trở thành một trong những người nổi tiếng nhất Trái đất. Với mức thu nhập 670.000 USD mỗi năm, ông còn là người kiếm được nhiều tiền nhất và giàu nhất khi đó.
Số
phận dường như sẽ khiến Chaplin phải gia nhập hàng ngũ những kẻ vô gia
cư, lang thang sống ở Nam London. Nhưng cuộc đời rẽ sang hướng khác nhờ
một lần ông nhận được vai diễn một người hầu nhỏ tuổi trong gánh hát
chuyên diễn vở Sherlock Holmes.
Dù vai diễn của Chaplin chỉ rất nhỏ, ông vẫn tìm cách thu hút sự chú ý của khán giả. "Cậu ấy thành công trong việc biến vai một người hầu nhỏ tuổi thành nhân vật được khán giả ưa thích" - một nhà phê bình nhận xét.
Chaplin đã gạch chân các nhận xét như thế về mình và lưu lại mọi bài phê bình trong suốt cuộc đời. Gánh hát trên mở đường để ông được gia nhập một gánh hát hài kịch quy mô lớn hơn và thêm lần nữa ông lại chinh phục khán giả với lối diễn rất tự nhiên không gượng gạo.
"Nước Mỹ, ta đang tới để chinh phục ngươi"
Ngoài sân khấu, cá tính dữ dội, không chấp nhận thỏa hiệp của Chaplin đã hình thành hoàn chỉnh. Ông chỉ trích toàn bộ gánh hát là kém cỏi và dù mới 14 tuổi, đã khiến họ cáu giận khi liên tục chỉ đạo, nói rằng họ phải diễn như thế nào để tạo tác động tốt hơn. Nhưng trên sân khấu, khán giả yêu mến Chaplin và ông cũng biết rất rõ cách thu hút sự chú ý của họ bằng những cách như trượt ngã hay khiến quần mình tụt xuống, thường là khi có ai đó đang diễn trên sân khấu.
Tham vọng của ông vô cùng lớn lao. Khi tới Mỹ cùng một gánh hát vào năm 1910, ông đã hét lớn với công chúng: "Nước Mỹ, ta đang tới để chinh phục ngươi. Mọi người đàn ông, đàn bà và trẻ em sẽ nhắc tới tên ta - Charles Spencer Chaplin!’
Và ông đã làm được điều mình nói. Trong vòng chỉ 1-2 năm, ông đã chuyển từ gánh hát sang Công ty hài kịch Keystone, tham gia vô số bộ phim, có lúc tới 4 phim trong 1 tháng. Chỉ vài tháng kể từ khi gia nhập Keystone, ông đã được trao quyền thủ diễn chính trong phim. Rồi khi các bộ phim của mình bán chạy hơn hẳn những phim khác của Keystone, ông đòi quyền đạo diễn.
Vào năm 1915, Chaplin đã trở nên vô cùng nổi tiếng. Đã có những con búp bê, mũ, tất, bộ bài và kẹo cao su mang hình ông. Chúng được bán ở mọi ngóc ngách trên toàn cầu.
Truyện tranh thi nhau viết về ông. Trẻ em trên thế giới hát các bài hát về ông ở sân chơi. Người ta đồn rằng từ tiếng Anh duy nhất mà nhiều người sống ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ biết là "Charlee!".
"Ông ấy, giống Shakespeare, đã không thể đánh giá được thế mạnh của việc là một nghệ sĩ (tài giỏi) do bản năng, trong những năm sơ khai của một loại hình nghệ thuật mới" - Ackroyd nhận xét.
Đã có lúc Ackroyd dành nhiều trang viết chỉ để so sánh Chaplin với văn hào Charles Dickens. Cả 2 đều có tuổi thơ cay đắng, đều trách mẹ, đều thích đàn đúm nhưng lại cực kỳ cô độc, đều khó kiểm soát bản thân, đều cực giàu nhưng sống trong nỗi sợ đột nhiên thành nghèo khó.
Trong một đoạn khác, Ackroyd so sánh giữa Chaplin và trùm phát xít Adolf Hitler, với 2 người sinh cách nhau có 4 ngày trong tháng 4/1889. Cả 2 đều có những ông bố nghiện rượu, từng sống đời lang thang, đều là những người có khả năng trình diễn gây hớp hồn kẻ khác, tiến lên nhờ động cơ thương thân, cáu giận rất nhanh và có chút hoang tưởng trong tính cách.
Họ còn giống nhau ở bộ ria mép, dù của Hitler là thật và Chaplin là giả. Chaplin từng đóng vai Adolf Hitler trong phim hài The Great Dictator của ông. Hitler được cho là đã xem phim một mình và xem lại rất nhiều lần.
Chaplin kết thúc bộ phim đó với một bài phát biểu nổi tiếng cổ súy cho tình yêu và sự khoan dung: "Chúng ta muốn sống vì hạnh phúc của người khác, chứ không phải sự khổ đau. Chúng ta không muốn sự thù ghét và khinh miệt người khác. Sự hiểu biết khiến chúng ta trở nên cay độc. Sự khôn ngoan làm chúng ta cứng rắn và tàn nhẫn. Chúng ta suy tính quá nhiều và cảm nhận quá ít".
Cuộc sống chìm trong cô độc
Nói vậy nhưng trong đời tư, Chaplin lại là một "con quỷ" không khoan dung. Vợ đầu của ông, một cô gái trẻ mới 16 tuổi, đã ly hôn vì chồng quá tàn bạo. Khi bị buộc phải cưới người vợ thứ 2, một cô gái 16 tuổi khác đã lỡ mang bầu với mình, Chaplin từng nói rằng cô nên nhảy ra khỏi chuyến tàu đưa họ đi trăng mật để tự sát và qua đó sẽ "giải thoát cho nỗi khổ đau của bản thân".
Phía sau nhân vật Charlie Chaplin dễ mến trên màn bạc là một người đàn ông không bao giờ sống ở nhà."Ông ấy luôn sống trong vai diễn và không có vai diễn, ông trở nên lạc lối" - một người bạn cùng thời từng nhận xét - "Ông ấy không thể tìm thấy sự tĩnh tâm và trong những khoảnh khắc đau khổ, ông không có gì để dựa vào".
Tất cả những người đàn ông nổi tiếng cùng thời, từ Thủ tướng Anh Winston Churchill cho tới thủ lĩnh chính trị Ấn Độ Mahatma Gandhi đều đã từng ăn tối cùng Chaplin. Ông thảo luận nghệ thuật với Picasso và vấn đề thất nghiệp với David Lloyd George. Nhà văn Pháp Marcel Proust từng tỉa ria mép theo phong cách Chaplin và V.I. Lenin từng nói Chaplin là người đàn ông duy nhất trên thế giới ông muốn gặp.
Nhưng với những người làm việc cùng, Chaplin là kẻ thật khó ưa. Trong mắt Chaplin, chẳng ai là đủ giỏi. Trong các phim làm cuối đời, ông cấm việc quay cận cảnh vào các diễn viên phụ bởi việc này sẽ khiến khán giả ít chú ý tới hoạt động diễn xuất của ông.
Minh tinh Marlon Brando, người từng làm việc với Chaplin trong phim A Countess From Hong Kong đầy thảm họa, gọi ông là "con người tàn nhẫn, đáng sợ... có thể là người ác độc nhất tôi từng gặp".
Con cái trong cuộc hôn nhân thứ 4 tương đối hạnh phúc của Chaplin cũng sợ gặp ông. Chúng thường bị ông phạt nếu chỉ phạm một trong rất nhiều quy định ông đặt ra. Chúng không được xem TV và các bộ phim duy nhất được chiếu trong nhà là phim của ông. Theo Ackroyd, Chaplin còn không cho phép con cái coi nhẹ các thành tựu kiệt xuất của mình.
"Thói coi mình là trung tâm đó đã khiến ông ấy bị lưu đày vĩnh viễn (trong cuộc sống riêng) " - Ackroyd nhận xét. Và như thế cuộc sống của "Vua hề Sác lô" đã không thể thoát nổi sự bất hạnh, nỗi buồn và cô độc như thời ông còn thơ ấu ở Nam London, bất chấp việc đã có tất cả.
"Xin chào mừng bạn tới với thế giới của Nam London trong thập kỷ cuối của thế kỷ 19" - cuốn tiểu sử của Peter Ackroyd viết về Charlie Chaplin mở màn bằng những lời như thế - "Mùi hương tràn ngập trong không khí tới từ dấm, phân chó, khói thuốc, bia... kết hợp thành cái mùi kinh tởm của đói nghèo".
Tuổi thơ khốn cùng
Hai chữ "đói nghèo" ấy đã ám ảnh gần như toàn bộ tuổi thơ của Charlie Chaplin, xuất phát từ một gia cảnh vô cùng đặc biệt. Cha ông chết vì nghiện rượu ở tuổi 38. Mẹ ông bị tống vào trại thương điên trong 17 năm trời.
Cậu bé Chaplin không nơi nương tựa phải tự bấu víu lấy cuộc đời mà sống. Năm lên 7 tuổi, ông ở trong trại cứu tế. Năm lên 8, ông ở trường dành cho trẻ vô gia cư. Năm 9 tuổi, ông ngủ vạ vật trên các con phố ở Nam London.
Nhưng năm 26 tuổi, Chaplin trở thành một trong những người nổi tiếng nhất Trái đất. Với mức thu nhập 670.000 USD mỗi năm, ông còn là người kiếm được nhiều tiền nhất và giàu nhất khi đó.
Các vai diễn xuất sắc của Charlie Chaplin khiến ông bất tử trên màn bạc, nhưng trong đời tư, ông vô cùng bất hạnh
Dù vai diễn của Chaplin chỉ rất nhỏ, ông vẫn tìm cách thu hút sự chú ý của khán giả. "Cậu ấy thành công trong việc biến vai một người hầu nhỏ tuổi thành nhân vật được khán giả ưa thích" - một nhà phê bình nhận xét.
Chaplin đã gạch chân các nhận xét như thế về mình và lưu lại mọi bài phê bình trong suốt cuộc đời. Gánh hát trên mở đường để ông được gia nhập một gánh hát hài kịch quy mô lớn hơn và thêm lần nữa ông lại chinh phục khán giả với lối diễn rất tự nhiên không gượng gạo.
"Nước Mỹ, ta đang tới để chinh phục ngươi"
Ngoài sân khấu, cá tính dữ dội, không chấp nhận thỏa hiệp của Chaplin đã hình thành hoàn chỉnh. Ông chỉ trích toàn bộ gánh hát là kém cỏi và dù mới 14 tuổi, đã khiến họ cáu giận khi liên tục chỉ đạo, nói rằng họ phải diễn như thế nào để tạo tác động tốt hơn. Nhưng trên sân khấu, khán giả yêu mến Chaplin và ông cũng biết rất rõ cách thu hút sự chú ý của họ bằng những cách như trượt ngã hay khiến quần mình tụt xuống, thường là khi có ai đó đang diễn trên sân khấu.
Tham vọng của ông vô cùng lớn lao. Khi tới Mỹ cùng một gánh hát vào năm 1910, ông đã hét lớn với công chúng: "Nước Mỹ, ta đang tới để chinh phục ngươi. Mọi người đàn ông, đàn bà và trẻ em sẽ nhắc tới tên ta - Charles Spencer Chaplin!’
Và ông đã làm được điều mình nói. Trong vòng chỉ 1-2 năm, ông đã chuyển từ gánh hát sang Công ty hài kịch Keystone, tham gia vô số bộ phim, có lúc tới 4 phim trong 1 tháng. Chỉ vài tháng kể từ khi gia nhập Keystone, ông đã được trao quyền thủ diễn chính trong phim. Rồi khi các bộ phim của mình bán chạy hơn hẳn những phim khác của Keystone, ông đòi quyền đạo diễn.
Vào năm 1915, Chaplin đã trở nên vô cùng nổi tiếng. Đã có những con búp bê, mũ, tất, bộ bài và kẹo cao su mang hình ông. Chúng được bán ở mọi ngóc ngách trên toàn cầu.
Truyện tranh thi nhau viết về ông. Trẻ em trên thế giới hát các bài hát về ông ở sân chơi. Người ta đồn rằng từ tiếng Anh duy nhất mà nhiều người sống ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ biết là "Charlee!".
"Ông ấy, giống Shakespeare, đã không thể đánh giá được thế mạnh của việc là một nghệ sĩ (tài giỏi) do bản năng, trong những năm sơ khai của một loại hình nghệ thuật mới" - Ackroyd nhận xét.
Đã có lúc Ackroyd dành nhiều trang viết chỉ để so sánh Chaplin với văn hào Charles Dickens. Cả 2 đều có tuổi thơ cay đắng, đều trách mẹ, đều thích đàn đúm nhưng lại cực kỳ cô độc, đều khó kiểm soát bản thân, đều cực giàu nhưng sống trong nỗi sợ đột nhiên thành nghèo khó.
Trong một đoạn khác, Ackroyd so sánh giữa Chaplin và trùm phát xít Adolf Hitler, với 2 người sinh cách nhau có 4 ngày trong tháng 4/1889. Cả 2 đều có những ông bố nghiện rượu, từng sống đời lang thang, đều là những người có khả năng trình diễn gây hớp hồn kẻ khác, tiến lên nhờ động cơ thương thân, cáu giận rất nhanh và có chút hoang tưởng trong tính cách.
Họ còn giống nhau ở bộ ria mép, dù của Hitler là thật và Chaplin là giả. Chaplin từng đóng vai Adolf Hitler trong phim hài The Great Dictator của ông. Hitler được cho là đã xem phim một mình và xem lại rất nhiều lần.
Chaplin kết thúc bộ phim đó với một bài phát biểu nổi tiếng cổ súy cho tình yêu và sự khoan dung: "Chúng ta muốn sống vì hạnh phúc của người khác, chứ không phải sự khổ đau. Chúng ta không muốn sự thù ghét và khinh miệt người khác. Sự hiểu biết khiến chúng ta trở nên cay độc. Sự khôn ngoan làm chúng ta cứng rắn và tàn nhẫn. Chúng ta suy tính quá nhiều và cảm nhận quá ít".
Cuộc sống chìm trong cô độc
Nói vậy nhưng trong đời tư, Chaplin lại là một "con quỷ" không khoan dung. Vợ đầu của ông, một cô gái trẻ mới 16 tuổi, đã ly hôn vì chồng quá tàn bạo. Khi bị buộc phải cưới người vợ thứ 2, một cô gái 16 tuổi khác đã lỡ mang bầu với mình, Chaplin từng nói rằng cô nên nhảy ra khỏi chuyến tàu đưa họ đi trăng mật để tự sát và qua đó sẽ "giải thoát cho nỗi khổ đau của bản thân".
Phía sau nhân vật Charlie Chaplin dễ mến trên màn bạc là một người đàn ông không bao giờ sống ở nhà."Ông ấy luôn sống trong vai diễn và không có vai diễn, ông trở nên lạc lối" - một người bạn cùng thời từng nhận xét - "Ông ấy không thể tìm thấy sự tĩnh tâm và trong những khoảnh khắc đau khổ, ông không có gì để dựa vào".
Tất cả những người đàn ông nổi tiếng cùng thời, từ Thủ tướng Anh Winston Churchill cho tới thủ lĩnh chính trị Ấn Độ Mahatma Gandhi đều đã từng ăn tối cùng Chaplin. Ông thảo luận nghệ thuật với Picasso và vấn đề thất nghiệp với David Lloyd George. Nhà văn Pháp Marcel Proust từng tỉa ria mép theo phong cách Chaplin và V.I. Lenin từng nói Chaplin là người đàn ông duy nhất trên thế giới ông muốn gặp.
Nhưng với những người làm việc cùng, Chaplin là kẻ thật khó ưa. Trong mắt Chaplin, chẳng ai là đủ giỏi. Trong các phim làm cuối đời, ông cấm việc quay cận cảnh vào các diễn viên phụ bởi việc này sẽ khiến khán giả ít chú ý tới hoạt động diễn xuất của ông.
Minh tinh Marlon Brando, người từng làm việc với Chaplin trong phim A Countess From Hong Kong đầy thảm họa, gọi ông là "con người tàn nhẫn, đáng sợ... có thể là người ác độc nhất tôi từng gặp".
Con cái trong cuộc hôn nhân thứ 4 tương đối hạnh phúc của Chaplin cũng sợ gặp ông. Chúng thường bị ông phạt nếu chỉ phạm một trong rất nhiều quy định ông đặt ra. Chúng không được xem TV và các bộ phim duy nhất được chiếu trong nhà là phim của ông. Theo Ackroyd, Chaplin còn không cho phép con cái coi nhẹ các thành tựu kiệt xuất của mình.
"Thói coi mình là trung tâm đó đã khiến ông ấy bị lưu đày vĩnh viễn (trong cuộc sống riêng) " - Ackroyd nhận xét. Và như thế cuộc sống của "Vua hề Sác lô" đã không thể thoát nổi sự bất hạnh, nỗi buồn và cô độc như thời ông còn thơ ấu ở Nam London, bất chấp việc đã có tất cả.
Nguồn Thể Thao Văn Hóa
Nhận xét
Đăng nhận xét