TIÊN THIÊN KHÍ CÔNG (Tham khảo)

(ĐC sưu tầm trên NET)



Tiên thiên khí công nguyên pháp

                                                           (bài do bạn BaTran giới thiệu)

Trong vài năm gần đây, luyện tập khí công đang dần trở thành một trào lưu được nhiều 
người tìm hiểu và luyện tập. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và tập đúng. Luyện tập
 khí công không những giúp cho cơ thể luôn trong sáng và bền vững mà còn giúp kết hợp
 trị liệu, nhưng nếu tập sai, sẽ gây không ít hậu quả cho người tập.  Với mục đích đem lại
 sức khỏe cho cộng đồng, BBT Website Thăng Long Võ Đạo lần đầu tiên xuất bản công 
pháp “Tiên thiên khí công nguyên pháp” của Đại sư Nguyễn Văn Thắng
Tiên thiên khí công nguyên pháp
Tiên thiên khí công nguyên pháp là công pháp tĩnh công, đó là phương pháp dùng Hậu thiên để
 tăng cường cho Tiên thiên.
Bình thường, Tiên thiên khí vẫn vận hành trong cơ thể theo một chu trình khép kín nhất định. 
Nhưng tùy từng căn cơ, sức khỏe và tuổi tác, quá trình vận hành có thể mạnh, có thể yếu hoặc có thể có những rối loạn cục bộ hay toàn thể mà làm cho cơ thể suy giảm tinh lực dẫn đến bệnh tật hoặc lão hóa.
Tập tiên thiên khí công nguyên pháp là dùng Hậu thiên tăng cường cho Tiên thiên, làm cho 
dòng năng lượng trong người luôn xuôi chảy đều đặn và thông thoáng. Do đó khí huyết luôn lưu hành, kinh lạc thông suất, âm dương quân bình, thủy hỏa tương tế làm cho năng lượng sinh hoạc trong cơ thể
 luôn quân bình và tăng trưởng để thích nghi cao nhất với Đại Tự Nhiên – có tác dụng phòng 
bệnh, trị liệu, phục hồi chức năng, đem lại sức khỏe và tuổi thọ.
Tiên thiên khí công nguyên pháp là một công pháp tĩnh khí công chân truyền của môn phái 
Thăng Long Võ Đạo đã mang lại lợi ích thiết thực về sức khỏe và tuổi thọ cho công đồng trong
 nhiều năm qua.
Nhằm giác ngộ sức khỏe trong nhân dân, Khí công sư – Võ sư – Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng 
Chưởng môn phái Thăng Long Võ Đạo giới thiệu cùng độc giả công pháp này.
Phần I: Điều thân – Điều tức – Điều tâm
Bước 1: Điều thân
-                      Điều tâm động để giãn mở cân cơ xương bằng các bài tập động công như: Bát đoạn 
cẩm, Dịch cân kinh hay Cửu thủ nhuyễn công.v.v. Nếu không biết các công pháp trên thì có thể 
tùy ý khởi động như các môn thể thao nói chung, hay bài khởi động trong võ thuật. Nếu cũng
 không nắm được các cách khởi động này thì có thể khởi động theo 4 động tác cơ bản sau đây:
+ Hai bàn tay đan vào nhau áp vào bụng dưới ý thủ nội đan (Tinh thần hướng vào phần bụng
 dưới). Tiếp theo hít khí vào thì đồng thời xoay hai lòng bàn tay và đồng thời đẩy về phía trước như 
xô vật nặng, lúc này toàn thân căng cứng như gỗ. Khi thở ra, toàn thân thả lỏng và hai bàn tay 
xoay hướng lòng bàn tay vào hạ đan điền (phần bụng dưới).
Tinh thần nội thủ vào trong (như phần chuẩn bị ban đầu) Làn như trên 5 lần.
+ Vẫn từ tư thế chuẩn bị; Khi hít vào hai lòng bàn tay hướng lên trên và đẩy thẳng như đẩy trời
 (Song thủ thác thiên). Lúc này toàn thân căng cứng như gỗ. Khi thở ra, toàn thân thả lỏng và 
hai bàn tay xoay, hướng lòng bàn tay ôm vào hạ đan (phần bụng dưới). Tinh thần nội thủ đan điền. 
Làm 5 lần.
+ Từ tư thế chuẩn bị; Khi hít vào xoay lòng bàn tay hướng và đẩy xuống lòng đất, như ép đất 
(Song thủ án địa). Toàn thân căng cứng như gỗ. Khi thở ra, toàn thân thả lỏng và hai lòng bàn
 tay xoay hướng lòng bàn tay ôm vào hạ đan điền (phần bụng dưới). Tình thần nội thủ đan điền. 
Làm 5 lần.
+ Từ tư thế chuẩn bị; Khi hít vào xoay lòng bàn tay hướng sang hai bên vai và đẩy thẳng, như
 đẩy khối nặng sang hai bền (Thủ thác thiên cân). Toàn thân căng cứng như gỗ. Khi thở 
ra, toàn thân thả lỏng và hai lòng bàn tay xoay, hướng lòng bàn tay ôm vào hạ đan điền 
(phần bụng dưới). Tinh thần nội thủ đan điền. Làm 5 lần.
-          Điều thân tĩnh: Ngồi tư thế kiết già hoặc bán già, bắt chân trái lên trước hay chân
 phải lên trước (gọi là Hàng ma tọa hay Cát tường tọa). Cột sống luôn thẳng, toàn thân 
mềm. Hai tay ôm ấn Kim cang pháp bảo (Hai tay đặt ngửa. Nam tay trái lên trên, nữ tay
 phải lên trên. Hai ngón tay cái chạm nhau). Lắng thần sụp mi, tức là tinh thần hướng vào
 trong – hai mắt buồn rèm khép nhẹ, để một khe sáng hướng xuống rốn. Vì mở mắt sẽ 
 động tâm ra ngoài, còn nhắm mắt hẳn sẽ động nhãn cầm và gây ảo giác.
-           
Bước 2: Điều tức
2.1 Thải trọc khí.
- Thở trọc khí trong ổ bụng ra ngoài qua kẽ răng, đồng thời từ từ gập người xuống để ép hết 
trọc khí trong ổ bụng.
- Hít vào bằng mũi để lấy thanh khí vào phổi, đồng thời từ từ ngồi thẳng dậy.
- Quá trình trên làm 3 lần (tức 3 nhịp thở)
2.2 Thông đường hô hấp.
- Ta hít một hơi dài từ mũi vào đan điền và thở hơi dài từ đan điền (bụng dưới) qua mũi. Làm
 6 nhịp thở.
2.3 Khuếch tán khí nội đan.
- Hít vào dẫn khí từ mũi xuống đan điền. Thở ra lan tỏa khí trong ổ bụng.
Bước 3. Điều tâm.
Tinh thần yên tĩnh nhìn vào nội đan.
Phần 2: Công pháp chính
                                 Bước 1: Kích hoạt nội đan
Theo dõi hơi thở tại đan điền, biết bụng phình ra và hóp vào. Quá trình này có dụng công 
nhẹ để làm ấm nóng đan điền và khí vận hành rõ trong nội đan.
                                Bước 2: Khai mở Mệnh môn
Khi hít vào nhận biết đan điền (dưới rốn 3cm). Khi thở ra quán chiếu và theo hơi thở đẩy 
năng lượng sang Mệnh môn (đối diện với đan điền ở phía thắt lưng). Khi qua một số hơi
 thở, chúng ta thấy vùng Mệnh môn căng tức như bị đè nén. Tiếp tục theo dõi hơi thở và 
lan tỏa năng lượng thì một lúc sau ta thấy vùng thắt lưng xuất hiện hơi ấm. Sức ấm nóng
 tăng dần và chúng ta sẽ thấy một dòng nóng ấm xông lên cột sống, làm cho vùng lưng trên
 ấm dần (hiện tượng thông lửa). Cảm giác lúc này sống lưng như giãn ra và kéo dài – Tại
 vùng thắt lưng nhẹ bẫng. Lúc này, Mệnh môn đã mở rộng hơn, việc tiếp nhận và lan tỏa năng 
lượng sẽ dễ dàng và thông thoáng hơn.
                                Bước 3: Khai mở Hội âm
Hít và nhận biết Đan điền, khi thở ra quán chiếu và đẩy năng lượng xuống Hội âm (tâm lực 
này là khoảng rỗng như quả trứng ở giữa bộ phận sinh dục và hậu môn).
Qua một số hơi thở ta thấy vùng Hội âm giã mở, năng lượng dao động nhẹ nhàng như làn 
sóng tròn (như khi ta ném viên sỏi xuống nước). Tiếp túc theo dõi hơi thở và quán chiếu 
 năng lượng ta sẽ thấy cảm giác khí (Khí cảm) rõ hơn, tại vùng Hội âm như lỏng ra và dần 
dần như rỗng. Vùng Hội âm sẽ cảm thấy mát dần và khí xông lên sẽ làm cho vùng thắt 
lưng có cảm giác mát nhẹ nhàng như thoa dầu bạc hà và như bong bóng xà phòng loang 
dần về hai thận. Như vậy, Hội âm đã giãn mở rộng hơn, địa khí xông lên hai thận dễ dàng, sẽ 
làm vượng khí ở thận.
  Bước 4: Xoay chuyển nội khí trong hạ đan điền (Khoang bụng dưới)
Khi hít vào ta dẫn khí từ Hội âm lên Mệnh môn, dừng lại một chút. Tiếp tục hít đẩy khí 
sang khí hải (Huyệt dưới rốn độ 3cm), dừng lại một chút. Khi thở ra đẩy năng lượng 
xuống Hội âm. Quá trình này cũng như toàn bộ công pháp, đều mượn hơi thở để khai mở
 các tâm lực và dẫn năng lượng.
Bước này sẽ làm cho nội khí trong Đan điền mạnh hơn và sẽ tăng cường năng lượng để 
thông hoạt hai thận.
                                 Bước 5: Thủy hỏa ký tế
Khi hít vào ta dẫn năng lượng từ Ấn đường xuống Đan điền. Thở ra quán chiếu đẩy 
năng lượng sang Mệnh môn. Chỉ cần dẫn dắt một số hơi thở, ta sẽ thấy năng lượng một 
đi xuống, một xông lên rất rõ ràng (Hoặc một ly tâm, một hướng tâm). Năng lượng từ 
Thượng đan xuống đan điền sẽ nối thẳng xuống Hội âm và năng lượng từ Mệnh môn sẽ tiếp 
nối với năng lượng từ Hội âm xuông lên tạo thành một vòng khép kín. Lúc này chúng ta có 
thể dụng công nhẹ hơn, chỉ cần dụng ý để vận chuyển khí, sau một số nhịp thở thì chu thiên 
khí tự vận hành mạnh mẽ, đường xuống đường lên rõ ràng. Khi đó đỉnh não sẽ xuất hiện một 
ổ hưng phấn nhỏ và phần bụng dưới khí lực lan tỏa mạnh hơn.
Hơn nữa, Tâm hỏa tàng thần và Thận thủy tàng tinh sẽ kết nối với nhau hòa hợp hơn, mạnh 
mẽ hơn.
                                   Bước 6: Giới khí nội quan
Khi hít vào ta cảm nhận năng lượng từ Đan điền lan tỏa toàn thân. Khi thở ra ta cảm nhận 
năng lượng toàn thân quy về Đan điền. Hoặc chúng ta có thể thở ngược lại như sau: Khi thở 
rat a cảm nhận nặng lượng từ Đan điền lan tỏa toàn thân và khi hít vào ta cảm nhận năng 
lượng thu quy về Đan điền. Hai cách này đều được vì chúng ta chỉ dùng tinh thần và hơi 
thở để dẫn dắt năng lượng. Qua phép thở này toàn thân sẽ ấm nóng và năng lượng sẽ 
lan tỏa đều trong toàn thân.
                   Bước 7: Kết nối năng lượng (Kết nối càn khôn)
Thở ra ta cảm nhận năng lượng cơ thể qua da lan tỏa khắp pháp giới. Và khi hít vào ta 
cảm nhận năng lượng từ pháp giới qua da xâm nhập toàn thân. Đây là phép thở qua da 
hay còn gọi là phép thở Tịnh tức – phép thở thanh nhẹ nhất. Qua phép thở này thì toàn bộ 
cơ thể cùng thở, toàn bộ lục phủ ngũ tạng cùng thở, toàn bộ mọi tế bào cùng thở và 
84.000 lỗ chân long cùng thở. Toàn bộ năng lượng cở thể đã hòa hợp tuyệt đối với năng 
lượng của vũ trụ.
Qua phép thở này mọi trọc khí trong người sẽ ra ngoài và tiếp nhận năng lượng mới của vũ 
trụ. Cơ thể sẽ khỏe hơn, sinh lực sẽ dồi dào hơn, trí tuệ sáng suất hơn, tâm sẽ thanh tịnh 
hơn.
Đây là 1 trong 3 phép thở cao nhất trong Thánh tức (Tịnh tức). Tức là hơi thở Dũng tuyền,
 hơi thở Đan điền và hơi thở qua da.
Phần 3: Thu công
Tất cả mọi pháp khí công, dù động, dù tĩnh đều phải Thu công.
                                                Bước 1:
Tâm an trú tại Đan điền để theo dõi hơi thở, để hơi thở tự lắng (dùng hữu thức để kiểm soát 
vô thức). Khi hơi thở êm dịu và thanh nhẹ thì tâm sẽ an lắng, thân sẽ thư giãn tự nhiên. Vì hơi
 thở là cầu nối giữa Tâm và Thân nên khi có hơi thở tốt thì Thân Tâm sẽ an lắng, mọi bí kết sẽ 
bị pháp vỡ, sự cân bằng sinh học được lập lại. Vì sự thanh tịnh là định lực của vũ trụ, sẽ đưa 
chúng ta về với trật tự thể của vũ trụ, trở về với sự hòa hợp tuyết đối. Khi đó con người sẽ hòa 
hợp với Đại tự nhiên, mà Tự nhiên vận hành với quy luật của vũ trụ, đó là Đạo.
                                                Bước 2:
Sau khi an trụ khí tại Đan điền, chúng ta dùng ý để vận hành khí trong Đan điền xoay tròn theo 
 chiều kim đồng hồ 36 vòng để quy nguyên tam bảo.
Phần 4: Xả pháp
Cùng giống như xả thiền
-                                              Bước 1:
Hướng tâm ra ngoài
-                                              Bước 2:
Nháy mắt động thần
-                                              Bước 3:
 Rung động toàn thân
                                              Bước 4:
Khởi động lại và xoa bóp các khớp từ trên xuống dưới.
Chú ý:
-          Khi luyện tập công pháp này thì tâm phải an lắng
-          Khi tâm trạng bất an thì không nên vận hành tiên thiên
-          Cột sống phải luôn luôn thẳng, thân mềm
-          Từ pháp chính, lưỡi đặt nhẹ lên chân hàm trên để kết nối chu thiên
-          Không được giật hậu môn, khí âm sẽ xông lên não, sẽ dần hư não
-          Nên tập những lúc yên tĩnh để dễ định tâm
-          Người già, người yếu, người bệnh càng phải năng tập
-          Mọi lúc, mọi nơi đều có thể tập luyện được.

Bài đọc thêm
(Chép từ http://tintuccaonien.com)                                                                                            

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH