BÀI VIẾT HAY 86
HY SINH, ÁI CHA! CÔNG BẰNG, ÚI GIÀ!
---------------------------------------
(ĐCsưu tầm trên NET)
Phó giám đốc sở Tư pháp Thừa Thiên-Huế Hồ Viết Tư
(ĐC chép từ http://motthegioi.vn )
---------------------------------------
(ĐCsưu tầm trên NET)
ĐỪNG ĐỂ NGƯỜI DÂN "LIỀU MẠNG"!
Khoai@
Đọc bài "Chừ tui liều mạng luôn"
trên Lao Động Online thấy cay cay nơi sống mũi. Cuộc sống vốn dĩ không
công bằng và ngay cả cái quyền được bảo vệ quyền lợi chính đáng của với
tư cách là một công dân cũng không thoát. Cụm từ "liều mạng" mà ông Phó Giám đốc Sở Tư pháp Thừa Thiên - Huế sử dụng cho thấy ông quyết tâm hành động, cho dù biết mình khó thắng.
Câu
chuyện Phó Giám đốc Sở Tư pháp Thừa Thiên - Huế nhất quyết không chịu
dời nhà, bàn giao mặt bằng làm đường đang là tâm điểm của dư luận. Được
biết đó là căn nhà duy nhất còn lại không chịu di dời.
Ông chủ nhà huỵch toẹt: "Chừ
có cách chức anh thì chả có vấn đề gì cả. Nhưng mất của anh 200 triệu
đồng thì cuộc đời làm phó giám đốc của anh có bòn được hai chục triệu
đâu!". Thế và, với 6 lá đơn kiện không được giải quyết, ông tuyên bố "chừ tôi liều mạng luôn"!
Mới nghe có vẻ trái khoáy, nhưng ông ta nói đúng.
Nhiều người nhầm lẫn rằng, ông chủ nhà đó là Phó Giám đốc sở Tư pháp nên không được "chống đối". "Chống đối" là sai, là ngồi xổm trên pháp luật. Đó là lối tư duy thủ cựu và chúng ta không nên quan niệm đó là sự "chống đối", hãy quan niệm rằng, ông ta đang thực hiện quyền công dân của mình.
Thật ra, ông Phó Giám đốc Sở đã không sai khi bảo vệ quyền lợi của mình và ở đây là quyền khiếu nại, rằng: "Trước
khi làm lãnh đạo thì tôi phải làm công dân đã, tôi khiếu nại với tư
cách công dân chứ không phải làm lãnh đạo là cúi đầu chịu thiệt, bởi
pháp luật là công bằng, ai cũng được hưởng". Lại một lần nữa ông ta đúng.
Lâu
nay chúng ta vẫn nghĩ thiện cận rằng, làm lãnh đạo làm đảng viên thì
không được kiện. Mặc dù không thể moi đâu ra cái thứ văn bản quy định
cái điều ấy, nhưng nó hầu như là giá trị mặc định mà những người làm
quan hoặc có ước vọng sải bước trên con đường chính trị không được làm.
Rõ ràng, người làm lãnh đạo, thậm chí cả đảng viên đang tự trói mình vào
thứ "luật lệ vô hình" nào đó. Và trên bình diện chung, chính tư duy này đã góp phần cản trở sự tiến bộ của xã hội.
Chính vị Phó Giám đốc Sở ấy, đã phải tự hỏi: "Làm lãnh đạo là không có quyền khiếu nại à? Tại sao là đảng viên thì phải chịu thiệt"?
Đã có ai thực sự nghĩ đến điều này?
Không biết đúng sai thế nào, nhưng những phát ngôn của ông là đúng, và sự kiện ông "liều mạng" để bảo vệ quyền lợi của mình đang phản ánh một thực trạng xã hội trì trệ.
Đã
có nhiều đảng viên, có nhiều người là lãnh đạo đang phải chịu thiệt
thòi bởi lợi ích của họ bị xâm hại mà không được kiện. Vì là đảng viên,
vì là lãnh đạo nên họ đã nhẫn nhục chịu thiệt. Ở trên cao, người ta bảo,
mình phải gương mẫu chấp hành (dù biết là sai, biết là thiệt) và đắng
lòng là chính cái sự "gương mẫu" ấy đã hủy hoại tính phản biện
ngay trong hàng ngũ lãnh đạo và ngay cả trong đảng. Điều nguy hiểm là ở
chỗ tư duy ấy được duy trì dẫn tới hệ lụy, là người lãnh đạo, hoặc là
đảng viên thấy sai mà không nói, không dám nói; thấy vô lý mà không dám
đấu tranh để tìm ra chân lý; biết không đúng vẫn cứ làm (chấp hành).
Trong trường hợp này, cả xã hội bị thiệt thòi!
Câu
chuyện của vị Phó Giám đốc sở Tư pháp Thừa thiên - Huế chưa có hồi kết,
song những gì ông hành xử với tư cách là một công dân rất đáng để chúng
ta suy ngẫm.
Hy
vọng, khi xử lý vụ việc, những người cầm cân nảy mực có cái nhìn công
tâm, thực thi phản biện một cách minh bạch, vì trên hết vị ấy là một
công dân.
Cũng nên nhớ, từ "liều mạng"
chỉ được sử dụng khi người ta thấy rằng họ sẽ phải đối mặt với những
mối nguy hiểm khi quyết định làm một việc gì đó, mà ý thức được rằng
phần lớn là họ sẽ bị thua, nhưng họ vẫn làm.
Rất không nên để người dân "liều mạng"!
(ĐC chép từ http://trelangblogspotcom.blogspot.com)
--------------------------------------------------------------------------------------
Tin "tức"
Vụ hai quan chức ở Huế nghênh ngang đùa dư luận: ‘Chừ tui liều mạng luôn’
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi trực tiếp với ông Hồ Viết Tư (Phó giám đốc sở Tư pháp) và ông Trần Phùng để làm rõ vấn đề.
Phó giám đốc sở Tư pháp Thừa Thiên-Huế Hồ Viết Tư
Phó giám đốc sở Tư pháp: "chừ tui liều mạng..."
Ông Hồ Viết Tư nói: “từ khi dự án mở
rộng đường triển khai cho đến nay, tui đã có 6 lá đơn kiến nghị và
khiếu nại lên các cấp có thẩm quyền TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế và Chủ
tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế nhưng vẫn chưa được chấp đơn giải
quyết”.
Dự án mở rộng Kiệt 211 từ đường Bùi Thị Xuân vào khu quy hoạch Bàu Vá được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế
quyết định phê duyệt vào năm 2009. Đường quy hoạch có chiều dài hơn 50m
và chiều rộng 29m; phải giải phóng mặt bằng hai bên, ảnh hưởng và di
chuyển tái định cư cho hơn 10 hộ gia đình.
Căn nhà màu hồng của ông Tư nằm án ngữ ngay giữa đường.
Ông Tư kể rằng năm 2009, gia đình ông đã
có đơn kiến nghị gửi hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư TP.Huế.
Đến lá đơn thứ 6 ký vào tháng 6.2014 gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên
- Huế để khiếu nại, gia đình ông Tư kiến nghị 3 điểm (là nguyên nhân
mà ông không phá dỡ nhà giải phóng mặt bằng) gồm: tài sản trên đất như
nhà cửa, các công trình xây dựng khác cần được áp dụng giá đền bù mới
của tỉnh để ngang bằng với các gia đình giải tỏa để khỏi thiệt thòi;
thứ hai là khi đo đạc, hội đồng đền bù GPMB đền thiếu gần 10 m2 đất
khuôn viên nên gia đình ông Tư đề nghị đền bù đủ.
Với 6 lần đơn, ông Tư cho biết sẽ chấp
nhận giải phóng mặt bằng nếu UBND TP.Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế
chấp thuận giải quyết đơn cho ông chứ chưa cần phải nhận đủ tiền đền bù
mới phá nhà.
“Tui trước là Chánh án tòa hành
chính rồi chuyển qua sở Tư pháp nên tui hiểu rõ luật. Nếu tui mà làm sai
trái tầm bậy thì anh Cao (ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa
Thiên - Huế) đã gọi lên mà cách chức rồi. Nếu không vì lá đơn kiến nghị
đầu tiên thì tui đã không theo như thế này. Chừ tui liều mạng luôn.
Nếu TP.Huế không giải quyết thì tui sẽ kiện lên tỉnh. Nếu tỉnh không
giải quyết thì tui sẽ qua thanh tra tỉnh”, ông Tư nói.
Chủ tịch UBMTTQ: đang cho đập tường để giải tỏa
Ông Trần Phùng (áo đỏ) xin nghỉ việc vào chiều 10.10 để ở nhà "động viên anh em" làm việc giải tỏa cho nhanh.
Tại hiện trường thi công phá dỡ phần nhà
nhô ra đường quy hoạch khoảng 1,5m, ông Trần Phùng (Chủ tịch Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế) cho biết: “Trước
đây, do nhà hàng xóm nằm phía ngoài Kiệt 211 rồi mới đến nhà tôi. Từ
khi nhà này phá dỡ và chuyển đi thì mới lộ ra nhà tôi. Hiện tại, tôi
đang cho phá dỡ đúng theo mốc lộ giới để sửa nhà”.
Về khoản tiền đền bù hỗ trợ giải phóng
mặt bằng, ông Phùng cho biết, cơ bản ông đã nhận được hết, còn một số
cái lặt vặt thì chờ anh em trên giải quyết thôi.
Ngôi nhà hiện tại của ông Phùng ngay mặt tiền đường Bùi Thị Xuân giao với kiệt 211.
Ông Phùng cũng cho biết: “Gia đình
tui và gia đình anh Tư di dời và giải tỏa trước nên bảng áp giá đền bù
không được cao như mức áp giá hiện tại; do đó tôi cũng đã có đề xuất lên
cấp trên, nếu được hỗ trợ thì tốt”.
Theo ông Hồ Viết Tư, dự án mở rộng đường
vào khu quy hoạch Bàu Vá do cấp tỉnh làm chủ đầu tư nhưng về đền bù
giải phóng mặt bằng lại giao UBND TP.Huế trực tiếp làm cho nên có sự
nhập nhằng giữa hai cấp. Ông này cũng cho rằng, có nhiều nội dụng mà
phía tham mưu không truyền đạt hết lên lãnh đạo tỉnh.
Không hiểu hệ thống lãnh đạo các cấp
tỉnh Thừa Thiên - Huế đang làm gì mà đến những quan đầu tỉnh cũng chống
lại việc giải phóng mặt bằng và chấp nhận khiếu kiện lâu dài?
Nhận xét
Đăng nhận xét